Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đến phát triển ngành du lịch việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.85 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------

TIỂU LUẬN
Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN PHÁT TRIỂN
NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Thực hiện:

Nhóm 11

Lớp:

MKT301.2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Hải Ly

Hà Nội, 3/2016


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM VÀ PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC
STT

Họ và tên

Mã sinh viên

Phân công công việc

1


Lê Thị Khánh Linh

1217160062

Mở bài + Kết bài

2

Nguyễn Thị Sơn Trang

1211510070

Chương 2

3

Nguyễn Quốc Đại

1211510011

Chương 3

4

Bùi Duy Thuật

1212210137

Chương 1


5

Phạm Khánh Linh

1315510086

Clip + Thuyết trình

6

Đinh Thị Hải Yến

1312210130

Chương 2

7

Ngô Tuấn Vũ

1311510147

8

Lê Vũ Thùy Dương

1313310031

9


Bùi Thị Thùy Linh

1411110383

Làm slide, clip
Chương 3 + tồng hợp
nội dung toàn bài
Chỉnh sửa + Làm Slide


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một
hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành
một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát
triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua
việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du
khách bên cạnh việc tiêu dùng hàng hóa thơng thường cịn có những nhu cầu tiêu
dùng đặc biệt như: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, văn cảnh, chữa bệnh,
nghỉ ngơi, thư giãn. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển
của các ngành kinh tế khác.
Một trong những yếu tố góp phần vào sự phát triển và thành cơng trong
ngành du lịch đó là công nghệ. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ nên cơng
nghệ của nó cũng mang tính đặc thù riêng. Việc áp dụng công nghệ trog du lịch
thường phải tuân theo một quy trình, vận dụng và lĩnh hội các “kỹ năng, kiến
thức, thiết bị và phương pháp” trong quảng bá, sản xuất kinh doanh sản phẩm
dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, vui chơi giải trí). Phát huy và

nâng cao vai trị khai thác và sử dụng công nghệ du lịch không chỉ giúp cho bản
thân ngành và nền kinh tế xã hội có những biến chuyển sâu sắc. Sau khi nước ta
trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các
doanh nghiệp du lịch cũng chịu nhiều sức ép về cạnh tranh cũng như tìm đối tác
xứng tầm với các doanh nghiệp ngồi nước. Để có chỗ đứng, các doanh nghiệp
Việt Nam luôn phải chú trọng và nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố cơng
nghệ và đó được xem như những giải pháp tối ưu hiện nay. Việc áp dụng công
nghệ vào ngành du lịch đã và đang thu lại nhiều hiệu quả tích cực, tuy nhiên, bên

4


cạnh đó vẫn đang đặt ra nhiều câu hỏi cho chúng ta về vấn đề “liệu đã áp dụng
hợp lí vào ngành du lịch hiện nay”.
Để tìm hiểu rõ hơn về việc áp dụng yếu tố công nghệ vào ngành du lịch
nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng, nhóm 11 đã tiến hành nghiên
cứu đề tài “Yếu tố công nghệ trong phát triển ngành Du lịch”.

5


CHƯƠNG 1.

THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vững chắc sau 55 năm xây dựng
và trưởng thành. Thành tựu của ngành Du lịch sau một chặng đường dài có thể
được tổng kết ngắn gọn như lời TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phịng Thương mại
và Cơng nghiệp Việt Nam: “Nếu như trước đây, người ta biết đến Việt Nam như
là một đất nước trải qua những cuộc chiến tranh tàn khốc để giành độc lập dân

tộc, thì ngày nay, trong lịng bạn bè quốc tế, Việt Nam được biết đến như là một
đất nước có nhiều danh thắng đặc sắc, có nền văn hóa lâu đời, con người hiếu
khách và thân thiện. Tất cả điều đó đã góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên
trường quốc tế”.
Lượng khách liên tục gia tăng từ năm 2007 đến nay, tốc độ tăng trưởng
lượng khách luôn đạt nhịp độ 2 con số; từ 5 triệu lượt khách quốc tế từ năm
2010, đến năm 2014 đạt gần 8,5 triệu lượt khách, khách nội địa từ 28 triệu lượt
tăng lên 38 triệu lượt vào năm 2014. Phục vụ trực tiếp cho hoạt động đưa đón
khách du lịch hiện nay có khoảng 10.000 xe, tàu, thuyền các loại. Cùng với việc
đầu tư về sân bay, mở thêm nhiều đường bay trong nước và quốc tế, nhiều tuyến
du lịch đường sắt, đường biển, đường sông như tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hải
Phòng - Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh - Khánh
Hịa, TP. Hồ Chí Minh - Phú Quốc… đã khiến cho việc đi lại được thuận lợi,
đem lại sự hài lòng cho du khách
Vào tháng 5/2015 Tổng cục Du lịch cơng bố kết quả khảo sát du khách
nước ngồi, theo đó 94,09% du khách đánh giá tốt và rất tốt; 5,69% đánh giá
trung bình; và chỉ 0,22% nhận xét kém và rất kém. Đây là cuộc khảo sát trong
phạm vi 13.980 phiếu phỏng vấn trực tiếp bằng 6 ngôn ngữ cho du khách nước

6


ngồi và Việt Kiều, có 7 cửa khẩu được chọn để khảo sát từ tháng 10 đến tháng
11/2014.

Kết quả quả lý tưởng này khi được công bố ra khiến dư luận trong nước
rất hoài nghi, những ai hiểu biết ngành du lịch thì thấy đây là cuộc khảo sát khơi
hài.94,09% du khách nước ngoài đánh giá tốt và rất tốt, đây là một con số mà
mất kỳ quốc gia hàng đầu nào về du lịch cũng phải mơ ước. Nếu con số này là
thật thì quan chức ngành du lịch các nước như Hàn Quốc, Nhật, Úc, Mỹ cũng

nên đến Việt Nam học tập cách làm du lịch.
CHƯƠNG 2.

2.1.

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO VIỆT NAM

HIỆN NAY
Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, Internet đến hoạt động kinh doanh,
giảm chi phí liên lạc.
2.1.1. Internet: Thơng tin, quảng cáo, kết nối hệ thống kinh doanh quốc tế, bán
hàng…
-

Hệ thống đặt chỗ qua máy tính (CRS – computer reservation systems)

7


-

Hệ thống phân phối tồn cầu (GDSs) (ví dụ: Galileo, SABRE,
Amadeus, Worldspan)

-

Các phần mềm ứng dụng (hệ thống) chuyển đổi giữa các tổ chức
khách sạn (như THISCO, WIZCOM)

-


Các hệ thống quản lý điểm đến (DMSs)

2.1.2. Các nhà phân phối thông qua internet

(như Expedia.com, Travelocity.com, Preview Travel,Priceline.com …)
Năm 2011, Cảng vụ Quảng Ninh được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt
dự án đầu tư hệ thống quản lý hoạt động tàu du lịch bằng công nghệ định vị vệ
tinh GPS, liên lạc bằng VHF với tổng dự án trên 12 tỷ đồng. Hệ thống bao gồm:
các thiết bị GPS lắp đặt trên các tàu du lịch và một trung tâm điều hành đặt tại
trụ sở của Cảng vụ ĐTNĐ Quảng Ninh.Dự án hoàn thành đi vào hoạt động đã
đem lại hiệu quả trong công tác quản lý, quản lý được hoạt động của các tàu du
lịch về vị trí, thời gian, vận tốc tuyến hành trình của tàu kể từ khi rời cảng, bến
trong bờ qua hệ thống định vị vệ tinh GPS. Các chủ tàu ủng hộ việc lắp đặt thiết
bị định vị GPS, bản thống thân chủ động tự theo dõi hành trình của tàu, đặc biệt
vào những ngày thời tiết xấu có sương mù tầm nhìn bị hạn chế qua hệ GPS
hướng dẫn cho các tàu hành trình tới về nơi an toàn hoặc về cảng.
Hiện nay, 100% doanh nghiệp trong ngành Du lịch Việt Nam sử dụng máy
tính văn phịng, tài chính, mua bán tour, thơng tin điểm đến..., mang lại nhiều lợi
ích thiết thực cho doanh nghiệp du lịch, nhất là sự liên thơng mang tính tồn cầu
trên Internet hiện nay đã giải quyết nhiều khó khăn tồn tại đối với doanh nghiệp
trong hoạt động kinh doanh và tìm kiếm thị trường. Sự gắn kết bằng CNTT sẽ
8


vừa và nhỏ chưa đủ lực để vươn lên tiếp cận với thị trường và các hoạt động
quảng bá quy mơ và tốn kém...
2.1.3. PCs: ứng dụng văn phịng, quản lý khách, ứng dụng kinh doanh

Ứng dụng quản lí khách hàng CRM cho phép quản lí khách hàng cũng

như quản trị sản phẩm du lịch của doanh nghiệp, việc lấy khách hàng sử dụng
dịch vụ du lịch làm trọng tâm để phát triển các hệ thống website du lịch và mục
tiêu mang lại cho khách hang những trải nghiệm thú vị khi cơng ty du lịch và
khách hàng của mình giảm dần khoảng cách.
Nhiều website du lịch có thể kết nối bạn với vé máy bay rẻ nhất, không chỉ
so sánh giá vé máy bay mà còn để đảm bảo bạn thực sự nhận được giao dịch tốt
nhất.
Ứng dụng giúp xác định các email trong thư đến của bạn như đi lại, đặt
khách sạn và tổ chức chúng ở nơi để trình bày chi tiết hành trình của bạn. Sau đó
bổ sung các hướng dẫn và thơng tin du lịch hữu ích nhất để kết nối các mục với
nhau trong hành trình. Tất cả những điều này có thể thực hiện thơng qua đồng bộ
hóa với lịch trình của bạn và chia sẻ trên mạng xã hội của bạn.
Khám phá một thành phố mới có thể khó khăn, nhưng thú vị. Google
translate hiện rất phô biến, bạn chỉ cần gõ một từ hoặccụm từ vào ô văn bản và
nhận bản dịch tương ứng ở ô văn bản thông qua nhận dạng chữ viết hoặc nhận
dang nói. Bạn có thể dễ dàng thay đổi giữa các ngơn ngữ, dịch tồn bộ website
bằng cách dán các đường link của các website.

9


2.1.4. Máy chủ: Kết nối các bộ phận trong khách sạn, công ty thiết bị du lịch

Trước sự phát triển, lan tỏa ngày càng mạnh mẽ của internet, nhiều công
ty lữ hành đã chú trọng phát triển kênh bán tour qua mạng, cung cấp đầy đủ các
thông tin cần thiết, như: danh sách tour trong và ngoài nước vào mỗi mùa, giá
tour, chi tiết lịch trình, phương tiện vận chuyển, nơi nghỉ, cách thức thanh toán,
cách chọn và hủy tour… nhằm giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thơng tin.
Để khách hàng dễ dàng tìm kiếm thơng tin, nhiều đơn vị lữ hành đã nâng
cấp giao diện theo hướng dễ nhìn, hình ảnh phong phú, đặc sắc, đồng thời đẩy

mạnh quảng bá trên các cơng cụ tìm kiếm. Đây là điều cần thiết để du khách
nhanh chóng tìm kiếm khi công ty tung ra các tour mới.
Với việc mua bán tour trực tuyến một trong những yếu tố quan trọng chính
là việc thanh tốn và quản trị cơ sở dữ liệu khách hàng. Gần đây Công ty Du lịch
Vietravel đã hợp tác với hai ngân hàng lớn trong nước phát hành thẻ đồng
thương hiệu để gia tăng tiện ích thanh toán, mở rộng cơ hội đi du lịch cho khách
hàng, nhất là những khách đi tour theo gia đình, nhóm đơng giảm bớt áp lực về
tài chính.Vietravel cũng đã mở rộng hệ thống thanh toán quốc tế cho người sử
dụng mua tour trực tuyến, đồng thời nâng cấp các phiên bản thương mại điện tử
thông qua web, WAP của các hệ điều hành Android, ứng dụng của Apple… giúp
khách hàng đặt tour dễ dàng hơn, ngay cả trên thiết bị di động thông minh: Hệ
thống đặt chỗ qua điện thoại di động / WAP (các giao thức không dây), Trung
tâm giao dịch điện thoại (calling center),…

10


Ngồi các cơng ty lữ hành, hiện nay website của nhiều doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, như: hàng không, nhà hàng, khách sạn, cơ
sở mua sắm, ăn uống… cũng đang nâng cấp hệ thống, có tính năng hỗ trợ giao
dịch thương mại điện tử.

2.2.

Tốc độ chu kì của cơng nghệ, tỷ lệ cơng nghệ lạc hậu
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa

học và công nghệ trong ngành Du lịch đã và đang được tích cực triển khai cụ thể
tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các doanh nghiệp du lịch. Những kết quả cụ
thể đạt được bao gồm:

-

Sử dụng công nghệ tin học, công nghệ truyền thông trong hoạt động tuyên truyền
quảng bá, xúc tiến du lịch (Internet; CD-ROM, trong đặt giữ chỗ tự động, trực
tuyến, trong xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu.
11


-

Bước đầu đầu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS với việc sử dụng ảnh vệ
tinh độ phân giải cao trong việc xác định các khu vực có tiềm năng phát triển
hoạt động du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng biển, điều tra cơ bản, xây dựng
cơ sở dữ liệu và điều tra chuyên ngành phục vụ công tác xây dựng chiến lược,

-

quy hoạch phát triển du lịch.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sạch, tiết kiệm (3R) trong sử dụng năng lượng,
sử dụng nước trong hoạt động dịch vụ đã được nhiều doanh nghiệp du lịch như
Saigon Tourist, Vietnam Tourism... phối hợp với các nhà khoa học trong các lĩnh

-

vực có liên quan triển khai trong thực tiễn.
Một số cơng trình dịch vụ du lịch biển như nhà kính trong cơng viên biển (hồ cá
Trí Ngun - Nha Trang, khu du lịch Vinpearl)... đã được các doanh nghiệp du
lịch thực hiện chuyển giao cơng nghệ vật liệu (kính chịu lực) từ các nước có du
lịch biển phát triển như Nhật Bản, Úc... Ngồi ra cơng nghệ vật liệu composite
cũng đã được một số doanh nghiệp du lịch ở Nha Trang, Côn Đảo... sử dụng để

chế tạo phương tiện vận chuyển khách và quan sát các rạn san hô qua đáy kính.
Mặc dù được sự quan tâm nghiên cứu, triển khai và ứng dụng khoa học
cộng nghệ trong phát triển du lịch, tuy nhiên các kết quả đạt được còn nhiều hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển. Công tác bảo vệ tài nguyên, môi
trường du lịch cũng được quan tâm thể hiện trong Quy chế bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực du lịch được ban hành năm 2003 cùng với nỗ lực của các ngành,
các cấp, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Tuy nhiên do nhận thức hạn chế
cùng với kinh phí eo hẹp và sự phối hợp lỏng lẻo, kém hiệu quả trong quản lý,
kiểm tra, giám sát vì vậy cơng tác bảo vệ mơi trường du lịch cho đến nay vẫn
cịn nhiều bất cập, chưa phân định rõ được trách nhiệm của các bên song hành
cùng ngành du lịch.
Hiện tại, một số khu du lịch đã có quy hoạch cũng như xây dựng và phát
triển một cách khá quy mô, riêng biệt; tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận
12


điểm đến nước ta còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ. Hiện tại trong số ít các sân bay
quốc tế chỉ có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 cửa ngõ chính đón khách
quốc tế bằng đường khơng; chưa có cảng biển đáp ứng yêu cầu đón tàu du lịch;
hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ
và chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới. Vì vậy những trở ngại về cơ
sở hạ tầng tiếp tục là điểm yếu cần đầu tư dài hơi.
Nguyên nhân chính của các vấn đề này chủ yếu do vấn đề quy hoạch, tổ
chức thực hiện, triển khai của nước ta nhìn chung cịn nhiều hạn chế về con
người, chiến lược. Bên cạnh đó nhu cầu đầu tư vào du lịch là rất lớn trong khi đó
nguồn lực về vốn và cơng nghệ của du lịch Việt Nam còn rất hạn chế. Thị trường
vốn của Việt Nam mới được hình thành nhưng tiềm lực cịn yếu và vì vậy chưa
ổn định và chưa phát huy được vai trò điều tiết. Các dòng đầu tư FDI trong du
lịch chiếm tỷ trọng lớn tuy vậy chỉ tập trung vào lĩnh vực bất động sản du lịch;
nhiều dự án FDI có tình trạng treo do thiếu điều kiện liên quan như cơ sở hạ

tầng, nguồn nhân lực và chính sách hỗ trợ. Sự tự lực cánh sinh về công nghệ, kỹ
thuật và nguồn nhân lực bậc cao của Việt Nam còn rất hạn chế và phụ thuộc vào
phía đối tác liên doanh liên kết bên ngồi. Vì vậy chúng ta đang và cần đẩy mạnh
xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI. Thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngồi. Coi đây khơng chỉ là kênh huy động nguồn vốn đầu tư nhưng cũng là
kênh tiếp thu chuyển giao công nghệ và thuật tiên tiến và vừa là thị trường gửi
khách du lịch. Thực hiện giải pháp thu hút FDI với sự tiếp thu tốt về quy trình
quản lý, gia tăng thị phần sẽ là con đường hiệu quả và phát triển với quy mô, tầm
cỡ vượt lên hơn so với tiềm lực có sẵn. Tăng cường M&A và áp dụng cho thuê
tài chính để thu hút nguồn vốn từ nước ngoài đồng thời tăng cường hiệu quả đầu
tư.

13


-

Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư, đóng góp của nhân dân, cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài vào các hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh Việt Nam, đào
tạo, chuyển giao kiến thức kinh nghiệm về phát triển du lịch; sự tham gia tình
nguyện, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ trong và ngồi nước vào các lĩnh
vực phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn văn hóa, bảo vệ tài ngun, mơi trường,

-

ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đẩy nhanh việc hình thành và đưa vào hoạt động qua phát triển khoa học công
nghệ của doanh nghiệp du lịch. Qua phát triển khoa học công nghệ là qua do
doanh nghiệp du lịch thành lập để đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ

nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu, ứng

-

dụng, đổi mới công nghệ, sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du
lịch, chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du
lịch, xác lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch đáp ứng được yêu cầu
của sự nghiệp phát triển du lịch. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá
nhân tham gia, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt
động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học
trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kĩ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với
những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng
cho du lịch Việt Nam.
Như vậy, Nhà nước sẽ tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư cho các hạng
mục kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu,
phát triển nguồn nhân lực, ảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi
trường du lịch và nghiên cứu ứng dụng công nghệ. Tỷ trọng nguồn vốn từ ngân
sách cho các lĩnh vực này là chủ yếu trong nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
trung ương và địa phương trong đó bao gồm cả vốn ODA. Khu vực tư nhân tập
trung đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, phát triển sản phẩm, xúc tiến
14


quảng bá, phát triển thương hiệu và các cơng trình hạ tầng chức năng thuộc khu,
điểm du lịch. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần trong xúc tiến quảng bá và phát triển
thương hiệu ở tầm quốc gia và cấp vùng. Phát triển sản phẩm mới cũng được
Nhà nước quan tâm hỗ trợ đầu tư. Các lĩnh vực đầu tư vào phát triển nguồn nhân
lực và nghiên cứu triển hai, Nhà nước cũng chỉ cơ bản hỗ trợ còn lại phần lớn
phát huy vai trò chủ động của khu vực tư nhân và nguồn lực xã hội hóa. Tuy

nhiên, việc phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn, giữ gìn tài nguyên môi trường sẽ
do Nhà nước:
-

Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông
đường không, đường bộ, đường biển và nâng cấp các cửa khẩu quốc tế để tạo

-

thuận lợi phát triển du lịch tại các trọng điểm phát triển du lịch.
Xem xét đầu tư xây dựng một số cảng iển du lịch tại các địa bàn trọng điểm du
lịch biển; nâng cao năng lực thông quan của các sân bay hiện tại trên các đảo
Côn Đảo, Phú Quốc; một số sân bay dạng air - taxi trên một số đảo có tiềm năng
du lịch, bao gồm cả đảo Trường Sa; ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng sân bay

-

quốc tế tại đảo Phú Quốc.
Nhà nước có chính sách đầu tư hạ tầng đến tận ranh giới quy hoạch của các khu
du lịch, các điểm du lịch quốc gia và đối với các điểm du lịch tiềm năng ở các

-

vùng xa xôi hẻo lánh, hải đảo...
Ưu tiên về vốn vay, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và hỗ trợ thuê đất ổn định lâu dài
đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh,

-

ưu tiên các dự án phát triển sản phẩm du lịch xanh thân thiện mơi trường.

Khuyến khích đầu tư vào phát triển các khu vui chơi giải trí hiện đại, đặc biệt là
các công viên chuyên đề. Hỗ trợ về thuế nhập hẩu trang thiết bị kĩ thuật cơng
nghệ vui chơi giải trí hiện đại.
Tạo cơ chế thơng thống về đầu tư phát triển du lịch, có chính sách
khuyến khích đảm bảo an tồn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hóa các thủ

15


tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút được các nhà
đầu tư.
CHƯƠNG 3.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ VÀO DU LỊCH VIỆT NAM

Người làm du lịch Việt Nam trước hết phải xác định Ngành du lịch ko
giống như các ngành khác, ko phải cứ áp dụng cơng nghệ thì có thể cải thiện
năng suất hay lợi nhuận.. Ví dụ, ở Singapore phát triển du lịch nhân tạo, hầu như
tất cả các nơi thắng cảnh đều là do con người tạo ra, chính vì thê Singapore có
thể tùy ý áp dụng cơng nghệ ở mọi nơi, chính là tạo cho người du lịch cảm giác ở
tương lai vậy. Việt Nam ko giống với Singapore, với đặc thù của du lịch Việt
Nam chủ yếu là du lịch thiên nhiên thắng cảnh, người nước ngồi đến với Việt
Nam chủ yếu là tìm cảm giác mới lạ, việc áp dụng công nghệ vào du lịch có thể
làm mất cái bản sắc du lịch đó của Việt Nam. Chính vì thế, tùy từng nơi, từng
địa điểm du lịch, đặc thù của sản phẩm du lịch, chính sách ứng dụng cơng nghệ
cũng khác nhau, đây cũng chính là câu hỏi cho người làm du lịch địa phương
phải trả lời. Vậy đề xuất cho ngành du lịch về ứng dụng công nghệ như thế nào?
3.1.


Áp dụng công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là phương tiện hữu ích nhất hiện nay để quảng bá

hình ảnh du lịch, đơn giản q trình thanh tốn mua tour, dễ dàng trong quản lý,
…. Những công cụ công nghệ thông tin trên thế giới mà Việt Nam có thể áp
dụng:
3.1.1.
I

Sử dụng phần mềm trên smartphone hoặc máy tính cá nhân
Thuê xe, tìm hiểu thơng tin về việc th xe, ví dụ điển hình đã thành cơng
ở Mỹ và châu Âu là Amadeus hay Sabre…

16


I

Đặt vé máy bay - ví dụ hệ thống đặt vé máy bay của Mỹ là Information
and reservation system cung cấp thông tin về du lịch cùng với hệ thống đặt
vé máy bay của tất cả các hãng hàng không

I

Đặt khách sạn, nơi ở - Ví dụ như hệ thống Globle destination system của
Mỹ

3.1.2.
I


Sử dụng Internet trong du lịch
Marketing online: online advertising, website chun biệt tìm kiếm, cung
cấp thơng tin du lịch tất cả các vùng cụ thể, sử dụng mạng xã hội, youtube
quảng bá hình ảnh du lịch..

I

Booking service

I

Hệ thống nhận xét đánh giá trực tiếp trải nghiệm khách hàng : hệ thống
này hiện nay vẫn cần cân nhắc với chất lượng phục vụ ở Việt nam có nên
đưa vào hay khơng

3.1.3.

Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong tìm hiểu thị trường, đánh giá nhu cầu, xu
hướng, quản lý thông tin khách du lịch
3.2.
I

Ứng dụng công nghệ phát triển ngành du lịch
Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, các dịch vụ hiện đại như nhà vệ sinh
thông minh, bồn tắm thơng minh, cáp treo…

Một ví dụ điển hình cho việc ứng dụng thành công nghệ hiện đại vào phát
triển du lịch là địa điểm nổi tiếng Bà Nà Hill. Ngày 8/7/2015, Bà Nà Hill được
Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Tổng cục Du lịch Việt Nam bình chọn là khu du
lịch duy nhất đoạt giải thưởng “Điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam”. Để

đóng góp vào thành cơng này khơng thể khơng nói tới chủ đầu tư là Công ty CP
Dịch vụ Cáp treo Bà Nà. Bà Nà nhìn từ cáp treo là bức tranh hoàn mỹ, đầy màu
sắc với bốn bề mây phủ điệp trùng. Ngồi trên carbin cáp treo lơ lửng giữa lưng
chừng mây, nhìn xuống bạt ngàn núi rừng phía dưới du khách sẽ được chiêm
ngưỡng cảnh núi rừng, thác nước… rất hùng vĩ, ngoạn mục. Cáp treo Bà Nà
17


được xây dựng đúng theo công nghệ của Áo, đảm bảo tiêu chuẩn của Hiệp hội
cáp treo châu Âu. Đây là tuyến cáp treo đạt 4 kỷ lục thế giới. Tuyến cáp treo này
có chiều dài kỷ lục với hơn 5.801 m, 86 ca bin, công suất vận chuyển 1.500
khách/giờ. Tổng kinh phí đầu tư hơn 30 triệu Euro.
I

Phát triển nhiều dịch vụ giải trí hiện đại như khu vui chơi, du thuyền, tàu
ngầm, tàu diện,..

I

Phát triển công nghệ xanh, xử lý mơi trường rác thải, khơng khí tạo cảm
giác thỏa mái cho khách du lịch
Một ví dụ điển hình cho việc ứng dụng thành công nghệ hiện đại vào phát
triển du lịch là địa điểm nổi tiếng Bà Nà Hill.

18


KẾT LUẬN
Trên đây là bài nghiên cứu của Nhóm 11 về việc áp dụng yếu tố công
nghệ trong ngành du lịch nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng qua đó

đề xuất một số ý kiến và định hướng nhất định cho ngành du lịch của nước nhà.
Những nhận định mang tính tổng quát trên đây là tiền đề để chúng ta xem xét lại
việc áp dụng yếu tố cơng nghệ một cách hợp lý và thích hợp, tránh các trường
hợp quá làm dụng nó mà phá vỡ đi mơ hình chung. Những quyết định khơn
ngoan được lựa chọn là dựa vào thế mạnh,quyết tâm khắc phục yếu kém, vượt
lên thách thức và tranh thủ được cơ hội để gặt hái thành công cho ngành du lịch.
Công nghệ du lịch đã và đang giúp Việt Nam biết về thế giới và ngược lại thế
giới biết đến Việt Nam, giúp nước ta hòa nhập, đổi mới; chuyển dịch cơ cấu
ngành nghề từ nông nghiệp sang dịch vụ; là công cụ phát triển hài hòa cân đối
kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các địa phương trong
nước được xem như là một “ơng cụ xóa đói giảm nghèo”. Nhiều vùng sâu vùng
xa với tiềm năng du lịch phong phú, đặc trưng, độc đáo nếu trước đây chưa được
mọi người biết đến và để ý tới nhờ thơng qua yếu tố cơng nghệ nói chung, cơng
nghệ du lịch nói riêng có thể thay đổi một cách nhanh chóng.Và một bộ phận lao
động được giải quyết việc làm đồng thời giúp người dân với cơng việc thuần
nơng có thêm việc làm thông qua xuất hiện hoạt động tham quan du lịch tại địa
phương mình. Tìm hiểu được bản chất, vai trị của cơng nghệ du lịch nhằm tìm
giải pháp , thực hiện chiến lược phát triển, khai thác, sử dụng nó phù hợp với
tình hình phát triển kinh té xã hội của nước ta. Có như vậy tiềm năng du lịch của
Việt Nam sẽ được khai thác hợp lý, đạt hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu
“phát triển du lịch bền vững” mà chúng ta đang thực hiện.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

GS. TS Trần Minh Đạo, 2012, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học


2.

Kinh tế quốc dân, Hà Nội
Tập thể tác giả, 2000, Giáo trình Marketing lý thuyết, NXB Giáo dục
Philip Kotler, Principles of Marketing, 15th Global Edition

3.

20



×