Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Mối quan hệ giữa đầu tư và lạm phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.3 KB, 56 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngay từ đầu năm 2010, một trong những vấn đề quan trọng luôn được sự
quan tâm của rất nhiều những chuyên gia kinh tế hàng đầu của đất nước là
vấn đề lạm phát. Lạm phát đã trở thành mối quan tâm của mọi tầng lớp dân
cư. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế là rất lớn. Rất nhiều giải pháp đã
được đưa ra nhưng do tính chất phức tạp của vấn đề mà các kết quả đạt được
vẫn còn nhiều hạn chế chưa được như mong đợi. Chính sự tác động qua lại
giữa lạm phát và các yếu tố khác như: đầu tư, tiêu dùng, thất nghiệp…nên
việc đưa ra các giải pháp luôn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Chính vì vậy để có
thể đưa ra được các biện pháp hợp lý thì việc nghiên cứu mối quan hệ giữa
lạm phát và các yếu tố khác là rất quan trọng.
Nước ta đang từng bước tiến lên trở thành nước CNH-HĐH, các hoạt động
đầu tư đóng vai trò rất quan trọng, là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, gia tăng sản lượng. Với những lợi thế của mình,việc thu hút nguồn vốn
FDI đạt được nhiều thành công.
Chính từ thực tiễn đó, nhóm em chọn vấn đề “Mối quan hệ giữa lạm phát
và đầu tư. Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam trong những năm gần đây” sẽ
phần nào giúp mọi người có cái nhìn sơ khởi về vấn đề trên.
Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất
ming nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo và các bạn. Em xin chân
thành cảm ơn.
Chương 1: Những vấn đề chung về đầu tư và lạm phát
I. Lạm phát
1. Khái niệm
Lạm phát được đề cập đến rất nhiều trong các tác phẩm, các công trình
nghiên cứu của các nhà kinh tế. Theo C.Mác: lạm phát là việc tràn đầy các
kênh, các luồng lưu thông các tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt. Ông
cho rằng lạm phát là bạn đường của chủ nghĩa tư bản.
Milton Friedmen thì quan niệm rằng :là việc giá cả tăng nhanh và kéo
dài. Ông cho rằng: lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền
tệ. Ý kiến đó được nhà kinh tế học của phái Keynes tán thành


Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả. Chỉ số dùng rộng rãi nhất là CPI
(chỉ số giá cả hàng tiêu dùng). Chỉ số thứ hai thường hay sử dụng là chỉ số giá
cả sản xuất (PPI), đây là chỉ số giá bán buôn. Ngoài các chỉ số nói trên, chỉ số
giảm phát GNP cũng được sử dụng .
2. Nguyên nhân gây ra lạm phát
2.1 Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng và sản lượng đã đạt hoặc
vượt mức tự nhiên. Thực chất, đây cũng là một cách định nghĩa lạm phát dựa
vào nguyên nhân gây lạm phát. Lạm phát được coi là sự duy trì một mức cầu
quá cao.
Theo lí thuyết này nguyên nhân của tình trạng dư cầu được giải thích là
do nên kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất. Ta có công thức về chi
tiêu của nền kinh tế :
AE= I+G+C+NX
Trong đó, I là đầu tư
G là chi tiêu của chính phủ
C là chi tiêu của khu vực tư nhân
NX là xuất khẩu ròng
Từ công thức ta thấy, một khi mỗi các yếu tố hay tổng hợp các yếu tố
trên tăng đồng nghĩa với việc chi tiêu của toàn bộ nền kinh tế tăng lên. Vậy
lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện đột biến trong nhu cầu về tiêu dùng
và đầu tư, khi có sự gia tăng quá nhanh trong chi tiêu chính phủ và khi nhu
cầu xuất khẩu tăng.
2.2 Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát chi phí đẩy xảy ra do cú sốc cung tiêu cực.Khi một số loại chi
phí đồng loạt tăng thì tổng cung của nền kinh tế giảm, tổng cung giảm dẫn
đến : sản lượng của nền kinh tế giảm, thất nghiệp và lạm phát tăng.Trong
trường hợp này lạm phát kèm theo suy thoái.
Ba loại chi phí có thể gây ra lạm phát, đó là tiền lương, thuế gián thu
và giá nguyên liệu nhập khẩu.Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động

đến đồng thời tất cả các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát.Đối với nền
kinh tế nhập khẩu nguyên liệu, cấu kiện cần thiết từ nước ngoài thì sự thay
đổi tỉ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng quan trọng đến tình hình lam phát trong nước.
Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội tệ giảm
mạnh trên thị trường tài chính quốc tế thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng
mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ.
2.3 Lạm phát do tăng cung tiền
Theo quan điểm của các nhà kinh tế thuôc trường phái tiền tệ, khi cung
tiền tăng lên kéo dài sẽ làm cho mưc giá cả tăng lên kéo dài và gây ra lạm
phát.
2.4 Lạm phát do thâm hụt ngân sách
Thâm hụt ngân sách cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng
cung ứng tiền tệ và gây ra lạm phát. Khi NSNN ở trong tình trạng thâm hụt,
chính phủ sẽ phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường tài chính để vay vốn
dân chúng, bù đắp cho phần thiếu hụt hoặc phát hành thêm tiền.
Việc phát hành trái phiếu không làm thay đổi cơ số tiền tệ, do đó không
làm tăng cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát
Còn khi chính phủ phát hành thêm tiền, biện pháp này trực tiếp làm
tăng thêm cơ số tiền tệ, do đó làm tăng cung ứng tiền tệ, đẩy tổng cầu lên cao
và tăng tỉ lệ lạm phát.
Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển do thị trường vốn bị hạn chế nên
việc phát hành trái phiếu chính phủ nhằm bù đắp thâm hụt NSNN là rất khó
khăn.Vì thế khi tỷ lệ thâm hụt NSNN tăng cao thì chính phủ chỉ còn một cách
là phát hành thêm tiền làm cung tiền tệ cũng tăng và lạm phát tăng.
2.5 Lạm phát theo tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ tăng cũng là một
nguyên nhân gây ra lạm phát. Chúng ta có thể tiếp cận điều này từ hai hướng
sau:
Thứ nhất,Khi tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ tăng, đồng nội
tệ mất giá, điều đó tác động đến tâm lý của những nhà sản xuất trong nước,

muốn kéo giá hàng hóa lên theo mức tăng của tỷ giá.
Thứ hai, Khi tỷ giá tăng, giá nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu cũng tăng
cao,đẩy chi phí về nguyên liệu tăng lên.Mà việc gia tăng giá cả của nguyên
vật liệu và hàng hóa của toàn bộ nghành trong nền tế lại có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Vì vậy, theo lý thuyết chi phí đẩy thì lạm phát gia tăng.
3.Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế
3.1 Lạm phát làm tăng lãi suất
Các nhà kinh tế học cho rằng lạm phát cao và triền miên có ảnh hưởng
xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Tác
động đầu tiên của lạm phát đến nền kinh tế là lãi suất.
Ta biết: lãi suất thực= lãi suất danh nghĩa- tỷ lệ lạm phát
Để duy trì và ổn định sự hoạt động của mình, hệ thống ngân hàng phải luôn
luôn cố gắng duy trì tính hiệu qủa của tài sản nợ và tài sản có, tức là phải luôn
luôn giữ cho mức lãi suất thực ổn định.Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao,
muốn cho lãi suất thực ổn định, lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng tỷ lệ
lạm phát.
Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải
gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.
3.2 Lạm phát làm giảm thu nhập thực tế
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản không có
lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm
thu nhập từ các khoản lãi, các khoản lợi tức do chính sách thuế của nhà nước
được tính trên cơ sở thu nhập danh nghĩa.
Khi lạm phát tăng,những người cho vay tăng lãi suất danh nghĩa để
bù đắp vào tỷ lệ lạm phát tăng cao, điều đó làm cho số tiền thuế thu nhập mà
người có tiền cho vay phải nộp tăng cao,Kết quả là thu nhập thực tế mà người
cho vay nhận được bị giảm đi.
3.3 Lạm phát làm phân phối thu nhập không bình đẳng
Trong nền kinh tế có lạm phát cao, quan hệ lợi ích giữa người cho
vay và người đi vay bị xáo trộn. Người cho vay sẽ bị giảm thu nhập thực tế,

trong khi đó người đi vay lại giảm được chi phí cơ hội cho vốn vay.Vì vậy,
khi lạm phát tăng cao thì người cho vay sẽ chịu thiệt và người đi vay sẽ được
lợi tạo nên sự phân phối thu nhập không bình đẳng giữa người đi vay và
người cho vay.
Mặt khác, lạm phát còn thúc dẩy những người kinh doanh tăng cường
thu hút tiền vay để đầu cơ kiếm lời làm tăng nhu cầu tiền vay đẩy lãi suất lên
cao. Lạm phát tăng, người có tiền sẽ dùng tiền để đầu cơ vào hàng hóa tài sản,
làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung_cầu hàng hóa trên thị trường, đẩy
giá cả càng lên cơn sốt cao hơn. Những người đầu cơ nhờ đó mà thu lợi. Cuối
cùng, những người dân nghèo càng trở nên nghèo hơn còn những người đầu
cơ lai trở nên giàu có hơn.
3.4 Lạm phát và nợ quốc gia
Lạm phát làm tỷ giá hối đoái tăng cao và đồng tiền trong nước trở nên
mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ, vì vậy
nợ nước ngoài tăng.
Tác động của lạm phát còn tùy thuộc vào lạm phát đó có dự đoán
được hay không, nghĩa là nhân dân và các thể chế có tiên chi được mức độ
lạm phát hay sự thay đổi mức độ lạm phát là điều bất ngờ. Nếu tất cả các đợt
lạm phát đều hoàn toàn dự đoán trước được thì lạm phát không gây lên gánh
nặng kinh tế lớn bởi người ta có thể có những giải pháp để thích nghi với nó.
Lạm phát không dự đoán trước được sẽ dẫn đến đầu tư sai và phân phối thu
nhập một cách ngẫu nhiễn làm mất tinh thần và sinh lực của nền kinh tế.
II. Khái quát chung về đầu tư
1.Khái niệm
Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định
trong tương lai.
Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, hoạt động đầu tư
này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản suất kinh doanh, dịch vụ và
sinh hoạt đời sống của xã hội.

Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp,
nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn
lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài
nguyên. Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả
của hoạt đông đầu tư phát triển cần tính đúng, tính đủ các nguồn lực tham gia.
Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà
xưởng, thiết bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ
thuật…) và tài sản vô hình (những phát minh sang chế, bản quyền…). Các kết
quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội.
2. Đặc điểm của đầu tư phát triển
2.1 Quy mô tiền vốn, vật tư và lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát
triển thường rất lớn.
Vốn đàu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu
tư. Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn
hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản
lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư
trọng tâm, trọng điểm.
2.2 Thời kì đầu tư rất dài
Thời kì đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dụ
án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có
thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong
suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư, cần
tiến hành phân kì đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt
điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư,
khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đong vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
2.3 Thời gian vận hành các kết quả đầu tư thường kéo dài
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào
hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Nhiều
thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài, có thể tồn tại vinh viễn như các
kim tự tháp Ai Cập, Nhà thờ La Mã ở Rôm, Vạn Lý Trường Thành ở Trung

Quốc, Ăng Co Vát ở Cam Pu Chia….Trong suốt quá trình vận hành, các
thành quả đầu tư chịu tác động của hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của nhiều
yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội…
2.4 Quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kì vận hành các kết quả đầu tư
chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên,kinh tế và xã hội vùng.
Không thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này
sang nơi khác, nên các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công
trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng
nên,do đó, công tác quản lý hoạt đông đầu tư cần phải có chủ trương đầu tư
và quyết định đầu tư đúng và phải lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý.
2.5 Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao
Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời kỳ vận hành
các kết quả đầu tư cũng kéo dài….nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu
tư phát triển thường rất cao. Để quản lý hoạt động đầu tư phát triển có hiệu
quả, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro như nhận diện rủi ro,
đánh giá rủi ro và xây dựng các biện pháp phòng chống rủi ro.
3. Vai trò của đầu tư phát triển
3.1 Xét trên góc độ vĩ mô
3.1.1 Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất
lượng tăng trưởng. Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là
những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, tăng
năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH-HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…do đó, nâng cao
chất lương tăng trưởng kinh tế.
Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế thể hiện tập
trung ở công thức tính hệ số ICOR( tỷ số gia tăng của vốn đầu tư so với sản
lượng ).
Công thức: ICOR=I/∆Y
Trong đó, I là mức đầu tư trong kì

∆Y là GDP tăng thêm
Từ công thức, ta thấy nếu ICOR không đổi , mức tăng của GDP phụ
thuộc hoàn toàn vào vốn đầu tư. Theo một số nghiên cứu của các nhà kinh tế,
muốn giữ tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định thì tỷ lệ đầu tư phải chiếm
khoảng trên 25% so với GDP, tùy thuộc vào ICOR của mỗi nước.
3.1.2 Đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế
Tác động đến tổng cầu: Để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trước hết cần
đầu tư. Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ
nền kinh tế.
Công thức: AD=C+I+G+NX
Trong đó, C là tiêu dùng
I là đầu tư
G là tiêu dùng của chính phủ
NX là xuất khẩu ròng.
Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Khi
tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư I làm cho tổng cầu AD tăng nếu
các yếu tố khác không đổi. Tổng cung tăng, đường cầu dịch sang phải, kéo
sản lượng cân bằng tăng và đẩy giá cả lên cao.
Tác động đến tổng cung: tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn
chính là cung trong nước và cung nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong
nước là một hàm của yếu tố sản xuất được thể hiện ở phương trình sau:
Q= F (K,L,T,R…)
Trong đó : K là vốn đầu tư
L là lao dộng
T là công nghệ
R là nguồn tài nguyên
Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư là nhân tố trực tiếp làm tăng tổng
cung của nền kinh tế nếu các yếu tố khác không đổi.
Mặt khác, tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua
hoạt động đầu tư nâng cao nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…Do đó đầu tư

cũng gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế.
3.1.3 Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đầu tư có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các
chính sách tác động đến cơ cấu đầu tư.Nhà nước có thể điều hành chính sách
đầu tư bằng cách can thiệp trực tiếp như thực hiện chính sách phân bổ vốn, kế
hoạch hóa, xây dựng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua các
công cụ chính sách như thuế, tín dụng, lãi suất để xác lập và định hướng một
cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự dịch chuyển của cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý
hơn.
3.1.4 Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học và công nghệ
Đầu tư và đặc biệt là đầu tư phát triển trực tiếp tạo mới vá cải tạo
chất lượng năng lực sản xuất, phục vụ nền kinh tế và các đơn vị cơ sở. Chính
vì vậy, đầu tư cũng là điều kiện tiên quyết cho quá trình đổi mới và nâng cao
năng lực công nghệ quốc gia.
Mặt khác, đối với đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp FDI thường gắn
liền với hoạt động chuyển giao công nghệ trong đó nước nhận vốn cũng có
thể là điểm đến của một số công nghệ và phương thức sản xuất mới.
3.2 Trên góc độ vi mô
Đầu tư là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của các
cơ sở sản xuất, cung ứng dịch vụ và của cả các đơn vị vô vị lợi. . Để ra đời
một doanh nghiệp thì cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua
sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác
và thực hiện các chi phí gắn liền với hoạt động trong một chu kì. Khi cơ sở
vật chất của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng cần phải tiến hành sửa chữa lớn
hoặc thay mới các cơ sở vật chất kĩ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi
mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kĩ
thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội.
III Mối quan hệ giữa lạm phát và đầu tư
1. Lạm phát tác đông đến đầu tư
1.1 Lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất và tác động đến đầu tư

Lạm phát thực tế thường ít thay đổi và ở mức mà cả người cho vay và
người đi vay đều có thể chấp nhận được. Nhưng lãi suất danh nghĩa lại thay
đổi theo tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát thay đổi lãi suất danh nghĩa sẽ thay đổi
theo để duy trì mức lãi suất thực tế ở mức ổn định.
1 + mức lãi suất danh nghĩa
1+ mức lãi suất thực tế =
1+ tỷ lệ lạm phát
Khi lãi suất tăng một mặt làm giảm sức hấp dẫn trong việc chi tiêu hiện
tại, giảm quy mô của hãng sản suất dẫn đến giảm doanh thu cho hãng ở hiện
tại. Mặt khác, lạm phát tăng làm tăng chi phí vốn vay của doanh nghiệp và
người kinh doanh. Điều này đòi hỏi dự án đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng
phải có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn, một số dự án qua đó mà bị sàng lọc. Vì vậy,
đầu tư cố định giảm. Lãi suất cao cũng làm tăng chi phí lưu giữ vốn lưu động
(vd: hàng trong kho) tạo sức ép các doanh nghiệp phải giảm đầu tư dưới dạng
vốn lưu động.
Để đánh giá chính xác hiệu quả dự án đầu tư chủ đầu tư nhất thiết phải
tính đến yếu tố lạm phát. Bởi vì, lạm phát làm thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả
của dự án:
Tổng vốn đầu tư của dự án là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây
dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư. Tổng mức đầu tư là cơ sở
để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công
trình. Lạm phát dẫn đến các chi phí cho nguyên vật liệu tăng, làm tổng mức
đầu tư tăng, làm giảm hiệu quả của dự án.
NPV là thu nhập thuần của dự án (tính cho cả đời) dự án, là mức chênh
lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi của cả đời dự án sau khi
đã đưa về cùng một thời điểm.
NPV= ∑ B
i
/(1+ r)
n-i

- ∑ C
i
/(1+ r )
n- i
Từ công thức trên ta có thể thấy được khi lạm phát xảy ra, lãi suất tăng
cao dẫn đến NPV giảm. NPV cho chủ đầu tư đưa ra quyết định chính xác nhất
và để chủ đầu tư sử dụng để đánh giá và lựa chọn các phương án đầu tư.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư(T) là thời gian cần thiết mà dự án phải hoạt
động để thu hối đủ số vốn đầu tư ban đầu.lạm phát của nền kinh tế cao thi thơi
gian thu hồi vốn dài làm giảm hiệu quả của dự án và không đem lại được lợi
nhuận như mong đợi cho chủ đầu tư.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ(IRR) là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm tỷ
suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án đến cùng một thời
điểm hiện tại thì tổng thu cân bằng với tổng chi.
IRR phản ánh mức độ hấp dẫn của dự án đầu tư và trong trường hợp dự
án vay vốn thì IRR sẽ cho biết mức lãi suất cao nhất mà dự án có thể chấp
nhận được. Lạm phát kéo theo lãi suất tăng cao làm IRR giảm và khoảng
chênh lệch với lãi suất vốn vay của dự án càng thấp dẫn đến hiệu quả của dự
án giảm.
Để minh họa mối quan hệ giữa lãi suất và đầu tư, các nhà kinh tế sử
dụng một đồ thị gọi là đường cầu đầu tư
Giả sử trong một nền kinh tế được đơn giản hóa, các công ty có thể đầu
tư vào các dự án khác nhau A, B, C…cho tới H. Đây là các khoản đầu tư lâu
bền (như nhà máy điện hay nhà cửa nên có thể không cần tính đên sự cần thiết
để thay thế chúng. Hơn nữa các dự án này đem lại nguồn thu nhập ròng ổn
định hàng năm và nền kinh tế không có lạm phát
Dự án Tổng đầu tư
mỗi dự
án(triệu
đôla)

Doanh thu
trên 1000
đôla đầu
tư(đôla)
Chi phí trên 1000
đôla đầu tư với mức
lãi suất hàng năm là
10% 5%
Lợi nhuận ròng hàng
năm trên 1000 đôla
đầu tư theo mức lãi
suất hàng năm là
10% 5%
A 1 1500 100 50 1400 1450
B 4 220 100 50 120 170
C 10 160 100 50 60 110
D 10 130 100 50 30 80
E 5 110 100 50 10 60
F 15 90 100 50 -10 40
G 10 60 100 50 -40 10
H 20 40 100 50 -60 -10
Khả năng sinh lợi của dự án đầu tư phụ thuộc vào lãi suất
Kết quả tính toán cho thấy: để quyết định lựa chọn dự án đầu tư, hang phải so
sánh mức doanh thu hàng năm từ mỗi khoản đầu tư với mức chi phí vốn hàng
năm mức này phụ thuộc vào lãi suất vay. Chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí hàng năm là lợi nhuận ròng hàng năm. Khi lợi nhuận ròng hàng năm là
dương dự án đầu tư có lãi, còn lợi nhuận ròng là âm thì dự án đầu tư bị lỗ.
Khi lãi suất là 5%, các dự án từ A đến G đều có lãi. Có thể dự đoán rằng, các
hang tối đa hóa lợi nhuận sẽ đầu tư vào 7 dự án với tổng vốn đầu tư là 55 triệu
đôla. Như vậy với lãi suất 5%, cầu về vốn đầu tư là 55 triệu đôla

Tuy nhiên, nếu giả sử lãi suất tăng lên đến 10% chi phí trang trải cho các
khoản dự án tăng gấp đôi cho thấy dự án F và G không sinh lời nữa; nhu cầu
về vốn đầu tư giảm xuống còn 30 triệu đôla
Chúng ta trình bày kết quả phân tích này trên đồ thị
Lợi tức trên khoản đầu tư, lãi suất(phần trăm một năm)
20 Biểu cầu về đầu tư
M’
10
5 M

0 10 20 30 40 50 60 70
Chỉ tiêu đầu tư (triệu đôla)
Đây là đồ thị về cầu đầu tư phản ánh một hàm hình bậc thang đi xuống
của lãi suất. Đồ thị này cho biết mức đầu tư có thể thực hiện ứng với mỗi lãi
suất. đồ thị này được xây dựng theo cách cộng tất cả các mức đầu tư có khả
năng sinh lợi ở mỗi lãi suất.
Vì vậy, nếu lãi suất là 5% thì mức đầu tư mong muốn sẽ ở điểm M, với
tổng đầu tư là 55 triệu đôla. Với lãi suất này các dự án từ A đến G sẽ được
thực hiện. Nếu lãi suất là 10% thì các dự án F và G sẽ bị bác bỏ trong trường
hợp này, cầu đầu tư sẽ đạt tại điểm M’ và tổng mức đầu tư là 30 triệu đôla.
Đường cầu đầu tư có dạng bậc thang đi xuống thể hiện lượng vốn các
doanh nghiệp muốn đầu tư tại mỗi mức lãi suất. Mỗi bậc thang phản ánh một
tổng mức đầu tư.
1.2 Lạm phát tác động đến tiến độ thực hiên dự án
Khi lạm phát xảy ra, lãi suất tăng, ngân hàng khắt khe hơn trong việc cho
vay , việc vay vốn của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, giá cả
của nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào đều tăng lên theo phản ứng dây
chuyền, nhiều doanh nghiệp không thể vay được, nếu có cũng chỉ là số lượng
ít, chia cắt làm nhiều giai đoạn. Qua đó, làm chậm tiến độ thực hiện dự án và
vận hành các kết quả đầu tư trên thị trường.

Lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng cao, giá cả nguyên vật liệu tăng cao
cũng ảnh hưởng đến tiến dộ giải ngân của các dự án FDI. Nhà đầu tư nước
ngoài sẽ cân nhắc đến việc giải ngân sao cho hiệu quả nhất.
1.3 Lạm phát làm thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến đầu tư

Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái
không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài
trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc.
Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại
nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái
tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn.
Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối
đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo
hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng
nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân
sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia
tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát
thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các
quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ
mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.
Khi lạm phát tăng, đồng Việt Nam trở nên yếu tương đối, tỷ giá đồng nội tệ
so với đồng ngoại tệ giảm. Giá nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, công
nghệ tăng, chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng đến hoạt động và nhu cầu mở
rộng kinh doanh của doanh nghiệp.Khi đồng nội tệ mất giá sẽ kích thích gia
tăng xuất khẩu từ đó gây tác động lan truyền thúc đầy sản xuất trong nước
phát triển và tạo việc làm ổn định cho người lao động.Tuy nhiên đồng nội tệ
mất giá sẽ làm cho giá cả hàng hóa tư liệu sản xuất tăng cao từ đó giá thành
sản phẩm trong nước cũng tăng theo.Điều này làm cho mặt bằng giá cả trong
nước tăng cao và sức ép lạm phát trong nước trở nên mạnh mẽ hơn.Ngược lại
khi đồng nội tệ lên giá thì hàng hóa nhập từ nước ngoài trở nên rẻ hơn,từ đó

làm cho lạm phát trong nước giảm thấp thế nhưng đồng nội tệ lên giá sẽ thấp
vì những hàng hóa đó dều được tính vào trong chỉ số giá cả trong nước. Thế
nhưng đồng nội tệ lên giá sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu,thu hẹp sản xuất
trong nước và thất nghiệp gia tăng.
Tóm lại,tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ
kinh tế đối ngoại và cán cân thanh toán ,tăng trưởng kinh tế,lạm phát và thất
nghiệp.Điều chỉnh tỉ giá theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và cán cân thanh
toán,thì trong đó lại chứa đựng nguy cơ lạm phát.Còn trong trường hợp cố
định tỉ giá để kiềm chế lạm phát thì làm cho đồng nội tệ lên giá quá cao,có
nguy cơ không khuyến khích xuât khẩu mà trái lại khuyến khích nhập khẩu
làm cho cán cân thanh toán bị thâm hụt,dự trữ ngoại tệ quốc gia giảm.
Lạm phát tác động trực tiếp làm tăng lãi suất. Lãi suất và tỷ giá là hai
yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu của chính sách
tiền tệ. Lãi suất là công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để điều
chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Nếu lãi suất trong nước cao hơn so với
lãi suất nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ sẽ hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài
chảy vào trong nước hay sẽ làm gia tăng sự chuyển hóa lượng ngoại tệ trong
nước sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao.Kết quả là cung ngoại tệ trên thị
trường trong nước tăng lên từ đó làm cho đồng ngọai tệ có xu hướng giảm giá
hay đồng nội tệ lên giá.Ngược lại nếu lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất
ngoại tệ hay lãi suất trên thị trường quốc tế thì sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên
giá và đồng nội tệ mất giá
Trong thế cân bằng ban đầu của cung cầu ngoại tệ trên thị trường, khi
lãi suất tái chiết khấu thay đổi, sẽ kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất
trên thị trường. Từ đó, tác động đến xu hướng dịch chuyển của các dòng vốn
quốc tế làm thay đổi tài khoản vốn (trong cán cân thanh toán quốc tế) hoặc ít
nhất cũng làm những người sở hữu vốn trong nước chuyển đổi đồng vốn của
mình sang đồng tiền có lãi suất cao hơn để thu lợi và làm thay đổi tỷ giá hối
đoái. Cụ thể, nếu lãi suất tăng sẽ dẫn đến xu hướng là một đồng vốn vay ngắn
hạn trên thị trường thế giới sẽ đổ vào trong nước và những người sở hữu vốn

ngoại tệ trong nước sẽ có khuynh hướng chuyển đổi đồng ngoại tệ của mình
sang nội tệ để thu lãi cao hơn. Kết quả là tỷ giá giảm.
1.4 Lạm phát ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư
Tâm lý nhà đầu tư là yếu tố khó đo lường và dự báo nhất, nhưng lại là
yếu tố tác động mạnh nhất đến quyết định của nhà đầu tư.Đầu tư là một canh
bạc về tương lai với sự đánh cược rằng thu nhập do đầu tư đem lại sẽ cao hơn
so với chi phí đầu tư.Nếu các doanh nghiệp dự báo rằng tình hình kinh tế
tương lai sẽ xấu đi thì họ tỏ ra ngần ngại khi đầu tư vào đây.Ngược lai khi các
doanh nghiệp tin rằng công cuộc kinh doanh sẽ phục hồi nhanh chóng thì họ
sẽ có kế hoạch mở rộng quy mô nhà xưởng dẫn đến đầu tư tăng.
Vì vậy các quyết định dầu tư phụ thuộc rất nhiều vào vào các dự đoán và kì
vọng vào tương lai hay phụ thuộc rất lớn vào tâm lí đầu tư mà lãi suất là yếu
tố ảnh hưởng quan trọng tới nó.Nhưng người ta có thể nói rằng dự đoán là
điều may rủi nhất là dự đoán về tương lai.Các doanh nghiệp thường đổ nhiều
công sức vào phân tích nhất là phân tích đầu tư và cố gắng giảm thấp nhất
những sự bấp bênh trong đầu tư của mình.
Khi tỷ lệ tăng lãi suất danh nghĩa thấp hơn tỷ lệ lạm phát rất nhiều, thậm
chí có lúc lãi suất thực âm. Điều này khiến cho người gửi tiền bị thiệt, tiền
của họ bị hao mòn một cách vô hình. Vì vậy họ sẽ chuyển sang mua vàng,
hàng hóa, đầu tư chứng khoán hay ngoại tệ mạnh… để tránh sự mất giá của
đồng nội tệ. Lượng tiền gửi tiết kiệm ngân hàng giảm. Mặt khác, các doanh
nghiệp sẽ tăng cường vay vốn vì họ cảm thấy lời hơn. Ngân hàng đứng trước
khó khăn thiếu tiền vay trầm trọng nên nâng mức lãi suất huy động vốn tiết
kiệm và mức lãi suất cho vay. Nghiệp vụ này lại làm ảnh hưởng đến hoạt
động huy động vốn của các nhà đầu tư.
Lạm phát cao kéo theo mức lãi suất cao sẽ gắn liền với dòng vốn từ
Ngân hàng sẽ chảy chậm chạp cho các nhà đầu tư và nền kinh tế khó hấp thụ
hơn từ đó làm cho các nhà đầu tư se e dè đầu tư hơn. Khi nền kinh tế vĩ mô ổn
định, lạm phát được kiểm soát, nền kinh tế đi vào đúng quỹ đạo lúc đó tâm lý
nhà đầu tư sẽ ổn định. Và khi nền kinh tế có lạm phát cao vì để dự án đạt hiệu

quả thì dự án phải đạt được hiệu suất cao làm tăng gánh nặng cho các nhà đầu
tư. Hình dưới cho thấy cảm nhận bi quan về kinh doanh sẽ làm cho đường cầu
đầu tư dịch chuyển như thế nào.
Lợi tức trên khoản đầu tư, lãi suất'
Sự bi quan

D
2
D
1
Chi tiêu đầu tư
2. Tác động của đầu tư đến lạm phát
2.1 Tăng quy mô vốn đầu tư là nhân tố trưc tiếp tác động đến lạm phát
Đứng trên góc độ hoạt động đầu tư phát triển thì tổng vốn đầu tư là
những chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản
tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên,
vật liệu, hàng hoá, cầu cống, đường xá); tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực
(trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật). Vốn đầu
tư phát triển gồm: vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn lưu
động bổ sung; vốn đầu tư phát triển khác.Vốn đầu tư phát triển khác bao gồm:
chi phí thăm dò, khảo sát và qui hoạch ngành, vùng lãnh thổ; chi phí thực hiện
các chương trình mục tiêu quốc gia.
Công thức AD=C+I+G+NX
Khi tổng vốn đầu tư (I) tăng làm tổng cầu AD của nền kinh tế tăng.
Trong ngắn hạn, đường cầu dịch sang phải, kéo sản lượng của nền kinh tế
tăng và đẩy giá lên cao.
Mặt khác, khi tăng tổng vốn đầu tư đồng nghĩa với việc bơm thêm một
lượng tiền vào lưu thông, làm tăng cung tiền, kích thích tăng trưởng tạo áp
lực lạm phát.
2.2 Hiệu quả của dự án đầu tư ảnh hưởng đến lạm phát

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Nhưng đó là nói về đầu tư có hiệu quả nhưng nếu đầu tư không có
hiệu quả, thì chẳng những tăng trưởng kinh tế phải cần nhiều vốn đầu tư hơn
mà còn gây ra lạm phát.
Hiệu quả đầu tư được biểu hiện chủ yếu là một đồng vốn đầu tư tạo ra
được bao nhiêu đồng GDP (tức là GDP/vốn đầu tư). Một khi hiệu quả của các
dự án đầu tư thấp thì tổng cung mang lại cho nền kinh tế giảm. Đường cung
của nền kinh tế dịch sang trái, lạm phát kèm suy thoái.
Ngoài ra, lượng vốn đầu tư chảy ra ngoài nhiều nhưng không được bù
đắp bằng tài sản tương ứng cũng tạo áp lực lạm phát.
Như vậy, bản thân vốn đầu tư sẽ làm cho lạm phát "cầu kéo"; còn đầu tư
kém hiệu quả sẽ làm cho lạm phát do "chi phí đẩy". Lạm phát do quan hệ
cung - cầu, quan hệ tiền - hàng mất cân đối thường có bề nổi, dễ nhận thấy,
nhưng lạm phát do đầu tư không có hiệu quả thì thường là lạm phát ngầm, lúc
đầu khó nhận thấy, nhưng khi nó bộc phát cao, rất khó ngăn chặn và kèm
theo cái giá phải trả không nhỏ, thậm chí còn có thể rơi vào cuộc khủng
hoảng.
2.3 Dòng đầu tư nước ngoài vào ảnh hưởng đến lạm phát
Khi nguồn vốn đổ vào trong nước nhiều một mặt làm tăng tổng mức đầu
tư, kích thích tăng trưởng và đẩy mức giá chung lên cao gây lạm phát.
Mặt khác, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng dột biến nhưng khả năng
hấp thụ vốn chưa cao mà chủ yếu là do yếu kém về thể chế, kết cấu hạ tầng và
nguồn nhân lực có kỹ năng nên dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Điều đó cũng
tạo áp lực lạm phát cho nền kinh tế.
Chương 2: Thực trạng về tình hinh lạm phát và đầu tư ở Việt Nam
trong những năm gần đây
I. Lạm phát tác động đến đầu tư
Những nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam không nằm ngoài khuôn
khổ lý thuyết. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây nên lạm phát cao ở Việt
Nam được đánh giá là lạm phát do cung tiền và lạm phát do chi phí đẩy.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2009 đã
tăng 0,37% so với tháng 9/2009, tăng 2,99 % so với tháng 10/2008 và tăng
4,49% so với tháng 12/2008. Như vậy, tốc độ tăng CPI trong tháng 10 đã
thấp hơn rõ rệt so với tốc độ tăng của tháng 9 (tháng 9 tăng 0,62%), đưa CPI
10 tháng qua tăng 7,17% so với cùng kỳ 2008. Mặc dù tốc độ tăng giá đã
chậm lại nhưng CPI tháng 10 vẫn tiếp tục tăng ở cả 10 nhóm hàng trong rổ
hàng hóa chung với mức tăng từ 0,02-0,77%. Tăng mạnh nhất là nhóm
phương tiện đi lại và bưu điện với mức tăng là 0,77% do tác động của tăng
giá của xăng dầu trong tháng 9. Tiếp đến là nhóm giáo dục với mức tăng
0,73%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng cao thứ 3 là 0,55% do
sức nóng của thị trường bất động sản. Đáng chú ý, với giá gạo xuất khẩu của
Việt Nam tăng cao, cộng với ảnh hưởng của thiên tai nặng nề ở miền Trung,
giá lương thực đã quay đầu tăng 0,03% và thực phẩm cũng đã tăng 0,49%.
Tăng thấp nhất là nhóm văn hoá, thể thao và giải trí với mứctăng0,02%.
Trong tháng 10, hai thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh đều có mức tăng CPI thấp hơn mức tăng bình quân cả nước; trong
đó, Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm trọng số 20% trong 63 tỉnh thành) chỉ
tăng 0,15% và Hà Nội (chiếm trọng số tới 10%) tăng tới 0,26% kéo tốc độ
tăng CPI cả nước chậm lại.
Với tốc độ tăng CPI như hiện nay, cho thấy: Chính sách kích cầu kinh tế
của Chính phủ đã phát huy tác dụng, giúp nền kinh tế Việt Nam đứng bên bờ
của suy thoái đã được phục hồi và tăng trưởng rõ rệt.
Tuy nhiên, Trong khi nền kinh tế vẫn tồn tại nhiều đặc điểm bất lợi (cán
cân thanh toán quốc tế chưa bền vững, thâm hụt ngân sách cao, dự trữ ngoại
tệ thấp, giám sát hệ thống tài chính yếu), để kiểm soát mặt bằng giá cuối năm
2009 và năm 2010 (với dự báo là sẽ cao), các cân đối cung cầu cần phải được
giữ vững
1. Lạm phát tác động đến đầu tư qua lãi suất và tỷ giá hối đoái
Qua kết quả nghiên cứu trên có thể thấy, nhìn chung, lãi suất có tác động
ngược chiều với đầu tư, trong đó tác động của lãi suất đến đầu tư của khu vực

tư nhân là nhạy cảm hơn đầu tư khu vực Nhà nước. Điều này là do, các doanh
nghiệp của Nhà nước được tiếp cận nhiều nguồn vốn ngoài ngân hàng hơn
các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và được hưởng nhiều nguồn vốn ưu
đãi với mức lãi suất thấp hơn so với khu vực tư nhân (kết quả điều tra của
Tổng cục Thống kê về nguồn vốn của các DNNN năm 2004-2004, cho kết
quả là nguồn vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 42% tổng nguồn vốn đầu tư của
doanh nghiệp). Mặt khác, trong giai đoạn này, khu vực kinh tế tư nhân phát
triển mạnh hơn giai đoạn trước (số doanh nghiệp khu vực tư nhân tăng từ
35.004 DN năm 2000 lên 84.003 DN năm 2004 và 123.392 năm 2006, số
doanh nghiệp Nhà nước giảm từ mức 5.759 DN năm 2000 xuống còn 4.596
DN năm 2004 và 3.720 năm 2006). Việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng
của khu vực tư nhân ngày càng thuận lợi hơn. Theo số liệu thống kê của
NHNN, dư nợ cho vay doanh nghiệp tư nhân tăng từ mức 55,3% tổng dư nợ
năm 2000 lên 68,7% tổng dư nợ năm 2007.
Qua phân tích trên, có thể thấy tác động của lãi suất trên thị trường tiền tệ
đã có tác động tương đối rõ nét đến hành vi tiết kiệm, tiêu dùng của cá nhân
và đầu tư của doanh nghiệp và phù hợp với lý thuyết, qua đó sẽ có tác động
đến tổng cầu của nền kinh tế, đến đầu tư tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Vì
vậy, việc điều tiết lãi suất của NHNN để tác động đến tăng trưởng và lạm phát
trong giai đoạn hội nhập này là rất cần thiết.
Tỷ giá của VND trong thời gian này hầu như không biến đổi so với USD
(tính đến cuối tháng 2/2008 chỉ tăng 0.24% so với năm 2006). Do đó vì neo tỉ
giá, VNĐ cũng giảm trung bình 15% so với các ngoại tệ mạnh khác. Chính
sách VND yếu mặc dù có thể thúc đẩy xuất khẩu nhưng đồng thời lại góp
phần “nhập khẩu lạm phát “vào Viet Nam. Lí do là sản xuất tại Việt Nam hiện
nay phụ thuộc rất lớn vào các nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, xi
măng, sắt thép, máy móc…Sự mất giá của USD hay nói cách khác là sự tăng
giá của các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu cho sản xuất tính bằng VNĐ là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chi phí đầu vào của sản xuất trong nước tăng,
kéo theo giá cả hàng hóa tăng theo.

2. Lạm phát ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn đầu tư
Khác biệt rõ rệt nhất giữa Việt Nam với các quốc gia có lạm phát thấp
hơn, như Trung Quốc và Thái Lan, đó là tốc độ tăng cung tiền. Tính tới cuối
tháng 6 năm 2007, lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng ở
Việt Nam đã tăng tới 21,1% so với đầu năm. Con số tương ứng của Trung
Quốc và Thái Lan lần lượt là 10,0% và 1,4%.
Tăng trưởng kinh tế liên tục và ở mức cao đòi hỏi lượng tiền đưa vào lưu
thông cũng phải tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, khi chênh lệch giữa mức tăng
cung tiền và tăng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) trở nên quá lớn thì áp lực
lạm phát sẽ nảy sinh.
Về mặt nguyên tắc, giá trị tính theo tiền của một mặt hàng luôn bằng
lượng nhân với giá. Nếu giá trị tính theo tiền tăng lên, nhưng lượng hàng
không tăng hay tăng chậm hơn, thì giá buộc phải tăng. Ta có thể hình dung
GDP (sau khi loại bỏ yếu tố trượt giá) là tổng sản lượng sản xuất ra trong năm
để phục vụ tiêu dùng cuối cùng, đầu tư hay ngoại thương. Còn mức cung tiền
là tổng giá trị tính theo tiền. Mức cung tiền vượt GDP nhiều lần thì lạm phát
cao là điều không tránh khỏi.
Như đã được đề cập, cung tiền ở Việt Nam tăng mạnh trong năm 2007 là
do vốn nước ngoài chảy vào tăng đột biến, từ đó buộc Ngân hàng Nhà nước
phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào
lưu thông. Nhưng lạm phát bùng lên trong năm nay có thể còn bắt nguồn từ
mức chênh lệch giữa tăng trưởng GDP và tăng cung tiền của Việt Nam đã
ngày một dãn rộng trong vòng 3 năm qua.
Trong khoảng thời gian 2 năm rưỡi, tính từ đầu năm 2005 cho đến cuối
tháng 6 năm 2007, GDP của Việt Nam tăng 22%, còn mức cung tiền mặt cho
lưu thông và tiền gửi ngân hàng đã tăng lên đến 110%. Trong cùng giai đoạn
này, GDP của Trung Quốc tăng 29%, nhưng mức cung tiền chỉ tăng 50%.
Chênh lệch giữa tăng GDP và tăng cung tiền của Thái Lan là hầu như không
đáng kể. Việt Nam tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với Trung Quốc, nhưng
tăng cung tiền lại cao hơn rất nhiều. Đó chính là lý do chính để giải thích tại

sao lạm phát ở Việt Nam cao hơn hẳn những quốc gia khác.
3. Lạm phát tác động đến tiến độ thực hiên dự án
Đầu năm 2008, các doanh nghiệp ngành xây dựng, đặc biệt trong lĩnh
vực hạ tầng, đang xoay xở một cách khó khăn do giá vật liệu xây dựng tăng
mạnh. Theo Viện Kinh tế (Bộ Xây dựng), chi phí cho vật liệu xây dựng chiếm
khoảng 40-50% tổng giá trị công trình. Qua tính toán, sự leo thang của giá vật
liệu xây dựng từ cuối năm 2007 đến nay đã làm cho giá trị các công trình tăng
thêm từ 20-40%. Có những thời điểm mà giá cả các loại vật liệu thiết yếu như
thép, xi măng tăng 70-80%, gạch tăng gấp 2-3 lần đã làm cho các nhà thầu lao
đao. Các chuyên viên Bộ Giao thông Vận tải nói rằng với các dự án cầu,
đường, sự trượt giá lên đến 20-40% là rất lớn và thực sự đang gây rất nhiều
khó khăn đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng, bất kể đó là doanh
nghiệp mạnh hay yếu.
Kinh phí đầu tư liên tục tăng
Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp xây dựng giữa đầu năm 2008 là
vốn đầu tư đã bị đội lên cao. Đối với các dự án cầu, đường đang trong giai
đoạn xây dựng, tổng vốn đầu tư và kinh phí dự toán công trình đã được xác
định cụ thể và đã được phê duyệt. Mỗi khi giá cả vật liệu biến động ảnh
hưởng đến giá trị công trình nếu trong phạm vi trượt giá khoảng 10% thì nhà
thầu còn có kinh phí dự phòng, nhưng nếu trượt giá quá cao thì cả nhà thầu
lẫn chủ đầu tư đều thực sự khó khăn trong việc thu xếp nguồn vốn.
Theo báo cáo từ các dự án hạ tầng quy mô lớn, nhiều dự án phải tăng
vốn đầu tư và phần điều chỉnh vốn ngày càng tăng. Dự án đường cao tốc Cầu
Giẽ - Ninh Bình có kinh phí đầu tư từ 3.800 tỉ đồng đã tăng lên hơn 7.000 tỉ
đồng. Dự án đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương có mức đầu tư tính toán
trước đây là 6.000 tỉ đồng, nay lên trên 10.000 tỉ đồng. Dự án đường cao tốc
Láng - Hòa Lạc từ 3.700 tỉ đồng lên 7.500 tỉ đồng…
Biến động giá, kéo theo việc các nhà thầu thi công cầm chừng, và gần
như tất cả các công trình giao thông trọng điểm đều bị chậm tiến độ. Trong
thời gian gần đây, hàng loạt công trình giao thông đều chậm tiến độ so với kế

hoạch như cầu Vĩnh Tuy, đường vành đai 3, quốc lộ 80 đoạn Mỹ Thuận-Vàm
Cống, tuyến N2 đoạn Đức Hòa-Thạnh Hóa, tuyến đường Nam sông Hậu,
đường cao tốc TPHCM-Trung Lương…
Nhiều doanh nghiệp từ cuối năm ngoái đến nay không dám đi đấu thầu
dự án, vì lo ngại rằng càng nhận được nhiều công trình thi công thì càng lỗ.
Điều lo ngại này xuất phát từ lý do các dự án hạ tầng đều là những dự án cần

×