Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Thể chế chính trị liên bang nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 24 trang )

Thể chế chính trị Liên bang Nga

Thực hiện: Nhóm 3
1. Ngô Hữu Hai
2. Cao Thị Hồng
3. Mai Thị Huyền
4. Trần Thị Hiền
5. Nguyễn Thị Hà


Nội dung
I. Khái quát về Liên bang Nga
II. Đặc trưng của thể chế chính trị Liên bang Nga
1. Hiến pháp
2. Thể chế nhà nước.
a. Lập pháp.
b. Hành pháp.
c. Tư pháp.
d. Chính quyền địa phương.
3. Các đảng chính trị và tổ chức chính trị-xã hội.
III. Đánh giá.


I. Khái quát về Liên bang Nga

Quốc kỳ



Nga là nhà nước cộng hòa bán tổng thống, gồm 83 liên bang. Nga là nước lớn nhất thế
giới với diện tích 17,075,400 km². Nga cũng là nước đông dân thứ chín thế giới với 142 triệu


người. Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và
sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình.
Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn
nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất
thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế
giới.


Thủ đô: Moscva


Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và Phật giáo là các tôn giáo truyền thống của Nga.

Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Đ




Gấu xám là một biểu tưởng của nước Nga


II. Đặc trưng của thể chế chính trị Liên bang Nga

1.

Hiến Pháp
Hiến pháp Liên bang Nga (thông qua năm 1993) được xây dưng trên cơ sở phân chia quyền
lực theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Quyền lực nhà nước được chia thành 3 loại: lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Các cơ quan này hoạt động độc lập và phối hợp với nhau, trong đó vai trò
điều hành hoạt động của mọi nhánh quyền lực do Tổng thống nắm giữ.



2 Thể chế nhà nước
a. Lập pháp

- Đuma quốc gia có 450 đại biểu nhiệm kì 4 năm; bầu chủ tịch, các phó chủ tịch và 27 ủy ban
thường trực, các nghị sĩ hoạt động chuyên nghiệp.
+ Quyền hạn của Đuma: thông qua các đạo luật liên bang kiểm tra, giám sát hoạt động của các
cơ quan hành pháp và tư pháp; thông qua quyết định của tổng thống về việc bổ nhiêm thủ tướng;
quyết định về vấn đề tín nhiệm đối với chính phủ….


+ Đuma quốc gia có thể bị giải tán bởi Tổng thống Liên bang.
- Hội đồng Liên bang có 178 thành viên. Đó là người đứng đầu cơ quan hành pháp và người
đứng đầu cơ quan lập pháp của 89 chủ thể Liên bang.
+ Hội đồng Liên bang có chức năng: Nghiên cứu, xem xét các dự luật Liên bang do Đuma
chuyển lên, sau đó chuyển lên Tổng thống; phê chuẩn việc bầu và bãi nhiệm các chức vụ: Thẩm
phán các Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao… Có thể bãi miễn Tổng thống bằng 2/3 số phiếu trở
lên.


b. Hành pháp
-Tổng thống Liên bang Nga do nhân dân trực tiếp bầu ra, chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân,

nhiệm kì 4 năm. Một người không được giữ chức Tổng thống quá 2 nhiệm kì liên tục.
+ Quyền hạn của Tổng thống đối với Quốc hội rất lớn: đưa ra sáng kiến luật, có thể gửi thông
điệp cho Quốc hội, công bố hoặc bãi bỏ những dự án luật; giải tán viện Đuma…


+ Là người đứng đầu cơ quan hành pháp, Tổng thống xác định những phương hướng cơ bản,

đường lối đối nội và đối ngoại của nhà nước; điều hành toàn bộ hoạt động của Chính phủ, quyết
định thành lập hoặc có thể tuyên bố giải tán Chính phủ bất cứ lúc nào. Tổng thống là tổng chỉ
huy tối cao lực lượng vũ trang.


+ Đối với cơ quan tư pháp, Tổng thống đề cử, giới thiệu các thẩm phán Tòa án Hiến pháp, Tòa
án Tối cao, Tổng kiểm sát trưởng; có quyền ân xá.
-Các cơ quan trực thuộc Tổng thống: ngoài Chính phủ là cơ quan hành pháp chủ yếu nằm dưới
sự điều hành trực tiếp của tổng thống , còn có văn phòng Tổng thống và Hội đồng an ninh quốc
gia.


Chính phủ là cơ quan lãnh đạo tập thể, thành phần gồm Thủ tướng, các phó Thủ tướng, các
Bộ trưởng, Giám đốc cơ quan an ninh liên bang, Chủ tịch ủy ban tài sản quốc gia, các tổng
cục…
- Thủ tướng không những lãnh đạo và tổ chức công việc của Chính phủ, mà còn là người xác
định những phương hướng cơ bản trong hoạt động của Chính phủ. Khi thực hiện quyền hạn của
mình, Thủ tướng phải tuân theo hiến pháp, pháp luật và sắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga.


Thủ tướng Medvedev

Tổng thống Vladimir Putin


.

c Tư pháp

Hệ thống cơ quan tư pháp Liên bang Nga bao gồm Tòa án hiến pháp, Tòa án tối cao, Tòa án

Trọng tài Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao. Các cơ quan trên đều có hệ thống cơ quan ở Trung
ương và địa phương. Đồng thời, hiến pháp nghiêm cấm việc thành lập các tòa án đặc biệt.


Đài kỷ niệm Người cưỡi ngựa đồng phía trước Toà án Hiến pháp Nga tại Saint Petersburg


d. Chính quyền địa phương
Về hành chính, Liên bang Nga gồm 7 đại khu, chia thành 89 khu vực lãnh thổ - hành chính,
gồm 21 nước cộng hòa, 49 tỉnh, 6 vùng, 1 tỉnh tự trị, 10 khu tự trị, 2 thành phố trực thuộc TƯ.


4. Các đảng chính trị và tổ chức chính trị-xã hội

Các đảng chính trị lớn của Nga gồm Nước Nga Thống nhất, Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ
Tự do Nga, và Nước Nga Công bằng.
Các tổ chức chính trị xã hôi: Tổ chức công đoàn, các tổ chức công nghiệp và kinh doanh, các
tổ chức quân nhân, các tổ chức phụ nữ và thanh niên, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức dân
tộc…


III. Đánh giá

- Thể chế nhà nước Nga được tổ chức theo cơ chế “ Tam quyền phân lập” nhưng nghiêng hẳn
về cơ quan hành pháp. Tổng thống Nga có quyền lực bao trùm lên cả 3 nhánh quyền lực.
- Đuma quốc gia có nhiều quyền hơn Hội đồng liên bang. Tuy nhiên, quyền lực của Đuma
quốc gia vẫn bị hạn chế so với nhánh hành pháp.


- Trong hệ thống tư pháp, bên cạnh các Tòa án như các nước theo cơ chế Tam quyền phân lập

khác, Liên bang Nga có thêm Viện kiểm sát và Tòa án Trọng tài tối cao.
- Hệ thống chính quyền địa phương tương đối phức tạp, các chủ thể được hưởng quyền tự trị
khác nhau.


- Điểm đặc biệt trong thể chế chính trị Nga là Nhà nước đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành chế độ đa đảng. Đảng cộng sản là đảng lớn, có cơ sở xã hội
rộng

rãi,

nhưng

hiện

nay

đang

bị

phân

hóa.

- Hiện nay quyền lực đang nằm trong tay một số nhóm tài phiệt, trùm tư bản, “
những người Nga mới”, đời sống của người lao động còn hết sức khó khăn.


Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe!!!




×