Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tết trung thu của bé chủ đề trường mầm non 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.93 KB, 33 trang )

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ “TRƯỜNG MẦM NON”
Thời gian thực hiện: 4 tuần. Từ ngày 01/ 9/ 2014 đến ngày 26/ 9/ 2014
MỤC TIÊU GIÁO
DỤC
Phát triển thể chất
- Biết tránh những vật
dụng và nơi nguy
hiểm trong trường ,
lớp mầm non.
- Phối hợp các bộ
phận trên cơ thể một
cách nhịp nhàng để
tham gia các vận đông
để phát triển cơ tay,cơ
chân.
- Nhận biết một số
thực phẩm thông
thường trong trường
MN.
- Ăn uống hợp vệ sinh
không ăn thức ăn,
bánh bị ôi thiu,..
- Có 1 số thói quen tốt
trong ăn uống và vệ
sinh, sinh hoạt: Mời
trước khi ăn, ăn hết
suất, rửa tay trước khi
ăn, sau khi đi vệ sinh,
vệ sinh răng miệng,
biết những nơi nguy
hiểm trong trường lớp.


Phát triển nhận thức
- Biết gọi đúng tên
Trường, tên Lớp, tên
cô giáo và tên các bạn
trong lớp mình.
- Biết tên và công việc
của các cô bác là nhân
viên trong trường
Mầm non.
- Biết gọi tên các khu
vực trong trường, tên
các đồ chơi ngoài sân
trường.
- Hình thành và phát
triển khả năng quan
sát, ghi nhớ có mục
đích.
- Biết được mục đích
của việc trẻ đi học là

HOẠT ĐỘNG GIÁO
GHI CHÚ
DỤC
- Hoạt động Thể dục buổi - Hoạt động học
sáng như Tập Earobic, - Hoạt động thể dục
BTPTC…
buổi sáng
- Hoạt động thể dục chính - Hoạt động ngoài trời
khóa: Đi trên vạch kẻ
thẳng trên sàn; Bò dích

dắc qua chướng 5 điểm;
Trườn theo hướng thẳng;
Chạy 15m trong 10 giây.
- Hoạt động chơi ngoài
trời như chơi TCDG Chi
chi chành chành; Kéo cưa
lừa xẻ; Lộn cầu vồng.
Chơi các trò chơi vận
động như bánh xe quay,
đổi đồ chơi cho bạn,…
NỘI DUNG GIÁO DỤC

-Trẻ nói được tên, địa chỉ
của trường, lớp.
- Hướng trẻ vào quan sát,
trò chuyện và biết đưa ra
nhận xét về trường lớp
của mình.
- Cho trẻ đếm đồ dùng đồ
chơi trong trường, lớp.
- Cho trẻ làm quen với
các đồ dùng đồ chơi có
màu sắc và hình dạng
khác nhau, nhận biết và
gọi tên các hình hình học.
- Thực hành, luyện tập
qua trò chơi, đếm các đồ
dùng, đồ chơi trong sân
trường.
- Đếm số 1, 2. So sánh

chiều dài. Nhận biết số 3,

- Hoạt động khám phá
khoa học
- Hoạt động làm quen
với Toán
- Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động góc


gì.
- Biết gọi đúng tên,
công dụng, cấu tạo,
chất liệu của một số
đồ dùng đồ chơi trong
lớp.
- Có thêm những hiểu
biết về các ngày lễ,
hội trong tháng 9
- Biết ngày hội đến
trường là ngày khai
giảng năm học mới.
- Biết 1 số phong tục
đặc trưng của ngày têt
trung thu: Rước đèn
trung thu, bày mâm cỗ
và phá cỗ đêm rằm âm
lịch 15/8.
Phát triển ngôn ngữ
- Biết lắng nghe cô và

các bạn nói, biết đặt
và trả lời các câu hỏi.
- Đọc thơ, kể chuyện
về trường, lớp mầm
non một cách diễn
cảm.
- Biết giao tiếp bằng
lời nói rõ ràng, mạch
lạc, lễ phép, thể hiện
cảm xúc phù hợp.
- Mạnh dạn, vui vẻ
trong giao tiếp.
- Biết gọi đúng tên
Trường, lớp, tên cô,
các bạn và tên các đồ
dùng đồ chơi trong
lớp.
- Biết bày tỏ tình cảm
của mình qua các câu
hỏi đơn giản.
- Làm quen với cách
sử dụng sách, bút,
cách đọc sách.
Phát triển tình cảm
và kĩ năng xã hội
- Giáo dục tinh thần
đoàn kết hòa đồng gần
gũi với bạn bè.
- Biết kính trọng, yêu
quí cô giáo, các cô bác


số 4. Phân biệt hình: Hình
vuông, hình tam giác,
hình chữ nhật.
- Tham quan, quan sát và
nhận xét quang cảnh
trường MN: tên trường,
đ/c, ngày hội 5/9, công
việc của các cô các bác.
- Trò chuyện với trẻ về
các thành viên bao gồm
Hiệu trưởng, Hiệu phó,
cấp dưỡng, bảo vệ trong
trường để trẻ có thêm
hiểu biết về trường của
mình.
- Trò chuyện với trẻ về
ngày Quốc khánh 2/ 9,
ngày 5/ 9, ngày Tết Trung
thu…
- Trò chuyện về trường
Mầm non, về các bạn, về
đồ dùng đồ chơi của lớp,
của trường.
- Trò chuyện với trẻ về
các ngày lễ trong tháng 9,
giúp trẻ nói và hiểu được
các cụm từ như Khai
giảng, Quốc Khánh, Tết
Trung Thu…

- Cho trẻ đọc thơ, kể
chuyện về Trường lớp, cô
giáo, về Tết Trung Thu.
- Cho trẻ tự giới thiệu về
bản thân mình cho cô và
các bạn cùng nghe
- Cho trẻ dùng bút chì và
làm quen với cách cầm
bút, cách tô các nét cơ
bản.

- Dạy trẻ một số quy tắc
ứng xử cơ bản và cần
thiết như chào cô, chào
ba mẹ và người lớn, biết
cảm ơn, biết xin lỗi trong
từng trường hợp.
- Dạy trẻ biết cách sử

- Hoạt động Làm quen
văn học
- Hoạt động Khám phá
khoa học
- Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động góc
- Hoạt động làm quen
chữ cái

- Hoạt động góc
- Hoạt động học

- Hoạt động đón và trả
trẻ
- Hoạt động dạo chơi
tham
- Hoạt động cho trẻ


trong trường, thân
thiện, hợp tác với các
bạn trong lớp.
- Trẻ biết lễ phép
trong giao tiếp như
chào cô, chào ba mẹ…
- Biết giữ gìn đồ dùng,
đồ chơi trong lớp,
trong trường.
- Biết giữ gìn bảo vệ
môi trường: cất gọn
gàng đồ chơi sau khi
chơi xong, không vứt
rác, bẻ cây…
- Biết tên địa chỉ của
trường đang học, biết
thực hiện một số qui
định của lớp, của
trường.
Phát triển thẩm mĩ
- Thể hiện bài hát về
trường mầm non một
cách tự tin có cảm

xúc.
- Thể hiện cảm xúc,
khả năng sáng tạo
trong các sản phẩm
tạo hình về trường
lớp, đồ dùng, đồ chơi,
cảnh vật…xung quanh
trường.

dụng các đồ dùng đồ chơi đánh răng, rửa tay
trong lớp, chơi xong phải - Hoạt động Làm quen
biết cất chúng vào nơi văn học
quy định gọn gàng.
- Dạy trẻ biết đoàn kết
với bạn trong khi chơi,
không dành đồ chơi,
không đánh bạn, cùng
nhau chơi vui vẻ.
- Dạy trẻ thói quen vệ
sinh cá nhân cũng như vệ
sinh môi trường như bỏ
rác vào sọt, không bẻ
cành ngắt hoa, không bôi
vẽ lên tường.

- Hát đúng giai điệu, lời
ca, hát rõ lời và thể hiện
sắc thái của bài hát qua
giọng hát, nét mặt, điệu
bộ…

- Biết nhận xét các sản
phẩm tạo hình của bạn về
màu sắc, đường nét, hình
dáng.
- Nói lên ý tưởng của
mình và tạo ra các sản
phẩm tạo hình theo ý
thích

- Hoạt động dạy hát,
Trò chơi âm, nghe hát
- Hoạt động góc
- Hoạt động tạo hình


KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1
CHỦ ĐỀ NHÁNH “NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG CỦA BÉ”
Thứ
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thời điểm
Đón trẻ,
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ .
chơi, thể
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu.
dục sáng
- Cho trẻ vào góc chơi tự do.

- Cho trẻ tập các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật, kết hợp bài hát Chào
ngày mới
+ Động tác tay: N1: 2 tay sang ngang. N2: 2 tay gập vào vai. N3 giống N1
(4L/8N). N4: Về TTCB
+ Động tác lưng bụng: N1: 2 tay đưa lên cao. N2: Cúi người xuống, chân
thẳng, 2 tay chạm vào mũi bàn chân. N3: giống N1. N4: Về TTCB
+ Động tác chân: N1: Hai tay sang ngang đồng thời kiễng chân. N2: Hai chân
khuỵu xuống, 2 tay song song trước mặt. N3: Giống N2. N4: Về TTCB
+ Động tác bật: N1: 2 chân bật tách đồng thời 2 tay sang ngang. N2: 2 tay
đưa cao qua đầu vỗ vào nhau đồng thời 2 chân khép. N3 giống N1. N4: Về
TTCB
- Điểm danh, báo ăn.
Đếm số 1-2
Bò dích dắc
Dạy hát
Truyện “ Củ
Thơ “Của
qua chướng
“Trường
cải trắng”
chung”_Trần
Hoạt động
ngại vật
chúng cháu là
Duy Đức
học
trường MN
”_Phạm
Tuyên
Góc xây dựng: Xây trường Mầm non

Chơi, hoạt Góc phân vai: Cửa hàng thực phẩm
động ở các Góc âm nhạc: Hát múa mừng trung thu
góc
Góc học tập: Xem sách, tranh ảnh về lễ hội mùa thu
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
Trò chơi vận động: Bắt vịt con
Hoạt động Trò chơi học tập: Giúp cô tìm bạn
chơi ngoài Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
trời
Chơi tự do, vẽ trường MN bằng phấn…
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
- Cô phân công cho một số trẻ giúp cô kê bàn ghế, trải khăn, kê sập ngủ, xếp
gối.
- Nhắc trẻ mời cô mời bạn trước khi ăn.
Ăn, ngủ
- Cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, dạy trẻ kỹ năng đánh răng đúng
cách.
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, mắc màn khi trẻ ngủ.
Chơi, hoạt - Cô cho trẻ chơi tự do ở các góc mà trẻ thích
động theo ý - Cô bao quát lớp và nhắc trẻ chơi đoàn kết, vui vẻ
thích
- Cô cho trẻ hát, đọc thơ các bài hát trong chủ đề
- Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân của mình, chào cô và ba mẹ khi về
Trả trẻ
- Cô trao đổi với phụ huynh những vấn đề cần thiết về tình hình trẻ trên lớp


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Trò chơi


Góc xây
dựng
Xây trường
mầm non
(Thứ 2, 4,
6)

Góc phân
vai
Cửa hàng
thực phẩm
(Thứ 3, 5)

Góc học
tập
Xem sách,
tranh ảnh
về lễ hội
mùa thu
(Thứ 2, 4,
6)

Các bước tiến hành
Thỏa thuận, bàn bạc
Thực hiện quá trình
trước khi chơi
chơi
- Cô gợi ý cho trẻ về nội - Cô cho trẻ tự chọn góc
dung của góc chơi hôm nay chơi và để trẻ chơi theo ý
là xây trường Mầm non.

thích.
- Hỏi trẻ: Để xây được - Cô bao quát, gợi ý giúp
trường thì cần những vật trẻ thực hiện xây công
liệu gì? Xây cái gì trước? trình của mình bằng cách
Bạn nào sẽ làm Đội trò chuyện, hỏi trẻ đồng
trưởng? Công việc của đội thời hướng dẫn trẻ chơi.
trưởng là gì?....
- Nếu có trẻ có biểu hiện
- Khi chơi với nhau các không muốn chơi hoặc
bạn phải chơi như thế muốn phá công trình thì
nào?...
cô nên can thiệp, giúp đỡ
- Nhắc trẻ biết liên kết với trẻ ngay.
các góc như các bạn xây
dựng nếu mệt có thể qua
góc phân vai để mua gì đó
để ăn…
- Cô hướng trẻ đến góc - Cô cho trẻ tự về góc
phân vai, cho trẻ kể tên ở chơi.
góc có những đồ chơi gì… - Hướng dẫn trẻ cách
dẫn dắt vào nội dung chơi trưng bày hàng hóa như
và giao nhiệm vụ.
thế nào cho tiện, cách
- Cho trẻ xung phong làm chào hàng…
người bán, người mua.
- Cô bao quát, giúp đỡ
- Gợi ý để trẻ kể tên công trẻ trong khi chơi
việc của người bán và
người mua hàng.
- Nhắc nhở trẻ chơi đoàn

kết
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ - Cho trẻ về góc chơi.
trong góc chơi.
- Cô có thể ngồi xem
- cho trẻ tự nhận góc chơi
tranh và trò chuyện cùng
- Nhắc trẻ chơi đoàn kết
trẻ, hướng dẫn trẻ cách
giở sách và cách xem
sách.

- Cô cho trẻ kể tên một số
Góc âm
bài hát quen thuộc về Tết
nhạc
trung thu, về trường lớp.
Hát múa
- Gợi ý cho trẻ cách múa
mừng trung hát, cách vận động theo
thu
nhạc.
(Thứ 2, 3, 4, - Phân công 1 trẻ có năng
5, 6)
khiếu làm đội trưởng để
hướng dẫn các bạn.

- Cô cho trẻ về góc chơi,
mở nhạc giúp trẻ và cho
trẻ cùng múa hát.
- Cô có thể cùng trẻ múa

hát.

Kết thúc trò chơi
- Cô đến góc nhận
xét về công trình
trẻ xây còn thiếu
gì, những gì xây
chưa hợp lí, trong
quá trình chơi trẻ
chơi
như thế
nào…
- Cô cho trẻ thu
dọn đồ dùng gọn
gàng.

- Cô đến góc phân
vai và nhận xét
quá trình chơi của
trẻ.
- Khen những trẻ
chơi tốt, động
viên trẻ chơi chưa
đạt
- Cho trẻ cất đồ
dùng gọn gàng
- Cô nhận xét góc
chơi của trẻ
- cho trẻ cất đồ
dùng, bàn , ghế…


- Cô nhận xét góc
chơi của trẻ.
- Tuyên dương
những trẻ vận
động đẹp và đúng
nhạc, động viên
các bạn còn yếu.
- Cho trẻ dọn dẹp
góc chơi


Góc thiên
nhiên
Chăm sóc
cây xanh
(Thứ 3, 5)

- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ
ở góc thiên nhiên.
- Hướng dẫn trẻ cách chăm
sóc cây gồm những công
việc gì, làm như thế nào…

- Cô cho trẻ về góc chơi
- Hướng dẫn trẻ cách
chăm sóc cây, nhắc trẻ
không bẻ cành, ngắt
hoa…


- Cô nhận xét góc
chơi
- Cho trẻ cất đồ
dùng đồ chơi


Hoạt động học:
“ĐẾM SỐ 1 – 2, NHẬN BIẾT ĐỐI TƯỢNG TRONG PHẠM VI 2”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 2. Nhận biết số 1 – 2. Biết so sánh chiều dài.
II. Chuẩn bị:
- Các thẻ số 1 – 2 – 3.
- Một số đồ chơi có số luợng 2 xung quanh lớp.
- Hai băng giấy màu giống nhau.
- Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1:
- Cô và trẻ cùng hát bài “Bàn tay cô giáo” bài hát nói về điều gì?
- Hằng ngày cô giáo thường làm những việc gì cho chúng mình?
- Dẫn dắt trẻ vào bài học.
Hoạt động 2:
* Ôn số lượng 1:
- Cho trẻ tìm đồ dùng, đồ chơi trong lớp có số lượng 1.
- Cho cả lớp đếm, kiểm tra.
- Gắn thẻ số 1 cho trẻ đọc.(Lớp, tổ, cá nhân)
- Cho trẻ vỗ tay theo hiệu lệnh của cô, vỗ tay hai lần.
Đọc thơ Bạn mới
* Nhận biết số 2:
- Cô xếp 2 cái cặp, 1 quyển sách.
- Cho trẻ so sánh số lượng 2 nhóm. Hỏi trẻ:

- Nhóm nào có số lượng nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
- Nhóm nào có số lượng ít hơn? ít hơn là mấy?
- Muốn số lượng 2 nhóm này bằng nhau ta làm thế nào?
- Cô nhấn mạnh cách xếp tương ứng dưới 1 cái cặp là 1 quyển sách
- Cô giới thiệu số 2, cho lớp đọc
- Cô phát cho trẻ, mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi trong đó có 2 quyển sách, 2 cái cặp và thẻ số 1, 2
- Cho trẻ thực hiện xếp giống cô rồi so sánh, thêm vào cho bằng nhau.
- Đếm lại và đặt số tương ứng.
* Luyện tập:
- TC: Thi xem ai nối nhanh.
Cho trẻ chơi nối nhóm đồ vật với chữ số tương ứng.
Hoạt động 3:
- Cô và trẻ cùng hát múa bài Vui đến trường


Hoạt động học
“BÒ DÍCH DẮC QUA CHƯỚNG 5 ĐIỂM”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên vận động và cách thực hiện vận động bò zích zắc qua 5 chướng ngại vật.
II. Chuẩn bị:
- Vòng thể dục 10 chiếc.
- 8 chiếc hộp, 2 lá cờ.
- Sân tập thoáng, rộng, sạch sẽ.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1:
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài “Vui đến trường”
- Hỏi trẻ tên trường, tên lớp, tên cô giáo.
- Được đến trường gặp lại các bạn, các cô chúng mình cảm thấy như thế nào? Vì sao?
- Dẫn dắt vào hoạt động học.
Hoạt động 2:

1. Khởi động:
- Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, vừa đi vừa làm động tác máy bay bay, sau đó cho trẻ đi
tay chống hông và đi kết hợp với các kiểu chân trên nền nhạc bài hát “bài tập buổi sáng”.
- Sau đó về đội hình 4 hàng dọc.
2. Trọng động:
* BTPTC:
- Tay: N1: 2 tay đưa sang ngang cao bằng vai
N2: hai tay gập lại, đầu ngón tay chạm vai
N3: Hạ tay xuống thả xuôi theo người.(4 lần/ 4 nhịp)
- Lưng: N1: Đứng thẳng, hai chân dang rộng
N2: Đưa thẳng hai tay cao quá đầu
N3: Cúi xuống, hai tay chạm bàn chân
N4: Đứng thẳng hai tay thả xuôi theo người. (4 lần/ 4 nhịp)
- Chân: N1: Đứng hai tay chống hông
N2: Một chân đặt lên trước khuỵu xuống
N3: Thu chân về, đổi chân thực hiện.(4 lần/ 4 nhịp)
- Bật nhảy: Bật tại chỗ.(2 lần/ 4 nhịp)
* Vận động cơ bản: Bò zích zắc qua 5 chướng ngại vật
- Cô cho trẻ chuyển về đội hình 2 hàng ngang đối diện.
- Cô giới thiệu tên vận động, giới thiệu cách thực hiện và làm mẫu.
+ Lần 1: Cô làm mẫu.
+ Lần 2: Cô vừa làm mẫu vừa giới thiệu cho trẻ biết cách thực hiện: Đứng trước vạch chuẩn
bị. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” thì chống hai tay sát vạch và cẳng chân sát sàn, lưng thẳng,
mắt nhìn phía trước. Bò phối hợp chân nọ tay kia bò theo đường zích zắc qua 5 chiếc hộp sao
cho không chạm vào hộp, bò đến vạch kết thúc thì đứng dậy, về cuối hàng đứng.
+ Cô cho 1 trẻ khá lên làm mẫu, nhận xét.
- Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức.
+ Lần lượt 2 trẻ ở đầu 2 hàng lên thực hiện.
+ Tổ chức thi đua giữa hai tổ, lần lượt trẻ ở hai hàng nối nhau bò, tổ nào xong trước sẽ thắng.
+ Cho 2 trẻ thực hiện tốt nhất lên thực hiện lại.

Trò chơi nhẹ Pha nước chanh
* Trò chơi vận động: “Chạy tiếp sức”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
Hoạt động 3:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, làm động tác chim bay về tổ và chuyển sang hoạt động khác.


DẠY HÁT “TRƯỜNG CHÚNG CHÁU LÀ TRƯỜNG MN”_Phạm Tuyên
Nghe: “Ngày đầu tiên đi học”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Hiểu nội dung bài hát.
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ âm nhạc.
- Băng đĩa nhạc, máy catset.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1
- Cho trẻ chơi trò chơi “tìm bạn thân”
- Dẫn dắt vào nội dung bài học.
Hoạt động 2
- Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả.
* Cô hát mẫu:
- Lần 1: Cô hát với nhạc
Các con vừa được nghe cô hát bài gì nào?
Các con có muốn xem cô vận động bài này không?
- Lần 2: Cô hát và kết hợp múa minh hoạ.
* Đàm thoại:
- Cô vừa hát cho lớp mình nghe bài hát gì? Của ai sáng tác?
- Bài hát nói về điều gì?
- Ở trường bé như thế nào?

- Các con có muốn hát bài hát này thật hay không?
* Trẻ hát:
- Cô dạy trẻ hát từng câu, chú ý những cháu không chịu hát để động viên, nhắc nhở trẻ kịp
thời.
- Cho trẻ hát cùng cô 3 lần.
- Cho trẻ hát theo nhiều hình thức: tổ, nhóm, cá nhân.
- Cả lớp hát lại.
Đọc thơ Mèo con đi học
* Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
Bài hát ngày đầu tiên đi học nhạc của Nguyễn Ngọc Thiện, lời do Viễn Phương viết đó các
bạn ạ. Bây giờ lớp mình cùng lắng nghe xem bài hát nói về điều gì nha.
- Cô hát lần 1với nhạc: Hát xong cô hỏi trẻ:
+ Tên bài hát là gì? Do ai sáng tác? Bạn nhỏ trong bài hát đi học như thế nào?
+ Còn lớp mình thì sao, các bạn đi học có nên khóc nhè không?
+ Các bạn ạ, đến lớp các bạn được các cô chăm sóc, được học hát học múa và học bao điều
hay, có ích vì vậy chúng ta phải đi học với tâm trạng vui vẻ thì mới học giỏi được các bạn nhớ
chưa nào.
- Cô hát lần 2 kết hợp múa minh hoạ, khuyến khích cả lớp hát cùng.
Hoạt động 3
Cô cho trẻ đọc bài thơ Bạn mới


Hoạt động học
TRUYỆN “CỦ CẢI TRẮNG”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên, hiểu nội dung câu chuyện.
II. Chuẩn bị:
- Slide minh hoạ nội dung câu chuyện.
III. Tiến hành hoạt động:

Hoạt động 1
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Tìm bạn thân”
- Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
- Trò chơi nói về điều gì?
- Trò chơi mô tả tình bạn thân ái, thắm thiết. Bạn bè biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn
nhau.
Hoạt động 2
* Kể truyện:
- Lần 1: Cô kể diễn cảm.
- Lần 2: Cô kể diễn cảm kèm slide minh hoạ.
* Đàm thoại và tóm tắt nội dung:
“Mùa đông đến rồi, trời lạnh buốt, thỏ con không còn gì để ăn, nó đành mặc áo ấm và đi ra
khỏi nhà…”
- Thỏ con đi đâu vậy cả lớp?
“Thỏ tìm mãi…về nhà”
- Bỗng thỏ con nhớ đến ai?
“Trời lạnh thế này… không có gì để ăn”
- Ai là người tìm ra củ cải trắng trước tiên?
- Thỏ con định mang củ cải trắng đến cho ai?
- Dê lại làm gì với củ cải trắng?
- Hươu con lại mang củ cải trắng đến cho ai?
Cô chốt lại:
- Các con ạ, trong cuộc sống của chúng ta ai cũng đều có những người bạn và đã là bạn bè thì
chúng ta phải biết quan tâm, chia sẻ với bạn những lúc bạn gặp khó khăn hay những khi bạn
buồn. Lớp mình cũng vậy, các bạn học cùng nhau, chơi cùng nhau và cùng nhau ăn, ngủ,
chúng ta còn thân thiết hơn một người bạn nữa đấy. Vì thế lớp mình phải đoàn kết vui vẻ,
không đánh nhau, không làm bạn buồn nhớ chưa nào.
* Kể chuyện tiếp sức:
Cô là người kể và dẫn chuyện, hướng dẫn trẻ kể chuyện tiếp sức cùng cô.
* Cô kể cho trẻ nghe lại câu truyện lần thứ 3 bằng cách đóng kịch

* Trò chơi: Tô màu các nhân vật
Cô cho trẻ tô màu các nhân vật trong truyện
Hoạt động 3
- Cô và trẻ cùng nắm tay nhau hát bài “Vui đến trường”


Hoạt động học
THƠ “CỦA CHUNG”_Trần Duy Đức
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ nhớ tên bài thơ, thuộc bài thơ từ đó giúp trẻ hiểu được những đồ dùng đồ chơi trên lớp là
tài sản chung của mọi người và mọi người đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ nội dung bài thơ.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1
- Cô và trẻ cùng hát bài Trường chúng cháu là trường Mầm non
- Trò chuyện, dẫn dắt trẻ vào bài thơ
Hoạt động 2
- Cô đọc diễn cảm 1 lần cho trẻ nghe
- Cả lớp vừa nghe cô đọc xong bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Cô đọc lại một lần nữa với tranh minh họa
- Cả lớp mình hãy cho cô biết trong bài thơ có nhắc đến những đồ dùng gì nào?
- Những đồ dùng đó là của ai?
- Chúng dùng để làm gì ?
- Ngoài những đồ dùng được nhắc đến trong bài thơ thì các bạn còn thấy trong lớp mình có
những đồ dùng gì nữa nào?
- Đó là những đồ dùng của lớp, vậy nhà trường có đồ dùng đồ chơi không?
- Những đồ chơi đó nằm ở đâu nào?
- Chúng ta khi chơi, khi học và cả khi ngủ nữa chúng ta có được phá đồ dùng đồ chơi không?
- Trong khi chơi chúng ta có được ném đồ dùng đồ chơi mạnh tay không?

- Còn khi chúng ta chơi xong chúng ta phải làm gì?
- Trong bài thơ nhắc chúng ta không được làm gì nào?
- Còn khi ngủ chúng ta có được tút dây chiếu, phá chăn, phá gối không cả lớp nhỉ?
- Lúc ăn xong các bạn phải cất những đồ dùng gì nào?.....
- Các bạn ạ, tất cả những đồ dùng đồ chơi trong lớp và cả trong trường là những tài sản chung,
chúng ta có quyền được chơi nhưng chúng ta cũng phải có trách nhiệm là bảo quản, giữ gìn
chúng bằng cách là khi chơi các bạn không được ném mạnh, không vẽ bậy lên bàn ghế, lên
tường. Khi ngủ các bạn không tút dây chiếu, không phá chăn gối, ngủ dậy biết gấp chăn, cất
gối đúng nơi quy định…. Còn khi chơi với đồ chơi ngoài trời các bạn cũng phải biết cách chơi,
không phá hư hỏng đồ dùng đồ chơi nhớ chưa nào.
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ 2 lần.
* Trò chơi: Cùng xếp đồ chơi
Cô chia thành 2 tổ, đưa một số đồ chơi bỏ lộn xộn. Yêu cầu trẻ sắp xếp chúng lên kệ cho gọn
gàng. Cô mở nhạc, khi kết thúc bài hát tổ nào xếp xong trước và gòn gàng sẽ thắng cuộc.
Hoạt động 3
Cho trẻ đọc bài thơ Giờ chơi và cất dọn đồ dùng


KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2
CHỦ ĐỀ NHÁNH “BÉ VỚI LỄ HỘI MÙA THU”
Thứ
Thời
điểm

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư


Thứ năm

Thứ sáu

- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ sau đó cất đồ
dùng cá nhân.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu.
- Cho trẻ vào góc chơi tự do.
- Cho trẻ tập các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật, kết hợp bài hát Chào
Đón trẻ, ngày mới.
chơi, thể + Động tác tay: N1: 2 tay sang ngang. N2: 2 tay gập vào vai. N3 giống N1
dục sáng (4L/8N)
+ Động tác lưng bụng: N1: 2 tay đưa lên cao. N2: Cúi người xuống, chân
thẳng, 2 tay chạm vào mũi bàn chân. N3: giống N1.
+ Động tác chân: N1: 2 chân bật tách đồng thời 2 tay sang ngang. N2: 2 tay
đưa cao qua đầu vỗ vào nhau đồng thời 2 chân khép. N3 giống N1.
- Điểm danh, báo ăn.
PTNT
PTTC
PTTM
PTNN
PTTCHoạt
KPXH
Tung bóng
Vẽ đèn ông
Thơ “Trăng
KNXH
động
Bé vui đón lên cao và bắt
sao

sáng”
Bỏ rác đúng
học
tết Trung thu
bóng
(Tiết mẫu)
(Trần Đăng
nơi quy định
Khoa)
Góc xây dựng: Xây trường Mầm non
Chơi,
Góc phân vai: Cửa hàng thực phẩm
hoạt
Góc âm nhạc: Hát múa mừng trung thu
động ở
Góc học tập: Xem sách, tranh ảnh về lễ hội mùa thu
các góc
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
Hoạt
Trò chơi vận động: Bắt vịt con
động
Trò chơi học tập: Giúp cô tìm bạn
chơi
Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
ngoài
Chơi tự do, vẽ trường MN bằng phấn…
trời
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
- Cô phân công cho một số trẻ giúp cô kê bàn ghế, trải khăn, kê sập ngủ, xếp
gối.

- Nhắc trẻ mời cô mời bạn trước khi ăn.
Ăn, ngủ
- Cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, dạy trẻ kỹ năng đánh răng đúng
cách.
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, mắc màn khi trẻ ngủ.
Chơi,
- Cô cho trẻ chơi tự do ở các góc mà trẻ thích
hoạt
- Cô bao quát lớp và nhắc trẻ chơi đoàn kết, vui vẻ
động
- Cô cho trẻ hát, đọc thơ các bài hát trong chủ đề
theo ý
thích
- Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân của mình, chào cô và ba mẹ khi về
Trả trẻ
- Cô trao đổi với phụ huynh những vấn đề cần thiết về tình hình trẻ trên lớp


Hoạt động học
“BÉ VUI ĐÓN TẾT TRUNG THU”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết ngày 15/8 âm lịch là ngày tết trung thu cổ truyền của dân tộc. Biết 1 số hoạt động
trong ngày trung thu.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về ngày tết trung thu.
- Đoạn video về các bạn nhỏ phá cỗ trung thu.
- Các bài hát về trung thu.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1:
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài “Chiếc đèn ông sao”.

- Cùng trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
- Dẫn dắt trẻ vào nội dung bài học.
Hoạt động 2:
* Cung cấp kiến thức:
- Tranh: Đèn ông sao.
+ Trên tay cô có gì đây?
+ Các con thấy chiếc đèn ông sao này như thế nào?
+ Đèn ông sao thường được dùng vào ngày lễ nào?
+ Đèn ông sao dùng để làm gì vào ngày lễ?
Cô chốt lại: Đây là chiếc đèn ông sao, đèn ông sao có 5 cánh, thường dùng vào các ngày tết
trung thu cổ truyền của dân tộc, để cho các bạn nhỏ đi rước đèn dưới trăng vào ngày 15/8 âm
lịch.
- Cô cho trẻ xem video về ngày tết trung thu. Sau đó hỏi trẻ:
+ Các con vừa xem đoạn phim về điều gì?
+ Các bạn nhỏ trong đoạn phim đang làm gì?
+ Các con thấy các bạn có vui không? Vì sao?
+ Trên mâm cỗ trung thu này các con thấy những gì?
+ Có những loại bánh nào? Loại hoa quả đặc trưng nào?
+ Vào ngày trung thu các con được xem con gì múa cùng với trống nào?
+ Có 2 nhân vật rất quen thuộc sẽ cùng các bạn nhỏ phá cỗ, các bạn có biết đó là ai không?
- Trung thu là ngày tết cho trẻ em nhưng cũng dành cho người lớn đó các con. Vào tết trung
thu mọi người thường bày tỏ sự quan tâm đến những người thân bằng cách mua bánh trung thu
về biếu cho nhau đó các bạn ạ.
- Cả lớp mình có muốn được ba mẹ thưởng cho một đêm trung thu ý nghĩa không?
- Vậy chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ nào?
* Trò chơi: Bé chuẩn bị gì cho tết Trung thu.
- Chia trẻ thành 3 tổ, mỗi tổ 1 nhiệm vụ
+ Tổ 1: Vẽ và tô màu chiếc đèn ông sao
+ Tổ 2: Nặn mâm ngũ quả
+ Tổ 3: Tô màu quần áo cho chị Hằng và Chú Cuội

- Cô mở 1 bài hát về trung thu, khi nào kết thúc bài hát là kết thúc trò chơi
Hoạt động 3:
- Cô và trẻ cùng hát múa bài Rước đèn dưới trăng


Hoạt động học
“TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết thực hiện tung bóng lên cao và bắt bóng bằng tay.
II. Chuẩn bị:
- Bóng cho đủ số trẻ.
- Đĩa nhạc có bài hát chủ đề
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1:
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Vui đến trường”
- Dẫn dắt trẻ vào bài học.
Hoạt động 2:
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, vừa đi vừa làm động tác máy bay bay, sau đó cho trẻ đi
tay chống hông và đi kết hợp với các kiểu chân trên nền nhạc bài hát “bài tập buổi sáng”. Sau
đó về đội hình 4 hàng dọc.
2. Trọng động:
* BTPTC:
- Tay: N1:
2 tay đưa sang ngang cao bằng vai
N2: hai tay gập lại, đầu ngón tay chạm vai
N3: Hạ tay xuống thả xuôi theo người.(4 lần/ 4 nhịp)
- Lưng: N1: Đứng thẳng, hai chân dang rộng
N2: Đưa thẳng hai tay cao quá đầu
N3: Cúi xuống, hai tay chạm bàn chân

N4: Đứng thẳng hai tay thả xuôi theo người. (4 lần/ 4 nhịp)
- Chân: N1: Đứng hai tay chống hông
N2: Một chân đặt lên trước khuỵu xuống
N3: Thu chân về, đổi chân thực hiện.(4 lần/ 4 nhịp)
- Bật nhảy: Bật tại chỗ.(2 lần/ 4 nhịp)
* Vận động cơ bản:
- Cho trẻ đứng theo đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau.
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
+ Lần 2: Cô làm mẫu kèm theo lời giải thích.
Cô đứng thẳng người, 2 chân khép lại, khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” 2 tay cô cầm bóng đưa ra
trước. Khi có hiệu lệnh “tung bóng” cô tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay.
- Mời 1 trẻ lên thực hiện mẫu giống cô, cô nhận xét.
- Cho trẻ thực hiện: Cô cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức.
+ Lần lượt 2 trẻ ở 2 đầu hàng lên thực hiện sau đó đi về cuối hàng, cứ thế cho đến hết.
+ Mời 2 trẻ thực hiện đẹp lên thực hiện lại.
Trong quá trình trẻ thực hiện cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi vận động: Tung và bắt bóng.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi:
- Cho trẻ chơi.
Hoạt động 3:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, làm động tác chim bay về tổ và chuyển sang hoạt động khác.


“VẼ ĐÈN ÔNG SAO”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết phối hợp các đường tròn với các nét thẳng, nét xiên để tạo thành đèn ông sao 5 cánh.
II. Chuẩn bị:
- Giấy A4, bút chì, bút sáp.
- Gía treo sản phẩm.

- Tranh mẫu.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1
- Trẻ và cô cùng hát bài “Chiếc đèn ông sao”.
- Cùng trò chuyện về chủ đề và nội dung bài hát.
- Dẫn dắt trẻ vào bài học.
Hoạt động 2
* Cung cấp biểu tượng:
Tranh 1: 1 chiếc đèn ông sao nhiều màu
- Cô có bức tranh gì đây?
- Bức tranh vẽ về cái gì?
- Ngôi sao có mấy cánh?(trẻ đếm) Có bao nhiêu màu? Đó là những màu gì?
- Bao quanh ngôi sao là hình gì đây? (hình tròn)
- Ngoài ra ngôi sao này còn có những hình gì?
Tranh 1: 2 chiếc đèn ông sao màu khác nhau
- Trong bức tranh này vẽ gì?
- Đèn ông sao này có mấy cánh nào?
- Đèn này có màu gì? Còn đèn này có màu gì?
* So sánh tranh 1 và tranh 2
- Các con thấy trong 2 bức tranh này có gì giống và khác nhau
- Cùng vẽ về cái gì nào?
- Đèn ông sao đều có mấy cánh
- Chúng khác nhau ở điểm nào cả lớp
Tranh 3: Các bé đang cầm đèn ông sao đi rước đèn
- Tranh này cô vẽ gì đây cả lớp?
- Các bạn nhỏ đang cầm gì trên tay nào?
- Các bạn thấy có nhiều đèn ông sao không?
- Những chiếc đèn này có đặc điểm gì?
* So sánh tranh 2 và tranh 3
- Các con thấy 2 bức tranh này có đặc điểm gì giống và khác nhau nào?

- Tranh nào có nhiều đèn ông sao hơn?
- Ngoài đèn ông sao các con còn biết những đèn lồng nào nữa, kể cho cô và các bạn cùng nghe
nào.
- Cô thì cô thích nhất bức tranh này ( Tranh 1) và hôm nay cô sẽ hướng dẫn lớp mình vẽ chiếc
đèn ông sao này nha
* Hướng dẫn trẻ cách vẽ và tô màu ngôi sao:
- Cô vừa vẽ vừa giải thích:
+ Đầu tiên cô vẽ 1 vòng tròn to ở giữa tờ giấy. Sau đó cô vẽ các nét xiên, sau đó nối các nét
xiên lại với nhau để tạo thành những cánh của ngôi sao sao cho các cánh đều nhau. Cuối cùng
cô vẽ 2 nét thẳng ở dưới chiếc đèn làm cán đèn.
+ Sau đó cô chọn màu tô sao cho ngôi sao này thật đẹp.
* Trẻ thực hiện: Cô mở nhạc nhẹ về chủ đề cho trẻ nghe
- Cô cho trẻ nêu lên ý tưởng của mình
- Các con có muốn vẽ và tô màu thật đẹp những ngôi sao của riêng mình không?
- Con sẽ vẽ đèn to hay nhỏ? Sẽ tô 1 màu hay nhiều màu nào?


- Hỏi trẻ tư thế ngồi đúng, cách cầm bút.
- Hỏi trẻ cách vẽ, cách tô màu.
- Cho trẻ thực hiện. Trong lúc trẻ vẽ cô bật nhạc chủ đề nhỏ.
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ.
Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Lần lượt từng trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình lên giá.
- Cho trẻ quan sát và trao đổi về sản phẩm của các bạn với nhau (1-2 phút)
- Các con thấy thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
- Cô chọn một vài bức tranh đẹp nhất giới thiệu cho cả lớp cùng xem.
- Cô nhận xét chung, tuyên dương những bài vẽ đẹp và động viên những bài chưa đẹp.
Hoạt động 3
Cô cho trẻ hát và vận động Chiếc đèn ông sao



THƠ “TRĂNG SÁNG”_ Trần Đăng Khoa
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ. Nhớ tên bài thơ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ nội dung bài thơ.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1
- Cho trẻ chơi trò “Dung dăng dung dẻ”
- Cùng trò chuyện về nội dung trò chơi.
- Dẫn dắt trẻ vào bài.
Hoạt động 2
* Giới thiệu bài thơ và đọc mẫu:
- Bài thơ “Trăng sáng”, tác giả Trần Đăng Khoa.
- Cô đọc mẫu.
+ Lần 1: Cô đọc mẫu.
+ Lần 2: Cô đọc mẫu kết hợp với tranh minh hoạ.
* Đàm thoại, trích dẫn:
- Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì?
- Chúng mình thấy bài thơ như thế nào?
+ “Sân nhà em sáng quá” Là nhờ cái gì?
“Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng chiếu vào”
+ Bạn ví trăng tròn như thế nào?
“Trăng tròn…không rơi”
+ Còn những đêm trăng khuyết thì bạn lại thấy trăng giống như cái gì?
+ Chúng mình có biết tại sao trăng khuyết không?
+ Khi bạn nhỏ đi chơi thì trăng như thế nào?
“Những đêm nào trăng khuyết…
… Như muốn cùng đi chơi”.

- Trăng là một hiện tượng tự nhiên rất đẹp, vào những ngày rằm như đêm trung thu trăng rất
tròn và sáng. Các con hãy yêu quý trăng và yêu thiên nhiên quanh mình nhớ chưa nào?
* Trò chơi: Vẽ bầu trời đêm
Chia trẻ thành 3 tổ, thi nhau vẽ bầu trời có trăng và sao. Tổ nào vẽ nhanh và tô màu đẹp sẽ
thắng cuộc
Hoạt động 3
Cô cho trẻ hát và vận động Bóng trăng trắng ngà


BỎ RÁC ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được mục đích của việc bỏ rác đúng nơi quy định là nhằm bảo vệ môi trường sạch
đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh có nội dung bảo vệ môi trường.
- Powerpoint về cảnh rác thải
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1
- Cô cho trẻ cùng đọc bài thơ Không vứt rác ra đường
- Trò chuyện về nội dung bài thơ, dẫn dắt trẻ vào bài.
Hoạt động 2
- Cô mở Powerpoint về một số hình ảnh xả rác bừa bãi rồi trò chuyện cùng trẻ:
+ Các con thấy trong hình ảnh rác thải được bỏ ở đâu?
+ Ai là người đã bỏ những rác đó các con có biết không?
+ Ai sẽ là người dọn chúng nhỉ?
- Các con ạ, mỗi gia đình và mỗi bản thân chúng ta hằng ngày vẫn thải ra một lượng rác
nhất định. Các con có thể thải những rác gì bạn nào cho cô biết nào?
- Đúng rồi, mỗi buổi sáng tới lớp cô thấy các bạn uống sữa, ăn sáng này và vỏ sữa, vỏ
hộp xôi, vỏ bánh kẹo…đó chính là rác thải đấy các con ạ. Vậy hằng ngày các con bỏ
chúng ở đâu, bạn nào cho cô biết nào?

- Nếu các con vứt rác ra sân trường thì sẽ như thế nào chúng ta hãy cùng quan sát lên đây
nào. Cho trẻ xem tranh sân trường đầy rác.
- Các con thấy khung cảnh của trường trở nên như thế nào, có đẹp không?
- Vậy là rác thải làm mất mỹ quan trường học này. Còn ở nhà thì sao, các con có thấy rác
xung quanh nhà mình không?
- Các con thấy nhà mình có đẹp không nếu xung quanh nhà đầy rác.
- Cho trẻ xem hình ảnh về rác thải ở ao hồ, sông, suối làm các con vật như cá, tôm chết,
nước bị ô nhiễm…
- Các con vừa được xem những hình ảnh về tác hại của việc xả rác bừa bãi, vậy bạn nào
cho cô biết nó gây cho môi trường chúng ta tác hại gì nào?
- Các con đã vừa được xem tác hại của việc xả rác bừa bãi, vậy bạn nào giỏi cho cô biết
chúng ta cần làm gì để không còn rác nữa nào.
- Đúng rồi, mỗi bản thân chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống của mình bằng
cách không xả rác bừa bãi ra sân trường, ra đường đi, ra xung quanh mà phải bỏ vào sọt
rác, vào nơi quy định để xử lí nhớ chưa nào. Có như vậy môi trường sống của chúng ta
mới xanh, sạch, đẹp và văn minh được cả lớp nhớ chưa nào.
- Cho trẻ đọc bài thơ Thùng rác trò chuyện
- Cô cho trẻ cùng ra ngoài và nhặt rác xung quanh khu vực trường, lớp cho sạch sẽ. vừa
nhặt rác cô vừa trò chuyện thêm.
Hoạt động 3
Cô cho trẻ xếp hàng đi rửa tay sach sẽ


KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3
CHỦ ĐỀ NHÁNH “TRƯỜNG MẦM NON”
Thứ
Thời
điểm

Thứ hai


Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ sau đó cất đồ
dùng cá nhân.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu.
- Cho trẻ vào góc chơi tự do.
- Cho trẻ tập các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật, kết hợp bài hát Chào
Đón trẻ, ngày mới.
chơi, thể + Động tác tay: N1: 2 tay sang ngang. N2: 2 tay gập vào vai. N3 giống N1
dục sáng (4L/8N)
+ Động tác lưng bụng: N1: 2 tay đưa lên cao. N2: Cúi người xuống, chân
thẳng, 2 tay chạm vào mũi bàn chân. N3: giống N1.
+ Động tác chân: N1: 2 chân bật tách đồng thời 2 tay sang ngang. N2: 2 tay
đưa cao qua đầu vỗ vào nhau đồng thời 2 chân khép. N3 giống N1.
- Điểm danh, báo ăn.
PTNT
PTTC
PTTM
PTNN
PTTCChia nhóm
Đi trên vạch
Tô màu
Truyện “Nếu

KNXH
Hoạt
đối tượng có kẻ thẳng trên trường mầm
không đi
Cố gắng hoàn
động
số lượng 2
sàn
non
học”
thành công
học
(Tiết đề tài)
(Thu Hằng)
việc được
giao
Góc xây dựng: Xây trường Mầm non
Chơi,
Góc phân vai: Cửa hàng thực phẩm
hoạt
Góc âm nhạc: Hát múa mừng trung thu
động ở
Góc học tập: Xem sách, tranh ảnh về lễ hội mùa thu
các góc
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
Hoạt
Trò chơi vận động: Bắt vịt con
động
Trò chơi học tập: Giúp cô tìm bạn
chơi

Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
ngoài
Chơi tự do, vẽ trường MN bằng phấn…
trời
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
- Cô phân công cho một số trẻ giúp cô kê bàn ghế, trải khăn, kê sập ngủ, xếp
gối.
- Nhắc trẻ mời cô mời bạn trước khi ăn.
Ăn, ngủ
- Cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, dạy trẻ kỹ năng đánh răng đúng
cách.
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, mắc màn khi trẻ ngủ.
Chơi,
- Cô cho trẻ chơi tự do ở các góc mà trẻ thích
hoạt
- Cô bao quát lớp và nhắc trẻ chơi đoàn kết, vui vẻ
động
- Cô cho trẻ hát, đọc thơ các bài hát trong chủ đề
theo ý
thích
- Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân của mình, chào cô và ba mẹ khi về
Trả trẻ
- Cô trao đổi với phụ huynh những vấn đề cần thiết về tình hình trẻ trên lớp


Hoạt động học
“CHIA NHÓM ĐỐI TƯỢNG CÓ SỐ LƯỢNG 2”
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn nhận biết số lượng 2, ôn kỹ năng đếm từ 1-2. Biết đếm đến 2, nhận biết các nhóm có 2
đối tượng.

II. Chuẩn bị:
- Đồ chơi, cặp sách có số lượng 2 (Đủ cho cô và cháu)
- Thẻ số 1, 2
- Tranh có đồ dùng về trường lớp số lượng 1, 2
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ hát Trường chúng cháu là trường mầm non
- Cùng trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
- Dẫn dắt trẻ vào nội dung bài học.
Hoạt động 2:
* Ôn số lượng 1, 2
- Ở trường mầm non chúng ta có rất nhiều những đồ dùng đồ chơi đẹp đúng không nào. Hãy
cùng đếm với cô xem cô có bao nhiêu đồ chơi nha
- Cô xếp xích đu ra và cho trẻ đếm
- Hãy cùng nhìn xem ngoài xích đu ra thì cô còn có gì nữa nào. Cô xếp cầu trượt ra và cho trẻ
đếm.
- Có bao nhiêu xích đu? Có bao nhiêu cầu trượt vậy cả lớp.
- Vậy để chỉ tương ứng 2 cầu trượt, 2 xích đu cô gắn chữ số mấy?
- Cô mời 1 bạn lên gắn thẻ số
Ngoài ra xung quanh lớp cô còn có một số bức vẽ về trường lớp rất đẹp, cả lớp hãy cùng quan
sát và tìm những tranh đó giùm cô nào. Trẻ tìm và đếm, gắn số, cô kiểm tra lại.
Chuyển tiếp cho trẻ hát Tập đếm
* Chia nhóm số lượng 2:
- Mỗi bạn nhỏ đi học được ba mẹ mua cho 1 cặp sách đúng không nào. Vậy bây giờ chúng ta
hãy đếm cho cô xem cô có bao nhiêu cặp sách nha. Cô xếp 2 cặp ra và cho trẻ đếm
- Đến lớp cô phát cho mỗi bạn một quyển sách rất xinh. Hãy cùng đếm xem cô có bao nhiêu
quyển sách. Cô xếp 1 quyển sách ra
- Các bạn thấy số lượng cặp và số lượng sách như thế nào với nhau?
- Số lượng nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
- Số lượng nào ít hơn? Ít hơn là mấy?

- Vì sao con biết là cặp nhiều hơn sách?
- Muốn cho số lượng cặp và sách bằng nhau ta phải làm thế nào?
- Cho trẻ lên thêm vào và gắn số tương ứng.
- Cô tặng cho các bạn học sinh nghèo 1 cái cặp. Bây giờ cả lớp thấy số lượng cặp và sách như
thế nào với nhau? Cho trẻ đếm
- Số sách nhiều hơn số cặp là mấy? Số cặp ít hơn số sách là mấy?
- Đọc 2 bớt 2 còn 1
- Nếu muốn số cặp và số sách bằng nhau ta phải làm thế nào?
- Cho trẻ đọc 1 thêm 1 bằng 2
- Cô bớt sách và hỏi trẻ tương tự, cho trẻ lên thêm và gắn số.
- Cô chia số cặp và sách thành 2 nhóm, cho trẻ lên gắn số. Hỏi trẻ số lượng mỗi nhóm là bao
nhiêu sau đó cô gộp lại và cho trẻ đếm.
- Các con ạ, nhóm đối tượng có số lượng 2 khi tách ra nhiều phần nhưng khi gộp lại chúng vẫn
bằng 2 cả lớp mình nhớ chưa nào.
Chuyển tiếp chơi Pha nước chanh
* Trẻ thực hiện:


Cô cho trẻ lấy rổ ra và xếp theo yêu cầu của cô, chia nhóm và tách, gộp, gắn số
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý bao quát giúp đỡ trẻ.
* Trò chơi: Đi siêu thị
* Cho trẻ làm vở bài tập toán So sánh 1 – 2.
Hoạt động 3:
- Cho trẻ đọc thơ Bạn mới


Hoạt động học
“ĐI TRÊN VẠCH KẺ THẲNG TRÊN SÀN”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên vận động và cách thực hiện vận động “đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn”

II. Chuẩn bị:
- Sân tập thoáng mát, sạch sẽ.
- Nhạc cho trẻ
- Dây để trẻ kéo co
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ đọc thơ Lên bốn
- Cùng trò chuyện với trẻ về trường mầm non
- Để có sức khỏe tốt cho chúng ta mỗi ngày đều được tới trường, tới lớp học tập thì hôm nay
cô và các bạn sẽ cùng tập thể dục nha.
Hoạt động 2:
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, vừa đi vừa làm động tác máy bay bay, sau đó cho trẻ đi
tay chống hông và đi kết hợp với các kiểu chân trên nền nhạc bài hát “Em đi mẫu giáo”.
- Sau đó về đội hình 4 hàng dọc.
2. Trọng động:
* BTPTC:
- Tay: N1:
2 tay đưa sang ngang cao bằng vai
N2: hai tay gập lại, đầu ngón tay chạm vai
N3: Hạ tay xuống thả xuôi theo người.(4 lần/ 4 nhịp)
- Lưng: N1: Đứng thẳng, hai chân dang rộng
N2: Đưa thẳng hai tay cao quá đầu
N3: Cúi xuống, hai tay chạm bàn chân
N4: Đứng thẳng hai tay thả xuôi theo người. (4 lần/ 4 nhịp)
- Chân: N1: Đứng hai tay chống hông
N2: Một chân đặt lên trước khuỵu xuống
N3: Thu chân về, đổi chân thực hiện.(4 lần/ 4 nhịp)
- Bật nhảy: Bật tại chỗ.(2 lần/ 4 nhịp)
* Vận động cơ bản: Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn

- Cho trẻ đứng theo đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau.
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
+ Lần 2: Cô làm mẫu kèm theo lời giải thích.
Cô đứng trước vạch xuất phát, 2 tay buông tự nhiên, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh
bắt đầu bước chân phải đi trước, mắt nhìn xuống vạch, cô đi từ từ và nhẹ nhàng trên vạch kẻ
không đi ra ngoài vạch cho đến cuối vạch kẻ. Sau đó cô về cuối hàng đứng.
- Mời 1 trẻ lên thực hiện mẫu giống cô, cô nhận xét.
- Cho trẻ thực hiện: Cô cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức.
+ Lần lượt 2 trẻ ở 2 đầu hàng lên thực hiện sau đó đi về cuối hàng, cứ thế cho đến hết.
+ Lần 2 cô cho 2 hàng thi đua nhau xem đội nào đi nhanh và đi đúng nhất sẽ thắng cuộc.
+ Mời 2 trẻ thực hiện đẹp lên thực hiện lại.
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi vận động: Kéo co
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi:
- Cho trẻ chơi.
Hoạt động 3:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, làm động tác chim bay về tổ và chuyển sang hoạt động khác.


Hoạt động học
“TÔ MÀU TRƯỜNG MẦM NON”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được trong trường mầm non thường có những đồ dùng đồ chơi gì và màu sắc của
chúng như thế nào.
II. Chuẩn bị:
- Tranh có hình vẽ về trường mầm non, bút sáp
- Giá treo sản phẩm.
- Tranh mẫu.
III. Tiến hành hoạt động:

Hoạt động 1
- Trẻ và cô cùng hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Cùng trò chuyện về chủ đề và nội dung bài hát.
- Các bạn có yêu quý trường, lớp của mình không?
- Vậy các bạn phải làm gì để giữ cho trường lớp sạch đẹp nào?
- Dẫn dắt trẻ vào bài học.
Hoạt động 2
* Cung cấp biểu tượng:
Tranh 1: Trường mầm non ở vùng cao
- Cô có bức tranh gì đây?
- Bức tranh vẽ về cái gì?
- Các bạn có biết đây là trường mầm non ở đâu không?
- Trong tranh ngôi trường được tô những màu gì nào?
- Các bạn có thấy đồ dùng đồ chơi gì không?
- Xung quanh trường có những gì vậy cả lớp?
- Chúng được tô màu gì?
Tranh 1: Trường mầm non ở huyện
- Trong bức tranh này vẽ gì?
- Các bạn có biết trường này nằm ở đâu không?
- Có gì ở sân trường nào?
- Cái cầu trượt này có màu gì vậy cả lớp?
- Còn cái bập bênh này màu gì?
- Ở xa xa có gì đây?
- Cái nhà banh này to hay nhỏ?
* So sánh tranh 1 và tranh 2
- Các con thấy trong 2 bức tranh này có gì giống và khác nhau
- Cùng vẽ về cái gì nào?
- Chúng khác nhau ở điểm nào cả lớp?
Tranh 3: Trường mầm non ở thành phố
- Tranh này cô vẽ gì đây cả lớp?

- Cả lớp hãy đoán xem trường Mầm non này ở đâu? Vì sao các bạn biết là ở thành phố?
- Có những đồ chơi gì nào?
- Các bạn nhỏ đang làm gì vậy?
Tranh 4: Trường mầm non của bé
- Cô trò chuyện tương tự
* So sánh tranh 3 và tranh 4
- Các con thấy 2 bức tranh này có đặc điểm gì giống và khác nhau nào?
- Tranh nào có nhiều đồ chơi hơn?
- Ngoài đồ chơi các con còn thấy có gì trong tranh không?
- Các con có muốn tô màu cho trường mầm non của mình thêm đẹp không?


- Vậy thì hôm nay cô sẽ cho các bạn cùng tô màu trường của mình để xem bạn nào là người tô
màu đẹp nhất lớp mình nha.
Cho trẻ đọc thơ bài Mẹ và cô rồi về ghế ngồi.
* Trẻ thực hiện: Cô mở nhạc nhẹ về chủ đề cho trẻ nghe
- Cô cho trẻ nêu lên ý tưởng của mình
- Các con sẽ chọn những màu nào để tô nào?
- Hỏi trẻ cách cách tô màu.
- Tô như thế nào cho đẹp nào?
- Hỏi trẻ tư thế ngồi đúng, cách cầm bút màu
- Cho trẻ thực hiện. Trong lúc trẻ vẽ cô bật nhạc chủ đề nhỏ.
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ.
Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Lần lượt từng trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình lên giá.
- Cho trẻ quan sát và trao đổi về sản phẩm của các bạn với nhau (1-2 phút)
- Các con thấy thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
- Cô chọn một vài bức tranh đẹp nhất giới thiệu cho cả lớp cùng xem.
- Cô nhận xét chung, tuyên dương những bài tô màu đẹp và phối màu hợp lí, động viên những
bài chưa đẹp.

Hoạt động 3
Cô cho trẻ hát cùng hát và vận động Em đi mẫu giáo


Hoạt động học
TRUYỆN “NẾU KHÔNG ĐI HỌC
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ tên chuyện và tác giả.
II. Chuẩn bị:
- Poweroint nội dung câu chuyện
- Một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1
- Cho trẻ chơi trò “Dung dăng dung dẻ”
- Cùng trò chuyện về nội dung trò chơi.
- Bạn Dê trong bài đồng dao còn biết đi học vậy thì chúng ta đi học có lợi ích gì, và nếu chúng
ta không đi học thì chuyện gì sẽ xảy ra thì hôm nay cô và các bạn sẽ cùng tìm hiểu qua câu
chuyện Nếu không đi học của cô Thu Hằng kể nha
Hoạt động 2
- Cô kể lần 1 diễn cảm
- Cô vừa kể cho các bạn nghe câu chuyện gì vậy?
- Để câu chuyện sinh động hơn thì bây giờ cô sẽ kể cho bạn cùng nghe câu chuyện qua màn
ảnh nhỏ nha
- Cô kể chuyện bằng Slide cho trẻ nghe
- Cô tóm tắt nội dung câu chuyện cho trẻ nghe
- Đàm thoại:
+ Câu chuyện có tên là gì? Do ai sáng tác?
+ Trong truyện gồm những nhân vật nào?
+ Bạn Gà con đã rủ những bạn nào đi học?
+ Tại sao các bạn ấy không đi học?

+ Chuyện gì đã xảy ra với các bạn ấy?
+ Nếu không đi học thì sẽ có lợi hay có hại?
+ Qua câu chuyện còn rút ra bài học gì cho bản thân mình nào?
- Bây giờ các bạn có muốn cùng cô kể câu chuyện này không?
Cho trẻ kể chuyện tiếp sức, cô giúp đỡ trẻ những đoạn trẻ không thuộc.
- Để tái hiện lại nội dung câu chuyện thì hôm nay đoàn kịch của lớp Chồi 2 sẽ cùng nhau diễn
lại vở kịch Nếu không đi học cho chúng ta cùng thưởng thức
* Trò chơi: Tô màu các nhân vật
Hoạt động 3
Cô cho trẻ hát và vận động Em đi mẫu giáo


×