Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

báo cáo kiến tập trường chính trị tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.04 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO KIẾN TẬP
Cơ quan kiến tập: Trường chính trị tỉnh Phú Thọ
Thời gian kiến tập: Từ ngày 23/4/2012 đến ngày 18/5/2012

Phú Thọ, 14/5/2012


PHẦN MỞ ĐẦU
Sau 5 kì học tập và rèn luyện tại trường, trang bị cho mình những kiến thức cơ
bản về lý luận chính trị từ các môn họ đại cương, và được tiếp thu những kiến thức
đầu tiên của môn chuyên nghành Tư Tưởng Hồ Chí Minh. Nhận được quyết định
của học viện em đã đến kiến tập tại trường chinh trị tỉnh phú thọ.
Đến trường chính trị tỉnh là môi trường học tập và rèn luyện thực tế.
Taị đây em đã được tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội
của tỉnh phú thọ, cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh
phú thọ. Hơn nữa là được tiếp xúc trực tiếp với các thầy cô cũng như các học
viên ở đây về cách làm việc và học tập.
Là đơt kiến tập sư phạm nên em đã được các thầy cô ở đây hướng
dẫn tham gia các buổi dự giảng của các thầy cô với các lớp đào tạo cán bộ
đang và sẽ trở thành cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh. Từ đó em đã được tiếp cận với
các phương pháp giảng dạy mơi và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích phục
vụ cho quá trình học tập và làm việc sau này. Sau thời gian kiên tập em đã tích
lũy được những kiến thưc cơ bản và viets lên bản báo cáo kiến tập vơi nhưng
nội dung như sau:
- PHẦN MỞ ĐẦU
- PHẦN NỘI DUNG
+


NHẬN THỨC VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ.
+

TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ THỌ.

- KẾ HOACH KIẾN TẬP
- NỘI DUNG THỰC HIỆN
- MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TỈNH PHÚ THỌ VÀ HỌC VIỆN BÁO CHÍ VẠ TUYÊN
TRUYỀN
- PHẦN KÊT LUẬN
2


PHẦN NỘI DUNG
I. Nhận thức về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chung của
trường chính trị Phú Thọ
1. Khái quát chung về trường Chính trị tỉnh Phú Thọ
Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ nằm tại phố Mai Sơn, phường Tiên Cát,
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ được thành lập ngày 19/11/1992 theo
quyết định 1154 QD – UB, ngày 04/11/1992 của UBND tỉnh Vĩnh Phú.
Khi mới thành lập trường có tên là trường Đào tạo cán bộ tỉnh Vĩnh
Phú, trường có tổng biên chế 65 người, Ban giám hiệu có 3 đồng chí, có 3
khoa và 2 phòng. Trường có 1 Đảng bộ gồm 5 chi bộ và 60 Đảng viên và có tổ
chức công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh Niên.
Đến tháng 9/1995 thực hiện quyết định 88 của ban bí thư trung ương
Đảng khoá 7, trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ tỉnh Vĩnh Phú đổi tên thành

trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phú. Cơ cấu tổ chức của trường Chính trị tỉnh Vĩnh
Phú khi này cơ bản như cũ chỉ thêm 1 khoa mới và 1 phòng mới.
Đến tháng 1/1997 thực hiện nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội
tỉnh Vĩnh Phú được chia thành tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc, trường Chính
trị tỉnh Vĩnh Phú được đổi tên thành trường Chính trị tỉnh Phú Thọ. Cơ cấu tổ
chức: Trường có biên chế là 55 người, Ban giám hiệu có 3 đồng chí, có 4 khoa
và 3 phòng, trường có 1 Đảng bộ, 7 chi bộ trực thuộc, ban chấp hành Đảng bộ
có 7 đồng chí, tổng số Đảng viên là 45 người, trường có tổ chức công đoàn,
có tổng số đoàn viên là 55 người, trường có tổ chức hội cựu chiến binh có 21
hội viên.
Đến 15/09/2009 thực hiện quyết định 184/QD - TƯ của Ban bí thư
trung ương Đảng khoá 10 ngày 03/09/2008 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trường
3


chính trị tỉnh Phú Thọ đã sắp xếp lại các khoa, phòng của trường phù hợp với
quyết định 184 của Ban bí thư trung ương Đảng. Cơ cấu tổ chức bộ máy của
trường hiện tại như sau:
* Cơ quan lãnh đạo
Ban giám hiệu gồm 3 đồng chí: 1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó.
- Nguyễn Văn Sách

( Hiệu trưởng )

- Đỗ Đức Lương

( Hiệu phó )

- Nguyễn Thị Thu Hương


( Hiệu phó )

* Tổ chức các khoa, phòng
- Các khoa: gồm 4 khoa.
1. Khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Khoa Xây dựng Đảng
3. Khoa Nhà nước và Pháp luật
4. Khoa Dân vận
- Các phòng: gồm 3 phòng.
1. Phòng Tổ chức hành chính
2. Phòng Đào tạo
3. Phòng Nghiên cứu khoa học và thông tin tư liệu
* Tổ chức Đảng
Đảng bộ trường chính trị hiện tại có 53 Đảng viên, sinh hoạt theo 7 chi
bộ thuộc các khoa, phòng. Ban chấp hành Đảng bộ có 7 đồng chí
* Tổ chức công đoàn
Trường 7 tổ công đoàn.
* Tổ chức Đoàn Thanh Niên
Nhà trường có 67 Đoàn viên sinh hoạt tại 7 tổ trực thuộc khoa, phòng.
* Tổ chức cựu chiến binh
Nhà trường có 15 hội viên
4


* Chi hội Luật gia
Chi hội mới thành lập có 16 hội viên
2. Chức năng, nhiệm vụ của trường chính trị Phú Thọ
Trường chính trị tỉnh Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp trưc thuộc tỉnh ủy và
UBND tỉnh, tương đương một ban, ngành cấp tỉnh, đặt dưới sự chỉ đạo trực

tiếp của ban thường vụ, thường trực UBND tỉnh.
Với tư cách là 1 đơn vị hành chính sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Cho
nên, trường Chính trị tỉnh Phú Thọ có những chức năng, nhiệm vụ sau:
* Chức năng
Trường chính trị Phú Thọ có chức năng đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính
trị, chuyên môn ngiệp vụ và kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cấp xã, trưởng, phó phòng, ban cấp huyện, trưởng phó, phòng các cơ
quan ban ngành cấp tỉnh và các cán bộ dự nguồn các chức năng riêng.
* Nhiệm vụ
- Đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã về trương trình trung cấp lí
luận chính trị và một số trương trình trung cấp chuyên môn, bồi dưỡng nhiêm
vụ công tác.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ trưởng, phó phòng, ban cấp huyện, trưởng phó
phòng các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, ban giám hiệu các trường phổ thông,
trường mầm non và cán bộ dự nguồn các chức danh trên về trương trình trung
cấp lí luận chính trị.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hành chính và viên chức sự
nghiệp nghạch chuyên viên, cán bộ, tiền công vụ.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho các đại biểu hội đồng nhân dân cấp
huyện.
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên các trung tâm bồi
dưỡng chính trị huyện.
5


- Thực hiện các đề tài khoa học, nghiên cứu tổng hợp tổng kết thực tiễn
ở địa phương về các lĩnh vực kinh tế xã hội, xây dựng đảng chính quyền nhà
nước, mặt trận tổ quốc, và các đoàn thể nhân dân…phục vụ công tác lãnh đạo,
chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ của nhà trường.

- Phối hợp với các tổ chức Tỉnh ủy tham mưu cho Tỉnh ủy trong việc
liên kết với Học Viện Chính Trị - Hành Chính Quốc Gia Hồ chí Minh. Mở các
lớp cap cấp lí luận chính trị, đại học chuyên ngành cho cán bộ thuộc diện ban
thường vụ tỉnh ủy quản lí và các dự bị nguồn.
- Phối hợp liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài mở các lớp đào
tạo đại học chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và phục vụ nhiệm
vụ phát triển kinh tế xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác cho tỉnh ủy, UBND tỉnh giao theo chức
năng của trường.
* Ngoài ra trường có những quyền hạn
- Chiêu sinh các lớp đào tạo, bồi dưỡng của trường theo kế hoạch đã
duyệt.
- Cấp bằng tốt nghiệp cho các lớp trung cấp do Trường đào tạo theo
quy định của Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, của bộ giáo dục và
đào tạo
- Ban giám hiệu nhà trường được tham gia các cuộc họp có liên quan
do tỉnh ủy HDND, UBND, tỉnh triệu tập.
II.Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ
1. Vài nét về tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là vùng đất cổ có bề dày truyền thống lịch sử và văn hiến gắn
bó hữu cơ với cả nước trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cách đây hàng
nghìn năm, các Vua Hùng đã chọn nơi đây là đất đóng đô. Nhìn lại hàng nghìn
6


năm lịch sử của dân tộc, Đất nước ta hàng nghìn năm mất nước và có hơn
nghìn năm độc lập dân tộc, ông cha ta liên tục vùng dậy đấu tranh chống giặc
ngoại xâm dành độc lập cho đất nước. Và nhân dân tỉnh Phú Thọ không nằm
ngoài xu thế chung đó cũng có truyền thống yêu nước kiên cường chống giặc
ngoại xâm.

Phú Thọ trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn hiên ngang và tự hào
là vùng đất mang bề dày lịch sử với những chiến công oanh liệt, đặc biệt là
đất tổ nơi cội nguồn của dân tộc, nơi đã viết lên bao trang sử hào hùng cho
dân tộc ta.
Từ trước đến nay Phú Thọ luôn là tỉnh đi đầu trong mọi lĩnh vực, thực
hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, từng
bước đưa nhân dân của tỉnh thoát khỏi tình trạng khó khăn đói nghèo và lạc
hậu. Cùng với đó, khắc phục những yếu kém, những bất cập đang tồn tại để
đưa tỉnh nhà ngày càng phát triển và vững mạnh.
* Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc với diện tích
là 3.519,56 km2 nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng
Sông Hồng và Tây Bắc. Phía Đông giáp với tỉnh Hà Nội, phía Đông Bắc giáp
tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp Tuyên Quang,
ngoài ra giáp với các tỉnh Yên Bái, Hoà Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang. Địa
giới hành chính của tỉnh được giới hạn bởi các toạ độ địa lý 104 o 52 đến 105o
27 kinh độ Đông, 20o 55 đến 21o 45 vĩ độ Bắc. Có Sông Lô là giới hạn tự
nhiên với tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, Sông Đà là giới hạn tự nhiên
với tỉnh Hà Nội.
Điểm cực Bắc tại xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng nằm trên vĩ tuyến
21o 45 Bắc. Điểm cực Nam tại xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn nằm trên vĩ
tuyến 20o 55 Bắc. Điểm cực Đông tại xã Sông Lô, thành phố Việt Trì nằm trên
7


kinh tuyến 105o 27 Đông. Điểm cực Tây tại xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn nằm
trên kinh tuyến 104o 52 Đông.
Chiều dài từ Bắc xuống Nam giữa hai vĩ tuyến là 89,3 km. Chiều rộng
từ Đông sang Tây giữa hai vĩ tuyến là 66,7 km.
Với vị trí đó, Phú Thọ có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế

- xã hội, giao thông vận tải, văn hoá du lịch giữa các vùng, các thành phố
trong cả nước.
Cùng với đó, Phú Thọ có tiềm năng du lịch rất lớn với những danh lam
thắng cảnh nổi tiếng như: Đền Hùng, Ao Châu, Vườn quốc gia Xuân Sơn…
thu hút nhiều khách thập phương tới tham quan và vui chơi.
* Đơn vị hành chính
Phú Thọ được tái lập 01/01/1997 sau khi tách từ tỉnh Vĩnh Phú và đi
vào hoạt động. Đến nay toàn tỉnh có 13 huyện, thành thị ( Thành phố Việt Trì,
thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Phù Ninh, Lâm Thao,
Tam Nông, Thanh Thuỷ, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Cẩm Khê). Với 274
đơn vị hành chính gồm 14 phường, 10 thị trấn, 250 xã, trong đó, có 214 xã
miền núi, do đó tỉnh Phú Thọ được gọi là tỉnh miền núi.
* Dân số, dân tộc, tôn giáo
Ước tính dân số toàn tỉnh hơn 1.3 triệu người, ở thành thị có 208.379
người, ở nông thôn có 1.118.434 người, mật độ dân cư 370 người/km 2 , tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên là 1,01%/năm.
Trên địa bàn Phú Thọ có khoảng 21 dân tộc đang sinh sống, trong đó
người kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là 85%, các dân tộc thiểu số có gần 227.000
người ( Mường, Dao, Cao Lan, Mông…) chiếm 21,5% dân số miền núi, 15%
dân số toàn tỉnh (trong đó người Mường chiếm tỷ lệ cao nhất 186.000 người).

8


Tỉnh Phú Thọ có 2 tôn giáo chính là Đạo Phật và Đạo Công Giáo với
trên 160.000 tín đồ chiếm khoảng 12,5% dân số toàn tỉnh, các tín đồ tôn giáo
cư trú trên tất cả 13/13 huyện, thành thị trên địa bàn tỉnh.
2. Tình hình kinh tế - xã hội
2.1. Tình hình kinh tế
Năm năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân
5 năm là 10,6% trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 5%, công nghiệp - xây dựng
tăng 12,3%, dịch vụ tăng 12,6%. Quy mô của nền kinh tế tăng 2,24 lần, GDP
bình quân đầu người năm 2010 đạt11,8 triệu đồng( tương đương 637 USD),
tăng 2,2 lần so với năm 2005.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng
phát triển của tỉnh. Năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm
38,6%, dịch vụ 35,8%, nông lâm nghiệp 25,6%. Cơ cấu nội bộ ngành có sự
chuyển dịch khá tích cực; trong nông lâm nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản
liên tục tăng; trong công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến ngày càng
được nâng cao; các ngành dịch vụ có lợi thế tăng nhanh. Cơ cấu lao động
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và trong dịch
vụ, giảm lao động nông nghiệp.
2.1.1. Về Nông - Lâm nghiệp
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh song sản xuất
nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao và ổn định, theo hướng sản xuất
hàng hóa. Năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên; giá trị
sản xuất tăng 1,24 lần, sản lượng hạt lương thực tăng 3,7%; giá trị sản phẩm
bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 50,2 triệu đồng, tăng 2 lần so với 2005.
Xây dựng một số mô hình chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, sản xuất

9


rau quả sạch, vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến
như: chè, giấy, sản phẩm gỗ, hàng nông sản…
Độ che phủ rừng đạt 49,4%, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường
sinh thái và phòng chống thiên tai.
2.1.2. Về Công Nghiệp
Giá trị sản xuất tăng bình quân 12,5%/năm và tăng 1,8 lần so với năm

2005. Năng lực sản xuất các ngành có lợi thế tăng nhanh như: Xi măng tăng
7,9 lần, phân bón tăng 1,2 lần, giấy tăng 1,2 lần, rượu tăng 1,4 lần, chè tăng
1,5 lần, quần áo may sẵn tăng 9.7 lần… một số sản phẩm mới, công nghệ cao
đang hình thành, sản phẩm công nghiệp đa dạng, phong phú về chủng loại,
chất lượng được nâng lên, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường. Cơ cấu theo ngành và theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng
tích cực, tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng
nhanh. Đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp đóng vai trò quan trọng
trong thu hút các dự án đầu tư vào tỉnh.
2.1.3. Về Dịch Vụ
Tốc độ tăng bình quân đạt 15,4%/năm và tăng 2,04 lần so với 2005.
Trình độ công nghệ và chất lượng dịch vụ được chú trọng. Dịch vụ thương
mai, vận tải, kho bãi, tín dụng ngân hàng, bưu chính viễn thông phát triển
nhanh, đồng bộ và từng bước hiện đại. Năm 2010, số máy điện thoại/100 dân
đạt 95 máy, năng lực vận tải tăng 3,6 lần. Dịch vụ y tế, đào tạo, dạy nghề từng
bước phát huy vai trò trung tâm vùng. Hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư,
doanh thu dịch vụ du lịch tăng 13,6%/năm.
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 295 triệu USD, tăng 2,34 lần, bình quân
xuất khẩu đạt 223,2 USD/người, tăng 2,3 lần so với 2005.
2.1.4. Các lĩnh vực khác

10


Vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao, kết cấu hạ tầng có bước phát triển đột
phá. Tổng vốn huy động 5 năm đạt 29.9 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân
21,4%/năm và tăng 2,6 lần so với giai đoạn 2001 – 2005.
Hoạt động tài chính, tín dụng có chuyển biến tích cực.
Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2010 ước đạt 2000 tỷ đồng,
tăng 2,63 lần so với năm 2005, bình quân tăng 21,3%/năm, tỷ lệ huy động

ngân sách tư GDP đạt 12,9%. Chi ngân sách hàng năm tăng bình quân 17%...
Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố, các thành phần kinh tế được
khuyến khích phát triển.
Nền kinh tế nhiều thành phần phát triển nhanh: kinh tế Nhà nước tiếp
tục phát huy vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể có chuyển biến tích cực, kinh tế tư
nhân phát triển nhanh.
Hoạt động khoa học công nghệ, quản lý tài nguyên và môi trường bước
đầu đạt được những kết quả tích cực.
Hình thành và phát triển các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, dịch vụ khoa
học công nghệ. Công tác nghiên cứu ứng dụng, nhất là trong lâm nghiệp được
đẩy mạnh. Hoạt động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Công tác quản lý tài nguyên môi trường được chú trọng. Tài nguyên
đất, tài nguyên nước, hoạt động khai thác, chế biến từng nước được quản lý
chặt chẽ và nề nếp. Chú trọng thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, giám
sát và thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ hộ dân
được sử dụng nước sạch đat 85%.
Cùng với những thành tựu đã đạt được, lĩnh vực kinh tế còn những
tồn tại như sau:
Kinh tế phát triển chưa vững chắc; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh
thấp, chưa tương xứng với tiềm năng; chưa đạt được mục tiêu ra khỏi tỉnh
nghèo.
11


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm. Sản xuất hàng
trong nông nghiệp phát triển chưa vững chắc; năng xuất, chất lượng một số
cây trồng vật nuôi còn thấp. Chưa tạo được đột phá trong phát triển công
nghiệp. Dịch vụ, du lịch phát triển chậm và chưa tương xứng với tiềm năng.
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn chậm, chưa tạo gắn kết
và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi

trường trên một số lĩnh vực chưa nghiêm; hiệu lực, hiệu quả quản lý thấp, môi
trường một số nơi tiếp tục xuống cấp.
Kết cấu hạ tầng có bước phát triển khá nhưng chất lượng chưa cao. Liên
kết phát triển giữa các vùng trong tỉnh còn hạn chế, lợi thế trung tâm kinh tế
vùng chưa phát huy được hiệu quả. Nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với bình
quân chung cả nước còn cao.
2.2. Tình hình Xã hội
2.2.1. Về Giáo dục đào tạo
Trong những năm qua, sự nghiêp giáo dục đào tạo của tỉnh thu được
nhiều kết quả, chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu
xây dựng xã hôi học tập. Mạng lưới qui mô loại hình trường lớp được mở rộng
đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, và phổ cập trung học cở sở được duy
trì vững chắc. Phổ cập bậc trung học phổ thông ước đạt 35,7% ( 99 xã,
phường, thị trấn)
Quy mô, mạng lưới, chất lượng giáo dục được củng cố và tăng cường,
tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm học khối THPT đạt 88,59% (tăng 6,25% so với năm
học trước), khối BTVH đạt 62,04%; kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia tiếp
tục được duy trì ở nhóm tốp đầu của toàn quốc. Cơ sở vật chất trường học
được tăng cường; chương trình kiên cố hoá trường, lớp được quan tâm chỉ
đạo; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 45,9%, tăng 9%; tỷ lệ kiên cố hoá
12


trường lớp đạt 73%, tăng 0,5% so với cùng kỳ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên, cán bộ quản lý được quan tâm; công tác phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi và phổ cập THCS được duy trì. Chính sách tuyển dụng và hỗ trợ
thu nhập cho giáo viên mầm non đã được quan tâm.
Giáo dục chuyên nghiệp được quan tâm đầu tư phát triển cả về quy mô,
số lượng và chất lượng. Đến nay toàn tỉnh các trường cao đẳng và trường

trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề tăng 21,1%, nhiều cơ sở đào tạo nghề
được thành lập. Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề đã góp phần
nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, bước đầu đáp ứng nhu cầu của
thị trường lao động.
2.2.2. Về Y tế
Mạng lưới y tế được củng cố, hết năm 2010 có 100% xã, phường, thị
trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, số giường bệnh/vạn
dân tăng 62,4% (đạt 35,9 giường bệnh); công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế
được chú trọng, số bác sỹ/vạn dân tăng 37,6% so với năm 2005 (đạt 7,02 bác
sỹ/vạn dân); công tác khám, chữa bệnh, nhất là khám chữa bệnh bằng thẻ bảo
hiểm y tế, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách từng
bước được nâng cao, giảm phiền hà cho người bệnh; đã thực hiện tiếp nhận và
điều chuyển cán bộ y tế để hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật theo đề
án 1816 của Bộ Y tế ( Đề án tăng cường cán bộ y tế tuyến Trung ương về giúp
tuyến dưới). Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ y tế xã và
thôn, bản có nhiều cố gắng.
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, vệ sinh phòng, chống dịch bệnh
được quan tâm chỉ đạo; đã tăng cường nhiều biện pháp phòng ngừa và ngăn
chặn dịch cúm A (H1N1) và dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm. UBND tỉnh đã chỉ
đạo thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch từ tỉnh
13


đến cơ sở; thường xuyên cập nhật, theo dõi nắm chắc diễn biến của dịch,
chuẩn bị đầy đủ về phương tiện vật chất, thuốc, khu cách ly để chủ động đối
phó khi có dịch xảy ra.
2.2.3. Về Văn hóa
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục
phát triển sâu, rộng; đã có 80% số làng, bản, khu phố đăng ký văn hoá cấp

huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn được văn hoá tăng; Công tác xây dựng,
củng cố thiết chế văn hoá được các huyện, thành phố quan tâm chỉ đạo.
Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”
được hưởng ứng mạnh mẽ; Đại hội thể dục - thể thao cấp cơ sở thu hút được
đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Công tác bảo tồn các di tích lịch sử,
văn hoá được quan tâm đầu tư và tôn tạo.
Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiếp tục được các cấp,
các ngành quan tâm. Một số mô hình chuyển giao công nghệ ứng dụng vào
sản xuất, đời sống bước đầu đã phát huy hiệu quả như: nuôi gà chuyên trứng,
gà làm thuốc, trồng rau an toàn, trồng hoa chất lượng cao; mở rộng diện tích
vải thiều theo mô hình VietGAP....
Các dịch vụ thông tin, liên lạc phát triển mạnh; số máy điện thoại đạt 95
máy/100 dân.
2.2.4. Về các vấn đề giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, an sinh
xã hội
Trong 5 năm qua, đã giải quyết việc làm cho 90,7 nghìn lao động, năm
2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, trong đó qua đào tạo nghề đat 26%.
Công tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm
21,8% (còn 10%), cơ bản xoá xong nhà tạm cho hộ nghèo.

14


Chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; các hoạt động nhân
đạo, từ thiện được chú trọngl; thu ngập và chất lượng cuộc sống của nhân dân
được nâng lên.
Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, lĩnh vực văn hoá - xã hội còn
một số hạn chế, tồn tại là:
Chất lượng giáo dục toàn diện còn hạn chế; nội dung, phương pháp dạy
và học chậm đổi mới; kết quả thực hiện phổ cập bậc trung học còn thấp. Đào

tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu xã hội, lao động thiếu việc làm còn nhiều; chất
lượng lao động, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật.
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có mặt còn hạn chế; trình độ,
chất lượng khám chữa bệnh còn bất cập, nhất là tuyến cơ sở; một bộ phận cán
bộ y tế hạn chế về trình độ và tinh thần thái độ phục vụ người bệnh. Công tác
dân số, kế hoạch hoá gia đình còn nhiều yếu kém, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và
mất cân bằng giới tính trẻ sơ sinh còn cao.
Công tác xã hội chưa được đẩy mạnh, huy động nguồn lực từ xã hội cho
phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học công nghệ... chưa nhiều. Một số
vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết, nhất là việc ngăn chặn sự xâm
nhập của các sản phẩm và dịch vụ văn hoá độc hại. Chênh lệch mức sống dân
cư giữa các vùng còn lớn; một bộ phận dân cư còn khó khăn, kết quả giảm
nghèo chưa bền vững.
3. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ
năm 2011
3.1. Mục tiêu kinh tế - xã hội
Trong văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, tháng 112010. Đã đưa ra phương hướng, mục tiêu: Tập trung thực hiện ba khâu đột
phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển
du lịch, để kinh tế phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và
15


tinh thần cho nhân dân, sớm đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, tạo tiền đề, nền
tảng đến 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.
* Về kinh tế
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm từ 1213%/năm.( Năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 1.500 – 1.600 USD).
+ Tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm (VA) công nghiêp - xây dựng
15 - 17%/năm, dịch vụ 15 -16%/năm, nông lâm nghiệp 4 - 4,5%/năm.
+ Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 13%/năm (năm 2015 đạt
550 - 560 triệu USD)

+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 67 - 68 nghìn tỷ đồng.
+ Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 16 – 18%/năm.
+ Hướng cơ cấu kinh tế đến năm 2015: Công nghiệp - xây dựng 4142%, Dịch vụ 39 - 40%, Nông lâm nghiệp 18 - 19%.
* Về văn hoá – xã hội và môi trường
+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1%.
+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 15%.
+ Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10% (theo chuẩn nghèo mới).
+ Hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2015.
+ Tạo việc làm cho 22 - 23 nghìn lao động/năm.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55%; cơ cấu lao động: Nông lâm
nghiệp 58 - 59%, công nghiệp - xây dựng 22 - 23%, dịch vụ 19 - 20%.
+ Số thuê bao Internet đạt 15 thuê bao/100 dân.
+ Tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 25%.
+ Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hoá đạt 50%.
+ Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh đật 93%.
+ Đảm bảo 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch
hoặc có trang bị thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm.
16


+ Phấn đấu 100% đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung được thu
gom, xử lý rác thải; 100% bệnh viện được xử lý chất thải y tế nguy hại.
+ Độ che phủ rừng đạt trên 52%.
3.2. Nhiệm vụ và giải pháp
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Phát huy tiềm năng, lợi thế, tập trung phát triển kinh tế nhanh, bền vững
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt.
Tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện các
hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - xã hội.

Giữ vững ổn định chính trị; củng cố vững chắc thế trận quốc phòng, an
ninh; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tập trung xây dựng Đảng vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng.
Đổi mới hoạt động cảu Hội đồng nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. III.
Kế hoạch kiến tập

17


18


Ngày 26/4

Sinh viên dự giờ:
-Lớp Trung cấp chính trị hành chính K36
Tên bài:
Đảng lãnh đạo sự nghiệp QPAN
Xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh
-

Lớp Trung cấp Lý luận chính trị hành chính và
nghiệp vụ Đoàn, Đội, Hội

Ngày 27/4

Tên bài: Công tác văn phòng, văn bản Đảng
Dự giao lưu kỉ niệm 37 năm ngày giải phóng miền Nam


Chiều

do Hội Cựu chiến binh và Chi hội Luật gia trường tổ

Ngày 2/5

chức.
- Dự giảng: Lớp Trung cấp chính trị hành chính K36
- Tên bài: Nghệ thuật quân sự Việt Nam
Xây dựng và phát triển KT-XH gắn với

Ngày 3/5

Quốc phòng an ninh
Sinh viên dự giảng:
-Lớp Trung cấp chính trị hành chính K36
Tên bài: Phòng chống diễn biến hòa bình
Phòng chống tội phạm
-

Lớp Trung cấp Lý luận chính trị hành chính và
nghiệp vụ Đoàn, Đội, Hội

Ngày 4/5

Tên bài: Kỹ năng lãnh đạo, phong cách lãnh đạo
- Dự giảng: Lớp Trung cấp lý luận chính trị hành chính
và nghiệp vụ Đoàn, Đội, Hội.
- Tên bài: Hoạt động lãnh đạo quản lý


7/5-8/5

Kỹ năng ra quyết định
Các sinh viên tiếp tục lên thư viện nghiên cứu tài liệu
sách báo.

9/5

Sinh viên trực khoa

Ngày 10/5

- Dự giảng: Lớp Trung cấp lý luận chính trị hành chính
K36
- Tên bài: Tổ chức sinh hoạt Đại hội
19


Công tác tư tưởng và nghiệp vụ công tác tư
Ngày 11/5
Ngày 12/5-

tưởng
Tổng kết các bài dự giảng thành đề cương kiến tập
Viết báo cáo kiến tập

14/5
Ngày 15/5


Thông qua trưởng khoa nhật ký và đề cương kiến tập

16/5
Ngày 17/5

Xin ý kiến của khoa
Sinh viên trực khoa
Hoàn thành nhật kí và kế hoạch kiến tập, bản thu hoạch
kiến tập, phiếu đánh giá kiến tập, Đề cương và bài giảng

Ngày 18/5

đã kiến tập.
Tổ chức chia tay các thầy cô trường Chính trị tỉnh Phú
Thọ. Kết thúc đợt kiến tập.

Xác nhận của cơ quan kiến tập

Đoàn trưởng

IV. Nội dung thực hiện kiến tập
1. Buổi thứ nhất: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý sự nghiệp quốc phòng
an ninh và công tác quốc phòng an ninh ở xã, phường, thị trấn, thành phó trực
thuộc tỉnh
Môn: Quốc phòng - an ninh
Giảng viên: Cô Thu Huyền
Lớp: Trung cấp lý luận hành chính K36.
Thời gian: 7h30’ - 11h ngày 26/4/3012
Nội dung bài giảng:
I. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng

lợi của sự nghiệp quốc phòng an ninh Việt Nam
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng an ninh Việt
Nam là một tất yếu khách quan
2. Những vấn đề cơ bản về Đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng an ninh
II. Tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân
lao động trong sự nghiệp quốc phòng an ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng
20


1. Tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước về quốc phòng an ninh
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực quốc phòng an ninh
III. Công tác quốc phòng an ninh ở địa phương
1. Vai trò, vị trí của địa phương đối với công tác quốc phòng an ninh
2. Nhiệm vụ công tác quốc phòng an ninh ở địa phương
3. Quản lý nhà nước về quốc phòng an ninh ở địa phương
4. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quốc phòng an ninh ở địa
phương
2. Buổi thứ hai: Xây dựng xã, phường, thị trấn, vững mạnh toàn diện, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình hình mới
Giảng viên: Cô Thu Huyền
Môn; Quốc phòng - an ninh
Lớp: Trung cấp lý luận hành chính K36.
Thời gian: 13h30’- 17h ngày 26/4/3012
Nội dung bài giảng:
I. Đặc điểm, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của xã, phường, thị trấn
1.Đặc điểm của xã, phường, thị trấn
2.Vai trò, vị trí của xã, phường, thị trấn
3.Nhiệm vụ của xã, phường, thị trấn
II. Nội dung xây dụng xã, phường, thị trấn, vững mạnh toàn diện
1. Xây dựng về chính trị

2. Xây dựng về tổ chức
3. Xây dựng về kinh tế
4. Xây dựng về văn hóa – xã hội
5. Xây dựng về quân sự, an ninh
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dụng xã, phường, thị trấn,
vững mạnh toàn diện
21


1. Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành cấp ủy, chính quyền các cấp đối với
nhiệm vụ xây dụng xã, phường, thị trấn, vững mạnh toàn diện
2. Giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp các ngành và toàn dân về vai trì,
vị trí của xã, phường, thị trấn
3. Phát huy tính tích cực, tự lực tự cường, sáng tạo của từng cơ sở, huy động
sức mạnh toàn dân tham gia xây dụng xã, phường, thị trấn, vững mạnh toàn
diện
4. Đảm bảo thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cơ sở
3. Buổi thứ ba: Sự hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam
Giảng viên: Thầy Thành
Môn: Quốc phòng – an ninh
Lớp: Trung cấp lý luận hành chính K36.
Thời gian: 7h30’ - 11h ngày 22/5/2012
Nội dung bài giảng:
I. Khái quát quá trình và cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam
1. Các giai đoạn hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam
2. Cơ sở hình thành
II. Đặc điểm và nội dung của nghệ thuật quân sự
1. Đặc điểm
2. Nội dung
4. Buổi thứ tư: Xây dựng và phát triển kinh tế xã hội gắn với quốc phòng an

ninh ở cấp huyện
Giảng viên: Thầy Thành
Môn: Quốc phòng - an ninh
Lớp: Trung cấp lý luận hành chính K36.
Thời gian: 13h30’- 17h ngày 22/5/2012
Nội dung bài giảng:
22


I. Kết hợp kinh tế xã hội gắn với quốc phòng an ninh những vấn đề đặt ra
trong thời kì mới
1. Kết hợp kinh tế xã hội gắn với quốc phòng an ninh là một tất yếu khách
quan
2. Thực trạng kết hợp kinh tế xã hội gắn với quốc phòng an ninh những
vấn đề đặt ra trong thời kì mới
II. Phương hướng, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và nội dung cơ bản của kết
hợp kinh tế xã hội gắn với quốc phòng an ninh
1. Phương hướng, mục tiêu
2. Quan điểm chỉ đạo và nội dung cơ bản của kết hợp kinh tế xã hội gắn
với quốc phòng an ninh
III.

Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh
ở cấp huyện

1. Nội dung kết hợp
2. Giải pháp
5. Buổi thứ năm: Phong cách lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp cơ sở
Giảng viên: Cô Ngọc
Môn: Lãnh đạo quản lý

Lớp: Trung cấp chính trị hành chính và nghiệp vụ Đoàn, Đội, Hội
Thời gian: 7h30’ - 11h ngày 3/5/2012
Nội dung bài giảng:
I. Khái niệm về phong cách lãnh đạo
1. Khái niệm
2. Khái niệm về phong cách lãnh đạo
II. Đặc trưng của phong cách lãnh đạo cấp cơ sở và phương hướng rèn luyện
1. Những cơ sở định hướng cho việc xác định và đổi mới phong cách lãnh đạo
ở cấp cơ sở
23


6. Buổi thứ sáu: Phong cách lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp cơ sở
Giảng viên: Cô Ngọc
Môn: Lãnh đạo quản lý
Lớp: Trung cấp chính trị hành chính k36
Nội dung bài giảng
Nội dung kết hợp
Gỉai pháp

V. Một số đề xuất kiến nghị đối với trường chính trị Phú Thọ và học
viện Báo chí và Tuyên truyền
1.

Đối với trường chính trị tỉnh Phú Thọ.

Sau thời gian kiến tập từ ngay 23/4/2012 đến ngay 18/5/2012 em đã học
tập được nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình học tạp và rèn luyện.
đến đây chúng em nhận được sự đón tiếp nhiệt tình và sự quan tam sâu sắc
24



của các thầy cô trong trường đặc bietj là ban chỉ đạo và khoa chủ nghĩa Mac –
Lenin Tư Tưởng Hồ Chí Minh.
Các Thầy cô trong trường có sự nhiệt tình đam mê nghề nghiệp, tích
cực tìm tòi các phương pháp giảng dạy mới để giúp học viên hiểu bài, tiếp thu
bài một cách hiệu quả và tốt nhất. Tuy nhiên Trường chính trị tỉnh Phú Thọ
cunh như các ban nghành trong tỉnh nên quan tâm nhiều hưn nữa đến cơ sở
vật chất phục vụ cho quá trình dạy và học.
Các học viên trong trường có ý thức học tập, tìm tòi tài liệu, trong giờ
hăng hái phát biểu, mạnh dạn đưa ra ý kiến của bản thân mình. Xong các học
viên nên đưa ra nhiều ví dự thực tiễn hơn và vận dụng vào thực tế.
2. Đối với học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Nhà trường nên có giáo viên quản lý đối với từng đoàn kiến tập để trao
đổi và có những ý kiến đóng góp giúp sinh viên có thể sớm thích nghi với
từng môi trường kiến tập; mặt khác, giao nhiệm vụ một cách cụ thể, chi tiết
hơn, có sự chỉ đạo chung với toàn bộ quá trình kiến tập của sinh viên.
Nhà trường nên tăng thêm thời gian kiến tập để chúng em có nhiều thời
gian tiếp cân và học tập ở môi trường thực tế nhiều hơn nữa.

KẾT LUẬN
Trong thời gian kiến tập em đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của ban
chỉ đạo và nhất là khoa lý luận Mac – Lenin Tư Tưởng Hồ Chí Minh. Ban
lãnh đạo và các thầy cô trong trương và khoa đã tạo điều kiên giúp đỡ và

25


×