LỜI MỞ ĐẦU
“Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy
chắm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.
Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ.” ( “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và
giáo dục thiếu niên, nhi đồng” bài đăng trên Báo Nhân dân số 5526 ngày 1-61969 của Chủ Tịch Hồ Chí Minh).
Lời nói đó của Bác vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận ngày nay khi mà
chiến lược phát triển con người đang là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà
Nước, là tương lai của gia đình và của toàn xã hội. Tuy nhiên, không phải ai
sinh ra cũng được hưởng sự chăm sóc đầy đủ về mặt vật chất và tinh thần vẫn
còn đó rất nhiều những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chưa được
hưởng sự chăm sóc và quan tâm của gia đình và cộng đồng. Đó là một trong
những thách thức lớn đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của Nhà nước và Xã hội, sự
đầu tư nguồn lực, trí tuệ, tình yêu thương và trách nhiệm đối với những chủ
nhân tương lai của đất nước.
Trẻ em mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng là một trong những đối tượng khó
khăn đặc biệt cần được chăm sóc và bảo vệ. Chính vì vậy mà hệ thống chính
sách không ngừng được cải thiện, một phần không nhỏ ngân sách Nhà nước
được chi cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục bộ phận trẻ em có
nhiều mất mát, thiệt thòi. Thể hiện mối quan tâm này, Việt Nam là nước đầu
tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về
Quyền trẻ em.
Hiện nay trên cả nước đã hình thành một hệ thống các trung tâm bảo trợ xã
hội với nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em lang thang, trẻ em nhiễm HIV…Làng trẻ em
Birla Hà Nội là một trong những đơn vị có chức năng nhiệm vụ như vậy. Qua
24 năm xây dựng và trưởng thành Làng trẻ em Birla Hà Nội đã có những
đóng góp to lớn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em mồ côi mất
1
nguồn nuôi dưỡng của Thành phố Hà Nội nhằm bù đắp phần nào những thiệt
thòi của các em.
Trong quá trình học tập tại trường thực tập tốt nghiệp là khâu rất quan
trọng đánh giá sự trưởng thành của sinh viên trong quá trình học tập rèn luyện
tại trường và đối với công việc sau này của mỗi sinh viên. Thông qua thực tập
sinh viên sẽ được tiếp cận thực tế, với những vấn đề của đối tượng, được rèn
luyện kỹ năng chuyên môn…tại nơi mình thực tập. Trên cơ sở đó sinh viên có
cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tế, trau dồi, rèn luyện đạo đức, tác phong
nghề nghiệp và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy mà tôi đã chọn Làng
trẻ em Birla Hà Nội là nơi tiến hành kỳ thực tập tốt nghiệp của mình với
mong muốn sẽ có cơ hội vận dụng những kiến thúc, kỹ năng mà mình đã có
trong thời gian học tập tại trường để áp dụng vào thực tế. Và cũng mong
muốn đóng góp một phần nhỏ bé sức lực của bản thân để giúp đỡ các em nhỏ
nơi đây.
Trong quá trình hoàn thiện bài báo cáo do trình độ chuyên môn còn hạn chế
nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để báo cáo thực tập tốt
nghiệp của em được hoàn thành hơn nữa.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Thị Vân, Thạc sỹ
Nguyễn Huyền Linh là người đã trực tiếp hướng dẫn em thực tập tại trường,
cô Trịnh Thị Kim Thanh – kiểm huấn viên tại cơ sở đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành bài báo cáo và kỳ thực tập cuối
cùng này của mình.
Hà Nội, ngày 4 tháng 2 năm 2015
Sinh viên
2
PHẦN I AN SINH XÃ HỘI
I. Khái quát đặc điểm, tình hình chung của Làng trẻ em Birla Hà Nội.
1. Đặc điểm tình hình tại Làng trẻ em Birla Hà Nội.
1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Làng trẻ em Birla Hà
Nội.
Làng trẻ em Birla Hà Nội là đơn vị nuôi trẻ mồ côi của Thành phố Hà
Nội, trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, được thành lập
ngày 20/11/1987, theo quyết định số 5026/QĐ-TC của UBND Thành Phố Hà
Nội.
Hiện nay địa điểm của Làng trẻ tại: Số 4 Phố Doãn Kế Thiện – Mai Dịch –
Cầu Giấy – Hà Nội.
Làng trẻ em Birla Hà Nội là công trình quà tặng của ngài Birla người Ấn
Độ - Giáo sư tiến sĩ - Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp nhẹ Cimcô Birla và gia đình tặng UBND Thành Phố Hà Nội khi ngài đi thăm và làm việc
tại Việt Nam năm 1983.
Công trình được khởi công cây dựng năm 1985 và hoàn thành năm 1987
với cơ sở hạ tầng ban đầu bao gồm:
Khu A là nơi làm việc của bộ máy quản lý của Làng trẻ và khu học nghề,
sinh hoạt ngoại khoá của Làng trẻ sau giờ đi học tại trường; nhà mẫu giáo N;
02 nhà nuôi trẻ C1, C2 với quy mô nuôi 25 trẻ / nhà.
Sau khi xây dựng xong công trình, gia đình Ngài Birla giao lại cho
UBND Thành phố Hà Nội quản lý ( Ngài Birla bị bệnh hiểm nghèo đã qua
đời khi công trình chưa xây dựng xong) và gia dình cùng tập đoàn Cimcô
Birla không giúp đỡ gì thêm cho các cháu mồ côi của Làng.
Những ngày đầu hình thành với muôn vàn khó khăn do ngân sách nhà
nước cấp có hạn và nền kinh tế chung của xã hội còn thấp nhưng vượt lên
những khó khăn đó ngày 15/8/1988 Làng trẻ đón 50 trẻ hoàn toàn mồ côi cả
cha lẫn mẹ, phát triển bình thường ở độ tuổi đón vào 2 - 12 tuổi của Thành
3
phố Hà Nội vào nuôi, nguồn kinh phí nuôi dưỡng do UNND Thành phố Hà
Nội chịu trách nhiệm.
Đến năm 1992 bằng tình cảm và sự cố gắng của cán bộ, của các bà mẹ dù
số cán bộ không tăng, trang bị cơ sở vật chất của 02 nhà nuôi trẻ như cũ, Làng
đã nuôi lên 80 trẻ.
Năm 1996, Ban lãnh đạo của Làng trẻ em Birla Hà Nội đã xây dựng Dự
án xin xây dựng thê 01 nhà nuôi trẻ. Dự án đã được UBND Thành phố phê
duyệt và cấp ngân sách xây dựng trong năm 1998.
Năm 2007, để chuẩn bị chi việc mở rộng địa giới hành chính sát nhập
tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội và một phần tạo điều kiện thuận lợi cho
việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn. Với sự giúp đỡ
về nguồn vốn của Chính phú Nhật Bản và của Ủy ban nhân dân Thành phố
Hà Nội, Làng trẻ em Birla Hà Nội đã xây dựng thêm 01 nhà nuôi trẻ C4. Số
lượng trẻ mồ côi hiện nay được nuôi tại Làng trẻ ở 04 gia đình là 120 trẻ.
1.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chính sách ASXH.
Với diện tích là 9.457 mét vuông có thể nói Làng trẻ em Birla Hà Nội có
diện tích khá rộng và thoáng mát thích hợp cho môi trường sống của trẻ.
Ngoài khu nhà làm việc của cán bộ, khu nhà nuôi trẻ Làng còn có sân bóng,
khu vui chơi cho trẻ, vườn cây ăn quả…tạo điều kiện tốt cho trẻ về mặt thể
chất và tinh thần. Sau mỗi giờ học, hay vào dịp cuối tuần các em nam trong
Làng lại hào hứng đá bóng vừ rèn luyện sức khỏe, vừa thể hiện năng khiếu
của bản thân. Khu vui chơi cũng khá rộng, có cầu trượt, xích đu…giúp các em
thấy thoải mái sau những buổi học căng thẳng.
Hơn nữa với vị trí địa lý thuận lợi: nằm gần trục đường giao thông quan
trọng, đường cao tốc Nam Thăng Long, Làng trẻ em Birla Hà Nội có vị trí vô
cùng thuận lợi cho giao thông, cũng như việc cập nhật thông tin, tiếp nhận các
nguồn viện trợ từ bên ngoài.
Do nằm tại khu vực trung tâm thông tin văn hóa nên việc áp dụng thực
hiện các chính sách an sinh xã hội của nhà nước rất được quan tâm và thực
4
hiện đầy đủ, từ việc thực hiện các chính sách chăm sóc nuôi dưỡng cho đến
các chính sách tiếp nhận, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng…
Là một trong những đơn vị trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội Hà Nội và có vị trí tại trung tâm Hà Nội nên Làng nhận được sự quan tâm
thường xuyên của lãnh đạo Sở, lãnh đạo Thành phố, các ban ngành trên địa
bàn…. Được lãnh đạo Sở và Thành phố quan tâm Làng thường xuyên được
đón những đoàn khách quốc tế khi sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy.
* Chức năng:
Là một đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở Lao Động Thương
Binh và Xã Hộ Hà Nội Làng trẻ em Birla Hà Nội có chức năng tiếp nhận,
quản lý, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn có hộ
khẩu tại Hà Nội.
Làng trẻ có chức năng đảm bảo hệ thống an sinh xã hội của đất nước. Nuôi
dạy các em mồ côi có hoàn cảnh gia đình khó khăn trong độ tuổi từ 2 – 18
tuổi, giúp các em trở thành người công dân có ích cho xã hội, cho sự phát
triển của đất nước.
Bên cạnh đó Làng trẻ cũng luôn kêu gọi các tổ chức, cá nhân từ thiện trong và
ngoài nước chung tay giúp đỡ các cháu cố hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất
và tinh thần.
* Nhiệm vụ:
- Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục 120 trẻ em mồ côi cả
cha, mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ người còn lại không có khả năng lao động, trẻ bị
mất nguồn nuôi dưỡng.
- Đảm bảo cho trẻ được theo học ở mọi cấp học khi các em đến tuổi đi học,
chịu trách nhiệm đóng góp các khoản chi phí cho trẻ ở trường.
- Đảm bảo sức khỏe của trẻ trong khả năng tốt nhất, những trường hợp ngoài
khả năng của Làng sẽ được chuyển đến các trung tâm y tế, các bệnh viện để
chữa trị kịp thời.
5
- Phối hợp chặt chẽ giữa Làng và Nhà trường, chính quyền địa phương nơi trẻ
sinh ra, người thân cũng như các tổ chức đoàn thể xã hội trong công tác quản
lý giáo dục trẻ phát triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách.
- Tổ chức tốt công tác tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích
nguồn kinh phí của nhà nước, các nguồn tài trợ của các cơ quan, tổ chức, gia
đình và cá nhân làm từ thiện trong và ngoài nước.
* Quyền hạn:
- Làng có thẩm quyền xác minh thân nhân, hoàn cảnh gia đình của đối tượng
tại địa phương nơi đối tượng sinh sống.
- Được quyền tiếp nhận đối tượng vào Làng nuôi dưỡng khi đối tượng có đủ
và đúng các yêu cầu, quy định của Nhà nước và được sự đồng ý của Sở Lao
động thương binh và xã hội Hà Nội.
- Quyền cho đối tượng hồi gia khi trưởng thành ( đủ 18 tuổi ).
- Quyền chuyển trung tâm nuôi dưỡng với những đối tượng cá biệt vi phạm
kỷ luật, cần có mô hình quản lý giáo dục chuyên biệt hơn.
* Hệ thống tổ chức bộ máy:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
P. GIÁO DỤC
DẠY NGHÊ
ĐỐI TƯỢNG
6
P. Y TÊ
NUÔI DƯỠNG
1.4 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Bộ máy quản lý của Làng trẻ em Birla Hà Nội hiện nay là 28 người, gồm có:
- Ban giám đốc
:
02 người.
- Phòng tổ chức hành chính
:
10 người.
- Phòng giáo dục – dạy nghề :
06 người.
- Phòng y tế – nuôi dưỡng
10 người ( trong đó có 08 bà mẹ ).
:
Lương và các khoản phụ cấp của bộ máy quản lý Làng trẻ do Nhà nước cấp.
Lương bình quân của cán bộ Làng trẻ và của các bà mẹ là: 1.716.000đ/tháng
* Số lượng chỉ tiêu biên chế.
Lực lượng cán bộ công chức và viên chức là vô cùng quan trọng và cần thiết
đối với mọi dơn vị tổ chức hành chính sự nghiệp, nó còn quan trọng hơn với
Làng trẻ em Birla Hà Nội bởi chức năng của Làng là quản lý và chăm sóc trẻ
em mồ côi.
Theo biên chế của Nhà nước Làng trẻ em Birla Hà Nội hiện có 28 cán bộ
công chức.
Giới tính
Số lượng
Độ tuổi
Nam
08
26 - 50
Nữ
20
24 - 53
* Về chất lượng:
Xuất phát từ nhiệm vụ được giao, Ban giám đốc Làng đã rất chú trọng công
tác cán bộ, đặc biệt quan tâm đào tạo cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội có
trình độ, sức khỏe, kỹ năng, yêu ngành, yêu nghề, có lập trường tư tưởng
vững vàng. Đặc biệt có tấm lòng thực sự yêu thương trẻ thì mới đạt được mục
tiêu: đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe,
thẩm mỹ và nghề nghiệp khi bước vào cuộc sống, trở thành người công dân
7
có ích cho xã hội. Qua 25 năm xây dựng phấn đấu và trưởng thành đến nay
Làng trẻ em Birla Hà Nội có một đội ngũ cán bộ đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ
được Đảng và Nhà nước giao, nhất là đào tạo được đội ngũ cán bộ công chức
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong nền kinh tế thị trường.
* Loại hình, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.
Loại hình đào tạo
Số lượng
Trình độ đào tạo
Số lượng
Biên chế
07
Cử nhân đại học
09
Hợp đồng trong chỉ tiêu
15
Cử nhân cao đẳng
04
biên chế
Hợp đồng theo NĐ 68
05
Trung cấp
02
Hợp đồng ngắn hạn
01
Sơ cấp
11
Tổng số
28 người
1.5 Cơ sở vật chất, kỹ thuật.
1.5.1 Điều kiện làm việc.
Khu nhà A là khu làm việc của cán bộ công nhân viên. Bao gồm: 01 phòng
giám đốc, 02 phòng phó giám đốc, 01 phòng y tế nuôi dưỡng, 01 phòng giáo
dục – dạy nghề, 01 phòng hành chính. Ngoài ra có phòng khách dùng để tiếp
khách đến thăm Làng, phòng họp, hội trường rộng khoảng 200m2 phục vụ
cho liên hoan, đón khách… Phòng máy tính, xưởng điện, phòng múa. Để cho
các em họ nghề, thực hành máy tính và tập múa trong hoạt động hè. Các
phòng ban được bố trí hợp lý, không gian làm việc tương đối yên tĩnh rất phù
hợp cho môi trường giáo dục trẻ thơ.
Cạnh khu A là khu gia đình gồm 04 ngôi nhà 2 tầng kiên cố, khu vực sân chơi
cho trẻ có cầu trượt, xích đu, ghế đá, và một sân bóng cho các em đá bóng,
tập luyện thể dục thể thao, phát triển năng khiếu.
8
1.5.2 Trang thiết bị phục vụ an sinh xã hội.
Trang thiết bị phục vụ cho đội ngũ cán bộ Làng trẻ gồm: 01 ô tto 16 chỗ, 11
máy vi tính, 06 máy in, 04 điện thoại bàn, mỗi phòng đều có bàn làm việc, tủ
đựng tài liệu, quạt trần, điều hòa. Riêng phòng y tế có thêm 01 giường để
phục vụ cho việc khám bệnh cho các cháu.
Trang thiết bị phục vụ cho trẻ ở khu gia đình gồm: 01 bộ vàn ghế để tiếp
khách, 01 tủ đứng, 01 ti vi, 01 đài, 01 đầu đĩa, 01 điện thoại bàn, 01 máy giặt,
01 tủ lạnh, 01 bếp ga…Trong phòng của trẻ còn có tủ đựng quần áo, bàn học,
những dụng cụ thiết yếu phục vụ học tập như: đèn học, ghế ngồi học theo
đúng lứa tuổi…
1.6 Các chính sách, chế độ đối với cán bộ nhân viên.
Như mọi đơn vị hành chính sự nghiệp khác các chế độ chính sách đối với cán
bộ công nhân viên tại Làng được thực hiện theo quy định của Nhà nước cụ
thể như sau:
- Tiền lương được tính theo mức chuẩn dựa trên thang bảng lương của nhà
nước bằng lương tối thiểu nhân với hệ số lương ( theo biên chế và hợp đồng)
- Trợ cấp ngành: 400.000đ/người/tháng theo Quyết định số 10/2010/QĐUBND.
- Ngoài ra, các cán bộ nhân viên còn được hưởng một số khoản trợ cấp khác
như trợ cấp trực đêm, trực thứ 7, chủ nhật và ngày lễ…
- Ngày lễ tết được thưởng theo quy định của nhà nước.
Nhìn chung với mức thu nhập như trên còn tương đối thấp so với tình hình
kinh tế xã hội hiện nay, nhưng với tấm lòng yêu trẻ các cán bộ của Làng đã
vượt qua khó khăn hoàn thành công việc được giao.
1.7 Các cơ quan đơn vị, đối tác tài trợ trong quá trình thực hiện an sinh
xã hội của Làng trẻ em Birla Hà Nội.
Trực thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố Hà Nội, Làng luôn
có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng, ban, ngành thuộc Sở Lao động
thương binh và xã hội Hà Nội để tiếp nhận thông tin, chủ trương, chính sách
9
của Đảng và Nhà nước đồng thời tiếp nhận hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên
môn, giải quyết các vướng mắc nhằm đảm bảo sự thống nhât trên cơ sở các
quy định của Pháp luật.
Làng thường xuyên mở rộng các mối quan hệ đối với các tổ chức từ thiện
trong và ngoài nước trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Cụ thể hiện nay
Làng đã nhận được sự hỗ trợ của một số tổ chức, cá nhân sau:
+ Tập đoàn Tân Tạo tài trợ 10 máy tính cho phòng học tin học của Làng.
+ Ngài đại sứ thiện chí Việt – Nhật đang nhận đỡ đầu cho 20 trẻ của Làng,
ngài thường đến thăm Làng mỗi khi sang thăm và làm việc tại Việt Nam cùng
những món quà ý nghĩa.
+ Tổ chức PS của Mỹ đã và đang tổ chức thực hiện các dự án phục vụ nhu
cầu của trẻ như mở các lớp kỹ năng sống, các lớp nghề điện dân dụng, nghề
mộc, đan móc len, nấu ăn…giúp trẻ có những sự chuẩn bị khi hòa nhập cộng
đồng. Ngoài ra rất nhiều trẻ được các ông bà trong tổ chức PS nhận là người
đỡ đầu, hàng tháng sẽ gửi thư, tiền và quà cho các cháu…
+ Tổ chức phi chính phủ GVI hằng năm tổ chức cho trẻ đi du lịch, nghỉ mát
tại các khu du lịch của đất nước, giúp các em có được những ngày nghỉ hè
thoải mái và bổ ích.
+ Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà là nhà tài trợ cung cấp sách vở, bút, đồ
dùng học tập cho trẻ vào đầu mỗi năm học, đồng thời vào các dịp như Tết
Trung Thu, Tết Nguyên Đán Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà sẽ tổ chức
vui liên hoan, ăn tất niên cho trẻ tại Làng rất vui vẻ và đầm ấm.
2. Thuận lợi và khó khăn.
* Thuận lợi:
- Thành lập ngày 20/11/1987 đến nay đã được 25 năm, Làng đã tiếp nhận 296
trẻ mồ côi thuộc thành phố Hà Nội. Kết quả học tập hàng năm đạt từ 98% đến
100% được lên lớp; Tỷ lệ học sinh khá giỏi từ 50% đến 65%; tỷ lệ con ngoan
trò giỏi đạt từ 70% đến 75%; tỷ lệ thi đỗ Đại học Cao đẳng từ 40% đến 45%.
10
- Là cơ sở bảo trợ xã hội đoen vị đã xây dựng cho các cháu một mái ấm gia
đình có mẹ, có các anh chị em, các em được chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng,
được học tập và được hoạt động các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục
thể thao như những bạn cùng trang lứa. Các em đã thực sự coi Làng trẻ là mái
ấm gia đình của mình.
Sau khi tham gia các lớp học nghề, học trung cấp chuyên nghiệp các cháu đều
được Làng và trung tâm dạy nghề tạo điều kiện xin việc làm phù hợp.
- Các con của Làng luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Các sở ban
nghành, các trường học trên địa bàn phường Mai Dịch, các tổ chức cá nhân có
tấm lòng hảo tâm …
* Khó khăn:
- Kinh phí Nhà nước cấp cho việc sinh hoạt, học tập, ngoại khóa của trẻ còn
quá thấp.
- Các cháu đã đủ tuổi ra Làng khi thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng,
trung cấp còn liên tục găp khó khăn trong sinh hoạt cũng như học tập vì khi
đến tuổi trưởng thành các cháu không còn được nhận kinh phí của nhà nước.
- Trong điều kiện nhu cầu nuôi trẻ đòi hỏi ngày càng cao để trẻ được phát
triển toàn diện về thể lực, trí lực điều kiện về kinh phí để chi cho các hoạt
động phong trào văn nghệ, thể dục thể thao còn gặp nhiều khó khăn.
II Thực trạng kết quả hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội.
1.Quy mô, cơ cấu đối tượng.
Hiện nay Làng trẻ em Birla Hà Nội có 04 gia đình nuôi trẻ ( nhà C1, C2, C3,
C4), mỗi gia đình có từ 25 đến 30 con trong độ tuổi từ 2 đến 18 tuổi. Tổng số
trẻ trong Làng là 120 em.
Hiện nay các em khi vào Làng sẽ được đi học tại các trường công lập trên địa
bàn Phường Mai Dịch. Năm học 2011 – 2012 số học sinh của các khối lớp là:
Lớp
Mẫu
Gia đình C1
2
Gia đình C2
1
giáo
11
Gia đình C3
0
Gia đình C4
4
Tổng số
7
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
0
1
4
4
4
3
0
2
3
4
3
1
1
2
5
3
3
4
2
1
3
1
3
2
2
2
4
2
3
3
1
1
1
1
1
1
2
3
0
2
2
5
6
3
2
0
0
0
5
3
13
11
12
15
9
7
9
6
7
4
( Đơn vị: học sinh)
Khi vào Làng tùy theo độ tuổi của các em các em sẽ đi học từ mẫu giáo đến
hết trung học phổ thông. Quá trình sống tại Làng từ 13 tuổi trở lên các em sẽ
được Làng tổ chức học nghề tại Làng, hoặc gửi đi học nghề tại các cơ sở dạy
nghề. Trong dịp hè các em còn được Làng tổ chức các lớp năng khiếu như:
múa hát, vẽ tranh, khiêu vũ…
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông các em được Làng khuyến khích, tạo
điều kiện để các em đi học nghề, học cao đẳng, đại học phù hợp với sở thích,
nguyện vọng của các em. Có rất nhiều em sau khi trở về với thân nhân đã có
một cuộc sống tốt và thành đạt trong công việc.
2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng.
Điều kiện để các em được xét duyệt: Các em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Mồ
coi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại ốm đau, tàn tật, nghèo khó không có
khả năng nuôi dưỡng, có hô khẩu thường trú tại Hà Nội, trẻ được đón vào
Làng ở độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi và là trẻ phát triển bình thường.
Các em là trẻ có nguồn gốc và có gia đình. Khi mồ côi cha mẹ các em sẽ
được thân nhân làm đơn trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt xin cho các
em vào Làng. Khi thành phố có quyết định tiếp nhận trẻ được đón vào Làng
12
nuôi theo chỉ tiêu Nhà nước giao hằng năm. Các em được vào Làng đếm khi
đủ 18 tuổi Làng sẽ làm lễ trưởng thành để các em về với thân nhân.
Quy trình xét duyệt để trẻ được nhận vào Làng : gia đình trẻ có đơn đề nghị
được sự xét duyệt và xác nhận của trưởng thôn ( xóm, khu phố ) sau đó được
chuyển lên UBND xã ( phường, thị trấn ), sau đó tiếp tục chuyển lên các cấp
cao hơn là phòng Lao động thương binh và xã hội cấp Huyện khi được đồng ý
chấp nhận sẽ chuyển lên Sở Lao động thương binh và xã hội trực thuộc thành
phố nếu được tiếp nhận hồ sơ của trẻ sẽ được chuyển về Làng. Làng sẽ tiếp
tục xem xét nếu trẻ đủ điều kiện sẽ tiếp nhận hồ sơ của trẻ sau đó xác nhận lại
một lần nữa về điều kiện của trẻ và tiếp tục chuyển hồ sơ về sở Lao động
thương binh xã hội ra quyết định. Trẻ sẽ chính thức được tiếp nhận vào Làng..
Từ đó trẻ sẽ được Làng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc mọi mặt về vật chất và
tinh thần.
Khi đã đủ điều kiện vào Làng hồ sơ của trẻ sẽ được lưu giữ và quản lý
trong suốt quá trình các em sống tại Làng. Khi đủ 18 tuổi Làng sẽ trả lại hồ sơ
cho các em vì lúc này các em đã trưởng thành và ra Làng các em sẽ tiếp tục
theo học tại các trường nghề, trường cao đẳng đại học hoặc có em sẽ đi làm…
3. Mô hình chăm sóc trợ giúp đối tượng.
Một điểm khác biệt giữa Làng với các trung tâm bảo trợ xã hội khác là
Làng thực hiện chăm sóc đối tượng theo mô hình gia đình lớn. Các em sống
trong một gia đình có mẹ, có các anh chị em, được quan tâm, chăm sóc mọi
mặt, được cung cấp truyền đạt kinh nghiệm sống để trở thành những người
công dân có ích cho xã hội
Các em vào Làng được học văn hóa tại các trường công lập trên địa bàn
phường Mai Dịch – Cầu Giấy. Ngoài giờ học các em được vui chơi, tham gia
các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giúp các em phát triển toàn
diện. Dịp hè các em sẽ về quê nghỉ một thời gian, sau đó lại trở lại Làng để ôn
tập văn hóa, học các lớp năng khiếu, học kỹ năng sống, học nấu ăn…
13
Trong gia đình các em giúp đỡ các mẹ làm công việc nhà, mỗi gia đình đều
có một lịch vệ sinh, lịch trực nhật, lịch rửa bát để các em thực hiện. Các em
lớn có nhiệm vụ kèm các em nhỏ hơn trong sinh hoạt cũng như trong học tập.
Việc chăm sóc, giúp đỡ các em trong gia đình của mình giúp tình cảm của các
thành viên trong gia đình được củng cố.
3.1 Về giáo dục – Dạy nghề.
Khi vào Làng thùy theo độ tuổi các em được học từ mẫu giáo đến trung
học phổ thông tại các trường công lập trên địa bàn Hà Nội. Tốt nghiệp trung
học phổ thông các em được khuyến khích tạo điều kiện thi đại học, cao đẳng,
trung cấp hoặc học nghề phù hợp….
Trong quá trình học tập các em được cung cấp đầy đủ sách, vở và các
dụng cụ học tập để phục vụ cho quá trình học tập và rèn luyện. Đầu năm học
các em được phát sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập, sau đó đến học kỳ
2 các em lại được cấp phát bổ sung một lần nữa.
Làng chịu trách nhiệm đóng góp các khoản không thể miễn giảm tại
trường cho các em.
Bên cạnh đó, Làng cũng phối hợp chặn chẽ với nhà trường nơi các em học
để theo dõi quá trình học tập của các em. Phòng Giáo dục – Dạy nghề có
nhiệm vụ chính trong công tác giáo dục các em. Cán bộ của Phòng giáo dục
được phân công phụ trách từng cấp học để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả
các anh chị phòng giáo dục thường xuyên sang các trường, gặp gỡ tao đổi với
các giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình của các cháu của Làng. Cháu
nào có những biểu hiện vi phạm sẽ được xử lý kỷ luật.
Ngoài giờ học trên lớp các em còn phải tự học ở nhà, các em lớp sẽ giúp
các em nhỏ học khi các em gặp vấn đề khó khăn trong bài vở.
Bên cạnh việc học tập văn hóa khi đủ 13 tuổi trở lên các em được Làng tổ
chức học nghề trong dịp hè, với mục đích giúp các em nắm được những kiến
thức cơ bản về nghề nghiệp để có thể tìm được một công việc phù hợp khi các
em rời khỏi Làng.
14
Các em được học các lớp học nghề như: lớp nấu ăn, lớp đan móc len, lớp
học tranh ghép gỗ, lớp học tin học cơ bản…
Các lớp dạy nghề do tổ chức AC – Thụy Điển, tổ chức PS của Mỹ… tài trợ.
Trong vài năm gần đây số lượng các em học tại các lớp dạy nghề ít có sự thay
đổi: lớp học nấu ăn có 25 em, lớp học đan móc len có 20 em, lớp học tranh
ghép gỗ có 30 em, lớp học tin học cơ bản 20 em…. Các lớp học nghề bên
cạnh việc cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản con giúp các em phát
huy khả năng, năng khiếu của mình.
Kết quả đạt được về mặt giáo dục – dạy nghề: Kết quả học tập hàng năm tỷ lệ
lên lớp đạt từ 98% đến 100% ; tỷ lệ khá giỏi từ 50% đến 65%; tỷ lệ con ngoan
trò giỏi đạt từ 70% đến 75%; tỷ lệ thi đỗ đại học, cao đẳng từ 40% đến 45%.
3.2. Về y tế - nuôi dưỡng.
Tại Làng các cháu được chăm sóc sức khỏe thường xuyên, các cháu được
khám bệnh, cấp thuốc khi bị ốm. Làng đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong khả
năng tốt nhất, những trường hợp ngoài khả năng của các Làng sẽ được chuyển
tới các trung tâm y tế, các bệnh viện để chữa trị kịp thời. Hằng năm theo định
kỳ trẻ sẽ được kiểm tra sức khỏe.
Làng cũng luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất và tốt nhất trong khả
năng cho phép. Thực đơn của trẻ được thay đổi theo từng tuần để trẻ ăn không
cảm thấy chán. Hằng ngày các mẹ đi chợ theo thực đơn đó và có ghi chép
cong khai tài chính vào sổ để kiểm tra. Thức ăn các mẹ mua về đều là thức ăn
tươi, khi nấu xong mỗi bữa các gia đình đều phải lưu mẫu thức ăn lại để đề
phòng trường hợp xấu xảy ra sẽ tìm ra được nguyên nhân.
Hiện nay tình hình tài chính để nuôi dưỡng – giáo dục trẻ được ngân sách
nhà nước cấp như sau:
Tổng số tiền cho trẻ: 800.000 đồng/trẻ/tháng.
Trong đó:
15
+ Tiền ăn 3 bữa: 700.000 đồng/trẻ/tháng.
+ Tiền chi khác: 100.000 đồng/trẻ/tháng (Gồm: Tiền điện nước phục vụ sinh
hoạt cho trẻ, tiền học, tiền mua thuốc chữa bệnh, tiền mua quần áo, giấy,
dép,các hoạt động ngoại khóa).
3.3. Về hoạt động ngoại khóa chăm sóc đời sống tinh thần cho trẻ
Vui chơi giải trí là một nhu cầu văn hóa không thể thiếu của con người
nhất là đối với trẻ em. Các hoạt động vui chơi giải trí rèn luyện cho trẻ em
những phẩm chất cơ bản về trí tuệ, đạo đức, thể chất, phát triển vui chơi giải
trí cho các em là tạo ra những điều kiện để trẻ vui chơi, hoạt động sang tạo
văn hóa – nghệ thuật, rèn luyện, rèn luyện thể thao để khôn lớn, trường thành.
Dần dần theo cách “chơi mà học, học mà chơi” một cách có văn hóa trong
việc hình thành nhân cách thông qua trò chơi các em rèn luyện về thể lực, trí
tuệ, đạo đức… rèn luyện cho các em các giác quan, nhất là thính giác, sự khéo
léo và tính nhẫn nại … sao cho các em được phát triển toàn diện.
Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian mà các em được tham dự rất nhiều các hoạt
động ngoại khóa. Các em được dạy kỹ năng sống, nấu ăn, học hát, học múa,
… tùy theo khả năng và lứa tuổi các em.
Mỗi kỳ nghỉ hè, trẻ của Làng đều được đi tham quan và nghỉ mát bằng
nguồn kinh phí viện trợ của tổ chức PSBI, GVI. Những ngày Tết, lễ thường
được kỷ niệm giao lưu văn nghệ hết sức sôi nổi của chi hội Thanh niên và tập
thể cán bộ cán bộ công chức của Làng với các đơn vị trên địa bàn quận như
trường ĐH Quốc Gia, Sư Phạm, Thương Mại, Hội phụ nữ phường Mai
Dịch…. Qua đó, các em được học tập giao lưu, hòa nhập với cộng đồng.
Ngoài ra Làng còn luôn có sự hiện diện của đội ngũ thanh niên, sinh viên
tình nguyện của các tổ chức xã hội, các trường ĐH, CĐ, nhằm giúp các em
trong sinh hoạt, kèm các em học, tổ chức các trò chơi, các buổi liên hoan giao
lưu văn nghệ.,.
16
Thông qua các hoạt động văn hóa – thể thao, đời sống tinh thần của trẻ đã
ngày càng phong phú hơn về nội dung cũng như hình thức. Đó là điều kiện vô
cùng thuận lợi để giúp các em phần nào bớt đi được mặc cảm, đời sống hòa
nhập cộng đồng và môi trường có mẹ, anh chị và các em. Từ đây, các em tự
tin hơn vào cuộc sống để phấn đấu học tập rèn luyện ngày càng tốt hơn.
4. Nguồn lực thực hiện.
Làng trẻ là cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước do đó kinh phí hoạt động do nhà
nước cấp. Ngoài ra, còn nhận được sự tài trợ của các tổ chức của các tổ chức
từ thiện, của các nhà hảo tâm có tấm long nhân ái.
- Làng trẻ Birla Hà Nội nằm trên phố Doãn Kế Thiện thuộc phường Mai Dịch
với vai trò cơ quan quản lý UBND phường Mai Dịch luôn quan tâm hộ trợ
Làng và Làng trẻ Birla Hà Nội thường xuyên liên hệ chặt chẽ với UBND
phường Mai Dịch và các đơn vị đóng trên địa bàn để nắm bắt tình hình hoạt
động trên các lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
- Trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội thành phố Làng có mối quan
hệ chặt chẽ với các phòng, ban, ngành, thuộc Sở Lao động Thương binh và
Xã Hội để tiếp nhận thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
đồng thời tiếp nhận hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn, giải quyết các
vướng mặc nhằm đảm bảo sự thống nhất trên cơ sở các quy định pháp luật.
- Làng thường xuyên mở rộng các mối quan hệ đối với các tổ chức từ thiện
trong và ngoài nước trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
5. Những kết quả đạt được và khó khăn.
5.1. Kết quả đạt được.
Thành lập ngày 20/11/1987 đến nay đã được 25 năm, Làng đã tiếp nhận hàng
trăm trẻ mồ côi thuộc thành phố Hà Nội.
Kết quả học tập hàng năm đạt từ 98% đến 100% trẻ được lên lớp; tỷ lệ khả
giỏi từ 50% đến 65%; tỷ lệ con ngoan trò giỏi đạt từ 70% đến 75%; tỷ lệ thi
đỗ đại học, cao đẳng từ 40% đến 50%.
17
Từ năm 1994 đến nay Làng có 201 con rời khỏi làng: 126 trẻ trưởng thành về
với thân nhân, 16 trẻ được nhận làm con nuôi, có 20 trẻ học đại học, cao
đẳng. Số còn lại làng tạo điều kiện học nghề.
Đa số các cháu học nghề, học trung cấp được làng và các trung tâm dạy nghề
tạo điều kiện xin việc làm.
Trẻ được học giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản và các ngày nghỉ trong
tuần.
Các em làm con nuôi trong và ngoài nước vẫn gắn bó tình cảm với Làng.
Là trung tâm bảo trợ xã hội, đơn vị đã xây dựng cho các cháu một mái ấm gia
đình có mẹ, có các anh chị em, các em được chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng,
được học tập và được các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như
những trẻ cũng trang lứa. Các trẻ mồ côi đã thực sự coi làng trẻ là mái ấm gia
đình.
Trong 25 năm nuôi dưỡng các cháu trong Làng được tham gia các chương
trình ngoại khóa của thành phố, ngành và địa phương đều đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, Làng còn đứng ra tổ chức lễ cưới cho 28 cháu và còn giúp đỡ ban
đầu cho gia đình mới của các cháu.
Như vậy, kết quả lớn nhất mà Làng đạt được là nuôi dạy các cháu trở thành
công dân tốt góp mình vào sự phát triển và tiến bộ của đất nước.
5.2. Những khó khăn.
Kinh phí được nhà nước cấp cho việc sinh hoạt, học tập, ngoại khóa của trẻ
còn quá thấp.
Các cháu thi đỗ vào đại học, cao đẳng, trung cấp còn liên tục gặp khó khan
trong học tập, cũng như trong sinh hoạt vì Làng không còn kinh phí được Nhà
nước cấp nuôi khi trẻ đã trưởng thành
Khi các cháu hoạt động ngoại khóa ở xa không có phương tiện đi lại.
Công tác dạy nghề ở đơn vị chưa có điều kiện đầu tư rộng.
18
Trong điều kiện nhu cầu nuôi trẻ đòi hỏi ngày càng cao để trẻ được phát triển
toàn diện về trí lực, thể lực điều kiện về kinh phí cho các hoạt động các phong
trào văn nghệ, thể dục, thể thao gặp rất nhiều khó khăn.
6. Những đề nghị được giúp đỡ.
Để đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ trong quá trình phát triển rất mong
được các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có tấm lòng từ thiện giúp đỡ thêm
về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ.
Giúp đỡ thêm cho về phương tiện đi lại khi đi học xa và các hoạt động.
Giúp thêm về sách vở, đồ dùng học tập cho trẻ vào đầu năm học mới và tiền
cho các cháu có thể học thêm ngoại khóa.
Giúp đỡ thêm về các phương tiện phục vụ cho các hoạt động, phong trào văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho trẻ.
Các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục về giới tính, sức khỏe
sinh sản, tình dục cho trẻ của Làng.
19
PHẦN II. CHUYÊN ĐÊ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
I.Thái độ và kỹ năng giao tiếp với cán bộ cơ sở.
1.Giới thiệu tóm tắt về Làng trẻ em Birla Hà Nội.
Làng trẻ em Birla Hà Nội là đơn vị nuôi trẻ mồ côi của Thành phố Hà
Nội, trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội Hà Nội. Làng được
thành lập theo quyết định số 5026/QĐ- TC ngày 20/11/2011 của Ủy Ban
Nhân Dân Thành Phố Hà Nội. Địa điểm của Làng được đặt tại: Số 4 Phố
Doãn Kế Thiện – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội.
Làng trẻ em Birla Hà Nội là công trình của ngài Birla người Ấn Độ –
Giáo sư tiến sỹ – Tổng giám đốc tập đoàn công nghiệp nhẹ Cimco – Birla và
gia đình tặng cho UBND Thành phố Hà Nội khi ngài sang thăm và làm việc
tại Việt Nam vào năm 1983.
Công trình được khởi công xây dựng vào năm 1985 và hoàn thành vào
năm 1987 với cơ sở hạ tầng ban đầu gồm:
- Khu A: là khu hành chính, nơi làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý Làng trẻ
và khu học nghề, sinh hoạt ngoại khóa của trẻ sau giờ học tại trường; Nhà
mẫu giáo N; 2 nhà nuôi trẻ C1, C2 với quy mô nuôi trẻ 25 trẻ/nhà.
- Sau khi xây dựng xong công trình, ngài Birla và gia đình đã giao cho
UBND Thành phố Hà Nội quản lý ( Ngài bị bệnh nặng và qua đời khi công
trình chưa hoàn thành), sau đó gia đình Ngài và Tập đoàn Cimco không có sự
giúp đỡ gì thêm cho các cháu mồ côi của Làng.
- Những ngày đầu hình thành với muôn vàn khó khăn do ngân sách Nhà nước
cấp có hạn và nền kinh tế chung của xã hội còn thấp, sự giúp đỡ của các cá
nhân và tổ chức chưa nhiều. Tuy nhiên vượt lên những khó khăn ấy ngày
15/8/1988 Làng trẻ đã đón 50 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, phát triển bình thường
ở độ tuổi từ 2- 12 tuổi của Thành phố Hà Nội vào nuôi. Nguồn kinh phí nuôi
dưỡng do UBND Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm.
20
- Đến năm 1996, Ban giám đốc của Làng đã xây dựng dự án xin xây dựng
thêm 01 nhà nuôi trẻ, dự án đã được UBND Thành phố phê duyệt và cấp kinh
phí xây dựng, nhà nuôi trẻ mới được hoàn thành vào năm 1998.
- Năm 2007 để chuẩn bị cho việc mở rộng địa giới hành chính sát nhập tỉnh
Hà Tây vào Thành phố Hà Nội và một phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc
chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn. Với sự giúp đỡ về
nguồn vốn của Chính Phủ Nhật Bản và của UBND Thành phố Hà Nội, Làng
trẻ em Birla Hà Nội đã xây dựng thêm 01 nhà nuôi trẻ C4. Số lượng trẻ mồ
côi hiện nay được nuôi tại Làng trẻ của 04 gia đình là 120 trẻ.
Trên đây là một vài nét về cơ sở nơi em thực tập tốt nghiệp. Em sẽ cố
gắng để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp và hoàn thành nhiệm vụ của mình
tại đơn vị thực tập.
2. Phúc trình buổi làm việc với cán bộ cơ sở.
Thời gian: ngày 24/11/2011.
Địa điểm : Tại Làng trẻ em Birla Hà Nội.
Thành phần tham gia: - Cô Trần Thị Dung – PGĐ.
- Cô Trịnh Thị Kim Thanh – Kiểm huấn viên.
- Sinh viên thực tập.
Mục đích : Được nhận vào thực tập tại Làng trẻ em Birla Hà Nội.
Sau ngày đến trường nhận đề cương hướng dẫn thực tập tôi đã bắt tay ngay
vào việc liên hệ cơ sở thực tập. Tôi đã chọn Làng trẻ em Birla Hà Nội để tiến
hành kỳ thực tập tốt nghiệp của mình. Qua thông tin trên mạng và qua sự tìm
hiểu tôi được biết Làng trẻ có những quy định khá khắt khe trong quá trình
nhận sinh viên vào thực tập, mặc dù vậy nhưng tôi tin rằng khi mình cố gắng
và quyết tâm thì việc dù khó đến mấy cũng sẽ thành công.
Ngày 22/11/2011 tôi đã đến Làng trẻ xin thực tập nhưng hôm đó Ban giám
đốc của Làng trẻ đều đi họp trên Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội Hà
Nội nên không có mặt tại Làng. Không gặp được Ban Giám đốc, tôi muốn xin
chú bảo vệ cho vào thăm Làng một lát nhưng chú bảo vệ bảo: “ Chưa được sự
21
đồng ý của Ban giám đốc chú không cho cháu vào được, cháu cứ về rồi hôm
khác quay lại”. Tôi cảm ơn chú và ra về trong lòng đầy lo lắng vì không biết
buổi sau mình có được nhận vào thực tập hay không?
Sáng ngày 24/11/2011 tôi tiếp tục đến Làng trẻ xin thực tập, qua phòng bảo
vệ tôi được chỉ dẫn đến phòng Phó giám đốc gặp cô Dung. Trong suy nghĩ tôi
tưởng tượng rằng Làng trẻ sẽ rất náo nhiệt, ồn ào nhưng thật bất ngờ khi em
bước vào Làng là một không gian yên tĩnh, thoáng mát với bầu không khí
trong lành, tiếng chim hót líu lo trên các vòm lá xanh biếc. Lúc đầu tôi nghĩ
Làng sẽ chỉ có những dãy nhà nối tiếp nhau nhưng không phải như vậy mà
trong Làng có sân chơi dành cho trẻ và có rất nhiều loại cây ăn quả tạo cho
mọi người có cảm giác thân quen, gần gũi như trở về nhà của mình.
Hôm nay đến Làng trẻ tôi mong muốn sẽ được nhận vào thực tập và tạo lập
được mối quan hệ, sự tin tưởng với cán bộ Làng trẻ. Sau một khoảng thời
gian không dài của buổi sáng, với sự nhiệt tình và thẳng thắn của cô Dung –
Phó giám đốc Làng trẻ em tôi đã được nhận vào thực tập tại Làng trẻ em Birla
Hà Nội. Trong lòng tôi thở phào nhẹ nhõm vì đã giải quyết được việc khó
khăn đầu tiên, nhưng biết rằng trước mắt mình cần phải cố gắng rất nhiều để
có thêm nhiều kinh nghiệm về ngành mình đang theo học, đồng thời hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình tại cơ sở thực tập. Trong buổi làm việc với cán
bộ Làng trẻ tôi đã sử dụng kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng
thuyết phục, kỹ năng thấu cảm… để hoàn thành mục đích mình đặt ra.
Đi qua một con đường trải bê tông sạch sẽ với những luống hoa cúc đua nhau
khoe sắc và hàng cau vua cao vút là khu nhà A - khu làm việc của các cán bộ
Làng trẻ. Ngay đầu khu nhà là phòng làm việc của Giám đốc và Phó giám
đốc, tôi dừng lại trước cửa phòng của cô Phó giám đốc, sau tiếng gõ cửa cô
mời tôi vào. “ Dạ cháu chào cô, cháu có thể gặp cô một lát được không ạ?”
; Cô dời mắt khỏi màn hình máy tính nhìn tôi và bảo : “ Cô vừa được bảo
vệ báo, cháu là sinh viên đến xin thực tập hả? cháu vào đi”. Một giọng nói
nghiêm nghị khiến tôi hơi run và mất bình tĩnh. Tuy nhiên tôi đã cố gắng
22
nói to và rõ ràng : “ Dạ vâng, cháu chào cô, cháu tên là Thanh cháu là
sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội, hôm nay cháu đến xin được
thực tập tại Làng mình ạ”. Cô nói: “ Vậy chắc cháu là sinh viên Khoa
Công tác Xã hội”. Thấy cô cũng đã biết về khoa Công tác xã hội còn rất
mới với nhiều người tôi đã bớt phần nào đó lo lắng. Và sau đó tôi đã bắt
nhịp với câu chuyện để cuộc trao đổi không quá căng thẳng. Cô cũng nói
chuyện một cách vui vẻ và thoải mái về đặc thù trong môi trường làm việc
với trẻ mồ côi, về những vất vả và khó khăn trong công tác nuôi dưỡng,
giáo dục các em. Tôi đã bày tỏ sự thấu cảm và chia sẻ với cô: “Cháu cũng
phần nào đó hiểu được những khó khăn trong việc nuôi dưỡng các em nhỏ
mồ côi, với hoàn cảnh rất khó khăn các em mới phải vào sống tại Làng,
cán bộ làm việc tại Làng đều là những người làm việc với tấm lòng yêu
thương trẻ và cái tâm với sự nghiệp trồng người cô nhỉ?’’… Sau khoảng 30
phút trao đổi cô phải đi họp nên cô đã dẫn tôi sang gặp cán bộ sẽ là Kiểm
huấn viên của tôi trong quá trình thực tập tại Làng.
Qua một dãy hành lang cô dẫn tôi sang phòng Giáo dục – Dạy nghề giới thiệu
tôi với cô Thanh sau đó cô đi họp. Cô Thanh là người đã đã làm việc tại Làng
hơn 10 năm, cô cũng từng là Kiểm huấn viên cho khá nhiều sinh viên đến
thực tập tại Làng trong đó có cả những anh chị sinh viên của trường Lao động
xã hội. Biết được điều đó nên em đã cảm thấy khá tự tin khi nói chuyện với
cô. Bắt đầu vào câu chuyện cô đã hỏi em: “Trước khi đến xin thực tập cháu
đã tự tìm hiểu thông tin gì về Làng chưa?” ; “ Dạ cháu cũng đã tìm hiểu
thông tin trên mạng internet nên cũng biết một chút về Làng mình cô ạ,
cháu rất mong cô có thể cho cháu biết để cháu nắm rõ hơn được không
ạ?” “Cô sẵn lòng thôi nhưng trong hôm nay thì cô cũng không thể chia sẻ
hết được”; “ Dạ vâng. Cô ạ! kỳ thực tập này của chúng cháu gồm hai phần
một là phần An sinh xã hội và phần thứ hai cháu chọn chuyên ngành
Công tác xã hội cá nhân để viết bài báo cáo, cháu rất mong trong qua trình
23
tiếp xúc với các em cháu sẽ tìm cho mình được một thân chủ đang gặp phải
vấn đề về tâm lý – xã hội để giúp đỡ”; Cô tiếp tục cho tôi biết những thông
tin ban đầu về Làng như số lượng trẻ, độ tuổi của trẻ, điều kiện trẻ được nhận
vào Làng… Tôi chăm chú nghe và không quên mang sổ ra để ghi chép lại thật
nhanh những trao đổi của cô. Cô còn chia sẻ thêm một vài khó khăn về lĩnh
vực giáo dục – dạy nghề của phòng cô. Cô cho biết một số năm gần đây kết
quả học tập của các em trong Làng giảm đi đáng kể, và một vấn đề nữa là đạo
đức và kỷ luật của các em cũng có chiều hướng đi xuống. Số học sinh được
coi là cá biệt ngày càng tăng lên. Hiện giờ khi đi xin học cho các em trên địa
bàn phường gặp khá nhiều khó khăn, vì giáo viên các trường đều nhận thấy
con Làng trẻ chưa ngoan, các cô giáo muốn san sẻ học sinh Làng trẻ ra các
trường khác để bớt gánh nặng. “ Dạ vâng, cháu cũng nhận thấy vấn đề đạo
đức trong giới trẻ bây giờ đáng báo động cô ạ, có lẽ không chỉ các em trong
Làng mình mà một phần không nhỏ giới trẻ bây giờ như vậy, các cô chú,
anh chị trong Làng lại thêm phần vất vả cô nhỉ, cháu cũng rất mong trong
thời gian thực tập của mình ngoài nhiệm vụ chính là hoàn thành bài báo
cáo cháu sẽ được tham gia vào những hoạt động chung của Làng để có cơ
hội hiểu hơn về công việc của các cô chú ạ” ; “ Trong khoảng thời gian
thực tập cô nghĩ cháu sẽ phần nào đó hiểu được công việc của đội ngũ cán
bộ thôi. Làng đã nhận cháu vào thực tập cháu phải thực hiện đầy đủ các
quy định của Làng cũng như của gia đình mà cháu thực tập” ; “Dạ vâng,
cháu cảm ơn, cháu sẽ cố gắng ạ”. Kết thúc buổi nói chuyện cũng đã là
10h30’, dời phòng làm việc của cô, cô đã dẫn tôi xuống khu gia đình và giới
thiệu tôi với 2 mẹ nhà C2, ngôi nhà mà tôi sẽ thực tập trong thời gian sắp tới.
* Lượng giá:
Buổi gặp gỡ và nói chuyện đầu tiên của tôi với cán bộ Làng trẻ đã thành công
tốt đẹp. Các cô rất thân thiện, nhiệt tình song bên cạnh đó cũng không kém
phần kỷ luật và nghiêm khắc.
24
Bầu không khí của buổi nói chuyện rất thoải mái, tôi và cán bộ Làng trẻ đã
trao đổi và thống nhất được lịch tôi đến Làng thực tập, trao đổi với nhau mục
đích, cũng như đưa ra được những quy định trong quá trình tôi thực tập tại
Làng. Kết quả tôi đã được nhận vào thực tập tại Làng trẻ.
* Các kỹ năng sử dụng:
Trong buổi nói chuyện để đạt được mục tiêu của mình tôi đã sử dụng kỹ năng
đặt câu hỏi, kỹ năng lắng nghe khi cô phó giám đốc nói về những nét cơ bản
của Làng trẻ…, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng thấu cảm khi cô Kiểm huấn
viên chia sẻ về những khó khăn khi nuôi dạy và giáo dục trẻ mồ côi…
Tuy các kỹ năng đó em sử dụng chưa thật tốt và thành thạo song buổi nói
chuyện đã thành công trong bầu không khí vui vẻ và thoải mái. Đặc biệt là
mục đích của tôi đã đạt được.
II.Thái độ và kỹ năng làm việc với đối tượng ( Chọn phần CTXH cá nhân)
Công tác xã hội cá nhân là cách thức mà cán bộ công tác xã hội sử dụng để
tác động vào một cá nhân trong tiến trình can thiệp giải quyết vấn đề. Trong
quá trình thực tập sinh viên được tiếp cận với thực tế, với vấn đề của đối
tượng như quan hệ xã hội, mâu thuẫn trong quan hệ gia đình, tình yêu, bạn
bè…và rèn luyện kỹ năng: kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi, phản hồi, thấu
cảm, tham vấn…nhằm thiết lập mối quan hệ với đối tượng, giúp họ hiểu rõ về
mình, hoàn cảnh của mình, xác định lại mối tương quan với những người
xung quanh, giúp họ tăng khả năng huy động những nguồn lực của bản thân
và của xã hội nhằm tạo sự thay đổi cho chính mình.
Quan tâm, chăm sóc và bồi dưỡng thế hệ trẻ, đặc biệt là đối tượng trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà
nước ta. Qua 24 năm xây dựng và trưởng thành, Làng trẻ em Birla Hà Nội đã
có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp bồi dưỡng, chăm sóc thế hệ trẻ nói
chung và đồng thời giúp trẻ mồ côi có cơ hội được học tập, được hòa nhập
cộng đồng xóa bớt đi phần nào những khó khăn và bất hạnh của các em.
25