Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Thể chế chính trị liên hiệp vương quốc anh và bắc alen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.05 KB, 19 trang )

Thể chế chính trị Vương Quốc
Anh
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1
Lớp: 53B Chính Trị học


Danh sách thành viên nhóm 1 :
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Chemthavong Chem thit
Nguyễn Chí Công
Học Văn Dậu
Ngô Văn Dung
Nguyễn Nhật Dương
Lê Thị Thu Giang



I. VÀI NÉT VỀ VƯƠNG QUỐC ANH
1. Tên nước: Vương quốc anh là tên gọi tắt của Liên
Hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
2. Thủ đô: Luân-đôn
3. Vị trí địa lý: Quốc đảo nằm ở phía Bắc châu Âu, gồm
đảo Grây – tơ Britain với các vùng Anh ( thủ phủ Luân
Đôn), vùng Scotlen, xứ Uên, vùng Bắc Ailen, và hơn
4000 hòn đảo khác.


4. Diện tích: Tổng 244.000 km2
5. Khí hậu: Ôn đới
6. Đơn vị tiền tệ: Bảng Anh (Pound GBP)
7. Dân số: 63.047.162 người (2011), đông dân thứ 22
trên thế giới và thứ 3 trong EU (sau Đức và Pháp).


Thủ đô London nước Anh


8. Dân tộc: Anh 83,6%; Scotland 8,6%; xứ Wales
4,9%; Bắc Ai-len 2,9%; da màu 2%; Ấn Độ 1,8%

9. Tôn giáo: 71,6% Thiên Chúa giáo, 2,7% Hồi

giáo,

Ấn Độ giáo1%,

10.Ngôn ngữ: Tiếng Anh, ngoài ra có các tiếng địa
phương như tiếng Scottish tiếng Welsh, tiếng Ai-len,
tiếng Cornish
11.Ngày Quốc khánh: Ngày 11/6 (Kỷ niệm chính thức
ngày sinh Nữ Hoàng Elizabeth II)
12.GDP: 2.481 tỷ đô-la (2011), tăng trưởng GDP 1,1 %
(2011)


14. Bộ máy nhà nước:
Vương quốc Anh là nước theo hình thức thể

chế chính trị quân chủ đại nghị, bao gồm:
• Nữ hoàng: là Nguyên thủ quốc gia tượng trưng
cho sự thống nhất và bền vững của dân tộc,
đứng đầu Cơ quan Lập pháp và Hành pháp, là
tổng chỉ huy lực lượng vũ trang...
• Cơ quan lập pháp: Quốc hội Anh gồm 3 cơ
quan: Vua (hay Nữ hoàng), Thượng viện và
Hạ viện.
• Cơ quan hành pháp: Thủ tướng là người đứng
đầu Chính phủ do Nữ hoàng lựa chọn và được
Hạ viện thông qua.


Nữ hoàng Elizabeth II


II. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VƯƠNG QUỐC
ANH

Lịch sử hình thành thể chế chính trị Anh
Thể chế chính trị Anh gắn liền với sự hình thành và phát triển của lịch
sử châu Âu. Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ, từ thế kỉ thứ V nước Anh được
cai trị bởi các nền quân chủ hùng mạnh cho đến thế kỷ XVII.
Sang thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX, Anh đã phát triển thành một nước công
nghiệp. Đây là thời kì hình thành nền quan chủ lập hiến Anh.
Trong lịch sử, Vương quốc Anh là một nước quân chủ mạnh, cộng với
biên giới tự nhiên, đảm bảo cho nước Anh hầu như không bị xâm lược bởi
nước ngoài, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển liên tục của các thể chế
chính trị. Quá trình hình thành hệ thống chính trị Anh ít bị chi phối bởi các
yếu tố bên ngoài mà là kết quả của một tiến trình lịch sử lâu dài và đầy biến

động. Đó là quá trình thông qua sự phát triển và giải quyết mâu thuẫn, xung
đột lợi ích của nhiều tầng lớp, giai cấp trong xẫ hội.


Thể chế nhà nước
1. Lập pháp
a. Hạ viện
Hạ viện Anh do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhiệm kì 5 năm,
là cơ quan quyền lực tối cao trong bộ máy nhà nước.
Về thành phần, số lượng thành viên hạ viện thay đổi theo
sự gia tăng dân số,
Về cơ cấu tổ chức, Hạ viện bầu ra một chủ tịch và ba phó
chủ tịch.
Điểm đặc biệt trong Hạ viện là có chức danh thủ lĩnh ban
lãnh đạo đảng đoàn tại Hạ viện của đảng cầm quyền, do Thủ
tướng bổ nhiệm.
Bộ phận thư ký là do Tổng thư ký phụ trách. Tổng thư ký
không phải là thành viên Hạ viện do nhà Vua bổ nhiệm không
theo nhiệm kỳ.


• về vai trò và chức năng, Hạ viện là cơ quan quyền
lực cao nhất: là cơ quan lập pháp, có chức năng phe
chuẩn tất cả các đạo luật và hiệp định ký với nước
ngoài, có quyền phủ quyết đối với thượng viện. Hạ
viện thành lập Chính phủ và có thể giải tán Chính phủ
thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm. Mọi hoạt động của
Hạ viện đều bị đảng cầm quyền chi phối. Do vai trò
đặc biệt quan trọng của Hạ viện nên người ta thường
gọi Hạ viện là Quốc hội hay Nghị viện.



b.

Thượng viện

Thượng viện bao gồm các nhà quý tộc danh tiếng được kế thừa
từ chức tước đến danh hiệu quý tộc. Họ từ 21 tuổi trở lên và
có nhiệm kỳ suốt đời. Số lượng thành viên không cố định mà
thay đổi theo thời gian, thường trên dưới 1000 người. Thành
phần gồm 4 loại:
 Quý tộc thế tập
 Quý tộc không thế tập
 Tổng giám mục, giám mục
 Các thẩm phám
từ năm 1958, phụ nữ có quyền tham gia Thượng viện và theo tỷ
lệ đảng phái.


Về cơ cấu tổ chức, Chủ tịch Thượng viện là thành viên
Chính phủ do nhà Vua bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng,
nhiệm kỳ 5 năm. Giúp việc cho Chủ tịch có hai phó chủ tịch
do Thượng viện bầu ra nhiệm 1 năm. Bộ phận thư ký do tổng
thư ký phụ trách. Thượng viện có 17 ủy ban thường trực.
Vai trò của Thượng viện rất hạn chế nó không còn khả năng
cản trở việc thông qua luật của Hạ viện, mặc dù có thể trì
hoãn trong vòng một năm.
2. Hành pháp
Chính phủ gồm Thủ tướng và gần 80 bộ trưởng. Phần lớn họ là
hạ nghị sĩ, một số là thượng nghị sĩ.



a. Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng trên danh nghĩa là cố vấn tối cao của Nữ hoàng, mọi
hoạt động đều nhân danh Nữ hoàng. Là người đứng đầu nội
các, Chính phủ, Thủ tướng đảm nhiệm các chức năng đại
diện nhà nước trong quan hệ đối nội và đối ngoại.
Thủ tướng lập ban giúp việc gồm 10 người, trong đó có 6 thư ký
riêng giữ mối liên hệ với các bộ, 1 thư ký liên hệ với báo chí
còn lại là các cố vấn chính trị.
b. Nội các
Nội các là cơ quan quyền lực cao nhất trong cơ quan hành pháp,
thành phần do thủ tướng ấn định. Nội các lãnh đạo chung bộ
máy hành chính, phối hợp các hoạt động của các bộ, xác định
phương hướng cơ bản của Chính phủ, chuẩn bị dự luật, ban
hành các văn bản thuộc thẩm quyền của mình.


Trực thuộc nội các có khoảng 20 ủy ban thường trực. Các ủy ban
này có nhiệm vụ soạn thảo sơ bộ những vấn đề sẽ được thảo
luận trong nội các.
Nội các họp hàng tuần để thảo luận, để giải quyết các vấn đề
quan trọng của đất nước. Về danh nghĩa, nội các chịu trách
nhiệm tập thể trước Quốc hội và nhân dân.
c. Các bộ trưởng
Chia làm 4 nhóm:
 Bộ trưởng lãnh đạo các bộ là Quốc vụ khanh
 Bộ trưởng không bộ
 Bộ trưởng nhà nước
 Bộ trưởng thư ký



Các bộ trưởng có trách nhiệm điều hành cơ quan mình phụ trách.
Nếu không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc bất đồng ý kiến với thủ
tướng, họ có thể từ chức, Thủ tướng quyết định việc thay thế.
Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể trước Hạ viện, các bộ
trưởng chỉ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. Chính phủ chỉ có
thể bị Hạ viện giải tán, tuy nhiên, vì đa số Hạ viện là người của
đảng cầm quyền nên điều này rất khó xảy ra.
3. Tư pháp
Hệ thống tòa án Anh được thành lập từ rất sớm, từ thời phong
kiến. Đến nay nó cũng chỉ thay đổi chút ít cho phù hợp. Tòa án
phân cấp cho trung ương và địa phương.
 Tòa án địa phương gồm: tòa hòa giải, tòa án vùng, và các tòa
án khác.
 Tòa trung ương là tòa án tối cao bao gồm 3 bộ phận: Tòa nhà
vua, tòa tối cao, tòa kháng án.
 ngoài ra ở Anh còn có các tòa án chuyên ngành, như tòa hành
chính,tòa quân sự...


4. Chính quyền địa phương
Cơ cấu chính quyền địa phương ở Anh vô cùng phức tạp, mỗi
vùng có hệ thống khác nhau. Theo luật cải cách chính quyền
địa phương năm 1972 lãnh thổ Anh và xứ Uên được chia thành
52 lãnh địa, trong đó có đô thị.dưới lãnh địa là cấp quận. Có
quận thành phố, thị xã, có quận nông thôn hoặc quận hỗn hợp.
Tất cả các cơ quan trên đều có tổ chức quản lý là hội đồng
Quản hạt, đứng đầu là Chủ tịch hội đồng hay thị trưởng do
nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 4 năm.

Sự phân quyền giữa các cấp tương đối rõ ràng. Cấp lãnh địa phụ
trách các dịch vụ chính quyền, giáo dục, dịch vụ xã hội, cảnh
sát, phòng cháy chữa cháy...


III. KẾT LUẬN
Với lịch sử hình thành hơn 7 thế kỷ hệ thống chính trị Vương
quốc Anh được hình thành và triển ổn định từ chính sự vận
động nội tại, phát triển đất nước. Vì vậy, các thể chế chính trị
bao giờ cũng xuất hiện từ những vẫn đề thực tiễn và được thực
tiễn kiểm nghiệm, đúc kết. Do đó thể chế chính trị Anh thường
ăn sâu, bén rễ vào đời sống xã hội chứ không phải là những
yếu tố sao chép từ bên ngoài


cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe!



×