Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí phục vụ đánh giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc ở công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 26

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.61 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VŨ THỊ LAN

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ PHỤC VỤ ĐÁNH
GIÁ TRÁCH NHIỆM CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG
ĐƢỜNG BỘ 26

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2016


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ HÀ TẤN

Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Công Phƣơng
Phản biện 2: TS. Trần Phƣớc

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 17 tháng 01 năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 26 là một
công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cầu đường với quy mô
vừa. Hiện nay kế toán chi phí ở công ty phục vụ đánh giá trách
nhiệm các đơn vị trực thuộc chưa được quan tâm một cách đầy đủ.
Kế toán ở Công ty chủ yếu thực hiện theo cách làm truyền thống là
kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, hệ thống báo cáo chi phí còn sơ
sài, chỉ khi nào có yêu cầu, kế toán mới thu thập, xử lý số liệu theo
yêu cầu của nhà quản trị. Do vậy thông tin cho quản trị chi phí, đánh
giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc không kịp thời và thiếu chính
xác. Chính những hạn chế này dẫn đến khả năng tự chủ và tự chịu
trách nhiệm ở các đơn vị cấp dưới rất thấp, còn ỷ lại.
Trong thực tế, các công trình nghiên cứu về kế toán trách
nhiệm thường chỉ áp dụng cho những công ty lớn, có nhiều đơn vị
trực thuộc với đầy đủ các trung tâm chi phí, doanh thu, lợi nhuận.
Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng đầy đủ các điều kiện như
vậy, Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 26 là một Công
ty có quy mô vừa, các đơn vị trực thuộc chỉ có thể là các trung tâm
chi phí.Để đánh giá đúng được trách nhiệm với tư cách là trung tâm
chi phí, trước hết cần phải thực hiện kế toán chi phí ở các đơn vị
được chính xác. Làm tốt công việc này sẽ giúp Công ty Cổ phần
quản lý và xây dựng đường bộ 26 có được một hệ thống thông tin về
chi phí tin cậy, giúp cho việc đánh giá và kiểm soát các đơn vị trực
thuộc ở Công ty một cách chính xác và kịp thời.

Tác giả nhận thấy việc tổ chức kế toán chi phí phục vụ đánh
giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc ở Công ty Cổ phần quản lý và
xây dựng đường bộ 26 có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với sự


2
phát triển của Công ty. Nhưng hiện tại, công tác này chưa được Công
ty quan tâm đúng mức, còn nhiều mặt hạn chế như nêu trên. Do vậy,
tác giả chọn và thực hiện đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí phục vụ
đánh giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc ở Công ty Cổ phần quản
lý và xây dựng đường bộ 26” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán chi phí phục vụ đánh giá
trách nhiệm
các đơn vị trực thuộc trong doanh nghiệp sản xuất.
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí phục vụ đánh
giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc ở Công ty Cổ phần quản lý và
xây dựng đường bộ 26, từ đó chỉ ra những ưu, nhược điểm về công
tác này ở Công ty.
- Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí đảm bảo
cho việc đánh giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc ở Công ty Cổ
phần quản lý và xây dựng đường bộ 26 được đúng đắn, phục vụ tốt
cho quản trị nội bộ ở Công ty.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài phải trả lời
được những câu hỏi:
- Những vấn đề cơ bản về kế toán chi phí phục vụ đánh giá
trách nhiệm các đơn vị trực thuộc trong doanh nghiệp sản xuất là gì?
- Thực trạng kế toán chi phí phục vụ đánh giá trách nhiệm các
đơn vị trực thuộc ở Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ

26 như thế nào?
- Làm thế nào để hoàn thiện kế toán chí phí phục vụ đánh giá
trách nhiệm các đơn vị trực thuộc ở Công ty Cổ phần quản lý và xây
dựng đường bộ 26.


3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu kế toán
chi phí và việc vận dụng kế toán chi phí trong đánh giá trách nhiệm
các đơn vị trực thuộc ởCông ty Cổ phần quản lý và xây dựng đường
bộ 26.
Phạm vi nghiên cứu: Là công tác kế toán chi phí phục vụ đánh
giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc tham gia vào quá trình sản
xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng đường
bộ 26.Số liệu sử dụng cho nghiên cứu năm 2014 và 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu
để rút ra những nhận xét về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp thu
thập dữ liệu về cơ bản là thu thập các nguồn tài liệu sẵn có, chủ yếu
là nguồn tài liệu của Công ty và các giáo trình kế toán quản trị, các
tạp chí chuyên ngành, các công trình khoa học đã công bố có nội
dung liên quan,...
Trên cơ sở nguồn tài liệu, thông tin thu thập được, tác giả tiến
hành nghiên cứu, phân tích để rút ra những mặt tồn tại trong tổ chức
kế toán chi phí phục vụ đánh giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc
của Công ty, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài đi sâu nghiên cứu làm rõ lý luận vềkế
toán chi phí phục vụ đánh giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc

trong một doanh nghiệp sản xuất.
Về mặt thực tiễn, đề tài giúp Công ty Cổ phần quản lý và xây
dựng đường bộ 26 hoàn thiện kế toán chi phí, tính giá thành được
đầy đủ, chính xác, nhằm phục vụ đánh giá được trách nhiệm của các


4
đơn vị trực thuộc, góp phần quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí và
cuối cùng là tăng lợi nhuận cho Công ty.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3
chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí phục vụ đánh giá
trách nhiệm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí phục vụ đánh giá trách
nhiệm các đơn vị trực thuộc ở Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng
đường bộ 26.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí phục vụ đánh giá trách
nhiệm các đơn vị trực thuộc ở Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng
đường bộ 26.
8. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí
phục vụ đánh giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc ở Công ty
Cổ phần quản lý và xây dựng đƣờng bộ 26”, tác giả đã tham khảo
một số sách về kế toán chi phí, kế toán quản trị chi phí, kế toán chi
phí phục vụ đánh giá trách nhiệm và các đề tài nghiên cứu có liên
quan. Trong đó, tập trung vào 3 tài liệu là: Kế toán quản trị của
GS.TS Trương Bá Thanh và cộng sự NXB Giáo Dục năm 2008, bài
báo “Quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm”trên tạp
chí Kế toán và kiểm toán (số 118) của PGS.TS Ngô Hà Tấn, TS

Đường Nguyễn Hưng năm 2013, ,kế toán giá thành sản xuất của TS
Phạm Đức Dũng NXB Thống Kê năm 2012. Qua quá trình nghiên
cứu các tài liệu giúp tác giả vận dụng để xây dựng cơ sở lý luận về
kế toán chi phí phục vụ đánh giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc
trong doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời cũng gợi ra những hướng


5
nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí ở Công
ty Cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 26.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁNCHI PHÍ PHỤC VỤ ĐÁNH
GIÁ TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1.1 Khái niệm và bản chất chi phí
a. Khái niệm
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định
(tháng, quý, năm)[4].
b. Bản chất của chi phí
1.1.2 Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất.
a. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Theo cách phân loại này, chi phí bao gồm chi phí sản xuất và
chi phí ngoài sản xuất.
Chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục: Chi phí NVLTT, chi
phí NCTT, chi phí máy thi công (trong doanh nghiệp xây lắp) và chi
phí SXC.
Chi phí ngoài sản xuất bao gồm các khoản mục: Chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

b. Phân loại chi phí theo cách ứng xử với chi phí
Theo cách phân loại này phân chi phí được chia thành: Chi phí
khả biến, chi phí bất biến, chi phí hỗn hợp.
c. Các cách phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định
Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được:


6
Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
Chi phí lặn (sunk costs)
Chi phí chênh lệch (differential costs)
Chi phí cơ hội (Opportunity costs)
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC
TRUNG TÂM CHI PHÍ TRONG DN SẢN XUẤT.
1.2.1 Phân cấp quản lý trong DN sản xuất
Phân cấp quản lý là việc người quản lý giao quyền ra quyết
định cho cấp quản lý thấp hơn trong quá trình hoạt động của DN. Và
cấp dưới chỉ ra quyết định trong phạm vị quyền hạn được giao.
1.2.2 Sự hình thành các trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là một bộ phận mà các nhà quản trị nó chỉ
có quyền ra quyết định đối với chi phí phát phát sinh trong bộ phận
đó [2].
Nội dung phân cấp quản lý thể hiện ở các trung tâm chi phí là:
- Nhà quản trị tại các trung tâm chi phí xác định được chính
xác mức phát sinh của chi phí trong kỳ
- Nhà quản trị tại các trung tâm chi phí có thẩm quyền quyết
định về sự phát sinh của nó.
- Nhà quản trị ở trung tâm chi phí này không thể quyết định
được chi phí ở trung tâm khác hoặc ở cấp cao hơn.
Các loại trung tâm chi phí: định mức và tùy ý [8].

1.3 LẬP DỰ TOÁN CHO CÁC TRUNG TÂM CHI PHÍ
TRONG DN SẢN XUẤT
1.3.1 Lập dự toán sản xuất
a. Dự toán sản xuất cho toàn doanh nghiệp


7
Sau khi dự toán tiêu thụ đã được lập, các yêu cầu sản xuất cho
kỳ dự toán có thể được xác định để phục vụ cho việc lập dự toán sản
xuất.
Số lượng sản
xuất trong kỳ

=

Số lượng tiêu
thụ trong kỳ

+

Số lượng tồn
kho cuối kỳ

Số lượng
tồn kho đầu
kỳ

-

Bảng 1.1 Dự toán sản xuất

Sản phẩm A – Năm N
Chỉ tiêu
Quý
1 2
3
1. Số lượng tiêu thụ dự kiến
2. Số lượng tồn kho cuối kỳ
3. Tổng nhu cầu (3)=(1)+(2)
4. Số lượng tồn kho đầu kỳ
5. Số lượng cần sản xuất (5)=(3)-(4)

4

Cả
năm

b. Dự toán sản xuất phân bổ cho từng trung tâm chi phí
Dự toán sản xuất phân bổ cho từng trung tâm chi phí trước hết
phải quan tâm đến cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp để qua đó xem
xét tiềm năng của từng trung tâm.
1.3.2 Dự toán chi phí sản xuất
a. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
b. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
c. Dự toán chi phí máy thi công
d. Dự toán chi phí sản xuất chung.
1.3.3 Dự toán linh hoạt
a. Sự cần thiết của dự toán linh hoạt
Khi DN lập dự toán dựa trên một mức hoạt động cụ thể thì
dự toán này được gọi là dự toán tĩnh. Dự toán tĩnh không phù hợp
với việc phân tích và kiểm soát chi phí, nhất là chi phí SXC, bởi vì

mức hoạt động thực tế thường có sự khác biệt so với mức hoạt động


8
dự toán. Chính vì vậy, cần xây dựng một loại dự toán có thể đáp ứng
được yêu cầu phân tích trong trường hợp có sự biến động về mức
hoạt động, đó chính là dự toán linh hoạt.
b.Trình tự lập dự toán linh hoạt
Bƣớc 1: Xác định phạm vi phù hợp cho đối tượng được lập dự
toán.
Bƣớc 2: Xác định ứng xử của chi phí, tức phân loại chi phí
thành biến phí, định phí. Đối với chi phí hỗn hợp, cần phải phân tích
thành biến phí và định phí.
Bƣớc 3: Xác định biến phí đơn vị dự toán.
Bƣớc 4: Xây dựng dự toán linh hoạt
1.4 TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ, TÍNH GIÁ THÀNH VÀ
LẬP BÁO CÁO CHI PHÍ THEO CÁC TRUNG TÂM CHI PHÍ
1.4.1 Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành ở các trung
tâm chi phí
a. Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành ở trung tâm chi
phí định mức
Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành ở trung tâm chi phí
định mức được khái quát qua các bước:
Bƣớc 1: Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính
giá thành.
Bƣớc 2:Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản
xuất theo đối tượng tập hợp chi phí bằng phương pháp thích hợp.
Bƣớc 3: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương
pháp đã lựa chọn.
Bƣớc 4: Tính giá thành theo phương pháp đã lựa chọn.



9
Tùy thuộc vào mục đích cung cấp thông tin cho nhà quản lý,
việc tính giá thành có thể theo hệ thống tính giá thành toàn bộ hoặc
hệ thông tính giá thành trực tiếp.
Bƣớc 5: Lập báo cáo giá thành.
- Báo cáo giá thành của hệ thống tính giá thành toàn bộ
- Báo cáo giá thành của hệ thống tính giá thành trực tiếp
b. Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành ở trung tâm chi phí tùy ý
Đối với các trung tâm chi phí tùy ý thì không tính giá thành mà
phải xác định được mục tiêu của công việc và đánh giá chi phí trong
quan hệ với việc thực hiện mục tiêu đó.
1.4.2 Lập báo cáo chi phí ở các trung tâm chi phí
Báo cáo của trung tâm chi phí định mức: được xây dựng trên
cơ sở đánh giá được biến động chi phí sản xuất giữa thực tế và dự
toán.
Báo cáo của trung tâm chi phí linh hoạt: Các trung tâm chi phí
linh hoạt thường là ở các bộ phận quản lý như: phòng Kỹ thuật,
phòng Kế toán tài vụ, phòng Tổ chức hành chính… Cuối kỳ, kế toán
tập hợp chi phí thực tế phát sinh và lập báo cáo chi phí quản lý, so
sánh chi phí thực tế với dự toán trong kỳ, trong đó phải thể hiện được
chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được của từng đơn vị.
1.5 ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM CÁC TRUNG TÂM CHI PHÍ
1.5.1 Đối với trung tâm chi phí định mức[2]
Đối với chi phí NVLTT:
Ảnh hưởng về

Nguyên vật


lượng

liệu trực tiếp

biến
NVLTT

đến =
động

Nguyên vật
-

liệu trực tiếp

thực tế sử

dự toán sử

dụng

dụng

Đơn giá nguyên
x

vật liệu trực tiếp
dự toán



10
Ảnh hưởng về

Đơn giá

Đơn giá

Lượng nguyên

giá đến biến

nguyên vật

nguyên vật

vật liệu trực

động NVLTT

liệu trực tiếp

=

liệu trực

-

thực tế

tiếp thực tế sử


x

tiếp dự toán

dụng

- Đối với chi phí nhân công trực tiếp:
Ảnh hưởng của

Thời gian

thời gian lao động
đến biến động chi

=

lao động
thực tế

Thời gian lao
động theo dự

-

toán

Đơn giá nhân
x


công trực tiếp
dự toán

phí NCTT

Đơn giá
Ảnh hưởng của

Đơn giá

nhân

giá đến biến động
chi phí NCTT

=

công trực
tiếp thực

Thời gian

nhân công
trực tiếp dự

-

x

toán


tế

lao động
thực tế

Đối với chi phí SXC:
* Đối với biến phí SXC
Ảnh hưởng
của lượng

Đơn giá
=

đến biến phí

Mức độ hoạt

-

động thực tế

Mức độ hoạt

x

động dự toán

biến phí
SXC dự


SXC

toán

Ảnh hưởng của giá

Đơn giá biến

Đơn giá biến

đến biến phí SXC

phí SXC

phí SXC dự

=

thực tế

-

* Đối với định phí SXC
Biến động định phí
Định phí sản
sản xuất chung
=
xuất chung
thực tế


toán

-

Mức độ hoạt
x

động thực tế

Định phí sản xuất
chung theo dự toán


11
1.5.2 Đối với trung tâm chi phí tùy ý
- Đối với công việc thường xuyên phải lập dự toán. Nội dung
đánh giá trung tâm chi phí này là:
Chênh lệch chi phí
Tỷ lệ % chi phí thực tế
so với chi phí dự toán

= Chi phí thực tế - Chi phí dự toán
=

Chi phí thực tế

X

100%


Chi phí dự toán

- Đối với các công việc bất thường (chuyên biệt) phải xác định
được công việc cụ thể và thực hiện kiểm soát qua các công cụ kiểm
soát nội bộ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ
TRÁCH NHIỆM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝVÀ XÂY
DỰNG ĐƢỜNG BỘ 26
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
QUẢN LÝVÀ XÂY DỰNG ĐƢỜNG BỘ 26
2.1.1 Đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần quản lý và xây
dựng đƣờng bộ 26
Công ty Cổ phần quản lý & xây dựng đường bộ 26 là công ty
được cổ phần hóa từ Công ty quản lý & sửa chữa đường bộ 26 thuộc
Khu quản lý đường bộ 5 theo Quyết định số: 813/QĐ-BGTVT, ngày
29 tháng 03 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải; Quyết định số:
4044/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2005 của Bộ Giao thông vận tải về
việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty quản lý và sửa chữa
đường bộ 26 thành Công ty Cổ phần quản lý & xây dựng đường bộ
26.
2.1.2 Tổ chức quản lý ở Công ty Cổ phần quản lý và xây
dựng đƣờng bộ 26


12
a. Cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty
b. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của đơn vị, bộ phận

2.1.3 Phân cấp quản lý ở Công ty Cổ phần quản lý và xây
dựng đƣờng bộ 26
a. Phân cấp quản lý giữa Công ty với các Hạt quản lý
- Về phía Công ty
- Về phía Hạt quản lý
- Về phía Công ty
- Về phía Đội sản xuất đá
c. Phân cấp quản lý giữa Công ty với đội quản lý và sửa
chữa xe, máy
Đội quản lý và sửa chữa xe, máy trực tiếp thực hiện những
nhiệm vụ được Công ty giao thông qua phòng Kỹ thuật – Thi công.
- Quyền: Quản lý và điều động xe, máy của Công ty đến các
Hạt quản lý và Đội sản xuất đá. Có trong thành phần Tổ kiểm tra để
tiến hành kiểm tra hư hỏng xe, máy và được quyền quyết định tự sửa
chữa hay thuê ngoài sửa chữa.
- Trách nhiệm: Bảo quản các loại vật tư, xe, máy thi công. Nếu
để xảy ra quá trình hư hỏng, mất mát phải bồi thường, trường hợp để
xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm trước Pháp
luật.
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
a. Tổ chức bộ máy kế toán
b. Quy trình ghi sổ kế toán ở Công ty
Công ty sử dụng phần mềm kế toán để thực hiện kế toán theo hình
thức chứng từ ghi sổ.
c. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng ở Công ty


13
- Chế độ kế toán áp dụng: Thông tư 200/2014-TT-BTC của Bộ
tài chính ban hành ngày 22/12/2014.

- Kỳ kế toán: năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Theo
phương pháp đường thẳng
- Phương pháp tính và nộp thuế giá trị gia tăng: Theo phương
pháp khấu trừ
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ
TRÁCH NHIỆM CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƢỜNG BỘ 26
2.2.1 Công tác lập dự toán chi phí ở Công ty
a. Dự toán chi phí ở các Đội sản xuất đá
Hằng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị
trực thuộc, các hợp đồng đang thực hiện với khách hàng, tình hình
tiêu thụ năm trước và dự báo thị trường cho kỳ tới, Phòng Kỹ thuật –
Thi công kết hợp với Phòng Kinh tế - Tài chính sẽ lập bảng dự toán
kinh phí cho các đơn vị trực thuộc. Công ty giao luôn cho các đơn vị
trực thuộc thực hiện bản dự toán này và nó được gọi là Bản giao
khoán.
Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Lập bảng phân tích đơn giá chi phí giao khoán.
Bước 2: Lập bảng tính chi tiết chi phí quản lý
Bước 3: Lập bảng tổng hợp khối lượng giao khoán chi tiết
Bước 4: Lập bảng tổng hợp khối lượng giao khoán
b. Dự toán chi phí ở các Hạt quản lý


14
Quốc lộ 26 đi qua 3 huyện của tỉnh Đăk Lăk là M’drak, Eakar
và Krông Păk. Mỗi huyện có một Hạt quản lý đoạn đường mà quốc

lộ 26 đi qua huyện mình. Các chi phí phát sinh tại các Hạt có 2 loại
là: chi phí sửa chữa đường bộ và chi phí quản lý, bảo trì đường bộ.
b1. Chi phí sửa chữa đường bộ
Quy trình lập dự toán chi phí sửa chữa đường bộ:
Bước 1: Lập bảng phân tích tiêu hao chi phí của từng công
trình.
Bước 2: Lập bảng phân tích đơn giá của từng hạng mục công
việc.
Bước 3: Lập bảng dự toán nội bộ chi tiết công trình.
Bước 4: Lập bảng tổng hợp kinh phí giao khoán công trình.
b2. Chi phí quản lý, bảo trì đường bộ
Quy trình dự toán chi phí quản lý, bảo trì đường bộ:
Bước 1: Lập bảng tổng hợp giá trị giao khoán công trình bảo
dưỡng thường xuyên của năm.
Bước 2: Lập bảng tổng hợp giá trị giao khoán công trình bảo
dưỡng thường xuyên của quý.
Bước 3: Lập bảng dự toán chi phí ngoài khoán.
Bước 4: Lập bảng dự toán chi tiết công trình quản lý và bảo trì đường bộ
của từng quý.
2.2.2. Công tác kế toán chi phí ở Công ty Cổ phần quản lý và
xây dựng đƣờng bộ 26.
a. Kế toán chi phí theo các đơn vị trực thuộc
b. Công tác kế toán ở phòng kế toán tài chính Công ty.


15
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ PHỤC VỤ
ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝVÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ 26
2.3.1. Ƣu điểm

- Hệ thống báo cáo kế toán chi phí tuy phức tạp nhưng được xây
dựng khá đầy đủ và chi tiết. Công ty đã lập được dự toán chi phí NVLTT,
chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí SXC. Từ đó tính giá
thành theo định mức, làm căn cứ để lập Bản giao khoán ký với các Đội,
Hạt quản lý nhằm kiểm soát chi phí sản xuất có hiệu quả.
- Chi phí trong Bản quyết toán với các Đơn vị trực thuộc được
thực hiện căn cứ vào sản lượng thực tế, từ đó tính ra khối lượng định
mức của các chi phí. Khối lượng này sẽ nhân đơn giá thực tế để tìm ra
giá trị trong định mức của chi phí làm căn cứ quyết toán. Giá trị này
được so sánh với chứng từ hợp lệ đã ghi sổ để xác định giá trị thanh
toán, giá trị bị xuất toán đối với các đơn vị trực thuộc. Các Đơn vị trực
thuộc chỉ chịu trách nhiệm về việc sử dụng các yếu tố chi phí sao cho
đúng định mức, còn giá của các yếu tố này thay đổi theo thị trường thì
các Đơn vị trực thuộc không thể chịu trách nhiệm và Công ty phải
chấp nhận.
+ Nếu chi phí vượt định mức do sử dụng nguyên vật liệu, nhân
công, máy thi công, Công ty sẽ xuất toán, các đơn vị trực thuộc phải
chịu khoản chi phí này buộc các đơn vị trực thuộc phải quản lý chặt
chẽ chi phí.
+ Nếu chi phí vẫn nằm trong dự toánnhưng không phải do các
đơn vị trực thuộc tiết kiệm mà do giá của các yếu tố đầu vào như
nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công giảm thì sẽ quyết toán theo
giá thực tế của các yếu tố đầu vào.


16
2.3.2. Nhƣợc điểm
- Công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của
Công ty còn một số tồn tại dẫn đến giá thành ở các đơn vị trực thuộc
chưa được chính xác. Cụ thể, tại các Đội sản xuất đá: Một số chi phí

nguyên vật liệu phát sinh không dùng hết, để lại kỳ sau sử dụng
nhưng vẫn tính vào chi phí và giá thành của kỳ này. Ngược lại, có
những nguyên vật liệu kỳ trước dùng không hết, chuyển sang kỳ này
sử dụng lại không được ghi nhận để tập hợp chi phí, tính giá thành
của kỳ này.
- Khi các khoản mục giá thành thay đổi, chưa tìm ra nguyên
nhân do lượng hay do giá và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này
để đánh giá trách nhiệm được cụ thể đối với các đơn vị, bộ phận có
liên quan.
- Hệ thống kế toán chi phí ở Công ty chưa đánh giá được trách
nhiệm một cách rõ ràng đối với các đơn vị trực thuộc. Thể hiện ở
chỗ:
+ Chưa phân loại được chi phí theo cách ứng xử của chi phí để
lập dự toán linh hoạt.Từ đó, làm cho việc phân tích, đánh giá chi phí
chưa chính xác vì sản lượng thực tế thường khác so với sản lượng dự
toán.Trong khi điều này rất cần thiết để đánh giá trách nhiệm được
đúng đắn đối với các đơn vị trực thuộc.
+ Chưa phân biệt được chi phí kiểm soát được và chi phí
không kiểm soát được để đảm bảo đánh giá trách nhiệm của từng
đơn vị được đúng đắn.
- Chưa sử dụng kết quả đánh giá trách nhiệm quản lý chi phí
để có chính sách thưởng phạt hợp lý. Cụ thể:
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2


17
CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ
TRÁCH NHIỆM CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƢỜNG BỘ 26

3.1. HOÀN THIỆN DỰ TOÁN CHI PHÍ VÀ KẾ TOÁN CHÍ
PHÍ, TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÁC ĐỘI SẢN XUẤT ĐÁ CỦA
CÔNG TY
3.1.1 Hoàn thiện dự toán chi phí ở các Đội sản xuất đá của
Công ty
Đối với dự toán chi phí tại các Đội sản xuất đá hiện nay đều
lập ở mức sản lượng nhất định, không tính đến sự điều chỉnh khi số
lượng sản phẩm sản xuất thay đổi. Do vậy, cần phải xây dựng dự
toán chi phí linh hoạt.
3.1.2 Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm ở các đội sản xuất đá ở Công ty
Đối với các Đội sản xuất đá, kế toán chi phí và tính giá thành
còn tồn tại một số nhược điểm như đã nêu. Để hoàn thiện việc tính
giá thành tại các Đội sản xuất đá, tác giả đề xuất giải pháp: chi phí
thực tế phát sinh trong kỳ tính giá thành nào thì tập hợp cho kỳ đó.
Ngoài ra, chi phí tại các Đội sản xuất đá khi được tập hợp phải được
phân loại để phù hợp theo yêu cầu đánh giá trách nhiệm. Luận văn đã
hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành ở các Đội sản xuất đá với
tinh thần như vậy.
3.2. HOÀN THIỆN BÁO CÁO CHI PHÍ PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ
TRÁCH NHIỆM CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC Ở CÔNG TY
3.2.1. Đối với các Đội sản xuất đá
3.2.2. Đối với Hạt quản lý đƣờng bộ
- Đối với hoạt động sửa chữa đƣờng bộ
Dựa vào chi phí dự toán và thực tế của các công trình sửa chữa
đường bộ kết hợp với bảng phân loại chi phí sửa chữa đường bộ theo


18
khả năng kiểm soát của Hạt quản lý, đánh giá trách nhiệm của Hạt

trong kiểm soát chi phí NVLTT, NCTT, máy thi công và chi phí
SXC.
* Phân tích chi phí NVLTT (trang 89 của luận văn)
BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM HẠT QUẢN LÝ
M’DRAK TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC
TIẾP CỦA CÔNG TRÌNH SỬA CHỮA CẦU SỐ 10

Đơn vị tính: Đồng
STT

Nội dung chi phí

Trách nhiệm
thuộc về
Công ty

-208.922

Trách
nhiệm
thuộc về
Hạt
-249.126

∆ NVL

40.204

2


Đá 1x2+đá 1x1,6

-7.363.819

1.373.882

-8.737.701

3

Đá 0.5x1

-3.553.677

-598.941

-2.954.736

4

Đá hỘc

-18.686.096

1.159.004

-19.845.100

5


Đá cẤp phối+ đá
xô+bồ+đá 2x4

-5.401.433

-857.309

-4.544.124

6

Đá 4x6

-21.438.189

-28.317

-21.409.872

7

Xi măng

3.808.182

1.167.536

2.640.646

8


4.146.180

0

4.146.180

10.636.293

3.513.423

7.122.870

82.601.528

113.809.628

-31.208.100

11

Nhựa đường
Thép tròn Các
loại
Thép hình+ Thép
tấm
Lan can

14.935.090


13.924.800

1.010.290

12

Dây thép

31.482

0

31.482

13

Que hàn

8.541

0

8.541

14

Rọ thép

134.980


330.000

-195.020

15

Đinh đĩa

64.422

0

64.422

16

Gỗ

-12.296

0

-12.296

17

Radcon7

840.000


0

840.000

18

Sikar các loại

1.067.836

36.711

1.031.125

9
10


19
19

Gối cầu

20

a

Sơn các loại
Dung môi pha
sơn

xe vận chuyển vật
liệu
Nhiên liệu:

b

Nhiên liệu phụ:

21
22

Tổng

-15.128.724

0

-15.128.724

518.092

-221.588

739.680

184.598

218.865

-34.267


0

0

0

1.537.360

3.315.120

-1.777.760

-10.580

-10.580

0

48.710.849

136.883.109

-88.172.260

* Phân tích biến động của chi phí NCTT (trang 92 của luận
văn)
Qua bảng 3.17, ta thấy chi phí NCTT dự toán và thực tế phát
sinh của công trình sửa chữa cầu bằng nhau và bằng 120.660.209
đồng. Điều này chứng tỏ Hạt quản lý M’drak đã quản lý tốt giờ công,

ngày công đúng như dự toán.
* Phân tích biến động chi phí máy thi công (trang 92 của
luận văn)
BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM HẠT QUẢN LÝ
M’DRAK TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ MÁY THI CÔNG CỦA
CÔNG TRÌNH SỬA CHỮA CẦU SỐ 10

Đơn vị tính: Đồng
Nội dung chi
phí

∆ MTC

1

Dầu Diezel

-3,316,232

0

Trách nhiệm
thuộc về Công
ty
-3,316,232

2

Nhớt


-2,593,320

-2,593,320

0

3

Ca xe máy

0

0

0

-5,909,552

-2,593,320

-3,316,232

STT

Tổng

Trách nhiệm
thuộc về Hạt

* Phân tích biến động của chi phí SXC (trang 93 của luận

văn)


20
BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM HẠT QUẢN LÝ
M’DRAK TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CỦA
CÔNG TRÌNH SỬA CHỮA CẦU SỐ 10

Đơn vị tính: Đồng
STT

Nội dung chi
phí

1

Chi phí quản lý

2

Lương gián tiếp

3

Chi phí lán trại

131.118
2.505.255
1.250.673


TỔNG

1.123.464

∆ SXC

Trách
nhiệm thuộc
về Hạt
131.118

Trách nhiệm
thuộc về
Công ty
0

- 2.505.255

0

1.250.673

0

1.123.464

0

- Đối với hoạt động quản lý, bảo trì đƣờng bộ
Dựa vào chi phí dự toán và thực tế của các công trình quản lý,

bảo trì đường bộ kết hợp với bảng phân loại chi phí quản lý, bảo trì
đường bộ theo khả năng kiểm soát của Hạt quản lý, đánh giá trách
nhiệm của Hạt trong kiểm soát chi phí NVLTT, NCTT, máy thi công
và chi phí SXC.
* Phân tích biến động của chi phí NVLTT (trang 97 của
luận văn)


21
BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM HẠT QUẢN LÝ
M’DRAK TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC
TIẾP CỦA CÔNG TRÌNH QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƢỜNG BỘ QUÝ I
NĂM 2014

Đơn vị tính: Đồng
STT

NỘI DUNG CHI
PHÍ

∆NVL

Trách nhiệm
thuộc về Hạt

Trách nhiệm
thuộc về
Công ty

1


+ Vôi

(249.837)

(249.837)

-

2

+ Mỡ

(24.000)

(24.000)

-

3

+ Sơn dầu

5.983.531

5.983.531

-

4


+ Sơn nước

(6.093.007)

(6.093.007)

-

5

+ Xi măng

(1.843.007)

(1.843.007)

-

6

+ Cát

(426.143)

(426.143)

-

7


+ Đá 2x4

(1.086.531)

(1.086.531)

-

8

+ Đá 1x2

2.202.503

2.202.503

-

9

+ Đá 1x0,5

702.499

702.499

-

10


+ Đá cấp phối

(92.500)

267.500

(360.000)

11

+ Bê tông nhựa

1.656.780

1.656.780

-

12

+ Nhựa đường

15.759.741

15.759.741

-

13


+ Giấy phản quang

(712.640)

(712.640)

-

15.777.388

16.137.388

(360.000)

TỔNG

* Phân tích biến động của chi phí NCTT (trang 99 của luận
văn)
Như bảng phân loại chi phí (bảng 3.26), trong ba loại chi phí


22
NCTT thì chỉ có chi phí nhân công ngoài bản giao khoán là Hạt có
thể kiểm soát được về mặt lượng.
Theo số liệu trong bảng 3.25, chi phí nhân công ngoài bản
giao khoán thực tế là 54.344.209 đồng, dự toán là 53.895.370 đồng.
Vậy, thực tế đã cao hơn dự toán là 448.839 đồng. Trong kỳ không có
thay đổi về chính sách lương và số chi phí tăng này là thuộc về trách
nhiệm của Hạt quản lý đối với việc kiểm soát chi phí nhân công

ngoài bản giao khoán nói riêng và chi phí NCTT nói chung.
* Phân tích biến động của chi phí máy thi công (trang 99
của luận văn)
BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM HẠT QUẢN LÝ
M’DRAK TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ MÁY THI CÔNG CỦA
CÔNG TRÌNH QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƢỜNG BỘ QUÝ I NĂM 2014

ST
T

Nội dung
chi phí

∆ MTC

1

Dầu Diezel
Tổng

8.304.326
8.304.326

Đơn vị tính: Đồng
Trách nhiệm
Trách nhiệm
thuộc về
thuộc về Hạt
Công ty
8.231.940

72.386
8.231.940
72.386

* Phân tích biến động của chi phí SXC (trang 100 của luận văn)
BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM HẠT QUẢN
LÝ M’DRAK TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CỦA
CÔNG TRÌNH QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƢỜNG BỘ QUÝ I NĂM 2014

Đơn vị tính: Đồng
TT

NỘI DUNG
CHI PHÍ

Trách nhiệm
thuộc về Hạt

Trách nhiệm
thuộc về
Công ty

0

0

0

∆ SXC


1

Khấu hao TSCĐ

2

Chi phí cung khác

(9.298.830)

(9.298.830)

0

Tổng

(9.298.830)

(9.298.830)

0


23
3.3. SỬ DỤNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ
THƢỞNG, PHẠT HỢP LÝ ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC
THUỘC CÔNG TY.
3.3.1 Đối với các Đội sản xuất đá
Qua tổng hợp, ta thấy năm 2014, trách nhiệm của Đội sản xuất đá
52 là đã để chi phí thực tế tăng so với dự toán 836.183.881 đồng. Công

ty cần phải xem xét số vượt dự toán này để quy về cho Đội chịu theo
một tỷ lệ nhất định và trừ vào các khoản thu nhập tăng thêm hoặc tiền
thưởng của Công ty dành cho Đội. Các Đội sản xuất khác cũng tổng hợp
kết quả phân tích và đánh giá tương tự.Nếu Đội nào có thành tích tốt
trong việc tiết kiệm chi phí thì Công ty phải khuyến khích bằnglợi ích
vật chất. Công ty cần quy định mức thưởng hợp lý trên số chi phí mà
các đơn vị tiết kiệm được.
3.3.2. Đối với Hạt quản lý
a. Đối với hoạt động sửa chữa đường bộ
b. Đối với hoạt động quản lý, sửa chữa đường bộ
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
KẾT LUẬN CHUNG
Xu hướng toàn cầu hóa cùng với sự phát triển không ngừng
của nền kinh tế, các DN luôn phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt. Do
đó các DN cần phải nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, tiết kiệm
tối đa chi phí để tồn tại và phát triển. Trong đó, công tác kế toán chi
phí để phục vụ đánh giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc giúp cho
doanh nghiệp có một hệ thống cung cấp thông tin tin cậy để kiểm
soát chặt chẽ và đánh giá hiệu quả từng đơn vị trực thuộc.


×