Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SKKN sử DỤNG máy TÍNH TRONG DAY học và THIẾT kế một bài GIẢNG có sử DỤNG máy TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.98 KB, 12 trang )

A.

ĐẶT VẤN ĐÊ

1. Cơ sở lý luận
Máy tính được sử dụng ngày càng nhiều trong dạy học cũng như việc trang
bị máy tính trong nhà trường ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Nếu các phương
tiện dạy học được thiết kế và sử dụng đúng phương pháp, đúng các nguyên tắc
sư phạm, chất lượng giáo dục, dạy học sẽ được cải thiện rất nhiều.
Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông thông tin, người thầy
giáo không còn đóng vai trò như là nguồn thông tin duy nhất, như người điều
khiển và đánh giá duy nhất, như người theo dõi và quản lý duy nhất của quá
trình dạy học nữa. Thay vào đó, người thầy đóng vai trò là người tổ chức, người
dẫn đầu, người cùng học, người tư vấn. Sự xuất hiện và thâm nhập của máy tính
trong thời đại “công nghệ thông tin” đã làm cho những biến đổi trên trở lên sâu
sắc hơn, quyết liệt hơn.
2. Cơ sở thực tiễn
Với khả năng ngày càng mạnh của các ngôn ngữ lập trình, với ưu thế
tuyệt đối của các phương tiện dạy học, máy tính còn một số vai trò nổi bật sau:
* Máy tính là công cụ trình diễn nội dung thông tin.
Đa số các giáo viên hiện nay khai thác vai trò này của máy tính. Do đặc
trưng của nó, máy tính có thể trình diễn các dạng thông tin khác nhau, như văn
bản, hình ảnh, hoạt hình, video, mô phỏng, âm thanh một cách linh hoạt và rõ
ràng cho từng cá nhân cũng như cả lớp. Nội dung thông tin mà máy tính có khả


năng trình diễn cũng đa dạng, từ thông tin về khái niệm đến những thông tin về
quy trình thao tác. Tuy nhiên quan trọng hơn, máy tính có thể cho phép tạo ra
nhiều kiểu hình trình diễn bằng cách phối hợp các thành phần thông tin riêng lẻ
theo những trật tự khác nhau, như thế có thể huy động hơn, cũng như tạo ra
những kiểu trình bày phù hợp với đặc điểm đa dạng của người học hơn. Nhưng


cần lưu ý rằng, không được lạm dụng quá mức vai trò này của máy tính, hay sử
dụng nó một cách tùy tiện, ví dụ như: chiếu toàn bộ một trang tài liệu gõ trên
word lên màn hình, hay cho các chữ bay lượn, dùng những tín hiệu âm thanh vô
nghĩa... Cần tuân theo các nguyên tắc sư phạm khi trình diễn thông tin.
* Máy tính hướng dẫn thực hành
Máy tính có thể được sử dụng trong các tiết thực hành, thông qua các
ngôn ngữ nhiều phần mềm chuyên dùng, cho phép giáo viên trình chiếu mà
không cần đến các phòng thực hành.
* Máy tính là công cụ kiểm tra đánh giá
Máy tính làm công việc kiểm tra đánh giá học sinh nhiều công cụ phần
mềm cho phép tạo ra các bài kiểm tra thích hợp với mọi cấp độ, mọi dạng tài
liệu.
Không những chỉ kiểm tra và đưa ra đánh giá phản hồi, máy tính còn có
thể lưu trữ kết quả để theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập.
* Máy tính là nguồn tư liệu để khám phá


Với sự trợ giúp của máy tính, đặc biệt là của mạng internet, người ta đã
nghiên cứu xây dựng nhiều cơ sở dữ liệu làm tài nguyên cho học sinh thực hiện
học tập khám phá, người ta có thể có nhiều kênh cung cấp các tài nguyên này
như cung cấp qua internet, qua CD – Rom...
* Máy tính là môi trường trao đổi thông tin
Với khả năng của mình, máy tính có thể tạo ra môi trường học tập mới,
cho phép học sinh được học với rất nhiều thầy giáo trong quá trình học tập cũng
như tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với giáo viên, các bạn học và các chuyên gia
trong các lĩnh vực có liên quan.
Để sử dụng máy tính một cách có hiệu quả thì còn phải phụ thuộc vào
mức độ sử dụng máy tính trong dạy học, phụ thuộc vào nội dung, đặc điểm của
từng bộ môn.
Qua kinh nghiệm sử dụng thì tôi rút ra mức độ sử dụng máy tính trong

dạy học, phụ thuộc vào nội dung, đặc điểm của từng bộ môn.
Trong quá trình sử dụng máy tính vào dạy học giáo viên phải trải qua giai
đoạn “xung đột nhận thức” ở giai đoạn này “sự phô diễn máy tính là không thể
tránh khỏi cho dù giáo viên có chú ý hay không”. Sau đó giáo viên sẽ ngần ngại
sử dụng máy tính và để khắc phục tình trạng này, họ bị buộc phải hoặc tìm kiếm
thông tin, học hỏi thêm để sử dụng tốt hơn, hoặc là cố ý tránh xa máy tính.
Sử dụng máy tính vào trong ứng dụng CNTT trong dạy học, đó là quá
trình giáo viên đi từ không đến ngại và sau đó là sử dụng một cách máy móc và
cuối cùng là sử dụng thành thạo và có sáng tạo


B. NỘI DUNG
* Về phương diện sư phạm thì có 2 mức:
- Sử dụng máy tính như một công cụ trình diễn đơn thuần, với mức độ này máy
tính và các phương tiện đi kèm chỉ là công cụ để giáo viên trình bày nội dung
học tập thay cho các phương tiện khác. Ví dụ: Như trong bộ môn công nghệ thì
thường dùng để trình chiếu các hình ảnh về cấu tạo động cơ hoặc các hình biểu
diễn mẫu trong phần vẽ kỹ thuật. Mức độ này thường xảy ra đối với trong lớp
chỉ có một máy tính giành cho giáo viên, đồng thời giáo viên lại không được
trang bị đày đủ kiến thức về thiết kế dạy học, kỹ thuật dạy học.
- Sử dụng máy tính như một công cụ tổ chức và điều khiển quá trình học
tập. Máy tính không phải chỉ trình diễn thông tin đơn thuần mà máy tính còn
dùng để tạo ra các tình huống, có vấn đề qua mô phỏng hoặc video, phối hợp
lồng ghép hình ảnh âm thanh... Nếu kịch bản sư phạm được thiết kế tốt, giáo
viên có kỹ năng sư phạm giỏi, giáo viên có thể tổ chức giờ học sinh động. Mức
độ này đòi hỏi người thiết kế phải có khả năng viết kịch bản tốt.
Để tránh rơi vào tình trạng phô diễn các kỹ thuật máy tính thì khi thiết kế
một bài giảng có sự hỗ trợ của máy tính bao gồm: thiết kế kỹ thuật và thiết kế
kịch bản.
- Thiết kế kỹ thuật là xác định cấu trúc bài giảng thể hiện trên máy tính,

các trang chủ yếu, cơ sở dữ liệu, giao diện các trang các phần mềm, sơ đồ...


- Thiết kế kịch bản bao gồm: kịch bản sư phạm, kịch bản hình ảnh và kịch
bản kỹ thuật.
Ví dụ: Thiết kế một bài giảng có sự hỗ trợ của máy tính cho Bài 32 Khái
quát về ứng dụng động cơ đốt trong. Chương VII
- Thiết kế kỹ thuật.Với bài này thì do tính chất đặc trưng của bộ môn nên cần
phải phối hợp giữa viết bảng và sử dụng máy tính để trình chiếu các phần chữ
không trọng tâm của bài, phần hình ảnh. Hình thức bố trí các slide đơn giản, rỏ
ràng.
+ Về cơ sở dữ liệu.Thu thập thong tin, hình ảnh từ sách giáo khoa, tài liệu
liên, trên mạng internet . . . . Sơ đồ: đơn giản, rỏ ràng. Giao diện: sử dụng các
phần mềm thong thường như: Microsoft word, Microsoft PowerPoint, Autocad.
- Thiết kế kịch bản:
+ Kịch bản sư phạm. Phối hợp các phương pháp sư phạm linh hoạt như:
Vai trò và vị trí của động cơ đốt trong.

I.

Phần này sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giảng, phát vấn, kết hợp
với máy tính để chiếu phần chữ của nội dung Vai trò và Vị trí, hình 32.1 để
minh họa và giảm thời gian
Các nguyên tắc ứng dụng của động cơ đốt trong

II.

Phần này dùng phương pháp diễn giảng, phát vấn, kết hợp với máy tính
để chiếu sơ đồ, hình ảnh, còn lại sử dụng bảng viết để phân tích cho sinh
động.



+ Kịch bản hình ảnh. Sử dụng các hình ảnh có liên quan để minh họa cho các
nội dung trong bài như:


Các hình ảnh dùng để minh họa cho phần I



Các hình ảnh dùng để minh họa trong phần II
+ Kịch bản kỹ thuật. Với kịch bản kỹ thuật trong bài này thì chỉ cần các kỹ
thuật trình diễn slide có chứa hình ảnh cho suất hiện bình thường không nên cầu
kỳ, tránh trường hợp phô diễn.

C. NỘI DUNG
Với đề tài này nếu được nghiên cứu kỹ hơn thì chúng ta có thể còn khai
thác thêm một sỗ vấn đề nữa, nhưng với thời gian có hạn nên tôi chỉ nhiên cứu
được một phần nào đó phù hợp với bộ môn đó là sử dụng máy tính trong giảng
dạy bộ môn Công nghệ 11. Và có nối đến vấn đề thiết kế một bài giảng có sử
dụng máy tính. Để thiết kế được bài giảng đó thì chúng ta phải có thiết kế kỹ
thuật và thiết kế kịch bản. Hai phần thiết kế này rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn
đến kết quả giờ dạy. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn còn có nhiều hạn
chế và thiếu sót rất mong sự góp ý của nọi người.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình ứng dụng công nghệ thong tin trong dạy học. Nhà xuất bản Đại
học Quốc Gia TP: Hồ Chí Minh
- Công nghệ Công nghiệp 11


Nguyễn Vãn Khôi

Một số trang web trên Internet
Đồng hới ngày 09/5/2014
Người viết đề tài

Nguyễn Viết Hồng
Nhận xét của Hội ðồng khoa học

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUẢNG BÌNH


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÊ TÀI: SỬ DỤNG MÁY TÍNH TRONG DAY HỌC VÀ
THIẾT KẾ MỘT BÀI GIẢNG CÓ SỬ DỤNG MÁY TÍNH
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN VIẾT HỒNG
TỔ: VẬT LÝ - CN

NĂM HỌC: 2013 - 2014


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÊ TÀI: SỬ DỤNG MÁY TÍNH TRONG DAY HỌC VÀ
THIẾT KẾ MỘT BÀI GIẢNG CÓ SỬ DỤNG MÁY TÍNH



×