Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Mối quan hệ giữa an sinh xã hội với chính sách xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.3 KB, 24 trang )

MỐI QUAN HỆ GIỮA AN SINH
XÃ HỘI
VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Giảng viên hướng dẫn:TS Phùng Văn Nam
Người thực hiện: Nhóm 3


Những Nội Dung Chính
I.
II.
1.
2.
3.

Mở Đầu.
Nội Dung.
Những khái niệm có liên quan.
Mục đích.
Mối quan hệ giữa an sinh xã hội và chính
sách xã hội.
4. Thực tiễn thực hành chính sách xã hội và an
sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.
III. Kết Luận.


I. Phần Mở Đầu.
Xã hội ngày càng phát triển,các vấn đề xã hội đặt
ra ngày càng nhiều đòi hỏi các nhà hoạch định an sinh
xã hội và chính sách xã hội cần nghiên cứu và đưa ra
các chính sách phù hợp để giải quyết các vấn đề đang


còn tồn tại,góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ,
phát triển ổn định và bền vững xã hội,đưa xã hội loài
người phát triển lên một tầm cao mới.


II. Phần Nội Dung.
1. Những Khái Niệm Có Liên Quan.
• Chính Sách Xã Hội: Là công cụ của nhà nước được
thể chế hóa bằng các cơ chế,chính sách,giải pháp cụ
thể để tác động vào các quan hệ xã hội nhằm giải
quyết các vấn đề xã hội đang đặt ra, góp phần thực
hiện công bằng,bình đẳng,tiến bộ xã hội và phát triển
toàn diện con người.
VD: Chính sách dân số,chính sách xóa đói giảm
nghèo….


Chính sách cho người nghèo vay vốn phát triển kinh tế


Làm thủ tục vay vốn để phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở Bắc Giang




An Sinh Xã Hội Là một hệ thống các cơ chế chính
sách,các giải pháp của nhà nước và cộng đồng nhằm trợ
giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi
ro,các cú sốc về kinh tế-xã hội làm cho họ suy giảm
hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau,thai sản, tai nạn

lao động,bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao
động hoặc vì nguyên nhân khách quan khác rơi vào
cảnh nghèo khổ,bần cùng hóa và cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, thông qua các hệ
thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ
giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt.
• VD: Chính sách BHYT,BHXH,trợ giúp đặc biệt….


Chính sách chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi ở vùng cao, dân tộc thiểu số


Cứu trợ đồng bào lũ lụt tỉnh Quảng Ngãi


2. Mục Đích
Việc tổ chức thực hiện chính sách xã hội và an sinh
xã hội nhằm mục đích:
• Đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát
triển xã hội trong từng bước đi,trong từng giai đoạn
phát triển của đất nước.
• Giữ gìn sự ổn định về xã hội, chính trị của đất nước,
làm giảm bất bình đẳng xã hội,bất bình đẳng về giới,
phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội,những bất cập
trong hệ thống giáo duc,dân số....
• Làm hạn chế các mâu thuẫn nảy sinh trong đời sống
xã hội.



• Nhà nước thông qua hệ thống chính sách xã hội và an
sinh xã hội để điều tiết phân phối của cải xã hội, cân
đối, điều chỉnh nguồn lực để tăng cường cho các vùng
nghèo,chậm phát triển, tạo nên sự phát triển hài hòa
giữa các vùng, giảm bớt sự chênh lệch.....làm giảm bất
bình đẳng giữa các nhóm dân cư.
• Giảm thiểu rủi ro,hạn chế tính dễ bị tổn thương và
khắc phục hậu quả của rủi ro thông qua các chính sách
và chương trình cụ thể nhằm giúp cho các thành viên
trong xã hội ổn định cuộc sống không rơi vào bần cùng
hóa


Chính sách cứu trợ
đồng bào lũ lụt


3. Mối quan hệ giữa an sinh xã hội và chính sách xã
hội.
Chính sách văn
hóa

An sinh xã hội.

Chính sách
việc làm

Chính sách tôn
giáo


Chính sách xã
hội

Chính sách
giáo dục

Chính sách dân
số


Chính sách vay vốn ưu đãi – cánh cửa tương lai
cho học sinh, sinh viên



• Bên cạnh hệ thống an sinh xã hội thì các chính sách xã
hội còn quan tâm đến các lĩnh vực chính sách giai cấp,
giáo dục, dân tộc, tôn giáo và các chính sách đặc thù
khác cho các giai tầng xã hội.Vì vậy thực hiện tốt các
chính sách xã hội sẽ góp phần thực hiện tốt các chính
sách xã hội của Đảng và nhà nước.





Việc hình thành và thực hiện các chính sách an sinh
xã hội cũng phải đồng bộ với các chính sách xã hội khác
để tạo nên một mặt bằng chung của toàn xã hội, đó là
vấn đề có tính nguyên tắc mà bất cứ quốc gia nào cũng

phải tuân theo.

Tuy nhiên chính sách an sinh xã hội cũng có tính độc
lập tương đối, đặc biệt là trong điều kiện xã hội có
nhiều biến động về kinh tế xã hội là nảy sinh nhiều vấn
đề bức xúc như lao động trẻ em, di dân đô thị , di dân
ngoại vùng, thất nghiệp.....Tất cả những vấn đề đó đều
tác động mạnh đến hệ thống an sinh xã hội.


Sử dụng lao động trẻ em


4. những thành tựu và hạn chế của việc thực an sinh
xã hội và chính sách xã hội ở nước ta hiện nay.
1. Những thành tựu đã đạt được.
 Các chương trình xóa đói giảm nghèo ở tầm quốc gia
đã thu được những kết quả tốt đẹp.Được dư luận quốc tế
đánh giá cao,nhất là các chính sách xóa đói giảm nghèo
cho nông dân,vùng núi,vùng dân tộc thiểu số...
 Về việc giải quyết các vấn đề xã hội và thực hiện các
chính sách an sinh xã hội cho các cộng đồng dân cư của
nước ta đã nhận được những đánh giá tích cực từ cộng
đồng quốc tế.

Trong những năm qua Việt Nam đã thực hiện tốt các
chính sách về giáo dục,y tế, việc làm,cứu trợ xã hội


phúc lợi xã hội là những minh chứng tiến bộ đáng kể

trong thực hiện an sinh xã hội và chính sách xã hội.
 Các chính sách an sinh xã hội và chính sách xã hội đã
giải quyết kịp thời,đúng đắn,hợp lí,công bằng các vấn đề
xã hội,giữ vững ổn định, đoàn kết và đồng thuận xã hội,
thúc đẩy xã hội phát triển ổn định,bền vững.Thực hiện
“Dân giàu-Nước mạnh-Xã hội dân chủ-công bằng-Văn
minh”
2. Một số hạn chế.

Đất nước ta hiện nay đang đứng trước nhiều khó
khăn, thách thức do khủng hoảng kinh tế,tài chính tác
động vào cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế trong
nước suy giảm,lạm phát, thất nghiệp tăng nhanh, các


vấn đề xã hội phát sinh ngày càng nhiều.Trong khi các
chính sách về an sinh xã hội và chính sách xã hội của
nước ta đang còn nhiều bất cập.
 Chi phí cho các dự án,chính sách quá lớn trong khi
kinh tế nước ta tăng trưởng chậm, không thể đáp uqngs
hết các chính sách đã được hoạch định.

Việt Nam đang phải đổi mới mô hình tăng trưởng,
tái cấu trúc kinh tế, khắc phục những gia tăng của phân
hóa giàu - nghèo cũng như đang phải đối mặt với vấn
nạn tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại và thất thoát lớn
nguồn vốn xã hội mà đáng lẽ nên được dùng trong các
chính sách xã hội .
Tạo việc làm và giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ



cận nghèo và tái nghèo còn cao. Mức trợ cấp ưu đãi
người có công còn thấp.

Tạo việc làm và giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ
cận nghèo và tái nghèo còn cao. Mức trợ cấp ưu đãi
người có công còn thấp.

Chất lượng của các chính sách,dịch vụ còn thấp và
nhiều bất cập.

Các chính sách an sinh xã hội và chính sách xã hội
đối với vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế.

Công tác xây dưng,hoạch định và ban hành của các
cơ quan chức năng còn nhiều thiếu sót.


III. Kết luận.
Như vậy chính sách an sinh xã hội và chính sách xã
hội có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn
nhau.
Nhờ việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội
và chính sách xã hội của Đảng và nhà nước ta trong thời
gian qua đã giúp con người ngày càng ổn định về cuộc
sống trong nhiều lĩnh vực: y tế, tính mạng, tiền bạc …
Bên cạnh đó nhằm điều hòa và cân bằng, phát triển xã
hội, giải quyết các vấn đề tiêu cực nảy sinh trong xã hội.
An sinh xã hội và chính sách xã hội có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong sự phát triển bền vững xã hội.



Cảm ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe,
Chúc cả lớp có một buổi tối học vui vẻ!



×