Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Ứng dụng thương mại di động tại tổng công ty viễn thông quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

THÁI LƢƠNG HIỀN

ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI DI ĐỘNG
TẠITỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

THÁI LƢƠNG HIỀN

ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI DI ĐỘNG
TẠITỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ


HƢỚNG DẪN
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tác giả tự tìm
hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tế.

Tác giả

Thái Lƣơng Hiền


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luâ ̣n văn này tôi trân tro ̣ng cảm ơn Lañ h đa ̣o Trƣờng Đa ̣i
học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Hô ̣i đồ ng khoa ho ̣c, các thầy, cô giáo
đã giảng da ̣y và giúp đỡ tâ ̣n tình về mo ̣i mă ̣t để tôi hoàn thành tố t khóa đào
tạo Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh t ế của Trƣờng Đại học kinh t ế - Đại
học quốc gia Hà Nội.
Tôi vô cùng biế t ơn sƣ̣ quan tâm giúp đỡ về mo ̣i

mă ̣t của Lañ h đa ̣o

Tổng Công ty Viễn thông Quân đội và các đồ ng nghiê ̣p , học viên đã tạo mọi

điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho tôi hoàn thành khóa ho ̣c.
Đặc biệt , tôi rấ t biế t ơn PGS .TS. Hoàng Văn Hải – Chủ nhiệm khoa
Quản trị kinh doanh của trƣờng Đa ̣i ho ̣c kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, là
ngƣời đã trƣ̣c tiế p hƣớng dẫn và giúp đỡ tâ ̣n tiǹ h để tôi có thể hoàn thành luâ ̣n
văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn
này không th ể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng
góp của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và độc giả để luận văn
đƣợc hoàn thiện và đề tài có giá trị thực tiễn cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày… tháng… năm 2015
Tác giả

Thái Lƣơng Hiền


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT ................................................................ i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ........................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI DI ĐỘNG VÀ ỨNG
DỤNG THƢƠNG MẠI DI ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP viễn thông .. 4
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 4
1.2. Những vấn đề cơ bản về thƣơng mại di động (M-commerce) ............ 5
1.2.1. Khái niệm thương mại di động(TMDĐ) ....................................... 5
1.2.2. Đặc trưng của Thương mại di động............................................ 10
1.2.3. Các mô hình thương mại di động ............................................... 12
1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của thương mại di động ............................. 14
1.3. Phát triển ứng dụng thƣơng mại di động ........................................... 16

1.3.1. Khái niệm ứng dụng thương mại di động ................................... 16
1.3.2. Các loại ứng dụng thương mại di động ...................................... 16
1.3.3. Hệ thống thương mại di động ..................................................... 20
1.3.4. Yêu cầu của ứng dụng thương mại di động ................................ 22
1.3.5. Các công cụ để triển khai ứng dụng thương mại di động .......... 23
1.3.6. Các bước triển khai ứng dụng thương mại di động.................... 24
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển ứng dụng thƣơng mại di
động trong các doanh nghiệp viễn thông. ................................................. 27
1.4. 1. Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và Viễn thông........................... 28
1.4.2. Tính pháp lý của việc triển khai ứng dụng thương mại đi động. 28
1.4.3. Mô hình kinh doanh .................................................................... 29
1.4. 4. Yếu tố riêng tư và bảo mật ......................................................... 30


1.4.5. Hành vi khách hàng .................................................................... 31
1.4.6. Bộ máy tổ chức và chất lượng nguồn nhân lực .......................... 31
1.5. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp quốc tế trong việc triển khai
các ứng dụng di động ................................................................................ 32
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 36
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 36
2.1.1. Phương pháp phân tích tổng hợp ............................................... 36
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu định tính............................................. 39
2.2. Quy trình triển khai nghiên cứu ......................................................... 40
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THUƠNG MẠI DI DỘNG TẠI
TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI............................................. 43
3.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng Công ty Viễn thông Quân đội .......... 43
3.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Viettel .......... 43
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ .................................................................. 47
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Viễn thông
Quân đội giai đoạn 2012 – 2014 .......................................................... 47

3.2. Thực trạng ứng dụng thƣơng mại di động tại Tổng Công ty Viễn
thông Quân đội .......................................................................................... 49
3.2.1. Ứng dụng dịch vụ Giải trí ........................................................... 51
3.2.2. Ứng dụng Tài chính, ngân hàng trên di động............................. 53
3.2.3. Ứng dụng chuyển tiền qua điện thoại di động ............................ 54
3.2.4. Ứng dụng dịch vụ bán lẻ: http://shop. viettel. vn........................ 56
3.2.5. Dịch vụ giám sát, chống trộm xe (smart motor) ......................... 57
3.2.6. Dịch vụ y tế, giáo dục ................................................................ 58
3.3.7. Dịch vụ quảng cáo ...................................................................... 61
3.3. Đánh giá thực trạng thƣơng mại di động tại Tổng Công ty Viễn thông
Quân đội .................................................................................................... 62


3.3.1. Ưu điểm ....................................................................................... 62
3.3.2. Hạn chế ....................................................................................... 63
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................... 63
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG
THƢƠNG MẠI DI ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN
ĐỘI TRONG THỜI GIAN TỚI ...................................................................... 65
4.1. Xu thế phát triến ứng dụng thƣơng mại di động ở Việt Nam trong thời
gian tới....................................................................................................... 65
4 2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thƣơng mại di động ở Tổng
Công ty Viễn thông Quân đội trong thời gian tới. .................................... 68
4.2.1. Xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin68
4. 2. 2. Hoàn thiện môi trường pháp lý và tiêu chuẩn cho thương mại di
động ....................................................................................................... 70
4.2.3. Đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực cho thương mại di động ....... 72
4.2.4. Đảm bảo an toàn, an ninh cho các giao dịch và hệ thống thương
ứng dụng thương mại di động. .............................................................. 73
4.2.5. Phát triến ứng dụng thương mại di động dựa trên sự mở rộng

hợp tác trong nước và quốc tế .............................................................. 77
4.2.6. Nâng cao nhận thức của khách hàng về các lợi ích của thương
mại di động............................................................................................ 78
4.2.7. Xây dựng mô hình kinh doanh hợp lý và quy trình phát triển kiểm
soát dịch vụ ứng dụng thương mại di đông .......................................... 79
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Nội dung

1

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng

2

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3


B2B

Thƣơng mại di động giữa các doanh nghiệp

4

B2C

Thƣơng mại di động giữa doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng

5

B2G

Thƣơng mại di động giữa doanh nghiệp và chính phủ

6

C2C

Thƣơng mại di động giữa cá nhân và cá nhân

7

CNTT

Công nghệ thông tin

8


CSP

Nhà cung cấp dịch vụ, Nội dung

9

EVFTA

Hiệp định Thƣơng mại Tự do Việt Nam-EU

10

IDC

Tập đoàn dữ liệu quốc tế

11

ISP

Nhà cung cấp dịch vụ Internet

12

ITU

Liên minh viễn thông quốc tế

13


M2M

Thƣơng mại di động giữa máy và máy

14

OECD

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

15

SWIFT

Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng quốc tế

16

TMDĐ

Thƣơng mại di động

17

TMĐT

Thƣơng mại điện tử

18


TPP

Hiệp định đối tác chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng

19

UNCTAD

Hội nghị của Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển

20

VCCI

Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam

21

Viettel Telecom

Tổng Công ty Viễn thông Quân đội

22

WB

Ngân hàng Thế giới

23


WIPO

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

24

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

i


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Stt

Bảng

Nội dung

1

Bảng 1. 1 Các loại ứng dụng chính của thƣơng mại di động

2

Bảng 3. 1


Kết quả kinh doanh của Viettel giai đoạn 2012 –
2014

ii

Trang
19
49


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Stt

Hình

1

Hình 1. 1

2

Hình 1. 2

3

Hình 1. 3

4


Hình 1. 4

5

Hình 1. 5

Mô hình kinh doanh tổng quan của thƣơng mại di động

28

6

Hình 1. 6

Mô hình chuỗi giá trị trong ứng dụng TMDĐ

28

7

Hình 2. 1

Các bƣớc thực hiện phƣơng pháp phân tích tổng hợp

38

8

Hình 2. 2


Các bƣớc thực hiện nghiên cứu định tính

40

9

Hình 2. 3

Quy trình nghiên cứu của luận văn

42

10

Hình 3. 1

11

Hình 3. 2

Lƣu lƣợng tiêu dùng dữ liệu di động

52

12

Hình 3. 3

Số lƣợng dịch vụ và thuê bao của Viettel Telecom


53

13

Hình 3. 4

Doanh thu dịch vụ giải trí tại Viettel Telecom

54

14

Hình 3. 5

Nội dung
Sự chuyển đổi từ thƣơng mại truyền thống sang thƣơng
mại di động
Sự kết hợp ba đặc tính tạo không gian thƣơng mại di
động
Khung hệ thống của thƣơng mại di động
Mô hình tham gia của các nhà cung cấp trong ứng dụng
thƣơng mại di động

Số lƣợng thuê bao và thuê bao 3G của Viettel Telecom
qua 4 năm

Số lƣợng ngân hàng triển khai trên di động Viettel
Telecom

iii


Trang
10

14
22
23

51

55


15

Hình 3. 6

16

Hình 3. 7

17

Hình 3. 8

18

Hình 3. 9

Doanh thu dịch vụ thanh toán hóa đơn tại Viettel

Telecom năm 2014
Dùng BankPlus để chuyển tiền qua điện thoại mà
không cần có Internet
Số tiền giao dịch chuyển khoản và tiền mặt - dịch vụ
chuyển tiền tại Viettel Telecom
Smart Motor - Dịch vụ chống trộm và giám sát thông
minh

56

56

57

58

19 Hình 3. 10 MyDoctor - dịch vụ tƣ vấn và chăm sóc sức khỏe

61

20 Hình 3. 11 Doanh thu dịch vụ quảng cáo tại Viettel Telecom

62

iv


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển nhanh chóng của Khoa học công nghệ, sự ra đời

của mạng Internet – mạng kết nối toàn cầu, đã làm thay đổi cách thức hoạt
động của con ngƣời trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Sự thay đổi đó dẫn
đến sự xuất hiện một phƣơng thức kinh doanh hoàn toàn mới, đó là Thƣơng
mại điện tử (E-Commerce). Ngày nay, khi thiết bị di động đã trở thành phổ
biến với sự gia tăng mạnh mẽ số lƣợng máy điện thoại thông minh, máy
tính bảng và các thiết bị di động. Sự phát triển nhanh các ứng dụng cộng
nghệ di động đã biến thiết bị di động không chỉ dùng để nghe, gọi, nhắn tin
mà còn là chiếc tivi, camera, là quyển sách, là ví tiền…tạo sự gắn kết giữa
ngƣời sử dụng và thiết bị di động ngày càng chặt chẽ, điều này đã tạo ra
một mô hình mới cho ứng dụng mới cho thƣơng mại điện tử đó là thƣơng
mại di động (M-Commerce).
Theo thống kê của ITU, tính đến tháng 10/2013 đã có hơn 8 tỉ chiếc
điện thoại di động đƣợc đƣa vào sử dụng trên toàn cầu, cao hơn 3,8 lần so
với số máy tính cá nhân đƣợc tiêu thụ. Dự đoán thị trƣờng thƣơng mại di
động toàn cầu sẽ tăng trƣởng 39% mỗi năm và đạt giá trị 39 tỉ USD vào
năm 2016.Tại Việt Nam với 131 triệu thuê bao di động, số lƣợng
Smartphone chiếm 35% và ngày càng tăng, so với 31,3 triệu ngƣời dùng
Internet, tạo nên một thị trƣờng tiềm năng hấp dẫn để các doanh nghiệp
viễn thông phát triển các sản phẩm ứng dụng thƣơng mại di động. Việc ứng
dụng và phát triển các sản phẩm dịch vụ thƣơng mại di động đang đặt ra
nhiều vấn đề mới, phức tạp và đòi hỏi những điều kiện nhất định, cần đƣợc
nghiên cứu tổng thể, có một các hệ thống cho các cơ quan quản lý và đặt
biệt là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông.
Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel Telecom) là một công ty
1


con trực thuộc trực tiếp của Tập đoàn Viễn thông Quân thuộc Bộ quốc
phòng. chỉ sau 10 năm ra đời và phát triển dịch vụ di động đã trở thành một
doanh nghiệp viễn thông dẫn đầu với trên 50 triệu thuê bao, hạ tầng mạng

lƣới sâu rộng trong nƣớc, doanh thu và lợi nhuận lớn nhất. Nhận thức sớm
về sự thay đổi mạnh mẽ của công nghệ đang tạo nên một sự dịch chuyển
lớn nhất trong lịch sử của ngành viễn thông. Dịch vụ viễn thông cơ bản
thuần túy sẽ ngày càng giảm, thay vào đó là các dịch vụ ứng dụng, dịch vụ
tích hợp giữa công nghệ thông tin và viễn thông và dịch vụ thƣơng mại di
động là xu hƣớng phát triển tất yếu này.
Để giúp doanh nghiệp duy trì tốc độ phát triển, tạo ra nhiều dịch vụ
mới đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng phù hợp với xu thế phát triển của
thời đại đang đặt ra, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng thƣơng
mại di động tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội” làm luận văn thạc sỹ
của mình.Với mong muốn làm rõ lý luận cơ bản về thƣơng mại di động,các
nội dung, điều kiện nhằm phát triển nhanh các dịch vụ ứng dụng thƣơng
mại di động tại Tổng Công ty Viễn thông Quân đội.
Câu hỏi nghiên cứu:
Ban lãnh đạo nắm bắt các loại hình ứng dụng thƣơng mại di động
chuẩn bị các yếu tố ảnh hƣởng để phát triển nhanh ứng dụng thƣơng mại di
động tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tổng thể về lý luận cơ bản về thƣơng mại di động, phát
triển ứng dụng thƣơng mại di động ở doanh nghiệp viễn thông. Làm rõ
đƣợc thực trạng phát triển ứng dụng thƣơng mại di động tại Tổng Công ty
Viễn thông Viettel, chỉ ra đƣợc những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển ứng dụng thƣơng
mại di động tại Viettel trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ về các khái niệm, nội dung phát triển ứng dụng thƣơng mại
2



di động
- Làm rõ đƣợc thực trạng phát triển ứng dụng thƣơng mại đi động tại
Tổng công ty Viễn thông Quân đội từ 2012-2015
- Đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm tiếp tục phát triển ứng dụng
thƣơng mại di động
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn: Ứng dụng thƣơng mại di động
trong việc phát triển dịch vụ tại Tổng Công ty Viễn thông Quân đội.
- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn: Phân tích, đánh giá thực trạng
phát triển dịch vụ ứng dụng thƣơng mại di động tại Viettel từ năm 2012 2015 .
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài đƣợc hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về
thƣơng mại di động, ứng dụng thƣơng mại di động, nội dung phát triển ứng
dụng thƣơng mại di động.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ứng dụng thƣơng mại di
động tại Viettel từ năm 2012 - 2015 .
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ứng dụng
thƣơng mại di động tại Tổng công ty Viễn thông Viettel trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các sơ đồ, bảng biểu, tài
liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thƣơng mại di động, ứng dụng thƣơng
mại di động trong doanh nghiệp viễn thông.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển ứng dụng thƣơng mại di động tại
Tổng Công ty Viễn thông Quân đội.
Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm phát triển ứng dụng thƣơng mại di
động tại Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trong thời gian tới.

3



CHƢƠNG 1_
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI DI ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG
THƢƠNG MẠI DI ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP VIễN THÔNG
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việc ứng dụng thƣơng mại di động ở nuớc ta còn mới đƣợc phát
triển trong thời gian gần đây. Do vậy,cacs tài liệu nghiên cứu về ứng dụng
thƣơng mại di động còn hạn chế, nguồn tài liệu phần lớn tập trung nghiên
cứu về thƣơng mại điện tửnhƣ:
Nghiên cứu của Norman Sadeh (2003), “M-Commerce: Technologies,
Services, and Business Models”. Cuốn sách chia thành ba phần lớn: Một là
những vấn đề chung về M-commerce,làm rõ sự khác nhau giữa thƣơng mại
di động và thƣơng mại điện tử, không chỉ khác nhau về kết nối kỹ thuật mà
còn ở các nội dung khác nhƣ mô hình kinh doanh, các dịch vụ, ngƣời tham
gia và các trƣờng hợp sử dụng. Hai là vấn đề liên quan đến kỹ thuật của
thƣơng mại di động nhƣ vấn đề truyền tải, kết nối, và thanh toán và bảo mật.
Ba là đề cập đến các dịch vụ thƣơng mại di động hiện tại và tƣơng lai.
Nghiên cứu củaVarshney

& Vetter (2002), “Mobile Commerce:

Framework, aplications and Network support”. Cuốn sách đã làm rõ các yếu
tố cấu thành hệ thống của thƣơng mại di động, các loại ứng dụng di động và
làm rõ các loại ứng dụng quan trọng, làm rõ các yếu tố trong việc thiết kế,
mạng lƣới hỗ trợ để triển khai thành công các ứng dụng trong thực tế.
Sách giáo trình của nhóm tác giả Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn
Thoan (2012):“Thương mại điện tử căn bản”.Nội dung của giáo trình bao
gồm sáu vấn đề lớn: Tổng quan về Thƣơng mại điện tử, Giao dịch điện tử,
Marketing điện tử, Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong Thƣơng mại điện tử,

Ứng dụng Thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp và Luật Giao dịch điện tử.
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Trần Hƣng (2010) “Thương mại di

4


động - xu hướng mới của thương mại điện tử”. Tác giả đã đƣa ra đuợc một
vấn đề về thuơng mại di động và các loại công nghệ tƣơng ứng.
Ngoài ra về nội dung phát triển dịch vụ Thƣơng mại điện tử trong
các doanh nghiệp Việt Nam nhƣ:
- Sách tham khảo “APEC Những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ dữ liệu
cá nhân trong thương mại điện tử”, Bộ công thƣơng xuấtbản năm, 2008.
Cuốn sách đã đƣa ra đƣợc những nguyên tắc cơ bản để bảo vệ dữ liệu thông
tin; việc đảm bảo thông tin đƣợc trao đổi liên tục trong phạm vi quốc gia cũng
nhƣ quốc tế là hết sức quan trọng để thúc đẩy thƣơng mại phát triển.
- Báo cáo chỉ số Thƣơng mại điện tử Việt Nam từ năm 2004 đến 2013
của Hiệp hội thƣơng mại điện tử Việt Nam, đã phản ánh bức tranh toàn cảnh
bƣớc phát triển thƣơng mại điện tử tại Việt Nam trong 10 năm qua.
- Báo cáo Tổng quan về các hoạt động của WTO liên quan tới
Thƣơng mại điện tử, do Cục TMĐT và CNTT xuất bản năm 2008.
- Cục thƣơng mại điện tử và công nghệ thông tin – Bộ công thƣơng
(2014), “Báo cáo thương mại điện tử trên nền tảng di động Việt Nam” đã
cung cấp những khảo sát, thống kê về thị trƣờng ứng dụng thuơng mại di
động ở Việt Nam.
Nhìn chung những công trình nghiên cứu nói trên chƣa đề cập và
nghiên cứu sâu vấn đề ứng dụng thƣơng mại di động trong việc phát triển
các sản phẩm dịch vụ mới trong doanh nghiệp viễn thông.
1.2. Những vấn đề cơ bản về thƣơng mại di động (M-commerce)
1.2.1. Khái niệm thương mại di động(TMDĐ)
Quá trình phát triển của thƣơng mại di động (TMDĐ) gắn liền với sự

phát triển của thƣơng mại điện tử, công nghệ thông tin và Internet. Bắt đầu
từ năm 1997, khi thuật ngữ “mobile-commerce” đƣợc hãng nƣớc ngọt Coca
Cola sử dụng cho phép máy bán hàng tự động chấp nhận thanh toán từ điện

5


thoại di động, thông qua tin nhắn SMS đầu tiên tại vùng Helsinki - Phần
Lan. Sau đó những nghiên cứu về TMDĐ mới chính thức đƣợc phát triển.
Đến nay, quan niệm về thương mại di động cũng rất khác nhau, có rất
nhiều tổ chức và cá nhân đã đƣa ra nhiều định nghĩa khác nhau, chƣa có
một định nghĩa thống nhất chung:
Có quan điểm cho rằng thƣơng mại di động là kênh mở rộng của
thƣơng mại điện tử hay gọi là thƣơng mại điện tử không dây, đƣợc thực
hiện giao dịch qua di động, thiết bị cầm tay cá nhân…nhƣng cũng có quan
điểm cho rằng, với những đặc tính riêng có, độc đáo của thƣơng mại di
động đã tạo nên những lĩnh vực kinh doanh độc lập, không thể có trong
thƣơng mại điện tử và do đó là một cơ chế thay thế cho thƣơng mại điện tử.
Quan điểm TMDĐ là một kênh mở rộng của thương mại điện
tử:Theo Frolick và Chen (2004), TMDĐ là thuật ngữ mở rộng của thƣơng
mại điện tử (TMĐT), nó đƣợc gọi là thƣơng mại điện tử không dây.
Dholakia (2004) lại cho rằng TMDĐ là các giao dịch thƣơng mại điện tử
đƣợc thực hiện thông qua di động, các thiết bị đầu cuối không dây.
Tuy nhiên, theo Mennecke và Strader (2001), TMDĐ là sự vận
chuyển hàng hóa và dịch vụ thông qua công nghệ không dây cho phép các
hoạt động thƣơng mại điện tử ở bất kỳ địa điểm và thời gian nào.
Theo Keng Siau và cộng sự (2001), TMDĐ là loại giao dịch mới của
thƣơng mại điện tử, đƣợc thực hiện thông qua thiết bị di động sử dụng mạng
viễn thông không dây và công nghệ thƣơng mại điện tử có dây khác.
Quan điểm TMDĐ là một kênh mới ngoài thương mại điện

tử:Thƣơng mại di động là phƣơng thức thƣơng mại đƣợc tiến hành thông
qua các thiết bị di động không dây (wireless), kích thƣớc nhỏ gọn và luôn
đi cùng với một cá nhân nào đó. TMDĐ đƣợc coi là thế hệ tiếp nối của
TMĐT, thƣơng mại di động phát triển dựa trên việc gia tăng không ngừng
của số lƣợng ngƣời sử dụng điện thoại di động và tốc độ phát triển của

6


WAP cũng nhƣ các loại máy di động hiện đại có khả năng gửi nhận fax,
email, xem tivi, nghe đài, truy vấn thông tin, chụp ảnh, bật điều hoà, mua
hàng. . . và làm đƣợc nhiều việc khác.
Mahil. C (2008), Au, Y. A. & Kauffman, R. J. (2007) đều cho rằng
thƣơng mại di động là một kế thừa tự nhiên của thƣơng mại điện tử. Với sự
phát triển nhanh chóng của các thiết bị di động, bao gồm cả điện thoại di
động, PDAs1, và máy tính cầm tay, thƣơng mại di động đƣợc coi là một
động lực cho thế hệ tiếp theo của thƣơng mại điện tử. Thƣơng mại di động
không nên đƣợc xem nhƣ là thƣơng mại điện tử với những hạn chế, mà là
một hình thức thƣơng mại điện tử độc đáo với lợi ích độc đáo của riêng
mình. Ngoài ra, thƣơng mại di động không phải chỉ là một thay thế cho
máy tính mà thay vào đó là một cách tiếp cập mới và mạnh mẽ hơn nhiều
để giao tiếp với khách hàng. Có mặt khắp nơi, gần gũi, thời gian thực và
nhận biết về vị trí là những khái niệm quan trọng mà làm cho thƣơng mại
di động rất khác với thƣơng mại điện tử truyền thống. Nhƣ vậy, sự khác
biệt giữa thƣơng mại di động và thƣơng mại điện tử là cơ hội để kết nối
thông tin với các đối tƣợng một cách trực tiếp hơn.
Nhiều nhà nghiên cứu (Ngai, Gunasekaran, Smith, O'Connell,
Matthew, Urbaczewskj) cho rằng ngƣời kinh doanh thƣơng mại điện tử sẽ
sớm dùng điện thoại thông minh sử dụng công nghệ thƣơng mại di động và
tiếp theo giai đoạn tăng trƣởng kinh doanh điện tử sẽ là thƣơng mại di động.

Các quan điểm trên có những góc nhìn khác nhau về TMDĐ, nhƣng
còn phiến diện, chƣa đầy đủ khi mà công nghệ ngày càng phát triển nhƣ vũ
bão. Thƣơng mại di động vừa là thƣơng mại điện tử nhƣng cũng có phần
ngoài thƣơng mại điện tử. Nhƣ vậy có thể thấy: Thương mại di động là khả
năng thực hiện các giao dịch và thương mại thông qua điện thoại thông
minh,thiết bị cá nhân, và các thiết bị thông minh khác.
Ngoài ra, theo phạm vi của các giao dịch thƣơng mại, cũng tồn tại
các quan điểm khác nhau về TMDĐ:

7


Theo nghĩa hẹp:TMDĐ là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông
qua các thiết bị di động cầm tay. Theo cách hiểu này có một số khái niệm
về TMDĐ đƣợc các tổ chức, các nhà nghiên cứu đƣa ra nhƣ: Durlacher
(2002) xem TMDĐ là những giao dịch có giá trị tiền tệ đƣợc tiến hành
thông qua một mạng lƣới thông tin di động. Ravi Kalakota & Marcia
Robinson (2001) cho rằng TMDĐ là các giao dịch kinh doanh đƣợc thực
hiện trong khi di chuyển. PC World, 2002 cho rằng TMDĐ là việc sử dụng
điện thoại thông minh và máy tính cầm tay với các kết nối không dây để
đặt hàng và giao dịch kinh doanh trên webs. Learnheart, 2004 lại đƣa ra
TMDĐ là việc truy cập Internet thông qua điện thoại di động hoặc thiết bị
cầm tay chẳng hạn nhƣ một chiếc điện thoại di động hoặc PDA…
Thƣơng mại truyền thống
Trƣớc những năm 1990

E-Commerce
Từ những năm 1990

M-Commerce


Ngƣời
bán

Thị
trƣờng

Mạng di động

Hình 1. 1: Sự chuyển đổi từ thƣơng mại truyền thống sang thƣơng mại di
động
Nguồn: M-commerce Breakthrough in Developing Countries
8


J. Jonker,(2003) cho rằng TMDĐ là quá trình mua bán hàng hoá,
thông tin dịch vụ mà không có giới hạn về vị trí của thiết bị di động sử
dụng kết nối không dây để thiết lập truyền thông giữa tất cả các bên cần
thiết để hoàn thành các giao dịch.
Năm 2008, Fuad Husein, Andreas Gausrab, Elie Bensaci - Đại học
Ottawa, Ca-na-đa đƣa ra khái niệmTMDĐlà dịch vụ cung cấp các giao
dịch một cách tin cậy để thực hiện trao đổihàng hóa và dịch vụ giữa người
tiêu dùng, thương nhân và tổ chức tài chính.
Nhƣ vậy theo nghĩa hẹp, TMDĐ bắt đầu bằng việc sử dụng mạng
thông tin di động thông qua tài khoản đƣợc cung cấp bởi các công ty khai
thác công nghệ di động hay các ngân hàng để mua bán hàng hóa và dịch
vụ, các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh
nghiệp với cá nhân hoặc giữa cá nhân với cá nhân.
Theo nghĩa rộng:TMDĐ là toàn bộ việc trao đổi, tƣơng tác, cung cấp
thông tin, hoạt động kinh mua bán hàng hóa dịch vụ của Doanh nghiệp liên

quan đến các tổ chức hay cá nhân, đƣợc thực hiện thông qua thiết bị di
động. Theo cách hiểu này có một số khái niệm về TMDĐ đƣợc các tổ chức,
các nhà nghiên cứu đƣợc giới thiệu nhƣ sau:
- Lehman Brothers (2002) cho rằng TMDĐ là việc sử dụng các thiết
bị cầm tay để giao tiếp, cung cấp thông tin, trao đổi và giao dịch bằng văn
bản và dữ liệu qua các kết nối với mạng công cộng và mạng riêng.
- Theo Viện nghiên cứu Forrester (2001) thì TMDĐ là việc sử dụng
các thiết bị cầm tay di động để giao tiếp, tương tác, kết nối tốc độ cao với
Internet.
- Ủy ban của Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển –
UNCTAD (2002) đƣa ra khái niệm nhƣ sau: “Thương mại di động là việc
tiến hành các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ bằng cách
sử dụng các thiết bị cầm tay không dây như điện thoai di động các thiết dữ
9


liệu cá nhân - PDA”
Từ các quan niệm về thƣơng mại di động trên, có thể khái quát lại:
thương mại di động được coi là việc thực hiện các hoạt động kinh doanh
bao gồmthông tin, quảng cáo, bán hàng, thanh toán qua điện thoại di động,
chứ không chỉ giới hạn riêng ở việc mua và bán.
Qua nghiên cứu các khái niệm về TMDĐ cùng với mục tiêu là đẩy
nhanh các ứng dụng thƣơng mại di động trong các doanh nghiệp viễn thông
nên luận văn sử dụng khái niệm theo nghĩa rộng: TMDĐ là việc tiến hành
một khâu hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động kinh doanh bằng điện thoại
di động có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các
mạng mở khác và TMDĐ là quá trình tìm kiếm, so sánh, mua - bán, trao
hàng hóa, dịch vụ và thông tin bằng thiết bị di động như điện thoại thông
minh, máy tính bảng, PDA …qua Internet không dây.
1.2.2. Đặc trưng của Thương mại di động

Thƣơng mại di động có những đặc tính độc đáo, lợi thế hơn hẳn so
với các hình thức thông thƣờng của giao dịch thƣơng mại và thƣơng mại
điện tử. Ngƣời sử dụng thiết bị di động thông minh có thể truy cập Internet
khi cần thiết, cập nhật thông tin/dữ liệu, khả năng định vị theo yêu cầu ở
bất cứ thời điểm nào và bất cứ nơi đâu. Thƣơng mại di động có các đặc
trƣng mà thƣơng mại điện tử thông thƣờng không có, ta xét một số đặc
trƣng sau đây:
- Tính rộng khắp (Ubiquity): Tính rộng khắp là ƣu điểm chính của
thƣơng mại di động. Ngƣời dùng có thể lấy bất kỳ thông tin nào họ thích,
bất kỳ khi nào họ muốn không cần quan tâm đến vị trí của họ, thông qua
các thiết bị di động kết nối Internet. Trong các ứng dụng thƣơng mại di
động ngƣời dùng vẫn có thể thực hiện giao dịch bình thƣờng trong khi họ
đang gặp gỡ mọi ngƣời hay đang di chuyển. Với khả năng này, các dịch vụ
hay ứng dụng thƣơng mại di động có thể đáp ứng bất kỳ đâu và bất kỳ lúc
10


nào khi nảy sinh nhu cầu.
- Khả năng tiếp cận (Reachability): Thông qua thiết bị di động, các
nhà kinh doanh có thể tiếp xúc với khách hàng bất kỳ lúc nào. Đặc tính này
rất hữu ích với những dịch vụ đòi hỏi tính tức thì và phản ứng nhanh về
mặt thời gian. Ví dụ nhƣ thông tin thị trƣờng chứng khoán đối với một nhà
môi giới. Ngoài ra, ngƣời tiêu dùng có thể mua hàng hóa và dịch vụ, và khi
cảm thấy sự cần thiết. Hơn nữa, ngƣời dùng có thể giới hạn khả năng tiếp
xúc của họ với một số ngƣời và tại các thời gian riêng biệt.
-Sự định vị (Localization): Khả năng biết đƣợc vị trí vật lý của ngƣời
dùng tại một thời điểm cụ thể cũng làm tăng giá trị của thƣơng mại di động.
Với thông tin về định vị, ta có thể cung cấp các ứng dụng dựa trên vị trí. Ví
dụ, khi biết đƣợc vị trí của ngƣời dùng, dịch vụ di động sẽ nhanh chóng
thông báo cho họ biết khi nào bạn bè hay đồng nghiệp của họ sẽ ở gần. Nó

cũng sẽ giúp ngƣời dùng định vị một nhà hàng hay một máy rút tiền tự
động gần nhất. Các nhà cung cấp có thể cung cấp chƣơng trình khuyến mãi
dựa vào nhu cầu của ngƣời dùng về dịch vụ và địa điểm định vị.
- Tính cá nhân hóa (Personalization): Một số lƣợng thông tin, dịch
vụ và ứng dụng khổng lồ tồn tại trên Internet, và tính thích ứng thông tin
ngƣời dùng nhận đƣợc là rất quan trọng. Bởi vì ngƣời sử dụng thiết bị di
động thƣờng yêu cầu các tập ứng dụng và dịch vụ khác nhau, các ứng dụng
thƣơng mại di động có thể đƣợc cấu hình cho một ngƣời dùng duy nhất.
- Tính phát tán (Dissemination): Một số hạ tầng vô tuyến hỗ trợ việc
cung cấp dữ liệu đồng thời đến tất cả ngƣời dùng di động trong một vùng
địa lý xác định. Tính năng này cung cấp một phƣơng tiện hiệu quả để phổ
biến thông tin đến một số lƣợng lớn ngƣời tiêu dùng.
- Tính tiện lợi (Convenience): Nó rất thuận lợi cho ngƣời sử dụng để
hoạt động trong môi trƣờng máy tính không dây. Các thiết bị máy tính di
động đang gia tăng về chức năng và tiện lợi trong sử dụng khi mà vẫn tồn
11


tại các kích cỡ tƣơng tự hoặc đang trở nên nhỏ hơn. Không giống nhƣ các
máy tính truyền thống, các thiết bị di động có thể mang đi dễ dàng, có thể
đƣợc cài đặt trong một trạng thái muôn màu muôn vẻ của các kiểu mẫu
màn hình khác nhau, và phần lớn các kết nối ngay lập tức. Các thiết bị di
động cho phép ngƣời sử dụng kết nối dễ dàng và nhanh chóng tới Internet,
Intranet, các thiết bị di động khác, và các cơ sở dữ liệu trực tuyến.
- Tính tương tác (Interactivity): Trong sự so sánh với môi trƣờng máy
tính để bàn, các giao dịch, các giao tiếp,các điều khoản dịch vụ là những
tƣơng tác trực tiếp và ở mức độ cao trong môi trƣờng điện thoại di động. Các
công việc kinh doanh trong lĩnh vực hỗ trợ khách hàng và cung ứng các dịch
vụ yêu cầu một mức độ cao của tính tƣơng tác với khách hàng có thể để tìm
ra một thành phần gia tăng giá trị cao trong các thiết bị di động.

Cá thể hóa
và định
danh
Thời
gian

Định vị

Hình1. 2: Sự kết hợp ba đặc tính tạo không gian thƣơng mại di động
Nguồn: M-commerce Breakthrough in Developing Countries
Ba đặc điểm: thời gian, định vi và định danh cá nhân, kết hợp hòa quyện
vào nhau và tạo thành một không gian riêng cho thƣơng mại di động
1.2.3. Các mô hình thương mại di động
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các mô hình TMDĐ.Tuy
nhiên trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ đề cập đến tiêu thức phân
loại theo đối tƣợng tham gia. Mô hình kinh doanh thương mại di động của Coursaris & Has-sanein. Theo tiêu thức phân loại này có ba chủ thể chính

12


tham gia phần lớn vào các giao dịch TMDĐ, đó là: doanh nghiệp(B),
khách hàng di động (C), Chính phủ (G). Việc kết hợp các chủ thể này lại
với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình TMDĐ khác nhau.
Thương mại di động giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business
to Business - B2B): B2B là mô hình giao dịch thƣơng mại giữa DN với DN
thông qua mạng lƣới không dây viễn thông để thực hiện giao dịch. Nhƣ
giữa nhà sản xuất với ngƣời bán buôn, hoặc giữa ngƣời bán buôn và bán lẻ
. Các DN có thể chào hàng, tìm kiếm DN cung ứng, đặt hàng, ký kế hợp
đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Đặc điểm chính của nó là bao gồm
các chuỗi cung ứng của các tổ chức đƣợc yêu cầu để thực hiện các giao

dịch nhằm giúp các doanh nghiệp tối ƣu hóa chi phí có liên quan đến thu
thập thông tin, tìm hiểu thị trƣờng, quảng cáo, tiếp thị, vận chuyển, đàm
phán, tăng cƣờng các cơ hội kinh doanh.
Thương mại di động giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
(Business to Consumer - B2C): Đây là loại hình giao dịch giữa DN và
ngƣời tiêu dùng điện thoại di động thông qua các thiết bị di động cầm tay.
DN sử dụng các phƣơng tiện để quảng cáo, bán hàng hóa, dịch vụ, chuyển
tiền tới ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng thông qua thiết bị cầm tay để lựa
chọn, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng, nhận tiền. Mô hình này đặc biệt có
lợi thế so sánh với mô hình truyền thống mặt đối mặt giao dịch và đòn bẩy
các lợi ích đặc biệt bởi tính di động: (1) Bán hàng và mua hàng có thể đƣợc
thực hiện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào; (2)Dịch vụ cá nhân đƣợc cung
cấp cho ngƣời tiêu dùng một cách thuận tiện và nhanh chóng; (3) Giảm chi
phí giao hàng dẫn đến giá cả hàng hóa cạnh tranh, cải thiện hiệu quả của
các giao dịch.
Thƣơng mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả DN lẫn ngƣời tiêu
dùng: DN tiết kiệm đƣợc chi phí bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm đáng
kể. Ngƣời tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng
13


mà chỉ cần bấm nút ở bất kỳ nơi đâu và vào bất kỳ thời gian nào cũng có
khả năng lựa chọn sản phẩm, so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc cũng
nhƣ tiến hành việc mua hàng. Do vậy, đây là mô hình phổ biến và quan
trọng trong ứng dụng thƣơng mại di động.
Thươngmại di động giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng
(Consumer to Consumer - C2C): Đây là các giao dịch giữa các cá nhân
ngƣời tiêu dùng với nhau. Sự phát triển của các phƣơng tiện điện tử, các
máy điện thoại thông minh làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt
động thƣơng mại với tƣ cách là ngƣời bán, ngƣời cung cấp dịch vụ. Một cá

nhân có thể tự thiết lập website, tự thực hiện các thao tác mua hàng, chuyển
tiền để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một
website có sẵn để đấu giá một mặt hàng mình có.
Thương mại di động giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước
(Business to Government - B2G): Là loại hình giao dịch giữa DN với cơ
quan nhà nƣớc. Quá trình trao đổi thông tin giữa DN với cơ quan nhà nƣớc
đƣợc tiến hành thông qua các phƣơng tiện điện tử di động. Nhƣ các DN
tiến hành đóng thuế, khai báo thông tin …
Thương mại di động giữa cơ quan nhà nước với người lao động
(Government to C - G2C): Đây là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà
nƣớc với các cá nhân ngƣời lao động trong xã hội. Đây chủ yếu là các
giao dịch mang tính hành chính nhƣng có thể mang những yếu tố của
TMDĐ. Ví dụ, khi ngƣời dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí đăng ký hồ
sơ trực tuyến, v. v. .
1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của thương mại di động
1.2.4.1. Ưu điểm của thương mại di động
Thƣơng mại di động đều có lợi cho cả hai loại của các doanh nghiệp
quy mô lớn và quy mô nhỏ. Ngƣời dùng điện thoại ngày càng tăng do vậy
các doanh nghiệp ứng dụng thƣơng mại di động sẽ có một thị trƣờng rộng
14


×