Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Tiểu luận môn hóa sinh thực phẩm tìm hiểu về hợp chất glycosid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 53 trang )

BÔ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỒNG NGHIỆP TP. HCM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VỀ HỢP CHẤT GLYCOSID
GVHD: ThS. Phạm Hồng Hiếu
SVTH:
Vũ Lê Khánh Linh

12023651

Nguyễn Trần Ngọc Phước 12139351
Ngô Thanh Quốc

12126311

Lâm Văn Tươi

10144991

Phan Văn Sang

10078331

1


Mục lục


Khái quát về nhóm Glycosid........................................................................................... 5

I.

1.1.Định nghĩa: .................................................................................................................. 5
1.2.Cấu tạo và phân loại: ................................................................................................... 5
1.3.Tính chất 4 ................................................................................................................... 7
1.3.1 Tính chất vật lý 4: ...................................................................................................... 7
1.3.2 Tính chất hóa học 4 : ................................................................................................. 8
II.
1.

Các hợp chất glycoside 8 ............................................................................................ 10
Glycosid tim ............................................................................................................... 10
1.1.Ðịnh nghĩa: ............................................................................................................. 10
1.2.Nguồn gốc: ............................................................................................................ 10
1.3.Cấu trúc hoá học, phân loại ................................................................................... 10
1.4. Tính chất: .............................................................................................................. 15
1.5.Phân bố : ............................................................................................................... 16
.1.6. Ứng dụng Glycosid Tim trong dược liệu ............................................................... 16

2.

Saponin ..................................................................................................................... 17
2.1. Định nghĩa ............................................................................................................. 17
2.2. Nguồn gốc ............................................................................................................ 17
2.3. Cấu trúc hóa học, phân loại. ................................................................................. 17
2.4. tính chất ................................................................................................................ 20
2.5. Tác dụng, công dụng ............................................................................................ 21


3.

Iridoid ....................................................................................................................... 21
3.1.Khái niệm ............................................................................................................... 22
3.2.Nguồn gốc ............................................................................................................. 22
3.3 Cấu trúc hoá học, phân loại ................................................................................... 22
3.4.Tính chất ................................................................................................................ 23
3.5.Tác dụng, công dụng ............................................................................................. 24

4.

Anthranoid ................................................................................................................ 24
4.1.Khái niệm ............................................................................................................... 24
4.2.nguồn gốc .............................................................................................................. 26
4.3.Cấu trúc hoá học, phân loại ................................................................................... 26
4.4. Tính chất ............................................................................................................... 28
4.5. Tác dụng sinh lý và công dụng .............................................................................. 29

5.

Flavonoid .................................................................................................................. 29
5.1. Định nghĩa ............................................................................................................. 29
5.2. Phân loại flavonoid ................................................................................................ 29
2


5.3. Phân bố flavonoid trong thực vật ........................................................................... 30
5.4. Tính chất ............................................................................................................... 31
5.5. Tác dụng sinh học, công dụng .............................................................................. 32
6.


Coumarin .................................................................................................................. 34
6.1.Khái niệm ............................................................................................................... 35
6.2.Phân loại coumarin ................................................................................................ 35
6.3.Đặc điểm về cấu trúc ............................................................................................. 36
6.4.Tính chất ................................................................................................................ 36
6.5.Tác dụng ................................................................................................................ 37
6.6.Phân bố trong tự nhiên........................................................................................... 38

7.

Tanin ........................................................................................................................ 39
7.1.Định nghĩa .............................................................................................................. 39
7.2.Phân loại ................................................................................................................ 39
7.3.Cấu trúc hoá học, phân loại ................................................................................... 41
7.4.Tính chất ................................................................................................................ 42
7.5.Tác dụng ................................................................................................................ 42

III.

VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA GLYCOSID .............................................................. 44

1.

Vai trò ....................................................................................................................... 44

2.

Ứng dụng .................................................................................................................. 47


PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 53

3


LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội loài người bước vào thế kỷ 21 – thế kỷ công nghiệp, hiện đại và những bước tiến
vượt bậc về mặt công nghệ, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, những thách thức về suy giảm
môi trường sống, chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe ngày càng cao. Mặt đối lập
của xã hội công nghiệp chưa hoàn hảo và nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam là
sự suy thoái môi trường, suy giảm tài nguyên. Con người ngày càng dễ dàng suy giảm
khả năng miễn dịch và mất cân bằng sinh lý. Nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm
như: thừa cân, béo phì, ung thư, rối loạn chuyển hóa, suy giảm miễn dịch... ngày càng
tăng.
Ung thư hiện nay đang là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở Việt Nam và thực sự là
mối quan tâm của cả quốc gia. Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), hàng năm, Việt Nam có khoảng 150.000 -200.000 người mắc bệnh
ung thư mới và khoảng 75.000 - 100.000 người tử vong vì căn bệnh này.10
Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2015) hiện có gần 7 triệu
người bị thừa cân, béo phì, chiếm hơn 8% dân số. Tại các thành phố lớn, tình trạng thừa
cân, béo phì lên tới 30%. Bệnh tật đang trở thành gánh nặng đối với toàn xã hội.
Hiện nay, dược phẩm và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên được sử
dụng phổ biến để phòng ngừa và điều trị những căn bệnh nguy cấp trên. Đặc biệt, Việt
Nam với nguồn tài nguyên sinh vật, thực vật phong phú là nguồn cung cấp dược liệu vô
cùng quý giá. Sâm Ngọc Linh, Xích Chi, cam thảo, bạch quả, atiso ... là những thảo
dược quý với hàm lượng glycosid cao, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư,
rối loạn chuyển hóa.
Đề tài của chúng em tìm hiểu về nhóm glycoside. Nhóm glycoside bao gồm những hợp

chất như saponin, anthranoid, flavonoid, coumarin, tannin, iridoid, glycoside tim; có tác
dụng chống oxi hóa, tiêu giảm khối u, bảo vệ thành gan và mạch máu, ổn định đường
huyết. Bên cạnh đó cũng có những hợp chất glycoside gây độc trong thực phẩm như
solanin trong khoai tây, linamarine và lotostraloside trong sắn.
Nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng ngày càng tăng nhưng công tác quản lý còn
nhiều bất cập, kiến thức người sử dụng về điều trị bệnh còn hạn chế. Vì vậy, hiểu rõ về
hợp chất chức năng giúp chúng ta biết cách sử dụng thực phẩm chức năng, dược phẩm,
thực phẩm đúng mục đích, đúng đối tượng và giải quyết được nhu cầu bảo vệ sức khỏe.
Đồng thời góp phần làm giảm gánh nặng kinh tế - xã hội và y tế trong công tác phòng
và hỗ trợ điều trị bệnh.

4


Khái quát về nhóm Glycosid

I.

1.1.Định nghĩa:
- Định nghĩa rộng: Glycosid là hợp chất hữu cơ tạo thành do sự ngưng tụ giữa 1 phân
tử đường với 1 phân tử hữu cơ khác, với điều kiện nhóm hydroxy bán acetal của phần
đường phải tham gia vào sự ngưng tụ. Với phần đường là oligosaccharid hay
polysaccharid Glycosid được gọi là “Holosid”.1
- Định nghĩa chặt chẽ: Glycosid là dạng phổ biến của nhiều hợp chất tự nhiên, cấu trúc
của các hợp chất này gồm hai thành phần – phần đường và phần không đường được gọi
là “heterosid”. Phần đường của glycosid gọi là glycon, phần không đường gọi là aglycon
hoặc genin. 2
Phần đường trong glycosid phổ biến là D-glucose, D-galactose, L-arabinose, Lrhamnose, D-xylose, acid glucuronic, acid galacturonic và một số đường khác.9
Phần aglycon của các glycosid có thể thuộc các nhóm chất hữu cơ khác nhau ví dụ cồn,
andehyd, acid, phenol, dẫn chất anthracen …đôi khi có các aglycon có chứa nitơ, lưu

huỳnh song thường chứa cacbon, hydro, ôxy.2
1.2.Cấu tạo và phân loại:
 Cấu tạo glycoside:
Phần đường và phần không đường của glycoside liên kết với nhau bằng dây nối acetal
vì vậy phân tử glycosid dễ bị phân huỷ khi có nước dưới ảnh hưởng của các enzim. Do
đặc tính dễ bị phân huỷ, khó thu được ở dạng tinh khiết nên việc nghiên cứu cấu trúc
thường gặp nhiều khó khăn.3
Dây nối acetal : là Aldehyd tồn tại dưới dạng Hydrat aldehyd
OH
R

OAr(R)

+ OH - Ar(R)

CH

R

CH

OH

OAr(R)

+ OH - Ar(R)
R

OH


CH
OAr(R)

Các loại dây nối glycoside 5 :
-

O-glycosid : nhóm OH bán acetal của đường ngưng tụ với nhóm OH alcol hoặc
phenol của aglycon tạo thành cầu nối Oxy. (Phụ lục 1: Phương trình liên kết Oglycosid)

5


Ví dụ:


Solanin rất phổ biến trong mầm khoai tây, trong thân lá khoai tây.

 Saponin: không chứa nitơ trong phân tử của chúng. Saponin có khả năng phá
hủy hồng cầu, làm hoà tan hồng cầu. Saponin có nhiều ở cây Offininalis, hàm
lượng Saponin đạt cực đại ở thời kỳ bắt đầu ra hoa và cực tiểu ở thời kỳ chín
quả.
 Ở sắn có loại glycoside sinh ra HCN. Đó là linamarine và lotostraloside. Các
glycoside này tan trong nước. Sản phẩm của sự phân hủy này là glucose và
aglycon. Phân hủy aglycon này sẽ tạo ra HCN (Phụ Lục 2: Phản ứng phân
hủy aglycon tạo HCN.)
-

S-glycosid : nhóm OH bán acetal của đường ngưng tụ với nhóm nhóm thiol.
Glycosid nhóm này thường được gọi là thiolglycosid. (Phụ lục 3: Phương trình
liên kết S-glycosid)


Có khoảng 50 thioglycosid, phần lớn trong họ Brassicaceae, Capparidaceae.
Isothiocyanat có vị hăng cay, nồng, có tác dụng kháng khuẩn.
-

N-glycosid : có nhóm amin liên kết với phần đường. (Phụ lục 4: Phương trình
liên kết N-glycosid)

Nucleosid là những N-β-D-glycosid : gồm phần đường : ribose hoặc 2-desoxyribose nối
với các gốc purin như adenin, hoặc gốc pyrimidin như cytosin
-

C-glycosid : phần aglycon và đường liên kết bằng dây nối C-C.

(Phụ lục 5 : Phương trình liên kết C-glycosid)
C-glycosid khó thủy phân và có phổ UV và IR gần giống với O-glycosid
 Phân loại glycoside:
Glycoside có thể được phân loại theo các aglycone, glycone, hoặc liên kết glycosid.
- Phân loại theo liên kết glycosidic:
Glycoside có thể được phân loại như alpha-glycosides hoặc beta-glycosides. Sự phân
loại này phụ thuộc vào cấu hình C1 của đường. Bằng cách phân loại này, chúng ta có
thể dự đoán những tác động của các enzyme (tách glycosid thành các tiểu phần).
Emulsin chỉ phá vỡ liên kết beta.
-Phân loại theo phần đường:

6


Cùng một aglycol, nhưng phần đường khác nhau sẽ tạo ra glycoside khác nhau. Có
nhiều loại đường, nhưng hay gặp là glucose, ngoài ra còn có đường 2–6 desoxy

(digitose,digitoxose, olean drose…)
Mạch đường có thể là monosaccharid hoặc nhiều đơn vị đường. Ngoài ra, tuỳ theo cấu
tạo vòng pyran hay furan của đường mà ta có đồng phân pyranosid hay furanosid.
-Phân loại theo phần aglycol:
Cấu tạo phần aglycol quyết định tác dụng sinh lý của glycosid
Tuỳ theo cấu tạo hoá học, glycosid xếp thành nhóm:
Glycosid tim có nhân steroid
Anthraglycosid, có nhân anthraquinon.
Iridoidglycosid có nhân iridoid …
1.3.Tính chất 4
Sự đa dạng trong cấu trúc gây khó khăn trong việc xác định tính chất vật lý và hóa học
chung của nhóm chất:
1.3.1 Tính chất vật lý 4:
-Trạng thái:
Kết tinh, dạng vô định hình hoặc lỏng sánh.
Đa số Glycosid không màu (trừ anthraglycosid có màu đỏ, flavonoid có màu vàng). Có
vị đắng
-Tính tan: gồm ba nhóm glycoside A, B và C
Nhóm A- Hầu hết các glycosides tan trong nước và hòa tan trong rượu.
Nhóm B- Hoặc là không hòa tan hoặc ít hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân
cực.
Nhóm C- đơn vị đường khác ở một dẫn xuất glycoside có thể hòa tan trong dung môi
phân cực.
Độ tan của glycoside phụ thuộc vào mạch đường (dài, ngắn), vào nhóm ái nước của
aglycon.
-Tính bền:
Glycosides không làm giảm lượng dung dịch Fehling, nhưng dễ bị thủy phân tạo đường
khử (C-glycosid là trường hợp ngoại lệ).
7



1.3.2 Tính chất hóa học 4 :
Phần lớn các glycosid trước khi thuỷ phân không có tính khử vì OH bán acetol của
đường đã tham gia vào dãy nối glycosid, trừ một số glycosid mà phần aglycon có nhóm
chức có tính khử.
Dựa vào cấu trúc hoá học phần aglycon có thuốc thử cho từng nhóm glycosid .
Glycosid có đường đặc biệt (2.6 desoxy) cũng cho một số phản ứng đặc biệt
- Tính ổn định và thủy phân:4
 Thủy phân trong môi trường acid : liên kết Acetal giữa aglycon và glycone ổn
định hơn liên kết giữa hai phân tử đường riêng biệt. Tất cả các glycoside được
thủy phân bằng acid béo không no (trừ C-glycosid). C-glycoside có chứa các loại
đường 2-deoxy kém ổn định hơn đối với thủy phân axit ngay cả ở nhiệt độ phòng.
 Thủy phân bằng Enzyme: Sự thuỷ phân có tính chất chọn lọc (mỗi loại enzym
chỉ có thể cắt một loại dây nối nhất định)
Enzyme thủy phân đặc trưng cho từng glycosid. Đối với từng loại glycoside có từng
Enzyme cụ thể tác động thủy phân. Một loại enzyme cũng có khả năng thủy phân các
glycoside khác nhau, nhưng đồng phân α và β của cùng một glycoside thường không
được thủy phân bởi các enzyme tương tự. Emulsin được tìm thấy trong hầu hết các phản
ứng thủy phân liên kết β-glycoside, những glycoside bị phân hủy bởi emulsin thường
được coi là β-glycoside. Maltase và enzyme invertase là những α-glycosidase, có khả
năng thủy phân liên kết α-glicozit.4
 Tách chiết và trích ly: Cấu trúc hóa học của glycosid rất đa dạng nên tính chất
phân cực của mỗi phân tử thay đổi tùy theo cấu trúc của aglycon và số phân tử
đường gắn vào aglycon, vì thế không thể có một phương pháp chung nào cho tất
cả các glycosid, phải xét từng trường hợp cụ thể. Nói chung các glycosid có tính
phân cực khá mạnh nên không ta trong eter dầu hỏa, hexan, benzen nhưng tan
được trong cloroform, dietyl eter (các monoglycosid), tan tốt trong alcol, nước.
Người ta thường chiết glycosid bằng nước nóng, etanol, metanol hoặc hỗn hợp
alcol-nước 50-90%.9


8


Sơ đồ quy trình chiết xuất Glycoside:

nguyên liệu

nguyên liệu đã loại chất béo

Dịch chiết nước hoặc cồn thấp độ (1)

Dịch chiết nước hoặc cồn thấp độ (2)

Tinh chế

Chất tinh khiết

Glycosid thô

9


II.
Các hợp chất glycoside 8
1. Glycosid tim
1.1.Ðịnh nghĩa:
Glycosid tim là những glycosid steroid có tác dụng đặc biệt lên tim. ở liều điều trị thì
có tác dụng cường tim, làm chậm và điều hoà nhịp tim. Nếu quá liều thì gây nôn làm
chảy nước bọt, mờ mắt, ỉa chảy, yếu các cơ, loạn nhịp tim, giảm sức co bóp của tim và
cuối cùng làm ngừng tim ở thời kỳ tâm thu trên tim ếch và tâm trương trên động vật

máu nóng.Glycosid tim còn được gọi là glycosid digitalic vì glycosid của lá cây digitan
(Digitalis) được dùng đầu tiên trên lâm sàng để chữa bệnh tim.
1.2.Nguồn gốc:
Glycosid tim có trong hơn 45 loài thực vật chủ yếu thuộc các họ: Apocynaceae,
Asclepiadaceae, Celastraceae (Dây gối) , Cruciferae, Euphorbiaceae, Fabaceae,
Liliaceae, Meliaceae, Moraceae, Ranulculaceae, Scrophulariaceae, Sterculiaceae,
Tiliaceae (Ðay),.... và trong một số côn trùng, ở trong cây glycosid tim có ở các bộ
phận: lá, hoa, vỏ thân, rễ, thân rễ, dò, nhựa mủ...
1.3.Cấu trúc hoá học, phân loại
Glycosid tim cũng như các glycosid khác cấu trúc hoá học gồm hai phần: phần đường
và phần không đường (aglycon).
1.3.1.Phần không đường
Phần không đường có thể chia thành hai phần nhỏ: phần hydrocacbon và mạch nhánh
là vòng lacton.
Nhân hydrocarbon có cấu trúc steran:
10, 13-dimethyl cyclopentanoperhydrophenanthren. Đính vào nhân này có các nhóm
chức oxy. Ở C-3 luôn luôn có đính nhóm OH, hầu hết các chất có trong cây đều hướng
β, trừ một vài chất ví dụ carpogenin, carpogenol, epidigitoxigenin có OH C-3 hướng α.

10


Ở C-14 của hầu hết các glycosid tim có tác dụng sinh học đều có nhóm OH hướng β.
Một vài chất không có nhóm OH này do trong quá trình thủy phân hoặc do sắc ký cột
có xẩy ra sự dehydrat hóa tạo thành nối đôi ở C 14-15. Tuy nhiên, có một số chất do
bản chất tự nhiên không có nhóm OH này như các chất diffugenin, strophanthilin A, βanhydro-uzarigenin.

Sự oxy hóa (gắn nhóm OH hoặc carbonyl) còn có thể xảy ra thêm ở các vị trí như 1, 5,
11, 12, 16, 19. Mức độ oxy hóa ở C-19 có thể là CH2OH, CHO, COOH. Các chất có
mức độ oxy hóa khác nhau này thường cùng tồn tại trong cùng một cây. Chất Gstrophanthidin có đến 6 OH trong phần aglycon. Nhóm OH có thể bị acyl hóa ví dụ

oleandrigenin, gitalixigenin. Có trường hợp các nhóm OH gần nhau tương tác với nhau
để tạo nhóm chức epoxy, ví dụ adynerin. Nhóm OH ở C-11 có thể tác dụng với COOH
ở C-19 để tạo thành vòng lacton ví dụ chất sarmentosigenin E có trongStrophanthus
sarmentosus.

Sự dung hợp các vòng của khung hydrocarbon: phần lớn các glycosid tim đều có 2 vòng
A và B làcis, B và C trans, C và D cis ví dụ digitoxigenin có trong cây Digitalis được
vẽ công thức trong mặt phẳng và công thức lập thể dưới đây.

Digitoxigenin

11


Một số ít có vòng A và B trans. Ví dụ như uzarigenin – aglycon của uzarin (uzarosid)
có trong “uzara”, một dược liệu thuộc chi Gomphocarpus họ Asclepiadaceae ở Nam
Phi.

Vòng lacton : Phần aglycon của glycosid tim ngoài khung hydrocacbon nói trên thì đặc
biệt còn có một vòng lacton nối vào vị trí C-17 của khung. Vòng lacton này coi là mạch
nhánh. Hầu hết các chất có tác dụng dược lý đều có vòng lacton hướng b. Dựa vào vòng
lacton nối vào vị trí C-17 người ta chia glycosid tim thành hai nhóm:
- Nếu vòng lacton có 4 cacbon có một nối đôi ở vị trí a-b. Những aglycon nào có vòng
lacton này có 23 cacbon thì glycosid tim thuộc nhóm cardenolid
- Nếu vòng lacton có 5 cacbon , có hai nối đôi -> aglycon có 24 cacbon ->glycosid tim
thuộc nhóm bufa dienolid.
Vòng lacton
Phần glycon của glycosid tim ngoài khung hydrocarbon nói trên, đặc biệt còn có một
vòng lacton nối vào vị trí C-17 của khung. Vòng lacton này được co là mạch nhánh.


12


Hầu hết các chất có tác dụng sinh học đều có vòng lacton ở hướng β. Một số ít ở hướng
α do enzym epimerase có mặt trong cây chuyển hóa mà thành. Có hai loại vòng lacton:
loại thứ nhất có 4 carbon với một nối đôi ở vị trí α-β, những aglycon nào có vòng lacton
này thì có 23 carbon và được xếp vào nhóm “cardenolid”. Loại thứ hai có 5 carbon có
2 nối đôi (vòng γ-pyron hay coumalin), những aglycon nào có vòng lacton này thì có
24 carbon và được xếp vòa nhóm “bufadienolid” (do chữ bufo = cóc, dien = 2 nối đôi.
Trong nhựa cóc có các chất có cấu trúc hoàn toàn giống như aglycon của nhóm này, ví
dụ bufotalin).
Các glycosid tim trong thiên nhiên thường là loại cardenolid; một số ít thuộc loại
bufadienolid như scillaren A có trong Hành biển (Urginea martima L.) hellebrin có
trong cây Helleborus nigerL.
1.3.2.Phần đường:
Phần đường trong glycosid tim nối vào OH ở C-3 của aglycon. Cho đến nay người ta
biết khoảng 40 loại đường monosaccharid khác nhau trong các glycosid tim. Ngoài
những đường thông thường như D-glucose. L-rhamnose, D-xylose, D-fucose có gặp
trong những nhóm glycosid khác, còn lại là những đường đặc biệt của glycosid tim.
Trong các đường này, đáng chú ý là các đường 2,6-desoxy. Dưới đây là một số đường
2,6-desoxy làm ví dụ.

13


Các đường 2,6-desoxy có những đặc tính sau: dễ bị thủy phân, cho phản ứng màu với
thuốc thử Keller-Kiliani và thuốc thử xanthydrol.
Mạch đường có thể là monosaccharid hoặc oligosaccharid. Gitoxincellobiosid trong
Digitalis tía có mạch đường với 5 đơn vị đường đơn:
Gitoxincellobiosid = Gitoxigenin + (digitoxose)3 + (glucose)2

Người ta nhận thấy rằng ở glycosid tim glucose bao giờ cũng ở cuối mạch (xa aglycon).
Ví dụ, một số genin Glycozit trợ tim thường gặp :

Phần quyết định tác dụng lên tim của glycosid tim là phần aglycon bao gồm nhân
steroid và vòng lacton chưa bão hòa. Cả hai phần đều quan trọng:
- Nếu vẫn giữ vòng lacton nhưng thay nhân steroid bằng nhân benzen, naphtalen… tác
dụng lên tim sẽ mất.

14


- Nếu vẫn giữ nguyên nhân steroid mà thay đổi vòng lacton như: bão hòa nối đôi, mở
vòng, thay vòng lacton bằng vòng lactam thì tác dụng mất hoặc giảm đi rất nhiều.
Sự hấp thu qua dạ dày, tá tràng, ruột, phụ thuộc vào số lượng nhóm OH của phần
aglycon, nói cách khác là phụ thuộc vào tính ái dầu của nó. Digitoxin dễ hấp thu qua
đường tiêu hóa, tái hấp thu qua thận, gan và có tính tích lũy trong cơ thể vì aglycon
(digitoxigenin) chỉ có 2 nhóm OH. Ouabain có nhiều nhóm OH tự do trong phần
aglycon nên khó hấp thu qua đường tiêu hóa (nên phải dùng qua đường tiêm tĩnh mạch)
và thải trừ nhanh.
Nhóm OH ở C-14 rất quan trọng, thiếu nhóm này tác dụng trên tim sẽ giảm đi rất nhiều.
Nhóm OH ở C-3 hướng α cũng làm giảm tác dụng. Qua quá trình chuyển hóa trong cơ
thể, β-OH ở vị trí C-3 bị epimer hóa sang α-OH để thải ra ngoài.
Thí nghiệm trên súc vật cho thấy một số cardenolid khi đưa vào cơ thể sẽ được gắn
thêm OH ở C-12 chuyển thành chất có tính phân cực hơn để dễ thải ra ngoài.
Dung hợp giữa các vòng của nhân steroid cũng ảnh hưởng đến tác dụng của glycosid
tim: C/D cấu hình cis có tác dụng quyết định lên tim. A/B trans giảm tác dụng 10 lần so
với dẫn chất cistương ứng.
Vòng lacton hướng α cũng giảm tác dụng lên tim.
Ở dạng aglycon, hoạt tính của nhóm bufadienolid mạnh hơn dẫn chất cardenolid tương
ứng. Trong hai nhóm cardenolid và bufadienolid thì nhóm đầu được sử dụng nhiều hơn.

Nhóm bufadienolid hay gây tác dụng phụ.
Phần đường ít có ảnh hưởng đến tác dụng của glycosid tim, chủ yếu là ảnh hưởng đến
độ hòa tan, hấp thu và thải trừ của glycosid tim
1.4. Tính chất:
- Các glycosid tim là những chất kết tinh, không màu, vị đắng, có năng suất quay cực,
tan trong nước, cồn, không tan trong benzen,ete. Các glycosid tim rất nhạy cảm với thay
đổi pH môi trường., những glycosid tim có đường 2-desoxy thì rất dễ thuỷ phân khi đun
với acid vô cơ 0,05N trong metanol 30 phút. trong khi những glycosid khác trong điều
kiện đó không thuỷ phân được.
Trong môi trường kiềm các cacdenolid chuyển thành các dẫn chất iso và các dây nối
este bị cắt ( nếu có) không hoạt tính. Glycosid dễ bị thuỷ phân bởi các enzim.Thường
thì các enzim này có sẵn trong cây, có khả năng cắt bớt phần glucose để chuyển thành
các glycosid thứ cấp. Ví dụ: digilanidaza trong lá digitan lông, digipuapidaza trong lá
digitan tía, strophantobiaza trong hạt Strophanthus courmonti, xilarenaza trong Scilla
maritima.
15


1.5.Phân bố :
Người ta tìm thấy glycosid tim trong các họ thực vật: Apocynaceae, Asclepiadaceae,
Celastraceae, Clusiaceae, Euphorbiaceae, Leguminosae, Liliaceae, Meliaceae,
Moraceae, Ranuculaceae, Scrophulariaceae, Sterculiaceae và Tiliaceae.
Glycosid tim có thể gặp trong mọi bộ phận của cây: lá, hoa, vỏ thân, rễ, thân rễ, dò,
nhựa mủ.
Người ta còn phát hiện thấy glycosid tim có mặt trong một số côn trùng như bướm và
sâu bướm nữ hoàng thường sống trên cây Asclepias syriaca; hoặc rệp Aphis nerii sống
trên câyAsclepias curassavica. Chúng thu nhận cardenolid từ cây để làm chất bảo vệ
chống kẻ thù ăn thịt. Tuy nhiên gần đây người ta phát hiện các loài bọ cánh cứng
Chrysolina spp. thu nhận các sterol từ thức ăn thực vật rồi tổng hợp thành glycosid tim.
Người ta phát hiện 14 glycosid mới có các đường hiếm như lyxose, allose, ribose và

một aglycon mới trong loại bọ nói trên
.1.6. Ứng dụng Glycosid Tim trong dược liệu
1.6.1.Thuốc loại glycosid (glycosid trợ tim)
Hiện chỉ còn digoxin và digitoxin được dùng ở lâm sàng. Digitoxin khác digoxin là
không có OH ở C12 vì thế ít tan trong nước hơn.Các thuốc loại này đều có 3 đặc điểm
chung:
Tất cả đều có nguồn gốc từ thực vật: các loài Digitalis, Strophantus
Cấu trúc hoá học gần giống nhau: đều có nhân steroid nối với vòng lacton không bão
hòa ở C17, gọi là aglycon hoặc genin, có tác dụng chống suy tim. Vị trí C3 nối với một
hoặc nhiều phân tử đường(ose), không có tác dụng dược lý nhưng ảnh hưởng đến dược
động học của thuốc.
1.6.2.Tác dụng của digitalis:
Tác dụng trên tim
Đây là tác dụng chủ yếu: digitalis làm tâm thu ngắn và mạnh, tâm trương dài ra, nhịp
tim chậm lại. Nhờ đó, tim được nghỉ nhiều hơn, máu từ nhĩ vào thất ở thời kỳ tâm trương
được nhiều hơn, cung lượng tim tăng và nhu cầu oxy giảm. Do đó bệnh nhân đỡ khó
thở và nhịp hô hấp trở lại bình thường. Digitalis còn làm giảm dẫn truyền nội tại và tăng
tính trợ của cơ tim nên nếu tim bị loạn nhịp, thuốc có thể làm đều nhịp trở lại.
2.3. Các tác dụng khác
Trên thận: digitalis làm tăng thải nước và muối nên làm giảm phù do suy tim.Cơ chế
của tác dụng này là: một mặt, digitalis làm tăng cung lượng tim, nên nước qua cầu thận

16


cũng tăng; mặt khác, thuốc ức chế ATPase ở màng tế bào ống thận làm giảm tái hấp thu
natri và nước.
-Trên cơ trơn: với liều độc, ATPase của “bơm” Na + - K+ bị ức chế, nồng độ Ca++
trong tế bào thành ruột tăng làm tăng co bóp cơ trơn dạ dày, ruột (nôn, đi lỏng), co thắt
khí quản và tử cung (có thể gây xảy thai).

- Trên mô thần kinh: digitalis kích thích trực tiếp trung tâm nôn ở sàn não thất 4 và do
phản xạ từ xoang cảnh, quai động mạch chủ
2. Saponin
2.1. Định nghĩa
Saponin còn gọi là saponosid do chữ latin sapo = xà phòng (vì tạo bọt như xà phòng),
là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật. Người ta cũng phân lập được
saponin trong động vật như hải sâm, cá sao.
2.2. Nguồn gốc
Saponin steroid thường gặp trong những cây một lá mầm. Các họ hay gặp là:
Amaryllidaceae, Dioscoreaceae, Liliaceae, Smilacaceae. Ðáng chú ý nhất là một số loài
thuộc chi Dioscorea L.; Agave L.; Yucca L.
Saponin triterpenoid thường gặp trong những cây 2 lá mầm thuộc các họ như:
Acanthaceae, Amaranthaceae, Araliaceae, Campanulaceae, Caryophyll-aceae,
Fabaceae, Polygalaceae, Rubiaceae, Sapindaceae, Sapotaceae.
Trong cây saponin thường tích lũy ở những bộ phận khác nhau: tích lũy ở quả như bồ
kết, bồ hòn; rễ như cam thảo, viễn chí, cát cánh; lá như dứa Mỹ...
2.3. Cấu trúc hóa học, phân loại.
2.3.1 Phân loại
Về mặt phân loại, dựa theo cấu trúc hoá học có thể chia ra: saponin triterpenoid và
saponin steroid.
2.3.2. Cấu trúc hoá học
2.3.2.1. Saponin triterpenoid: Phần genin của loại này có 30 carbon cấu tạo bởi 6 nhóm
hemiterpen. Người ta chia làm 2 loại:Saponin triterpenoid pentacyclic và saponin
triterpenoid tetracyclic.
Saponin triterpenoid pentacyclic: loại này chia ra các nhóm: olean*, ursan*, lupan*,
hopan.

17



- Nhóm olean (I) : Phần lớn các saponin triterpenoid trong tự nhiên đều thuộc nhóm
này. Phần aglycon thường có 5 vòng và thường là dẫn chất của 3-b hydroxy olean 12 ene, tức là b-amyrin
Mạch đường có thể nối vào C-3 theo dây nối acetal, có khi mạch đường nối vào C-28
theo dây nối ester. Gần đây người ta phân lập được các saponin có đến 10-11 đơn vị
đường nếu kể cả 2 mạch, riêng một mạch có thể đến 6 đơn vị đường.
- Nhóm ursan (II): Cấu trúc của nhóm ursan cũng tương tự như nhóm olean chỉ khác là
nhóm methyl ở C-30 không đính vào vị trí C-20 mà lại đính ở vị trí C-19. Các sapogenin
nhóm ursan thường là những dẫn chất của 3-b hydroxy ursan 12-ene, tức là a-amyrin.
Những saponin của nhóm này ít gặp hơn nhóm olean. Cinchona glycosid A, Cinchona
glycosid B có trong cây canh-ki-na, asiaticosid có trong rau má là những saponin của
nhóm này.
- Nhóm lupan (III): Cấu trúc của nhóm lupan có các vòng A,B,C,D giống như các nhóm
trên, chỉ khác vòng E là vòng 5 cạnh, C-20 ở ngoài vòng và thường có nối đôi ở vị trí
20-29. Lấy một ví dụ là saponin có trong rễ cây Ô rô Acanthus iliciformis Linn.: [a-L arabinofuranosyl (1-4) b-D glucoropyranosid (1-3)]-3-b-hydroxy-lup-20(29) ene (IIIa).
Một số saponin có trong cây ngũ gia bì chân chim cũng thuộc nhóm này.
- Nhóm hopan (IV): Cấu trúc của nhóm hopan có các vòng A,B,C,D giống như các
nhóm trên, chỉ khác vòng E là vòng 5 cạnh, C-22 ở ngoài vòng và nhóm methyl góc
đính ở C-18 thay vì ở C-17. Saponin đầu tiên được biết là chất mollugocin A có trong
cỏ thảm Mollugo hirta L.
Saponin triterpenoid tetracyclic: có 3 nhóm chính: dammaran*, lanostan*, cucurbitan.
- Nhóm dammaran (V): Ðại diện là các saponin của nhân sâm. Phần aglycon gồm 4
vòng và một mạch nhánh. Khi tác dụng bởi acid thì mạch nhánh đóng vòng tạo thành
vòng tetrahydropyran. Bằng các phương pháp đặc biệt để cắt phần đường, người ta đã
thu được các genin thật. Hai genin chính là: protopanaxadiol và protopanaxatriol.
Phần đường nối vào OH ở cabon số 3 hoặc có khi thêm 1 mạch nữa nối vào OH ở mạch
nhánh.
Saponin triterpenoid tetracyclic nhóm damaran còn gặp trong hạt táo (Ziziphus jujuba
Mill.), rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst.
- Nhóm lanostan (VI): Holothurin A, một trong những saponin có trong các loài hải sâm
- Holothuria spp. là một ví dụ của nhóm này.


18


Một nhóm phụ của nhóm lanostan là nhóm cycloartan có cấu trúc 9,19 cyclo (9b)
lanostan. Các saponin abrusosid A, B, C, D có trong cam thảo dây Abrus precatorius
là những saponin thuộc nhóm này.
-Nhóm cucurbitan (VII). Phần lớn các saponin nhóm cucurbitan gặp trong
Cucurbitaceae. Ở đây nhóm CH3 góc thay vì ở vị trí C10 lại đính ở C9.

họ

Saponin steroid:
Nhóm spirostan: Ta xét 3 chất sapogenin làm ví dụ: sarsasapogenin, smilagenin,
tigogenin. Những chất này có 27 carbon như cholesterol, nhưng mạch nhánh từ C 2027 tạo thành 2 vòng có oxy (16,22 và 22,26 diepoxy), một vòng là hydrofuran (vòng E)
và một vòng là hydropyran (vòng F). Hai vòng này nối với nhau bởi 1 carbon chung ở
C-22. Mạch nhánh này được gọi là mạch nhánh spiroacetal.
Ba chất trên là 3 đồng phân. Smilagenin và tigogenin khác nhau do cấu hình ở C-5. Còn
sarsasapogenin và smilagenin thì khác nhau do cấu hình ở C-25. Sarsasapogenin có
nhóm methyl ở C-25 hướng axial có cấu hình tuyệt đối 25S, smilagenin thì nhóm methyl
ở C-25 hướng equatorial có cấu hình tuyệt đối 25R.
Các sapogenin nhóm này có nối vòng C và D trans (khác với glycosid tim). Còn vòng
A và B có thể là cis như ở chất sarsasapogenin và smilagenin hoặc có thể là trans như
ở chất tigogenin. Công thức lập thể của 3 chất sarsasapogenin Smilagenin và tigogenin.
Nhóm OH ở C3 thường hướng b, một số hướng a ví dụ các saponin của tỳ giải.
Nhóm spirostan hiện nay được chú ý nhiều vì là nguồn nguyên liệu quan trọng để bán
tổng hợp các thuốc steroid. Hai sapogenin quan trọng nhất là diosgenin (có chủ yếu
trong các loài Dioscorea) và hecogenin (có chủ yếu trong các loài Agave).
Ở dạng glycosid phần đường được nối vào OH ở C-3, một số ít trường hợp ở C1. Mạch
đường thường phân nhánh và phức tạp. Ví dụ digitonin là một saponosid có trong cây

digital, có mạch đường gồm 5 đơn vị đường và phân nhánh:
Nhóm furostan: Nhóm này có cấu trúc tương tự như nhóm spirostan chỉ khác là vòng F
bị biến đổi. Trường hợp thứ nhất: vòng F mở và nhóm alcol bậc một ở C-26 được nối
với đường glucose. Nếu glucose ở C-26 bị cắt (bởi enzym hoặc bởi acid) thì xảy ra sự
đóng vòng F thành vòng hydropyran và chuyển thành dẫn chất nhóm spirostan. Ví dụ
sarsaparillosid dưới tác dụng của enzym thủy phân cắt mạch glucose ở C-26 sẽ chuyển
thành parillin.
Trường hợp thứ hai: vòng F là vòng 5 cạnh do sự đóng vòng 22-25 epoxy ví dụ
avenacosid có trong yến mạch (Avena L. Họ Lúa - Poaceae) Avenacosid A cũng có 2

19


mạch đường . Khi thủy phân cắt đường glucose ở C-26 thì cũng chuyển thành dẫn chất
nhóm spirostan.
Sarsaparillosid và avenacosid A đều có 2 mạch đường. Người ta gọi đây là các
bidesmosid (desmos = mạch).
Nhóm aminofurostan: Ở đây vòng F mở như trường hợp sarsaparillosid nói ở trên
nhưng ở vị trí C-3 đính nhóm NH2. Ví dụ jurubin, là saponin có trong Solanum
paniculatum
Nhóm spirosolan: Nhóm này chỉ khác nhóm spirostan ở nguyên tử oxy của vòng F được
thay bằng NH. Một điểm cần chú ý là ở đây có isomer ở C-22 (khác với nhóm spirostan).
Ví dụ solasonin có trong cây cà Úc (= cà lá xẻ ) Solanum laciniatum có cấu trúc (25R)
22a còn tomatin là các saponin có trong cây cà chua thì có cấu trúc (25S) 22b.
Nhóm solanidan: Solanin có trong mầm khoai tây thuộc nhóm này. Ở đây 2 vòng E và
F cùng chung 1C và 1N.
Những chất thuộc 3 nhóm aminofurostan, spirosolan và solanidan đều có chứa N vừa
mang tính alcaloid vừa mang tính glycosid nên được gọi là những chất glycoalcaloid.
Ngoài những nhóm saponin steroid kể trên người ta còn gặp một số saponin steroid có
cấu trúc mạch nhánh khác ví dụ polypodosaponin và oslandin được Jizba phân lập 1971

từ thân rễ cây Polypodium vulgare L. Oslandin là một bidesmosid có vị ngọt. aspinasterol glycosid có trong cây chè Camelia sinensis (L.) O. K.tze (Thea sinensis L.).
2.4. tính chất
Saponin có một số tính chất đặc biệt:
- Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ hoá và tẩy
sạch.
- Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng.
- Ðộc với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp nên làm mất các
chất điện giải cần thiết, ngoài ra có tác dụng diệt các loài thân mềm như giun, sán, ốc
sên.
- Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu; liều cao gây
nôn mửa, đi lỏng.
- Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-b-hydroxysteroid khác.
Saponin còn gọi là saponosid do chữ latin sapo = xà phòng (vì tạo bọt như xà phòng),

20


Tuy vậy một vài tính chất trên không thể hiện ở một vài saponin.Ví dụ: sarsaparillosid
thì không có tính phá huyết cũng như tính tạo phức với cholesterol.
Saponin đa số có vị đắng trừ một số như glycyrrhizin có trong cam thảo bắc, abrusosid
trong cam thảo dây, oslandin trong cây Polypodium vulgare có vị ngọt.
Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người ta dùng
3 dung môi này để tủa saponin. Saponin có thể bị tủa bởi chì acetat, bari hydroxyd,
ammoni sulfat.
Saponin khó bị thẩm tích, người ta dựa vào tính chất này để tinh chế saponin trong quá
trình chiết xuất.
Phần genin tức là sapogenin và dẫn chất acetyl sapogenin thường dễ kết tinh hơn
saponin.
Saponin triterpenoid thì có loại trung tính và loại acid, saponin steroid thì có loại trung
tính và loại kiềm.

2.5. Tác dụng, công dụng
- Saponin có tác dụng long đờm, chữa ho. Saponin là hoạt chất chính trong các dược
liệu chữa ho như viễn chí, cát cánh, cam thảo, thiên môn, mạch môn...
- Một số dược liệu chứa saponin có tác dụng thông tiểu như rau má, tỳ giải, thiên môn,
mạch môn,...
- Saponin có mặt trong một số vị thuốc bổ như nhân sâm, tam thất và một số cây thuộc
họ nhân sâm khác.
- Saponin làm tăng sự thấm của tế bào; sự có mặt của saponin sẽ làm cho các hoạt chất
khác dễ hoà tan và hấp thu, ví dụ trường hợp digitonin trong lá Digital.
- Một số saponin có tác dụng chống viêm. Một số có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm,
ức chế virus.
- Một số có tác dụng chống ung thư trên thực nghiệm.
- Nhiều saponin có tác dụng diệt các loài thân mềm (nhuyễn thể).
- Sapogenin steroid dùng làm nguyên liệu để bán tổng hợp các thuốc steroid.
- Digitonin dùng để định lượng cholesterol.

3. Iridoid

21


3.1.Khái niệm
Iridoid là nhóm hợp chất hữu cơ có bộ khung của phần aglycon cấu tạo từ các đơn vị
isoprenoid.... thường ở dạng glycosid.
3.2.Nguồn gốc
Các hợp chất iridoid hay gặp trong các họ: Scrophulariaceae (digital, sinh địa, huyền
sâm; Rubiaceae (lá mơ lông, dành dành); Apocynaceae (thông thiên, cây bông sứ);
Loganiaceae (mã tiền); Plantaginaceae (mã đề); rifoliaceae (kim ngân); Verbenaceae
(cỏ roi ngựa) và một số họ khác.
3.3 Cấu trúc hoá học, phân loại

 Cấu trúc hoá học:
Tên iridoid xuất phát từ iridoidal, iridomyrmecin là những chất phân lập từ giống kiến
châu Úc - Iridomyrmex. Iridodidal là chất tiết ra bởi kiến để tự vệ. Trong thực vật thì
có rất nhiều chất có nhân Iridan và đa số ở dạng glycosid.
Nhân cơ bản là cyclopentapyranic gồm một vòng cyclopentan nối với một vòng pyran.
Các chất gặp trong thực vật, thường ở vị trí 4 có đính nhóm methyl hoặc nhóm chức
oxy hoá của nó như CH2OH, CHO, COOH, Iridan Iridodial thường ở mức độ oxy hoá
cao tức là COOH. Nhóm chức này trong nhiều trường hợp ở dạng ester hoặc ester nội
do đóng vòng lacton với OH ở vị trí 6. Một số chất thiếu carbon ở C-11 cũng có trường
hợp thiếu carbon ở C-10, đây là những chất nor-iridoid. Ở vị trí 8 thường đính nhóm
methyl hoặc nhóm chức oxy hóa của nó, hay gặp mức oxy hoá thấp. Trong một vài
trường hợp đặc biệt cũng ở vị trí này lại đính một mạch có 4 hoặc 5 carbon, đây là
những chất homo-iridoid có bộ khung trên 10 carbon. Vòng pyran thường có nối đôi ở
vị trí 3-4. Vòng cyclopentan có thể có nối đôi ở vị trí 7-8 hoặc 6-7, một số ít có thể ở
vị trí 5-6. Sự oxy hoá (gắn nhóm có oxy) thường xảy ra ở vị trí 1,5,6,7,8. Trong trường
hợp vòng cyclopentan mở vòng ở vị trí 7-8 hoặc mở rồi đóng lại thành vòng lacton 6
cạnh hoặc thành vòng tetrahydropyran hoặc tetrahydropyron thì ta có các dẫn chất
secoiridoid. Cho đến nay người ta đã biết trên 60 chất secoiridoid.
Khi tạo thành glycosid, phần đường thường gặp là glucose nối vào vị trí 1 theo dây nối
acetal. Có một số trường hợp là đường đôi: glucose 1-6 glucose, glucose 1-2 glucose,
apiose 1-6 glucose, xylose 1-6 glucose, galactose 1-3 glucose. Mạch đường cũng có thể
nối vào vị trí 11 nhưng hiếm. Có trường hợp có 2 mạch đường, ví dụ rehmaniosid B,C,D,
10-O-b-glucosyl aucubosid
 Phân loại:
 Iridoid có aglycon đủ 10 carbon:
+ Không có nối đôi trong vòng 5 cạnh:
+ Có nối đôi ở C7 - C8

.
22



+ Có nối đôi ở C-6 - C-7 Monotropein Gardenosid
+ Có nối đôi ở C-5 - C-6 Gentiosid
 Iridoid không đủ 10 carbon
Iridoid 9 carbon (thiếu carbon C-11)
+Không có nối đôi ở trong vòng cyclopentan
+ Có nhóm epoxy ở C-7 - C-8
+ Có nối đôi ở C-7-C-8
Iridoid 8 carbon
Trường hợp này rất hiếm. Chất unedosid là một ví dụ: Thiếu carbon ở C-10 và
C-11 Unedosid
 Iridoid có trên 10 carbon (homoiridoid)
+ Có 13 carbon Fulvoplumierin
+ Có 14 carbon
Plumericin
 Secoiridoid Secologanin
(Gặp trong họ Caprifoliaceae) Swerosid (Gặp trong họ Cornaceae, Dipsacaceae,
Loganiaceae) Gentiopicrim (Gặp trong long đởm - Gentiana lutea)
 Dimeric iridoid
Có thể có 3 trường hợp: bis iridoid, iridoid-secoiridoid, bis-secoiridoid
 Các iridoid và secoiridoid phức tạp:
Gồm các iridoid hoặc secoiridoid liên kết với các đơn vị terpenoid khác, liên kết
với lignan.

3.4.Tính chất
- Iridoid glycosid thường dễ tan trong nước, cồn loãng. Cồn 50% hay dùng để chiết
xuất. Butanol cũng là dung môi chiết để hạn chế bớt tạp chất.

23



- Dưới tác dụng của enzym có sẵn trong cây, iridoid glycosid bị biến đổi thành các sản
phẩm màu đen do đó ta hiểu vì sao sinh địa, huyền sâm khi ủ trong quá trình chế biến
thì có màu đen. Một số trái cây, lá cũng chuyển màu đen khi rụng ví dụ trái thông thiên,
lá mơ lông.
- Ngoài enzym, iridoid glycosid cũng dễ bị thủy phân bằng acid.
- Dưới tác dụng của kiềm NaOH, Ba(OH)2 thì các nhóm ester bị cắt.
- Muốn phát hiện iridoid glycosid, người ta thường dùng thuốc thử Trim - Hill
3.5.Tác dụng, công dụng
Một số dẫn chất iridoid có tác dụng kháng khuẩn như plumericin, aucubin, acid genipic;
một số có tác dụng nhuận như geniposid, verbenalin, asperulosid; thông tiểu như
catalposid; làm hạ đường huyết như catalpol (=catalpinosid). Rễ cây valerian Valeriana officinalis L., một dược liệu rất thông dụng ở châu Âu có tác dụng an thần là
do các thành phần iridoid. Long đởm thảo - Gentiana lutea L. tác dụng bổ đắng. Những
dược liệu dùng trong y học cổ truyền của ta như lá mơ lông, lá kim ngân, cỏ roi ngựa
để chữa lỵ, mụn nhọt đều có thành phần các iridoid.

4. Anthranoid
4.1.Khái niệm
Những hợp chất anthranoid nằm trong nhóm
lớn hydroxyquinon. Những hợp chất quinon
được tìm thấy chủ yếu trong ngành nấm, địa
y, thực vật bậc cao và cả trong động vật.
Căn cứ vào số vòng thơm đính thêm vào
nhân quinon mà người ta sắp xếp thành
benzoquinon, naphthoquinon, anthraquinon
và naphthacenequinon hay còn gọi là
anthracyclinon (4 vòng).

Anthranoid hay anthraquinon khi tồn tại dưới dạng glycosid thì được gọi là

anthraglycosid hay anthracenosid. Cũng như các loại glycosid khác Anthraglycosid là
những glycosid khi bị thuỷ phân sẽ cho phần đường và phần aglycon (genin) là dẫn chất
9,10 anthraquinon*, (9,10-anthracendion*) (9,10 dixeton của anthraxen).

24


Đa số các anthraglycosid là các polyoxy anthraquinon. Gắn vào nhân thường có các
nhóm chức -OH, -OCH3, -CH3, -COOH... Tuỳ theo vị trí các nhóm chức đính vào nhân
mà có các dẫn chất khác nhau:
Vì trong tự nhiên hầu như chưa gặp các dẫn chất 1,2 hoặc 1,4-anthracendion nên khi
nói đến các dẫn chất anthraquinon trong tự nhiên thì người ta hiểu rằng đó là những dẫn
chất 9,10-anthracendion. Sự tạo thành các dẫn chất anthraquinon xuất phát từ 2 con
đường:
1. Ðối vơi những dẫn chất 1,8-dihydroxyanthraquinon hay gặp trong các họ thực vật
Polygonaceae, Caesalpiniaceae, Rhamnaceae cũng như trong một số nấm và địa y, con
đường sinh nguyên xuất phát từ các đơn vị acetat. Người ta đưa acetat có đánh dấu bằng
đồng vị phóng xạ vào môi trường nuôi cấy nấm Penicillium islandicum là nấm tạo ra
dẫn chất anthranoid thì thấy các đơn vị acetat được ngưng tụ nối với nhau theo đầu đuôi.
Chất poly-b-cetomethylen acid được tạo thành đầu tiên rồi tiếp theo các dẫn chất
anthranoid.
2CH3COOH CH3CO-CH2-COOH +CH3COOH CH3-CO-CH2-CO-CH2-COOH
.. . CH3-CO-(CH2-CO)6-CH2-COOH

2. Con đường thứ hai tạo thành các dẫn chất anthraquinon trong một số họ thực vật khác
chủ yếu là họ Rubiaceae thì chất tiền sinh là acid shikimic. Sau khi acid này ngưng tụ
với một acid a-cetoglutaric thì tạo thành một dẫn chất naphtalen rồi chất này lại gắn
thêm một gốc isoprenyl để rồi đóng vòng tạo ra các dẫn chất anthraquinon.

25



×