PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây hành (Allium cepa var. aggregatum L.) và cây tỏi (Allium sativum L.) là
cây trồng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ
và Việt Nam. Hành tỏi tuy không phải là loại nông sản chủ yếu liên quan đến lương
thực nhưng lại có vai trò khá quan trọng trong đời sống hàng ngày và trong ngành
công nghiệp chế biến. Theo thống kê, tổn thất nông sản bảo quản trong kho do nhện
nhỏ và côn trùng gây ra lên đến 20% (Heaps, 2006 và Philips and Throne, 2010).
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới về bảo quản,
tuy nhiên các kết quả về bảo quản này mới chỉ áp dụng được ở các nước ôn đới còn
vùng nhiệt đới chưa thực sự có hiệu quả. Hành tỏi đang là cây trồng có ý nghĩa rất
lớn trong hệ thống cây trồng của nhiều địa phương. Là loại cây ngắn ngày năng suất
cao 20-25 tấn/ha (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 2000), thích hợp với nhiều
loại đất khác nhau từ vùng đồng bằng Bắc bộ đến vùng đất bạc màu ở Trung du. Vì
vậy, trong những năm gần đây diện tích trồng hai loại cây này đã tăng khá nhanh
trong phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, các loài sâu bệnh đang gây hại nguy hiểm cho hành tỏi là bệnh thối
do nấm bệnh, côn trùng và tuyến trùng nhưng các loại dịch hại này đã và đang được
người nông dân kiểm soát khá tốt. Riêng loài nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus
(NHT) là đối tượng gây hại chính nhưng ở nước ta lại chưa có nghiên cứu mang tính
hệ thống về sinh học, sinh thái học cũng như quản lý loài dịch hại này.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Mục đích của đề tài là xác định được thành phần loài nhện nhỏ hại hành tỏi,
đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài nhện hành tỏi R. echinopus là loài gây hại
chính hiện nay và khả năng quản lý chúng một cách tổng hợp.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định thành phần nhện nhỏ hại trên hành, tỏi từ đó xác định loài gây hại chính
- Xác định đặc điểm gây hại và tác hại của nhện hành tỏi R. echinopus
- Xác định đặc điểm sinh học cơ bản của loài nhện hành tỏi R. echinopus
- Xác định đặc điểm sinh thái học cơ bản của loài nhện hành tỏi R. echinopus
- Nghiên cứu một số biện pháp phòng chống nhện hành tỏi hiệu quả
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Những nghiên cứu của đề tài là về thành phần nhện nhỏ hại hành tỏi đặc điểm
sinh vật học, sinh thái học của loài nhện hành tỏi, đồng thời nghiên cứu áp dụng một
số biện pháp canh tác, sinh học và hóa học để phòng chống nhện hành tỏi R.
echinopus có thể áp dụng tại tại vùng đồng bằng sông Hồng.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đã xác định đầy đủ thành phần nhện nhỏ trên hành tỏi vùng đồng bắng sông
Hồng. Lần đầu tiên ghi nhận 3 loài nhện nhỏ xuât hiện mới ở Việt Nam gồm: loài R.
echinopus, loài R. robini và loài NNBM Hypoaspis sp.
1
- Lần đầu tiên ở Việt Nam loài NHT R. echinopus được nghiên cứu một cách
cơ bản và hệ thống về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh vật học và sinh thái học đặt
cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp phòng chống loài dịch hại này.
- Cung cấp dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học tỷ lệ gia tăng tự
nhiên (r), hệ số nhân một thế hệ (Ro) và thời gian tăng đôi quần thể (DT) của loài
nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp. một loài thiên địch quan trọng của nhện hành tỏi.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về sinh học, sinh thái học và
biện pháp phòng trừ nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus (NHT). Các kết quả nghiên
cứu về loài NHT và biện pháp phòng trừ của đề tài là những đóng góp mới làm cơ sở
cho công tác dự tính, dự báo NHT và là tư liệu để huấn luyện cho sinh viên chuyên
ngành và cho cán bộ trong ngành Bảo vệ thực vật để quản lý NHT một cách hiệu quả và
bền vững.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Các kết quả của đề tài cùng cơ sở dữ liệu về thành phần loài, biện pháp phòng
trừ NHT, phục vụ cho việc quản lý NHT và công tác chỉ đạo trong lĩnh vực bảo vệ và
kiểm dịch thực vật loài NHT trong kho và ngoài đồng có hiệu quả.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam cũng đang dần từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong một thập kỷ
qua. Hành tỏi là loại cây gia vị có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp.
Là một trong 3 mặt hàng rau gia vị xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, tình hình gây hại của NHT ngày một gia tăng thiệt
hại do NHT gây ra trên hành tỏi củ ở giai đoạn bảo quản đối với bà con đều chưa rõ
nguyên nhân, không lý giải được các hiện tượng “bốc bay” hành tỏi trong thời gian
sau 3 – 4 tháng bảo quản. Đối với người trồng hành tỏi hiện nay có hai vấn đề lớn cần
giải quyết đó là sâu bệnh và nhện hại trong bảo quản củ sau thu hoạch đặc biệt là đối
với củ để làm giống. Khâu bảo quản củ giống gặp nhiều khó khăn, thời gian bảo quản
dài (4 - 6 tháng) vì vậy lượng củ giống hao hụt rất lớn, có những nơi mất tới 70 - 80%
(Sở Nông nghiệp tỉnh Hải Dương, 2013). Chính điều này đã đẩy giá hành tỏi củ bảo
quản sử dụng làm giống ở nhiều địa phương trồng hành nên rất cao (70 – 80.000
đồng/kg). Trái lại, nhiều vùng còn trồng hành mang tính độc canh, liên tiếp nhiều vụ
không luân canh nên nguồn dịch hại có điều kiện tích lũy nhiều trong đất, trên những
ruộng hành không được vệ sinh đồng ruộng ngay sau thu hoạch nên dịch hại đặc biệt
là nhóm nhện hại củ nằm trong đất dễ có nguy cơ bùng phát thành dịch khi gặp điều
kiện thuận lợi
Đối với người trồng hành tỏi hiện nay có hai vấn đề lớn cần giải quyết đó là sâu
bệnh và nhện hại trong bảo quản củ sau thu hoạch đặc biệt là đối với củ để làm giống.
Khâu bảo quản củ giống gặp nhiều khó khăn, thời gian bảo quản dài (4 - 6 tháng) vì
vậy lượng củ giống hao hụt rất lớn, có những nơi mất tới 70 - 80% (Sở Nông nghiệp
2
tỉnh Hải Dương, 2013). Chính điều này đã đẩy giá hành củ giống lên rất cao (70 –
80.000 đồng/kg). Trái lại, nhiều vùng còn trồng hành mang tính độc canh, liên tiếp
nhiều vụ không luân canh nên nguồn dịch hại có điều kiện tích lũy nhiều trong đất,
trên những ruộng hành không được vệ sinh đồng ruộng ngay sau thu hoạch nên dịch
hại đặc biệt là nhóm nhện hại củ nằm trong đất dễ có nguy cơ bùng phát thành dịch
khi gặp điều kiện thuận lợi Do đó, nghiên cứu để phòng trừ nhện hành tỏi theo hướng
tổng hợp bền vững cần phải có những nghiên cứu cơ bản về đặc điểm sinh học, quy luật
phát sinh gây hại, mức độ gây hại, ký chủ cũng như ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng,
giống, thiên địch đến biến động số lượng NHT để có biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả
theo hướng thân thiện với môi trường tại vùng trồng hành trọng điểm.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC
Trên thế giới, đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm đến nhóm nhện nhỏ, đầu
tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của Koch (1842), Canestrini and Fanzago
(1876) và Berlese (1881) (dẫn theo Prasad, 2012). Meyer and Smith (1981) cho thấy
trong số nhện nhỏ xuất hiện trên cây trồng có cả nhện hại và nhện bắt mồi. Theo thống
kê của Zhang (2003), tính đến năm 1978 trên thế giới đã có 30.000 loài được mô tả và
cho đến năm 1999 đã có 45. 231 – 48.200 loài được mô tả trong tổng số khoảng hơn 1
triệu loài phát hiện. Chỉ tính riêng các loài nhện nhỏ thuộc giống Rhizoglyphus đến
năm 2000 theo kết quả tổng hợp của Diaz et al. đã ghi nhận được 71 loài.
Theo tổng hợp của Diaz et al. (2000) đã cho thấy có 71 loài nhện nhỏ thuộc
giống Rhizoglyphus thuộc họ Acaridae đã được định danh. Đến nay trên thế giới cũng
có rất ít công trình nghiên cứu về thành phần loài nhện nhỏ hại hành tỏi. Theo thống
kê, tại Trung Quốc đã ghi nhận được 10 loài nhện nhỏ gây hại trên hành và tỏi thuộc 4
họ, trong đó họ Acaridae có 5 loài (Rhizoglyphus echinopus, R. robini, R. sentosus,
Tyrophagus longior và T. putrescentia), họ Eriophyidae có 01 loài (Aceria tulipae), họ
Tasonemidae có 01 loài (Stenotarsonemus furcatus) và họ Tetranychidae có 03 loài
(Petrobia latens, Tetranychus cinabarius và T. urticae) (MAF, 2009; CABI, 2007;
CABI, 2014). Trong đó loài nhện hành tỏi là gây hại khá phổ biến đối với cây trồng
trong nhà kính và trên các sản phẩm bảo quản trong kho. Nhện hành tỏi là loài gây hại
đa thực, theo thống kê của Diaz et al. (2000) Fan and Zhang (2003) đã ghi nhận 17
loại cây trồng và sản phẩm bảo quản là ký chủ của loài dịch hại này. NHT là vec tơ
truyền tuyến trùng Tylenchus dipsaci Kuhn, nấm Sclerotinia narcissicola gây hại trên củ
hoa thủy tiên (Welsford, 1947; Gray et al., 1975), ngoài ra là môi giới truyền bệnh Tulip
virus X (TVX) trên củ hoa tulip bảo quản trong kho (Aratchige et al., 2004; Lommen et al.,
2012. Các nghiên cứu về hình thái, đặc điểm sinh học, mức độ gây hại và ký chủ đã được
một số tác giả nghiên cứu như Sakurai et al. (1992), Diaz et al.(2000), Capineta (2001),
Chmielewski (2001), Kolodziejczyk and Radwan (2003) và Fan and Zhang (2003)... Nhiệt
độ và thức ăn có ảnh hưởng lớn tới thời gian phát dục, thời gian đẻ trứng và số lượng
trứng đẻ của NHT.
Phòng trừ NHT bằng các biện pháp luân canh cây tròng, sử dụng thiên địch và một
số loại thuốc trừ sâu gốc Cacbamat và Organophosphates, Pyrethroids, Organochlorines để
3
phòng trừ (Gurr et al., 2004; Collins, 2006; Phillips and Throne, 2010; Hoy, 2011).
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC
Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về nhóm nhện nhỏ hại cây
trồng như lúa, ngô, bông,.. của Ngô Đình Hòa (1992), Nguyễn Văn Đĩnh (1994), Nguyễn
Văn Đĩnh và Trần Thị Thu Phương (2006), Mai Văn Hào (2010), Dương Tiến Viện (2012),..
Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu công bố về thành phần loài nhện nhỏ gây
hại trên hành tỏi, đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp quản lý loài nhện
hành tỏi R. echinopus.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VÙNG TRỒNG HÀNH TỎI VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG
Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng lớn nằm
quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam do phù sa sông Hồng và
sông Thái Bình bồi đắp. Vùng đồng băng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh và thành phố như:
Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình,
Nam Định và Ninh Bình lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt
(xuân - hạ - thu - đông). Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ
trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa. Diện tích đất
sử dụng trong nông nghiệp là trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên.
Đồng bằng sông Hồng là vùng có trình độ thâm canh cao. Hiện nay, cây vụ đông
đang trở thành vụ chính của một số địa phương trong vùng. Hải Dương có diện tích
trồng hành, tỏi lớn nhất vùng đồng bằng sông Hồng với diện tích hơn 5100 ha, tổng
sản lượng hơn 51 nghìn tấn trong đó diện tích trồng tỏi chiếm khoảng 1/3.
Trên vụ thu đông hành tỏi được trồng trên hai trà đó là trà hành sớm thời điểm bắt
đầu trồng từ 20/8 đến 5/9 và hành trồng trà chính vụ thời gian gieo trồng từ ngày 1 –
20/10 dương lịch. Hành tỏi được trồng trên nhiều loại đất nhưng phải đảm bảo độ tơi
xốp và cao ráo tránh ngập úng, đất được cày bừa kỹ lên luống cao từ 25 – 30cm, rộng
từ 1 - 1,2m. Phân bón lót cho cây hành được người dân sử dụng là loại phân chuồng
hoai mục củ cùng NPK theo tỷ lệ từ 4 – 5 tạ phân chuồng trộn đều với 25 – 30kg NPK.
Trên hành tỏi thường xuất hiện những sâu bệnh chủ yếu như sâu khoang, sâu
xanh da láng, ruồi đục thân (giòi đục thân), tuyến trùng rễ, bệnh thối củ, đốm lá (đém
cổ lá), thán thư, đốm vòng, bọ trĩ, nhện trắng. Ở giai đoạn thu hoạch và trong thời
gian bảo quản sâu bệnh hại chủ yếu trên hành tỏi là sâu đục củ hành, bệnh thán thư,
bệnh mốc đen, bệnh thối ướt vi khuẩn và nhóm nhện nhỏ hại củ. Để phòng trừ sâu
bệnh hại ở giai đoạn cây con trước khi đem trồng hiện nay đã sử dụng một số loại
thuốc bảo vệ thực vật như Rovral 50 WP, Confidor 700 WG. Phòng trừ bọ trĩ và nhện
ở giai đoạn cây trong thời kỳ sinh trưởng bằng thuốc Confidor 100 SL (0,5l/ha),
Confidor 700 WG (0,04kg/ha).
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ 2012 đến năm 2015
4
3.2.2. Địa điểm
Những thí nghiệm nuôi sinh học, nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh
vật học của nhện hành tỏi và nhện nhỏ bắt mồi, các thí nghiệm thử thuốc trong phòng
được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật,
Cục Bảo vệ thực vật.
-Những thí nghiệm nghiên cứu triệu chứng gây hại của nhện hành tỏi và đánh
giá hiệu lực của thuốc hóa học được thực hiện tại Khu nhà lưới Kiểm dịch thực vật –
Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I.
-Các nghiên cứu về mức độ phổ biến, diễn biến mật độ phát sinh gây hại, ảnh
hưởng của các yếu tố sinh thái tới mật độ nhện hành tỏi trên đồng ruộng và trong kho
bảo quản được thực hiện ở hai huyện Nam Sách và huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương.
-Các nghiên cứu về thành phần nhện nhỏ ngoài đồng và trong kho được thực
hiện tại các tỉnh trồng hành trọng điểm là Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình
và Hà Nội.
3.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus Fumouze and Robin và thiên địch của
nhện hành tỏi.
- Một số giống hành tỏi: Hành củ đỏ, hành củ tía, hành củ trắng, tỏi củ tía và
tỏi củ trắng.
- Một số loại thuốc trừ nhện: Confidor 100SL (Imidacloprid), Super bomb 200
EC (Hexythiazox và Pyridaben) và Tamentin annong 3.6 EC (Abamectin)
- Thức ăn nhân nuôi nhện hành tỏi: Nguồn thức ăn để tiến hành nhân nuôi nhện
hành tỏi là củ hành tây (Allium cepa) được khử trùng theo QCVN 01–19
(BNN&PTNT, 2010) bằng thuốc Methyl bromide (100% CH3Br).
- Các dụng cụ thu bắt nhân nuôi và thử nghiệm thuốc
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra thành phần loài, đặc điểm gây hại và tác hại của nhện hành tỏi R.
echinopus
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của nhện hành tỏi R. echinopus
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài nhện hành tỏi R. echinopus
- Nghiên cứu biện pháp phòng chống loài nhện hành tỏi R. echinopus
3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phƣơng pháp xác định thành phần nhện nhỏ hại hành tỏi, đặc điểm gây hại
và tác hại của chúng trên hành tỏi
+ Trong kho bảo quản: Điều tra thành phần nhện nhỏ gây hại trên hành tỏi bảo
quản tại các kho chứa trong hộ nông dân theo phương pháp của Bùi Công Hiển
(1995) và QCVN 01-141 (BNN&PTNT, 2013).
+ Ngoài đồng ruộng: Tiến hành điều tra thành phần nhện nhỏ gây hại và thiên
địch của chúng theo phương pháp thường quy của Viện Bảo vệ thực vật (1997) và
Nguyễn Văn Đĩnh (2004).
5
+ Xác định mức định phổ biến của nhện nhỏ dựa vào độ thường gặp (%) của
loài theo thời gian sinh trưởng của cây hành tỏi
+ Xác định đặc điểm gây hại: Thu các dảnh hành và củ tỏi bị hại ở ngoài đồng và
cả củ hành tỏi trong kho bảo quản có triệu chứng gây hại của nhện đưa vào túi ni lon
mang về phòng thí nghiệm, quan sát dưới kính lúp đồng thời, kết hợp với thí nghiệm lây
thả nhện hành tỏi trong điều kiện nhà lưới và trong kho bảo quản trong điều kiện phòng
thí nghiệm để theo dõi và mô tả đặc điểm gây hại đặc trưng của nhện hành tỏi.
3.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học và sinh
thái học
+ Các mẫu nhện nhỏ thu được mang về phòng thí nghiệm tiến hành làm mẫu
tiêu bản dưới kính lúp soi nổi và giám định theo phương pháp của Henderson (2001),
Fan and Zhang (2003), Zhang (2003), Fan and Zhang (2004), Kasuga et al. (2006),
Prasad (2012) và Amin et al. (2014). Lập bảng sống, tính các chỉ số sinh học cơ bản
theo Birch (1948) và Nguyễn Văn Đĩnh (1992b).
+ Nuôi sinh học nhện nhỏ bắt mồi: NNBM được tiến hành nuôi trong lồng nuôi
Munger (Munger, 1942); Nguyễn Văn Đĩnh và Nguyễn Thị Kim Oanh (2005). Lồng
nuôi được cấu tạo bởi 4 lớp. Tiến hành thả một NNBM vào bên trong mỗi lồng nuôi
có sẵn vật mồi nhện hành tỏi ở mức dư thừa, sau 8 giờ quan sát và chuyển từng trứng
NNBM sang hộp lồng nuôi mới (1trứng/lồng) tiếp tục quan sát và theo dõi các pha
phát dục của chúng. Ngay sau khi nhện lột xác sang trưởng thành, tiến hành ghép đôi
theo dõi các chỉ tiêu sinh học của NNBM.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến khả năng đẻ trứng và tỷ lệ Hypopus
được tiến hành trên hai nguồn thức ăn là hành tây và tỏi củ cắt lắt ở các mức mật độ
1, 5, 10 và 15 con trên một đĩa petri.
+ Các thí nghiệm nhân nuôi sinh học được thực hiện trong tủ sinh thái DK –
PGC 010 ở nhiệt độ 20oC, 25oC, 30oC, 35oC, ẩm độ 80% và 95% trên thức ăn là củ
hành tây cắt lát (2m2). Nhiệt độ và ẩm độ được cài đặt bằng phần mềm điều khiển của
tủ. Ẩm độ trong tủ được duy trì ở mức 80%, 95% nhờ hệ thống cung cấp nước và
bảng điều khiển ẩm độ, khi ẩm độ xuống thấp dưới mức thí nghiệm nguồn nước được
cung cấp tự động trong máy để độ ẩm nhân nuôi luôn đạt ở mức thí nghiệm.
+ Nghiên cứu diễn biến mật độ của loài nhện hành tỏi R.echinopus ở ngoài đồng
ruộng theo quy chuẩn QCVN 01 - 38 (BNN&PTNT, 2010) điều tra sau trồng 7 ngày
cho đến khi thu hoạch. Điều tra định kỳ 7 ngày/lần tịnh tiến không lặp lại theo 10
điểm zích zắc. Trong kho bảo quản điều tra theo QCVN 01 – 141 (BNN&PTNT,
2013) và định kỳ điều tra 7 ngày/ lần.
3.5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu biện pháp phòng chống
3.5.3.1. Biện pháp canh tác kỹ thuật
* Ngoài đồng ruộng thí nghiệm được thực hiện trên 3 công thức luân canh: Công
thức 1: Lúa – dưa chuột – hành, Công thức 2: Lúa – lúa – hành, Công thức 3: Hành được
trồng quanh năm. Điều tra diễn biến mật độ nhện hành tỏi R.echinopus trên 3 công thức,
6
định kỳ 7 ngày/ 1 lần, ghi chép số lượng nhện hành tỏi xuất hiện trên mỗi mẫu.
* Trong kho bảo quản: Thí nghiệm thực hiện trên ba công thức: Công thức 1:
Bảo quản theo hình thức treo túm, Công thức 2: Bảo quản theo hình thức đóng bao,
Công thức 3: Bảo quản theo hình thức đổ đống. Thí nghiệm được tiến hành theo dõi
ngay sau khi tiến hành các hình thức bảo quản (tháng 4) cho đến khi kết thúc giai
đoạn bảo quản (tháng 7).
Thí nghiệm này được bố trí tại Huyện Nam sách và huyện Thanh Hà, tỉnh
Hải Dương.
3.5.3.2. Biện pháp sinh học
* Thành phần thiên địch của nhện hại hành tỏi được tiến hành điều tra theo
phương pháp nghiên cứu của Viện bảo vệ thực vật (1997). Đối với hành tỏi bảo quản
trong kho điều tra thiên địch theo Bùi Công Hiển (1995).
* Đánh giá sự lựa chọn thức ăn và khả năng tiêu thụ pha vật mồi ưa thích và
khả năng nhịn đói của nhện cái ở nhiệt độ 30oC, ẩm độ 80%. Thí nghiệm này được
thực hiện trong lồng nuôi Munger.
3.5.3.3. Biện pháp hóa học
- Xử lý củ giống trước khi gieo trồng: Đánh giá hiệu lực của thuốc hóa học
trong phòng thí nghiệm dựa theo phương pháp của Wang (1983). Sử dụng phương
pháp nhúng củ hành giống có nhện hành tỏi trong dung dịch thuốc 30 phút và phương
pháp phun ướt củ (theo cách nông dân đang sử dụng) đối với 3 loại thuốc hóa học
Confidor 100 SL (Imidacloprid), Tametin annong 3.6 EC (Abamectin) và Super bomb
200 EC (Hexythiazox, Pyridaben) tính hiệu lực của thuốc theo công thức Abbott.
3.6. PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN XỬ LÝ SỐ LIỆU
1) Các thí nghiệm một nhân tố bố trí theo kiểu CRD (khối hoàn toàn ngẫu nhiên)
và kiểu RCBD (khối ngẫu nhiên đầy đủ) được xử lý thông qua phần mềm IRRISTAT
5.0 và so sánh ANOVA.
2) Các thí nghiệm hai nhân tố bố trí theo kiểu CRD được xử lý thông qua phần
mềm IRRISTAT 5.0 và so sánh ANOVA.
3) Các chỉ tiêu sinh học của nhện hành tỏi và nhện nhỏ bắt mồi được chạy bằng
Excel 2010 theo phương pháp thống kê mô tả.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1.Thành phần nhện nhỏ hại trên hành tỏi vùng đồng bằng sông Hồng và tác
hại của nhện hành tỏi
4.1.1.1. Thành phần nhện nhỏ hại trên hành tỏi tại vùng đồng bằng sông Hồng
Đã xác định được 7 loài nhện nhỏ thuộc 4 họ Acaridae, Eriophyidae,
Tarsonemidae và Tetranychidae trong bộ Ve bét (Acarina) tại một số tỉnh trồng hành
tỏi trọng điểm tại vùng đồng bằng sông Hồng năm 2012 -2014 (bảng 4.1).
7
Bảng 4.1. Thành phần loài nhện nhỏ hại hành tỏi tại vùng đồng bằng sông Hồng
năm 2012 - 2014
T
T
1
2
3
4
5
6
7
Tên loài nhện nhỏ
Mức độ bắt gặp ở các tỉnh điều tra
Họ
Tên Việt
Thái
Hải
Hƣng
Hà Hà
Tên khoa học
Nam
Bình Dƣơng
Yên
Nam Nội
Mạt bột
Acarus siro L.
Acaridae
++
+
+
+
+
Tyrophagus
Nhện cám
Acaridae
+
++
++
++
+
putrescentiae (Shrank)
Rhizoglyphus echinopus
Nhện hành tỏi
Acaridae
+++
+++
+++
++
++
(Fumouze and Robin)
Rhizoglyphus robini
Nhện robini
Acaridae
+
+
++
+
+
(Claparede)
Nhện Tuy lip
Aceria tulipae Keifer
Eriophydae
++
+
++
++
Polyphagotarsonemus
Nhện trắng
Tarsonemidae
+
+
+
+
++
latus Bank
Nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae Koch Tetranychidae
+
++
++
+
+
Ghi chú :
(-)
:
Không bắt gặp
(+) :
Ít phổ biến
(mức độ bắt gặp OD < 25%)
(++) :
Phổ biến
(mức độ bắt gặp OD 25 – 50%)
(+++) :
Rất phổ biến
(mức độ bắt gặp OD > 51%)
Loài NHT R. echinopus có mức độ xuất hiện rất phổ biến (+++) ở các tỉnh Thái
Bình, Hải Dương và Hưng Yên. Đồng thời chúng có mặt ở hầu hết ở các tỉnh trong vùng
điều tra. Như vậy thành phần loài nhện nhỏ gây hại trên hành tỏi tại vùng đồng bằng
sông Hồng thu được phong phú hơn với so với danh sách kết quả đã công bố trước đây
của Viện bảo vệ thực vật năm (1976) và năm (1999). Kết quả điều tra của chúng tôi ghi
nhận được nhiều hơn 06 loài. Trong đó có 2 loài nhện nhỏ gây hại mới ghi nhận ở Việt
Nam (Rhizoglyphus echinopus và R. robini) thuộc giống Rhizoglyphus trong họ Acaridae
và đặc biệt là loài nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus.
4.1.1.2. Đặc điểm gây hại và tác hại của nhện hành tỏi
Hành tỏi ngoài đồng ruộng khi bị nhện gây hại thường có triệu chứng xoăn lá,
lùn cây, khi bị gây hại nặng cây hành tỏi bị thối hỏng mất toàn bộ rễ, cây không còn
cả khả năng sinh trưởng và phát triển. Nhện hành tỏi R.echinopus là loài gây hại
chính trên hành tỏi vùng tại đồng bằng sông Hồng trong năm 2012 đến 2014. Sự gây
hại của chúng có ảnh hưởng lớn tới năng suất và chất lượng củ. Sự gây hại của loài
nhện này đối với hành tỏi củ bảo quản trong kho cao hơn nhiều so với những thiệt hại
mà chúng gây ra ở giai đoạn ở ngoài đồng. Kết quả đánh giá mức độ gây hại được
tiến hành điều tra trên 3 hình thức bảo quản đó là treo túm, đổ đống và đóng bao
được ghi nhận ở hình 4.1.
Đối với hành tỏi củ bảo quản thường có hiện tượng thối củ, đôi khi chỉ còn lớp
vỏ bao bên ngoài. Kết quả đánh giá mức độ gây hại được tiến hành điều tra trên 3
hình thức bảo quản đó là treo túm, đổ đống và đóng bao được ghi nhận ở hình 4.1.
Ở ngày 13/6 (tức là sau bảo quản 60 ngày) tỷ lệ hại do nhện hành tỏi gây ra rất
cao đạt đỉnh vào ngày 23/5 trên cả 3 hình thức bảo quản. Tỷ lệ hại cao nhất lần lượt là
71,33%; 70,11% và 42,67%. Tuy nhiên, tỷ lệ hại do nhện gây ra lại giảm dần về cuối.
8
Hình 4.1. Mật độ của nhện hành tỏi trên các hình thức bảo quản khác nhau
Lây nhiễm nhện hành tỏi trên 3 công thức thí nghiệm với các mật độ 100 cá thể
nhện, 200 cá thể và 300 cá thể nhện hành tỏi trên tỏi củ và hành củ. Kết quả thí
nghiệm đánh giá sự hao hụt về khối lượng do nhện hành tỏi R. echinopus gây hại
được trình bày ở bảng 4.2 và 4.3.
Bảng 4.2. Khối lƣợng tỏi bị hao hụt do nhện hành tỏi R. echinopus
gây ra trên tỏi củ bảo quản, năm 2014
Khối lƣợng
Khối lƣợng
(%) hao hụt (%) hao hụt
ban đầu
TB sau thí
so với ban
so với đối
(kg)
nghiệm (kg)
đầu
chứng
b
100
3
2,77
7,56
2,22a
200
3
2,71
9,67c
4,67b
30 ngày
d
300
3
2,57
14,33
9,39c
Đối chứng
3
2,84
5,44a
100
3
2,57
14,22b
4,92a
200
3
2,37
20,84c
12,31b
60 ngày
d
300
3
2,25
24,89
16,74c
Đối chứng
3
2,71
9,78a
100
3
2,36
21,44b
6,48a
c
200
3
2,16
28,00
14,28b
90 ngày
300
3
1,90
36,67d
24,60c
a
Đối chứng
3
2,52
16,00
o
Ghi chú: Nhiệt độ trung bình 26,15 C, RH = 75%; Các chữ cái giống nhau trong phạm vi cột không
có sự sai khác ở độ tin cậy P < 0,05.
30 ngày (hao hụt so với ban đầu CV% = 4,8; LSD = 0,89; hao hụt so với đối chứng CV% = 4,9;
LSD = 0,6); 60 ngày (hao hụt so với ban đầu CV% = 3,9; LSD = 1,35; hao hụt so với đối chứng
CV% = 6,1; LSD = 1,82); 90 ngày (hao hụt so với ban đầu CV% = 2,0; LSD = 1,03; hao hụt so với
đối chứng CV% = 3,2; LSD =1,09).
Ngày bảo
quản
Mật độ
(con/củ)
9
Bảng 4.3. Khối lƣợng hành bị hao hụt do nhện hành tỏi R. echinopus
gây ra trên hành củ bảo quản, năm 2013
Khối lƣợng Khối lƣợng TB (%) hao hụt (%) hao hụt
ban đầu
sau thí nghiệm
so với ban
so với đối
(kg)
(kg)
đầu
chứng
b
100
3
2,70
9,89
2,75a
200
3
2,55
14,89c
8,14b
30 ngày
d
300
3
2,45
18,33
11,86c
Đối chứng
3
2,78
7,33a
100
3
2,45
18,22b
3,91a
200
3
2,26
24,56c
11,36b
60 ngày
d
300
3
2,14
28,56
16,6c
Đối chứng
3
2,55
14,89a
100
3
2,25
24,89b
6,26a
c
200
3
1,87
37,67
22,19b
90 ngày
d
300
3
1,58
47,44
34,40c
Đối chứng
3
2,40
19,89a
Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi cột không có sự sai khác ở độ tin cậy P < 0,05;
Nhiệt độ trung bình 26,15oC; RH = 75%.
30 ngày (hao hụt so với ban đầu CV % = 6,0; LSD = 2,28; hao hụt so với đối chứng CV % = 6,4;
LSD = 1,78); 60 ngày (hao hụt so với ban đầu CV% = 3,8; LSD = 1,64; hao hụt so với đối chứng
CV % = 5,6; LSD = 2,5); 90 ngày (hao hụt so với ban đầu CV % = 5,0; LSD = 3,25; hao hụt so với
đối chứng CV% = 5,0; LSD = 5,2).
Ngày bảo
quản
Mật độ
(con)
Kết quả phân tích cho thấy ở các mật độ 100 và 200 cá thể nhện sau 30 ngày sau khi
thả nhện sự gây hại của chúng đã có sự sai khác so với đối chứng. Mức độ hại do nhện
gây ra so với ban đầu lần lượt là 7,56 và 9,67% so với đối chứng cũng tương ứng là 2,22
và 4,67%. Tuy nhiên, ở mật độ 300 cá thể nhện tỷ lệ hại sau 30 ngày so với đối chứng là
tương đối lớn, tỷ lệ hao hụt so với ban đầu là 14,33% và so với đối chứng là 9,39%.
Theo dõi ở thời gian sau 90 ngày bảo quản cho thấy tỷ lệ hao hụt so với ban đầu
ở mật độ100 cá thể nhện là 21,44%; ở mật độ 200 cá thể nhện tỷ lệ hao hụt là 28,00%
và ở mật độ 300 cá thể nhện tỷ lệ hao hụt là 36,67%.
Trên hành củ bảo quản ở 30 ngày sau bảo quản tỷ lệ hao hụt khối lượng so với
đối chứng lần lượt là 8,89 %; 14,89% và 18,33% tương ứng với các mật độ 100, 200
và 300 cá thể nhện. Ở thời điểm sau bảo quản 60 ngày tỷ lệ hao hụt so với ban đầu
tương ứng là 18,22%; 24,56% và 28,67%. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở mật độ 300
nhện sau 90 ngày bảo quản tỷ lệ hao hụt so với đối chứng là cao nhất.
Từ kết quả thí nghiệm của bảng 4.2 và bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ hại do NHT
R.echinopus gây ra trên hành củ bảo quản nặng hơn so với tỏi củ bảo quản ở cùng
điều kiện thí nghiệm và cùng mật độ lây thả.
4.1.2. Đặc điểm sinh học của nhện hành tỏi
4.1.2.1. Đặc điểm hình thái
Trứng nhện hành tỏi có hình elip, màu trắng mờ hơi trong, một đầu hơi thon, nhỏ
hơn đầu còn lại. Trứng được đẻ riêng lẻ thành từng quả nhơ có chất kết dính trên bề mặt
mà chúng có thể dính lại thành từng cụm. Khi mới đẻ trứng có màu trắng trong sau
chuyển dần thành trắng hơi mờ, chiều dài trứng trung bình là 0,14mm, chiều rộng trung
bình là 0,09 mm. Nhện non tuổi 1 khi mới nở có hình bầu dục, màu trắng trong, chỉ có 3
10
đôi chân. Khi mới nở toàn bộ cơ thể có màu trong suốt, 1 ngày sau vũ hóa 3 đôi chân
chuyển sang màu trắng hơi đục hơn so với cơ thể chiều dài trung bình là 0,21mm chiều
rộng trung bình là 0,09mm. Nhện non tuổi 2 có hình bầu dục màu trắng hơi trong, ở tuổi
này nhện đã có 4 đôi chân. Cuối tuổi 2, bốn đôi chân chuyển sang màu nâu nhạt, sự di
chuyển của nhện nhanh hơn. Túm lông đuôi đã dài ra, chiều dài trung bình 0,22mm
chiều rộng 0,16mm. Nhện non tuổi 3 có hình bầu dục, màu trắng hơi trong, 4 đôi chân
có màu nâu đỏ nhạt. Cuối tuổi 3 cơ thể trơn bóng, ở thời điểm này đã phân biệt được
nhện đực và nhện cái. Trên cơ quan sinh dục nhện cái có từ 3 - 4 gai sinh dục, tuy nhiên
lỗ sinh dục vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Nhện trưởng thành cái chiều dài 0,73mm
chiều rộng 0,61mm, cơ thể có màu sắc tương tự nhện trưởng thành đực.
4.1.2.2. Đặc điểm sinh học
a) Tập tính gây hại
Nhện hành tỏi thường tập trung ở phần đế củ, trên thân ngầm dưới đất. Nhện đẻ
trứng trên những bẹ lá bao sát mặt đất, trên lá bao đã úa vàng và thối quanh gốc, sát
phần thân ngầm thậm chí ở cảphần đất xung quanh gốc. Nhện non tuổi 1 thường xuất
hiện nhiều ở các bẹ lá mục phần dưới thân hoặc củ thối rất ít khi bò lên trên các bẹ lá
bao. Nhện non tuổi 2 và tuổi 3 có khả năng phát tán xa hơn, chúng sống quanh quẩn
bên gốc hành đôi khi có thể tìm thấy chúng trên các lá bao già đã bị chết hoặc thối rũ.
Nhện trưởng thành thường sống quần tụ dưới gốc hành, phần thân rễ hoặc phía trên
mặt đất khoảng 2- 3cm.
b)Thời gian phát dục
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ tới thời gian phát dục của nhện
hành tỏi được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4. 4. Thời gian phát dục của nhện hành tỏi R. echinopus ở các nhiệt độ khác nhau
Thời gian phát dục trung bình (ngày)
20 C
25oC
30oC
35oC
NN
1
1
1
1
Trứng
LN
3
3
3
2,5
TB
2,15a ± 0,12
2,11a ± 0,12
1,85b ± 0,10
1,68b ± 0,08
NN
3
1
1
1
Nhện tuổi 1
LN
4
2,5
3
2,5
TB
3,88a± 0,05
1,66b ± 0,11
1,97b ± 0,09
1,56b ± 0,10
NN
2
1
1
1
Nhện tuổi 2
LN
5
3,5
3
3
TB
3,50a ± 0,16
2,33b ± 0,13
2,16b ± 0,10
1,82c ± 0,09
NN
3
2
1,5
1
Nhện tuổi 3
LN
6
3,5
3,5
3,5
TB
4,76a ± 0,18
2,69b ± 0,11
2,49b ± 0,10
2,26b ± 0,13
NN
6
5,5
6
5
Vòng đời
LN
3,5
11,5
10,6
10
TB
14,29a ± 0,26
8,79b ± 0,24
8,48b ± 0,2
7,27c ± 0,18
♂
61,73a ± 1,76 59,13a ±1,44
48,43b ± 1,37
39,83c ± 0,89
Đời
a
b
c
♀
72,4 ± 1,64 66,63 ± 1,85
49,67 ± 1,03 42,43d ±1,05
Ghi chú: Số cá thể thí nghiệm n = 30. Thức ăn là củ hành tây (Allium cepa), RH = 95%, NN (nhỏ
nhất), LN (lớn nhất), TB (trung bình), ♂ (nhện đực), ♀ (nhện cái); Các chữ cái giống nhau trong
phạm vi hàng không có sự sai khác ở độ tin cậy P < 0,05.
Pha phát dục
o
11
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ có ảnh hưởng tới khả năng sống của nhện
hành tỏi. Nhện cái có thể sống trung bình 72,4 ngày ở nhiệt độ 20oC và 66,63 ngày;
49,67 ngày và 42,43 ngày ở các nhiệt độ tương ứng là 25oC, 30oC và 35oC. Thời gian
sống trung bình của NHT đực ngắn hơn so với nhện cái ở cùng nhiệt độ. Trưởng
thành nhện đực có thể sống trung bình 39,83 ngày ở nhiệt độ 35oC và dài nhất là
61,73 ngày ở 20oC. Ở các nhiệt độ tương ứng trên thời gian hoàn thành vòng đời của
NHT lần lượt là 14,26 ngày; 8,79 ngày; 8,48 ngày và 7,27 ngày.
c) Sức sinh sản
Kết quả nghiên cứu khả năng đẻ trứng của nhện hành tỏi ở các nhiệt độ khác
nhau được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Sức sinh sản của nhện hành tỏi R. echinopus
ở các mức nhiệt độ khác nhau
Nhiệt độ nuôi
20 C
25 C
30oC
35oC
NN
15
14
15
8
Thời gian đẻ của
LN
67
55
43
30
nhện cái (ngày)
TB
32,50c ± 2,83 29,80bc ± 2,47
28,12b ± 1,13
18,18c ± 1,25
NN
5
6
3
1
Số trứng đẻ/nhện
LN
25
28
28
20
cái(quả)
TB
17,43a ± 0,88
18,22a ± 1,15
15,09b ± 1,16
10,93c ± 0,86
NN
533
536
412
316
Tổng số trứng
LN
548
590
509
336
đẻ/nhện cái(quả)
TB
540,33
564,67
467,67
327,67
Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi hàng không có sự sai khác ở độ tin cậy P < 0,05; n = 30,
Thức ăn nhân nuôi củ hành tây (Allium cepa), RH = 95%; NN (nhỏ nhất), LN (lớn nhất), TB (trung bình).
Chỉ tiêu theo dõi
o
o
Ở 25oC thời gian đẻ trứng của nhện hành tỏi ngắn hơn so với ở 20oC, trung bình
29,8 ngày tuy nhiên tổng số trứng đẻ trung bình của một nhện cái là 564,67 trứng cao
hơn so với ở 20oC. Ở nhiệt độ 30oC thời gian đẻ trứng trung bình của nhện cái là
28,12 ngày tổng số trứng đẻ trung bình là 467,67 quả và số trứng đẻ trung bình của
một nhện cái chỉ đạt ở mức 15,09 quả. Ở 35oC thời gian đẻ trứng của nhện hành tỏi
ngắn nhất, thời gian đẻ trứng trung bình là 10,93 ngày và tổng số trứng đẻ trung bình
chỉ đạt 327,67 quả. So sánh với kết quả nghiên cứu của Sakurai et al. (1992) số lượng
trứng đẻ của nhện hành tỏi trong điều kiện thí nghiệm đều thấp hơn.
Theo dõi tỷ lệ trứng ở ở các nhiệt độ 20oC, 25oC, 30oC và 35oC ẩm độ 95% kết
quả ghi nhận ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tỷ lệ trứng nở của nhện hành tỏi R. echinopus
Nhiệt độ
20oC
25oC
30oC
35oC
Chỉ tiêu theo dõi
Số lƣợng trứng nở
Tỷ lệ nở (%)
275
79,7
185
93,9
787
88,0
182
65,46
Tổng số trứng theo
dõi (quả)
345
197
945
278
Ghi chú: RH = 95%, thức ăn nhân nuôi củ hành tây, ngày đẻ trứng thứ 6, n = 30
Tỷ lệ trứng nở của NHT cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ. Ở nhiệt độ
35 C tỷ lệ trứng nở thấp nhất (65,46%), ở nhiệt độ thấp 20oC tỷ lệ trứng nở là 79,7%.
o
12
Ở hai nhiệt độ 25oC và 30oC tỷ lệ trứng nở tương đối cao lần lượt là 93,9% ở nhiệt độ
25oC và 88,0%.
Các chỉ số sinh học như tỷ lệ tăng tự nhiên, giới hạn tăng tự nhiên có sự chênh lệch
nhau (bảng 4.7) ở các nhiệt độ.
Bảng 4.7. Các chỉ số sinh học cơ bản của nhện hành tỏi ở các nhiệt độ khác nhau
Chỉ số sinh học
Giá trị ở các mức nhiệt độ
20 C
25oC
30oC
35oC
175,64 226,16 119,55
33,55
28,76
24,92
18,30
15,2
o
Hệ số nhân của một thế hệ (con) (Ro)
Thời gian của một thế hệ tính theo mẹ (ngày)(Tc)
Thời gian của một thế hệ tính theo đời con
(ngày)(T)
Thời gian tăng đôi quần thể (ngày) (DT)
Giới hạn tăng tự nhiên (lần) (λ)
Tỷ lệ tăng tự nhiên (rm)
25,21
20,68
15,99
13,47
3,38
1,23
0,20
2,67
1,30
0,26
2,39
1,35
0,29
2,72
1,29
0,25
Ghi chú: RH = 95%, thức ăn nhân nuôi củ hành tây (Allium cepa)
Ở nhiệt độ 20oC NHT có tỷ lệ tăng tự nhiên và giới hạn gia tăng quần thể tự nhiên
thấp nhất so với các nhiệt độ 25oC, 30oC và 35oC. Tỷ lệ tăng thực tự nhiên của một thế hệ
ở các nhiệt độ trên lần lượt là 0,20; 0,26; 0,29 và 0,25. Giới hạn tăng tự nhiên tương ứng là
1,23; 1,30; 1,35 và 1,29.
Tại vùng đồng bằng sông Hồng năm 2013 và 2014 đã xác định được 7 loại cây
trồng thuộc chi Allium ngoài đồng ruộng là ký chủ thường gặp của loài nhện hành tỏi.
Ngoài các loài cây trồng là ký chủ của loài nhện hành tỏi, kết quả điều tra còn ghi
nhận sự xuất hiện của chúng trên tàn dư thực vật (bao gồm rơm rạ và cây mục đầu
bờ) ở hầu hết các tỉnh điều tra.
4.1.3. Đặc điểm sinh thái học
4.1.3.1. Ảnh hưởng của mật độ tới sức sinh sản của nhện hành tỏi
Làm thí nghiệm với 4 mức mật độ trên hai loại thức ăn là hành củ và tỏi, kết quả
nghiên cứu trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của mật độ nhện và loại thức ăn đến sức đẻ trứng
của nhện hành tỏi R. echinopus
Loại thức ăn
Tỏi củ
Hành củ
Mật độ
(con/2cm2)
1
5
10
15
1
5
10
15
Chỉ tiêu theo dõi
Số trứng đẻ
Tổng số trứng đẻ
(quả/nhện cái/ngày)
(quả/ nhện cái)
b
9,70
263,67c
c
8,03
232,33e
5,21d
151,67f
4,30d
117,33g
18,61a
545,33a
9,52b
341,67b
6,81c
246,33d
4,74d
165,33f
Ghi chú: Nhiệt độ 25oC, RH = 95%, n = 30, Các chữ cái giống nhau trong phạm vi hàng không có
sự sai khác ở độ tin cậy P < 0,05.
13
Nguồn thức ăn và mật độ có ảnh hưởng lớn tới sức sinh sản của nhện hành tỏi.
Trên thức ăn là tỏi củ trung bình một nhện cái đẻ được 263,67 trứng, trên hành củ
tổng số trứng đẻ trung bình 545,33 trứng. Tuy nhiên, khi mật độ nhện tăng lên gấp 15
lần sức sinh sản của NHT trên thức ăn là hành củ là 165,33 trứng cao hơn so với
nguồn thức ăn là tỏi củ (117,33 trứng).
4.1.3.2. Diễn biến mật độ nhện hành tỏi R. echinopus trên đồng ruộng và trong kho
bảo quản
Loài NHT R. echinopus xuất hiện và gây hại ngay sau khi hành tỏi mới trồng
cho đến giai đoạn thu hoạch (hình 4.2). Ở giai đoạn sinh dưỡng và hình thành củ mật
độ nhện tăng cao trên cả ba giống hành và đạt đỉnh vào kỳ điều tra ngày 3/11. Mật độ
nhện tương ứng trên 3 giống hành củ trắng, hành củ tía và hành củ đỏ là 227,3
con/dảnh; 145,20 con/dảnh và 234,33 con/dảnh. Sau đó mật độ nhện giảm dần, ở giai
đoạn củ chắc đến cho đến cuối vụ thu hoạch vào ngày 22/12 mật độ nhện duy trì ở
mức thấp lần lượt là 53,73 con/dảnh; 39,93 con/dảnh và 57,80 con/dảnh. Tuy nhiên,
trên hành trà sớm số lượng nhện hành tỏi xuất hiện với mật độ cao trên hai giống
hành củ trắng và hành củ đỏ hơn so với giống hành củ tía.
Hình 4.2. Diễn biến mật độ loài nhện hành tỏi R. echinopus
trên các giống hành trồng trà sớm tại Nam Sách, Hải Dƣơng, năm 2014
Ở giai đoạn sinh dưỡng và hình thành củ mật độ nhện tăng cao trên cả ba giống
hành và đạt đỉnh vào kỳ điều tra ngày 3/11. Mật độ nhện tương ứng trên 3 giống hành
củ trắng, hành củ tía và hành củ đỏ là 227,3 con/dảnh; 145,20 con/dảnh và 234,33
con/dảnh. Sau đó mật độ nhện giảm dần, ở giai đoạn củ chắc đến cho đến cuối vụ thu
hoạch vào ngày 22/12 mật độ nhện duy trì ở mức thấp lần lượt là 53,73 con/dảnh;
39,93 con/dảnh và 57,80 con/dảnh.
14
Điều tra trên tỏi trồng trà sớm kết quả điều tra diễn biến mật độ nhện hành tỏi
trên hai giống tỏi củ trắng và tỏi củ tía ghi nhận ở hình 4.3.
Hình 4.3. Diễn biến mật độ loài nhện hành tỏi R. echinopus
trên các giống tỏi trồng trà sớm tại Nam Sách, Hải Dƣơng, năm 2014
Ở giai đoạn tỏi phát triển sinh dưỡng và phát triển củ mật độ NHT xuất hiện
không cao, mật độ NHT đạt đỉnh cao nhất trên hai giống tỏi củ trắng và tỏi củ tía ở
ngày điều tra 24/11 tương ứng là 61,73con/củ và 58,40 con/củ. Mật độ nhện giảm dần
đến cuối vụ thu hoạch. Giai đoạn thu hoạch mật độ NHT trung bình chỉ còn là 18,13
con/củ đối với giống tỏi củ trắng và 11,6 con/củ đối với giống tỏi củ tía.
Hình 4.4. Diễn biến mật độ loài nhện hành tỏi R. echinopus
trên các giống hành trồng trà chính vụ tại Nam Sách, Hải Dƣơng, năm 2014
15
Ở giai đoạn phát triển sinh dưỡng hình thành củ từ ngày điều tra 27/10 đến 8/12
mật độ NHT tăng rất nhanh, trên giống hành củ trắng biến động từ 76,27 – 136,13
con/dảnh, trên giống hành củ đỏ là 88,33 – 166,73 con/dảnh và trên giống hành củ tía
là 75,27 – 128,27con/dảnh. Mật độ NHT cao nhất trên cả ba giống hành lần lượt là
201,27 con/dảnh; 225,07 con/dảnh và 109,13 con/dảnh ở ngày điều tra 24/11.
Hình 4.5. Diễn biến mật độ loài nhện hành tỏi R. echinopus
trên các giống tỏi trồng trà chính vụ tại Nam Sách, Hải Dƣơng, năm 2014
Như vậy, NHT có mặt và gây hại trên các giống hành củ đỏ, hành củ trắng, hành
củ tía, giống tỏi củ trắng và tỏi củ tía trên cả trà sớm và trà chính vụ. Đỉnh cao mật độ
nhện trên cả hành và tỏi ở giai đoạn từ 40 đến 60 ngày sau trồng. Nhện hành tỏi R.
echinopus gây hại nặng trên các giống hành củ đỏ và hành củ trắng hơn so với giống
hành củ tía trên cả hai trà sớm và trà chính. Mật độ NHT trên tỏi ở hai trà sớm và trà
chính có thấp hơn so với trên hành, song trên giống tỏi củ trắng nhện hành tỏi xuất
hiện và gây hại nặng so với giống tỏi củ tía.
4.1.4. Biện pháp phòng chống nhện hành tỏi
4.1.4.1. Biện pháp canh tác
Tiến hành thí nghiệm với 3 công thức luân canh đánh giá sự xuất hiện gây hại
của loài nhện hành tỏi R. echinopus kết quả trình bày ở bảng 4.9.
Ở công thức luân canh hai vụ lúa một vụ hành mật độ nhện hành tỏi xuất hiện ở
đầu vụ thấp nhất, mật độ trung bình đạt 0,67 con/dảnh (ngày 22/9) tiếp đến là công thức
luân canh lúa – dưa chuột – hành (4,47con/dảnh) và cao nhất ở công thức trồng hành
quanh năm mật độ nhện hành tỏi trung bình là 12,40 con/dảnh. Nhện hành tỏi bắt đầu
tăng dần về số lượng trên cả ba công thức luân canh ở những ngày điều tra sau đó. Mật
độ nhện hành tỏi tăng mạnh từ kỳ điều tra ngày 27/10 đến ngày 1/12. Ở công thức trồng
hành quanh năm mật độ nhện trung bình tăng tương ứng từ 113,40 con/dảnh đến 166,53
con/dảnh và cao nhất là 179,67con/dảnh ở ngày điều tra 24/11. So sánh mật độ nhện
trung bình ở cả ba công thức luân canh lúa – dưa chuột – hành, lúa – lúa – hành và hành
16
được trồng quanh năm cho thấy, mật độ nhện trung bình của cả vụ trồng ở các công thức
luân canh trên lần lượt là 72,54 con/dảnh; 53,42 con/dảnh và 96,53 con/dảnh.
Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của biện pháp luân canh tới diễn biến mật độ nhện hành
tỏi R. echinopus trên hành tại Thanh Hà, Hải Dƣơng, năm 2014 và 2015
Mật độ nhện ở các công thức luân canh (con/dảnh)
Ngày điều tra Lúa – dƣa chuột Hành đƣợc trồng
Lúa - lúa - hành
- hành
quanh năm
22/9/2014
4,47
0,67
12,40
29/9/2014
13,40
8,53
35,67
06/10/2014
28,53
22,60
37,73
13/10/2014
53,26
36,47
62,40
20/10/2014
62,73
48,73
92,33
27/10/2014
80,87
68,33
113,40
03/11/2014
111,53
76,20
130,47
10/11/2014
132,20
84,53
167,13
17/11/2014
133,53
86,67
177,40
24/11/2014
169,47
108,73
179,67
01/12/2014
106,27
96,73
166,53
08/12/2014
92,33
84,47
152,60
15/12/2014
77,13
64,60
101,47
22/12/2014
70,40
58,33
81,53
29/12/2014
36,47
32,80
48,27
05/01/2015
33,60
20,53
42,73
12/01/2015
21,67
12,27
37,27
b
c
Trung bình
72,54
53,42
96,53a
Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi hàng không có sự sai khác ở độ tin cậy P < 0,05.
Như vậy, luân canh hai vụ lúa một vụ hành làm giảm mật độ nhện hành tỏi so
với hai công thức luân canh lúa – dưa chuột – hành và hành được trồng quanh năm ở
mức sai khác có ý nghĩa.
4.1.4.2. Biện pháp vật lý cơ giới
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp bảo quản tới diễn biến mật độ
loài NHT R. echinopus ghi nhận ở bảng 4.10.
Loài nhện hành tỏi xuất hiện gây hại trên hành củ tại hình thức đổ đống và đóng
bao cao hơn so với hình thức bảo quản treo túm. Mật độ nhện hành tỏi xuất hiện lần
lượt là 25,80 nhện; 28,80 nhện và 7,20 nhện ở ngày điều tra 04/4. Đối với hình thức
bảo quản treo túm mật độ nhện trung bình đạt cao nhất là 193,20 con/củ ở ngày điều
tra ngày 23/5. Ở hình thức bảo quản đổ đống mật độ NHT R.echinopus tăng nhanh từ
ngày 25/4 đến ngày 06/6 sau đó mât độ nhện giảm dần. Mật độ nhện trung bình cao
nhất vào ngày điều tra 06/6/2014 là 463,60 con/củ. Trong khi đó ở hình thức bảo
quản đóng bao mật độ NHT tăng nhanh từ ngày điều tra 02/5 đến 23/5/2014. Mật độ
nhện hành tỏi trung bình cao nhất đạt 387,20 con/củ ở ngày điều tra 23/5/2015.
17
Bảng 4.10. Diễn biến mật độ nhện hành tỏi R. echinopus trên hành củ bảo quản
ở các hình thức khác nhau tại Nam Sách Hải Dƣơng, năm 2014
Ngày điều tra
04/4
11/4
18/4
25/4
02/5
09/5
16/5
23/5
30/5
06/6
13/6
20/6
27/6
04/7
11/7
18/7
25/7
Trung bình
Mật độ nhện ở các hình thức bảo quản (con/củ)
Treo túm
Đổ đống
Đóng bao
7,20
25,80
28,80
22,20
41,60
43,60
46,20
50,20
43,80
76,20
116,20
87,20
90,40
182,20
190,80
135,20
258,80
186,40
132,80
312,20
283,60
193,20
345,60
388,20
129,60
419,40
362,80
82,20
463,20
346,20
64,20
358,60
347,20
50,40
264,40
320,60
44,60
295,40
193,80
35,40
177,40
178,40
17,60
159,20
134,40
10,20
139,60
113,20
5,20
108,40
81,20
c
a
67,61
218,62
195,76b
Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi hàng không có sự sai khác ở độ tin cậy P < 0,05
So sánh giữa ba hình thức bảo quản cho thấy mật độ nhện hành tỏi xuất hiện ở
trên ba hình thức có sự sai khác nhau ở mức có ý nghĩa P < 0,5. Mật độ nhện trung
bình ở cả ba hình thức bảo quản treo túm, đổ đống và đóng bao lần lượt là 67,61
con/củ; 218,62 con/củ và 195,76 con/củ. Như vậy hình thức treo túm rất có hiệu quả
trong phòng trừ nhện hành tỏi đối với hành củ bảo quản.
4.1.4.3. Biện pháp sinh học
a) Thành phần thiên địch là nhện nhỏ trên hành tỏi tại vùng đồng bằng sông Hồng
năm 2013 -2014
Loài NNBM Hypoaspis sp. xuất hiện ở trên thân củ ngầm trong đất ở ngoài
đồng và trên củ hành tỏi bảo quản trong kho. Nhện nhỏ bắt mồi xuất hiện với mức độ
rất phổ biến trên hành củ cả ngoài đồng lẫn trong kho bảo quản (bảng 4.11). Trong số
các loài thiên địch loài NNBM Hypoaspis sp. lần đầu tiên được ghi nhận trên hành tỏi ở
Việt Nam.
Bảng 4.11. Các loài nhện nhỏ thiên địch thƣờng gặp trên hành tỏi
Stt
1
2
Tên Việt Nam
Nhện bắt mồi
Nhện bắt mồi
Ghi chú:
(+)
(++)
Tên khoa học
Họ
Neoseiulus longispinosus (Evans)
Hypoaspis sp.
Phytoseiidae
Laelapidae
Mức độ
phổ biến
+
++
(mức độ bắt gặp OD 0 < 25%)
(mức độ bắt gặp OD 25 < 50%)
Ít phổ biến
Phổ biến
18
b) Diễn biến mật độ nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp. trên hành ở ngoài đồng và trong
kho bảo quản
Hình 4.6. Diễn biến mật độ loài NNBM
Hypoaspis sp. trên hành ngoài đồng tại Nam
Sách Hải Dƣơng, năm 2014
Hình 4.7. Diễn biến mật độ loài NNBM
Hypoaspis sp. trên hành bảo quản tại Nam
Sách Hải Dƣơng, năm 2014
NNBM có mặt ở trong kho ở tất cả các giai đoạn phát triển (hình 4.6 và 4.7). Tuy
nhiên, trong kho ở thời kỳ đầu sau bảo quản 7-10 ngày ở kỳ điều tra ngày 4/4 mật độ
NNBM trung bình đạt 1,50 con/củ. Mật độ NNBM có xu hướng tăng dần theo thời gian
bảo quản. Ở kỳ điều tra ngày 25/7 mật độ nhện NNBM trung bình đạt 6,17 con/củ.
c) Đặc điểm hình thái loài nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp.
Loài NNBM Hypoaspis sp. thuộc họ Laelapidae là loài thiên địch đa thực và
trải qua các giai đoạn phát dục từ trứng, nhện non các tuổi (3 tuổi) và nhện trưởng
thành, kích thước của chúng được trình bày tại ở bảng 4.12.
Bảng 4.12. Kích thƣớc các pha phát dục của nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp.
Các pha phát dục
Trứng
Nhện non tuổi 1
Nhện non tuổi 2
Nhện non tuổi 3
Trưởng thành đực
Trưởng thành cái
Chỉ tiêu
theo dõi
Dài
Rộng
Dài
Rộng
Dài
Rộng
Dài
Rộng
Dài
Rộng
Dài
Rộng
Kích thƣớc các pha phát dục (mm)
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
0,10
0,20
0,15 0,017
0,08
0,10
0,09 0,006
0,20
0,30
0,24 0,025
0,10
0,20
0,15 0,024
0,35
0,50
0,44 0,030
0,20
0,30
0,24 0,025
0,55
0,75
0,65 0,051
0,30
0,45
0,39 0,034
0,80
0,90
0,85 0,024
0,40
0,55
0,47 0,035
0,90
1,00
0,95 0,030
0,50
0,65
0,55 0,030
Ghi chú: Nhiệt độ 30oC, RH = 80%, thức ăn NHT R. echinopus
19
Trứng của loài NNBM Hypoaspis sp. được đẻ riêng lẻ, hình elip, màu trắng hơi
đục, một đầu hơi thon, đầu còn lại hơi tròn. Nhện non tuổi 1 hình bầu dục, màu trắng
trong, chỉ có 3 đôi chân. Nhện non tuổi 2 hình bầu dục màu trắng hơi trong, có 4 đôi
chân. Nhện non tuổi 3 hình bầu dục, màu nâu nhạt, hơi trong, có 4 đôi chân màu
nâu nhạt, có từ 3 – 4 gai sinh dục, tuy nhiên lỗ sinh dục vẫn chưa phát triển hoàn
thiện. Trưởng thành đực cơ thể hình bầu dục, màu nâu đậm, có nhiều lông, có 4 đôi
chân, phần phụ miệng màu nâu đỏ, chân có 5 đốt rõ rệt, bụng thon nhỏ. Trưởng thành
cái có hình thái và màu sắc tương tự con đực, tuy nhiên kích thước lớn hơn con đực,
phần cuối bụng con cái phình to hơn.
d) Khả năng sử dụng nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp. trong phòng trừ nhện hành tỏi
Kết quả xác định giai đoạn phát dục thích hợp của nhện hành tỏi R.echinopus
đối với nhện nhỏ bắt mồi trình bày ở bảng 4.13 và bảng 4.14.
Bảng 4.13. Sức tiêu thụ nhện hành tỏi của nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp.
Pha phát dục của
loài Hyoaspis sp.
Nhện non tuổi 1
Nhện non tuổi 2
Nhện non tuổi 3
Trước đẻ trứng
Trưởng thành cái
NN
0
1
1
6
28
Pha phát dục của nhện hành tỏi
Pha trứng (quả)
Nhện non tuổi 1 (con)
LN
TB
NN
LN
TB
2
0,48 ± 0,28
0
2
0,57 ± 0,25
6
2,63 ± 0,50
1
9
3,33 ± 0,67
6
3,37 ± 0,64
2
8
5,0 ± 0,71
12
7,91 ± 0,75
6
20
12,1 ± 1,34
148
81,6 ± 11,6
52
160
116,0 ± 11,37
Ghi chú: Nhiệt độ 30oC, RH = 80%, n = 27, LN (Lớn nhất), NN (Nhỏ nhất), TB (Trung bình)
Nhện nhỏ bắt mồi ăn hầu hết các pha nhện non của NHT. Tuy nhiên đối với pha
nhện non tuổi 1 của NNBM chúng chỉ ăn pha trứng, nhện non tuổi 1 và tuổi 2 mà
không sử dụng nhện tuổi 3 của nhện hành tỏi làm thức ăn. Sức ăn của nhện non tuổi 1
của loài nhện nhỏ bắt mồi tương đối ít trung bình 1 ngày chúng tiêu thụ hết 0,48 nhện
non tuổi 1 và 0,22 nhện non tuổi 2. Từ tuổi 2 chúng đã ăn tất cả pha nhện non của
NHT tuy nhiên số lượng tiêu thụ trung bình dao động từ 1,11 đến 2,37 con/ngày
tương ứng ở các pha nhện non tuổi 3 và nhện non tuổi 1 của nhện hành tỏi. Nhện nhỏ
bắt mồi tuổi 3 và nhện trưởng thành có sức tiêu thụ nhện non tuổi 1 và tuổi 2 nhện
hành tỏi nhiều hơn so với pha nhện non tuổi 3 của NHT R.echinopus.
Bảng 4.14. Sự lựa chọn thức ăn của nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp.
đối với pha nhện non nhện hành tỏi R. echinopus
Pha phát dục của
NNBM
Nhện non tuổi 1
Nhện non tuổi 2
Nhện non tuổi 3
Trưởng thành đực
Trưởng thành cái
Sức ăn các tuổi nhện non nhện hành tỏi trung bình
(con/ngày)
NHT tuổi 1
NHT tuổi 2
NHT tuổi 3
0,48 ± 0,20
2,37 ± 0,27
3,37 ± 0,27
3,74 ± 0,28
3,85 ± 0,28
0,22 ± 0,17
1,85 ± 0,26
2,41 ± 0,23
2,48 ± 0,20
2,59 ± 0,74
0
1,11 ± 0,23
1,52 ± 0,20
1,48 ± 0,20
1,59 ± 0,20
Ghi chú: n= 25, Trưởng thành đực và cái ở 1 ngày tuổi
20
Từ kết quả bảng 4.13 và bảng 4.14 cho thấy pha nhện non tuổi 1 là pha vật mồi
ưa thích của loài NNBM Hypoaspis sp.
Theo dõi sức ăn trứng và nhện non tuổi 1 của nhện hành tỏi ở điều kiện 30oC, ẩm
độ 80% kết quả thí nghiệm ghi nhận ở bảng 4.15.
Bảng 4.15. Sự lựa chọn thức ăn của nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp.
đối với pha trứng và trƣởng thành của nhện hành tỏi R. echinopus
Pha phát dục của
loài Hypoaspis sp.
Nhện non tuổi 1
Nhện non tuổi 2
Nhện non tuổi 3
Trưởng thành đực
Trưởng thành cái
Sức ăn trung bình (con/ngày)
Trứng
TT đực
TT cái
0,37 ± 0,19
0
0
1,85 ± 0,26
0,59 ± 0,20
0,70 ± 0,18
2,22 ± 0,25
1,0 ± 0,24
0,96 ± 0,23
2,52 ± 0,25
0,96 ± 0,23
0,96 ± 0,17
2,63 ± 0,27
1,07 ± 0,22
1,18 ± 0,25
Ghi chú: n = 23, nhiệt độ 30oC, ẩm độ 80%, TT (Trưởng thành)
Ở pha nhện non tuổi 2 chúng đã bắt đầu tiêu thụ cả pha trứng và pha nhện
trưởng thành đực, cái. Số lượng vật mồi bị tiêu thụ đối với pha trứng, trưởng thành
đực và trưởng thành cái lần lượt là 1,85 trứng; 0,59 và 0,70 nhện.
Nhện non tuổi 3 có sức ăn ở các pha tương ứng là 2,22 trứng; 1 và 0,96 nhện
trưởng thành. Tuy nhiên sức tiêu thụ vật mồi đối với trưởng thành đực không cao.
Sức tiêu thụ của NNBM cái đều cao hơn so với nhện đực.
Loài NNBM Hypoaspis sp. là loài thiên địch quan trọng, có ý nghĩa trong phòng
trừ nhện hành tỏi. Chúng có khả năng tiêu diệt một lượng nhện hành tỏi tuổi 1 tương
đối lớn. Trong suốt một đời, mỗi cá thể nhện cái có thể tiêu thụ tối đa hết 160 nhện
non tuổi 1.
Thời gian của một thế hệ của NHT ở 30oC ẩm độ 80% là 13,26 ngày. Tỷ lệ tăng
tự nhiên của nhện bắt mồi Hypoaspis sp. (rm) là 0,176 cứ sau một ngày đêm ở nhiệt
độ 30oC ẩm độ 80% số lượng cá thể quần thể nhện bắt mồi tăng lên 17,6%. Giới hạn
gia tăng tự nhiên (λ) là 1,192; thời gian của một thế hệ (Tc) là 14,33 ngày; hệ số nhân
của một thế hệ Ro là 10,29 và thời gian tăng đôi quần thể của một thế hệ DT là 3,94
ngày (bảng 3.16).
Bảng 4.16. Các chỉ số sinh học cơ bản của loài nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp.
Chỉ số sinh học
Giá trị
Hệ số nhân của một thế hệ (con) (Ro)
10,29
Thời gian của một thế hệ tính theo mẹ (ngày) (Tc)
14,33
Thời gian của một thế hệ tính theo đời con (ngày) (T)
13,26
Thời gian tăng đôi quần thể (ngày) (DT)
3,94
Giới hạn tăng tự nhiên (lần) ( )
1,192
Tỷ lệ tăng tự nhiên (rm)
0,176
Ghi chú: Thức ăn nhân nuôi là NHT R. echinopus, nhiệt độ 30oC, RH = 80%
21
4.1.4.4. Biện pháp hóa học
Trong vụ hành thu đông tại Hải Dương chúng tôi sử dụng 03 loại thuốc hóa
học Confidor 100SL, Super bomb 200EC và Tametin annong 3.6EC theo 2 phương
thức nhúng và phun, hiệu lực của thuốc được trình bày ở bảng 4.17.
Bảng 4.17. Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật ở các ngày sau xử lý
Công
thức
Nồng độ
(%)
CT1
CT2
CT3
CT4
0,088
0,063
0,125
0,088
Hiệu lực (%) trừ NHT sau xử lý
3NSXL
7NSXL
10NSXL
14NSXL
a
a
a
82,11
84,53
80,28
75,28a
68,52b
76,29b
72,35b
69,83b
76,05c
78,82b
74,37b
66,99b
42,28d
57,10c
56,33c
54,91c
Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi cột không có sự sai khác ở độ tin cậy P < 0,05;
NSXL: Ngày sau xử lý; CT1: Nhúng Confidor 100SL; CT2: Nhúng Tametin annong 3.6EC; CT3:
Nhúng Super bomb 200EC; CT4: Phun Confidor 100SL; Đối chứng: Phun nước lã.
Sau 3 ngày, hiệu lực trừ nhện hành tỏi trên 3 công thức nhúng thuốc đều đạt
hiệu quả cao trên 68%, trong đó phương pháp nhúng ở công thức 1 có hiệu quả diệt
trừ đến 82,11%. Thuốc Confidor 100SL xử lý theo phương pháp nhúng có hiệu quả
hơn cả trong diệt trừ nhện hành tỏi. Hai loại thuốc sử dụng thuốc Super bomb 200EC
và Tametin annong 3.6EC đều có hiệu quả diệt trừ nhện hành tỏi như nhau ở 14 ngày
sau xử lý.
Tiếp tục theo dõi ảnh hưởng của các loại thuốc theo hai hình thức phun và
nhúng đối với hành củ để đánh giá tỷ lệ thối củ ở 1 ngày, 3 ngày và 7 ngày sau xử lý
bảng 4.18.
Bảng 4.18. Tỷ lệ củ hành bị thối sau xử lý 3 loại thuốc bảo vệ thực vật
Tỷ lệ hành củ thối (%) sau xử lý
Thuốc xử lý
1 ngày
3 ngày
7 ngày
Nhúng Confidor 100SL
0
3,7
5,66
Nhúng Tametin annong 3.6EC
0
5,66
9,43
Nhúng Super bomb 200EC
0
11,32
13,2
Phun Confidor 100SL
0
1,87
1,87
Phun nước lã
0
0
1,87
Ghi chú: Thời gian xử lý nhúng củ 30 phút, phun ướt củ, RH = 80%, nhiệt độ 26,3oC
Ở 1 ngày sau xử lý đối với 3 loại thuốc trên chưa xuất hiện hiện tượng gây thối
củ. Tuy nhiên sau 3 ngày thí nghiệm cũng ghi nhận ở hầu hết các công thức đều gây
nên hiện tượng thối củ ngoại trừ phun nước lã. 7 ngày sau xử lý, tỷ lệ thối củ ở các
công thức có sự sai khác nhau ở hình thức phun Confidor 100SL và phun nước lã có
tỷ lệ thối củ như nhau đều bằng 1,87%. Nhưng ở công thức nhúng Super bomb
200EC có tỷ lệ thối củ cao nhất lên tới 13,2%.
22
4.2. THẢO LUẬN
Thành phần loài nhện nhỏ hại hành tỏi tại vùng đồng bằng sông Hồng thu được
phong phú hơn so với các kết quả đã công bố trước đây của Viện Bảo vệ thực vật
năm (1976) và năm (1999). Nhên hành tỏi R. echinopus xuất hiện rất phổ biến trên
hành tỏi vùng đồng bằng sông Hồng. Mật độ NHT trên hành tỏi trà sớm cao hơn so
với trà chính vụ và trên các giống hành củ đỏ, hành củ trắng, tỏi củ tía cao hon so với
hành củ tía và tỏi củ tía. Chúng gây hại tương đối nghiêm trọng trên hành tỏi bảo
quản. Thời gian phát dục ngắn, sức sinh sản tương cao, tỷ lệ nở của trứng khá cao.
Nhện hành tỏi có tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) ở nhiệt độ 30oC cao nhất là 0,29 và ở 35oC là
0,25 kết quả nghiên cứu này đã lý giải được các hiện tượng “bốc bay” của hành tỏi củ
bảo quản trong các tháng 6 và tháng 7.
Luân canh 2 vụ lúa 1 vụ hành, hoặc bảo quản theo hình thức treo túm, hoặc sử
dụng NNBM Hypoaspis sp.có hiệu quả phòng trừ NHT cao. Ngoài ra, có thể sử dụng
thuốc Confidor 100SL theo hình thức nhúng củ với thời gian 30 phút có hiệu quả
trong việc phòng trừ loài NHT lại ít gây thối củ.
Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm gây hại, đặc điểm sinh học, diễn biến mật
độ số lượng và phòng trừ đều phù hợp với kết quả nghiên cứu của Sukarai et al.
(1992), Diaz et al. (2000), Zhang (2003), Kasuga et al. (2006), Zhang Lifang et al.
(2010), Amin et al. (2014).
Từ các kết quả nghiên cứu trên về đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh thái học,
biến động số lượng, vai trò của thiên địch, hiệu quả của các biện pháp phòng chống
như biện pháp canh tác, biện pháp vật lý cơ giới và biện pháp hóa học đã đưa nên một
bức tranh khởi đầu về tác hại cũng như cơ sở khoa học để tiến hành phòng trừ loài
dịch hại mới này theo hướng tổng hợp.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Thành phần loài nhện nhỏ gây hại trên hành tỏi gồm 7 loài và 2 loài nhện nhỏ
bắt mồi, trong đó có 3 loài mới ghi nhận ở Việt Nam (Rhizoglyphus echinopus, R.
robini và Hypoaspis sp.). Loài nhên hành tỏi Rhizoglyphus echinopus (Fumouze and
Robin) là loài gây hại phổ biến nhất. Có 7 loài cây trồng là ký chủ của nhện hành tỏi tại
vùng đồng bằng sông Hồng năm 2012 -2014.
2) Loài nhện hành tỏi R. echinopus khi nuôi trên củ hành tây (Allium cepa) ở các
nhiệt độ 20oC, 25oC, 30oC và 35oC và ẩm độ 95% có thời gian hoàn thành vòng đời
ngắn tương ứng là 14,29 ngày; 8,79 ngày; 8,48 ngày và 7,27 ngày. Số lượng trứng đẻ
lớn trung bình là 540,33 quả; 564,67 quả; 467,67 quả và 327,67 quả/nhện cái, sức
23
tăng quần thể cao, tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) ở các mức nhiệt độ tương ứng là 0,20; 0,26;
0,29 và 0,25. Thời gian nhân đôi quần thể của một thế hệ là lần lượt là 3,38; 2,67;
2,39 và 2,72 ngày. Trong các nhiệt độ thì nhiệt độ 30oC, nhện hành tỏi có tỷ lệ tăng
quần thể cao nhất.
3) Nhện hành tỏi gây thiệt hại tương đối lớn trên cây hành và cây tỏi ở cả trên
đồng ruộng và trong kho bảo quản.
- Trong kho bảo quản, tỷ lệ hao hụt khối lượng của hành tỏi do 300 nhện hành tỏi
gây ra khá lớn sau 90 ngày lây nhiễm nhện, khối lượng tỏi củ và hành cỏ còn tương ứng
là 36,67% và 47,44% so với khối lượng ban đầu.
- Trong vụ thu Đông năm 2013 và 2014 nhện hành tỏi gây hại nặng trên hành tỏi
trồng trà sớm từ 20/10 đến 24/11. Trên trà hành tỏi trồng chính vụ mật độ nhện hành
tỏi cao từ ngày 10/11đến ngày 8/12. Mật độ nhện hành tỏi xuất hiện cao nhất trên
giống hành củ đỏ và thấp nhất là trên giống hành củ tía.
4) Loài nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp. xuất hiện phổ biến trên cây hành tỏi tại
vùng đồng bằng sông Hồng. Ở nhiệt độ 30oC, ẩm độ 80% vòng đời của nhện ngắn
trung bình 9,37 ngày. Pha vật mồi ưa thích là pha nhện non tuổi 1 của nhện hành tỏi.
Tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) là 0,176; thời gian nhân đôi quần thể là 3,94 ngày. Cả đời một
nhện cái tiêu thụ tối đa là 160 nhện non tuổi 1 của NHT. Đây là loài nhện nhỏ bắt mồi
có tiềm năng sử dụng trong phòng chống sinh học nhện hành tỏi.
5) Luân canh cây trồng có hiệu quả cao trong việc hạn chế số lượng loài nhện hành
tỏi R. echinopus. Trong 3 công thức lúa – dưa chuột – hành, lúa – lúa – hành và hành
được trồng quanh năm thì ở công thức luân canh lúa – lúa – hành mật độ nhện hành tỏi
thấp nhất trung bình 54,42 con/dảnh.
6) Ba loại thuốc bảo vệ thực vật Confidor 100 SL (Imidacloprid), Tametin
annong 3.6EC (Abamectin) và Super bomb 200 EC (Hexythiazox và Pyridaben) đều
có hiệu quả trong phòng trử nhện hành tỏi. Việc nhúng hành củ giống trong thuốc
Confidor 100 SL ở thời gian 30 phút có hiệu quả trừ nhện hành tỏi cao và ít gây ảnh
hưởng tới tỷ lệ thối của củ hành.
5.2. KIẾN NGHỊ
1) Tiếp tục nghiên cứu để nhân nuôi và sử dụng loài nhện nhỏ bắt mồi
Hypoaspis sp. trong phòng chống sinh học loài nhện hành tỏi.
2) Sử dụng các dẫn liệu về hình thái, triệu chứng gây hại để nhận biết nhanh các
loài nhện nhỏ gây hại trên hành tỏi trong hoạt động kiểm dịch thực vật và điều tra
nhện hại.
24