Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG TUẤN TÚ

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG CỦA NHÀ NƢỚC
TRONG HOA ̣T ĐỘNG THI HÀ NH ÁN DÂN SƢ̣

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số

: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HẢI AN

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Những kết luận
khoa học của luận văn chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Tuấn Tú



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
PHẦN MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BÔ7̀ I
THƢỜNG CỦ A NHÀ NƢỚC TRONG
HOẠT ĐỘNG THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ
1.1.

Khái quát chung về trách nhiệm bồ i thường của Nhà nước

7

1.1.1.

Khái niệm về trách nhiê ̣m bồ i thường của Nhà nước

7

1.1.2.

Đặc điểm về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước


9

1.1.3

Ý nghĩa về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

15

1.2.

Khái quát chung về hoạt động thi hành án dân sự

16

1.2.1

Khái niệm về hoạt động thi hành án dân sự

16

1.2.2.

Đặc điểm về hoạt động thi hành án dân sự

16

1.2.3.

Ý nghĩa về hoạt động thi hành án dân sự


17

1.3.

Khái quát chung về trách nhiê ̣m bồ i thường của Nhà nước trong

19

hoạt động thi hành án dân sự
1.3.1.

Khái niệm về trách nhiê ̣m bồ i thường của Nhà nước trong ho ạt

19

đô ̣ng thi hành án dân sự
1.3.2.

Đặc điểm về trách nhiệm bồi thường

của Nhà nước trong hoạt

20

đô ̣ng thi hành án dân sự
1.3.3.

Ý nghĩa về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong ho


ạt

21

đô ̣ng thi hành án dân sự
1.4.

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở một số nước trên thế giới
.
22


1.5.

Quá trình xây dựng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của

26

Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự
Tiể u kế t chƣơng 1

29

Chƣơng 2: NHƢ̃ NG QUY ĐINH
CỦ A PHÁP LUẬT VIỆT NAM31
̣
HIỆN HÀ NH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG CỦ A NHÀ
NƢỚC TRONG HOA ̣T ĐỘNG THI HÀ NH ÁN DÂN SƢ̣
2.1.


Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động

31

thi hành án dân sự
2.2.

Căn cứ xác đinh
̣ trách nhiê ̣m bồ i thường của Nhà nước trong

46

hoạt động thi hành án dân sự
2.3.

Cơ quan có trách nhiê ̣m bồ i thường trong hoa ̣t đô ̣ng thi hành án

48

dân sự
2.4.

Nguyên tắ c bồ i thường trong hoa ̣t đô ̣ng thi hành án dân sự.

52

2.5.

Thủ tục giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án dân .sự


54

2.6.

Thời hiê ̣u yêu cầ u bồ i thường

69

2.7.

Trách nhiệm hoàn trả

70

Tiể u kế t chƣơng 2

71

Chƣơng 3: THƢ̣C TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ GIẢI

72

PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG CỦ A NHÀ NƢỚC TRONG HOA ̣T ĐỘNG THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ
3.1.

Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiê ̣m bồ i thường của Nhà

72


nước trong hoa ̣t đô ̣ng thi hành án dân sự
3.1.1

Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong

72

hoạt động thi hành án dân sự
3.1.2.

Về viê ̣cáp dụng pháp luật giải quyết yêu cầu bồi thường

74

3.1.3.

Về viê ̣c xác đinh
̣ đố i tượng được bồi thường

75

3.1.4.

Về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường

75


3.1.5.


Về thủ tục giải quyết bồi thường

79

3.1.6.

Về viê ̣c thu ̣ lý đơn yêu cầ u bồ i thường

80

3.1.7.

Về viê ̣c xác đinh
̣ thiê ̣t ha ̣i bồ i thường

82

3.2.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của

83

Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự
3.2.1.

Giải pháp hoàn thiện xây dựng pháp luật về trách nhiê ̣m bồ i

83


thường của Nhà nước trong hoa ̣t đô ̣ng thi hành án dân sự
3.2.2.

Giải pháp nâng cao hiê ̣u quả của viê ̣c

áp dụng pháp luật về

87

trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi
hành án dân sự
Tiể u kế t chƣơng 3

94

KẾT LUẬN

95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

96


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết đầy đủ


Chữ viết tắt

1

Bộ luật Dân sự

BLDS

2

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

TNBTCNN

3

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

TNBTTH

4

Thi hành án dân sự

THADS

5

Thông tư liên tich
̣


TTLT


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Bảng 3.1

Kết quả giải quyết bồi thường các vụ việc về TNBTCNN
trong hoạt động THADS từ năm 2010 đến 30/6/2014

Trang
73


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày 18/6/2009, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam lần
đầu tiên ban hành Luật TNBTCNN, thống nhất các quy định về việc bồi
thường thiệt hại cho các tổ chức, công dân do các hành vi vi phạm pháp luật
của người thi hành công vụ gây ra. Việc ban hành Luật TNBTCNN có vai trò
rất quan trọng đối với đời sống xã hội; là một yêu cầu tất yếu của xã hội dân
chủ, công bằng và văn minh, xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa; góp phần ngăn chặn tình trạng tham nhũng, quan
liêu, sách nhiễu người dân vẫn còn tồn tại ở một số cơ quan hành chính nhà
nước, trong một bộ phận cán bộ, công chức; đồng thời khắc phục tình trạng yếu
kém về trình độ và năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ, công chức

nước ta, nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công
chức; từ đó, hạn chế những rủi ro đem lại cho người dân từ hoạt động công vụ;
đồng thời, còn nhằm động viên tinh thần đối với người bị thiệt hại, thể hiện sự
tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Đặc biệt, trong lĩnh vực THADS, những vụ việc thi hành án có dấu hiệu
vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ có số lượng tương đối lớn. Điều
này ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
công dân phải thi hành quyết định thi hành án trái luật đó.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Luật TNBTCNN trong công tác THADS,
quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, công dân bị xâm phạm đã
được bảo đảm phần nào. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều khó khăn,
bất cập như: các quy định của pháp luật chưa thực sự được hiểu và áp dụng một
cách thống nhất, có hiệu quả; nhiều điểm còn bất hợp lý, thủ tục còn rườm rà
gây khó khăn cho việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức, cá nhân…
Chính từ thực tiễn đó, tác giả của luận văn đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu đề
tài “Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự”
1


để có thể hiểu một cách thống nhất các quy định của pháp luật điều chỉnh về vấn
đề này, cũng như đánh giá một cách toàn diện nội dung và quá trình thực thi
pháp luật hiện hành về TNBTCNN trong hoạt THADS. Từ đó, đề xuất những
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện
TNBTCNN trong lĩnh vực THADS.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về TNBTCNN trong hoạt động THADS đã được nhiều
nhà khoa học pháp lý quan tâm trong các thời kỳ và với các góc độ khác nhau.
Dưới đây là một số công trình nghiên cứu khoa học và bài viết tiêu biểu:
Một là, các công trình nghiên cứu như luận văn, luận án, báo cáo, hội thảo
về lĩnh vực TNBTCNN, tiêu biểu có thể kể đến: Lê Mai Anh, Bồi thường thiệt

hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Luận án
Tiến sĩ Luật học – Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2004; Bộ Tư pháp phối hợp
với Dự án JICA thực hiện, Kỷ yếu các Tọa đàm thuộc dự án hợp tác pháp luật
và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản về Luật Bồi thường Nhà nước, Hà Nội,
2006; Cục Bồi thường nhà nước, Các biện pháp bảo đảm thi hành Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội,
2013; Hoàng Xuân Hoan, Pháp luật của Việt Nam và một số quốc gia trên thế
giới về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luận Văn Thạc sĩ luật học, khoa
Luật Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2013; Trần Việt Hưng, Thực hiện pháp luật về
trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong thi hành án dân sự ở Việt Nam
hiện nay, Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2014; Lê Thái Phương, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước, Luận văn Thạc sĩ -Đại học Luật Hà
Nội, 2006; Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Viện Friedrich – Ebert –
Stiftung Cộng hòa Liên bang Đức, Kỷ yếu Hội thảo pháp luật và chính sách về
trách nhiệm bồi thường nhà nước ở một số nước, Hà Nội, 2006.
Hai là, các bài viết, báo cáo liên quan: Lê Thị Kim Dung và Nguyễn Văn
Điệp, “Thực tiễn giải quyết bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành án
2


dân sự”, số chuyên đề Tạp chí dân chủ và pháp luật, Hà Nội, 2014; Lê Thị Kim
Dung và Nguyễn Thanh Tuấn, “Bồi thường nhà nước trong thi hành án dân sự
- Một số vụ việc điển hình”, số chuyên đề Tạp chí dân chủ và pháp luật, Hà
Nội, 2014; Trần Thái Dương, “Các yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước”, tạp chí Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 4, Hà Nội, 2009;
Nguyễn Thị Tố Hằng, “Thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong
thi hành án dân sự”, số chuyên đề Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội,
2011; Lê Mạnh Hùng, “Một số vướng mắc trong giải quyết bồi thường do cơ
quan thi hành án dân sự gây ra theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi

thường của Nhà nướ”, số chuyên đề Tạp chí dân chủ và pháp luật, Hà Nội,
2014; Nguyễn Công Long, “Trách nhiệm bồi thường Nhà nước trong Thi hành
án dân sự”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4, 2009; Từ Ninh, Một số vấn đề
lý luận về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Số chuyên đề tạp chí Dân chủ
và Pháp luật, Hà Nội, 2011; Trần Thị Thu Thủy, “Pháp luật về trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước ở một số nước châu Âu”, Tạp chí Thanh Tra – Thanh tra
Chính phủ, số 10, 2009; Nguyễn Thanh Tịnh, “Bàn về việc cần thiết quy định
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật – Bộ Tư pháp, số 10, 2006; Nguyễn Thanh Tịnh, “Tăng cường hiệu quả
quản lý nhà nước nhằm bảo đảm tính khả thi của cơ chế bồi thường nhà
nước”, Số chuyên đề tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội, 2011.
Nhìn chung, các đề tài nêu trên đã chỉ rõ và phân tích những vấn đề chung
về TNBTCNN trong hoa ̣t đô ̣ng THADS; đưa ra các yêu cầ u cơ bản trong viê ̣c
xác định TNBTCNN, cơ sở để xác đinh
̣ TNBTCNN, các hình thức và mức bồi
thường, những trường hơ ̣p thiê ̣t ha ̣i đươ ̣c bồ i thường theo quy đinh
̣ pháp luâ ̣t...
Có thể nói, những công trình khoa học nêu trên là tài liệu quí, giúp tác giả có
thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn.
Tuy nhiên, các đề tài này mới chỉ đề cập ở dạng khái quát về
TNBTCNN trong hoa ̣t đô ̣ng THADS ta ̣i những thời điể m khác nhau.

3

chế đinh
̣


Cho tới thời điể m hiê ̣n ta ̣i, chưa có công triǹ h khoa ho ̣c nào tìm hiểu một
cách có hệ thống, chi tiết và đặc biệt chỉ ra những điểm bất hợp lý trong pháp

luật hiện nay và đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN trong
hoạt động THADS trên tinh thần của Hiến pháp 2013, Bộ Luật dân sự 2005,
Luật TNBTCNN năm 2009 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu vấn đề lý luận và thực tiễn về TNBTCNN trong hoạt động
THADS tại Việt Nam. Chỉ ra những bất cập, vướng mắc còn tồn tại của pháp
luật Việt Nam hiện hành về TNBTCNN trong hoạt động THADS và thực tiễn
áp dụng. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
TNBTCNN trong hoạt động THADS.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về TNBTCNN trong hoạt động
THADS như: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của chế định TNBTCNN nói chung
và TNBTCNN trong hoạt động THADS nói riêng.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về TNBTCNN trong
hoạt động THADS, từ đó chỉ ra những điểm bất cập trong các quy định của
pháp luật về TNBTCNN trong hoạt động THADS.
- Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật TNBTCNN trong hoạt động
THADS. Trên cơ sở những bất cập đã được xác định từ đó đưa ra những giải
pháp hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN trong hoạt động THADS.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận có liên quan đến
TNBTCNN thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật TNBTCNN nói chung và
TNBTCNN trong lĩnh vực THADS nói riêng; các quy định của pháp luật về

4


TNBTCNN, TNBTCNN trong lĩnh vực THADS và những thông tin, tư liệu,

đánh giá thực tiễn công tác bồi thường nhà nước, đặc biệt là trong THADS.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là lĩnh vực có phạm vi rộng, có
liên quan tới nhiều hoạt động như quản lý hành chính; tố tụng, thi hành án; thủ
tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị
thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công
vụ đã gây ra thiệt hại. Chính vì vậy, trong phạm vi có hạn, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu một số nội dung liên quan đến TNBTCNN chỉ trong hoa ̣t đô ̣ng của
cơ quan THADS trên pha ̣m vi toàn quố cđể phân tích như:
- Những vấn đề lý luận về TNBTCNN, TNBTCNN trong hoạt động THADS;
- Các quy định của pháp luật về TNBTCNN trong hoạt động THADS;
- Thực trạng áp dụng pháp luật và những vướng mắc, bất cập trong việc
thực hiện trách TNBTCNN trong hoạt động THADS, phương hướng, giải pháp
nhằm hoàn thiện cơ chế thực hiện TNBTCNN trong hoạt động THADS.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử; quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
khác như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp thu thập và
đánh giá thông tin, phương pháp thống kê và một số phương pháp nghiên cứu
khoa học khác.
6. Tính mới của luận văn
Một là, nghiên cứu lý luận một cách toàn diện về TNBTCNN trong hoạt
động THADS. Phân tích và đánh giá chuyên sâu các quy định của pháp luật về
TNBTCNN trong hoạt động THADS, chỉ ra những điểm hạn chế trong các quy
định pháp luật về TNBTCNN trong hoạt động THADS.
5



Hai là, phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật và chỉ ra những khó khăn,
bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật về TNBTCNN trong hoạt động
THADS. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN
trong hoạt động THADS.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: mở đầu, 3 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo.

6


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG CỦ A
NHÀ NƢỚC TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc
1.1.1. Khái niệm về trách nhiê ̣m bồ i thường của Nhà nước
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì thiệt hại được hiểu là “ mất mát , hư hỏng
nặng nề về người và của” [55, tr.1571]. Trong khi đó, theo Từ điển Luật học
có định nghĩa thiệt hại là “tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài
sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ” [54, tr.118]. Như vậy, theo
quan điểm hiện nay có thể hiểu một cách chung nhất khái niê ̣m thiệt hại là
những tổ n thấ t về vật chất và tinh thần của cá nhân , tổ chức. Thiê ̣t ha ̣i có thể
chia làm hai loa ̣i đó là thiê ̣t ha ̣i về mă ̣t vâ ̣t chấ t và thiê ̣t ha ̣i về tinh thầ n . Thiệt
hại về vật chất có thể là tài sản bị mất mát, hư hỏng, chi phí để khắc phục
những thiệt hại cùng hoa lợi, lợi tức không thể thu được do thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại về tinh thần, bao gồm những tổn thất về danh dự, uy tín, nhân phẩm
hoặc suy sụp về tâm lý, tình cảm của mỗi người.
Bồi thường theo nghĩa rộng là việc “đền bù những tổn thất đã gây ra”
[55, tr.191]. Về mặt pháp lý thì bồi thường thiệt hại là một dạng nghĩa vụ dân
sự phát sinh từ việc gây thiệt hại. Trong pháp luật dân sự, bồi thường thiệt hại

là “hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại
phải khắ c phục hậu quả bằng cách bù đắp , đền bù tổn thất về vật chất và tổn
thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại” [54, tr.31].
Theo quy định của pháp luật , TNBTTH là trách nhiê ̣m dân sự , theo đó
người gây thiê ̣t ha ̣i cho người khác phải bồ i thường những tổ n thấ t mà mình
đã gây ra . Điề u 604 BLDS quy đinh
̣ : “Người nào do lỗi cố ý hoă ̣c lỗi vô ý
xâm pha ̣m tính ma ̣ng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩ m, uy tín, tài sản, quyề n và
lơ ̣i ích hơ ̣p pháp khác của cá nhân , xâm pha ̣m danh dự , uy tín , tài sản của
pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” . Từ đó, có
7


thể hiể u mô ̣t cách chung nhất TNBTTH là một dạng trách nhiệm pháp lý được
đă ̣t ra khi mô ̣t bên gây ra thiê ̣t ha ̣i làm tổ n thấ t về tài sản

, tính mạng , sức

khỏe, uy tin
̣
̣t ha ̣i , theo đó bên gây thiê ̣t
́ , danh dự, nhân phẩ m cho bên bi thiê
hại phải đền bù những tổn thất và khắc phục những hậu quả do hành vi vi
phạm của mình gây ra bằng những cách thức và tiêu chí do pháp luật đặt ra.
Trong dân sự , TNBTTH đươ ̣c đă ̣t ra đố i với mo ̣i chủ thể khi có hành vi
xâm pha ̣m tới quyề n, lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp của các tổ chức , cá nhân và hành vi
xâm pha ̣m đó gây ra những tổ n thấ t về mă ̣t vâ ̣t chấ t

, tinh thầ n cho người bi ̣


thiê ̣t ha ̣i. Trong một xã hội tiến bộ, quyền con người và quyền công dân luôn
được tôn trọng và bảo vệ. Mọi hành vi xâm hại trái pháp luật tới quyền và lợi
ích của công dân đều được Pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng

. Chính vì

vâ ̣y, khi Nhà nước thực hiê ̣n hành vi công quyề n gây ra thiê ̣t ha ̣i cho các cá
nhân, tổ chức thì cũng phải chiụ trách nhiệm bồi thường mặc dù trong mối
quan hê ̣ giữa Nhà nước với công dân thì Nhà nước được coi là một chủ thể
đặc biệt - đại diện cho Nhân dân cả nước. Có thể hiểu, TNBTCNN được hình
thành từ các hoạt động mang tính công quyền (do cơ quan nhà nước hoặc cá
nhân, tổ chức nhân danh Nhà nước thực hiện). Các quyền và nghĩa vụ pháp lý
của Nhà nước đều được Hiến pháp và pháp luật quy định. Chính những quy
định này đã làm cho quyền và nghĩa vụ của Nhà nước được minh bạch, rõ
ràng, từ đó tránh được sự lộng quyền từ phía cơ quan Nhà nước. Mọi hành vi
áp đặt một cách phi pháp từ phía Nhà nước tới công dân sẽ bị chính các quy
định pháp luật mà Nhà nước đặt ra ngăn chặn và đảm bảo một cách tuyệt đối
các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. TNBTCNN là “sản phẩm” tất
yếu của xã hội dân chủ , công bằng và văn minh , xuất phát từ các nguyên tắc
cơ bản của Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự . Một trong những nguyên
tắc quan trọng của Nhà nước pháp quyền là Nhà nước chỉ được làm những gì
mà pháp luật cho phép. Nhà nước cũng như một tổ chức hay một công dân và
đều là một chủ thể trong quan hệ pháp luật (Nhà nước là một chủ thể pháp lý
công), mọi hoạt động của Nhà nước phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
8


Quyền được bồi thường khi bị xâm phạm là quyền cơ bản của công dân được
ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Rõ ràng, việc yêu cầu Nhà nước bồi
thường thiệt hại là một quyền cơ bản của chủ thể dân sự ngoài Nhà nước.

Ngoài ra, trong Nhà nước pháp quyền, mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp
luật. Như vậy, trước pháp luật, Nhà nước với các cá nhân, tổ chức khác bình
đẳng trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau. Nhà nước cũng
thực hiện các hành vi pháp lý và có khả năng gây thiệt hại cho các chủ thể
khác khi hành xử trái pháp luật hoặc vượt quá thẩm quyền. Khi có hành vi
gây thiệt hại cho các chủ thể khác, Nhà nước cũng có nghĩa vụ bồi thường
một cách bình đẳng như các chủ thể khác trong xã hội.
Từ những phân tích nêu trên ta có thể đưa ra khái niệm cơ bản về
TNBTCNN, theo đó TNBTCNN là một loại trách nhiệm pháp lý , được Nhà
nước thừa nhận và chịu trách nhiệm khôi phu ̣c những thiê ̣t ha ̣i về tài sản , bù
đắ p những tổ n thấ t về tinh thầ n do hành vi vi phạm pháp luật của người thi
hành công vụ gây ra trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Như đã phân tić h , TNBTCNN mang bản chấ t là TNBTTH trong dân sự ,
do đó TNBTCNN cũng mang những đă ̣c điể m chung của TNBTTH

, cụ thể

như sau:
Một là, TNBTCNN đă ̣t ra khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới
quyề n, lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp của cá nhân , pháp nhân và các chủ thể khác nhằm
mục đích bảo vệ quyền, lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp của người bi ̣thiê ̣t ha ̣i;
Hai là, TNBTCNN là loa ̣i trách nhiê ̣m mang tiń h tài sản bởi Nhà nước
phải bù đắp những lợi ích vật chất cho bên bị thiệt hại về vật chất hoặc tinh
thầ n do hành vi trái pháp luâ ̣t của người thi hành công vu ̣ gây ra;
- Điề u kiê ̣n phát sinh TNBTCNN cũng giố ng như T NBTTH nói chung
dựa trên các yế u tố : có hành vi trái pháp luật , có thiệt hại xảy ra trên thực tế ,
9



có lỗi của người gây thiệt hại , có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm
pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Tuy nhiên, TNBTCNN là loa ̣i trách nhiê ̣m phát sinh từ hoa ̣t đô ̣ng thực
hiê ̣n quyề n lực Nhà nước . Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, Nhà nước
có thể mang một trong hai tư cách (là một chủ thể thông thường hoặc chủ thể
của quyền lực công). Nhà nước khi tham gia quan hệ pháp luật với tư cách là
chủ thể thông thường khi gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức, chủ thể khác
đồng nghĩa với việc Nhà nước cũng phải bồi thường thiệt hại đã gây ra như
các chủ thể thông thường. Do vậy, quan hệ bồi thường nhà nước trong trường
hợp này là quan hệ pháp luật dân sự. Ngoài ra, khi Nhà nước tham gia vào các
quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể mang quyền lực công thì tính chất
của quan hệ bồi thường của Nhà nước trong trường hợp này sẽ là quan hệ
hành chính bởi lẽ thiệt hại gây ra cho tổ chức, cá nhân là do cán bộ, công chức
là những người đại diện cho Nhà nước gây ra trong hoạt động thi hành công
vụ . Vì vậy, TNBTCNN trong trường hợp này là “trách nhiệm của nền công
vụ” hay “trách nhiệm của nền hành chính” đối với cá nhân, tổ chức. Như vậy,
TNBTCNN mang bản chất pháp lý là quan hệ dân sự - hành chính đặc thù.
Chính vì vậy, trong quá trình giải quyết bồi thường cần có một cơ chế hợp lý
để đảm bảo quyền và lợi ích các bên một cách công bằng, minh bạch và hài
hòa nhất. Từ bản chất pháp lý của mối quan hệ TNBTCNN, ta có thể rút ra
một số đặc điểm riêng biệt của TNBTCNN như sau:
Thứ nhất, TNBTCNN là trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng:
Như đã phân tích ở trên, mối quan hệ TNBTCNN là mối quan hệ dân sự
- hành chính đặc thù, do đó, trong quan hệ pháp luật về TNBTCNN, Nhà
nước tham gia với tư cách là chủ thể mang quyền lực công mà không phải là
những quan hệ mang tính chất hợp đồng. Những quan hệ pháp luật mà Nhà
nước tham gia và sử dụng quyền lực công là những quan hệ pháp luật có liên


10


quan tới việc thực hiện chức năng chính của Nhà nước. Trong quá trình thực
thi công vụ, nếu những hoạt động của các cán bộ, công chức, chủ thể nhân
danh đại diện cho Nhà nước gây ra thiệt hại thì Nhà nước phải bồi thường.
Vấn đề bồi thường thiệt hại của nhà nước không phải do vi phạm các nghĩa vụ
về hợp đồng, vì vậy TNBTCNN đặt ra đối với các thiệt hại gây ra trong quá
trình thực thi công vụ là TNBTTH ngoài hợp đồng.
Thứ hai, TNBTCNN là loại trách nhiệm trực tiế p:
Trong quan hệ bồi thường của Nhà nước , chủ thể gây thiệt hại là người
thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là những cá nhân được bầu cử , phê
chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào vị trí trong cơ quan Nhà nước để thực
hiện một nhiệm vụ mà Nhà nước giao. Trong trường hợp này có thể coi người
thi hành công vu ̣ là người đa ̣i diê ̣n cho Nhà nước thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ đươ ̣c
giao. Do vâ ̣y, nế u người thi hành công vu ̣ có hành vi gây thiê ̣t ha ̣i thì đươc coi
là Nhà nước gây thiệt hại và đương nhiên Nhà n ước phải có trách nhiệm bồi
thường. Nế u như TNBTTH trong dân sự

, năng lực chiụ trách nhiê ̣m bồ i

thường phu ̣ thuô ̣c vào năng lực hành vi và khả năng về tài sản của người gây
ra thiê ̣t ha ̣i thì trong TNBTCNN , năng lực chiụ trách n hiê ̣m bồ i thường của
người gây thiê ̣t ha ̣i sẽ không đươ ̣c xét tới bởi Nhà nước đương nhiên là chủ
thể chiụ trách nhiê ̣m bồ i thường và chi trả kinh phí bồ i thường

. Chỉ trong

trường hơ ̣p xác đinh
̣ mức hoàn trả của người thi hàn h công vu ̣ có lỗi gây ra

thiê ̣t ha ̣i thì năng lực chiụ trách nhiê ̣m bồ i thường mới đă ̣t ra.
Mô ̣t số quan điể m cho rằ ng TNBTCNN là loa ̣i trách nhiê ̣m thay thế bởi
Nhà nước chiụ trách nhiê ̣m thay cho người trực tiếp thi hành công vụ gây ra
thiê ̣t ha ̣i. Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, người thi
hành công vụ có thể gây ra lỗi dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật, xâm
hại tới quyền, lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Với tư cách là chủ
thể sử dụng lao động, Nhà nước phải có nghĩa vụ chịu TNBTTH khi cán bộ ,
công chức của mình gây ra những thiệt hại đó . Tuy nhiên, quan điể m này sẽ
có hạn chế như mặc nhiên công nhận việc miễn trừ trách nhiệm Nhà nước
11

;


trong mô ̣t số trường hơ ̣p pha ̣m vi bồ i thườ ng bi ̣ha ̣n chế bởi không phải lúc
nào người thi hành công vụ gây thiệt hại đều có lỗi

, bởi vâ ̣y không thể xác

đinh
̣ đươ ̣c TNBTTH. Bởi vâ ̣y, viê ̣c coi TNBTCNN là trách nhiê ̣m trực tiế p sẽ
có ưu điểm hơn như sau: quan điể m này thừ a nhâ ̣n trách nhiê ̣m của Nhà nước
khi Nhà nước làm sai ; có phạm vi áp dụng rộng hơn bởi TNBTCNN đặt ra
ngay cả khi người thi hành công vu ̣ không có lỗi khi gây thiê ̣t ha ̣i ; trong mô ̣t
số trường hơ ̣p có thể miễn trách nhiê ̣m cho người thi hành công vụ.
Thứ ba, TNBTCNN không chỉ là trách nhiệm bồi thường tài sản mà còn là
trách nhiệm khôi phục lại những tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại:
TNBTCNN là một dạng trách nhiệm dân sự. Do đó, trong quá trình thực
thi công vụ của cán bộ, công chức, những người đại diện cho Nhà nước, họ có
thể gây ra những thiệt hại về tài sản thì họ phải chịu trách nhiệm về tài sản.

Mặt khác, nếu những cán bộ, công chức này có những hành vi làm tổn hại tới
danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức khác thì họ phải bù đắp
những tổn thất về mặt tinh thần cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm khôi phục
những tổn thất về tinh thần đã được quy định rất cụ thể tại BLDS và các văn
bản quy phạm pháp luật. Theo đó, để khôi phục lại những tổn thất về mặt tinh
thần cho người bị thiệt hại, cơ quan Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp
như: xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường danh dự, uy tín, nhân phẩm bằng
một khoản tiền...
Thứ tư, người thi hành công vụ có lỗi mà gây thiệt hại thì có nghĩa vụ
hoàn trả một phần tiền bồi thường thiệt hại cho Nhà nước:
Nghĩa vụ hoàn trả của cán bộ, công chức là một vấn đề pháp lý cần được
nghiên cứu điều chỉnh sao cho phù hợp . Tùy từng quan điểm của mỗi quốc
gia mà vấn đề này được quy định khác nhau . Ở Nhật Bản , Luật Bồi thường
Nhà nước Nhật Bản quy định chỉ trong trường hợp công chức gây thiệt hại
với lỗi cố ý hoặc vô ý nghiêm trọng thì Nhà nước mới có quyền yêu cầu công
chức hoàn trả [31]. Trong khi đó, ở Việt Nam, BLDS năm 2005 cũng đã quy
định rất cụ thể về nghĩa vụ hoàn trả trong Điều 619: “Cơ quan, tổ chức quản
12


lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức phải hoàn trả
một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu cán bộ, công chức có lỗi
trong khi thi hành công vụ”. Điều 620: “Cơ quan tiến hành tố tụng có trách
nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản
tiền theo quy định của pháp luật, nếu người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi
hành nhiệm vụ”. Nghĩa vụ hoàn trả của cán bộ, công chức là một vấn đề pháp
lý cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng bởi việc quy định về nghĩa vụ hoàn trả
phải tránh được tâm lý của công chức cho rằng nếu mình làm sai thì đã có
Nhà nước bồi thường thay nên rất dễ dẫn tới hiện tượng lạm quyền trong quá
trình thi hành công vụ. Mặt khác, nếu quy định cán bộ, công chức phải hoàn

trả hoàn toàn số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại thì sẽ
dẫn tới tâm lý e sợ của công chức khi thực thi công vụ bởi họ luôn phải nghĩ
tới việc phải bồi hoàn một khoản tiền lớn nếu mình làm sai. Điều này sẽ làm
ảnh hưởng tới tâm lý cũng như hiệu quả trong công việc của cán bộ, công
chức. Chính vì vậy, pháp luật cần có những quy định hài hòa sao cho vừa gắn
được trách nhiệm của Nhà nước với hoạt động công vụ cũng như nâng cao ý
thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ. Về
mặt nguyên tắc, Nhà nước là chủ sử dụng lao động và cán bộ, công chức là
người lao động, khi thực hiện nhiệm vụ được giao nếu cán bộ, công chức có
lỗi gây ra thiệt hại thì Nhà nước phải chịu TNBTTH xảy ra, trong khi đó cán
bộ, công chức chỉ phải bồi hoàn một khoản tiền cho Nhà nước nếu họ có lỗi
trong khi thực hiện nhiệm vụ. Lỗi là một yếu tố quan trọng để xét nghĩa vụ
bồi hoàn của cán bộ, công chức, những người thi hành công vụ gây ra thiệt
hại trong quá trình thực thi công vụ . Tại Điều 56 Luật TNBTCNN thì lỗi là
căn cứ để xác định trách nhiệm hoàn trả của cán bộ công chức khi vi phạm
pháp luật và gây ra thiệt hại. Riêng đối với lĩnh vực tố tụng hình sự, người thi
hành công vụ không phải chịu trách nhiệm hoàn trả đối với lỗi vô ý gây ra
thiệt hại. Hiện nay, Luật TNBTCNN đang ngày càng hoàn thiện hơn các quy
định về trách nhiệm bồi hoàn của cán bộ, công chức. Điều này, góp phần

13


không nhỏ trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt
hại mà qua đó còn thúc đẩy ý thức trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức
và đặc biệt nâng cao uy tín của Nhà nước đối với Nhân dân.
Thứ năm, yếu tố “công vụ” trong quan hệ về TNBTCNN:
“Công vụ” là một yếu tố vô cùng quan trọng để có thể xác định có hay
không TNBTCNN bởi TNBTCNN chỉ đặt ra khi Nhà nước gây ra thiệt hại trái
pháp luật làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ

chức khác – nói một cách cụ thể hơn đó là TNBTCNN sẽ phát sinh khi cán bộ,
công chức, những người nhân danh Nhà nước gây ra thiệt hại trái luật về vật
chất hoặc tinh thần cho người bị thiệt hại trong quá trình thực thi công vụ.
Thứ sáu, trình tự thủ tục giải quyết bồi thường trong TNBTCNN bắt buộc
phải qua giai đoạn thương lượng giữa người yêu cầu bồi t hường với cơ quan
giải quyết việc bồi thường:
Đối với TNBTTH trong dân sự, bên bi ̣thiê ̣t ha ̣i có quyề n khởi kiê ̣n ngay
ra Tòa án để yêu cầ u giải quyế t viê ̣c bồ i thường trong khi đó

, đố i với

TNBTCNN, khi có căn cứ xác đinh
̣ hành vi gây thiê ̣t ha ̣i của người thi hành
công vu ̣ là trái pháp luâ ̣t , người bi ̣thiê ̣t ha ̣i phải gửi đơn yêu cầ u bồ i thường
đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Người bi ̣thiê ̣t ha ̣i và cơ quan có trách
nhiê ̣m giải quyế t viê ̣c bồ i

thường sẽ tiế n hành thương lươ ̣ng về viê ̣c bồ i

thường. Trong trường hơ ̣p bên bi ̣thiê ̣t ha ̣i không đồ ng ý với quyế t đinh
̣ giải
quyế t bồ i thường của cơ quan này thì mới có quyề n khởi kiê ̣n ra Tòa án theo
thủ tục Tố tụng dân sự.
Thứ bảy , phương thức bồ i thường trong TNBTCNN hạn chế hơn so với
trong TNBTTH trong dân sự:
Phương thức bồ i thường trong TNBTTH trong dân sự đa da ̣ng , các bên
có thể thỏa thuận về hình thức bồi thường bằng tiền , bằ ng hiê ̣n vâ ̣t h oă ̣c mô ̣t
công viê ̣c . Trong khi đó , phương thức bồ i thường TNBTCNN chỉ có hình
thức bồ i thường bằ ng tiề n.


14


1.1.3. Ý nghĩa về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- Chế định TNBTCNN được hình thành tạo ra một cơ chế đảm bảo quyền
bình đẳng, quyền con người, quyền công dân:
Ở các quốc gia tồn tại chế định TNBTCNN, quyền con người, quyền
công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm. Trong mối quan hệ giữa Nhà nước
và công dân, Nhà nước luôn là chủ thể nắm quyền lực trong khi đó công dân
lại là chủ thể yếu thế hơn. Tuy nhiên, khi cơ chế TNBTCNN được hình thành,
kể cả khi Nhà nước là chủ thể mang quyền lực lớn hơn thì Nhà nước cũng
phải chịu trách nhiệm bồi thường về những hành vi gây thiệt hại cho cá nhân,
cơ quan, tổ chức khác. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức hay kể cả Nhà nước đều
bình đẳng trước pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý một
cách công bằng, nghiêm minh.
- Chế định TNBTCNN là một cơ chế pháp lý hiệu quả ngăn ngừa sự
lạm quyền và nâng cao ý thức trách nhiệm công vụ của người thi hành
công vụ:
Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quản lý xã hội thông qua quyền
lực được pháp luật quy định và được đảm bảo thực hiện. Chính vì vậy, trong
quá trình sử dụng quyền lực nhằm điều hành các vấn đề xã hội, những người
đại diện cho Nhà nước sử dụng quyền lực công đó không tránh khỏi xu hướng
lạm dụng quyền lực. Việc lạm dụng quyền lực công sẽ dẫn tới những hành vi
vi phạm pháp luật và có thể gây ra những hậu quả xấu, ảnh hưởng tới quyền
và lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lý. Do đó, việc quy định cụ thể chế
định pháp luật về TNBTCNN sẽ là một cơ chế pháp lý hiệu quả để giảm thiểu
sự lạm dụng quyền lực Nhà nước.
- Xây dựng chế định TNBTCNN đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế:
Việt Nam đã tham gia vào rất nhiều công ước quốc tế cũng như ký kết
các hiệp định về bảo đảm quyền con người, vì vậy việc xây dựng chế định

TNBTCNN không những đáp ứng được yêu cầu thực tiễn mà còn phù hợp với
các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Năm 1982, Việt Nam đã gia
15


nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 16/12/1966, có
hiệu lực từ ngày 23/3/1976, tại Điều 5, Khoản 9, Công ước đã quy định: “Bất
cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam cầm bất hợp
pháp đều có quyền yêu cầu được bồi thường”, mặt khác, hiện nay trên thế giới
và đặc biệt trong khu vực, rất nhiều quốc gia cũng đã có Luật về TNBTCNN
như Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Philippine...
1.2. Khái quát chung về hoạt động thi hành án dân sự
1.2.1. Khái niệm về hoạt động thi hành án dân sự
Theo Đa ̣i từ điể n tiế ng Viê ̣t , thi hành là “Thực hiện điều đã chính thức
quyế t đinh”
̣ [55, tr.1559] và theo từ điển Luật học thì thi hành án là “giai đoạn
kế t thúc trin
̀ h tự tố tu ̣ng, là khâu cuối cùng kết thúc một vụ án được xét xử nhằm
làm cho phán quyết củ a Tòa án nhấ t đinh
̣ có hiê ̣u lực pháp luâ ̣t” [54, tr.464].
Như vâ ̣y, thi hành án có thể đươ ̣c hiể u là thực hiê ̣n bản a,́ nquyế t đinh
̣ của Tòa án
đã có hiê ̣u lực trên thực tế. Bản án, quyế t đinh
̣ của Tòa án đươ ̣c hiể u là văn bản
pháp lý của Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên tại phiên Tòa, giải quyết về các
vấ n đề trong các vu ̣ án hin
̀ h sự, dân sự, hôn nhân và gia điǹ h, kinh tế, lao đô ̣ng,
hành chính. Yế u tố “dân sự” đươ ̣c hiể u là các bản án, quyết đinh
̣ dân sự, kinh tế,
lao đô ̣ng, hôn nhân và gia điǹ h, quyế t đinh

̣ về tài sản trong bản án , quyế t đinh
̣
hình sự về bồi thường thiệt hại , bản án, quyế t đinh
̣ dân sự của Tòa án nước
ngoài, quyế t đinh
̣ của Tro ̣ng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và
cho thi hành ở Viê ̣t Nam . Như vâ ̣y, có thể đưa ra khái niệm THADS như sau :
THADS là hoa ̣t đô ̣ng do cơ quan thi hành án tiế n hành theo trình tự
, thủ tục luật
đinh
̣ để đưa bản án, quyế t đinh
̣ dân sự của Tòa án hoă ̣c các quyế t đinh
̣ khác theo
quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t, đươ ̣c thực hiê ̣n trên thực tế nhằ m bảo đảm lơ ̣i ích của
Nhà nước, quyề n và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp của các công dân
, tổ chức.
1.2.2. Đặc điểm về hoạt động thi hành án dân sự
Về mặt bản chất, THADS là một dạng của hoạt động tư pháp vì THADS
luôn gắn liền với hoạt động xét xử của Tòa án , mang tính tài sản, độc lập và

16


do cơ quan tư pháp có thẩm quyền thực hiện. Vì vậy có thể thấy THADS có
những đặc điểm sau:
Thứ nhất, THADS là hoạt động gắn liền với hoạt động xét xử:
Xét xử là tiền đề của hoạt động THADS
, nếu không có hoạt động xét xử thì
sẽ không có THADS. Hoạt động THADS là hoạt động tiếp nối với hoạt động xét

xử của Tòa án, nhằm hiện thực hóa các quyết định bằng văn bản của Tòa án.
Thứ hai, hoạt động THADS mang tính tài sản:
Đây là đặc trưng của quan hệ dân sự bởi phần lớn các bản án, quyết định
dân sự được đưa ra thi hành đều quyết định các vấn đề về tài sản như chia
thừa kế, tranh chấp hợp đồng, TNBTTH ngoài hợp đồng... Thông qua hoạt
động THADS, người được THADS sẽ nhận được các quyền và lợi ích về tài
sản từ người có nghĩa vụ phải thi hành án.
Thứ ba, THADS mang tính độc lập:
Hoạt động THADS là một quá trình phực tạp, trải qua nhiều giai đoạn và
chịu nhiều tác động khách quan. Do vậy, để đảm bảo cho hoạt động THADS
được thực hiện một cách hiệu quả thì cơ quan THADS và chấp hành viên phải
được hoạt động một cách độc lập trong khuôn khổ pháp luật, không phụ thuộc
vào bất kỳ tác động nào của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác làm ảnh hưởng tới
quá trình THADS. Chính vì vậy, pháp luật về THADS hiện nay quy định cơ
quan THADS không phụ thuộc về tổ chức, quản lý của cơ quan tư pháp ở địa
phương mà hoạt động một cách độc lập, tự chủ hoàn toàn.
Thứ tư, hoạt động THADS do cơ quan THADS thực hiện:
Cơ quan THADS là một trong các cơ quan tư pháp có chức năng nhiệm
vụ và quyền hạn thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước. Cơ quan THADS
có chức năng chính là thi hành các bản án, quyết định dân sự.
1.2.3. Ý nghĩa về hoạt động thi hành án dân sự
Hoạt động THADS là một giai đoạn quan trọng trong quá trình bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Có thể nói hoạt động THADS là
17


hoạt động hậu xét xử song lại đóng vai trò quyết định trong cả quá trình
bảo vệ đương sự. Việc giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án là giai đoạn đầu
của quá trình bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của đương sự


. Ở giai đoạn

này, Tòa án mới chỉ làm rõ các tình tiết của vụ việc dân sự và áp dụng quy
định pháp luật để quyết định quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Trong
khi đó, để các quyền và nghĩa vụ này được thực hiện trên thực tế thì phải
thông qua hoạt động THADS. Theo đó, người có quyền thi hành án có
quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi
hành án của họ đối với mình và ngược lại, người có nghĩa vụ thi hành án
phải thực hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ích của người có quyền thi hành án .
Công tác THADS có ý nghĩa hết sức quan tro ̣ng , làm cho các bản án , quyết
định của Toá án đươ ̣c thực hiê ̣n trên thực tế . Thông qua hoạt động thi hành
án quyền và lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
và của công dân được bảo vệ; pháp chế được tăng cường, tạo được niềm tin
vững chắc trong quần chúng nhân dân, đảm bảo trật tự xã hội. Cũng như
các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án, cơ quan THADS giữ vị trí đặc
biệt quan trọng , là khâu không thể thiếu trong quá trình tố tụng

. Mọi phán

quyết của Toà án chỉ là những quyết định trên giấy tờ và không thể phát
huy hiê ̣u lực trên thực tế nếu không được thi hành đầy đủ và hiệu quả nhất
là trong lĩnh vực thi hành án. Trải qua chặng đường hình thành và phát
triển, THADS nước ta đã có nhiều chuyển biến to lớn sau khi Pháp lệnh
Thi hành án 1993 được ban hành. Đó là mốc thời gian quan trọng khi cơ
quan THADS được Quốc Hội chuyển giao từ Toà án sang cơ quan thuộc
Chính phủ, đưa công tác THADS bước vào một giai đoạn phát triển mới

.

Đế n nay , sau khi Luâ ̣t THADS 2008 đươ ̣c ban hành và áp du ̣ng trong thực

tiễn , tổ chức cơ quan THADS ngày càng được hoàn thiện hơn. Hoạt động
THADS được củng cố về mọi mặt , đạt được những thành quả nhất định , là
khâu chốt quan trọng trong quá trình tố tụng góp

phầ n xây dựng , củng cố

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh.
18


×