Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.27 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN TẤN VĂN

MỐI QUAN HỆ GIỮA BẤT BÌNH ĐẲNG
THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển
Mã số

: 60.31.01.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2016


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH

Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm
Phản biện 2: TS. Lâm Minh Châu
.

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế phát triển họp tại
Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 12 năm 2015



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Một xã hội phát triển toàn diện đòi hỏi không chỉ tăng trưởng
kinh tế đơn thuần mà còn cần tới sự phân phối công bằng hơn. Tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những vấn đề lớn mà bất cứ xã
hội nào cũng đều phải quan tâm đến. Tăng trưởng nhanh và thực hiện
phân phối công bằng là những mục tiêu mà nhiều địa phương đều
mong muốn đạt được. Giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập
có sự liên quan mật thiết với nhau. Đây là những chủ đề đã và đang
được các nhà kinh tế trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.
Theo lý thuyết truyền thống, thực hiện mục tiêu công bằng xã
hội, đặc biệt là hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng hơn có thế
mâu thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả
hơn và có tăng trưởng nhanh hơn. Theo nhà kinh tế Simon Kuznets
(1955), bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng nới rộng
trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển, trở nên ổn định
trong một giai đoạn ngắn, và sau đó thu hẹp dần trong những giai đoan
sau khi nền kinh tế đã chín muồi. Các nghiên cứu sau đó như
Ahluwwalia (1976) và Psacharopoulos và các cộng sự (1995) đã ủng
hộ cho giả thuyết Kuznets. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Deininger
và SQuyre (1996), Chen và Ravallion (1997), Easterly (1999), Dollar,
và Kraay (2002) lại cho thấy tăng trưởng không có tác động đến bất
bình đẳng.

Sau khi lý thuyết tăng trưởng nội sinh được giới thiệu vào
giữa thập niên 1980, các mối quan tâm đã chuyển sang nghiên cứu tác
động của phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Kết luận rút ra
từ các nghiên cứu rất khác nhau. Các nghiên cứu như Persson và


2
Tabellini (1994), Clarke (1995), Persson và Tabellini (1994) cho thấy
bất bình đẳng thu nhập gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế, trong khi
Li và Zou (1998), Frank (2009) lại phát hiện bất bình đẳng thu nhập có
tác động dương đến tăng trưởng kinh tế.
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế
trọng điểm của miền Trung. Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, có nhiều lợi
thế trong giao lưu kinh tế và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Trong những năm qua, kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành công nhất định. Tuy
nhiên, đi kèm với quá trình phát triển đó cũng xuất hiện nhiều vấn đề
kinh tế xã hội phát sinh, mà một trong những vấn đề đó là bất bình
đẳng phân phối thu nhập. Sự gia tăng chênh lệch về thu nhập giữa các
nhóm dân cư và giữa các vùng, khoảng cách giàu nghèo có xu hướng
tăng lên, gây trở ngại cho sự phát triển bền vững của tỉnh.
Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập là những chủ đề
được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Nhìn chung, các công trình
nghiên cứu chủ yếu mới chỉ bàn riêng hoặc về tăng trưởng kinh tế
hoặc về phân phối thu nhập. Gần đây đã có một số nghiên cứu mối
quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, các nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu định tính và các nghiên
cứu định lượng chủ yếu mới tập trung nghiên cứu tác động của tăng
trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập. Việc nghiên cứu tác động
của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế còn ít. Bắt nguồn

từ thực tế trên, em quyết định chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa bất
bình đẳng thu nhập và tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là nghiên cứu mối quan hệ giữa bất bình


3
đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Quảng Nam.
Mục tiêu cụ thể nghiên cứu cần hướng tới, gồm:
- Hệ thống cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ
giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế;
- Phân tích thực trạng bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ở Quảng Nam trong thời gian qua;
- Phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng
trưởng kinh tế ở Quảng Nam;
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tận dụng tác động
tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến
tăng trưởng kinh tế ở Quảng Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế ở Quảng Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu phân phối thu
nhập theo quy mô với trọng tâm là nghiên cứu bất bình đẳng thu nhập
giữa các nhóm dân cư với tăng trưởng kinh tế.
Số liệu được thu thập từ Cục thống kê và UBND các huyện,
thành phố của tỉnh trong giai đoạn 2012 – 2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
uận văn s dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng
hợp số liệu, hồi quy tuyến tính, phương pháp đánh giá.

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Về mặt l luận, luận văn cung cấp cho những ai quan tâm đến
vấn đề bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế một cách có hệ
thống l luận tương đối đầy đủ.
Về mặt thực tế, đây là một trong những số ít nghiên cứu ở Việt
Nam lượng hóa được mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng


4
trưởng kinh tế, cung cấp một căn cứ tham khảo cho việc hoạch định
các chiến lược phân phối thu nhập, tăng trưởng cũng như nghiên cứu
sâu về chủ đề này cho từng tỉnh, thành phố khác.
Luận văn chứng minh tầm quan trọng của các chính sách trong
việc giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng
trưởng kinh tế.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa bất bình đẳng
thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Chương 2: Thực trạng bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập
và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Chương 4: Bàn luận kết quả và hàm ý chính sách
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG
THU NHẬP VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẤT BÌNH
ĐẲNG THU NHẬP

1.1.1. Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập
Bất bình đẳng thu nhập đề cập đến hiện tượng thu nhập được
phân phối không đều giữa các cá nhân hoặc các hộ gia đình trong nền
kinh tế.
1.1.2. Đo lƣờng bất bình đẳng thu nhập
Có rất nhiều thước đo bất bình đẳng thu nhập.

i thước đo


5
đề có những ưu, nhược điểm riêng. uận văn giới thiệu những thước
đo phố biến nhất và s dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm ở các
chương sau bao gồm: tỷ lệ giữa thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ
gia đình giàu nhất với thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình
nghèo nhất (Q5/Q1); Đường Lorenz; Hệ số GINI; và tiêu chuẩn 40 của
Ngân hàng Thế giới.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến bất bình đẳng thu nhập
Nhìn chung các nguyên nhân gây ra bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập có thể xếp vào hai nhóm: bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập từ tài sản; và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao
động.
Trong nền kinh tế thị trường, một phần thu nhập của các cá
nhân nhận được từ sở hữu các nguồn lực. T y theo quy mô và cơ cấu
danh mục tài sản nắm giữ, cũng như giá thuê các tài sản đó, thu nhập
của các cá nhân từ tài sản có thể khác nhau rất nhiều. Tài sản của các
cá nhân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, mà chủ yếu là do
được thừa kế tài sản hoặc do tiết kiệm trong quá khứ.
i người lao động có những đặc điểm rất khác nhau như sức
khỏe, năng lực, trình độ, k năng, kinh nghiệm và sở thích. Các công

việc cũng khác nhau về tiền lương và các đặc điểm phi tiền tệ. Những
khác biệt này có ảnh hưởng đến cung, cầu lao động và thu nhập của
các cá nhân.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ
1.2.1. Khái niệm tăng trƣởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng mức sản


6
xuất của nền kinh tế theo thời gian. Nhìn chung tăng trưởng kinh tế
được tính bằng phần trăm thay đổi của GDP thực tế hay GDP thực tế
bình quân đầu người.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm
nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế.
Các nhân tố kinh tế tác động tăng trưởng kinh tế là những
nhân tố tác động trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của nền
kinh tế, bao gồm vốn, lao động, tiến bộ công nghệ và tài nguyên.
hác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể
chế hay còn gọi là các nhân tố phi kinh tế, có tác động gián tiếp và rất
khó lượng hóa cụ thể mức độ tác động của chúng đến tăng trưởng kinh
tế. Có thể kể ra một số nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng
như: vai trò của Nhà nước, các yếu tố văn hóa – xã hội, thể chế, cơ cấu
dân tộc tôn giáo và sự tham gia của cộng đồng.
1.3. TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
Nhiều nghiên cứu đã n lực đưa ra lời đáp cho câu hỏi lớn:
iệu các quốc gia có phải đối mặt với sự đánh đổi giữa giảm bất bình
đẳng thu nhập và cải thiện thành tựu tăng trưởng hay không, liệu bất

bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của
một quốc gia hay không Nếu có, thì hình mẫu cụ thể của mối quan hệ
là gì và tại sao Giả thuyết về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập
và tăng trưởng kinh tế rất nhiều và đa dạng.

ột số nghiên cứu lý

thuyết cho thấy bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng có mối quan hệ
đánh đổi như chấp nhận bất bình đẳng nền kinh tế sẽ tăng trưởng


7
nhanh hơn. Theo l thuyết truyền thống, để lấy thu nhập của người
giàu chuyển cho người nghèo, Chính phủ phải thực hiện các chính
sách tái phân phối thu nhập, ví dụ như thông qua hệ thống thuế thu
nhập lũy tiến và các chương trình phúc lợi mà điều này sẽ làm giảm
động lực lao động và gây ra tổn thất cho tăng trưởng kinh tế. Trong
khi đó nhiều lý thuyết lại cho thấy bất bình đẳng thu nhập có thể làm
giảm tăng trưởng kinh tế, bao gồm: Lý thuyết kinh tế chính trị được
phát triển bởi các nhà nghiên cứu Alesina và Rodrik (1994), Persson
và Tabellini (1994); Lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo được
xây dựng bởi các nhà nghiên cứu Galor và Zeira (1993), Aghion và
Bolton (1997), Chiou (1998), Grossman và Kim (1996); Lý thuyết
những vấn đề về giáo dục và sinh sản được xây dựng bởi Perotti
(1996); Lý thuyết so sánh và xã hội của Knell (1998); Todaro (1998).
Tóm lại, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập tác
động trực tiếp đến nhau, tăng trưởng cao giúp giảm bất bình đẳng thu
nhập, bất bình đẳng thu nhập là điều kiện để có tăng trưởng cao,… Hai
nhân tố này tác động tới nhau thông qua các kênh truyền dẫn đầu tư,
tiết kiệm, giáo dục, tín dụng, phân phối lại thông qua thuế và trợ cấp.

Các kênh truyền dẫn này sẽ quyết định tăng trưởng và bất bình đẳng
thu nhập tác động tới nhau như thế nào. Vấn đề đặt ra là Nhà nước ta
phải xác định kênh nào hữu ích, kênh nào cho tác động tiêu cực để đưa
ra nhưng giải pháp nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với công
bằng xã hội, giảm bất bình đẳng thu nhập.
1.4. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH ƢỚC LƢỢNG
Căn cứ vào l thuyết và cân nhắc nguồn dữ liệu s n có ở tỉnh
Quảng Nam, đề tài s dụng mô hình thực nghiệm sau để ước lượng tác
động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tới tăng trưởng kinh
tế ở Quảng Nam:


8
GROWTH = β0 + β1INEQUA ITY + β2X + ei
Trong đó, GROWTH là biến tốc độ tăng trưởng GDP, tuy
nhiên dựa vào phân tích phân phối của GDP, nghiên cứu sẽ s dụng
dạng hàm với biến phụ thuộc là lnGDP. INEQUALITY là biến số đo
lường bất bình đẳng thu nhập. Luận văn s dụng 2 biến đo lường bất
bình đẳng thu nhập để đại diện cho biến INEQUALITY là GINI và
INCGAP. Biến GINI là hệ số GINI được s dụng để biểu thị bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập. Ở Việt Nam số liệu GINI không có s n
cho các tỉnh/thành, tác giả đã tự tính hệ số GINI thông qua bộ số liệu
VHLSS. Biến INGAP là biến đo lường khoảng cách thu nhập giữa
nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất. Biến này cũng được tính thông
qua bộ số liệu VHLSS. X là các biến ngoại sinh có tác động đến tăng
trưởng kinh tế bao gồm tỷ lệ đầu tư trong GDP, lực lượng lao động.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH QUẢNG NAM
Quảng Nam là một tỉnh ven biển, thuộc v ng Duyên hải Nam
Trung bộ, nằm ở vị trí trung điểm đất nước theo trục Bắc – Nam; phía
Bắc giáp thành phố Đà N ng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125
km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh

on Tum và nước cộng hoà Dân chủ

Nhân dân ào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi.
Quảng Nam nằm ở một vị trí chiến lược trong khu vực duyên
hải miền Trung, gắn liền với một chu i các điểm đến về du lịch trong
khu vực. Phía cuối của khu vực duyên hải này, Quảng Nam cũng có cơ


9
hội để xây dựng cơ sở hạ tầng qui mô làm đầu mối giao thông của khu
vực như cảng biển Kỳ Hà, sân bay quốc tế Chu Lai, khu kinh tế mở
Chu Lai. Với đầy đủ các nguồn tài nguyên về rừng, biển, mặt nước, lại
nằm trong hành lang Đông - Tây, Quảng Nam có rất nhiều tiềm năng
phát triển kinh tế.
2.2. THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NAM
a. Thực trạng b

ng chung

Theo số liệu tính toán từ niên giám thống kê cho thấy thu nhập
bình quân đầu người có xu hướng gia tăng trong khi chênh lệch giữa
nhóm có thu nhập giàu nhất và nhóm nghèo nhất ngày càng dãn ra. Cụ
thể chênh lệch giữa nhóm 5 (nhóm giàu nhất) so với nhóm 1 (nhóm

nghèo nhất) là 5.3 lần năm 2004, tăng lên 6 lần năm 2010, rồi 6.5 lần
năm 2012 và cuối c ng là 8.3 lần năm 2014.
b. B

ng thu nh p phân theo khu vực thành thị và

nông thôn
Thu nhập bình quân đầu người ở thành thị và nông thôn đều
có xu hướng tăng trong giai đoạn 2004 – 2014. Năm 2004 thu nhập
bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực thành thị đạt 518 nghìn đồng gấp
1.39 lần so với khu vực nông thôn đạt 372 nghìn đồng, con số này đến
năm 2010 tăng lên 1.51 lần cao nhất trong giai đoạn này, tuy nhiên đến
năm 2014 thì mức chênh lệch này giảm xuống còn 1.35 lần.
e



GINI

Đối với tỉnh Quảng Nam, hệ số GINI dựa trên thu nhập bình
quân đầu người trong giai đoạn 2004 – 2014 tuy có sự thay đổi nhưng
không quá cao. Cụ thể năm 2004 là 0,302, năm 2010 là 0,328, đến
năm 2014 tăng lên 0,386. Điều này cho thấy mô hình tăng trưởng kinh
tế tương đối công bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn


10
này.
Theo tiêu chuẩn “40%” thì Quảng Nam có phân bố thu nhập
trong dân cư ở mức tương đối bình đẳng, khi tỷ trọng thu nhập của

40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập là 20.02% năm
2004, tỷ lệ này là 15.67% năm 2014, đã phản ánh phân phối thu nhập
trong dân cư luôn giữ được ở mức tương đối bình đẳng.
ng theo ti p c n m t s dịch vụ ơ

d. B

n

Quảng Nam không chỉ đặt mục tiêu phát triển kinh tế mà còn
quan tâm cải thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên, đến thời điểm
hiện tại hệ thống này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu s dụng dịch vụ
của người dân kể cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là vẫn còn
khá cách biệt trong tiếp cận, s dụng các loại hình dịch vụ an sinh xã
hội s n có giữa các nhóm dân cư, đặc biệt là nhóm nghèo có thu nhập
thấp và dân cư khu vực nông thôn, v ng sâu, v ng xa.
e N



ở ỉ

Q

N m

Luận văn đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn tới gia tăng bất bình
đẳng thu nhập ở tỉnh Quảng Nam bao gồm: Sự phát triển không đều
giữa các v ng do điều kiện địa l , phương thức sản xuất, văn hóa,
phong tục tập quán, lối sống khác nhau; Quá trình công nghiệp hóa, đô

thị hóa nhanh chóng; Các cơ hội và việc làm phi nông nghiệp là nhân
tố góp phần gia tăng bất bình đẳng
2.3. THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM
X

ướ

ă

ưởng kinh t

Với những thay đổi và chính sách phù hợp đã đưa nền kinh tế
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tăng trưởng cao từ 10.15% năm 2004 lên
13.25% năm 2007, cao hơn nhiều so với cả nước (cả nước đạt 8.3%
năm 2004 và năm 2007 là 8.46%) . Do tác động của cuộc khủng


11
hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007 – 2009 đã làm cho GDP giảm
xuống còn 11.04% năm 2009, đến năm 2010 nhờ những thay đổi tích
cực nên tốc độ tăng trưởng đã tăng trở lại, lên 13% năm 2010, qua đó
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2004 – 2010 đạt hơn
12%. Đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm còn 12.58% và
tiếp tục giảm xuống còn 10.92% năm 2012, đến năm 2013 d vẫn còn
chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và lạm phát nhưng tốc độ tăng
trưởng vẫn đạt 11.06%.
ượ

ă


ưở

Chất lượng tăng trưởng kinh tế được đánh giá thông qua một
số chỉ tiêu như hiệu quả lao động (năng suất lao động), năng suất các
nhân tố tổng hợp (TFP), hiệu quả sự dụng vốn (ICOR). Tốc độ tăng
năng suất lao động có xu hướng chậm lại từ 10.8% giai đoạn 2004 –
2007, xuống 8.99% năm 2008 và 8.57% năm 2009. Tuy nhiên, đến
năm 2014 với những chính sách quy hoạch và phát triển nhân lực cho
tỉnh nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã làm cho năng suất
lao động tăng nhẹ trở lại (năm 2014 đạt 9.79%). Trong giai đoạn 2004
– 2009, hệ số ICOR có xu hướng gia tăng theo các năm và có xu
hướng giảm từ sau năm 2009. Nếu năm 2006, hệ số này là 3.47 thì còn
số này đã tăng lên 4.03 vào năm 2009. Đặc biệt giai đoạn 2010 – 2012,
hệ số ICOR từ mức 4 trở lại, năm 2014 là 2.79. Giai đoạn từ 2005 –
2009, tăng trưởng kinh tế giai đoạn này phụ thuộc vào việc tăng vốn
hơn là lao động và các yếu tố công nghệ. Nhưng từ giai đoạn 2010 –
2014 thì ta có thể thấy có sự dịch chuyển của về việc các yếu tố công
nghệ đóng góp chủ yếu cho việc tăng trưởng kinh tế so với sự đóng
góp của yếu tố lao động và vốn.


12
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ
GIỮA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Những kết quả đạt được:
- Tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tiến trình thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở Quảng
Nam.

- Quảng Nam đã thực hiện ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng
kinh tế và bắt đầu chú

đến mục tiêu công bằng trong phân phối thu

nhập.
- Tăng trưởng đã chú

gắn kết với các mục tiêu về phát triển

con người.
Những hạn chế:
- Phân phối thu nhập không được thực hiện một cách đồng đều
gắn với tăng trưởng. Tăng trưởng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm
người giàu, dẫn đến sự bất bình đẳng về thu nhập.
-

ô hình tăng trưởng kinh tế và cơ chế phân bổ nguồn lực có

ảnh hưởng tiêu cực đến việc đảm bảo công bằng thu nhập.
- Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã dẫn đến tăng
trưởng nóng và đã làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến bất bình
đẳng thu nhập.
- Quá trình chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung sang
cơ chế thị trường làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập.
- Có tác động của cơ chế xin cho, bao cấp, môi trường kinh
doanh không bình đẳng và thông tin không minh bạch đến bất bình
đẳng thu nhập.
- Chưa thể kết hợp tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng
xã hội trong từng chính sách.



13
CHƢƠNG 3
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA BẤT BÌNH ĐẲNG THU
NHẬP VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
3.1. XÁC ĐỊNH PHƢƠNG PHÁP ƢỚC LƢỢNG
Để khắc phục vấn đề thiếu biến hay không quan sát được một
số biến độc lập trong mô hình, luận văn s dụng phương pháp hồi quy
với số liệu mảng theo thành phố/thị xã/huyện nhằm đo lường tác động
của bất bình đẳng thu nhập tới tăng trưởng. Điều quan trọng với luận
văn là phải chọn phương pháp ước lượng phù hợp, đó là phương pháp
ước lượng bình phương bé nhất (OLS).
Luận văn s dụng một số kiểm định để tìm kiếm các khuyết
tật (nếu có) của mô hình bao gồm: Kiểm định Breusch-Godfrey Serial
Correlation LM Test;

iểm định giá trị VIF; Kiểm định White

Heteroskedasticity Test; Yếu tố ngẫu nhiên tuân theo phân phối chuẩn.
3.2. SỐ LIỆU
- Số liệu từ Tổng Cục thống kê, Cục Thống kê tỉnh Quảng
Nam và Niên giám thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Trong nghiên cứu này tác giả s dụng số liệu thống kê chủ yếu
sau: GDP, đầu tư, lao động của tỉnh.
- Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình (VH SS)
Đây là cuộc điều tra nhằm thu nhập các thông tin làm căn cứ
đánh giá mức sống, đánh giá tình trạng nghèo đói và phân hóa giàu
nghèo, để phục vụ công tác hoạch định các chính sách, kế hoạch và
các chương trình mục tiêu quốc gia.

3.3. THỐNG KÊ VÀ PHÂN PHỐI XÁC SUẤT CỦA CÁC BIẾN
TRONG MÔ HÌNH
Thống kê cơ bản về Gini (sau khi nhân 100) là 32.93, giá trị


14
nhỏ nhất là 30.16 và giá trị lớn nhất là 39.95. Phân bố xác suất của
biến GINI và INCGAP cho thấy có dạng phân bố gần phân bố chuẩn.
Phân bố xác suất của biến GDP, INVEST, FS lệch trái. Như vậy biến
GDP, INVEST, FS không có phân bố chuẩn.

hắc phục vấn đề này,

ta xét logarit cơ số tự nhiên của biến GDP, INVEST và FS. So sánh
phân bố xác suất của lnGDP, lnINVEST, ln FS với đồ thị hàm mật độ
xác suất ta thấy lnGDP, lnINVEST, ln FS phân bố chuẩn.
3.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN PHỤ THUỘC VÀ MỘT SỐ
BIẾN GIẢI THÍCH
3.5. KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG HỒI QUY
3.5.1 Tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lƣờng bằng
hệ số GINI) đến tăng trƣởng kinh tế
Mô hình 1:
Bảng 3.3. Tóm tắt kết quả tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo
lường bằng hệ số GINI) đến tăng trưởng kinh tế
Biến giải thích
ao động – lnlfs
Bất bình đẳng thu nhập – GINI

OLS
1.158948

(0.082788)*
0.108954
(0.03099)*

Biên tương tác giữa GINI và đầu tư –

0.01371

GINI_INVEST

(0.003075)*

2

R

0.589307

Prob
0.0000

VIF

Nhỏ hơn 5

Durbin-Watson

0.25277


N

186

Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, * là mức nghĩa 5%


15
Từ bảng kết quả hồi quy ta thấy mô hình 1 có hệ số xác định là
R2 = 58.93% chứng tỏ các biến lnlfs, gini, gini_invest giải thích được
58.93% sự biến đổi của biến phụ thuộc lngdp.
Các kiểm định cũng cho thấy mô hình 1 là phù hợp và không
tồn tại các khuyết tật như đa cộng tuyến, phương sai không đồng nhất.
Tuy nhiên, mô hình 1 vẫn tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 1, bậc
2 và đã được khắc phục.
Vậy mô hình hồi quy phù hợp là:
Lngdp = -9,250956 + 1,158948lnlfs + 0,108954gini +
0,01371gini_invest (Mô hình 1)
Từ kết quả hồi quy mô hình 1 ta thấy tồn tại mối quan hệ tích
cực giữa bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng hệ số GINI) và tăng
trưởng kinh tế. Cụ thể, với các yếu tố khác không đổi với mức

nghĩa

5%, cứ tăng 1% trong hệ số bất bình đẳng Gini thì tăng trưởng kinh tế
tăng lên gần 1.12% . Điều này cho thấy được rằng bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong
trường hợp số liệu của tỉnh Quảng Nam. Như đã trình bày ở bảng 4.1
thì mức trung bình của hệ số Gini là 32.93% (<37%), có thể nói đây là
một con số khá ph hợp và an toàn. Tuy nhiên 1.12% vẫn còn là còn là

khá thấp hay nói khác đi là sự tác động tích cực của bất bình đẳng
phân phối thu nhập được đo bằng hệ số Gini đến tăng trưởng kinh
tếcòn chưa thực sự mạnh mẽ. Do đó, cần có các chính sách hợp l để
phát huy tác động tích cực này. Bảng 4.2 cho thấy, lao động cũng là
một trong những nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất, với các
yếu tố khác không đổi với mức

nghĩa 5%, cứ tăng 1% yếu tố lao

động thì tăng trưởng kinh tế tăng lên 1.16%.

ết quả ước lượng cho

thấy điều này là phù hợp với lý thuyết kinh tế, lực lượng lao động tăng


16
sẽ dẫn đến tăng GDP.
3.5.2. Tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lƣờng
bằng khoảng cách nhóm giàu nhất/nhóm nghèo nhất) đến tăng
trƣởng kinh tế
Mô hình 2:
Bảng 3.4. Tóm tắt kết quả tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo
lường bảng khoảng cách nhóm giàu nhất/nhóm nghèo nhất) đến tăng
trưởng kinh tế
Biến giải thích
Đầu tư – lninvest
ao động – lnlfs
Bất bình đẳng thu nhập - INCGAP
2


OLS
0.395684
(0.109395)*
1.204227
(0.083453)*
0.314098
(0.08024)*

R

0.586535

Prob
0.0000

VIF

Nhỏ hơn 5

Durbin-Watson

0.228712

N

186

Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, * là mức nghĩa 5%

Từ bảng kết quả hồi quy ta thấy mô hình 2 có hệ số xác định
làR = 58.65% chứng tỏ các biến lninvest, lnlfs, incgap giải thích được
2

58.65% sự biến đổi của biến phụ thuộc lngdp.
Các kiểm định cũng cho thấy mô hình 2 là phù hợp và không
tồn tại các khuyết tật như đa cộng tuyến, phương sai không đồng nhất.
Tuy nhiên, mô hình 2 vẫn tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 1, bậc
2 và đã được khắc phục.


17
Vậy mô hình hồi quy phù hợp là:
Lngdp = -9.357744 + 0.395684lninvest + 1.204227lnlfs +
0.314098incgap (Mô hình 2)
Từ kết quả hồi quy mô hình 2 ta thấy, với các yếu tố khác
không đổi với mức

nghĩa 5%, cứ tăng 1% trong khoảng cách chênh

lệch giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất thì tăng trưởng kinh tế tăng
lên gần 1.37%. Điều này cho thấy được rằng bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập đo lường bằng chỉ số INCGAP có tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế trong trường hợp số liệu của tỉnh Quảng Nam. Hơn
nữa, sự tác động này mạnh mẽ hơn nhiều so với sự tác động của hệ số
Gini đến tăng trưởng kinh tế, nhóm giàu càng chênh lệch nhóm nghèo
chứng tỏ thu nhập của họ rất cao, có thể đây là l do đóng góp cho
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu quá chênh lệch thì sẽ có những
vấn đề xã hội tiêu cực phát sinh như sự phân biệt đối x vì vậy, điều
cần thiết là duy trì hoặc tăng tác động tiêu cực của sự chênh lệch giàu

nghèo đến tăng trưởng kinh tế nhưng phải ở một mức độ ph hợp.
Bảng 4.3 cho thấy, đầu tư tác động tích cực đến tăng trưởng, với các
yếu tố khác không đổi với mức

nghĩa 5%, cứ tăng 1% đầu tư thì tăng

trưởng kinh tế tăng gần 0.4%
4.3.3. Tác động của tăng trƣởng kinh tế đến bất bình đẳng
thu nhập
Mô hình 3:
Bảng 3.5. Tóm tắt kết quả tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất
bình đẳng thu nhập
Biến giải thích
Tăng trưởng – lngdp
Đầu tư - lninvest

OLS
0.016661
(0.004675)*
0.040923


18
Biến giải thích

OLS
(0.006757)*

ao động – lnlfs


-0.017654
(0.007909)*

R2

0.314453

Prob
0.0000

VIF

Nhỏ hơn 5

Durbin-Watson

1.149458

N
186
chú: trong () là độ lệch chuẩn, * là mức ý nghĩa 5%
Từ bảng kết quả hồi quy ta thấy mô hình 3 có hệ số xác định là
R = 31.45% chứng tỏ các biến lngdp, lninvest, lnlfs giải thích được
2

31.45% sự biến đổi của biến phụ thuộc lngini.
Các kiểm định cũng cho thấy mô hình 3 là phù hợp và không
tồn tại các khuyết tật như đa cộng tuyến. Tuy nhiên, mô hình 3 vẫn tồn
tại hiện tượng phương sai không đồng nhất và tự tương quan bậc 1,

bậc 2 và đã được khắc phục.
Vậy mô hình hồi quy phù hợp là:
Lngini = -1.205176 + 0.016661lngdp + 0.040923lninvest –
0.017654lnlfs (Mô hình 3)
Từ kết quả hồi quy mô hình 3 ta thấy, với các yếu tố khác
không đổi với mức

nghĩa 5%, cứ tăng 1% trong tăng trưởng kinh tế

thì hệ số bất bình đẳng GINItăng lên gần 0.02%. Điều này cho thấy
được rằng tăng trưởng kinh tế có tác động tiêu cực đến bất bình đẳng
thu nhập đo lường bằng hệ số GINI trong trường hợp số liệu của tỉnh
Quảng Nam. Tuy nhiên, đây là con số có thể chấp nhận được, để đạt
được con số này thì tỉnh đã quan tâm và tập trung giải quyết các yêu


19
cầu bức thuyết phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là đồng
bào dân tộc thiểu số và vùng núi cao. Công tác giáo dục – đào tạo ở
miền núi có nhiều tiến bộ, nhất là đầu tư cơ sở vật chất, kiên cố hóa
trường lớp và nhà công vụ giáo viên. Ngoài ra thì cũng tồn tại mối
quan hệ tích cực giữa lực lượng lao động và bất bình đẳng thu nhập.
Cụ thể, với các yếu tố khác không đổi với mức

nghĩa 5%, cứ tăng

1% lực lượng lao động thì bất bình đẳng thu nhập giảm 0.017%. Điều
này cho thấy việc đào tạo nghề nâng cao tay nghề và giải quyết việc
làm cho người lao động đã có được những tác động tích cực góp phần
tăng thêm thu nhập cho người lao động. Với việc xác định đào tạo

nghề và giải quyết việc làm có vai trò quan trọng trong công tác xóa
đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân thì lãnh đạo tỉnh
Quảng Nam cũng đã có những chính sách phù hợp như: “H trợ phụ
nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2011 - 2015”; “100% người nghèo
trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề, tập huấn và định hướng
nghề nghiệp”; “H trợ lãi suất cho hộ cận nghèo vay vốn để phát triển
sản xuất”.
CHƢƠNG 4
BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. BÀN LUẬN KẾT QUẢ
- Cần nhìn nhận toàn diện và có tầm nhìn dài hơn khi xem xét
vấn đề bất bình đẳng thu nhập, phải đặt bất bình đẳng thu nhập trong
mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế.
- Cần đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng nhanh một cách bền
vững đi đôi với thực hiện công bằng trong phân phối.
- Phát triển kinh tế gắn kết hợp lý với thực hiện tiến bộ và


20
công bằng xã hội ngay trong từng giai đoạn phát triển và trong suốt
quá trình phát triển.
- Bảo đảm công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân
trong chế độ phân phối thu nhập, cơ hội phát triển và điều kiện thực
hiện cơ hội.
- Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng trong
phân phối thu nhập ngay từ bước đầu phát triển.
-

hông thể hướng tới mục tiêu giảm bất bình đẳng bằng mọi


giá, đặc biệt không thể cào bằng thu nhập, mà cần chấp nhận bất bình
đẳng thu nhập trong một phạm vi được coi là an toàn và có lợi ích cho
tăng trưởng kinh tế nhanh một cách bền vững trong dài hạn.
- Phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội phải phù hợp
với bối cảnh toàn cầu hóa và quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế
giới.
4.2. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.2.1. Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trƣởng công
bằng vì ngƣời nghèo
Mô hình này phải đảm bảo thu nhập của người nghèo tăng
nhanh hơn so với thu nhập trung bình của xã hội và góp phần giảm
nhanh tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quy định. Trong mô hình này cần
phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong đầu tư tăng trưởng phải vừa
đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, vừa phải đạt được
trên diện rộng có lợi cho người nghèo.
Phát triển khu vực tư nhân vẫn là một giải pháp quan trọng để
tăng trưởng và giảm nghèo bền vững, tăng thu nhập do khu vực phi
chính quy rất cao và thu nhập từ hoạt động nông nghiệp vẫn cao ở
Quảng Nam. Nếu như kinh tế khu vực tư nhân phát triển cả về chiều
rộng và chiều sâu thì có thể tăng thu nhập cho các cá nhân.


21
4.2.2. Đảm bảo ngƣời dân đƣợc chia sẻ thành quả của sự
phát triển bằng cách quan tâm tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục,
y tế và an sinh xã hội
Đối với y tế, hệ thống y tế với chi phí vừa phải sẽ giúp nhiều
gia đình tránh được bẫy nghèo khi gia đình có chi phí y tế quá cao và
mất thu nhập khi có người ốm. Đặc biệt, tỉnh Quảng Nam là tỉnh mà
người nghèo có tỷ lệ ốm đau cũng tương đối cao do khí hậu bất thường

cũng như điều kiện vật chất còn kém. Phải ưu tiên cao nhất cho việc
cung cấp đầy đủ y, bác sĩ, các thiết bị y tế và nguồn tài chính cho trung
tâm cấp cơ sở. Cần cải cách chế độ bảo hiểm cho cả những người
nghèo ở nông thôn lẫn thành thị. Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế hoạt
động của bệnh viện công lập theo hướng không vì mục tiêu lợi nhuận.
Cần hết sức chú đến những nhóm người dễ bị tổn thương.
Nhóm người dễ bị tổn thương là: nông dân bị mất đất canh tác, bị thiên
tai dịch bệnh, những người bị rủi ro cá nhân, người khuyết tật, đồng
bào dân tộc thiểu số, v ng sâu v ng xa, người nghèo và cận nghèo.
Chính sách xã hội phải hướng tới nhóm người ngày, trong đó người
nghèo, trẻ em, phụ nữ, người già, người tàn tật là những người cần
được quan tâm nhiều nhất và chắc chắn họ phải được hưởng chế độ an
sinh xã hội.
4.2.3. Quảng Nam cần xác định rõ mục tiêu ƣu tiên nhằm
tận dụng tốt lợi thế của tỉnh để phát huy và thu hút nguồn lực cho
tăng trƣởng bền vững, trƣớc hết là tăng trƣởng cần thúc đẩy giảm
nghèo và tăng thu nhập bền vững
Đẩy nhanh phê duyệt chiến lược phát triển tỉnh đến năm 2020,
xây dựng các dự án cụ thể về phát triển cụm du lịch dựa trên Hội An
và M Sơn – Cù Lao Chàm theo hướng sinh thái và bền vững. Đưa


22
ngành du lịch trở thành hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp. Đối với công nghiệp, cần đẩy nhanh phát triển cụm công
nghiệp ô tô mà ô tô Thaco Trường Hải làm hạt nhân, tạo dựng các
ngành công nghiệp h trợ phục vụ ngành này gắn với khu kinh tế
Dung Quất. Đối với nông nghiệp, cần cơ giới hóa và công nghiệp hóa
nông thôn do quy mô đất nông nghiệp vẫn cao, tuy nhiên cần thực hiện
nhanh chính sách dồn điền đổi th a, cánh đồng mẫu lớn để đưa cơ giới

hóa vào sản xuất nông nghiệp. Đưa công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp, xuất khẩu thủy sản mà không nhất thiết chỉ giới hạn trong phát
triển ngành công nghiệp chế tạo.
4.2.4. Cần xác định rõ mục tiêu liên kết, hợp tác vùng để
thúc đẩy tăng trƣởng và phân phối thu nhập
Nghiên cứu xem xét việc hình thành cụm du lịch miền Trung,
lấy du lịch Hội An làm hạt nhân. Việc liên kết phát triển du lịch vùng
là giải pháp quan trọng để giúp ngành du lịch có khả năng phát triển và
cạnh tranh bền vững, nhất là trong bối cảnh hội nhập phát triển ngày
càng sâu rộng như hiện nay, theo đó, phát triển du lịch sẽ kéo theo
phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ
kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu thu
nhập theo hoạt động kinh tế.
4.2.5. Quảng Nam cần tiếp tục nâng cao năng lực quản lý
và tổ chức thực hiện chính sách
Việc phát triển kinh tế đòi hỏi có sự năng động và nhận thức
khác trước: các giải pháp cần yêu cầu sự kết hợp nhiều hơn, thực hiện
đồng thời, hợp tác nhiều hơn và phối hợp giữa các cơ quan nhiều hơn.
Do đó, cần quyết tâm và nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền
và cán bộ.
Tăng cường năng lực cán bộ cần được thực hiện ở từng lĩnh


23
vực và cụ thể hóa theo cách giao việc đi đôi với trách nhiệm thực hiện.
Cần tổ chức các lớp tập huấn cán bộ để cung cấp những kiến thức mới,
có năng lực tư vấn cho khu vực tư nhân và doanh nghiệp.
Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm
gánh nặng về thời gian và chi phí liên quan đến đầu tư và kinh doanh.
KẾT LUẬN

Với những nội dung trên, đề tài “M i quan hệ giữa b t bình
ng thu nh

v

ă

ưởng kinh t

ê

ịa bàn tỉnh Qu ng

Nam” đã thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu đề ra. Đề tài đã
tập trung nghiên cứu những vấn đề l luận và thực tiễn về mối quan hệ
của bất bình đẳng thu nhập ở các khía cạnh khác nhau và tăng trưởng
kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; lượng hóa mối quan hệ giữa bất
bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam giai đoạn 2004 – 2014. Những kết luận mà đề tài rút ra bao gồm:
1. Thông qua phân tích đánh giá thực trạng bất bình đẳng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế, đề tài đã chỉ r : Quảng Nam đã đạt những
thành tựu về tăng trưởng cũng như nâng cao thu nhập bình quân đầu
người nhưng kéo theo đó là sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Sự
phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng dưới sự tăng trưởng kinh tế. ợi
ích của tăng trưởng cũng không được phân bố đồng đều,nhóm giàu
được tạo điều kiện thuận lợi hơn nhờ tăng trưởng, vì thế họ càng giàu
thêm; nhóm nghèo tuy thu nhập có tăng nhưng tốc độ tăng lại không
bằng, phần lớn thu nhập là thuộc về nhóm tiền lương, tiền công, phi
nông nghiệp chứ lao động các ngành nông lâm, thủy sản thu nhập còn
rất thấp. Chính vì lẽ đó mà bất bình đẳng vẫn dãn ra.

2. Đề tài đã lượng hóa được mối quan hệgiữa bất bình đẳng
thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Kết quả phân tích định lượng cho thấy


×