Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Vấn đề chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.86 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ NGỌC HUYỀN

VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC
GIỮA CÔNG TY ĐỐI NHÂN VÀ CÔNG TY
ĐỐI VỐN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ NGỌC HUYỀN

VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC
GIỮA CÔNG TY ĐỐI NHÂN VÀ CÔNG TY
ĐỐI VỐN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Hồng Vân

HÀ NỘI - 2015

2


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Ngọc Huyền

3


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
1


MỞ ĐẦU

Chương 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI

8

HÌNH THỨC CÔNG TY VÀ PHÁP LUẬT CHUYỂN ĐỔI
HÌNH THỨC GIỮA CÔNG TY ĐỐI NHÂN VÀ CÔNG TY
ĐỐI VỐN

1.1.

Khái quát chung về công ty đối nhân và công ty đối vốn

8

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại công ty

8

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và hình thức của công ty đối nhân và công

10

ty đối vốn
1.1.3. Chế độ trách nhiệm của công ty đối nhân, công ty đối vốn


14

1.2.

16

Khái luận về chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và
công ty đối vốn

1.2.1. Khái niệm

16

1.2.2. Căn cứ chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty

18

đối vốn
1.2.3. Các trường hợp chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân

20

và công ty đối vốn
1.2.4. Hậu quả pháp lý của việc chuyển đổi hình thức giữa công ty

22

đối nhân và công ty đối vốn
1.3.


Pháp luật về chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và

26

công ty đối vốn
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm

26

1.3.2. Nội dung của pháp luật về chuyển đổi hình thức giữa công ty

28

đối nhân và công ty đối vốn

4


1.3.3. Vị trí, vai trò của pháp luật về chuyển đổi hình thức giữa công

29

ty đối nhân và công ty đối vốn
1.3.4. Lược sử phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề chuyển

30

đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn
Chương 2:


THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

37

VỀ CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC GIỮA CÔNG TY ĐỐI
NHÂN VÀ CÔNG TY ĐỐI VỐN

2.1.

Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chuyển

37

đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn
2.1.1. Một số quy định chung về hình thức công ty và chuyển đổi

37

hình thức công ty
2.1.2. Những quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2014 liên

40

quan tới chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công
ty đối vốn
2.2.

Một số bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành

50


liên quan tới chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và
công ty đối vốn và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế
2.2.1. Một số bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành

51

liên quan tới chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và
công ty đối vốn
2.2.2. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

61
68

VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI QUY ĐỊNH VỀ
CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC GIỮA CÔNG TY ĐỐI NHÂN
VÀ CÔNG TY ĐỐI VỐN

3.1.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật

68

3.1.1. Một số định hướng hoàn thiện pháp luật

68

3.1.2. Một số giải pháp cụ thể, bổ sung quy định của pháp luật về


74

chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn

5


3.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quy định của pháp luật

84

3.2.1. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật

84

3.2.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

86

thuộc công tác đăng kí doanh nghiệp
3.2.3. Tập hợp, hệ thống hóa lại quy định pháp luật

87

3.2.4. Cần tăng cường hoạt động giải thích luật, kiến tạo án lệ

88


3.2.5. Tòa án cần có giải pháp giải quyết tranh chấp linh hoạt hơn

90

3.2.6. Cần rút gọn thời gian giải quyết yêu cầu đăng kí doanh nghiệp

91

và đăng kí chuyển đổi hình thức công ty
KẾT LUẬN

93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

95

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật Dân sự

BLTM : Bộ luật Thương mại
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn


7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Công ty là một thực thể kinh doanh phổ biến trong xã hội và là hạt
nhân chính thúc đẩy nề n kinh tế . Có thể thấy , mô ̣t công ty nổ i tiế ng có thể
đồ ng thời mang hin
̀ h ảnh và uy tín của nó cũng như quốc gia đó ra khắp thế
giới. Đứng trước nhu cầu hội nhập và phát triển kinh tế , xã hội, mỗi quố c gia
đều khuyến khích việc thành lập công ty , ghi nhận đa đạng các loại hình công
ty để đáp ứng nhu cầu, khả năng hoạt động của công ty và các thành viên
trong công ty cũng như ta ̣o điề u kiê ̣n cho công ty kip̣ thời thích ứng với
những thay đổ i của nề n kinh tế .
Tại Việt Nam , luật lệ về công ty lần đầu tiên được quy định là trong
"Bộ Dân luật thi hành tại các tòa Nam án Bắc Kỳ", trong đó tiết thứ 5
(Chương IX) nói về hội buôn được chia thành hai loại là hội người và hội
vốn. Trong đó hội vốn được chia thành hai loại là hội vô danh (Công ty cổ
phần) và hội hợp cổ (Công ty hợp vốn đơn giản). Dưới thời kì Pháp thuộc, các
quy định của Bộ luật Thương mại (BLTM) Pháp năm 1807, trong đó có quy
định về các loại hình công ty, được áp dụng ở cả ba kỳ tại Việt Nam. Đến
năm 1942, chính quyền Bảo Đại ban hành BLTM Trung phần có hiệu lực từ
25/1/1944 áp dụng tại Trung Kỳ, đã phân loại công ty thành các công ty đối
nhân {bao gồm công ty đồng danh, công ty cấp vốn đơn giản và công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH)} và các các công ty đối vốn (bao gồm công ty vô
danh và công ty cấp vốn cổ phần). BLTM 1942 cũng có quy định về việc
chuyển đổi hình thức công ty, gọi là "sự cải hóa" công ty. Bấy giờ, hậu quả
của sự cải hóa công ty đã được hiểu một cách sâu sắc là tiêu hủy bộ máy cũ
và thay thế bằng bộ máy mới, tức là chấm dứt sự sinh hoạt của công ty cũ.

Như vậy, ngay từ khi đươ ̣c xây dựn g, các quy định của pháp luật về
công ty đã hế t sức quan tâm tới viê ̣c phân loại công ty dựa vào tính chất đối

8


nhân và đối vốn của công ty , qua đó đa da ̣ng hóa các loa ̣i hiǹ h công ty , đồ ng
thời theo thời gian , các quy định pháp luật dầ n đươ ̣c bổ sung , hoàn thiện, và
hình thành những quy định cho phép các công ty có thể chuyển đổi hình thức
cho phù hơ ̣p với thực tế xã hô ̣i và điề u kiê ̣n kinh tế

. Chuyển đổi hình thức

công ty đươ ̣c hiể u là một trong những phương t hức để tổ chức lại công ty bảo
đảm cho sự phát triển của công ty đáp ứng được các mục tiêu của nhà đầu tư,
yêu cầu của thị trường, cũng như yêu cầu của pháp luật.
Cho đế n nay , Luật Doanh nghiệp 2014 hiê ̣n hành vẫn kế thừa những
quy định đối với việc chuyển đổi hình thức công ty trong những trường hợp
như công ty không còn đáp ứng được điều kiện về hình thức của công ty , hay
công ty có nhu cầu chuyển đổi sang hình thức khác để phù hợp hơn với cách
thức hoạt động cũng như xu thế chung của nề n kinh t ế. Tuy nhiên với sự biế n
đổ i không ngừng của đời số ng kinh tế , xã hội, cũng như những quan điểm về
công ty và chuyển đổi hình thức công ty của các nhà làm luật hiện nay còn
chưa đúng đắn và đầy đủ , dẫn tới các quy đinh
̣ của Luâ ̣t Doanh nghiê ̣ p nói
chung và quy đinh
̣ về chuyể n đổ i hiǹ h thức công ty nói riêng đã dầ n bô ̣c lô ̣
không it́ những ha ̣n chế . Mô ̣t trong những hạn chế đó là Luật Doanh nghiệp
hiện hành chưa quy định đầy đủ các trường hợp chuyển đổi hình thức công ty,
và cụ thể hơn là chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn.

Về bản chất, việc chuyển đổi hình thức công ty là sự sửa đổi các thỏa
thuận ban đầu của các thành viên sáng lập nên công ty, và nền tảng của việc
chuyển đổi hình thức công ty nói chung chính là quyền tự do kinh doanh. Tuy
nhiên Luật Doanh nghiệp 2014 chưa quy định đầy đủ các trường hợp chuyển
đổi hình thức công ty nói chung và chuyển đổi hình thức giữa công ty đối
nhân và công ty đối vốn nói riêng.
Thực tiễn xảy ra trường hợp một công ty hợp danh (công ty đối
nhân) không còn đảm bảo được các điều kiện về hình thức, hoặc có nhu cầu
chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần (công ty đối vốn) khác để đáp

9


ứng nhu cầu kinh doanh, song pháp luật chưa có quy định cho trường hợp
chuyển đổi này, gây khó khăn cho công ty trong việc hoạt động. Như vậy,
Luật Doanh nghiệp chưa đảm bảo được quyền tự do thay đổi hình thức công
ty nói chung và chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối
vốn nói riêng, hay nói một cách khác là hạn chế quyền tự do kinh doanh của
các nhà đầu tư.
Do vậy, nghiên cứu về việc chuyển đổi hình thức giữa công ty đối
nhân và công ty đối vốn để chỉ ra những vấn đề pháp lý của việc chuyển đổi
và hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và
công ty đối vốn là vấn đề thiết thực có tính ứng dụng cao cả về mặt thực tiễn
và lý luận. Đó là lý do mà tôi lựa chọn đề tài: "Vấ n đề chuyển đổ i hình thức
giữa công ty đố i nhân và công ty đố i vố n theo pháp luật Viê ̣t Nam " làm đề
tài luâ ̣n văn tha ̣c sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấ n đề pháp lý về chuyể n đổ i hiǹ h thức công ty tuy đươ ̣c nghiên cứu
từ lâu song vẫn luôn là vấ n đề đươ ̣c tranh luâ ̣n và nghiên cứu . Đế n nay, nế u
không tin

́ h các sách chuyên khảo , đã có một số công triǹ h khoa ho ̣c có liên
quan tới vấ n đề này , tiêu biể u nhấ t là luâ ̣n án Tiế n si ̃ : "Chuyển đổ i hình thức
công ty theo pháp luật Viê ̣t Nam " của Hoàng Anh Tuấn (2012). Luận án đã
phân tích cơ sở lý luận pháp luật về chuyển đổi hình thức công ty ở Việt
Nam, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về
chuyển đổi hình thức công ty, cũng như tìm ra các bất cập cụ thể cần sửa đổi
và kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về việc chuyển đổi hình thức công ty.
Tác giả Hoàng Tuấn Anh cũng đồng thời có rất nhiều bài viết khoa
học được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành với nội dung liên
quan tới vấn đề chuyển đổi hình thức công ty như: "Bàn về việc chuyển đổi
hình thức các Công ty Trách nhiệm hữu hạn"; "Những bất cập của các quy

10


định chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH Một thành viên", "Hợp
đồng chuyển đổi hình thức công ty vô hiệu"...
Trong các xuất bản phẩm bằng tiếng Việt ở Việt Nam cần phải kể
đến cuốn "Tổ chức công ty" của Maurice Cozian, Alain Viandier do Nguyễn
Văn Bình và Lê Thị Lý dịch và được xuất bản năm 1989 bởi Viện Nghiên
cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.
Ngoài ra đã có mô ̣t số bài viế t , bài báo , chuyên đề tham luận khoa
học khác có nội dung l iên quan tới việc chuyển đổi hình thức công ty nói
chung hay chuyển đổi hình thức giữa các loại hình công ty cụ thể , tuy nhiên
chưa có công trình nào phân tích sâu về chuyể n đổ i hình thức giữa công ty
đố i nhân và đố i vố n . Do đó luâ ̣n văn nà y có tính mới chưa bi ̣trùng lă ̣p với
những công trình khác .
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích

Là một vấn đề còn khá mới mẻ song có tính thực tiễn rất cao , nên viê ̣c
nghiên cứu luâ ̣n văn nhằ m các mu ̣c đić h sau đây:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về công ty đối nhân , công ty
đối vốn và những vấ n đề pháp lý cu ̣ thể liên quan tới viê ̣c chuyể n đổ i hiǹ h
thức giữa công ty đố i nhân và công ty đố i vố n;
Phân tić h, đánh giá thực tra ̣ng pháp luâ ̣t và chỉ ra những bất cập , tồ n
tại của các quy đinh
̣ pháp luâ ̣t hiê ̣n hành về viê ̣c chuyể n đổ i hiǹ h thức giữa
công ty đố i nhân và công ty đố i vố n , qua đó đóng góp những kiế n nghi ̣giải
pháp hoàn thiện pháp luật...
* Nhiệm vụ
Để đảm bảo được các mục đích nêu trên, luận văn sẽ tập trung vào các
nhiệm vụ sau:
Phân tích khái niệm, đặc điểm của công ty đối nhân, công ty đối vốn và
pháp luật về chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn;

11


Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan việc tới chuyển đổi hình thức giữa
công ty đối nhân và công ty đối vốn;
Lược sử pháp luật của Việt Nam về vấn đề chuyển đổi hình thức giữa
công ty đối nhân và công ty đối vốn;
Phân tích rõ thực trạng pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện hành
liên quan tới vấn đề chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty
đối vốn, qua đó chỉ ra bất cập, tồn tại và những nguyên nhân của các bất cập,
tồn tại đó;
Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của
pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện hành liên quan tới vấn đề chuyển đổi
hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn, đồng thời luận văn có

nhiệm vụ nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quy định
về chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện hành liệt kê các loại hình công
ty cụ thể , đồng thời, đối với vấn đề chuyể n đổ i hiǹ h thức công ty , pháp luật
chỉ đưa ra các quy đinh
̣ cho viê ̣c chuyể n đổ i từ hiǹ h thức công ty này sang
hình thức công ty khác . Như vậy, Luật Doanh nghiệp Việt Nam phân loại
công ty dựa trên hình thức pháp lý của công ty mà chưa xem xét phân loại
công ty dưới góc độ công ty đối nhân và công ty đối vốn, cũng như chưa đưa
ra được các quy định mang tính khái quát chung thể hiện được các vấn đề
pháp lý của việc chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối
vốn. Luâ ̣n văn này sẽ tâ ̣p trung nghiên cứu những vấ n đề pháp lý liên quan tới
viê ̣c chuyể n đổ i hin
̀ h thức giữa công ty đố i nhân và công ty đố i vố n như điều
kiện chuyển đổi, căn cứ chuyển đổi, phương thức thức chuyển đổi hay hậu
quả pháp lý của việc chuyển đổi.

12


* Phạm vi nghiên cứu
Luâ ̣n văn chỉ tâ ̣p trung nghiên cứu các vấ n

đề pháp lý liên quan tới

mục đích và nhiệm vụ của đề tài . Luâ ̣n văn sẽ không đi sâu vào các yế u tố
kinh tế và tác đô ̣ng xã hô ̣i của đề tài.
Trên thực tế, với những mục đích và lĩnh vực hoạt động khác nhau, sẽ

tồn tại các loại công ty khác nhau như công ty thương mại (hay còn gọi là
công ty kinh doanh) và công ty dân sự. Thuật ngữ công ty đề cập trong luận
văn chỉ bao gồm công ty thương mại.
Ngoài ra, luâ ̣n văn có đề câ ̣p tới pháp luâ ̣t doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam từ trước
năm 1990 đến nay, song dừng la ̣i ở mức đô ̣ lươ ̣c sử pháp luâ ̣t. Luâ ̣n văn sẽ tâ ̣p
trung nghiên cứu các quy đinh
h ̣t Doanh nghiê ̣p2014).
̣ của pháp luâ ̣t hiê ̣n hàn(Luâ
5. Phương pháp luâ ̣n và phương pháp nghiên cứu đề tài
Đối với phương pháp luận, luận văn sử du ̣ng phương pháp luâ ̣n của
chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luâ ̣t cũng
như sử du ̣ng phương pháp luâ ̣n của chủ nghiã duy vâ ̣t biê ̣n chứng , chủ nghĩa
duy vâ ̣t lich
̣ sử.
Đối với hoạt động nghiên cứu, luận văn sử du ̣ng các phương pháp sau:
Phương pháp lich
̣ sử : Nghiên cứu các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t doanh
nghiê ̣p Viê ̣t Nam từ trước giai đoa ̣n 1990 đến nay;
Phương pháp so sánh : Sử du ̣ng trong Chương 2 khi so sánh các quy
đinh
̣ của pháp luâ ̣t doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam qua các thời kì . Phương pháp so
sánh cũng được sử dụng trong chương 1 khi đề câ ̣p tới mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n
có liên quan tới đối tượng nghiên cứu của đề tài;
Phương pháp phân tić h , quy na ̣p , diễn giải đươ ̣c sử du ̣ng xuyên suố t
trong toàn bô ̣ luâ ̣n văn để làm rõ những vấ n đề đươ ̣c đưa ra;
Ngoài ra, luâ ̣n văn còn sử du ̣ng mô ̣t số phương pháp khác như phương
pháp giả định, phương pháp tiǹ h huố ng…

13



6. Kế t cấ u của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chuyển đổi hình thức công
ty và pháp luật chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về chuyển đổi
hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực thi quy định về chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và
công ty đối vốn.

14


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI
HÌNH THỨC CÔNG TY VÀ PHÁP LUẬT CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC
GIỮA CÔNG TY ĐỐI NHÂN VÀ CÔNG TY ĐỐI VỐN
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY ĐỐI NHÂN VÀ CÔNG TY ĐỐI VỐN

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại công ty
Công ty có thể hiểu theo nhiều nghĩa nếu xét dưới các góc độ khác
nhau. Dưới góc độ kinh tế, công ty có thể được hiểu là các tổ chức chuyên
thực hiện các hoạt động thương nghiệp, dịch vụ. Dưới góc độ pháp lý, công ty
được hiểu là sự liên kết của nhiều người để tiến hành một công việc gì đó vì
mục đích kiếm lời.
Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học đưa ra khái niệm về công ty.
Nhà luật học Kubler Cộng hòa liên bang Đức đã quan niệm rằng: "Công ty

được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một
sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt một mục tiêu chung nào
đó" [19, tr. 29]. Còn theo Điều 1832 Bộ luật Dân sự (BLDS) Pháp thì công ty là
một sự liên kết của hai hay nhiều người trên cơ sở hợp đồng, hoặc bởi ý chí của
chỉ một người nhằm sử dụng tài sản góp vốn cho mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
Với những cách định nghĩa như trên, có thể thấy các nhà Luật gia tại
Đức hay Pháp đều quan niệm rằng công ty là một hợp đồng (sự liên kết) giữa
các thành viên theo đó các thành viên cùng nhau góp vốn, cùng nhau hoạt
động chung, cùng kiếm lời để chia nhau và cùng nhau chịu lỗ.
Tại Việt Nam, đến nay chưa có văn bản luật nào đưa ra một khái niệm
chung nhất về công ty. Tuy nhiên từ Luật Công ty 1990, đến Luật Doanh
nghiệp 1999, 2005 và 2014, đều có quy định công ty là một loại hình doanh
nghiệp, hay một chủ thể kinh doanh, chịu sự điều chỉnh của pháp luật về
doanh nghiệp.

15


Bằng việc tổng hợp các quan niệm nêu trên về công ty, có thể hiểu
rằng: Công ty là một thực thể kinh doanh, được tạo lập nên bởi ý chí của một
hoặc các thành viên trong công ty thông qua hợp đồng thành lập công ty, khai
thác tài sản của công ty được hình thành từ vốn góp của các thành viên công
ty nhằm mục tiêu lợi nhuận hay mục đích thương mại.
Với việc đưa ra định nghĩa như trên, có thể thấy công ty mang những
đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, công ty được tạo lập bởi ý chí và sự liên kết giữa các cá
nhân hay tổ chức là thành viên của công ty, và sự liên kết này thể hiện ở hình
thức bên ngoài là một tổ chức. Đặc điểm này dựa trên cơ sở hình thành cũng
như ý nghĩa của sự hình thành nên các công ty, đồng thời cũng là điều kiện
quan trọng cho việc tạo lập nên công ty. Để đáp ứng nhu cầu về vốn kinh

doanh trong bối cảnh nền sản xuất hàng hóa đã phát triển đến mức độ nhất
định, các nhà đầu tư trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau đã liên kết lại theo những
hình thức nhất định và tạo ra các mô hình tổ chức kinh doanh mới, chính là
các công ty kinh doanh. Như vậy, ý chí, nguyện vọng của các nhà nhà đầu tư
(hay các thành viên sáng lập) là điều kiện tiên quyết cho sự liên kết và tạo lập
nên một công ty mới. Đối với công ty TNHH một thành viên, thì ý chí thành
lập công ty của chính chủ sở hữu công ty là cơ sở, tiền đề cho việc tạo lập nên
công ty.
Thứ hai, ý chí tạo lập, hay sự liên kết giữa các thành viên được thực
hiện thông qua một sự kiện pháp lý. Thông thường, sự kiện pháp lý là việc các
thành viên cùng nhau ký kết hợp đồng thành lập công ty, hợp đồng góp vốn, xây
dựng điều lệ công ty, quy chế công ty… Đồng thời, tại Việt Nam cũng như
các nước trên thế giới đều có những quy định chung về trình tự, thủ tục đối
với việc thành lập doanh nghiệp nói chung và thành lập công ty nói riêng.
Thứ ba, các thành viên sáng lập sẽ bỏ ra một số tài sản của mình để
góp vào công ty và cùng nhau khai thác khối tài sản hình thành từ vốn góp đó.

16


Tuy nhiên, vai trò của vốn góp đối với mỗi loại thành viên trong mỗi loại hình
công ty là khác nhau
Thứ tư, mục đích của việc thành lập công ty là để kinh doanh có lợi
nhuận (mục đích kiếm lời). Có thể hiểu, mục đích kiếm lời là ý chí, mong
muốn của công ty hay các thành viên trong công ty. Ý chí, mong muốn đó
luôn tồn tại và không phụ thuộc vào việc thực tế công ty đó có đang kiếm
được lợi nhuận hay không.
Như vậy, công ty là một thực thể kinh doanh, được tạo lập nên bởi ý chí
của một hoặc các thành viên trong công ty thông qua hợp đồng thành lập công
ty, khai thác tài sản của công ty được hình thành từ vốn góp của các thành viên

công ty nhằm mục tiêu lợi nhuận hay mục đích thương mại. Có thể nói, công ty
có bản chất là một hành vi pháp lý, có nghĩa công ty một thành viên là một hành
vi pháp lý đơn phương, còn công ty nhiều thành viên là một hợp đồng [9].
Với đa dạng các loại hình công ty như hiện nay, sự phân loại công ty
là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để
phân loại công ty:
+ Căn cứ vào chế độ trách nhiệm của các thành viên, có thể phân loại
công ty thành công ty có chế độ TNHH và công ty có chế độ trách nhiệm vô hạn
+ Căn cứ vào hình thức pháp lý, có thể phân loại công ty thành công
ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản, công ty cổ phần, công ty TNHH…
+ Căn cứ dưới góc độ pháp lý, công ty được chia thành thành hai
nhóm cơ bản là công ty đối nhân và công ty đối vốn. Đây cũng là cách phân
loại theo truyền thống Civil Law.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và hình thức của công ty đối nhân và công
ty đối vốn
1.1.2.1. Công ty đối nhân
Có thể nói, công ty đối nhân là loại hình công ty có mặt sớm nhất
trong lịch sử phát triển của nền kinh tế. Những quy định sơ khai về công ty

17


đối nhân đã được tìm thấy trong các bộ luật thời cổ đại như Bộ luật
Hammurabi của Babylon vào khoảng năm 2300 trước Công nguyên. Ở châu
Âu, Châu Á, tập quán kinh doanh của các thương nhân, sự liên kết những
phường, hội người buôn là tiền đề hình thành nên hình thức công ty này. Ban
đầu, công ty chỉ là những liên kết giản đơn của các thương nhân quen biết
nhau, và sự quen biết dựa trên yếu tố nhân thân tạo nên sự tin cậy về mặt tâm
lý, yếu tố vốn chỉ là thứ yếu. Cho đến nay, công ty đối nhân vẫn là một trong
những loại hình công ty được nhiều thương nhân lựa chọn.

Như vậy, công ty đối nhân là những công ty mà sự liên kết dựa trên sự
tin cậy của các thành viên về nhân thân, sự góp vốn chỉ là thứ yếu. Một đặc
điểm quan trọng của công ty đối nhân là việc tài sản của các thành viên công
ty và tài sản của công ty không có sự tách biệt. Các thành viên, hoặc ít nhất
một thành viên của công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của
công ty. Các thành viên có tư cách thương gia độc lập và phải chịu thuế thu
nhập cá nhân, bản thân công ty không bị đánh thuế.
Các công ty đối nhân thường tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là công
ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản.
Công ty hợp danh là loại hình công ty trong đó các thành viên (gọi là
thành viên hợp danh) cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới cùng
một tên chung và tất cả các thành viên đều phải liên đới chịu trách nhiệm vô
hạn về các khoản nợ của công ty. Chính đặc điểm liên đới chịu trách nhiệm
vô hạn của công ty hợp danh đòi hỏi các thành viên phải thật sự hiểu biết
nhau và tin tưởng lẫn nhau (tính đối nhân). Công ty hợp danh có thể coi là
công ty đối nhân điển hình và là loại hình công ty xuất hiện sớm nhất trong
lịch sử.
Công ty hợp vốn đơn giản là loại hình công ty có ít nhất một thành
viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ (thành viên nhận
vốn), các thành viên khác chỉ chịu TNHH trong phạm vi số vốn góp vào công

18


ty (thành viên góp vốn). Về cơ bản, công ty hợp vốn đơn giản cũng giống như
công ty hợp danh về tính đối nhân (có thành viên hợp danh chịu trách nhiệm
vô hạn về khoản nợ của công ty). Tuy nhiên, ngoài thành viên hợp danh thì
công ty hợp vốn đơn giản có thêm một loại thành viên mang thân phận pháp
lý khác biệt là thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu TNHH với
phần vốn góp vào công ty, không được đại diện công ty tham gia vào các

quan hệ đối ngoại mà chỉ có quyền trong các quan hệ nội bộ của công ty.
Ngoài ra, thực tế cũng ghi nhận một loại hình công ty đối nhân nữa là
công ty nặc danh. Đây là loại hình công ty gần tương tự với công ty hợp vốn
đơn giản, khi có cả thành viên nhận vốn và thành viên góp vốn. Tuy nhiên,
trong khi các thành viên nhận vốn để kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô
hạn về các khoản nợ của công ty thì các thành viên góp vốn chỉ có trách
nhiệm góp vốn cho các thành viên nhận vốn, được hưởng một phần lợi nhuận
của công ty và không phải chịu trách nhiệm về nợ của công ty.
Tuy nhiên, phổ biến trong pháp luật doanh nghiệp hiện đại quy định
công ty đối nhân bao gồm: Công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản.
1.1.2.2. Công ty đối vốn
Về mặt lịch sử, công ty đối vốn ra đời sau các công ty đối nhân. Khác
với công ty đối nhân, các công ty đối vốn chỉ có các thành viên góp vốn (được
gọi chung là thành viên công ty), và công ty đối vốn không quan tâm tới tư
cách cá nhân (nhân thân) của các thành viên trong công ty, mà chỉ quan tâm
tới phần vốn góp của thành viên vào công ty. Đó cũng là đặc điểm quan trọng
nhất của một công ty đối vốn. Ngoài ra, công ty đối vốn có một số đặc điểm
như: Công ty là pháp nhân có tài sản tách biệt với tài sản của các thành viên
trong công ty; Khi liên kết, các thành viên không quan tâm đến tư cách cá
nhân thành viên công ty mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp mà họ góp vào
công ty; Thành viên của công ty dễ dàng thay đổi, người không hiểu biết về
kinh doanh cũng có thể tham gia vào công ty.

19


Các công ty đối vốn có rất nhiều ưu điểm khiến cho người kinh doanh
lựa chọn tham gia, đặc biệt là chế độ chịu TNHH. Những người không am
hiểu về kinh doanh cũng có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh của công
ty đối vốn. Đối với các nhà kinh doanh giỏi, công ty đối vốn tạo điều kiện cho

họ huy động được số vốn đầu tư lớn vào mục đích mở rộng kinh doanh. Bên
cạnh các ưu điểm trên, công ty đối vốn cũng có những nhược điểm nhất định.
Trước hết, công ty đối vốn dễ dàng gây rủi ro cho các chủ nợ, đặc biệt là ngân
hàng khi cho các công ty này vay các khoản tín dụng lớn, bởi công ty chỉ chịu
TNHH đối với các khoản nợ bằng tài sản của mình. Thêm vào đó, công ty đối
vốn cũng chỉ quan tâm đến phần vốn của các thành viên góp vào công ty mà
không quan tâm tư cách cá nhân của các thành viên, vì vậy số lượng thành
viên có thể rất lớn dẫn tới việc phân hóa các nhóm quyền lợi khác nhau, thậm
chí đối lập nhau. Đặc biệt, do công ty đối vốn được quyền công khai huy
động vốn trong công chúng nên cũng rất dễ dẫn tới những hành vi lừa đảo
trong việc huy động vốn, gây ra những hậu quả khó kiểm soát. Với những
nhược điểm trên, công ty đối vốn phải chịu sự điều chỉnh rất chặt chẽ của
pháp luật.
Công ty đối vốn thông thường bao gồm hai hình thức là công ty cổ
phần và công ty TNHH. Công ty TNHH được chia thành hai loại là công ty
TNHH một thành viên và công ty TNHH từ hai thành viên trở lên.
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, thể hiện ở
chế độ trách nhiệm của công ty: Công ty cổ phần là thực thể tách biệt với các
thành viên của nó, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài
sản của công ty; vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là
cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông và chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Một công
ty cổ phần phải có ít nhất ba cổ đông và không giới hạn số lượng thành viên
tối đa. Một trong những ưu thế của công ty cổ phần là việc công ty có quyền

20


phát hành chứng khoán (ví như cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng theo quy
định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn, qua đó giúp cho công ty

có thể chủ động trong việc huy động vốn.
Công ty TNHH được cho là hình thức công ty được tạo lập nên bởi sự
kết hợp giữa một số yếu tố của công hợp danh và một số yếu tố của công ty
cổ phần (vừa có tính đối nhân vừa có tính đối vốn). Công ty TNHH được coi
là có tính đối nhân bởi: số lượng thành viên công ty bị hạn chế (không quá 50
người), thường có quan hệ gần gũi, phần vốn góp của các thành viên không
được chuyển nhượng một cách dễ dàng và bộ máy tổ chức tương đối đơn giản
so với công ty cổ phần. Tuy nhiên, công ty TNHH cũng mang những đặc tính
cơ bản của đối vốn, thể hiện ở chỗ: công ty TNHH có tài sản riêng tách biệt
với tài sản của thành viên công ty; chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty bằng tài sản của công ty; thành viên công ty không có tư cách thương
nhân, chịu TNHH về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Công ty TNHH cũng gồm
hai loại là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH có hai thành viên
trở lên.
1.1.3. Chế độ trách nhiệm của công ty đối nhân, công ty đối vốn
Bên cạnh cách phân loại công ty theo truyền thống Civil law, công ty
còn được phân loại theo học thuyết TNHH. Theo đó, người ta phân loại công
ty thành công ty có chế độ TNHH và công ty có chế độ trách nhiệm vô hạn.
Khi nhắc tới công ty nói chung và công ty đối nhân, công ty đối vốn nói riêng,
không thể không bàn tới chế độ trách nhiệm của công ty đó.
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, mọi loại hình công ty đều có tư cách
pháp nhân. Các nước trên thế giới cũng công nhận hầu hết các loại hình công
ty có tư cách pháp nhân (trừ công ty hợp danh không được công nhận có tư
cách pháp nhân tại một số nước trên thế giới). Là một pháp nhân nên công ty
khi được thành lập sẽ có tài sản riêng và công ty có nghĩa vụ thanh toán các

21



khoản nợ bằng toàn bộ tài đó (chịu trách nhiệm vô hạn đối với tài sản của
mình). Tuy nhiên đối với thành viên công ty, trách nhiệm của họ đối với
khoản nợ của công ty lại phụ thuộc vào chế độ trách nhiệm của công ty, cụ
thể là:
- Đối với công ty đối vốn, các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm
đối với khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn đã góp. Khi công ty đã
hết tài sản thì các thành viên không phải liên đới chịu trách nhiệm. Do đó,
công ty đối vốn được coi là có chế độ TNHH.
- Đối với công ty đối nhân, trong quá trình thực hiện nghĩa vụ trả nợ
mà tài sản của công ty hết thì các thành viên nhận vốn sẽ tiếp tục thanh toán
các khoản nợ của công ty bằng tài sản riêng của mình (chịu trách nhiệm vô
hạn đối với nghĩa vụ thanh toán nợ của công ty), hay nói một cách khác, các
thành viên hợp danh được xem như những người bảo lãnh liên đới cho hoạt
động của công ty [15], thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong
phạm vi phần vốn đã góp vào công ty. Công ty đối nhân được coi là có chế độ
trách nhiệm vô hạn.
Như vậy, chế độ trách nhiệm của công ty được hiểu là trách nhiệm
thanh toán nợ của các thành viên trong công ty đối với các khoản nợ của công
ty đó. Đồng thời chế độ trách nhiệm của công ty cũng thể hiện được giới hạn
quyền đòi nợ của chủ nợ công ty, cụ thể:
- Đối với công ty có chế độ TNHH (công ty đối vốn) thì các chủ nợ
của công ty chỉ có quyền đòi nợ trên tài sản của công ty đó mà không có
quyền đòi nợ trên tài sản của người góp vốn (chủ sở hữu), giám đốc, hay
những người tham gia khác như người lao động, nhà cung ứng, hay khách
hàng của công ty.
- Ngược lại, đối với công ty có chế độ trách nhiệm vô hạn (công ty đối
nhân), chủ nợ có quyền đòi nợ trên tài sản của những thành viên nhận vốn
trong công ty đó.

22



Hình thức và chế độ trách nhiệm của công ty có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau. Khi nhắc tới một hình thức công ty cụ thể ta dễ dàng xác định được chế độ
trách nhiệm của công ty đó. Ví dụ như công ty cổ phần có chế độ TNHH, công
ty hợp danh có chế độ trách nhiệm vô hạn… Do đó khi công ty có sự thay đổi về
hình thức thì chế độ trách nhiệm của công ty cũng sẽ có sự thay đổi tương ứng.
Việc làm rõ chế độ trách nhiệm của công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan đến công ty, trong đó có vấn
đề chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn.
1.2. KHÁI LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC GIỮA CÔNG TY ĐỐI
NHÂN VÀ CÔNG TY ĐỐI VỐN

1.2.1. Khái niệm
Chuyển đổi hình thức công ty là việc chuyển đổi giữa hình thức công
ty này sang hình thức công ty khác, hay cụ thể hơn là thay đổi các yếu tố kết
cấu chủ yếu để tạo lập thành các hình thức công ty.
Các yếu tố kết cấu nên công ty bao gồm vốn điều lệ của công ty, kết
cấu về thành viên - số lượng thành viên (tối đa hay tối thiểu), và kết cấu về
chế độ trách nhiệm [15]. Việc thay đổi các yếu tố không ảnh hưởng tới hình
thức công ty mà pháp luật đã xác định (ví dụ như thay đổi một số quy định
trong điều lệ công ty không liên quan tới hình thức công ty, việc gia hạn thời
gian hoạt động...) không được xem là thay đổi hình thức công ty.
Như vậy, chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối
vốn có thể hiểu là việc chuyển đổi các yếu tố căn bản để tạo lập nên công ty
đối nhân sang các yếu tố căn bản tạo lập nên công ty đối vốn và ngược lại.
Công ty là một thương nhân pháp nhân, và hình thức công ty là các
hình thức cấu tạo nên thương nhân pháp nhân đó. Về nguyên tắc, chuyển đổi
hình thức cấu tạo của thương nhân pháp nhân là do chính thương nhân đó
quyết định, không làm tiêu biến thương nhân pháp nhân cũng như không rũ

bỏ các khoản nợ của thương nhân pháp nhân đó với người thứ ba. Ngoài ra,

23


một công ty được thành lập hoặc chấm dứt bởi ý chí của các thành viên nên
việc chuyển đổi hình thức công ty cần được tự do cả về thời điểm cũng như
hình thức mà công ty muốn chuyển đổi. Thêm vào đó, công ty đối nhân và
công ty đối vốn có chế độ trách nhiệm khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của
các thành viên trong công ty đối nhân khác với trong công ty đối vốn… Do
vậy, việc chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn trước
hết cần phải do công ty định đoạt.
Ngoài sự định đoạt của công ty thì việc chuyển đổi hình thức giữa
công ty đối nhân và công ty đối vốn có thể xảy ra dựa trên các sự kiện pháp lý
do luật pháp quy định. Khi xảy ra các sự kiện pháp lý đó, công ty không thể
tiếp tục duy trì hình thức hiện tại mà cần thực hiện thủ tục chuyển đổi sang
hình thức mới phù hợp. Với việc chuyển đổi dựa trên căn cứ pháp luật, công
ty bị chuyển đổi vẫn cần đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cũng như đảm bảo
quyền và lợi ích của bên thứ ba.
Tóm lại, chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối
vốn là chuyển đổi hình thức kết cấu của công ty trên cơ sở lựa chọn hoặc theo
quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng tới việc trả nợ của công ty đó
cũng như không làm ảnh hưởng tới bên thứ ba liên quan.
Có thể nói, việc chuyển đổi hình thức công ty nói chung, và chuyển
đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn nói riêng có vai trò và
ý nghĩa rất quan trọng đối với lợi ích kinh tế, pháp lý của công ty cũng như
đời sống văn hóa xã hội, cụ thể:
Thứ nhất, việc chuyển đổi đã tạo ra một công ty mới có hình thức pháp
lý đúng theo nguyện vọng của nhà đầu tư, phù hợp với tình hình và khả năng
thực tế của công ty, đồng thời công ty mới được kế thừa mọi quyền và nghĩa

vụ của công ty cũ do đó hoạt động kinh doanh được thuận lợi và liên tục.
Thứ hai, xét về lợi ích kinh tế, việc chuyển đổi hình thức giữa công ty
đối nhân và công ty đối vốn không mất nhiều thời gian, không phải vận hành

24


cả hai công ty (chuyển đổi và được chuyển đổi) cùng lúc, không cần làm thủ
tục chấm dứt công ty bị chuyển đổi, và công ty mới đương nhiên được kế
thừa mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty cũ, do đó công ty có thể đảm bảo
hoạt động bình thường ngay sau khi được chuyển đổi (ngay sau khi đăng kí
kinh doanh cho công ty mới chuyển đổi) mà không phải chịu thuế hay lệ phí,
ổn định ngay bộ máy quản lý điều hành, nhân công lao động và hệ thống
khách hàng.
Thứ ba, về mặt pháp lý, việc chuyển đổi hình thức giữa công ty đối
nhân và công ty đối vốn đảm bảo cho công ty chuyển đổi trở thành chủ sở
hữu tài sản kế thừa một cách đương nhiên, an toàn, và dễ dàng. Thủ tục kế
thừa các nghĩa vụ cũng thuận lợi vì công ty vẫn hoạt động kinh doanh bình
thường trong quá trình chuyển đổi.
Thứ tư, về mặt xã hội, và chuyển đổi hình thức công ty nói chung và
chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn nói riêng vừa
đáp ứng được nguyện vọng của các nhà đầu tư (nguyện vọng lựa chọn một
hình thức công ty phù hợp, nguyện vọng được tiếp tục hoạt động khi có
những sự kiện pháp lý kiến công ty không tiếp tục duy trì hình thức hiện
tại…), vừa có ý nghĩa kinh tế cho bản thân công ty, đồng thời không triệt tiêu
nghĩa vụ của công ty và đảm bảo được quyền lợi cho các bên liên quan, qua
đó không ảnh hưởng tới lợi ích chung cho xã hội.
1.2.2. Căn cứ chuyển đổi hình thức giữa công ty đối nhân và công
ty đối vốn
Như đã phân tích trong phần 1.2.1. thì công ty có thể chuyển đổi hình

thức dựa trên ý chí, hay sự tự nguyện của mình. Tuy nhiên không phải mọi
trường hợp công ty tự nguyện chuyển đổi hình thức thì việc chuyển đổi đều
có thể đạt được, cũng như không phải mọi trường hợp công ty đối nhân
chuyển đổi thành công ty đối vốn (và ngược lại) dựa trên sự tự nguyện của
công ty. Các nhà làm luật đã dự liệu những trường hợp việc chuyển đổi hình

25


×