Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại pha II dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.74 KB, 109 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang phát triển với gần 70% lực lượng
lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và trên 80% dân số đang
sinh sống trong khu vực nông thôn. Đất đai, khí hậu và điều kiện tự nhiên rất phù
hợp với sự phát triển nông nghiệp. Trong đó cơ sở hạ tầng nông thôn đóng vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp, cải thiện khả năng tiếp cận tới các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo
dục, trao đổi thương mại, cơ hội việc làm và tăng thu nhập từ hoạt động kinh tế phi
nông nghiệp. Thực tế cho thấy những nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém là
những nơi có tỷ lệ nghèo cao.
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một trong những nguồn lực từ bên
ngoài có những ưu điểm nổi trội, rất phù hợp để hỗ trợ các nước đang phát triển,
đặc biệt là các nước nông nghiệp nghèo như Việt Nam.Việc tranh thủ thu hút và sử
dụng nguồn vốn ODA đã và đang góp phần tích cực phục vụ sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước.
Sự đóng góp quan trọng của cơ sở hạ tầng nông thôn trong phát triển kinh tế
xã hội và xoá đói giảm nghèo được minh chứng qua những thành quả của “Dự án
Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung” thuộc Ban Quản lý các dự án
Nông nghiệp mà Bộ NN và PTNT là cơ quan chủ quản do Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đồng tài trợ được thực hiện tại
13 tỉnh miền Trung trong giai đoạn 2008-2014
Tiếp nối thành công của dự án trước, nhà tài trợ Ngân hàng Phát triển Châu
Á (ADB) quyết định đầu tư “Pha II dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh
miền Trung” thực hiện tại 6 tỉnh: Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Ninh
Thuận, Bình Thuận và Phú Yên để phát triển cơ sở hạ tầng nâng thôn.
Bên cạnh các kết quả đã đạt được thì hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Dự án
Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung thời gian qua còn một số hạn chế
như: công tác chuẩn bị dự án chưa tốt, tiến độ thực hiện các dự án còn chậm …
Để góp phần nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra các giải
pháp có tính khả thi nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Dự án Phát


1


triển nông thông tổng hợp các tỉnh miền Trung thuộc Ban quản lý các dự án Nông
nghiệp trong thời gian tới, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vốn ODA tại pha II Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền
Trung” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
1. Mục đích nghiên cứu
-

Làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm,các tiêu thức đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
ODA tại Việt Nam;

-

Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn ODA tại Dự án Phát triển
nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung trong thời gian qua;

-

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại pha II
Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung trong thời gian tới.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng nguồn vốn ODA tại Dự án Phát triển
nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung thực hiện tại 13 tỉnh: Thanh Hoá,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, KonTum, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận của

giai đoạn I và 6 tỉnh: Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Ninh Thuận,
Bình Thuận và Phú Yên của giai đoạn II ;

-

Phạm vi nghiên cứu: Nguồn vốn ODA tại Dự án Phát triển nông thôn tổng
hợp các tỉnh miền Trung từ năm 2008 đến nay.

3. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, với việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ
thể như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… Các phương
pháp này được sử dụng kết hợp hoặc riêng rẽ trong quá trình nghiên cứu.

-

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các kết quả/đánh giá thực tế của các chuyên
gia/nhà tài trợ từ Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung
sử dụng nguồn vốn ODA để làm rõ hơn các kết luận rút ra từ quá trình
nghiên cứu..

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2


-


Hệ thống hoá lý luận về vốn ODA và khẳng định vai trò của nguồn vốn
ODA đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.

-

Trên cơ sở phân tích thực trạng, những kết quả và bài học kinh nghiệm trong
việc sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng nông
thôn gian qua, từ đó đề xuất những định hướng, các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn ODA tại “Pha II dự án Phát triển nông thôn tổng hợp
các tỉnh miền Trung” trong thời gian tới;

5. Tên và kết cấu luận văn
-

Tên luận văn: "Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho pha II Dự án
Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung"

-

Kết cấu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
 Chương 1: Tổng quan về nguồn vốn ODA và hiệu quả sử dụng vốn ODA
 Chương 2: Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn ODA tại dự án Phát triển
nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung thuộc Ban quản lý các dự án
Nông nghiệp.
 Chương 3:Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho Pha II
Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung trong thời gian
tới.

3



NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ODA VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA
1.1
VỐN ODA.
1.1.1 Khái niệm và các hình thức của vốn ODA.
1.1.1.1 Khái niệm.
ODA (Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức)
đã có lịch sử phát triển lâu đời. Có nhiều khái niệm khái niệm về ODA, sau
đây là một số khái niệm cơ bản:
Theo Uỷ ban hỗ trợ phát triển (DAC - Development Assistance
Committee): ''Viện trợ chính thức (ODA) là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ
bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với các điều kiện ưu đãi;
ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển được
các cơ quan chính thức của các chính phủ trung ương và địa phương hoặc các
cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi
chính phủ tài trợ. Vốn ODA phát triển từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia,
một địa phương, một ngành được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và
cam kết tài trợ, thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền
hai bên nhận và hỗ trợ vốn ký kết''
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD – Organnization of
Economic Cooperation and Development): '' ODA là những nguồn tài chính
do các chính phủ hoặc các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia viện trợ
cho một quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi của quốc gia đó''
Theo Nghị định 17/CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ Việt Nam: '' ODA
là hoạt động hợp tác phát triển giữa nhà nước hoặc chính phủ của một quốc
gia với nhà tài trợ, bao gồm chính phủ nước ngoài và các tổ chức liên chính
phủ hoặc liên quốc gia dưới hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc vốn vay
ưu đãi có yếu tố cho không đạt ít nhất 25%''

4


Như vậy bản chất của ODA hiểu theo cách chung nhất ODA là nguồn hỗ
trợ phát triển ( tiền, công nghệ, vật chất, tư vấn…) của các nước phát triển,
các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia
giành cho các nước đang phát triển nhằm giỳp cỏc nước này tăng trưởng kinh
tế và phát triển bền vững. Theo cách tiếp cận này các khoản ODA sẽ bao gồm
ODA song phương và ODA đa phương và được cung cấp dưới nhiều hình
thức: ODA không hoàn lại hoặc ODA cho vay ưu đãi. Việc cung cấp ODA
được thực hiện thông qua các hình thức khác nhau như: tài trợ bằng ngoại tệ,
hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ để thực hiện các chương trình, dự án hoặc
các hình thức khác như hợp tác kỹ thụõt, chuyển giao công nghệ, các chương
trình đào tạo, các khoá học dài hạn và ngắn hạn.
ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ hai cùng với kế hoạch Marshall
để giúp các nước Châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn
phá. Để tiếp nhận viện trợ của kế hoạch này, các nước Châu Âu thành lập tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD. Ngày nay tổ chức này bao gồm 30
nước không chỉ những nước Châu Âu tham gia tổ chức này mà còn có một số
nước như Mỹ, Nhật bản, Hàn quốc, Úc v.v...
Trong khuôn khổ hợp tác phát triển các nước OECD lập ra những uỷ
ban chuyên môn trong đó có uỷ ban viện trợ phát triển DAC nhằm giúp các
nước đang phát triển.
Ngày nay nguồn vốn ODA không chỉ ở các nước DAC mặc dù các nước
này vẫn chiếm đại bộ phận khoảng 80%, ngoài ra nguồn vón này còn từ Nga
và các nước Đông Âu chiếm 10%, các nước Ả rập có dầu mỏ chiếm 5%.
ODA được thực hiện trên cơ sở song phương hoặc đa phương, viện trợ đa
phương thông qua các tổ chức quốc tế như các tổ chức Liên hợp quốc, Ngân
hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB)...viện trợ đa phương thường chiếm 20% tổng số vốn ODA.

Vốn ODA - hay còn gọi là vốn viện trợ phát triển chính thức là các
khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất,
5


thời gian ân hạn và trả nợ) của các Chính phủ, các tổ chức Liên hợp quốc, các
tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (như WB, ADB,
IMF...) dành cho chính phủ và nhân dân nước viện trợ, các cơ quan và tổ chức
hỗ trợ phát triển nêu trên được gọi chung là đối tác viện trợ nước ngoài.
Các dòng vốn bên ngoài chủ yếu chảy vào các nước đang và chậm phát
triển, gồm có: ODA, tín dụng thương mại từ các ngân hàng (Commercial
Credit by Bank), đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment-FDI),
viện trợ cho không của các tổ chức phi chín phủ (Nôngvernmental
Organisation-NGO), tín dụng tư nhân. Các dòng vốn quốc tế này có những
mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Nếu một nước kém phát triển không nhận
được vốn ODA đủ mức cần thiết để cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
thì cũng khó có thể thu hót được các nguồn vốn FDI còng nh vay vốn tín dụng
khác để mở rộng kinh doanh. Nhưng nếu chỉ tìm kiếm các nguồn vốn ODA
mà không tìm cách thu hót các nguồn vốn FDI và các nguồn tín dụng khác thì
không có điều kiện tăng trưởng nhanh sản xuất, dịch vụ, sẽ không thể có đủ
thu nhập để trả nợ loại vốn ODA.
• Một số khái niệm có liên quan
- Chương trình, dự án ODA: là chương trình, dự án có sử dụng nguồn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
- Điều ước quốc tế về ODA: là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết
giữa đại diện của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam với đại diện của Nhà
tài trợ về các vấn đề có liên quan tới ODA, bao gồm các Hiệp định, Nghị
định, thư, văn kiện chương trình, dự án và các văn bản trao đổi giữa các bên
có giá trị tương đương.
- Điều ước quốc tế khung về ODA: là điều ước quốc tế về ODA thể

hiện cam kết về nội dung chương trình, dự án cụ thể được tài trợ (mục tiêu,
hoạt động, kết quả phải đạt được, kế hoạch thực hiện, điều kiện tài trợ, vốn cơ
cấu vố, nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên, các nguyên tắc,

6


chuẩn mực cần tuân thủ trong quản lý, thực hiện chương trình, dự án và điều
kiện giải ngân, điều kiện trả nợ đối với khoản vay cho chương trình, dự án).
- Vốn đối ứng: là giá trị các nguồn lực (tiền mặt, hiện vật…) huy động
trong nước để chuẩn bị và thực hiện các chương trình dự án ODA theo yêu
cầu của chương trình, dự án.
- Vốn cam kết: là tổng số vốn phía nhà tài trợ cam kết tài trợ cho bên
tiếp nhận thông qua các Hiệp định ký kết đa phương, song phương.
- Vốn được ký kết: là số tiền nhà tài trợ sẽ tài trợ cho một chương
trình, dự án cụ thể thông qua Hiệp định vay vốn được ký kết giữa bên tiếp
nhận và nhà tài trợ.
- Giải ngân: là toàn bộ số tiền đã được thanh toán.
+ Giải ngân vốn đối ứng: là khoản tiền được cơ quan kiểm soát chi thông
báo đã thanh toán.
+ Giải ngân vốn ODA: là khoản tiền đã được rót ra khỏi tài khoản của
nhà tài trợ.
1.1.1.2 Các hình thức của vốn ODA.
Để thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng, ODA được phân chia thành
nhiều loại theo các tiêu chí khác nhau. Có thể phân chia ODA theo các tiêu
chí nh sau:
• Theo tính chất


Viện trợ không hoàn lại: là viện trợ dành cho các nước đang phát


triển mà không yêu cầu các nước nhận viện trợ phải hoàn lại nguồn vốn viện
trợ. Mục tiêu chính của viện trợ không hoàn lại là nhằm phục vụ các nhu cầu
thiết yếu của con người, phát triển nguồn nhân lực, và xây dựng cơ sở hạ tầng


Viện trợ có hoàn lại: Các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ

và các tổ chức tài chính quốc tế cho các nước đang phát triển vay để phát triển
kinh tế-xã hội với lãi suất thấp.


Viện trợ hỗn hợp: : là khoản viện trợ bao gồm một phần cho

không, phần còn lại thực hiện theo hình thức tín dụng (có thể là tín dụng ưu
7


ói hoc tớn tớn dng thng mi theo cỏc iu kin ca t chc hp tỏc kinh
t phỏt trin-OECD). Loi ODA hn hp ny thng c s dng cho cỏc
chng trỡnh, d ỏn xõy dng hoc ci to h tng kinh t xó hi, cú kh nng
hon vn chm.
Theo mc ớch


H tr c bn: H tr c bn thng ch yu l v xõy dng

ng sỏ, cu cng, ờ p, trng hc, bnh vin, h thng vin
thụng,...Thụng thng cỏc d ỏn ny cú kốm theo mt b phn h thng k
thut di dng chuyờn gia t vn, thit k, son tho...

- H tr k thut
Đây là các khoản ODA hỗ trợ phát triển thể chế, tăng cờng năng lực của
các cơ quan Nhà nớc, chuyển giao công nghệ, thộng qua cung cấp chuyên gia,
cung cấp trang thiết bị nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ tại nớc nhận vốn hỗ trợ
hoặc ở nớc ngoài, hỗ trợ nghiên cứu điều tra cơ bản (lập quy hoạch nghiên cứu
khả thi). Một dự án hỗ trợ kỹ thuật có thể bao gồm một hoặc tất cả các nội
dung trên.
Theo iu kin
- ODA khụng rng buc: Bờn nhn ODA s c s dng m khụng b
rng buc bi ngun s dng hay mc ớch s dng.
- ODA cú rng buc: Một c im ln ca ODA l ngun vn ny
thng kốm theo cỏc iu kin rng buc ca nc vin tr khi vo cỏc nc
ang v chm phỏt trin. Cú hai cỏch rng buc:
+ Rng buc bi ngun s dng: tc l vic mua sm hng hoỏ, trang
thit b hay dch v bng ngun vn ODA ch gii hn cho mt s cụng ty do
nc ti tr s hu hoc kim soỏt (vi vin tr song phng) hoc cỏc cụng
ty ca cỏc nc thnh viờn (vi vin tr a phng). Vớ dụ nh B, c, an
Mch khi vin tr u yờu cu khong 50% vin tr phi mua hng hoỏ v
dch v ca nc mỡnh. Nhng nc ny c coi l nhng nc cú yờu cu
rng buc cao.

8


+ Bởi mục đích sử dụng: nước nhận viện trợ chỉ được sử dụng ODA
vào một số lĩnh vực, dự án cụ thể theo yêu cầu của nước viện trợ. Ví dô nh
Nhật Bản, trong quan hệ hợp tác phát triển với Việt Nam, chỉ ưu tiên viện trợ
cho Việt Nam vào năm lĩnh vực:



Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế



Hỗ trợ cải tạo và xây dựng các công trình điện và giao thông.



Hỗ trợ trong phát triển nông nghiệp (phát triển cơ sở hạ tầng và

chuyển giao công nghệ mới).


Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế.



Hỗ trợ bảo vệ môi trường.

Hiện nay, Nhật Bản đang là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho giao
thông vận tải Việt Nam. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới (WB), trong
tổng số viện trợ ODA cho lĩnh vực giao thông vận tải của Việt Nam, ODA
của Nhật Bản chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc biệt trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải. Trong những năm gần đây, thông qua Ngân hàng hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JBIC), Nhật Bản đã viện trợ một khối lượng lớn ODA cho
cải tạo và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam thay cho lĩnh
vực điện lực như một vài năm trước đây. Việt Nam đang tận dụng và khai
thác khoản viện trợ này của Nhật Bản cho kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Việt Nam-lĩnh vực đang cần một khối lượng vốn lớn để đầu tư phát triển.
- ODA hỗn hợp: Một phần có những ràng buộc, một phần không có ràng

buộc.
• Theo đối tượng sử dụng
Hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của hỗ trợ phát triển chính thức. Nó
có thể liên quan đến hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, trên thực tế thường
phải có cả hai yếu tố này. là khoản ODA dành cho từng dự án cụ thể. Khoản
viện trợ này có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không
hoặc cho vay ưu đãi. Trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam, hình
9


thức hỗ trợ theo dự án rất phổ biến. Hầu hết các khoản viện trợ của các nhà tài
trợ trong lĩnh vực này là theo dự án. Ví dụ như Hàn Quốc đã cung cấp một
khoản viện trợ 18 triệu USD cho dù án cải tạo, nâng cấp quốc lé 18; hay Nhật
thông qua JICA đã viện trợ 28.407 USD cho dù án xây dựng 38 cầu giao
thông nông thôn miền Nam, và thông qua JBIC hàng loạt các dự án khác
được cho vay ưu đãi như dự án xây dựng cảng Cái Lân, xây dựng đường bộ
đèo Hải Vân, nâng cấp Cảng Đà Nẵng.
- Hỗ trợ phi dự án: là viện trợ khi đạt được một hiệp định với các đối tác
viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát
với thời hạn nhất định, mà không phải xác định một cách chính nó sẽ phải sử
dụng thế nào.
- Thứ nhất: Hỗ trợ cán cân thanh toán: có thể là hỗ trợ tài chính trực tiếp
(chuyển giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hoá, hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ, hàng
hoá được chuyển vào các nước có thể để hỗ trợ ngân sách.
- Thứ hai: Hỗ trợ trả nợ: Các nước đang phát triển thường có số nợ lớn,
mà khả năng trả nợ là kém. Khoản này sẽ giỳp cỏc nước trả bớt một phân nợ
nần để có thể tiếp tục được vay thêm, hoặc giảm gánh nặng nợ nần, giảm sức
ép đối với nền kinh tế.
- Viện trợ chương trình: là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát

với thời gian nhất định mà không phải xác định chính xác nó sẽ được sử dụng
như thế nào. Ví dụ như ODA viện trợ cho chương trình 135 ở Việt Nam là
một hình thức viện trợ chương trình.
1.1.2 Đặc điểm của vốn ODA
Là vốn hỗ trợ phát triển, ODA có nhiều đặc điểm khác biệt so với các
nguồn vốn đầu tư phát triển khác. Có thể thấy một số đặc điểm chính của
ODA như sau:
1.1.2.1 ODA là nguồn vốn mang tính ưu đãi
ODA được sử dụng nhằm giúp các nước đang phát triển phát triển kinh
tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Với mục đích sử dông nh vậy nên ODA là
nguồn vốn mang tính ưu đãi cần thiết cho các nước đang và chậm phát triển.
Tính ưu đãi của nguồn vốn này thể hiện ở:
10


Một là: ODA chỉ dàng riêng cho các nước đang và chậm phát triển vì
mục tiêu phát triển. Sau đại chiến thế giới lần thứ II, các nước công nghiệp
phát triển đã thoả thuận về sự trợ giúp dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc
cho vay với điều kiện ưu đãi cho các nước đang phát triển. Với sự kiện quan
trọng là Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển được thành lập, bước đầu đã
đóng góp phần quan trọng nhất trong việc cung cấp ODA song phương và đa
phương cho các nước đang và chậm phát triển. Để có thể được nhận ODA,
các nước đang và chậm phát triển phải có hai điều kiện cơ bản là:
+ Tổng sản phẩm quốc nội GDP bình quân đầu người thấp. Nước có
GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỷ lệ viện trợ không
hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp, thời hạn ưu đãi
càng lớn.
+ Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính
sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và
bên nhận ODA.

Hai là: Vốn ODA có thời gian cho vay dài, thời gian ân hạn dài, lãi suất
thấp. Đây chính là ưu điểm nổi bật của ODA.
+ Thời gian vay dài: Thời gian cho vay là thời gian để hoàn trả vốn. Với
nguồn vốn ODA, khoảng thời gian này thường dài, bình quân từ 30-40 năm.
Ngân hàng thế giới (WB) cho Việt Nam vay với thời gian vay 40 năm, Nhật
Bản cho ta vay thường trong thời hạn 30 năm.
+ Thời gian ân hạn dài: thời gian ân hạn được xác định là khoảng thời
gian chỉ trả lãi mà chưa trả gốc. Vốn ODA có thời gian ân hạn từ khi vay đến
khi trả gốc lần đầu tiên khá dài, thường từ 5-10 năm trở lên. Trung bình
khoảng 10 năm. Nhật Bản ân hạn 10 năm.
+ Lãi suất thấp: Trung bình lãi suất của các khoản vay ODA khoảng từ
0.75%/ năm đến 2%/ năm. Chẳng hạn các khoản vay ODA được tính bằng
hàng hoá trị giá 45.5 tỷ Yên Nhật cho Việt Nam vay năm 1992 có lãi suất 1%.

11


Khoản vay Ngân hàng thế giới cho dù án cải tạo quốc lé 1A không lãi, chỉ có
phí 0.75%.
Ba là: Trong ODA có thành tố viện trợ không hoàn lại tức là cho không.
Thành tố viện trợ không hoàn lại này thể hiện chính ở thời gian vay, thời gian
ân hạn dài, lãi suất thấp. Các nhà viện trợ thường tìm cách làm “mềm” khoản
vay bằng cách kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng
gắn với điều kiện thương mại tạo thành tín dụng hỗn hợp. Yếu tố cho không
Ýt nhất là 25%, cao nhất là 100% so với tổng số vốn vay.
Với đặc điểm ưu đãi này, ODA đang là nguồn vốn quan trọng để đầu tư
phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam nói riêng, các nước đang và chậm phát
triển nói chung.
1.1.2.2 ODA mang tính ràng buộc
Có thể khẳng định rằng không bao giờ có sự cho không hoàn toàn, cho

bao giờ đi kèm với nhận. Đối với các nước tài trợ việc cung cấp ODA có thể
vì mục tiêu kinh tế hoặc chính trị hoặc các mục tiêu khác. Điều này dẫn tới sự
ràng buộc của ODA. Sự ràng buộc này có thể là về mục đích sử dụng, địa
điểm chỉ tiêu, hoặc nơi mua hàng hoá….
Khác với khoản tín dụng khác, ODA mang tính ràng buộc, có thể chỉ
ràng buộc một phần. Các nước viện trợ có thể ràng buộc theo nguồn sử dụng
và mục đích sử dụng, hoặc những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc
này rất chặt chẽ với nước nhận. Chẳng hạn Hoa Kỳ khi nối lại viện trợ ODA
cho Việt Nam thì các khoản viện trợ này chủ yếu cho việc nghiên cứu thị
trường Việt Nam do các đơn vị nghiên cứu của Hoa Kỳ tiến hành.
Viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ giúp hữu
nghị, mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi Ých kinh tế và
vị thế chính trị cho nước tài trợ. Các khoản viện trợ luôn chứa đựng hai mục
tiêu cùng tồn tại song song. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền
vững và giảm đói nghèo ở những nước đang phát triển. Thực hiện mục tiêu
này, các nước công nghiệp phát triển không phải không có động cơ. Hầu hết
12


họ đều nhìn thấy lợi Ých của mình trong việc hỗ trợ phát triển. Đó là việc mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. ODA thường là khoản
vốn “mở đường” cho đầu tư trực tiếp. Như vậy xét về lâu dài, các nhà tài trợ
sẽ có lợi về mặt an ninh, kinh tế, chính trị khi kinh tế các nước nghèo tăng
trưởng. Mục tiêu thứ hai là tăng trưởng vị thế chính trị của các nước tài trợ.
Các nước phát triển sử dụng ODA nh mét công cụ chính trị của mình tại các
nước và khu vực tiếp nhận ODA.
Với đặc điểm này của ODA, khi nhận viện trợ, các nước nhận cần cân
nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của các nhà tài trợ, không vì giải quyết khó
khăn và lợi Ých trước mắt mà đánh mất quyền lợi lâu dài. Các nước nhận
viện trợ phải luôn chủ động trong việc tiếp nhận ODA. Đồng thời các nước

viện trợ luôn phải tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ
nước tiếp nhận. Có nh vậy quan hệ hợp tác mới có thể đảm bảo bình đẳng
cùng có lợi.
Các nước viện trợ khi cung cấp ODA thường xuất khẩu được hàng hoá
và dịch vụ vào nước nhận viện trợ. Có những nước yêu cầu 50% viện trợ phải
dùng để mua hàng hoá và dịch vụ của họ như Bỉ, Đức và Đan Mạch, thậm chí
tỷ lệ này còn đạt tới 65% như trong trường hợp Canada. Nhìn chung DAC
yêu cầu khoảng khoảng 22% viện trợ phải dùng để mua hàng hoá, dịch vụ của
bên cung cấp. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển đang thiếu vốn thì
ODA vô cùng quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và xoỏ đúi giảm
nghèo còn đối với các nước tài trợ thì qua ODA họ có thể mở rộng thị trường,
tăng cơ hội đầu tư, tiêu thụ sản phẩm..Từ đú cỏc nước tài trợ nâng cao vị thế
chính trị của các nước tài trợ và ảnh hưởng của mình tại khu vực và các nước
tiếp nhận ODA
1.1.2.3 ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ
Cần nhận thức rằng ODA có mức ưu đãi nhưng không phải vì vậy mà nó
không mang gánh nặng nợ nần cho mai sau mà nó thường được xuất hiện sau
thời gian dài. Vấn đề khó khăn là ở chỗ ODA không được đầu tư trực tiếp cho
13


sản xuất mà là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển y tế, văn hoỏ,
giỏo dục,là những lĩnh vực phi sản xuất vật chất nên hiệu quả nó mang lại là
gián tiếp, có tính chất hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước. Trong khi đó
số nợ nần của ODA thì lại tồn tại và trực tiếp thêm vào gánh nặng nợ nần của
các nước tiếp nhận. Vì vậy việc phối hợp sử dụng ODA với các nguồn vốn
khác là cực kỳ quan trọng nhằm tăng cường khả năng trả nợ, đồng thời vẫn
đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội.
Từ nhiều năm nay, các nước đang phát triển mỗi năm nhận được khoảng
từ 40-50 tỷ USD ODA từ các nước phát triển. Do tính chất ưu đãi nên các

nước đang và chậm phát triển cạnh tranh mạnh mẽ để thu hót được nhiều
nguồn vốn này. Tuy nhiên, tác dụng của nguồn vốn này lại khá khác nhau ở
các nước. Có những nước đã tạo dựng được sự phát triển kha nh mét số nươc
NICs ở châu Á nhưng cũng có nước sử dụng không hiệu quả, bị lâm vào tình
trạng nợ nần ngày càng tăng nh nhiều nước châu Phi, Mỹ Latinh. Năm 1980,
tổng dư nợ của các nước đang phát triển mới chỉ là 603.3 tỷ USD, mười năm
sau, năm 1990 con số này tăng gần 2.4 lần, đạt 1.443,9 tỷ USD ; bình quân
mỗi năm tăng thêm hơn 80 tỷ USD. Năm 1997, tổng chi nợ nươc ngoài của
các nước đang phát triển đạt tới 2.171,4 tỷ USD, gấp 1.5 lần so với năm 1990.
Vấn đề ở chỗ vốn ODA là nguồn vốn đầu tư gián tiếp, không được sử dụng để
đầu tư trực tiếp cho sản xuất, xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại phụ thuộc vào
hiệu quả sản xuất và xuất khẩu thu ngoại tệ. Do vậy, đối với các nước tiếp
nhận viện trợ cần hoạch định lé trình riêng để thu hót nguồn vốn này đồng
thời hoạch định chính sách sử dụng ODA phối hợp với các nguồn vốn khác
nhằm phát triển đồng đều kinh tế và xã hội.
1.1.3 Tính hai mặt của vốn ODA với nước nhận viện trợ
1.1.3.1 Ưu điểm
ODA là nguồn vốn quan trọng giỳp cỏc nước phát triển kinh tế, tăng
cường phúc lợi xã hội. Các nước đang phát triển là những nước đang thiếu
vốn. Do vậy, ODA đối với họ là vô cùng quý giá. Hơn nữa nguồn vốn này có
14


những ưu điểm của nó như cho không, cho vay lãi suất thấp, thời gian dài…
Vì thế, giá trị của nó càng cao. Ở các nước nhận, ODA được sử dụng rất
nhiều cho giáo dục, y tế và dân số (14,12%), sau đó là vận tải, năng lượng
(13,79%), nụng nghiệp…Đõy là những lĩnh vực cần thiết cho kinh tế xã hội,
có vai trò rất lớn trong sự phát triển của một quốc gia, đòi hỏi lượng vốn đầu
tư lớn, song lợi nhuận trước mắt là thấp, chậm thu hồi vốn… Vì thế, vai trò
của ODA trong việc phát triển các lĩnh vực này là rất quan trọng

Mặt khác, cùng với vốn, nhiều khi ODA ở dưới dạng hàng hoá, sản
phẩm, do vậy các nước nhận ODA cũng nhận được công nghệ, ký thuật.
Ngoài ra, việc sử dụng ODA còn phải tuân theo những quy định ràng buộc
của bên cung cấp là các nước phát triển nờn bờn nhận cũng tiếp thu được kinh
nghiệm quản lý, nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung. Thực tế cho thấy, ngay
cả Hàn Quốc và Nhật Bản khi mới bắt đầu phát triển kinh tế cũng phải dựa
một phần vào ODA để phục hồi sau chiến tranh.
1.1.3.2 Mặt trái của vốn ODA
Năm 1993, sau khi nối lại quan hệ với các định chế tài chính quốc tế, đến
nay đã có gần 50 nhà tài trợ đa phương và song phương cùng 350 tổ chức
chính phủ với 1.500 chương trình, dự án dành cho Việt Nam. Đứng đầu trong
các quốc gia và tổ chức trên là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân
hàng Phát triển Châu á (ADB) với số vốn cam kết chiếm 70-80% tổng nguồn
vốn ODA hàng năm mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam.
Với 30,03 tỉ USD vốn ODA cam kết cho Việt Nam trong 12 năm qua
(chiếm khoảng 2% tổng ODA trên thế giới) và đang có xu hướng tăng lên
trong những năm gần đây liệu ODA có phải là tiền “cho không biếu không”?
Theo nghị quyết của Liên hợp quốc thì hàng năm, các nước giàu phải
trích 0,7% trong GNP (tổng sản phẩm quốc dân) của nước mình để hỗ trợ sự
phát triển của các nước nghèo (hay đang phát triển). Nhưng vì sao họ lại phải
có nghĩa vụ hỗ trợ các nước nghèo?

15


Ngoài mục tiêu cung cấp ODA cho các nước nghèo giúp họ phát triển kinh tế
- thực chất là để trong tương lai, các nước nghèo sẽ đóng một vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của chính các nước giàu (cụ thể là biến các nước
nghèo thành nơi cung cấp nguyên vật liệu rẻ, nhân công rẻ; tiếp nhận công
nghệ và tư bản thừa; là thị trường tiêu thụ hàng hoá; đón nhận những ngành,

những khâu công nghệ ít hàm lượng khoa học, ô nhiễm môi trường...) thì các
nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở
rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách
riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những
mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).
Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào
thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu
hàng hoá của nước tài trợ. Ví như Việt Nam, vào năm 2006 tới sẽ phải mở
cửa hơn nữa đối với mặt hàng ô tô của Mỹ và Nhật Bản.
Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường
bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những
ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư
vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao... Ví như
Việt Nam đã phải cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành
Bưu chính - Viễn thông.
Một khi lợi ích của nước viện trợ không đảm bảo hay không thoả mãn,
họ thường tìm cách giảm mức cấp ODA xuống. Chính vì vậy, các nước giàu
thường lựa chọn đối tác để cung cấp ODA gắn với các mục tiêu cần đạt của
mình. Ví dụ, trên 50% tổng ODA của Mỹ hàng năm (trên 5 tỉ USD) được
cung cấp cho Isrel và Ai Cập (là các nước đồng minh chiến lược của Mỹ).
Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng
thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn
16


phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự
án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các
chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA
thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao
so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động

thế giới).
Ngoài ra, nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu
dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA
buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch
vụ do họ sản xuất.
Thêm vào đó, nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng
ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả
thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ
có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Do
đó, các dự án, chương trình mà nước viện trợ lựa chọn để cung cấp vốn ODA
có thể không phải là dự án quan trọng và tối ưu nhất đối với nước tiếp nhận.
Bởi lẽ, chi phí mua sắm thiết bị, công nghệ có thể có giá trị rất lớn nhưng
công suất sử dụng lại không cao hoặc phải bỏ ra chi phí cao về dịch vụ đào
tạo, chuyển giao công nghệ.
Ngoài những mặt trái của nguồn vốn ODA nêu trên, những nước tiếp
nhận ODA còn gặp phải một số bất lợi khác như tác động của yếu tố tỷ giá
hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên. Bởi lẽ giá trị
của các khoản ODA chủ yếu lấy ngoại tệ mạnh như đô la Mỹ, Yên Nhật,
Euro... làm đơn vị tính toán. Khi các đồng tiền này tăng giá, hoặc đồng tiền
của nước tiếp nhận ODA bị mất giá trong khoảng thời gian sử dụng vốn thì
khoản vốn ODA phải hoàn trả rõ ràng sẽ bị tăng lên.
Đó là chưa kể đến tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược,
quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình
độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý,
17


điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư
bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng
nợ nần.

Sử dụng ODA là một sự đánh đổi. Việc tiếp nhận ODA nhiều hơn càng
cần phải đi đôi với sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn này. Các
nhà quản lý và các đơn vị sử dụng vốn ODA cần phải có những chính sách và
hành động cụ thể nhằm phát huy những thế mạnh, hạn chế tới mức thấp nhất
những ảnh hưởng bất lợi của ODA.
1.2
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA
* Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA
- Tốc độ giải ngân các dự án
Một dự án được đánh giá là có hiệu quả cao thông qua thời gian, thời hạn
giải ngân. Tốc độ giải ngân đánh giá một cách cơ bản tiến độ sử dụng vốn cho
triển khai dự án.
Giải ngân là một quá trình chi tiêu nguồn vốn, nguồn tiền theo một kế
hoạch đã được phê duyệt trước. Một nước cung cấp một khoản viện trợ không
hoàn lại ODA để phát triển hạ tầng. Nhà tài trợ yêu cầu lập một kế hoạch thực
hiện hàng năm, trong đó thể hiện ngân sách chi tiêu của cả năm. Kế hoạch này
đã được nhà tài trợ thông qua và đồng ý cung cấp ngân sách. Việc chi tiêu,
thanh toán một cách hợp pháp cho các hoạt động, dự án theo kế hoạch này gọi
là giải ngân.
Tỷ lệ giải ngân là tỷ lệ giữa số tiền đã chi tiêu, thanh toán hợp pháp so
với nguồn ngân sách đã phõn bổ, phê duyệt trong cùng khoảng thời gian. Tỉ lệ
giải ngân thường được tính theo quý, năm.
Có bốn vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA cũng
đồng thời ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân dự án là chất lượng, tiến độ
giai đoạn chuẩn bị dự án mà nổi lên là vấn đề thủ tục, quy trình; tiến độ
đền bù, giải phóng mặt bằng; chất lượng nhà thầu; lựa chọn tư vấn ở các
khâu của dự án.
18



- Sử dụng vốn đúng mục đích
Sự tham gia rộng rãi của các đối tượng thụ hưởng vào quá trình tiếp nhận
và sử dụng vốn ODA là yếu tố quan trọng để giúp ODA được sử dụng đúng
mục đích và có hiệu quả cao. Một khi các cấp chính quyền cam kết mạnh mẽ
và chỉ đạo sát sao và có sự tham gia rộng rãi của người dân thì bất kỳ chương
trình và dự án ODA nào, dù lớn hay nhỏ đều được thực hiện đúng tiến độ, có
chất lượng với hiệu quả cao và bền vững.
Nhiều dự án ở các địa phương đã rất thành công nhờ sự chỉ đạo sát sao
và quyết tâm cao của các cấp chính quyền. Ngoài ra, các chương trình và dự
án ODA có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế- xã hội và người thụ
hưởng kết quả là quá trình này là người dân. Do vậy, huy động sự tham gia
của người dân, của các tổ chức xã hội và đoàn thể trong quá trình thực hiện và
giám sát quá trình thực hiện là đảm bảo quan trọng sự thành công của chương
trình, dự án ODA.
Những năm gần đây, lượng vốn vay ODA kém ưu đãi do Nhật Bản tài
trợ có xu hướng gia tăng.Trong bối cảnh như vậy, định hướng sử dụng nguồn
vốn ODA Nhật Bản cần có những thay đổi phù hợp để mọi đối tượng và
thành phần trong từng xã hội đều có thể tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả
nguồn viện trợ này.
- Vấn đề lãng phí, tham ô, tham nhũng
Nạn lãng phí, tham ô và tham nhũng là một trong những vấn đề đang
được quan tâm và sảy ra sâu sắc ở Việt Nam. Đây là một tiêu chí quan trọng
trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam. Thực tế cho
thấy, những dự án có sự quản lý trực tiếp của nước ngoài ít bị thất thoát hơn
những dự án trong nước trực tiếp quản lý. Và trong những năm qua, tình trạng
này cũng vẫn cũng diễn ra sâu sắc ở các dự án có sử dụng vốn ODA, con số
thất thoát lên tới 30% tổng số vốn đầu tư.
Nguyên nhõn gây ra tình trạng lãng phí trong sử dụng ODA có thể do
công trình được đầu tư không phù hợp với nhu cầu của người dân hay phù
19



hợp với nhu cầu của người dân nhưng lại được đặt ở một vị trí không thuận
lợi với đại bộ phận người dân hưởng lợi từ dự án.
Cũng nguyên nhân gây ra tình trạng tham nhũng có thể là do nhận thức
chưa đúng về ODA, hạn chế về cơ chế quản lý, quản lý lỏng lẻo…bắt nguồn
từ những lí do cơ bản sau:
- Thứ nhất là do bản chất tích cực của ODA đã bị người sử dụng lợi dụng
để mưu cầu các mục đích riêng.
- Thứ hai là do người ta nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm lẫn về thực chất của
nguồn vốn ODA, cho rằng ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển- là thứ cho
không … nhưng trên thực tế thì phần lớn nguồn vốn ODA là vốn vay, phần
cho không chỉ chiếm tỷ trọng rất ít.
- Thứ 3, do ODA là nguồn vốn được cấp với số lượng lớn, chủ yếu được
ưu tiên sử dụng cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, mà kết cấu hạ tầng là
một lĩnh vực có nhiều hạng mục với nhiều khoản cần mua sắm nên việc kiểm
tra tài chính dự án là điều không dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho tệ hối lộ,
tham nhũng nảy sinh và hoành hành.
- Các công trình dự án được thực hiện phát huy sau đầu tư
Các sản phẩm được tạo ra từ các dự án đầu tư có sử dụng vốn ODA chủ
yếu là các công trình công cộng, công trình phúc lợi chung của toàn xã hội.
Hiệu quả sử dụng vốn ODA được đánh giá thông qua:


Chất lượng các công trình được tạo ra từ việc sử dụng nguồn vốn

ODA Nhật Bản cho đầu tư phát triển.


Số vốn sử dụng để có được một công trình đạt tiêu chuẩn theo quy


chuẩn của dự án đầu tư, hoặc số công trình đủ tiêu chuẩn chất lượng được tạo
ra rừ một lượng vốn viện trợ nhất định. Tiêu chí này thể hiện hiệu quả kinh tế
của vốn đầu tư.


Việc sử dụng và vận hành các công trình này có hiệu quả. Có những

công trình thực tế đã sảy ra tình trạng trì trệ trong vận hành hay nằm yên
trong nhiều năm sau được đầu tư. Điều này có thể do sự bất cập trong nhiều
20


khâu khảo sát và triển khai dự án. Ví dụ thực tế như một số công trình cung
cấp nước sạch cho các bản vùng sâu vùng xa Tây Nguyên được đầu tư xây
dựng bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản. Sau khi các công trình được hoàn
thành thì chỉ đưa vào hoạt động 1 tháng đầu tiên sau đó thì trở thành một bãi
lau sậy do địa thế không phù hợp cho việc lấy nước của đồng bào, công trình
được xây dựng giữa một vũng, ở một nơi rộng nhưng lại không có người đến.
Vì vậy mà dự án đã trở nên vô hiệu sau đầu tư.


Tuổi thọ và tính kế thừa của dự án cũng là một tiêu chí đánh giá đáng

kể. Khấu hao của dự án đã được tính toán trong quá trình lập dự án đầu tư.
Song thực tế, nhiều công trình khi đi vào vận hành hoạt động thì có mức khấu
hao lớn hơn nhiều so với dự kiến của dự án làm cho tuổi thọ của dự án giảm
đáng kể so với dự kiến. Điều này sảy ra phần lớn là do chất lượng công trình
thi công thấp hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, lý do chính là do quá trình quản
lý thi công không sát sao nên gây thất thoát ảnh hưởng lớn đến chất lượng

công trình. Cũng một vấn đề bên cạnh đó là tính kế thừa của dự án. Dự án khi
đầu tư xây dựng phải được đặt trong một tổng thể quy hoạch các dự án và phù
hợp với các quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển chung của vùng, địa
phương có dự án. Tính kế thừa của dự án được thể hiện trong sự phù hợp của
dự án khi có những dự án mới cùng mục tiêu được đầu tư ở địa phương, hay
dự án đầu tư nâng cấp dự án.
* NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
ODA.
Có rất nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA, song có
một số nhân tố đặc trưng sau:
Thứ nhất là trình độ quản lý là một yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng ODA ở Việt Nam khi mà tình trạng thất
thoát vốn đầu tư cũn là quá cao ở nước ta. Tỷ lệ thất thoát lên đến 30% tổng
vốn đầu tư cho dự án đặc biệt là khi chính người quản lý là người có nhận
thức sai về ODA.
21


Thứ hai là sự ổn định về kinh tế, chớnh trị, xã hội liên quan đặc biệt
đến sự ổn định của tiền tệ, sự định hướng đúng đắn trong chiến lược phát
triển dài hạn đất nước. Vì thế, sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội giảm bớt
được những rủi ro trong đầu tư dài hạn của dự án, mang lại hiệu quả cao cho
dự án ODA.
Thứ ba là môi trường đầu tư cần phải được hệ thống pháp luật và chính
sách của Nhà nước đảm bảo. Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả sử dụng ODA khi ta xem xét ở khía cạnh bảo hộ vốn đầu tư của Chính
phủ đối với một số dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước, trong khi nhìn từ một
góc độ nào đó thì ODA gần như được coi là nguồn vốn đầu tư nhà nước.
Hệ thống pháp luật trước hết phải công bằng, hợp lý và đảm bảo thực thi
trong thực tiễn đối với mọi thành phần kinh tế. Tạo dựng một nền kinh tế thị

trường, phát huy tác dụng của kinh tế thị trường ngay trong dự án đầu tư
ODA. Nhờ đó nguồn vốn ODA được phát huy hết tiềm năng, phân bổ và sử
dụng có hiệu quả.
Thứ tư là: kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội là một yếu tố không thể không
kể đến khi đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả đầu tư của dự án. Điều
này có liên quan trực tiếp đến quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh
tế, quản lý vốn, quản lý dự án ODA và hình thành khuôn khổ pháp lý cho
hoạt động của nền kinh tế, cho môi trường đầu tư dự án ODA. Và việc có
một kết cấu hạ tầng hệ thống, đồng bộ có giải quyết tích cực trong đầu tư
dự án ODA.
1.3

ODA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÔNG NGHIỆP,

NÔNG THÔN VIỆT NAM
1.3.1 Đặc điểm nông nghiệp và nông thôn Việt Nam
Là quốc gia đất ít người đông ( nhất là diện tích tương đối bằng phẳng
dùng cho nông nghiệp ít), bình quân diện tích đất trên đầu người là một trong
những nước thấp nhất thế giới (0,1ha/ người) nên sản xuất nông nghiệp Việt
Nam ít có khả năng mở rộng sản xuất.
22


Việt Nam có vị trí năm ở khu vực nhiệt đới gió mùa có thảm thực vật,
động vật phong phú, đa dạng, có tiềm năng sinh khối lớn, khả năng tăng vụ,
quay vòng đất nhanh. Sản xuất lương thực chủ yếu là cây lúa nước, trong khi
cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp còn có nhiều hạn chế và thiếu
kinh nghiệm trên thế giới. Nên cần phải chú ý điều này trong nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần hiện nay.
Chuyển nền nông nghiệp Việt Nam sang sản xuất hàng hóa, vận động

theo cơ chế thị trường từ nền nông nghiệp nhỏ, lạc hậu, phân tán, vốn ít, chưa
có công nghiệp phát triển đòi hỏi phải có chủ trương chính sách hợp lý thích
ứng với từng giai đoạn cụ thể.
Trình độ công nghiệp, kĩ năng sản xuất và các điều kiện về cơ sỏ vật
chất, kĩ thuật là không đồng đều giữa các vùng làm gia tăng dự phức tập trong
quản lý. Vì vậy, cần phải hết sức quan tâm trong việc hoạch định các chính
sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn thời kì đổi mới để thu hút được
những kết quả tốt nhất.
Việt Nam là một quốc gia có bản chất của nền kinh tế là kinh tế nông
nghiệp. Nông nghiệp tuy giảm dần vai trò đóng góp vào GDP quốc gia, nhưng
vẫn là nguồn sống chính của hơn một nửa dân số đất nước. Hiện nay, nông
nghiệp vẫn còn đóng góp hơn 20% GDP, nuôi sống hơn 60% dân số. Tốc độ
tăng trưởng của ngành nông nghiệp thấp so các ngành khác. Ngoài những
điểm mạnh mang tính truyền thống như khả năng tự bảo đảm an ninh lương
thực quốc gia và có lợi thế cạnh tranh đối với một số loại cây trồng chính,
ngành nông nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế hoặc khó khăn cần được
nhận thức rõ.
Hiện nay, quỹ đất nông nghiệp đã được khai thác tối đa, nông nghiệp
tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng và đã đến mức tới hạn . Đây là nguyên
nhân chính dẫn đến việc tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp có xu
hướng giảm ở các năm gần đây.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, dân cư được phân bổ chênh lệch giữa
các vùng nông nghiệp và vùng sinh thái. Ngoài ra, cây trồng cũng được phân
23


bố theo vùng sinh thái, một mặt, dẫn đến sự chuyên môn hóa trong canh tác
nông nghiệp, mặt khác dẫn đến tình trạng chênh lệch trong cơ hội tìm kiếm
thu nhập hoặc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của nông dân giữa các vùng
và phân hóa cơ hội kinh tế giữa nông dân ở các vùng khác nhau.

Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nhìn
chung thấp vì trình độ khoa học công nghệ sản xuất thấp. Ở Việt Nam, đã xác
định một số mặt hàng nông sản có khả năng cạnh tranh khá trên thị trường thế
giới như gạo, cà phê, cao su, nhân hạt điều, hồ tiêu, chè, thủy sản và đồ gỗ.
Ngược lại, một số mặt hàng có khả năng cạnh tranh thấp như thịt, trứng, rau
quả, ngô. Nhiều mặt hàng nông sản không có khả năng cạnh tranh như sữa,
đậu nành, lạc, mía đường, bông vải.
Do khả năng tài chính quốc gia còn hạn chế, mức đầu tư cơ sở hạ tầng
nông nghiệp nông thôn còn kém; đầu tư cho nông lâm thủy sản còn thấp và
chưa tương xứng với tiềm năng và đóng góp của ngành đối với nền kinh tế
quốc gia.
Hệ thống kinh doanh nông sản chỉ đang bắt đầu phát triển và tập trung
vào một số ngành truyền thống hoặc có lợi nhuận cao như lúa gạo, cao su, cà
phê, hồ tiêu, điều. Hệ thống thông tin thị trường chưa phát triển và chưa giúp
doanh nghiệp nông nghệp và nông dân ra quyết định đúng để tăng hiệu quả
sản xuất kinh doanh và thu nhập.
Khi chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải đối mặt với nhiều
rủi ro trong thương mại nông sản. Đối với các mặt hàng có khả năng cạnh
tranh, Việt Nam có thể gia tăng sản lượng xuất khẩu, nhưng rào cản chính là
rào cản kỹ thuật, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm mà trình độ và
công nghệ sản xuất chưa đáp ứng được. Ngoài ra, công ăn việc làm của nông
dân ở các ngành kém cạnh tranh sẽ gặp nhiều khó khăn khi nông sản nước
ngoài có giá rẻ hơn được nhập khẩu với số lượng lớn vào Việt Nam.
Trong các năm gần đây, rủi ro vì thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra và
chưa khắc phục được. Ví dụ dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây
lúa; dịch lở mồm long móng, bệnh cúm gia cầm, bệnh tai xanh v.v. Hậu
24


quả là tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng, thu nhập của

nông dân giảm sút.
Môi trường nông nghiệp đang suy thoái, có nơi cạn kiệt vì khai thác quá
mức hoặc sử dụng sai cách. Một ví dụ điển hình là các vùng ven biển chuyển
đổi cơ cấu sản xuất theo hướng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ đang
bắt đầu gánh chịu các hệ quả về suy thoái môi trường.
- Nông thôn là không gian sống và làm việc của cư dân nông thôn,
trong đó sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là hoạt động chính. Theo
nhiều nguồn thông tin và đánh giá, nông thôn Việt Nam có nhiều yếu tố bất
cập như sau:
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn yếu kém so với đô thị, được đầu tư ít
và dàn trải (điện, đường, trường, trạm), đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho
sản xuất nông nghiệp;
- Các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp chưa phát triển;
- Các ngành công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển;
- Cơ cấu thu nhập ở nông thôn chủ yếu vẫn là từ nông nghiệp (bảng 4).
Thiếu cơ hội cho ngành nghề phi nông nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, công
nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản và các ngành nghề khác ở các vùng sâu,
xa do mức độ tập trung công nghiệp hóa ở những vùng kinh tế trọng điểm và
ven đô thị lớn. Do đó, thu nhập thực tế của cư dân nông thôn nói chung, nông
dân nói riêng còn rất thấp (bảng 5).
- Áp lực đô thị hóa ở vùng ven đô thị, ở các địa phương có mật độ dân cư
cao, ở những khu vực quy hoạch công nghiệp hóa. Áp lực này dẫn đến tình
trạng một bộ phận nông dân mất cơ hội sản xuất nông nghiệp trong khi chưa
chuẩn bị đầy đủ cho việc chuyển đổi ngành nghề.
1.3.2 Vai trò của ODA đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam
Biểu 2.Cơ cấu ngành sử dụng nguồn vốn ODA

25



×