Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

NỘI DUNG QUẢN lý cán bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.23 KB, 3 trang )

NỘI DUNG QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa
XII thông qua gồm 10 Chương, 87 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2010. Để triển
khai và thực hiện, đến nay Chính phủ đã ban hành 12 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
này. Dưới đây là những quy định cơ bản về nội dung quản lý cán bộ, công chức được cụ thể
hóa trong các văn bản dưới luật:
1. Quy định cụ thể những người là công chức:
Nghị định số: 06/2010/NĐ-CPngày 25/01/2010 của Chính phủ về việc quy định những
người là công chức. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 15/3/2010. Theo đó, Công chức là công
dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế,
hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập. Nghị định quy định cụ thể về các nhóm đối tượng công chức gồm: Công chức trong
cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam; công chức trong các cơ quan Nhà nước; công chức
trong hệ thống Tòa án -Viện Kiểm sát. Cũng theo Nghị định này, công chức được cấp có thẩm
quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị - xã hội
nghề nghiệp... do các tổ chức đó trả lương.
Ngoài Nghị định 06, Chính Phủ còn ban hành Nghị định số: 112/2011/NĐ-CP quy định
công chức xã, phường, thị trấn. Nghị định này quy định cụ thể về: tiêu chuẩn; tuyển dụng;
điều động, tiếp nhận, trình tự và thủ tục đánh giá; thôi việc và thủ tục nghỉ hưu; xử lý kỷ luật;
quản lý công chức xã, phường, thị trấn.
2. Quy định về đào tạo và bồi dưỡng công chức:
Các quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức quy định tại Nghị định số: 18/2010/NĐCP ngày 05/3/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2010. Nghị định này áp dụng đối với
công chức quy định tại Nghị định số: 06/2010/NĐ-CP ngày 25/02/2010 của Chính phủ và
công chức cấp xã quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số: 92/2009/NĐ-CP ngày
22/10/2009 của Chính phủ. Mục tiêu chính của việc đào tạo, bồi dưỡng công chức là để trang
bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ, góp phần xây dựng đội
ngũ công chức chuyên nghiệp, có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại.
Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức gồm có: tập trung, bán tập trung, vừa làm vừa
học và từ xa. Nghị định này quy định 04 điều kiện để công chức được cử đi đào tạo sau đại


học: có thời gian công tác từ đủ 05 năm trở lên; chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc
làm; không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo và có cam kết tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ, công vụ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 3 lần
thời gian đào tạo. Công chức được cử đi đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học khi cơ
quan, đơn vị được tổ chức, sắp xếp lại hoặc công chức đã được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ
lãnh đạo mà chưa đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Công chức được cử đi
đào tạo, bồi dưỡng trong nước được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác
liên tục và được hưởng nguyên lương, phụ cấp trong thời gian này; công chức được cử đi đào
tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài chỉ được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác
liên tục.


3. Quản lý biên chế công chức:
Ngày 08/3/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số: 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên
chế công chức, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01.5.2010. Theo đó, quản lý biên chế công
chức bao gồm các nội dung: xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về biên chế
công chức, hướng dẫn xác định biên chế công chức và quản lý biên chế công chức; lập kế
hoạch biên chế công chức hàng năm, điều chỉnh biên chế công chức; quyết định biên chế
công chức, phân bổ, sử dụng biên chế công chức; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý
biên chế công chức; thống kê, tổng hợp và báo cáo về biên chế công chức.
4. Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức:
Từ ngày 01/5/2010, việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức được thực hiện theo
Nghị định số: 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ. Theo đó, việc tuyển dụng công
chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử
dụng công chức. Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm,
báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức. Các đối
tượng được ưu tiên trong tuyển dụng công chức bao gồm: anh hùng lực lượng vũ trang, anh
hùng lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được cộng 30 điểm
vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển; người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan
công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con

thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người
hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học, con anh hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động được cộng
20 điểm vào tổng số điểm thi hoặc xét tuyển; người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ
phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội
viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã
hoàn thành nhiệm vụ được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi hoặc xét tuyển.
Người đăng ký dự tuyển công chức được miễn thi một số môn trong kỳ thi tuyển công
chức như sau: miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không
phải là ngoại ngữ nếu có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ hoặc có bằng tốt
nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài, tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo
bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam; miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng
tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
5. Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
Được quy định tại Nghị định số: 34/2011/NĐ-CP. Nghị định này quy định về thời hiệu,
thời hạn xử lý kỷ luật; việc áp dụng hình thức kỷ luật; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ
luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 05/7/2011, áp dụng đối với công chức quy định
tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những
người là công chức và bãi bỏ những quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức tại Nghị định
số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ,
công chức; bãi bỏ những quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức tại Nghị định số:
103/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ quy định trách nhiệm của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí và Nghị định số: 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính


phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra
tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách trái với quy định tại
Nghị định này.

6. Quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công
chức ở xã, phường, thị trấn (cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã:
Đó là nội dung của Nghị định số: 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01.1.2010. Theo đó, số lượng CBCC cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành
chính (dựa trên 3 tiêu chí: dân số, diện tích và các yếu tố đặc thù). Cụ thể, cấp xã loại 1 số
CBCC bố trí không quá 25 người, loại 2 không quá 23 người và loại 3 không quá 21 người.
Số lượng CBCC theo quy định trên bao gồm cả CBCC được luân chuyển, điều động, biệt phái
về cấp xã. Về số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, đối với cấp xã
loại 1 được bố trí tối đa không quá 22 người, loại 2 không quá 20 người và loại 3 không quá
19 người.
Về xếp lương đối với cán bộ cấp xã, Nghị định số: 92/2009/NĐ-CP tách riêng mức
lương đối với cán bộ đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn và cán bộ chưa qua đào tạo.
Cụ thể, cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
thực hiện xếp lương chức vụ theo hệ số lương từ 1,75 - 2,35 (bậc 1). Nếu có thời gian hưởng
lương bậc 1 là 5 năm, hoàn thành nhiệm vụ, không bị kỷ luật thì được xếp lương lên bậc 2 với
hệ số lương từ 2,25 - 2,85 (tùy theo chức vụ đảm nhiệm). Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ
đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành
chính; ngoài ra, còn được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương tối thiểu chung
từ 0,15 - 0,3 (tùy theo chức vụ) và được thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo
quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số: 204/2004/NĐ-CP ngày 14/10/2004 về chế độ tiền
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Ngoài những Nghị định kể trên, Chính Phủ cũng ban hành một số Nghị định liên quan
đến quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức (tại Nghị định số:
46/2010/NĐ-CP), về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ
các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội(tại Nghị định số: 67/2010/NĐ-CP)... nhằm hoàn thiện hơn cơ chế, chế độ, chính sách đối
với cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cơ sở nói riêng trong giai đoạn hiện
nay./.
Âu Phương Thảo

Khoa Nhà nước & Pháp luật



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×