Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ôn tập Olympic Sử (phần văn hóa Ấn Độ và Phương Đông)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.85 KB, 5 trang )

Trình bày sự phát triển và những biểu hiện của văn hóa truyền thống Ấn Độ




Sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn :
- Đến đầu Công Nguyên , miền Bắc Ấn đã được thống nhất lại , bước vào thời kỳ Vương
triều Gúp-ta phát triển cao và thịnh đạt
- Vương triều do vua Gúp-ta sáng lập đã thống nhất cả miền Bắc và gần như toàn bộ
miền Trung Ấn , trải qua 9 đời vua (319-467) , không ngừng đưa đất nước phát triển.
- Từ thế kỷ IV – VII , trải qua các triều đại của Vương triều Gúp-ta , Hậu Gúp-ta (467-606)
và Hác-sa (606-647) , văn hóa truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển . Các
tôn giáo lớn như Phật giáo , Hin-đu giáo được truyền bá rộng rãi; đạt được những
thành tựu về kiến trúc , văn hóa , chữ viết , văn học , làm cơ sở hình thành cho nền văn
hóa truyền thống Ấn Độ (văn hóa Hin-đu) , làm cho nền văn hóa có giá trị vĩnh cửu .
Những biểu hiện cụ thể của văn hóa truyền thống Ấn :
- Về tôn giáo :
+ Ở Bắc Ấn , vào khoảng TK VI TCN , nhà hiền triết Sít-đác-ta , hiệu là Sa-ky-a Mu-ni
(Thích Ca Mâu Ni) sáng lập ra Đạo Phật , được truyền bá mạnh mẽ dưới thời A-sô-ca ,
và các triều đại khác .
+ Cùng với Phật giáo , Ấn Độ giáo cũng ra đời . Họ thờ rất nhiều thần nhưng chủ yếu là
thần Sáng tạo , thần Hủy diệt , thần Bảo hộ , thần Sấm sét , đó là những lực lượng siêu
nhiên làm con người sợ hãi.
- Kiến trúc , điêu khắc :
+ Vì lòng tôn sùng đối với Phật, người ta đã làm hàng chục ngôi chùa hang các pho
tượng Phật điêu khắc, là những công trình bằng đá rất đẹp và lớn .
+ Ấn Độ giáo có những ngôi đền bằng đá rất đồ sộ hình chóp núi , là nơi ngự trị của
thần thánh . Rất nhiều pho tượng được tạch bằng đá hoặc đúc bằng đồng để thờ với
những phong cách nghệ thuật độc đáo.
- Chữ viết :
+ Người Ấn Độ có chữ viết từ rất sớm như chữ cổ vùng sông Ấn từ 3000 năm TCN , chữ


cổ vùng sông Hằng từ 1000 năm TCN . Ban đầu là kiểu chữ Brahmi đơn sơ , sau đó
được sáng tạo thành chữ Phạn , hoàn thiện dưới thời A-sô-ca và phổ biến dưới thời
Gúp-ta trong việc viết văn bia.
- Văn học :
+ Ấn Độ có 2 bộ sử thi nổi tiếng là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na.
+ Văn học Hin-đu với các giáo lý , chính luận , luật pháp … đã ảnh hưởng sâu sắc đến
đời sống xã hội và cả trong sáng tác văn thơ
+ Các nhà văn , nhà thơ lớn của Ấn Độ đã thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao cả trong các
mối quan hệ giữa người với người , phản đối sự phân biệt đẳng cấp , chia rẽ con người

Nguyên nhân Ấn Độ được xem là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại.


-

Ấn Độ có một nền văn hóa lâu đời , phát triển cao , phong phú và toàn diện
Một số thành tựu văn hóa vẫn còn được lưu trữ và phát triển cho tới ngày nay
Văn hóa Ấn Độ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển lịch sử , văn hóa của các
nước ĐNÁ mà còn ảnh hưởng đến một nền văn minh lớn thời cổ đại là Trung Quốc.

***Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với các nước ĐNÁ
-

-

Văn hóa truyền thống Ấn Độ đã ảnh hưởng đến nhiều nước ĐNÁ thông qua việc giao
lưu buôn bán.
Chữ viết : Chữ Phạn đã được truyền bá sang Phương Đông từ đầu Công Nguyên , một
số nước sau đó đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình dựa trên chữ Phạn như : chữ
Chăm cổ (TK IV) , chữ Khơ-me cổ (đầu VII) , chữ Mi-an-ma , Lào …

Dòng văn học Hin-đu của Ấn Độ truyền sang ĐNÁ với nhiều đề tài văn học viết và văn
học truyền miệng.
Tôn giáo : nhiều tôn giáo lớn đã được truyền sang như Phật giáo , Hin-đu giáo , đạo Bàla-môn .
Kiến trúc và điêu khắc : ĐNÁ chịu ảnh hưởng kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo ,
một số công trình nổi tiếng như Tháp Chàm , VN ; Ăng-co Vát , Ăng-co Thom ,
Campuchia ; Thạt Luổng , Lào ; Chùa Vàng , Mianma …
 Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến các quốc gia ĐNÁ . Tuy
nhiên mỗi dân tộc ĐNÁ vẫn xây dựng nền văn hóa đậm bản sắc riêng.

Các giai đoạn của lịch sử Ấn Độ






Thời kỳ các quốc gia đầu tiên :
- Khoảng 1500 năm TCN, vùng đông bắc sông Hằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi , bắt
đầu hình thành một số nhà nước đầu tiên , đứng đầu là các tiểu vương , thường xuyên
phát triển kinh tế và tranh giành ảnh hưởng với nhau.
- Khoảng 500 năm TCN , nước Ma-ga-đa lớn mạnh hơn cả , trải qua hơn 10 đời vua , đến
TK III TCN , vua A-sô-ca xuất hiện , kiệt xuất và nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ
Thời kỳ vương triều Gúp-ta (IV-VII) :
- Đến đầu Công Nguyên , miền Bắc Ấn đã được thống nhất lại , bước vào thời kỳ Vương
triều Gúp-ta phát triển cao và thịnh đạt , trải qua các triều đại của Vương triều Gúp-ta ,
Hậu Gúp-ta (467-606) và Hác-sa (606-647) , văn hóa truyền thống Ấn Độ được định
hình và phát triển.
- TK VII , Ấn Độ rơi vào tình trạng bị chia rẽ , phân tán .
Ấn Độ Hồi giáo và Ấn Độ Mô-gôn :
- Người Hồi giáo gốc Trung Á xâm chiếm Ấn Độ , đóng đô ở Đê-li , gọi là Vương triều Hồi

giáo Đê-li.
- Thế kỉ XV , Vương triều Hồi giáo Đê-li suy yếu , một bộ phận người Hồi giáo dòng dõi
Mông Cổ lập ra Vương triều Mô-gôn.


Vì sao VĂN HÓA phương Tây lại phát triển rực rỡ hơn phương Đông ?
-

Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn nên tiếp thu được những tinh hoa văn hóa
phương Đông.
Biết sử dụng đồ sắt sớm nên nền kinh tế phát triển , từ đó văn hóa có điều kiện phát
triển theo.
Cuộc sống bôn ba trên biển nên có cơ hội giao lưu , tiếp xúc với nhiều nền văn hóa
khác.
Thể chế dân chủ chủ nô tạo điều kiện cho con người tự do phát huy tài năng sáng tạo
của mình.

Sơ lược các thành tựu văn hóa Phương ĐÔNG thời cổ đại
-

Lịch và thiên văn : SÁng tạo ra nông lịch : 1 năm có 365 ngày chia thành 12 tháng .
Chữ viết : ban đầu dùng chữ tượng hình , sau đó là tượng ý – là phát minh quan trọng
đầu tiên của loài người.
Toán học : người Ai Cập giỏi hình học , tính được số Pi=3,14 ; Người Lưỡng Hà giỏi số
học ; người Ấn Độ phát minh ra chữ số , đặc biệt là chữ số 0.
Văn học : chủ yếu là văn học dân gian và văn học truyền miệng.
Kiến trúc và điêu khắc :
+ Tiêu biểu có Kim tự tháp Ai Cập , vườn treo Be-bi-lon ở Lưỡng Hà …
+ Thể hiện uy quyền của chế độ chuyên chế cổ đại và sức lao động , khả năng sáng tạo
của con người.


Những thành tựu của nền văn hóa Trung Quốc
-

-

-

Tư tưởng tôn giáo :
+ Nho giáo do Khổng tử khởi xướng và được hoàn thiện bởi Mạnh Tử , Đổng Trọng Thư
, giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng và đã trở thành hệ tư tưởng chính được giai
cấp thống trị sử dụng .
+ Phật giáo ở TQ cũng rất thịnh hành , nhất là và thời Đường , các nhà sư TQ đã tìm
sang Ấn Độ để học hỏi giáo lý , kinh Phật được dịch ra chữ Hán cũng ngày càng nhiều.
Văn học :
+ Thơ Đường có số lượng lớn , phản ánh sâu sắc đời sống xã hội lúc bấy giờ và đạt đến
trình độ cao về nghệ thuật , tiêu biểu như Lỹ Bạch , Đỗ Phủ , Bạch Cư Dị.
+ Tiểu thuyết là một loại hình nghệ thuật mới , xuất hiện vào thời Minh , Thanh . Có
những tác phẩm lớn như Thủy Hử , Tam quốc diễn nghĩa , Tây du ký , Hồng lâu mộng …
Sử học : Bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập người đặt
nền móng là Tư Mã Thiên . Đến thời Đường , có cơ quân biên soạn lịch sử nhà nước là
Sử quán.


-

Toán học : đã biết đến các phương pháp tính điện tích và khối lượng khác nhau . Tổ
Xung Chi đã tìm ra số Pi với 7 chữ số lẻ
Thiên văn học : phát minh ra nông lịch , chia 1 năm thành 24 tiết , Trương Hành còn làm
được dụng cụ để đo động đất.

T dược : từ rất sớm , Trung Quốc đã có rất nhiều thầy thuốc giỏi, nổi tiếng nhất là Hoa
Đà , đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh.
Kỹ thuật : có 4 phát minh quan trọng : thuốc súng , la bàn , giấy , nghề in.
Kiến trúc : có nhiều công trình đặc sắc như Vạn lý trường thành , Lăng Li sơn , Cung A
Phòng …

Sự hình thành của các quốc gia phong kiến ĐNÁ
-

-

-

ĐNÁ tuy bị chia cắt , không có các đồng bằng , thảo nguyên rộng lớn nhưng lại có gió
mùa mang theo mưa , thích hợp cho việc trồng lúa nước và các cây lương thực, nhờ đó
kinh tế phát triển , kèm theo ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đã hình thành các quốc gia
cổ nơi đây.
Từ TK VII-X : hình thành một số quốc gia , lấy bộ tộc đông làm nòng cốt , gọi là các quốc
gia phong kiến dân tộc . Từ TK X-XVIII là thời kỳ phát triển thịnh vượng của các quốc gia
phong kiến ĐNÁ.
+ Ở In-đô-nê-xi-a , đến cuối TK XII đã được thống nhất lại dới Vương triều Mô-giô-pahít.
+ Trên bán đảo Đông Dương , các quốc gia như Đại Việt , Cham-pa , Cam-pu-chia cũng
bước và thời kỳ phát triển.
+ Giữa TK XI : quốc gia Pa-gan hùng mạnh đã thống nhất Mi-an-ma
+ TK XIII : một bộ phận người Thái di cư xuống lưu vực sông Mê Nam lập nên vương
quốc Su-khô-thay. Một bộ phận khác định cư ở trung lưu sông Mê Công , Lập nên
vương quốc Lan Xang (giữa TK XIV).
+ ĐNÁ hình thành một số vùng kinh tế quan trọng , thu hút nhiều lái buôn trên TG .
Từ nửa sau TK XVII , các quốc gia ĐNÁ bước vào giai đoạn suy yếu .


*** Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông và nhận xét




Nhà nước quân chủ đạt đỉnh cao :
- 1428 , Lê Lợi lên ngôi hoàng đế , lập ra nhà Lê , đặt lại tên nước là Đại Việt , đóng đô ở
Thăng Long.
- Xây dựng nhà nước theo mô hình mới.
1466 , Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính trên phạm vi cả nước :
- Trung ương : Vua trực tiếp quyết định mọi việc . Các chức quan như Tể tướng , Đại
hành khiển bị bãi bỏ . Chia làm 6 bộ , vua trực tiếp cai quản các bộ . Ngự sử đài có
quyền hành cao hơn trước .


-

Địa phương : Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên , mỗi đạo có 3 ti . Dưới là phủ,
huyện, châu , xã.
Quan lại được tuyển chọn qua thi cử .
Ban hành Quốc triều hình luật , bảo vệ một số quyền lợi chân chính của nhân dân ,
mang tính dân tộc sâu sắc .
Quân đội : tổ chức chặt chẽ theo chế độ ngụ binh ư nông , trang bị vũ khí đầy đủ.
Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc , quan tâm đời sống nhân dân . Chính sách
ngoại giao được củng cố, duy trì quan hệ thân thiện , êm dịu nhưng nghiêm ngặt đối
với vùng biên giới.

Nhận xét : Pháp luật nghiêm minh , quân đội vững chắc , quan hệ ngoại giao êm đẹp đã tạo điều
kiện ổn định chính trị và phát triển kinh tế.
Bộ máy nhà nước thời Trần :





Chính quyền trung ương :
- Vua đứng đầu đất nước , nắm quyền hành.
- Giúp vua có tể tướng và các quan đại thần.
- Có các cơ quan trung ương như Sảnh , Viện , Đài.
Chính quyền địa phương:
- Chia thành lộ , trấn do hoàng thân quốc thích cai quản.
- Dưới là phủ , huyện , châu , do quan lại của triều đình cai quản.
- Các chức vụ cao cấp trong triều và địa phương đều do vương hầu , quý tộc dòng họ
Trần nắm giữ
 Thể chế là quân chủ chuyên chế nhưng chưa thực sự hoan thiện và quyền lực vua
chưa tối cao.



×