Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những chính sách thương mại ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.77 KB, 4 trang )

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2005 – 2006
Ngoại thương:
Thể chế và tác động
Phát trịển, thương mại, v WTO
Phần III: Những chính sách thương mại ảnh
hưởng đến thương mại hàng hoá


Bernard Hoekman 1 Biên dịch: Lê Minh Tâm
Hiệu đính: Trương Quang Hùng
NHỮNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

Các rào cản thương mại thiết lập tại biên giới vẫn còn khá phổ biến ở một số vùng trên thế
giới. Thuế suất trung bình (không tính trọng số) ở Nam Á là trong khoảng 25 phần trăm hay
cao hơn, cao hơn nhiều so với mức trung bình là 10 phần trăm ở Đông Á, Mỹ La Tinh, Đông
Âu hay Trung Á. Các rào cản phi thuế quan cũng vẫn còn là một trở ngại lớn ở nhiều nước.
Đồng thời, các nước công nghiệp cũng duy trì mức thuế cao đối với những hàng hóa “nhạy
cảm” – phần lớn là các sản phẩm hàm lượng sức lao động cao hay các sản phẩm nông
nghiệp. Trong Chương 11, Sam Laird cung cấp một cái nhìn khái quát về các rào cản thuế
quan và phi thuế quan còn tồn tại và những tác động của nó. Các phụ lục của ấn phẩm này,
do Francis Ng, Marcelo Olarreaga và Alessandro Nicita viết, cũng cho những bạn đọc quan
tâm một dữ liệu chi tiết về các mô hình thương mại và bảo hộ phổ biến vào cuối những năm
1990.
Bảo hộ ở các nước công nghiệp gây ra chi phí cho các nước đang phát triển ước nhiều hơn
khoản tiền 45 tỉ USD trợ giúp phát triển mà các nước này nhận được hàng năm. Bảo hộ ở các
nước đang phát triển ước gây một khoản chi phí khoảng 250 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu.
Con số này là chưa tính đến tác động các bảo hộ dự phòng (chống phá giá và phòng vệ) và tệ
nạn quan liêu trong quá trình thông quan. Lợi ích của việc giảm các rào cản thương mại rõ
ràng là rất lớn.


Việc cho các nước kém phát triển (LDCs) cơ chế tiếp cận không hạn ngạch và không thuế
quan vào thị trường các nước công nghiệp đã thu hút nhiều sự chú ý. Điều này rất quan trọng
cho các nước này vì những hình thức bảo hộ hiện tại đã phân biệt đối xử họ, như đã được
Olarreaga và Ng. minh họa trong Chương 12. Sự ưu đãi tiếp cận các thị trường sẽ rất có ích
cho các nước kém phát triển (LDCs) nhưng lại là chi phí cho các nước đang phát triển. Chi
phí này, tuy nhiên, rất hạn chế vì nền kinh tế các LDC rất nhỏ. Minh chứng của tác động lớn
hơn là những ưu đãi chỉ có giá trị hạn chế. Một lý do mà chúng thường có điều kiện về các
quy định về xuất xứ. Chương 13 của Luis Jorge Garay và Rafael Cornejo; Chương 14 của
Stefano Inama Tình huống 13.1 của Gomi Senadhira (về Hoa Kỳ–Châu Phi Luật về Cơ Hội
và Tăng Trưởng) cho thấy rằng các quy định về xuất xứ có tính giới hạn và có thể làm tăng
các chi phí tuân thủ (quan liêu).
Quan liêu cũng là một yếu tố quan trọng trong thủ tục thông quan nói chung. Vì vậy, các
nước đang phát triển đang đối diện với một chương trình lớn và quan trọng tạo điều kiện
thuận lợi cho thương mại. Chương trình này một phần phải được thực hiện cùng với sự tiếp
cận thị trường nhưng chủ yếu là nội địa – ví dụ việc đơn giản hóa các quy định về xuất xứ có
thể thực hiện theo WTO (xem Chương 14). Phần nội địa của chương trình là rất quan trọng
và yêu cầu cả việc củng cố thể chế cũng như thay đổi chính sách. Cá biệt liên quan đến các
thảo luận ở Phần III là những cải cách bộ máy hành chính hải quan và tạo thuận lợi cho
thương mại. Có nhiều lĩnh vực mà những tố chức quốc tế rất năng động và khu vực tư nhân
có thể là một phần của giải pháp –ví dụ, việc cung cấp các dịch vụ chứng nhận hay kiểm
định.
Kinh nghiệm ở các quốc gia cho thấy rằng củng cố chính sách và tổ chức hải quan để giảm
chi phí giao dịch, định kiến chống xuất khẩu và tham nhũng là rất quan trọng trong việc cải
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2005 – 2006
Ngoại thương:
Thể chế và tác động
Phát trịển, thương mại, v WTO
Phần III: Những chính sách thương mại ảnh
hưởng đến thương mại hàng hoá



Bernard Hoekman 2 Biên dịch: Lê Minh Tâm
Hiệu đính: Trương Quang Hùng
cách thương mại để phát triển. Chi phí giao dịch liên quan đến quá trình thông quan có thể là
một trở ngại lớn cho đầu tư vào các lĩnh vực thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy
cảm về thời gian hay những lĩnh vực yêu cầu một sự hòa nhập vào hệ thống sản xuất toàn cầu
trên nền tảng của một sự quản lý dây chuyền cung cấp đúng lúc (just-in-time supply chain
management). Hợp lý hóa các thủ tục hải quan loại bỏ tình trạng quan liêu yêu cầu một nổ
lực toàn diện bao gồm cả việc khai thác những quan hệ đối tác và hỗ trợ của các tổ chức có
kinh nghiệm về việc này kể cả lĩnh vực tư nhân (ví dụ: vận chuyển tốc hành). Vinod, trong
Chương 15, xem xét lại những nổ lực quốc tế nhằm tiêu chuẩn hóa việc đánh giá hải quan và
nghiên cứu làm thế nào để những nổ lực này đáp ứng được những nhu cầu của các nước đang
phát triển. Trong Chương 16, Brian Rankin Staples khảo sát các tổ chức và công cụ liên quan
đến những sáng kiến tạo thuận lợi cho thương mại và tổng kết những bài học từ kinh nghiệm
trong lĩnh vục này của các nước.
Nhiều nước tìm cách sử dụng các chính sách khuyến khích xuất khẩu như là một động cơ để
bù lại những định kiến chống xuất khẩu hình thành từ các chính sách khác (tỷ giá hối đoái
được định cao, chi phí giao dịch, vân vân) hay như là một cách thực hiện các nổ lực cải cách
thương mại. Một số nước duy trì nhiều dạng chính sách công nghiệp: ví dụ trợ cấp, khuyến
khích xuất khẩu và thành lập các khu chế xuất (EPZs). Có hai vấn đề đặt ra: Theo quan điểm
phát triển thì cái nào có lý hơn? Và trong chừng mục nào thì WTO hạn chế việc sử dụng các
chính sách hiệu quả khuyến khích công nghiệp hóa và phát triển xuất khẩu ?
Thực ra, việc theo đuổi xúc tiến xuất khẩu và khu chế xuất có thể là một trường hợp tốt.
Các cơ chế này có thể là những cách thức hiệu quả bù đắp cho các chi phí giao dịch cao phổ
biến ở các nước đang phát triển và đang kiềm hãm đầu tư. Tuy nhiên điều quan trọng là phải
thiết kế các cơ chế này sao cho nó hạn chế được mức độ kiếm tiền và tình trạnh đầu tư vào
các lĩnh vực mà nước này không có lợi thế so sánh. Như Mari Pangestu giải thích trong
Chương 17 trong phần nói về Đông Á, các quy định của WTO không hạn chế nhiều được khả
năng của các nước đang phát triển theo đuổi các chính sách nâng cao phúc lợi xã hội. Tuy

nhiên, các thỏa thuận cũng có những gợi ý cho các chính sách công nghiệp, đặc biệt là trợ
cấp xuất khẩu và các yêu cầu về nội địa hóa.
Trong Chương 18, Philip English và Luc De Wulf đã khảo sát các kinh nghiệm về các tổ
chức xúc tiến thương mại, EPZs, trợ cấp, khấu trừ thuế và các chính sách và cơ chế khuyến
khích xuất khẩu khác và khảo sát các lựa chọn của các nước đang phát triển. Ở những nước
vẫn cần thu nhập từ thuế, điều quan trọng là các nhà xuất khẩu phải thâm nhập được vào các
nguồn nguyên liệu đầu vào trung gian được nhập khẩu với mức giá của thế giới để bảo đảm
khả năng cạnh tranh. Điều này đòi hỏi một cơ chế hải quan hoạt động rất hiệu quả để hoàn
tiền cho các khoản thuế nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào hay, ưu đãi hơn, cho phép các
xuất khẩu được phép nhập miễn thuế các nguyên liệu đầu vào mà không vị phạm các quy
định về trợ cấp của WTO. Thực hiện những hệ thống như vậy đòi hỏi đào tạo và cũng cố
định chế. Ví dụ như nhiều nước Châu Phi không có một cơ chế khấu trừ thuế hiệu quả và
điều này làm tăng định kiến chống xuất khẩu.
Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIM) thỉnh thoảng được sử dụng để thúc
đẩy phát triển công nghiệp. Trong các biện pháp đó là các yêu cầu về nội địa hóa mà, như
Bijit Bora nói trong Chương 19, gần đây gây ra tranh cãi theo sau việc thông qua các qui tắc
của WTO áp dụng cho các nước đang phát triển. (Những qui tắc này đã được ghi trong
GATT nhưng không được thi hành cho nhóm các nước này). Mặc dù vậy, về nguyên tắc, các
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2005 – 2006
Ngoại thương:
Thể chế và tác động
Phát trịển, thương mại, v WTO
Phần III: Những chính sách thương mại ảnh
hưởng đến thương mại hàng hoá


Bernard Hoekman 3 Biên dịch: Lê Minh Tâm
Hiệu đính: Trương Quang Hùng
chính sách này vẫn có thể thực hiện được. Các chính sách này có thể thích hợp cho việc bù

đắp các lệch lạc riêng biệt. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy rằng phải rất cẩn thận khi sử
dụng các chính sách này. Tình huống nghiên cứu về nước Úc trong Chương 20 của Garry
Pursell, minh chứng rằng việc sử dụng TRIM có thể bao hàm một chi phí tích lũy rất cao cho
xã hội.
Các chương cuối cùng trong phần này xem xét việc bãi bỏ các hạn ngạch duy trì cho việc
nhập khẩu quần áo và dệt may và việc sử dụng các hành động bảo vệ. Các chủ đề này có liên
quan chặt chẽ với nhau: nhiều nhà quan sát mong đợi sự tác động của các biện pháp phòng
vệ sẽ tăng lên một khi các hạn ngạch theo Thỏa Thuận Đa Phương Về Sợi (MFA) được hoàn
toàn bãi bỏ theo như yêu cầu của Thỏa Thuận WTO về Dệt May và Quần Áo (ATC). Trong
Chương 21, Hanna Kheir-El-Din thảo luận ý nghĩa tác động của ATC đối với các nước đang
phát triển.
Những cái mà được gọi là công cụ cho việc bảo hộ dự phòng – chống phá giá và các biện
pháp khẩn cấp – và được phép của WTO trong trường hợp việc nhập khẩu sẽ làm tổn hại đến
nền công nghiệp trong nước là một nguồn gốc quan trọng của tình trạng không chắc chắn của
các điều kiện tiếp cận thị trường. Chống bán phá giá, đã từng được các nước công nghiệp sử
dụng, đang được các nước đang phát triển sử dụng ngày càng nhiều hơn. Như J. Michael
Finger giải thích trong Chương 22, một vài trong số các công cụ này, đặc biệt là chống bán
phá giá, không có ý nghĩa kinh tế nào và đang được các nước đang phát triển tránh né nhất.
Những công cụ hiệu quả hơn đang có và được ưa chuộng hơn trên bình diện phát triển. Yếu
tố chính của cơ chế đó là nó có xem xét đến lợi ích của tất cả thành phần trong xã hội không
chỉ là một nhóm các ngành công nghiệp địa phương đang đối mặt với sự cạnh tranh từ hàng
nhập khẩu. Điều này, thuộc lĩnh vực chính sách, việc đa phương hóa hơn nữa cơ chế làm luật
có thể rất quan trọng cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, như Finger lưu ý, các hành
động trong nước nhằm cải thiện nội dung kinh tế và sự hợp lý của các giải pháp này sẽ có ích
hơn. Đồng thời, các nhà xuất khẩu phải sống chung với mối đe dọa phải đối mặt với một sự
bảo hộ dự phòng. Trong Chương 23, Gary N. Horlick và Eleanor Shea, hai luật sư thực hành
thương mại, thảo thuận các qui định liên quan của luật thương mại Hoa Kỳ và phác thảo ra
bằng cách nào nào các công ty đối phó với các giai đoạn khác nhau của quá trình tranh chấp
thương mại.
Mặc dầu quyển sách hướng dẫn này không phải là một tham khảo chính thức của WTO,

nhiều chương trong phần này tham chiếu theo các qui định của GATT. Nhằm giúp cho
những người chưa quen với WTO để tham chiếu, Phần Từ Điển Thuật Ngữ sẽ cung cấp một
bảng tóm tắt các quy định và điều khoản chính của GATT.

Đọc thêm

UNCTAD, Tiếp Cận Thị Trường Không Hạn Ngạch và Thuế Quan Cho Các Nước Kém Phát
Triển: Một Phân Tích Của Các Sáng Kiến QUAD (Geneva, 2000), là một thảo luận chi tiết
và toàn diện của các sáng kiến dành cho các LDCs một tiếp cận ưu đãi vào các thị trường các
nước công nghiệp lớn. Rolf Langhammer và André Sapir, Tác Động Kinh Tế của Hệ Thống
Thuế Quan Phổ Cập (London: Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách Thương Mại, 1988), mặc
dù hơi cũ nhưng là một sự phân tích rất hữu ích những tác động kinh tế của Hệ Thống Thuế
Quan Phổ Cập (GSP). Các tác giả cho rằng những hệ thống này có ích rất nhiều cho những
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2005 – 2006
Ngoại thương:
Thể chế và tác động
Phát trịển, thương mại, v WTO
Phần III: Những chính sách thương mại ảnh
hưởng đến thương mại hàng hoá


Bernard Hoekman 4 Biên dịch: Lê Minh Tâm
Hiệu đính: Trương Quang Hùng
nước theo đuổi chính sách hướng về xuất khẩu và điểm chính là không cần phải có các ưu đãi
để cạnh tranh. EdwinVermulst, Jacques Bourgeois và PaulWaer, Các Qui Định Về Xuất Xứ
Trong Thương Mại Quốc Tế: Một Nghiên Cứu So Sánh (Ann ArBor: Nhà Xuất Bản Đại Học
Michigan, 1994), cung cấp một một sự thảo luận toàn diện về các quy định xuất xứ. John
Raven, Thuận Lợi Cho Thương Mại và Vận Chuyển: Một Phương Pháp Luận Kiểm Toán
(Ngân Hàng Thế Giới, Washington D.C. 2000) là một nhóm các công cụ hữu ích cho những

ai đang tìm cách xác định điểm tắc nghẽn của thuận lợi thương mại và các ưu tiên. Gerald K.
Helleineer (hiệu đính), Xuất Khẩu Không Truyền Thống và Sự Phát Triển Ở Tiểu Sahara
Châu Phi: Kinh Nghiệm và Các Vấn Đề (Helsinki: Học Viện Quốc Tế về Nghiện Cứu Kinh
Tế Phát Triển, 2001) cung cấp các khảo sát và đánh giá về các công cụ sử dụng để khuyến
khích xuất khẩu ở các nước thu nhập thấp và xem xét kinh nghiệm của các nước này.
Theodore Moran, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài và Phát Triển (Washinton D.C.: Viện Kinh
Tế Quốc Tế, 1998) đưa ra một thảo luận về kinh nghiệm với TRIM và các công cụ chính
sách có liên quan. J. Michael Finger (hiệu đính), Chống Bán Phá Giá: Vận Hành Như Thế
Nào và Ai sẽ Bị Thiệt Hại (Ann Arbor: Nhà Xuất Bản Đại Học Michigan, 1993) tập hợp các
tình huống minh họa việc chống bán phá giá được áp dụng như thế nào trong thực tiễn và
đánh giá ý nghĩa của nó cho những người sử dụng và các mục đích. Neil Vousden, Kinh Tế
Học của Bảo Hộ Thương Mại (Cambridge, Anh: Nhà Xuất Bản Đại Học Cambridge, 1990),
là một quyển sách hay về các công cụ của chính sách thương mại.





×