Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

đảng bộ tỉnh quang bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.87 KB, 27 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

TRN NH HIN

đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975

TểM TT LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: LCH S NG CNG SN VIT NAM

H NI - 2016


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hồ Khang
2. PGS.TS. Trịnh Thị Hồng Hạnh

Phản biện 1:.........................................................
.........................................................

Phản biện 2:.........................................................
.........................................................

Phản biện 3:.........................................................
.........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2016



Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tàì
1.1. Về khoa học
Làm rõ thêm đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng
phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể; đồng thời cũng làm sáng tỏ một
giai đoạn đấu tranh kiên cường, dũng cảm, khẳng định những đóng góp
của Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình trong cuộc KCCMCN với tư cách là
tiền tuyến lớn của hậu phương miền Bắc, hậu phương trực tiếp của tiền
tuyến lớn miền Nam và của chiến trường Trung Lào, Nam Lào.
1.2. Về thực tiễn
Luận án sẽ bổ sung vào việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo và chỉ
đạo nhiệm vụ hậu phương của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
nói chung và hậu phương Quảng Bình nói riêng, rút ra những kinh
nghiệm lịch sử cụ thể vận dụng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975; nêu lên một số
kinh nghiệm có giá trị tham khảo, góp phần phục vụ công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Phân tích đường lối, chủ trương của Đảng về thực hiện nhiệm vụ

hậu phương giai đoạn 1964 - 1975; sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Quảng
Bình vào điều kiện cụ thể của địa phương.


2

- Trình bày và làm rõ sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương của
Đảng bộ tỉnh Quảng Bình bao gồm: xây dựng tiềm lực hậu phương, đảm
bảo giao thông vận, chi viện miền Nam và chiến trường Lào.
- Phân tích những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong sự
lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Bình đối với việc thực hiện nhiệm vụ hậu
phương; trên cơ sở đó, đúc kết một số kinh nghiệm.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Quảng Bình đối với xây dựng, bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến
miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào giai đoạn
1964 - 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung khoa học: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và
quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về thực hiện
nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975.
- Về thời gian: Luận án lấy năm 1964 làm mốc bắt đầu nghiên cứu bởi
vì tháng 8-1964, sau sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, Mỹ sử dụng lực lượng hải
quân, không quân đánh phá hậu phương chiến lược của miền Nam nói
chung và Quảng Bình nói riêng. Bắt đầu từ thời điểm đó, Quảng Bình bước
vào giai đoạn tích cực thực hiện xây dựng, bảo vệ và chi viện cho tuyền
tuyến từ vị trí hết sức đặc thù của mình. Luận án lấy năm 1975 làm mốc kết
thúc bởi đó là năm kết thúc thắng lợi cuộc KCCMCN, Quảng Bình kết thúc
một giai đoạn lịch sử, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ hậu phương.

- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn Quảng
Bình kéo dài từ Đèo Ngang đến tiếp giáp đặc khu Vĩnh Linh và đề cập đến


3

một số khu vực địa lý có liên quan (những nơi mà các lực lượng chi viện
của Quảng Bình đã tham gia).
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
ĐCSVN về vai trò của hậu phương, về mối quan hệ giữa hậu phương và
tiền tuyến trong chiến tranh.
4.2. Nguồn tài liệu
- Các Nghị quyết, Chỉ thị, điện văn, báo cáo của Trung ương Đảng,
Chính phủ, Quân khu IV, Đảng bộ Quảng Bình từ 1954 - 1975 (chủ yếu là
từ năm 1964 đến năm 1975) đã được xuất bản hoặc lưu trữ tại các cơ quan
Trung ương và địa phương;
- Các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ của các
cơ quan nghiên cứu có uy tín đã được công bố.
- Các công trình nghiên cứu về hậu phương miền Bắc, trong đó có
hậu phương Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ.
- Các bài nói, viết, hồi ký của một số tướng lĩnh, các lãnh đạo, lão
thành cách mạng, nhân chứng lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ, về
Quảng Bình những năm 1964-1975;
- Sách, báo, phim, ảnh tư liệu nước ngoài, chủ yếu là của các tác giả
Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp logich

nhằm tái hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong
thực hiện nhiệm vụ hậu phương; đồng thời, sử dụng phương pháp phân


4

tích, thống kê, so sánh, đối chiếu… nhằm làm rõ những thành tựu, hạn
chế; lý giải nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế cũng như rút ra
những kinh nghiệm lịch sử trong quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh
đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về tư liệu
Cung cấp hệ thống tư liệu (tư liệu thành văn và tư liệu thực địa) về
quá trình thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Quảng Bình từ năm 1964
đến năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng.
5.2. Về nội dung
Luận án phục dựng lại quá trình thực hiện nhiệm vụ hậu phương của
Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình; làm sáng tỏ những đóng góp, vai trò
của hậu phương Quảng Bình đối với tiền tuyến những năm 1964 - 1975;
Tổng hợp, hệ thống, đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng
Bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương; Kết quả nghiên cứu của
luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên
cứu, giảng dạy những vấn đề có liên quan.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã
công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết.


5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Cho đến nay, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ
hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975 được đề cập ở những mức độ,
phạm vi, góc độ khác nhau trong một số công trình lịch sử sau:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hậu phương và hậu phương
miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Một số công trình, bài viết cơ bản như: Lịch sử kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước; Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975; Tổng
kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học; Chiến
tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975. Thắng lợi và bài học; Hậu
phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1954 - 1975); Hậu phương miền
Bắc trong cuộc kháng chiến cuôc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 1975); Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn; Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước - những mốc son lịch sử; Trường Sơn - có một thời như thế; Đường
Hồ Chí Minh - khát vọng độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc; Lịch sử
đường Hồ Chí Minh trên biển. Ngoài ra có thể kể đến Luận án tiến sĩ của
Đặng Thị Thanh Trâm: Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu
phương miền Bắc (1965 - 1972). Ở mức độ khác nhau, các công trình, bài
viết đó đều phản ánh một số khía cạnh liên quan đến chủ đề của luận án.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hậu phương Quảng Bình, về
sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Bình đối với việc thực hiện nhiệm vụ
hậu phương trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Một số công trình tiêu biểu như: Vai trò của hậu phương Quân khu 4
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Mặt trận giao thông vận tải trên



6

địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Lịch sử Đảng
bộ Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)...
Hậu phương Quảng Bình trong cuộc KCCMCN được đề cập cụ thể
trong một số công trình: Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình (1954 - 1975); Lịch
sử Quảng Bình chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975); Lại Văn Ly, Tuyến lửa
những năm sôi động. Các bộ lịch sử của các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình trong KCCMCN, như: Lịch sử Đảng bộ huyện Minh Hoá (1930 1975); Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Trạch (1954 - 1975); Lịch sử Đảng
bộ huyện Bố Trạch (1954 - 1975); Lịch sử Đảng bộ Đồng Hới (1954 1975); Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Ninh (1954 - 1975); Lịch sử Đảng
bộ huyện Lệ Thuỷ (1954 - 1975). Về lịch sử đoàn thể quần chúng, có các
cuốn: "Lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng phụ nữ Quảng Bình (1930
- 1975)"; "Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn tỉnh Quảng Bình
(1885 - 1975)". Về lịch sử các ngành có các cuốn: "Lịch sử giao thông vận
tải Quảng Bình (1885 - 1999)"; "Lịch sử giáo dục - đào tạo Quảng Bình";
"Lịch sử văn hóa - thông tin Quảng Bình (1945 - 2000)"; "Lịch sử công an
nhân dân tỉnh Quảng Bình 1945 - 1975"; "Lịch sử công nghiệp, thủ công
nghiệp Quảng Bình (1959 - 2000)"...
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

Một số công trình tiêu biểu: cuốn Cuộc chiến tranh dài ngày nhất
của nước Mỹ, tác giả George Herring; cuốn Nhìn lại quá khứ. Tấn thảm
kịch và những bài học về Việt Nam, của Robert McNamara; Cuốn “North
Vietnam’s strategy for survival” (“Chiến lược sống còn của Bắc Việt
Nam”); “The ten thousand day war Vietnam: 1945 - 1975” (“Việt Nam
cuộc chiến tranh mười nghìn ngày: 1945 - 1975”)... Trong các cuốn sách
đề cập đến mảnh đất Quảng Bình, chiếc cầu nối giữa hậu phương lớn miền
Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.



7
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT

Phân tích các yếu tố tự nhiên, xã hội tác động trực tiếp đến quá trình
xây dựng hậu phương Quảng Bình trong cuộc KCCMCN.
Khảo cứu, bổ sung và hệ thống hóa tư liệu để tái hiện một cách chân
thực quá trình xây dựng, bảo vệ và thực hiện vai trò của một hậu phương
đối với tiền tuyến trong cuộc KCCMCN.
Đánh giá vai trò của hậu phương Quảng Bình trong cuộc KCCMCN
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng như đối với tiền tuyến miền Nam.
Đúc rút bài học kinh nghiệm về xây dựng hậu phương trong
kháng chiến.

Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ HẬU PHƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH
GIAI ĐOẠN 1964 - 1968
2.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH XÁC
ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

2.1.1. Những căn cứ để Đảng bộ tỉnh Quảng Bình xác định chủ trương
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống văn
hóa - lịch sử của tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh nằm ven biển Bắc Trung Bộ, kéo dài từ đèo
Ngang vào đến Vĩnh Linh (Quảng Trị), gắn liền với dải Trường Sơn Bắc ở
phía Tây và Biển Đông ở phía Đông. Vùng đất Quảng Bình có lịch sử hình
thành và phát triển lâu đời với nhiều thăng trầm và biến động. Khi Thực
dân Pháp xâm lược Việt Nam, Quảng Bình là một trong những tỉnh có



8

phong trào đấu tranh chống Pháp rất sớm. Trong 9 năm kháng chiến chống
thực dân Pháp, quân và dân Quảng Bình đã làm nên một “Quảng Bình quật
khởi” với những chiến công oanh liệt. Trong cuộc KCCMCN, Quảng Bình
chính là hình ảnh của miền Bắc nước ta thu nhỏ lại xét theo phương diện
địa lý - kinh tế. Bên cạnh cái chung đó, Quảng Bình cũng có những nét
riêng biệt của địa phương, và đó là đặc điểm để có thể thấy được tầm quan
trọng của địa chính trị nơi đây trong tư cách là một hậu phương trực tiếp
trong cuộc KCCMCN
2.1.1.2. Quảng Bình thực hiện nhiệm vụ hậu phương trước
năm 1964
Từ năm 1954 đến năm 1964, do vị trí chiến lược, Quảng Bình vừa
khôi phục, xây dựng kinh tế, văn hoá, đảm bảo an ninh - quốc phòng, xây
dựng lực lượng bộ đội địa phương, dân quân, du kích; bước đầu xây dựng
hệ thống GTVT, vừa ổn định phát triển đời sống của nhân dân, vừa chuẩn
bị tiềm lực phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam và
làm nhiệm vụ quốc tế.
Về chính trị, Đảng bộ Quảng Bình đã đặt nhiệm vụ chống cưỡng ép,
dụ dỗ di cư vào Nam là một trong những công tác quan trọng.
Về kinh tế, từ năm 1954 - 1957, Quảng Bình hoàn thành khôi phục
kinh tế, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (1958 - 1960) và
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961 1965). Kết quả trên các mặt về nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp có nhiều tiến bộ
Về văn hoá, giáo dục, y tế, ngay sau năm 1954, Đảng bộ chỉ đạo
thực hiện chăm lo việc học tập và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Ngành
giáo dục đã tập trung khôi phục các trường bị gián đoạn trong chiến tranh.


9


Do vị trí đặc biệt của tỉnh, Đảng bộ Quảng Bình chú trọng tăng
cường công tác an ninh, quốc phòng và GTVT. Tỉnh đội đã điều động Tiểu
đoàn 929 chốt ở Bãi Dinh và Cha Lo để bảo vệ tuyến biên giới phía Tây
của tỉnh. Trên tuyến biển, từ Đèo Ngang vào Vĩnh Thái (Vĩnh Linh), Tiểu
đoàn 501 đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ. Để đáp ứng yêu cầu của chiến
trường miền Nam, Trung ương Đảng quyết định mở tuyến giao thông
chiến lược 559. Ở phía Đông, trên địa bàn Thanh Khê (Bố Trạch), Tiểu
đoàn 603 được thành lập.
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) ở
Quảng Bình đang thực hiện có kết quả, thì đầu tháng 8 - 1964, với việc xảy
ra “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Mỹ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi
trên miền Bắc. Ngày 7-2-1965, Mỹ chính thức tiến hành cuộc CTPH bằng
không quân và hải quân trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Từ đó,
Quảng Bình phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù
hợp với tình hình thời chiến.
2.1.1.3. Quảng Bình trước những thách thức mới
Sau một loạt các hành động chống phá và khiêu khích miền Bắc, để
kiếm cớ ném bom miền Bắc, đầu tháng 8 - 1964, Mỹ cố tình dựng nên sự
kiện Vịnh Bắc Bộ. Từ ngày 5-8-1964, Mỹ liên tục cho nhiều tốp máy bay
ném bom đồng loạt nhiều vị trí quan trọng ở miền Bắc Việt Nam, từ
Quảng Bình đến Quảng Ninh. Ngày 7-2-1965, lấy cớ “trả đũa” quân giải
phóng tiến công doanh trại Mỹ ở Plâycu (đêm 6-2-1965), Tổng thống Mỹ
Johnson ra lệnh cho không quân Mỹ mở chiến dịch “Mũi lao lửa I” đánh
vào thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), chính thức mở rộng cuộc
CTPH lần thứ nhất ở miền Bắc. Ngay từ đầu, Mỹ đã chọn Quảng Bình là
tâm điểm để tiến hành các hoạt động đánh phá ngăn chặn nhằm cắt đứt sự


10


viện trợ của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Vì vậy,
Quảng Bình là địa bàn hứng chịu nhiều cuộc ném bom ác liệt của Mỹ.
2.1.1.4. Chủ trương của Trung ương Đảng và Quân khu uỷ Quân
khu IV
Sau sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, tháng 8-1964, Bộ Chính trị ra Chỉ thị
về việc tăng cường sẵn sàng chiến đấu chống mọi âm mưu của Mỹ khiêu
khích và phá hoại miền Bắc. Đặc biệt, tháng 3-1965, Hội nghị của
BCHTƯ Đảng lần thứ 11 đã họp và trên cơ sở phân tích âm mưu và
hành động của Mỹ, Hội nghị quyết định chuyển toàn bộ hoạt động của
miền Bắc từ thời bình sang thời chiến nhằm đảm bảo cho miền Bắc tiếp
tục sự nghiệp xây dựng CNXH trong điều kiện có chiến tranh, đảm bảo
cho miền Bắc có đủ sức mạnh đánh bại cuộc CTPH của không quân, hải
quân Mỹ và làm tròn vai trò, nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền
tuyến lớn.
Ngày 7 và 8-5-1965, Hội nghị Quân uỷ Quân khu IV mở rộng được
tiến hành nhằm phân tích, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và đề ra
nhiệm vụ thích ứng với những thay đổi của tình hình. Nghị quyết của Hội
nghị Quân khu uỷ đã đặt nền tảng cho cơ chế và nền nếp hoạt động lãnh
đạo, chỉ đạo chiến tranh, xây dựng và bảo vệ hậu phương trong cuộc
KCCMCN.
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình
Ngày 18 đến 20-6-1965, Hội nghị cán bộ toàn tỉnh họp và đề ra
nhiệm vụ chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường công tác an ninh,
quốc phòng. Để thực hiện nhiệm vụ hậu phương và phương châm quyết
chiến, quyết thắng, về việc sẵn sàng chiến đấu, Hội nghị Thường vụ Đảng
bộ tỉnh Quảng Bình ngày 6-8-1966 đề ra nhiệm vụ về tổ chức lực lượng


11


chiến đấu, phát triển đội ngũ dân quân di kích và lực lượng vũ trang; về
xây dựng căn cứ địa hậu phương, làm tốt nhiệm vụ hậu cần. Năm 1967,
Đảng bộ tỉnh ban hành một Nghị quyết riêng về đảm bảo GTVT, nhằm
đáp ứng ngày càng cao cho cuộc chiến tranh. Năm 1968, Đảng bộ tỉnh
Quảng Bình ra Nghị quyết Thắng lợi to lớn trong 3 năm chống Mỹ, cứu
nước và nhiệm vụ trước mắt của tỉnh ta, đề ra ba nhiệm vụ quan trọng, chủ
chốt phục vụ mục tiêu đánh bại hoàn toàn cuộc CTPH của Mỹ.
2.2. QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU
PHƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

2.2.1. Xây dựng tiềm lực hậu phương
2.2.1.1. Công tác chính trị - tư tưởng
Đảng bộ Quảng Bình thường xuyên chú trọng giáo dục chính trị
cho nhân dân, toàn thể cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc hơn về
đường lối cách mạng XHCN ở miền Bắc, đường lối cách mạng miền
Nam và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, qua đó nâng cao ý
thức chính trị, củng cố sự đoàn kết nhất trí trong mọi tầng lớp nhân dân,
giữ vững ý chí, quyết tâm kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ và thực hiện
nhiệm vụ hậu phương.
2.2.1.2. Lĩnh vực kinh tế
Đảng bộ tỉnh Quảng Bình luôn chú trọng xây dựng kinh tế, tập trung
chuyển hướng xây dựng kinh tế trong tình hình có chiến tranh xảy ra trên
tất cả các mặt: về sản xuất nông nghiệp, về công nghiệp và thủ công
nghiệp, về thương nghiệp. Kiên quyết giữ vững và phát triển sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp để tự giải quyết những nhu cầu
địa phương, trước hết là tự lực được lương thực.


12


2.2.1.3. Lĩnh vực văn hoá - giáo dục, y tế
Đảng bộ tỉnh lãnh đạo chuyển hướng các hoạt động giáo dục, y tế,
văn hoá phù hợp với thời kì có chiến tranh. Về giáo dục, Đảng bộ tỉnh lãnh
đạo xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục thời chiến, đảm bảo
cho việc dạy và học. Trên lĩnh vực y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Đảng
bộ tỉnh cũng đã kịp thời lãnh đạo thực hiện công tác cấp cứu phòng không,
chuẩn bị hệ thống hầm hào phòng tránh cho bệnh nhân, dụng cụ thuốc
men, câp cứu. Ngay khi trong chiến tranh, ngành y tế vẫn được hoàn chỉnh
về cơ sở vật chất, được tăng cường cán bộ, phương tiện, dụng cụ chuyên
môn để phục vụ chiến đấu, sản xuất và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Đối với văn hoá - nghệ thuật, triển khai những định hướng phát triển văn
hoá, văn nghệ của Đảng trong hoàn cảnh mới là phải đẩy mạnh các hoạt
động văn hoá, thông tin ở các đơn vị, cơ sở chiến đấu và sản xuất với khẩu
hiệu "Tiếng hát át tiếng bom", "Tiếng loa hoà tiếng súng".
2.2.1.4. Thực hiện quốc phòng toàn dân và công tác phòng tránh
Đảng bộ tỉnh Quảng Bình luôn nhận thức rõ vị trí và vai trò quan
trọng của lực lượng hậu bị và DQTV nên đã có sự chỉ đạo cho các ban,
ngành, địa phương chăm lo công tác dự bị động viên và xây dựng lực
lượng. Đảng bộ tỉnh cũng chủ trương đẩy mạnh công tác quốc phòng toàn
dân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Đối với công tác phòng tránh, khắp nơi trong tỉnh đều có hầm trú ẩn.
Ở những vùng trọng điểm, các đường giao liên, liên thôn đều có hầm tròn,
hầm chữ A, hầm chữ L cho người qua đường trú ẩn. Ở nông thôn, các gia
đình đều có hầm trú ẩn và hầm cá nhân ở đồng ruộng. Ở những nơi địch
thường xuyên đánh phá, nhân dân xây dựng thành những làng hầm, đưa
mọi sinh hoạt của gia đình xuống lòng đất, thực hiện bám đất, bám làng để
chiến đấu, sản xuất.



13

2.2.2. Bảo vệ địa bàn, đảm bảo giao thông vận tải và trung
chuyển hàng hóa
2.2.2.1. Bảo vệ địa bàn
Sau 4 năm chống CTPH lần thứ nhất của Mỹ (5-8-1964 đến 1-111968), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi và bắn cháy 3.234 máy bay Mỹ,
diệt và bắt sống hàng ngàn phi công Mỹ; bắn chìm và bắn bị thương 143
tàu chiến và tàu biệt kích. Trong đó, quân và dân Quảng Bình đã bắn rơi
596 chiếc, đóng góp to lớn vào thắng lợi chung của cả nước, buộc Mỹ phải
xuống thang chiến tranh.
2.2.2.2. Đảm bảo giao thông vận tải và trung chuyển hàng hóa
Giao thông vận tải được coi là một trong những mặt trận quan trọng
trong cuộc chiến đấu chống CTPH của Mỹ. Để đảm bảo GTVT, Đảng bộ
tỉnh thành lập Ban đảm bảo GTVT và thành lập các công trường giao
thông. Trên tuyến quốc lộ 1A, nhằm phá thế “độc đạo” tuyến GTVT
đường bộ, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình quyết đinh mở thêm nhiều đường
tránh để bổ sung, hỗ trợ cho các tuyến đường chính: đường 22A, đường
20, đường 10...
Với ý chí “tim có thể ngừng đập nhưng mạch máu giao thông
không thể tắc”, “xe chưa qua nhà không tiếc, đường chưa thông không
tiếc máu xương”, nhân dân Quảng Bình đã bám trụ kiên cường, vượt qua
muôn ngàn gian khổ, hy sinh để đảm bảo cho mạch máu giao thông luôn
thông suốt và mở những con đường để vận chuyển hàng hoá vào miền
Nam một cách nhanh nhất. Những cố gắng của quân và dân Quảng Bình
trên mặt trận GTVT đã góp phần vào những thắng lợi chung của quân và
dân miền Nam, đẩy mạnh công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất
nước nhà.


14


2.2.3. Cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến
2.2.3.1. Thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam
Cuộc KCCMCN ngày càng ác liệt, cả nước đã phải huy động tối đa
sức người, sức của để chi viện cho chiến trường. Quảng Bình trong những
năm tháng này đã tích cực huy động mọi tiềm lực của hậu phương để phục
vụ cho chiến trường, đặc biệt là cho tiền tuyến miền Nam để cách mạng
được nhanh chóng đến ngày toàn thắng.
2.2.3.2. Giúp đỡ, ủng hộ cách mạng Lào
Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, tỉnh Quảng Bình đã bền bỉ giúp
Savannakhẹt xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, lực lượng vũ trang,
xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa.
*

*
*

Quảng Bình là một tỉnh nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Mỹ
luôn tìm mọi cách để đánh phá. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng,
Quân uỷ Khu IV và trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, quân và dân nơi
đây đã ra sức xây dựng và bảo vệ hậu phương vững chắc, góp phần đánh
bại âm mưu phá hoại miền Bắc của Mỹ trên địa bàn tỉnh và thực hiện tích
cực nhiệm vụ của một hậu phương với tiền tuyến miền Nam.
Trong suốt khoảng thời gian từ năm 1964 đến năm 1968, nhân dân
Quảng Bình phải thường xuyên đối đầu trực tiếp với máy bay, tàu chiến
hiện đại bậc nhất của Mỹ, nhưng nhân dân Quảng Bình vẫn luôn hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ mọi mặt của hậu phương.


15


Chương 3
QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH
ĐỐI VỚI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƯƠNG
GIAI ĐOẠN 1969 - 1975
3.1. NHỮNG CĂN CỨ MỚI ĐỂ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH
XÁC ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

3.1.1. Những căn cứ mới để Đảng bộ tỉnh Quảng Bình xác định
chủ trương

3.1.1.1. Đặc điểm tình hình trong giai đoạn mới
Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân Việt Nam trên hai
miền Nam, Bắc đã tạo ra bước ngoặt quyết định của chiến tranh, làm thất
bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Trước những khó khăn mới,
chính quyền Nixon chủ trương điều chỉnh chiến lược toàn cầu và chính
sách chiến tranh ở Nam Việt Nam. Chiến lược toàn cầu của Mỹ ra đời
mang tên Học thuyết Nixon. Triển khai học thuyết Nixon vào Việt Nam,
chính quyền Mỹ đề ra chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Thực hiện
kế hoạch đó, Mỹ đã sử dụng không quân và hải quân liên tục hoạt động
khiêu khích, trinh thám, bắn phá vào các tỉnh miền Bắc với quy mô và
cường độ ngày càng lớn, trong đó có tỉnh Quảng Bình.
3.1.1.2. Chủ trương của Trung ương Đảng và Quân uỷ Quân khu IV
Tháng 4-1969, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp ra Nghị quyết “Về
tình hình và nhiệm vụ trước mắt”, đã vạch rõ âm mưu chiến lược mới của
Mỹ và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho quân và dân Việt Nam tiến lên
đánh bại chiến lược chiến tranh mới của Mỹ. Tháng 1-1970, Hội nghị lần
thứ 18 của BCHTƯ Đảng (khoá III) tiếp tục đề ra phương hướng, giải
pháp đối với chiến lược chiến tranh mới của Mỹ. Tháng 6-1970, Bộ Chính



16

trị và BCH Trung ương tiếp tục đề ra nhiệm vụ đối vối miền Bắc là tích
cực xây dựng hậu phương tại chỗ, mở rộng và củng cố căn cứ địa vững
mạnh trên các chiến trường. Hội nghị lần thứ 19 khoá III của BCH Trung
ương Đảng (12-1970) tiếp tục đề ra nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế
để tiếp tục xây dựng CNXH ở miền Bắc trong tình hình mới nhằm đảm
bảo yêu cầu của cuộc KCCMCN.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quân khu ủy khu IV đã
kịp thời ra Nghị quyết và triển khai nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo
nhằm ổn đinh tình hình chính trị, tư tưởng, tổ chức và lực lượng vũ trang.
3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh
Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã nhanh chóng đề ra những chủ trương
mới phù hợp với giai đoạn mới nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi
phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng cường thực hiện nghĩa vụ của hậu
phương trực tiếp: Nghị quyết 01/NQ-QB, ngày 17-3-1969, Nghị quyết số
2/NQ-QB tháng 8-1969, Nghị quyết số 1 (1-1970) “Về đánh giá tình hình
năm 1969 và phương hướng nhiệm vụ năm 1970”, Nghị quyết số 12 của
BCH Đảng bộ tỉnh (6-1972) tập trung đề ra nhiệm vụ đảm bảo GTVT....
3.2. QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU
PHƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

3.2.1. Xây dựng tiềm lực hậu phương
3.2.1.1. Lĩnh vực chính trị - tư tưởng
Đảng bộ tỉnh đề ra nhiệm vụ trong tình hình mới phải kiên trì và liên
tục giáo dục chính trị, tư tưởng sâu rộng trong Đảng và nhân dân, mở các
đợt sinh hoạt chính trị giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân quán
triệt các Nghị quyết của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy để nhận rõ được tình



17

hình và nhiệm vụ mới, xác định được vị trí và trách nhiệm của mình đối
với miền Nam.
3.2.1.2. Lĩnh vực kinh tế
Để tiếp tục xây dựng tiềm lực kinh tế - xã hội làm chỗ dựa cho chiến
trường, ngay từ đầu năm 1969, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, toàn tỉnh đã
phát động phong trào thi đua, tiếp tục tập trung lực lượng đẩy mạnh trên
mọi lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp.
3.2.1.3. Lĩnh vực văn hóa - xã hội
Ngay sau khi CTPH lần thứ nhất kết thúc, Đảng bộ tỉnh đã nhanh
chóng lãnh đạo thực hiện ổn định cuộc sống cho nhân dân, kịp thời
chuyển cuộc sống của 40 vạn nhân dân từ dưới hầm lên mặt đất. Tỉnh
cũng đã cho tu sửa và làm mới trên 5 vạn nóc nhà; trên 4000 lớp học,
hàm trăm trạm y tế, bệnh viện, lớp mẫu giáo, nhà giữ trẻ. Trong những
năm CTPH lần thứ hai, sự nghiệp giáo dục vẫn được tập trung quan tâm
và chất lượng đào tạo được đảm bảo; Y tế Quảng Bình vẫn nêu cao quyết
tâm: bất luận tình huống nào trong chiến tranh cũng không thể thiếu
thuốc cấp cứu, chữa bệnh.
3.2.1.4. Đảm bảo giao thông vận tải và vận chuyển hàng hoá
Nhằm đảm bảo giao thông vận tải, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình chỉ đạo
nhân dân tiến hành sửa chữa, mở rộng và xây dựng thêm mạng lưới
GTVT, đáp ứng nhu cầu khôi phục kinh tế, phục vụ chiến đấu chống
CTPH lần thứ hai của Mỹ. Cùng với việc vận chuyển hàng hoá qua tuyến
1A, tỉnh chủ trương khôi phục đường 15A, đường 22, đồng thời tăng thêm
lực lượng chuyển tải đường sông bằng thuyền gỗ. Mặt khác, tỉnh cho mở
thêm nhiều bến mới, tăng phương tiện vận tải thô sơ trên các bến vượt.
Nhờ vậy, trên tuyến đường chi viện, đã khắc phục được khâu vượt sông,



18

nâng dần khối lượng hàng hoá qua từng bến, chuyển nhanh vào các trạm
chuyển tiếp hàng hoá ra mặt trân.
3.2.2. Chiến đấu bảo vệ địa bàn
Ngay từ ngày đầu Mỹ ném bom trở lại miền Bắc, để bảo vệ địa bàn,
các đơn vị DQTV, bộ đội địa phương Quảng Bình đã phối hợp với các lực
lượng chủ lực đóng quân trên địa bàn kịp thời triển khai thế trận, đánh trả
quyết liệt máy bay và tàu chiến Mỹ. Nhân dân Quảng Bình giành được
nhiều thành tích lớn trong bắn máy bay và tàu chiến Mỹ. Cùng chia lửa với
miền Bắc, quân và dân Quảng Bình cùng hợp đồng chiến đấu, góp phần
đánh bại cuộc CTPH lần thứ hai của đế quốc Mỹ.
3.2.3. Đón tiếp, phục vụ cán bộ và đồng bào Trị Thiên - Huế
Sau Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Mỹ phản công mạnh
mẽ, chiếm lại một số vùng đồng bằng Trị - Thiên và thành phố Huế, củng
cố cơ sở, bắt bớ và giết hại những cán bộ, nhân dân đã tham gia hoạt động
trong chiến dịch. Trong thời kỳ vô vàn khó khăn này, để bảo toàn lực lượng,
Khu ủy Trị - Thiên Huế có chủ trương đưa cán bộ và nhân dân Trị - Thiên
Huế bị lộ ra hậu phương Quảng Bình, vừa tổ chức điều trị điều dưỡng, vừa
học tập, chuẩn bị thời cơ thuận lợi sẽ trở lại quê hương. Tỉnh Quảng Bình
đã thành lập “Ban B” có nhiệm vụ chuyên lo đón tiếp và giải quyết các chế
độ cho cán bộ và đồng bào Trị Thiên - Huế. Năm 1972, Đảng bộ tỉnh còn
cho thành lập Ban đón tiếp đồng bào Quảng Trị (K15) để đón nhận đồng
bào vùng mới giải phóng ra tạm lánh chiến sự một thời gian.
3.2.4. Chi viện chiến trường Trị - Thiên Huế và chiến trường Lào
3.2.4.1. Chi viện chiến trường Trị - Thiên Huế
Chiến tranh càng ác liệt thì công tác chi viện càng cấp thiết. Để làm
tốt nhiệm vụ hậu phương chi viện cho chiến trường phải thông suốt, các



19

lực lượng tại chỗ như DQTV, các LLVT địa phương... được củng cố và
tăng cường. Đặc biệt, TNXP là lực lượng được phát triển cả về số lượng,
tổ chức, phạm vi hoạt động. Quảng Bình cũng làm tốt công tác tuyển quân
đưa vào chiến trường chiến đấu. Những năm 1973 đến năm 1975, cục diện
chiến trường đang đòi hỏi sự chi viện tối đa của hậu phương lớn, nhân dân
Quảng Bình đã không tiếc sức người, sức của dồn sức cho tiền tuyến.
Quảng Bình cùng đồng thời là địa bàn chuyển tiếp sức mạnh của hậu
phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam.
3.2.4.2. Chi viện cho chiến trường Lào
Quảng Bình đã cử nhiều đoàn cán bộ của các ngành lên huyện Na
Nhôm để giúp nhân dân Lào xây dựng y tế huyện về công tác tổ chức,
quản lý và xây dựng mạng lưới y tế bản. Trong những năm chống CTPH
của Mỹ, nhân dân Quảng Bình đã tổ chức tiếp nhận và bố trí ăn ở cho con
em nhân dân và cán bộ tỉnh Savannakhẹt vừa sơ tán, vừa học tập văn hóa,
chuyên môn. Quảng Bình đã sẵn sàng giúp nhân dân Lào trên mọi lĩnh vực
và đạt kết quả thiết thực. Quảng Bình đã góp phần xương máu, sức lực, trí
tuệ và vật chất khi Lào yêu cầu, giúp xây dựng nhiều cơ sở vật chất, viện
trợ thuốc men và đào tạo nhiều cán bộ trưởng thành, hoàn thành nghĩa vụ
quốc tế.
*

*
*

Từ năm 1969 đến 1975, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương đúng, phù
hợp với thực tiễn cách mạng về công tác xây dựng và bảo vệ hậu phương.
Quán triệt những chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng, Đảng bộ,

quân và dân Quảng Bình đã chủ động, linh hoạt, cụ thể hóa các chủ
trương, nghị quyết thành hành động thiết thực trong việc xây dựng tiềm


20

lực kinh tế - xã hội để làm hậu thuẫn cho chiến trường; xây dựng mạng
lưới và tổ chức các chiến dịch chi viện cho chiến trường; xây dựng hậu cứ
và chỗ đứng chân cho các lực lượng tham gia chiến trường miền Nam;
đánh bại các cuộc CTPH của Mỹ, bảo vệ hậu phương; tổ chức các lực
lượng phục vụ chiến đấu và trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường.
Những thành công trong việc xây dựng, bảo vệ hậu phương Quảng Bình
trong giai đoạn này đã giúp địa phương đứng vững và có vai trò quan trọng
trong việc chi viện tiền tuyến và đánh bại mọi thủ đoạn, âm mưu của kẻ
thù, góp phần cùng với quân và dân cả nước tạo nên thắng lợi chung trong
cuộc KCCMCN.

Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1. NHẬN XÉT

4.1.1. Về ưu điểm
Một là, Đảng bộ quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của việc thực
hiện nhiệm vụ hậu phương ở một địa bàn chiến lược từ nhận thức tới
hành động
Hai là, luôn gắn nhiệm vụ xây dựng tiềm lực với bảo vệ vững chắc
hậu phương và chi viện cho chiến trường
Ba là, coi trọng nhiệm vụ chi viện chiến trường miền Nam, đồng thời
hoàn thành nhiệm vụ quốc tế đối với cách mạng Lào

Bốn là, đề ra những giải pháp, biện pháp sát hợp, kịp thời, sáng tạo
trong chỉ đạo xây dựng hậu phương để chi viện cho tiền tuyến.


21

4.1.2. Về hạn chế
4.1.2.1. Hạn chế trong quán triệt, vận dụng chủ trương của Trung
ương Đảng

4.1.2.2. Hạn chế trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
hậu phương
4.1.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

4.2.1. Quán triệt chủ trương của Đảng về thực hiện nhiệm vụ hậu
phương phù hợp với vị trí chiến lược đặc biệt của Quảng Bình
4.2.2. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng, bảo vệ hậu phương và chi
viện tiền tuyến
4.2.3. Chủ trương về xây dựng hậu phương phải được cụ thể hóa
thành những giải pháp, biện pháp thích hợp với từng giai đoạn
4.2.4. Phát huy sức dân gắn với bồi dưỡng sức dân
*

*
*

Quá trình thực hiện nhiệm vụ hậu phương của nhân dân Quảng Bình
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã đạt được những thành công lớn. Tuy
nhiên, trong một số thời gian, việc thực hiện nhiệm vụ hậu phương còn tồn

tại một số hạn chế nhất định. Những hạn chế nêu trên nhanh chóng được
Đảng bộ rút kinh nghiệm, sửa chữa và khắc phục. Thực tiễn quá trình
Quảng Bình thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc KCCMCN giai
đoạn 1964 - 1975 để lại những bài học kinh nghiệm quý báu. Những bài
học kinh nghiệm đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị.


22

KẾT LUẬN
Trong cuộc KCCMCN, đặc biệt giai đoạn 1964 - 1975, mảnh đất
Quảng Bình nhỏ hẹp ở vào vị trí tiền tiêu của miền Bắc XHCN và hậu
phương trực tiếp của miền Nam tiền tuyến lớn anh hùng, Mỹ đã tập trung
đủ loại máy bay hiện đại, tàu chiến bắn phá uy hiếp cả ngày lẫn đêm, dội
hàng chục vạn tấn bom đạn khắp hang cùng ngỏ hẻm, từ thành thị đến
nông thôn để tàn phá nhà cửa, giết hại nhân dân. Chúng còn tung gián
điệp, dùng chiến tranh tâm lý để gây chia rẽ nhân dân, xuyên tạc đường lối
kháng chiến hòng khuất phục tinh thần của nhân dân Quảng Bình, phá hoại
sản xuất, đời sống và ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền
Nam, ngăn cản nhân dân Quảng Bình làm nghĩa vụ đối với đồng bào cả
nước, nhưng Mỹ đã thất bại.
1. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Đảng bộ,
quân và dân Quảng Bình phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang ở
Trung ương và Quân khu IV đã tích cực chủ động, chuẩn bị đối phó với
mọi âm mưu và thủ đoạn của Mỹ. Chấp hành các nghị quyết của Trung
ương Đảng, thực hiện quyết tâm của Đảng, Quảng Bình tuy bị tổn thất
nặng nề, song vẫn đứng vững và giành được những thắng lợi to lớn trong
cuộc đọ sức này. Rõ ràng, sức mạnh, phương tiện chiến tranh hiện đại của
không quân và hải quân Mỹ đã không thể đè bẹp ý chí chiến đấu và chiến
thắng của quân và dân Quảng Bình, ngược lại, càng bị đánh phá ác liệt,

truyền thống Quảng Bình quật khởi càng được nhân lên. Quảng Bình vẫn
ổn định về an ninh, chính trị, bảo đảm về quốc phòng, giữ vững mạch máu
GTVT, vẫn đảm bảo sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến lớn miền
Nam. Nói cách khác, âm mưu của Mỹ trong hai cuộc CTPH ở Quảng Bình
đã hoàn toàn thất bại.


23

2. Là một tỉnh nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Mỹ luôn tìm
mọi cách để đánh phá. Vì vậy, bảo vệ hậu phương Quảng Bình là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng, bảo vệ có tốt thì công tác xây dựng mới có
thể thực hiện thành công. Nhiệm vụ kháng chiến được đặt lên hàng đầu
nhưng sản xuất để cung cấp nguồn vật lực phục vụ để duy trì cuộc kháng
chiến, đồng thời đáp ứng yêu cầu chi viện sức người, sức của và cả tinh
thần chính trị cho miền Nam chiến đấu cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Đó
là một minh chứng cho chân lý “kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc, có
như thế kháng chiến mới thành công”.
3. Thắng lợi của quá trình thực hiện nhiệm vụ hậu phương Quảng
Bình trong KCCMCN giai đoạn 1964-1975 là một trong những nhân tố
quan trọng hàng đầu để nhân dân miền Bắc nói chung và Quảng Bình nói
riêng làm nên chiến thắng.
Trong quá trình xây dựng và thực hiện nhiệm vụ hậu phương, Đảng
bộ tỉnh Quảng Bình đã coi trọng việc bố phòng, xây dựng chiến tranh nhân
dân chống CTPH, đề cao cảnh giác chống mọi thủ đoạn phá hoại của kẻ
thù, bảo vệ hậu phương an toàn, đồng thời hết sức chú ý công tác phát
triển kinh tế, văn hoá và xã hội. Tổ chức nhân dân sản xuất, tiết kiệm
chống đói, nuôi quân. Đẩy mạnh hoạt động thương nghiệp mậu dịch, sản
xuất chế biến nông sản, phục vụ nhu cầu đời sống và sản xuất cho nhân
dân, cán bộ. Phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ, giáo dục, xây dựng

hệ thống bệnh viện, bệnh xá, chăm lo sức khoẻ cho nhân dân.
Việc xây dựng hậu phương vững mạnh không chỉ làm chỗ dựa cho
các lực lượng cách mạng, tăng cường cung cấp nhân lực, vật lực cần thiết
cho tiền tuyến mà nó còn có tác dụng cổ vũ niềm tin, tinh thần chiến đấu
cho quân và dân trong tỉnh.


×