Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài tập nhóm hình sự 2 tình huống 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.49 KB, 12 trang )

TÌNH HUỐNG 2
K thuê xe ôtô “tự lái” nhưng thuê được chiếc xe nào K đều đem cầm ở
hiệu cầm đồ lấy tiền tiêu và đánh bạc. Trong khoảng thời gian ngắn, K thuê
3 chiếc xe con (tổng trị giá tài sản là 900 triệu đồng) mang đi cầm đồ được
450 triệu đồng. Khi vụ việc bị phát hiện, từ Hà Nội, K đã trốn vào Lâm
Đồng. Tại đây K thuê nhà trọ, hàng ngày làm thuê cho các rẫy cà phê đồng
thời tìm mua khẩu súng quân dụng có gắn ống giảm thanh với 2 băng đạn
hết 10 triệu đồng. K gọi điện thuê xe của một công ty từ Đắc Lắc xuống
Lâm Đồng chở K về Đắc Lắc. Khi đến đoạn đường vắng, lợi dụng V (người
lái xe) dừng xe hút thuốc và đi vệ sinh, K dùng súng bắn chết người này,
trước khi chôn xác nạn nhân ở rừng thông gần đó K lấy ví tiền, điện thoại
của nạn nhân và lái xe quay trở lại Lâm Đồng. Chiếc xe và các tài sản K
chiếm đoạt của V trị giá 650 triệu đồng. Năm ngày sau K bị bắt.
Câu hỏi:
1.

Xác định tội danh đối với hành vi phạm tội của K (2 điểm)

2.

Xác định khung hình phạt và các tình tiết định khung hình phạt đối với các
hành vi phạm tội của K. (2 điểm)

3.

Giả sử, gia đình K đã bỏ tiền ra chuộc và trả lại 3 chiếc xe cho người cho
thuê xe thì hành vi thuê xe mang đi cầm đồ lấy tiền tiêu của K có phạm tội
không? Tại sao? .(1,5 điểm)

4.


Giả sử, anh V là người vay K 700 triệu đồng, K đòi nhiều lần nhưng V
không trả nên K bắn chết anh này để lấy tài sản nhằm “siết nợ” thì tội danh
và khung hình phạt đối với hành vi mà K thực hiện với anh V có thay đổi
không? Tại sao? .(1,5 điểm)


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1, Xác định tội danh đối với hành vi phạm tội của K (2 điểm)
Thứ nhất với hành vi đầu tiên: K phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
quy định tại điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm
2009(Hành vi này được hiểu là bằng mọi thủ đoạn gian dối, dưới bất kỳ
hình thức nào để tạo lòng tin ở người quản lý tài sản và từ đó chiếm đoạt
được tài sản của người khác)
Cơ sở pháp lý: Điều 139 BLHS quy định “Người nào có thủ đoạn gian
dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu ….. 3 năm”.
Ở đây K thuê xe “tự lái” nhưng thuê được chiếc xe nào K đều đem cầm ở
hiệu cầm đồ lấy tiền tiêu và đánh bạc. Trong khoảng thời gian ngắn, K thuê
3 chiếc xe con (tổng giá trị tài sản là 900 triệu đồng) mang đi cầm đồ được
450 triệu đồng .
-

Mặt chủ thể: với tội phạm này không đòi hỏi chủ thể đặc biệt, chỉ cần
đáp ứng chủ thể thường có đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình
sự. Ở đây K đã có thể thuê và lái được xe tự lái nên K đã đủ tuổi và có

-

-

năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

Mặt khách thể của tội phạm này là xâm hại đến quan hệ sở hữu cụ thể

ở đây là tài sản của người cho K thuê xe.
Mặt khách quan :
+ Hành vi K thuê ba xe con tổng giá trị 900 triệu mang đi cầm đồ. K đã
có hành vi lừa dối. Trên hợp đồng K thuê xe để tự lái nên mới được chủ sở
hữu giao cho nhưng trên thực tế K đã mang xe đi cầm đồ, đánh bạc.
+ Hậu quả : Bên cho K thuê xe bị thiệt hại 900 triệu.
- Mặt chủ quan:


+ Lỗi: ở trường hợp này K đã thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. K biết ba
chiếc xe con chỉ là đi thuê tuy nhiên đã cố tình lừa dối bên cho thuê để đem
đi cầm đồ K biết mình có hành vi lừa dối và mong muốn hành vi lừa dối đó
có kết quả để chiếm đoạt.
+Mục đích : khi K thực hiện hành vi trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
thì với mục đích đó là chiếm đoạt được ba chiếc xe con lấy tiền đánh bạc.
Thứ hai, ngoài việc phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản K còn phạm
tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng quy định tại điều 230 BLHS
Cơ sở pháp lý Khoản 1 điều 230 quy định : “người nào chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một tới bảy năm.”
Sở dĩ a có thể khẳng định như vậy là do theo như dữ kiện đầu bài đã cho
Khi K đi trốn tại Lâm Đồng, ở đây K đã tìm và mua khẩu súng quân dụng có
gắn ống giảm thanh với hai băng đạn hết 10 triệu đồng.
-Về mặt khách quan : K đã thực hiện hành vi mua trái phép súng quân
dụng và 2 băng đạn để sử dụng.
- Về mặt chủ quan Lỗi của K trong trường hợp này là lỗi cố ý. K biết
mình mua vũ khí quân dụng và không được cơ quan có thẩm quyền cho
phép mua bán, sử dụng. Nhưng K vẫn thực hiện hành vi mua bán của mình.

- Về mặt khách thể hành vi của K đã xâm phạm đến an toàn chung của xã
hội cũng như chế độ quản lí và sử dụng vũ khí quân dụng và phương tiện kĩ
thuật quân sự của nhà nước.
Do đó, K lại tiếp tục phạm tội mua bán trái phép vũ khí quân
dụng. Khoản 1 điều 230 BLHS năm 1999.


Thứ ba, cùng với hai tội nêu trên k còn phạm tội giết người được quy
định tại điều 93 BLHS năm 1999
Cơ sở pháp lý khoản 1 điều 93 quy định “1. Người nào giết người thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình…. q) Vì động cơ đê hèn.”
Ở đâu theo như dữ kiện đầu bài đã cho K gọi điện thuê xe của một công
ty từ Đắc Lắc. Khi đến đoạn đường vắng, lợi dụng V (người lái xe) dừng
hút thuốc và đi vệ sinh, K dùng súng bắn chết người này, trước khi chôn xác
nạn nhân ở rừng thông gần đó K lấy ví tiền, điện thoại của nạn nhân và lái
xe trở lại Lâm Đồng. Chiếc xe và các tài sản K chiếm đoạt của V trị giá 650
triệu đồng.
-Mặt khách quan:
Hành vi: Hành vi của K là tước đoạt tính mạng của V trái pháp luật vì
K không thuộc vào trường hợp giết người do phòng vệ thích đáng cũng
không phải trường hợp thi hành án tử hình. Trước khi chôn nạn nhân, K đã
lấy ví tiền, điện thoại…hành vi phạm tội của K vì mục động cơ đê hèn.
Hậu quả doa hành vi của K gây r đa làm cho V chết.
Quan hệ nhân quả: Do hành vi dùng súng bắn của K làm V bị chết.
Mặt khách thể: hành vi dùng súng bắn chết V của K là hành vi xâm hại trực
tiếp đến tính mạng, sức khỏe của V thỏa mãn khách thể là quan hệ nhân thân
của tội này.
- Mặt chủ quan :
Lỗi: Lỗi của K là lỗi cố ý trực tiếp. K thấy trước được hậu quả nếu

mình bắn súng thì V có thế chết nhưng K mong muốn hậu quả đó xảy ra nên
đã thực hiện hành vi phạm tội.
Mục đích: giết chết V cướp tài sản.
Như vậy, hành vi của K thỏa mãn cấu thành tội giết người được quy định
tại Điểm q Khoản 1 Điều 93 BLHS.


Vậy tội danh của K trong tình huống này là : tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản, tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng và tội giết người.
2, Xác định khung hình phạt và các tình tiết định khung hình phạt
đối với các hành vi phạm tội của K. (2 điểm)
- Đối với hành vi thuê xe “ tự lái” rồi đem cầm ở hiệu cầm đồ lấy tiền
tiêu và đánh bạc của K đã phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng
giá trị là 900 triệu đồng. Xét theo khoản 4 điều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản BLHS quy định:“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây
thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a, Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên”.
Như vậy khung hình phạt đối với hành vi này của K là từ mười hai năm
đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, tình tiết định khung là chiếm đoạt tài
sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, cụ thể trong trường hợp này là
900 triệu đồng.
- Khi vụ việc bị phát hiện, K đã trốn vào Lâm Đồng. Tại đây K tìm mua
khẩu súng quân dụng có gắn ống giảm thanh với 2 băng đạn hết 10 triệu
đồng hành vi này của K lại phạm vào tội mua bán trái phép vũ khí quân
dụng. Theo khoản 1 điều 230 quy định về tội này như sau: “Người nào chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ
khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến
bảy năm.” Như vậy khung hình phạt cho K là tù từ một đến bảy năm, tình
tiết định khung là mua bán trái phép vũ khí quân dụng.
- Cuối cùng với hành vi lợi dụng V (người lái xe do K thuê) dừng xe hút

thuốc và đi vệ sinh, K dùng súng bắn chết người này sau đó K lấy ví tiền,


điện thoại của nạn nhân và lái xe quay trở lại Lâm Đồng. Chiếc xe và các tài
sản K chiếm đoạt của V trị giá 650 triệu đồng.
Ở đây K đã giết người cướp tài sản và bị coi là giết người vì động cơ đê
hèn theo điểm q khoản 1 điều 93 BLHS quy định: “Người nào giết người
thuộc trường hợp giết người vì động cơ đê hèn, thì bị phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”
Như vậy khung hình phạt là mười hai năm đến hai mươi năm, tình tiết
định khung là giết người vì động cơ đê hèn.
3, Giả sử, gia đình K đã bỏ tiền ra chuộc và trả lại 3 chiếc xe cho
người cho thuê xe thì hành vi thuê xe mang đi cầm đồ lấy tiền tiêu của K
có phạm tội không? Tại sao? (1,5 điểm)
Dù gia đình K có bỏ tiền chuộc và trả lại 3 chiếc xe cho người
thuê xe thì hành vi thuê xe mang đi cầm đồ lấy tiền tiêu của K vẫn sẽ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Vì:
Hành vi mà K gây ra đã thể hiện đầy đủ cấu thành tội phạm của tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ Luật hình sự, đó là
việc “dùng thủ đoạn gian dối” và “chiếm đoạt tài sản của người khác”. Cụ
thể:
- Khách thể: Ở vụ việc này, hành vi của K xâm phạm đến quyền sở
hữu 3 chiếc xe ô tô của người khác. Mặc dù biết rõ 3 chiếc xe kia không
thuộc quyền sở hữu của mình nhưng K vẫn đem đi cầm đồ để lấy tiền tiêu và
đánh bạc.
- Chủ thể: Vì dữ liệu cho không nói rõ K bao nhiêu tuổi nhưng có thể
suy luận rằng K đã thuê được 3 xe tự lái và có thể tự lái xe thì chắc chắn K


phải có giấy phép lái xe và như vậy, có thể thấy K hoàn toàn có năng lực

trách nhiệm hình sự và đã đủ 14 tuổi trở lên.
- Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này là hành vi chiếm hữu
trái phép tài sản của người khác để tạo cho mình khả năng định đoạt tài sản
đó một cách gian dối. Đó là hành vi làm cho người có tài sản tin là sự thật
nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ chiếm
đoạt.
+ Hành vi dùng thủ đoạn gian dối:
K đã đưa thông tin giả làm người cho thuê xe tin đó là sự thật và giao tài
sản cho K, bằng việc giả vờ thuê xe tự lái để chiếm đoạt. Người cho thuê xe
tin rằng hành vi thuê xe của K chỉ là một hành vi bình thường và hợp pháp,
K có nhu cầu sử dụng xe ô tô nên đã chấp nhận cho K thuê xe.
+ Hành vi chiếm đoạt tài sản:
K đã lấy 3 chiếc xe không phải quyền sở hữu của mình đem đi cầm cố tài
sản, mặc dù K chắc chắn biết hành vi đó là vi phạm pháp luật nhưng vẫn
quyết tâm thực hiện đến cùng hành vi.
-

Mặt chủ quan: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi

cố ý trực tiếp. K nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do
mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu
quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và
mong muốn hậu quả đó xảy ra.
K nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo.
Mục đích chính của K chính là thuê xe sau đó đem đi cầm cố tài sản để lấy
tiền tiêu và đánh bạc. K đã thấy trước hoặc buộc phải thấy trước rằng hành


vi của mình là trái pháp luật và vẫn mong muốn sẽ chiếm đoạt thành công tài
sản là 3 chiếc xe ô tô.

Như vậy, có thể thấy rằng hành vi của K trong tình huống trên đã thể
hiện đầy đủ tính chất cũng như mức độ gây nguy hiểm cho xã hội. Và hành
vi đó đã thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo
quy định tại điều 139 Bộ Luật hình sự.
Việc gia đình K có chuộc lại 3 chiếc xe và trả lại người cho thuê xe
không làm ảnh hưởng tới việc K có phạm tội hay không, hành vi đó chỉ là
một tình tiết làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho K trước tòa theo quy
định tại khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự.
4. Giả sử, anh V là người vay K 700 triệu đồng, K đòi nhiều lần
nhưng V không trả nên K bắn chết anh này để lấy tài sản nhằm “siết
nợ” thì tội danh và khung hình phạt đối với hành vi mà K thực hiện
với anh V có thay đổi không? Tại sao? .(1,5 điểm)

Nếu anh V là người vay K 700 triệu đồng, K đòi nhiều lần nhưng V
không trả nên K bắn chết anh này để lấy tài sản nhằm “siết nợ” thì tội danh
và khung hình phạt đối với hành vi mà K thực hiện với anh V không thay
đổi, vì:
Xét K - Chủ thể của tội phạm: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
- Thứ nhất, đối với cấu thành tội cướp tài sản Điều 133 BLHS: Cướp tài
sản là hành vi của một người dùng sức mạnh vật chất tác động vào thân thể
chủ tài sản tước bỏ khả năng kháng cự để chiếm đoạt tài sản.


+ Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản,
người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt
của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn
nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá, trói…
hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng...Ở đây, K
đã dùng khẩu súng được chuẩn bị từ trước để thực hiện toàn bộ hành vi của

mình ” Khi đến đoạn đường vắng, lợi dụng V (người lái xe) dừng xe hút
thuốc và đi vệ sinh, K dùng súng bắn chết người này, trước khi chôn xác nạn
nhân ở rừng thông gần đó K lấy ví tiền, điện thoại của nạn nhân và lái xe
quay trở lại Lâm Đồng” . Như vậy, dù với nguyên nhân, động cơ hay mục
đích nào (V là người vay K 700 triệu đồng, K đòi nhiều lần nhưng V không
trả nên K bắn chết anh này để lấy tài sản nhằm “siết nợ” ) thì hành vi của K
cũng là hành vi có chủ định và kế hoạch từ trước
=> Hành vi tội phạm của K được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực
tiếp, vì mục đích vụ lợi.
Nên dù có thêm tình tiết ” V là người vay K 700 triệu đồng, K đòi nhiều
lần nhưng V không trả nên K bắn chết anh này để lấy tài sản nhằm “siết
nợ” ” thì cấu thành tội phạm đối với hành vi của K không thay đổi. K sẽ
phải chiu TNHS về Tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 BLHS và chiu
hình phạt quy định tại điều này
-

Thứ hai, đối với cấu thành tội giết người Điều 93 BLHS: giết người là hành
vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái phép. Xét tình huống, K
đã trực tiếp thực hiện hành vi,dùng súng bắn nhằm giết anh V với mục đính



chiếm đoạt tài sản là chiếc xe trị giá 650 triệu đồng.
Hành vi mà K đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cụ thể lỗi cố ý trực
tiếp) và hậu quả đã xảy ra là anh V đã chết


Như vậy, trong tình huống này tình tiết “V là người vay K 700 triệu đồng,
K đòi nhiều lần nhưng V không trả nên K bắn chết anh này để lấy tài sản
nhằm “siết nợ” “ cũng không làm thay đổi cấu thành tội phạm đối với hành

vi của K cũng không được coi là tình tiết giảm nhẹ
-

Thứ ba, cấu thành tội phạm Tội chế tạo, tàng chữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ
thuật quân sự - Điều 230 BLHS : hành vi mà K đẫ thực hiện là hành vi mua
bán trái phép, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng nhằm thực hiện hành vi
giết người cướp tài sản. Đối với cấu thành tội phạm của tội này thì tình tiết
nêu trên không làm thay đổi tội danh cũng như khung hình phạt đối với hành
vi của K.
Trên đây là toàn bộ bài làm của nhóm, bài còn nhiều sai sót mong thầy
(cô) quan tâm, chỉnh sửa để bài làm được hoàn chỉnh hơn! Chúng em xin
chân thành cảm ơn!!!

MỤC LỤC
1. Xác định tội danh đối với hành vi phạm tội của K (2 điểm) 1
2. Xác định khung hình phạt và các tình tiết định khung hình phạt đối với
các hành vi phạm tội của K. (2 điểm) 3


3. Giả sử, gia đình K đã bỏ tiền ra chuộc và trả lại 3 chiếc xe cho người
cho thuê xe thì hành vi thuê xe mang đi cầm đồ lấy tiền tiêu của K có phạm
tội không? Tại sao? .(1,5 điểm) 6
5.

Giả sử, anh V là người vay K 700 triệu đồng, K đòi nhiều lần nhưng V
không trả nên K bắn chết anh này để lấy tài sản nhằm “siết nợ” thì tội
danh và khung hình phạt đối với hành vi mà K thực hiện với anh V có
thay đổi không? Tại sao? .(1,5 điểm) 8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Bộ luật hình sự 1999, NXB Lao động.
2, Giáo trình luật hình sự Việt Nam 2, NXB Công an nhân dân, 2015.




×