Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá hệ thống thông tin dựa trên web

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN THỊ MINH

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN
DỰA TRÊN WEB

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN THỊ MINH

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN
DỰA TRÊN WEB
Ngành:

Công nghệ thông tin

Chuyên ngành:

Hệ thống thông tin

Mã số:

60480104



LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH VIỆT

HÀ NỘI – 2015


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt đƣợc trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, tìm
hiểu của riêng cá nhân tôi. Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều đƣợc
trình bày hoặc là của cá nhân tôi hoặc là đƣợc tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả
các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và đƣợc trích dẫn hợp pháp.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định
cho lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm
Học viên

Nguyễn Thị Minh


2

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Công
Nghệ Thông Tin, ban lãnh đạo trƣờng Đại Học Công Nghệ, bộ phận đào tạo Sau đại
học đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Nguyễn Đình
Việt - ngƣời đã hƣớng dẫn, chỉ bảo và dạy tôi tận tình, chu đáo mong tôi lĩnh hội đƣợc
kiến thức thầy truyền đạt để hoàn thành luận văn này. Bằng sự kính trọng của ngƣời
học trò, tôi luôn kính chúc Thầy mạnh khỏe, công tác tốt để tiếp tục hƣớng dẫn thế hệ
sau.
Trong quá trình nghiên cứu, do điều kiện và khả năng nghiên cứu của tôi có hạn
nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận đƣợc sự bổ sung,
đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để đề tài của tôi đƣợc hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
Học viên

Nguyễn Thị Minh


3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................2
MỤC LỤC .......................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .........................................................................................6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DỰA TRÊN WEB .......11
1.1

Khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin dựa trên web ....................................11

1.2


Đặc điểm của hệ thống thông tin dựa trên web ...............................................12

1.3

Các thành phần của hệ thống thông tin dựa trên web ......................................14

1.4

Vai trò của hệ thống thông tin dựa trên web ....................................................16

1.5

So sánh hệ thống thông tin dựa trên web và hệ thống thông tin thông thƣờng
17

1.6

Kết luận ............................................................................................................18

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG HỆ THỐNG THÔNG
TIN DỰA TRÊN WEB .................................................................................................19
2.1

Khái niệm hiệu năng hệ thống thông tin dựa trên web ....................................19

2.2

Mục đích của việc đánh giá hiệu năng .............................................................19

2.3


Độ đo hiệu năng ...............................................................................................20

2.3.1

Tải..............................................................................................................21

2.3.2

Thƣớc đo tải ..............................................................................................22

2.3.3

Ƣớc lƣợng tải ............................................................................................25

2.4

Phân loại kiểm thử hiệu năng...........................................................................25

2.5

Các lỗi thƣờng gặp trong phân tích và đánh giá hiệu năng hệ thống ..............27

2.6

Các phần mềm đo hiệu năng ............................................................................32

CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM JMETER ..............................................38
3.1


Giới thiệu về phần mềm Jmeter .......................................................................38

3.1.1

Giới thiệu tổng quan ..................................................................................38

3.1.2

Đặc trƣng của Jmeter.................................................................................38

3.2

Cài đặt phần mềm Jmeter .................................................................................39

3.3

Các thành phần của Jmeter ..............................................................................39

3.4

Jmeter hoạt động nhƣ thế nào? ........................................................................40

3.5

Các yếu tố của một kế hoạch kiểm thử trong Jmeter .......................................41

3.5.1

ThreadGroup .............................................................................................41


3.5.2

Trình điều khiển Controller .......................................................................42

3.5.3

Listeners ....................................................................................................45


4

3.5.4

Timers........................................................................................................46

3.5.5

Xác nhận (Assertion).................................................................................47

3.5.6

Các yếu tố cấu hình ...................................................................................47

3.5.7

Bộ tiền xử lý ..............................................................................................48

3.5.8

Hậu xử lý ...................................................................................................48


3.5.9

Thực thi theo trình tự ................................................................................48

3.5.10 Thuộc tính và biến .....................................................................................49
3.5.11 Dùng biến để kiểm tra các tham số ...........................................................50
CHƢƠNG 4: THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
DỰA TRÊN WEB .........................................................................................................51
4.1

Mục tiêu ...........................................................................................................51

4.2

Giới thiệu trang web bán hàng thời trang christmas-clothing .........................51

4.3

Môi trƣờng kiểm thử ........................................................................................53

4.4

Kịch bản kiểm thử ............................................................................................53

4.5

Kết quả kiểm thử ..............................................................................................55

4.5.1


Tỉ lệ lỗi ......................................................................................................58

4.5.2

Thời gian phản hồi ....................................................................................58

4.5.3

Thông lƣợng ..............................................................................................59

4.5.4

Sử dụng tài nguyên máy chủ .....................................................................60

4.6

Phân tích đánh giá kết quả mô phỏng ..............................................................66

KẾT LUẬN ...................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................69


5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
HTML
HTTP
IS

IP
JVM
PR
PT
TCP
UDP
Web
WBIS

Diễn giải
HyperText Markup Language
Hypertext Transfer Protocol
Information system
Internet Protocol
Java Virtual Machine
Public relations
Performance test
Simulation Application
Transmission Control Protocol
User Datagram Protocol
World Wide Web
Web Based Information System

Tiếng Việt
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
Giao thức truyền siêu văn bản
Hệ thống thông tin
Giao thức liên mạng (giao thức IP)
Máy ảo java
Quan hệ công chúng

Kiểm tra hiệu năng
Ứng dụng mô phỏng
Giao thức điều khiển truyền vận
Giao thức gói dữ liệu ngƣời dùng
Mạng lƣới toàn cầu
Hệ thống thông tin dựa trên web


6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. 1. Hệ thống thông tin dựa trên web ..................................................................13
Hình 1. 2. Các thành phần của hệ thống thông tin ........................................................14
Hình 2. 1. Quan hệ hiệu năng theo thời gian đáp ứng ...................................................23
Hình 2. 2. Ƣớc lƣợng trạng thái tải của hệ thống ..........................................................25
Hình 3. 1. Các thành phần của một kết hoạch kiểm thử ................................................40
Hình 3. 2. Cách thức hoạt động của Jmeter ...................................................................40
Hình 3. 3. Jmeter thể hiện tải lớn ..................................................................................41
Hình 3. 4. Chi tiết của một Thread Group .....................................................................42
Hình 3. 5. Giao diện thiết lập tham số HTTP Request ..................................................43
Hình 3. 6. Giao diện Spline Visualizer ..........................................................................46
Hình 4. 1. Thời gian phản hồi chấp nhận đƣợc của hệ thống. .......................................52
Hình 4. 2. Mô hình HTTP request/ response điển hình của một hệ thống dựa trên web
đang có n ngƣời sử dụng cùng truy cập. ................................................................52
Hình 4. 3. Thiết lập các kịch bản kiểm thử ...................................................................55
Hình 4. 4. Kết quả kiểm thử cơ sở .................................................................................56
Hình 4. 5. Kết quả thử nghiệm với số ngƣời dùng đồng thời khác nhau ......................57
Hình 4. 6. Tỉ lệ lỗi với số ngƣời dùng đồng thời lần lƣợt là 25, 50, 75, 100, 125, 150,
175, 200, 225, 250, 275, 300. .................................................................................58
Hình 4. 7. Thời gian phản hồi với số ngƣời dùng đồng thời khác nhau ........................59

Hình 4. 8. Thông lƣợng với số ngƣời dùng đồng thời khác nhau .................................60
Hình 4. 9. Sử dụng CPU trên máy chủ với số ngƣời dùng đồng thời khác nhau ..........62
Hình 4. 10. Mối quan hệ giữa số lƣợng user và số lƣợng ngƣời tham gia hệ thống .....62
Hình 4. 11. Sử dụng bộ nhớ trên máy chủ với số ngƣời dùng đồng thời khác nhau .....64
Hình 4. 12. Sử dụng Disk I/O với số ngƣời dùng khác nhau .......................................66


7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Bảng so sánh các công cụ mã nguồn mở .....................................................34
Bảng 2. 2. Bảng so sánh các công cụ thƣơng mại .........................................................36
Bảng 4. 1. Cấu hình máy chủ ........................................................................................53
Bảng 4. 2. Cấu hình máy client .....................................................................................53
Bảng 4. 3. Các kịch bản kiểm thử sử dụng phần mềm Jmeter ......................................54


8

LỜI MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề, định hƣớng nghiên cứu
Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, các
sản phẩm, dịch vụ phát triển với tốc độ nhanh chƣa từng có. Cùng với sự phát triển
ngoạn mục của Internet, các dịch vụ trực tuyến ra đời, các hệ thống thông tin dựa trên
web đƣợc phát triển rộng rãi với tốc độ vũ bão.
Bên cạnh những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hệ thống thông tin dựa trên
web nhƣ giao diện, khả năng tƣơng thích, chức năng và bảo mật cũng nhƣ mạng kết
nối, kiến trúc Server của hệ thống, các nỗ lực tối ƣu hóa giải thuật, mã nguồn,…. Thì
hiệu năng của các hệ thống thông tin dựa trên Web đóng vai trò quan trọng, là yếu tố
quyết định ảnh hƣởng tới cảm nhận của ngƣời sử dụng đầu cuối về hệ thống, đảm bảo

tính linh hoạt, tính mở rộng đƣợc, dễ dàng thay đổi và hiệu quả hoạt động cao cho hệ
thống, giúp các nhà quản trị đề ra chiến lƣợc tối ƣu hóa hiệu năng một cách hợp lí….
Chẳng hạn nhƣ, khách hàng truy cập một trang Web bán hàng trực tuyến của một công
ty. Sau một vài phút hoặc lâu hơn nữa, hệ thống mới tải xong ảnh sản phẩm mà họ cần
tìm. Việc này chắc hẳn sẽ ảnh hƣởng đến thái độ của khách hàng đối với công ty đó.
Họ cảm thấy khó chịu, mất thời gian. Những lần sau, họ sẽ đắn đo hoặc có thể không
bao giờ quay trở lại trang này nữa. Điều này đồng nghĩa với việc công ty mất quan hệ
khách hàng, mất doanh thu. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, khách hàng có thể mất tiền,
thậm chí rất nhiều tiền do lỗi hiệu năng của hệ thống. Vì vậy việc đánh giá đƣợc hiệu
năng của hệ thống thông tin dựa trên Web là điều rất cần thiết và thƣờng đƣợc thực
hiện thông qua kiểm thử hiệu năng hệ thống.
Bài toán đặt ra là làm thế nào để đánh giá một cách chính xác hiệu năng của hệ
thống dựa vào các số liệu đo đạc về hiệu năng nhằm giảm chi phí, thời gian thực hiện,
tài nguyên hệ thống và nguồn nhân lực trong môi trƣờng nhiều ngƣời dùng, có nhiều
hoạt động khác nhau... Các kỹ thuật đƣợc dùng để dự đoán và đánh giá hiệu năng hệ
thống thông tin dựa trên web trong quá trình thiết kế và triển khai thực hiện hệ thống
có khi chỉ là tính toán bằng tay, nhƣng cũng có khi đƣợc mô phỏng rất tinh vi. Các số
liệu hiệu năng đo đạc thƣờng đƣợc thu thập ở điều kiện hệ thống có tải thấp, tuy nhiên
việc đánh giá hiệu năng có vai trò quan trọng hơn cho môi trƣờng tải cao, dĩ nhiên vẫn
đảm bảo đúng cho cả trƣờng hợp tải thấp. Có nhiều hƣớng tiếp cận để giải quyết bài
toán này. Ở luận văn này tôi sử dụng công cụ Apache Jmeter1 để kiểm tra hiểu năng hệ
thống. Để từ đó đánh giá hiệu năng tạo cơ sở khoa học cho các công ty/đơn vị hoạch
định, cải tiến cũng nhƣ phát triển hệ thống trở nên hoàn thiện hơn, ngƣời sử dụng cảm
thấy hài lòng hơn. Việc đánh giá hệ thống thông tin dựa trên web là đánh giá hệ thống
có đáp ứng đƣợc các mục tiêu đặt ra không? Ngƣời sử dụng hài lòng ở mức nào? Đánh
giá hiệu năng nhằm xác định tốc độ, khả năng phân tải và mức độ tin tƣởng của ứng
1

Đƣờng dẫn truy cập: />


9

dụng trong môi trƣờng nhiều ngƣời dùng, có nhiều hoạt động khác nhau. Cụ thể đánh
giá hiệu năng HTTT dựa trên web với hai mục đích quan trọng: Thứ nhất đánh giá khả
năng chịu tải của hệ thống, nhằm biết đƣợc miền tải mà hệ thống hoạt động ổn định;
dự đoán trƣớc đƣợc mức tải sẽ làm hệ thống bị quá tải; chuẩn bị kế hoạch mở rộng
hoặc nâng cấp hệ thống trong tƣơng lai. Thứ hai tìm ra các “nút cổ chai” trong hệ
thống để điều chỉnh hoặc nâng cấp một cách có hiệu quả cao nhất. Đo lƣờng đƣợc các
yếu tố trọng yếu của hệ thống thong tin dựa trên web và đƣa ra những cải tiến, phát
triển để đảm bảo hệ thống thành công trong hiện tại, tƣơng lai và phát triển bền vững.
2

Mục tiêu của luận văn

Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu năng của các hệ thống thông tin
dựa trên web: các vấn đề ảnh hƣởng đến hiệu năng phần mềm; phƣơng pháp đánh giá
hiệu năng; giải pháp cải tiến hiệu năng hiện có; kỹ thuật/ công cụ...;xác định tốc độ,
khả năng phân tải và mức độ tin tƣởng của ngƣời dùng đối với các hệ thống thông tin
dựa trên web trong môi trƣờng nhiều ngƣời dùng, có nhiều hoạt động khác nhau.
3

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu về đánh giá hiệu năng mạng nói chung, tập
trung chủ yếu vào các mô hình đánh giá hệ thống thông tin dựa trên web, thiết kế
kịch bản trong đánh giá hiệu năng các hệ thống thông tin dựa trên web.
Sử dụng công cụ Jmeter để kiểm tra hiệu năng của các hệ thống thống tin dựa
trên web, cụ thể là website bán hàng trực tuyến để đánh
giá khả năng chịu tải và thời gian đáp ứng của hệ thống.
4 Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình, phƣơng pháp và kỹ thuật đánh
giá hệ thống thông tin dựa trên web. Đánh giá, kiểm tra hiệu năng của các ứng dụng
chạy trên hệ thống web trong các môi trƣờng có nhiều ngƣời dùng đồng thời truy cập
vào hệ thống.
Sử dụng công cụ Apache Jmeter mô phỏng lƣợng ngƣời dùng, thiết kế và chạy
các kịch bản kiểm thử. Kết quả của các kịch bản kiểm thử để xác định khả năng đáp
ứng của hệ thống, là cơ sở cho tổ chức có cái nhìn chi tiết về mức độ hoạt động của
từng thiết bị trong hệ thống, lập kế hoạch phát triển theo nhu cầu hoặc triển khai lại
cho phù hợp trƣớc khi đƣa ra sử dụng chính thức.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đã ứng dụng những kiến thức đã học trong đánh giá hiệu năng mạng, kiểm
thử phần mềm góp phần nghiên cứu đánh giá hiệu năng của các hệ thống thông tin dựa
trên web ở môi trƣờng có những hoạt động và số lƣợng ngƣời dùng khác nhau. Đó
chính là điều kiện cần thiết trong việc phát triển và mở rộng hệ thống thông tin dựa
trên web.


10

6

Cấu trúc của luận văn

Bố cục của luận văn tuân theo mẫu của trƣờng Đại Học Công Nghệ - Đại học
Quốc Gia Hà Nội; luận văn gồm 4 chƣơng chính, ngoài ra còn có các phần mở đầu, kết
luận và tài liệu tham khảo. Phần kết luận nêu tóm tắt các vấn đề đã trình bày
trong các chƣơng, đánh giá các kết quả đã đạt đƣợc. Nội dung các chƣơng đƣợc
tóm tắt nhƣ sau:
Chƣơng 1: Trình bày tổng quan về hệ thống thông tin, hệ thống thông tin trên
nền web, sự phụ thuộc của các hệ thống trên nền web vào mạng toàn cầu, các thành

phần và vai trò của hệ thống thông tin trên nền web.
Chƣơng 2: Nghiên cứu các mô hình, phƣơng pháp, mục tiêu và các yếu tố ảnh
hƣởng đến việc đánh giá hiệu năng của hệ thống thông tin web.
Chƣơng 3: Tìm hiểu về phần mềm mã nguồn mở Apache Jmeter để mô phỏng
một tải có thể thay đổi đƣợc từ nhẹ đến nặng đặt lên một máy chủ, phân tích hiệu suất
tổng thể của hệ thống theo các mức tải trọng khác nhau.
Chƣơng 4: Thực hiện mô phỏng ngƣời dùng đồng thời bằng Jmeter cùng truy
cập vào website bán hàng trực tuyến để phân tích đánh
giá khả năng chịu tải và thời gian đáp ứng của hệ thống.
Phần kết luận: Tóm lƣợc kết quả đạt đƣợc của luận văn và định hƣớng phát triển
tƣơng lai.


11

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DỰA
TRÊN WEB
1.1 Khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin dựa trên web
Hệ thống (System): Hệ thống là tập hợp các thành phần có liên hệ nội tại, cùng
vận động, tƣơng tác để thực hiện một mục đích xác định nào đó.
Thông tin (Information): Thông tin (system) là tập hợp các yếu tố dữ liệu đƣợc
truyền từ nguồn phát đến nguồn nhận. Dữ liệu (data) là các yếu tố rời rạc nhƣ: một con
số, một chuỗi ký tự...
Hệ thống thông tin (Information System): Hệ thống thông tin là một hệ thống
bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lƣu trữ và
phân phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt đƣợc một mục
tiêu định trƣớc. Hệ thống thông tin phát triển qua bốn loại hình:
- Hệ xử lý dữ liệu: lƣu trữ và cập nhật dữ liệu hàng ngày, ra các báo cáo theo định
kỳ (Ví dụ: Các hệ thống tính lƣơng).
- Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System - MIS): gồm cơ sở

dữ liệu hợp nhất và các dòng thông tin giúp con ngƣời trong sản xuất, quản lý và
ra quyết định.
- Hệ trợ giúp quyết định: Hỗ trợ cho việc ra quyết định (cho phép nhà phân tích ra
quyết định chọn các phƣơng án mà không phải thu thập và phân tích dữ liệu).
- Hệ chuyên gia: Hỗ trợ nhà quản lý giải quyết các vấn đề và làm quyết định một
cách thông minh.
Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau.
Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt đƣợc sự thông hiểu nội bộ,
thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh. Với
bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt đƣợc nhiều thông tin về khách hàng hơn
hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho sự phát triển.
Khái niệm về hệ thống thông tin dựa trên web
World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lƣới toàn cầu là một không
gian thông tin toàn cầu mà mọi ngƣời có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính
nối với mạng internet. Thuật ngữ này thƣờng đƣợc hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với
chính thuật ngữ internet. Nhƣng web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên
internet, ngoài web ra còn các dịch vụ khác nhƣ thƣ điện tử hoặc FTP.
Theo [10], Hệ thống thông tin dựa trên web hoặc hệ thống thông tin web, là
một hệ thống thông tin có sử dụng công nghệ web internet để cung cấp thông tin và
dịch vụ cho ngƣời sử dụng hay các hệ thống thông tin, ứng dụng khác. Nó là một hệ


12

thống phần mềm với mục đích chính là để giúp cho con ngƣời biết đến và duy trì dữ
liệu.
Web dựa trên một kỹ thuật biểu diễn thông tin siêu văn bản (hypertext), trong đó
các từ đƣợc chọn trong văn bản có thể đƣợc ''mở rộng" bất kỳ lúc nào. Sự mở rộng ở
đây có thể đƣợc hiểu là chúng có các liên kết (links) tới các tài liệu khác (có thể là văn
bản, hình ảnh, âm thanh hoặc hỗn hợp). Siêu văn bản là một loại văn bản thông thƣờng

nhƣng lại chứa một hay nhiều tham chiếu tới các văn bản khác.
Nhƣ đã nói ở trên, Web không phải là một hệ thống cụ thể mà là một tập hợp các
công cụ tiện ích và siêu giao diện (meta-Interace) giúp ngƣời sử dụng có thể tự tạo ra
các "siêu văn bản" và cung cấp cho ngƣời dùng khác trên Internet và ngƣời ta gọi đó là
Công nghệ Web.
URL (Union Resource Locator)
Để thực hiện việc truy nhập, liên kết các tài nguyên khác nhau theo kỹ thuật Siêu
văn bản, Web sử dụng khái niệm URL. Đây chính là một dạng tên để định danh duy
nhất cho một tài liệu hoặc một dịch vụ trong Web.
Cấu trúc của một URL: Protocol://host.domain/derictory/filename
Ví dụ: HTTP://www.microsoft.com/index.htm
Protocol có thể là:
 Ftp file ở trong một Fpt Server. Ví dụ: Ftp://ftp.microsoft.com/file.doc
 Mail to: Địa chỉ E-mail cá nhân. Vídụ:
 File: Truyền file
 HTTP: (Hypertext Transfer Protocol)
URL đƣợc sử dụng trong tất cả các dịch vụ thông tin của Internet và đặc biệt là
trong Web. Mỗi trang Web có một URL duy nhất để xác định nó, thông qua URL có
thể truy cập tới bất kì tài nguyên của bất kì dịch vụ nào trên Internet.
Giao thức http
Trình duyệt web (Web browser) và máy chủ web (Web Server) giao tiếp với
nhau thông qua giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol). Giao thức này hỗ trợ
truyền và trao đổi nhiều thông tin khác nhau nhƣ văn bản, hình ảnh, âm thanh,… theo
các chuẩn MIME sao cho thông tin khi truyền đi sẽ đƣợc nhận một cách đúng đắn.
1.2 Đặc điểm của hệ thống thông tin dựa trên web
Hệ thống mạng toàn cầu đã trở nên rộng khắp thông qua một loạt các tiêu chuẩn
đƣợc thiết lập rộng rãi và đảm bảo đƣợc các thành phần ở các mức độ khác nhau. Web
đƣợc sử dụng chủ yếu nhƣ là một phƣơng tiện truyền thông. Các dịch vụ world wide



13

web ngày càng đóng vai trò quan trọng đáp ứng nhu cầu đang gia tăng với tốc độ cao,
ảnh hƣởng đáng kể trong các cơ sở thông tin lớn.
Không giống nhƣ hệ thống dựa trên nền tảng server thƣờng đòi hỏi khắt khe về
mặt kĩ thuật và chi phí server cao, hệ thống trên nền tảng web chỉ cần một thiết bị
mạng duy nhất rất dễ dàng cài đặt và có thể đƣợc cấu hình trong một vài phút thay vì
mất hàng giờ. Điều này khiến hệ thống dựa trên nền tảng web đặc biệt thích hợp cho
các khu vực nhỏ, ở xa hoặc văn phòng tạm thời.
Tất cả dữ liệu về hệ thống có thể đƣợc truy cập thông qua một trình duyệt
internet trên bất kỳ thiết bị nào, bao gồm máy tính xách tay, máy tính bảng và cả điện
thoại. Điều này cho phép ngƣời dùng quản việc lý đƣợc việc ra vào các khu vực (sites)
từ bất cứ đâu.
Các giải pháp quản lý vào ra dựa trên nền tảng web cũng có nhiều khả năng tích
hợp đƣợc với các hệ thống an ninh dựa trên nền tảng internet khác nhƣ là các hệ thống
giám sát bằng camera IP. Điều này có nghĩa là các hệ thống dựa trên nền tảng web sẽ
nằm trong số các hệ thống sẽ còn đƣợc sử dụng lâu dài trong tƣơng lai.

Hình 1. 1. Hệ thống thông tin dựa trên web
Hệ thống dựa trên nền tảng web loại bỏ việc sử dụng các thiết bị máy chủ đắt tiền
cần thời gian để thiết lập; vậy nên giúp giảm thiểu đáng kể chi phí đầu tƣ ban đầu.
Công nghệ này đặc biệt kinh tế cho các khu vực, địa bàn nhỏ.
Tất cả các đặc điểm nhận dạng, vai trò và các chính sách trên hệ thống có thể
đƣợc đồng bộ hóa một cách thuận tiện theo thời gian thực qua internet.


14

Hệ thống thông tin trên nền tảng web chỉ cần một điểm bảo trì duy nhất: một máy
chủ, một cơ sở dữ liệu, một đội ngũ công nghệ thông tin, và do vậy chi phí vận hành,

bảo trì và nâng cấp thấp hơn và giảm đáng kể trong tổng chi phí sở hữu.
Hệ thống thông tin trên nền web mở rộng cho các điểm mới một cách dễ dàng
với đầu tƣ tối thiểu cho công nghệ thông tin. Không cần phải triển khai thêm một máy
chủ hoặc một máy trạm với cấu hình mạnh. Một máy tính bình thƣờng, có kết nối
internet với một trình duyệt chuẩn là tất cả những gì cần phải có.
Website là một tập hợp các trang web (web pages) bao gồm văn bản, hình ảnh,
video, flash v.v… thƣờng chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền
phụ (subdomain). Trang web đƣợc lƣu trữ (web hosting) trên máy chủ web (web
server) có thể truy cập thông qua internet.
Website đóng vai trò là một văn phòng hay một cửa hàng trên mạng internet –
nơi giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung
cấp…Có thể coi website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là nơi để đón tiếp và giao
dịch với các khách hàng, đối tác trên Internet.
1.3 Các thành phần của hệ thống thông tin dựa trên web
Hệ thống thông tin tập trung trong nó hầu nhƣ tất cả các công nghệ của công
nghệ thông tin – truyền thông.

Hình 1. 2. Các thành phần của hệ thống thông tin
Ở đây, vòng trong của hệ thống chính là mạng máy tính gồm các đơn vị chức
năng thực hiện việc nhập, xử lý, xuất, lƣu giữ (các bộ xử lý, bộ nhớ, thiết bị nhập, thiết
bị xuất) dữ liệu và thông tin - đầu vào hoặc đầu ra của quá trình xử lý và đơn vị kiểm


15

soát (bộ điều khiển) quá trình tạo ra sản phẩm thông tin trên. Để đảm bảo cho việc
thực hiện các quá trình trên, cần có các tài nguyên (còn gọi là dự trữ hay nguồn lực)
của hệ thống, biểu diễn ở vành ngoài của sơ đồ. Đó là các tài nguyên về phần cứng,
phần mềm, mạng, dữ liệu và nhân lực.
- Tài nguyên về nhân lực: con ngƣời là một yếu tố quan trọng của hệ thống thông

tin. Con ngƣời có kĩ thuật, có khả năng để điều khiển mọi hoạt động của hệ thống
thông tin và con ngƣời cũng chính là chủ thể là mục tiêu mà hệ thống thông tin
phục vụ. Các chuyên gia hệ thống thông tin, những ngƣời điều khiển hệ thống
nhƣ chuyên gia phân tích hệ thống, chuyên gia phát triển, quản trị hệ thống…
Ngƣời dùng cuối là tất cả những ngƣời sử dụng hệ thống thông tin trong doanh
nghiệp, từ các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý, cho đến các nhân viên thực hành và
tác nghiệp.
- Tài nguyên phần cứng: Là máy móc, là thiết bị hiện hữu, trực tiếp thao tác, vận
hành trong hệ thống. Máy móc: máy tính, màn hình, các ổ đĩa, máy in, máy
quét… (tức là các thiết bị dùng trong xử lý). Môi trƣờng (hay media): đĩa mềm,
đĩa cứng, đĩa CD, bìa nhớ, giấy, v.v (tức là các phƣơng tiện dùng để lƣu trữ).
- Tài nguyên phần mềm: Là những ứng dụng, những chƣơng trình góp phần điều
khiển và xử lý thông tin trong toàn bộ hệ thống, nhận sự điều khiển của con
ngƣời và thực hiện xử lý thông tin theo lộ trình đã đƣợc thiết lập sẵn. Các chƣơng
trình: Hệ điều hành, các chƣơng trình ứng dụng, các chƣơng trình nghiệp vụ nhƣ
tính lƣơng, quản lý khách hàng… (dùng để điều khiển máy tính xử lý thông tin).
Các quy trình thủ tục: cho nhập liệu, để sửa lỗi, kiểm tra… (dùng để điều chỉnh
hoạt động của con ngƣời).
- Tài nguyên dữ liệu: Dữ liệu là những thông tin đƣợc đƣa vào hệ thống, chúng
đƣợc xử lý, phân tích và lƣu trữ trong hệ thống thông tin. Dữ liệu là nhân tố
chính để hệ thống thông tin hoạt động, là yếu tố đầu vào cho hệ thống, là cái mà
hệ thống cần phải thao tác, lƣu trữ… và bảo vệ mật thiết (an ninh thông tin). Mô
tả dữ liệu: các bản ghi của khách hàng, các hồ sơ nhân viên, thông tin sản phẩm,
cơ sở dữ liệu. Cơ sở tri thức: những kiến thức, những thông tin kinh doanh, hoạt
động thị trƣờng…
- Tài nguyên mạng: Mang yếu tố của hoạt động truyền thông trong hệ thống, giúp
truyền thông tin dữ liệu trong hệ thống và giữa hệ thống với bên ngoài. Môi
trƣờng truyền thông, quản lý và truy cập mạng, các dịch vụ mạng. Trong sơ đồ
này, môi trƣờng (media) dùng lƣu giữ thông tin và truyền thông là một phần của
“phần cứng”. Các thủ tục đƣợc xem nhƣ một thành phần của “phần mềm”, phần

liên quan đến con ngƣời. Còn cơ sở tri thức đƣợc xếp vào tài nguyên dữ liệu của
hệ thống thông tin.


16

- Việc xây dựng một hệ thống thông tin với các thành phần nhƣ trên đòi hỏi phải
có một cái nhìn hệ thống không chỉ về mặt công nghệ, mà còn về tổ chức, một
tầm nhìn xa về các biện pháp đƣa hệ thống công nghệ thông tin/tổ chức đó phục
vụ cho một tổ chức. Đó là một cách nhìn, một cách tiếp cận cơ bản, xem xét các
sự vật trong các mối tƣơng quan của chúng khi hoạt động nhằm đạt đến mục tiêu
đã định, gọi là tiếp cận hệ thống, hay quan điểm hệ thống.
1.4 Vai trò của hệ thống thông tin dựa trên web
Hệ thống thông tin dựa trên web là khái niệm xuất hiện trên thế giới từ lâu. Hiện
nay, ở Việt Nam sự phát triển của các hệ thống thông tin trên nền web cũng là một
trong những điểm sáng đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Cùng với quá trình chạy đua trong việc nâng cấp hệ điều hành (OS) từ các nhà
cung cấp cũng nhƣ sự phát triển của HTML5 và phần cứng thì các hệ thống thông tin
chạy trên nền web cũng theo đó phát triển rất mạnh. Với những hạn chế trƣớc đây nhƣ
tốc độ truy cập, giao diện ngƣời dùng không hấp dẫn đã dần đƣợc khắc phục. Các nhà
phát triển phần mềm đang dần chuyển sang mảnh đất đƣợc cho là khá màu mỡ này, vì
không bị giới hạn bởi hệ điều hành cụ thể, và đặc biệt phần mềm có thể đƣợc nâng cấp
nhanh chóng hơn. Vậy những ƣu điểm của hệ thống thông tin dựa trên web là gì?
- Truy cập qua internet: Hầu hết 100% các hệ thống thông tin đều yêu cầu và kết
nối Internet một cách nhanh chóng, dễ dàng để sử dụng. Sự phát triển mạnh mẽ
không ngừng của internet cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình tìm
tòi và sáng tạo không ngừng của các nhà phát triển trên nền công nghệ web.
- Cài đặt và nâng cấp phần mềm hoặc ứng dụng dễ dàng, thuận lợi: Khác với ứng
dụng trƣớc đây phải đƣợc tải và cài đặt trực tiếp lên máy tính/điện thoại thì bản
chất của ứng dụng web là dựa trên trình duyệt web, cho nên ngƣời dùng chỉ cần

"refresh" là có thể thấy ngay sự thay đổi (nếu có) về giao diện hoặc cập nhật
phiên bản mới.
- Giao diện ngƣời dùng: Nhiều ý kiến cho rằng, nếu ứng dụng gốc có thể đáp ứng
những giao diện khó cũng nhƣ đƣợc thiết kế ấn tƣợng thì hệ thống thông tin dựa
trên web đơn giản hơn. Đặc biệt, gần đây, với sự tiến bộ của HTML5, Javascript
(jQuery Mobile) đã và đang mang lại nhiều nét tƣơi mới cho các hệ thống thông
tin hoặc ứng dụng web. Đó cũng là một lợi thế lớn cho những hệ thống thông tin
/ ứng dụng web mới.
- Tƣơng thích với phần cứng: Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng máy
tính cũng nhƣ các thiết bị di động SmartPhone càng trở nên thiết yếu và phổ biến
rộng rãi. So với phần mềm gốc phải phụ thuộc nhiều vào hệ điều hành, cả phần
cứng thì hệ thống thông tin dựa trên web lại càng chứng tỏ ƣu điểm của phần
mềm trên nền web: không phụ thuộc vào hệ điều hành, chỉ cần thiết bị hỗ trợ khả


17

năng truy cập Internet; CSS là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên giao diện
cũng nhƣ tính tƣơng thích với thiết bị.
- Đa phƣơng tiện: Ứng dụng gốc phụ thuộc nhiều vào phần mềm phát nhạc/video.
Định dạng Adobe Flash chỉ đƣợc hỗ trợ trên một vài thiết bị (RIM OS7 trở lên,
Android OS 2.1 trở lên). Còn Nghe nhạc/Video của ứng dụng web lại phụ thuộc
nhiều vào trình duyệt có hỗ trợ hay không. iOS sử dụng HTML5 trong việc hỗ
trợ định dạng Flash.
- Chức năng tìm kiếm: Trên thực tế, phần mềm / ứng dụng gốc chỉ tìm kiếm đƣợc
trên thiết bị. Còn những nội dung khác thì thiết bị sẽ kết nối với máy tìm kiếm
khác bằng việc mở một phần mềm / ứng dụng web. Song đối với hệ thống thông
tin dựa trên web, module tìm kiếm là chức năng mặc định. Đây rõ ràng cũng là
một trong những lợi thế của hệ thống thông tin dựa trên web.
- Khả năng chia sẻ ứng dụng: Khả năng chia sẻ dữ liệu của các hệ thống thông tin

dựa trên web giờ đây đơn giản hơn nhiều, chỉ cần gửi liên kết ngƣời nhận sẽ tự
biết phải làm gì để mở phần mềm / ứng dụng lên.
- Phát triển phần mềm: Quá trình cập nhật cũng nhƣ quá trình nâng cấp khá đơn
giản, không phải xây dựng phần mềm lại từ đầu rồi mới xuất bản mà thao tác đơn
giản, đôi khi chỉ cần 1 click chuột.
- Cung cấp và phân phối: Đối với ứng dụng trƣớc đây, ngƣời phát triển phần mềm
cần phải xin phép nhà cung cấp để có thể đƣa sản phẩm của mình lên các kho lƣu
trữ ứng dụng trực tuyến nhƣ Apple App Store, Blackberry AppWorld, Google
Play… Nhƣng với ứng dụng web thì ngƣợc lại, ngƣời dùng hoàn toàn có thể chủ
động và dễ dàng chia sẻ liên kết website, chia sẻ thông tin trên apps.
Với những ƣu điểm đó, hệ thống thông tin dựa trên web ngày càng trở nên phổ
biến và là nền tảng không thể thiếu của tổ chức, doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin dựa trên web có rất nhiều lợi ích tuy nhiên nó cũng có rất
nhiều bất cập mà khi xây dựng các nhà phát triển phải đặc biệt quan tâm. Mạng
internet là kênh dẫn hữu hiệu nhất cho quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng,
nhƣng cũng là kênh tiềm ẩn những nguy hiểm, một trong những vấn đề đó chính là
vấn đề an ninh hệ thống, độ tin cậy và sự đảm bảo về thông tin cá nhân của ngƣời sử
dụng.
Những hạn chế của các hệ thống thông tin dựa trên web tồn tại song song cùng
các tiện ích của nó. Tuy nhiên, tính biện chứng của vấn đề là ở chỗ, sự vật nào cũng
vậy, sức mạnh càng lớn thì càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó phải có cơ chế quản lý
phù hợp để các hệ thống phục vụ sự phát triển với với tốc độ nhanh và bền vững hơn.
1.5 So sánh hệ thống thông tin dựa trên web và hệ thống thông tin thông thƣờng


18

Hệ thống thông tin trên dựa trên web cho phép truy cập thông tin mọi lúc, mọi
nơi, từ bất cứ thiết bị nào kể cả trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng nhƣ
iPad, không phải cài đặt, giảm chi phí triển khai phần mềm. Cho phép ngƣời sử dụng

có thể tự động hóa nghiệp vụ của mình, kiểm soát dữ liệu rõ ràng hơn. Điều này có
nghĩa là ta sẽ có một cái nhìn chính xác, kịp thời về hiệu quả của các hoạt động trong
doanh nghiệp, giúp đƣa ra quyết định tốt hơn. Ví dụ, đội ngũ bán hàng có thể truy cập
xem hóa đơn và lịch sử thanh toán của khách hàng của họ bất lúc nào, bất cứ đâu mà
không cần phải gọi cho bộ phận kế toán; điều này sẽ giảm tải cho bộ phận kế toán và
cho phép họ thực hiện công việc của mình hiệu quả hơn.
So với các hệ thống thông tin truyền thống thì hệ thống thông tin dựa trên web
mang nhiều ƣu điểm.
Là phần mềm chạy hoàn toàn trên nền web; ngƣời sử dụng chỉ cần có trình duyệt
để chạy phần mềm, tƣơng thích với hầu hết các hệ điều hành, luôn luôn đƣợc cập nhật
vì chúng chạy trên server sẵn sàng 24/7; dễ dàng backup dữ liệu thƣờng xuyên; có thể
truy cập mọi lúc, mọi nơi, miễn là bạn có internet, không đòi hỏi đƣờng truyền có tốc
độ cao, truy cập vào server làm việc dễ dàng bằng đƣờng truyền internet, mạng 3G,
GPRS mọi lúc mọi nơi; sử dụng online hoặc offline trên các mạng internet, WAN,
LAN; chi phí triển khai cực rẻ so với phần mềm chạy trên desktop; cở sở dữ liệu tập
trung trên 1 server duy nhất, dữ liệu phát sinh trên toàn hệ thống chi nhánh, cửa hàng,
văn phòng giao dịch,… luôn đƣợc cập nhật tức thời về server; không cần cài đặt trên
từng máy tính sử dụng.
Với phần mềm chạy trên nền web, chúng ta có thể dùng cho nhiều cửa hàng,
công ty sử dụng chung một cơ sở dữ liệu và theo dõi quản lý đƣợc các bộ phận riêng lẻ.
Hệ thống thông tin dựa trên web cho phép các bộ phận kết nối với nhau hiệu quả,
cho phép dễ dàng tích hợp các dịch vụ mở rộng nhƣ email, công cụ phân tích, cho
phép kết nối từ xa, ngƣời sử dụng có thể truy cập ngay trên các thiết bị có internet.
Đây là một trong những đặc điểm mà hệ thống thông tin thông thƣờng không có đƣợc.
Nhƣ vậy, so với hệ thống thông tin thông thƣờng thì hệ thống thông tin dựa trên
web đem lại rất nhiều tiện ích cho ngƣời sử dụng. Nó là nền tảng để các phần mềm
phát triển nhanh chóng và hiệu quả.
1.6 Kết luận
Chƣơng này đã trình bày tổng hợp tất cả các khái niệm, kiến thức và hiểu biết
chung về hệ thống thông tin dựa trên web. Các đặc điểm, thành phần và vai trò của hệ

thống thông tin dựa trên web cũng nhƣ sự khác nhau giữa hệ thống thông tin thông
thƣờng và hệ thống thông tin dựa trên web.


19

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG HỆ
THỐNG THÔNG TIN DỰA TRÊN WEB
2.1 Khái niệm hiệu năng hệ thống thông tin dựa trên web
Theo nghĩa chung [1], hiệu năng là một độ đo công việc mà một hệ thống thực
hiện đƣợc. Hiệu năng chủ yếu đƣợc xác định bởi sự kết hợp của các nhân tố: tính sẵn
sàng để dùng (availability), thông lƣợng (throughput) và thời gian đáp ứng
(responsetime).
Theo [6], Kiểm thử hiệu năng nói chung là một loại kiểm thử với với ý định là để
xác định khả năng phản hồi, thông lƣợng, độ tin cậy và/hoặc khả năng mở rộng của hệ
thống dƣới lƣợng tải công việc (workload) xác định. Theo đó, các tác giả cho rằng các
hoạt động liên quan đến hiệu năng, nhƣ kiểm tra và chỉnh sửa, quan tâm đến việc đạt
đƣợc thời gian phản hồi (response times), thông lƣợng (throughput) và các mức độ tối
ƣu hóa tài nguyên (resource-utilization) phù hợp với các mục tiêu hiệu năng đối với
ứng dụng cần kiểm tra.
Đánh giá hiệu năng là tiến trình thu thập và phân tích thông tin mà trong đó dữ
liệu đo lƣờng đƣợc lập để dự đoán khi nào các mức tải sẽ vƣợt quá khả năng chịu đựng
của nguồn tài nguyên của hệ thống. Trong tiến trình này chúng ta sẽ tập hợp các giá trị
chuẩn. Các giá trị này đƣợc sử dụng để xây dựng các kịch bản kiểm thử tải và quá tải
khác nhau. Các số liệu chuẩn đó cũng đƣợc sử dụng nhƣ ranh giới giúp cho ta phát
hiện khi nào hiệu năng hệ thống đƣợc cải thiện hoặc bắt đầu giảm đi. Kết quả của việc
đánh giá này cung cấp cho ngƣời nghiên cứ hiểu biết sâu sắc về hiệu năng và thời gian
đáp ứng của hệ thống trong các điều kiện thực tế.
Với các hệ thống thông tin dựa trên web trong thực tế cần phải đảm bảo ba yếu tố
cần thiết sau. Một là tính co giãn đƣợc (Scalability). Tính co giãn đƣợc của một hệ

thống thông tin dựa trên Web thể hiện ở chỗ hệ thống đó phải luôn luôn phù hợp với
những yêu cầu đặt ra ban đầu của nó, đồng thời cũng có thể thích ứng với những sự
phát triển, mở rộng hay sự co hẹp của hệ thống về sau này. Hai là sự đảm bảo về hiệu
năng của hệ thống (Performance). Nhắc tới hiệu năng ở đây là nhắc tới việc các hệ
thống thông tin dựa trên web phải thực thi các câu truy vấn một cách nhanh chóng,
hoàn thành yêu cầu của ngƣời sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn hoặc chấp
nhận đƣợc, giảm thiểu sự chậm trễ trong các bản tin gửi đi và thời gian xử lí của hệ
thống trong điều kiện mạng băng thông rộng. Ba là tính dự đoán đƣợc (Predictability),
nghĩa là hệ thống thông tin dựa trên Web phải đảm bảo sao cho không còn chỗ nào
trong hệ thống còn mơ hồ, không rõ ràng. Thời gian đáp ứng của hệ thống cũng phải là
một đại lƣợng có thể dự đoán đƣợc. Theo ba yếu tố kể trên, chúng ta sẽ xem xét yếu tố
về hiệu năng của hệ thống thông tin dựa trên Web.
2.2 Mục đích của việc đánh giá hiệu năng


20

Trong hệ thống mạng của một tổ chức, giả sử các chức năng đều hoạt động bình
thƣờng, tuy nhiên thƣờng xuyên bị ngƣời dùng phàn nàn về hiệu suất trong giờ cao
điểm. Do đó ta cần xác định:
- Thiết bị nào trong hệ thống cần nâng cấp?
- Nâng cấp phần mềm hay phần cứng?
- Đâu là điểm yếu (điểm nghẽn cỗ chai) trong hệ thống giúp tổ chức có kế hoạch
đầu tƣ nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin hoặc phần mềm ứng dụng một cách
hợp lý và chính xác. Giảm thiểu các chi phí đầu tƣ không cần thiết.
Đối với hệ thống mạng mới đƣợc triển khai ta cần xác định:
- Hiệu năng hoạt động thực tế của hệ thống so với nhu cầu đề ra?
- Hiệu năng hoạt động của hệ thống so với cam kết của nhà triển khai?
- Việc đo hiệu năng của hệ thống giúp cho tổ chức đánh giá đƣợc khả năng phục
vụ của hệ thống mạng, thẩm định hiệu năng hệ thống so với nhu cầu đề ra, giúp

tổ chức lập kế hoạch phát triển theo nhu cầu hoặc triển khai lại cho phù hợp
trƣớc khi đƣa ra sử dụng chính thức.
Đánh giá hiệu năng của hệ thống đƣợc xây dựng với mục đích xác định khả năng
đáp ứng của hệ thống. Giúp tổ chức có cái nhìn chi tiết về mức độ hoạt động của từng
thiết bị trong hệ thống; khả năng phục vụ của hệ thống so với nhu cầu của tổ chức; hỗ
trợ công tác cấu hình tăng hiệu suất; xác định các điểm nghẽn trong hệ thống và phục
vụ cho nhu cầu nâng cấp thiết bị và ứng dụng để phù hợp hơn với những nhu cầu ngày
càng tăng của tổ chức.
2.3 Độ đo hiệu năng
Hiệu năng của các hệ thống thông tin dựa trên Web phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố ràng buộc, ví dụ nhƣ mạng kết nối mà dịch vụ đƣợc sử dụng (một yếu tố khó xác
định), các hệ thống đầu cuối khác liên kết với các hệ thống Web, các ứng dụng và
công nghệ sử dụng trong hệ thống, ngƣời sử dụng đầu cuối, tốc độ xử lí trong máy chủ
của hệ thống, kiến trúc của hệ thống, thậm chí là cả các ràng buộc về chi phí. Tất nhiên
máy chủ càng nhanh, bền thì càng tốt, nhƣng đồng hành với nó là chi phí mua máy chủ
đó là đắt. Khi xây dựng một hệ thống dựa trên Web cần chú ý tới yếu tố giá thành, từ
đó ảnh hƣởng tới hiệu năng của dịch vụ. Nhiều đơn vị, tổ chức có thể đầu tƣ nhiều
phần cứng để cải thiện hiệu năng hệ thống, chi phí cho giải pháp này thƣờng tốn kém.
Giải pháp thứ hai là phát triển yếu tố về công nghệ, sử dụng những công nghệ tiên tiến,
tối ƣu hóa mã nguồn tốt nhất nhằm tăng hiệu năng hệ thống. Giải pháp này áp dụng
với công ty, tổ chức đã có độ phát triển cao.
Hiệu năng của một hệ thống thông tin dựa trên web có thể đƣợc đánh giá từ
nhiều độ đo khác nhau, đứng trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Đứng trên phƣơng
diện khách hàng, độ đo đƣợc sử dụng có thể là thời gian đáp ứng (response times) của


21

hệ thống. Thời gian đáp ứng có thể tính bởi khoảng thời gian từ lúc ngƣời dùng gửi
yêu cầu tới hệ thống, cho đến khi Server phân tích xử lí yêu cầu xong và trả kết quả về

cho ngƣời dùng. Ngoài độ đo hiệu năng là thời gian đáp ứng, trên phƣơng diện khách
hàng, một độ đo khác cũng đƣợc sử dụng đó là số lƣợng kết nối bị lỗi, hiệu năng của
dịch vụ cao khi giảm tới mức tối thiểu số lƣợng kết nối bị lỗi từ khách hàng và ngƣời
sử dụng. Đứng trên phƣơng diện nhà phân phối dịch vụ thì hiệu năng thƣờng đƣợc
đánh giá bởi số lƣợng giao dịch và dịch vụ thực hiện trong một đơn vị thời gian, hoặc
có thể tính bằng số lƣợng ngƣời sử dụng đang kết nối đồng thời để sử dụng dịch vụ.
Nếu dịch vụ đáp ứng đƣợc nhiều giao dịch, nhiều ngƣời sử dụng đồng thời thì hiệu
năng của dịch vụ đó tốt. Đứng trên khía cạnh quá trình, thì hiệu năng đƣợc đánh giá
bởi thời gian cần thiết để thực hiện một giao dịch kinh doanh. Để có thể đánh giá
chính xác hiệu năng của hệ thống cần phải có một mô hình toán học rõ ràng trong việc
tính hiệu năng của dịch vụ Web. Việc mô hình hóa hiệu năng là cần thiết trong suốt
quá trình hình thành và phát triển của dịch vụ. Mô hình hóa hiệu năng để xác thực kiến
trúc, thiết kế, và sự thực thi của dịch vụ; để dự đoán hiệu năng của dịch vụ trong các
trƣờng hợp thực tế khác …
Trƣớc khi xây dựng mô hình đánh giá hiệu năng ta cần chỉ ra những độ đo nào có
thể đƣợc sử dụng trong mô hình. Các độ đo thƣờng liên quan tới yếu tố về chất lƣợng
dịch vụ (QoS); đây là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá sự thành công của các
hệ thống thông tin dựa trên Web. QoS sẽ quyết định đến khả năng sử dụng và tính hữu
ích của dịch vụ, cả hai yếu tố này đều ảnh hƣởng đến tính phổ biến của hệ thống Web.
Một số yếu tố cần phải xem xét trong QoS là tính có sẵn, tính truy cập đƣợc, tính toàn
vẹn, tính tin cậy, khả năng hoạt động, tính linh động, tính an toàn. Khi xem xét các yếu
tố này trong QoS ta có thể đƣa ra một vài độ đo phổ biến về hiệu năng của các hệ
thống thông tin dựa trên Web nhƣ:
2.3.1

Tải

Theo [4], tải (Workload hay load) của một hệ thống/ứng dụng đƣợc xác định bởi
số lƣợng và bản chất của các yêu cầu gửi đến hệ thống/ứng dụng. Số lƣợng yêu cầu
gửi đến một hệ thống trong một đơn vị thời gian đƣợc gọi là cƣờng độ tải (Intensity of

load). Khi cƣờng độ tải tăng dần, hiệu năng của hệ thống cũng tăng theo, tuy nhiên khi
tải tăng quá một ngƣỡng nào đó thì hiệu năng của hệ thống có xu hƣớng giảm. Hiệu
năng của hệ thống còn phụ thuộc vào bản chất của yêu cầu (nature of request). Những
yêu cầu nhƣ chỉ lấy một trang web thì thƣờng ít làm ảnh hƣởng đến hiệu năng của hệ
thống so với một yêu cầu nhƣ truy cập dữ liệu hay một yêu cầu có tính toán phức tạp.
Các hành động của ngƣời dùng, ví dụ nhấp chuột vào một nút, tải một tập tin
xuống,… là nguồn tạo ra tải cho hệ thống. Nhiều ngƣời sử dụng hệ thống sẽ tạo ra
nhiều tải cho hệ thống và hệ thống có nguy cơ chuyển về trạng thái quá tải. Bên cạnh
đó, tải của hệ thống còn phụ thuộc vào hạ tầng phần cứng triển khai hệ thống/ứng
dụng. Ví dụ, xét hệ thống gồm 100 ngƣời sử dụng đồng thời, mỗi ngƣời dùng sẽ chiếm


22

1Mbyte bộ nhớ RAM. Hệ thống đƣợc triển khai trên hai máy chủ. Máy chủ thứ nhất có
bộ nhớ RAM với dung lƣợng 200 Mbytes. Máy chủ thứ hai có dung lƣợng RAM là
400 Mbytes. Trong trƣờng hợp này, trạng thái tải theo RAM của máy chủ thứ nhất là
50%, trạng thái máy chủ thứ hai là 25%. Ta nói máy chủ thứ hai đang nhẹ tải hơn máy
chủ thứ nhất.
Để đánh giá sức chịu tải của một hệ thống, ba yếu tố cần đƣợc xem xét: ngƣời sử
dụng, ứng dụng và nguồn tài nguyên. Với sự hiểu biết về số lƣợng ngƣời sử dụng
(cùng với các hoạt động phổ biến của họ), các yêu cầu ứng dụng xử lý các hoạt động
của ngƣời sử dụng và yêu cầu về nguồn tài nguyên của hệ thống, có thể tính đƣợc sức
chịu tải của hệ thống.
Môi trƣờng của hệ thống và nguồn tài nguyên có sẵn: Có ba thành phần cơ bản
biểu diễn nguồn tài nguyên liên quan trong bất kỳ giao tác trực tuyến nào: trình duyệt
phía khách hàng - trình khách, mạng và trình chủ. Các hệ thống thông tin dựa trên web
điển hình gồm nhiều thành phần: phần cứng và phần mềm tƣơng tác, nếu một trong
những thành phần này không hoạt động hoặc hoạt động không tốt đều có thể ảnh
hƣởng đến hiệu năng, do đó cần định nghĩa rõ ràng môi trƣờng và nguồn tài nguyên

cần đƣợc kiểm thử. Môi trƣờng và nguồn tài nguyên liên quan trong một ứng dụng
web bao gồm một số hoặc tất cả các thành phần sau: Các biến truy cập mạng; các biến
về nhân khẩu học; các biến về địa lý; các biến hạ tầng ISP; cấu hình của trình khách;
cấu hình của trình chủ.
2.3.2

Thƣớc đo tải

Để kiểm soát đƣợc hiệu năng của một hệ thống/ứng dụng thì cần thiết phải đo
đƣợc lƣợng tải mà hệ thống/ứng dụng đang chịu đựng. Điều này dẫn đến phải xác định
một thƣớc đo (hay độ đo) tải (metric). Thƣớc đo tải là lƣợng có thể đo đƣợc để ghi
nhận chính xác những gì chúng ta muốn đo hệ thống. Thƣớc đo tải là một đại lƣợng rất
tổng quát, không có định nghĩa chung và cụ thể. Ngƣời ta có thể chia thƣớc đo tải
thành 2 nhóm: Thƣớc đo tải xây dựng dựa trên sự trải nghiệm của ngƣời dùng và
thƣớc đo tải dựa trên mức độ sử dụng tài nguyên của hệ thống.
a)

Thƣớc đo tải xây dựng dựa trên sự trải nghiệm của ngƣời dùng

Thƣớc đo tải xây dựng dựa trên trải nghiệm của ngƣời dùng có thể dùng các đại
lƣợng nhƣ thông lƣợng của hệ thống (throughput); thời gian đáp ứng (response time),...
Thông lƣợng của hệ thống (throughput): Số lƣợng tác vụ hoàn thành trong
một đơn vị thời gian, hoặc số lƣợng ngƣời dùng đã đƣợc phục vụ trong một đơn vị thời
gian,…). Đơn vị tổng quát là transaction per time_period ví dụ: transactions per
second, calls per day,...lƣợng dữ liệu đƣợc xử lí bởi Server trong một đơn vị thời gian.
Ví dụ một hệ thống thông tin Web xử lí 1000 yêu cầu HTTP trong khoảng 10 phút với
tập tin có dung lƣợng là 789Kb. Khi đó throughput đƣợc tính là:


23


𝑻𝒐𝒕𝒂𝒍𝑹𝒆𝒒𝒖𝒆𝒔𝒕 ∗ 𝑨𝒗𝒆𝒓𝒂𝒈𝒆𝑺𝒊𝒛𝒆
𝟏𝟎𝟎𝟎 ∗ 𝟕𝟖𝟗𝑲𝒃
=
𝑻𝒊𝒎𝒆𝑷𝒆𝒓𝒊𝒐𝒅
𝟔𝟎𝟎𝒔
= 𝟏𝟑𝟏𝟓 (𝑲𝒃𝒑𝒔)

𝑻𝒉𝒓𝒐𝒖𝒈𝒉𝒑𝒖𝒕 =

Thời gian đáp ứng cho một yêu cầu (response time): Có nhiều cách hiểu khác
nhau về thời gian đáp ứng, đứng trên các khía cạnh khác nhau. Đứng trên khía cạnh
Server, thời gian đáp ứng đƣợc xem là khoảng thời gian từ lúc yêu cầu bắt đầu đi vào
hệ thống cho tới khi yêu cầu đƣợc Server thực thi và đáp ứng cho yêu cầu đó đi ra khỏi
hệ thống. Đứng trên khía cạnh Client, thời gian đáp ứng đƣợc xem bằng tổng thời gian
Server thực thi và thời gian chờ (Latency) trong quá trình giao tiếp giữa Client và
Server. Có thể hiểu thời gian đáp ứng là thời gian từ lúc client gửi request tới server
cho đến khi client nhận đƣợc response từ server trả về.

Response Time

Hiệu năng hệ thống thông tin dựa trên Web đƣợc xem xét ở nhiều mức độ, góc
nhìn khác nhau. Ở mức độ hệ thống (System level), ta coi hệ thống nhƣ cả một hộp
đen, khi đó sẽ đứng trên phƣơng diện ngƣời sử dụng đầu cuối để đánh giá hiệu năng.
Đại lƣợng đƣợc dùng lúc này là Throughput, hoặc thời gian đáp ứng của hệ thống. Ở
mức độ thành phần (Component level), đánh giá hiệu năng thông qua các tƣơng tác,
các thông số tài nguyên của dịch vụ. Ở mức độ mô phỏng, đánh giá hiệu năng hệ thống
dịch vụ trong thực tế thông qua việc mô phỏng các trạng thái chuyển đổi trong hệ
thống. Ở mức độ phân tích chi tiết, hiệu năng sẽ đƣợc xác định rõ bởi các biểu thức
toán học. Từ đó xây dựng nên những đồ thị cho phép ta suy diễn ra hiệu năng của hệ

thống Web là:

Arrival rate

Hình 2. 1. Quan hệ hiệu năng theo thời gian đáp ứng
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa thời gian đáp ứng của hệ thống thông tin Web
với tốc độ tới (Arrival rate) của ngƣời sử dụng.
Một số các độ đo khác cũng rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu năng hệ
thống Web dựa trên sự trải nghiệm của ngƣời dùng, đƣợc trình bày dƣới đây:


×