Tải bản đầy đủ (.doc) (218 trang)

đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phơng từ năm 1964 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 218 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN NHƯ HIỀN

ĐẢNG Bộ TỈNH QUẢNG BÌNH LÃNH DẠO THựe HIỆN NHIỆM
vụ HẬU PHƯƠNG Từ NĂM 1964 DẾN NĂM 1975

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM


••

HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN NHƯ HIỀN

DẢNG Bộ TỈNH QUẢNG BÌNH LÃNH DẠO THựC HIỆN NHIỆM
vụ HẬU PHƯƠNG Từ NĂM 1964 DẾN NĂM 1975

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM


••

Mã số: 62 22 03 15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. HỒ KHANG
2. PGS.TS. TRỊNH THỊ HỒNG HẠNH

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các
số liệu nêu trong luận án là có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Như Hiền


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

5

1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước

5


1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài

15

1.3. Những vấn đề luận án đi sâu nghiên cứu

17

Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC hiện NHIỆM VỤ
HẬU PHƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 1964 - 1968
18
2.1.

Những căn cứ để Đảng bộ tỉnh Quảng Bình xác định chủ trương và
chủ trương của Đảng bộ tỉnh

18

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Đảng bộ tỉnh

36

Chương 3: QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH
ĐỐI VỚI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 1969 - 1975

70

3.1. Những căn cứ mới để Đảng bộ tỉnh Quảng Bình xác định chủ trương
và chủ trương của Đảng bộ tỉnh


70

3.2. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Đảng
bộ tỉnh

79

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

117

4.1. Nhận xét

117

4.2. Một số kinh nghiệm

138

KẾT LUẬN

149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


152

PHỤ LỤC

172


1
MỞ ĐẦU
DANH MỤC
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh cách mạng và xây dựng lực
BCH
Ban Chấp hành
lượng vũ trang cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
coi trọng vai trò của
hậu phương trong chiến
tranh,
quan
xây dựng và thực hiện nhiệm vụ hậu
CTPH
Chiến
tranh

phátâm
hoại
phương.

DQTV
Dân quân tự vệ
Hậu phương
trong kháng chiến chống
cứusản
nước
(1954 - 1975) được xây
ĐCSVN
ĐảngMỹ,
Cộng
Việt(KCCMCN)
Nam

dựng trên cơ sở kế
thừa và phát triển những
nghiệm
GTVT
Giaokinh
thông
vận tảicủa thời kỳ trước theo một đường lối
thống nhất, bằng những
HTX biện pháp hiệu quả.
HợpTừtácsau
xãtháng 7 - 1954, miền Bắc bắt đầu quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (CNXH)
và trở thành hậu

phương
lớnchống
cho tuyền
lớn miền Nam, thực hiện
KCCMCN
Kháng
chiến
Mỹ, tuyến
cứu nước
nhiệm vụ hậu thuẫn
cho miền Nam trong công
cuộc thống
nhất đất nước.
LLVT
Lực lượng
vũ trang
Với vị trí LSQS
địa - chính trị đặc biệt, tiếp
với tỉnh
Lịchgiáp
sử quân
sự Quảng Trị, tỉnh Quảng Bình là địa bàn
đầu cầu, điểm trung
chuyển, tiếp nối giữaQuân
hậu phương
QK4
khu 4 miền Bắc và tiền tuyến miền Nam. Trong
TNXP quân và dân Quảng
Thanh
niên

suốt 21 năm KCCMCN,
Bình
đã xung
đươngphong
đầu và góp phần quan trọng làm thất
Ủycủa
ban đế
hành
chính
bại hai cuộc chiếnUBHC
tranh phá hoại (CTPH)
quốc
Mỹ, xây dựng, bảo vệ vững chắc hậu
VNDCCH
ViệtLinh,
Namlàm
dântròn
chủ sứ
cộng
hoàcủa địa bàn chiến lược - hậu
phương. Quảng Bình
cùng với đặc khu Vĩnh
mệnh
XHCN
Xã hội
nghĩa
phương trực tiếp của
cách mạng miền Nam.
Đặcchủ
biệt,

trong giai đoạn 1964 - 1975, Quảng Bình
“đất lửa” đã phát huy truyền thống quê hương “hai giỏi”: vừa chiến đấu, vừa sản xuất, hoàn thành
vai trò cầu nối giữa hai tuyến.
Chiến tranh ngày càng lan rộng, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, cũng như nhiều địa phương
khác trong cả nước, Quảng Bình phải đối diện với những thử thách, hi sinh ác liệt. Trong mưa
bom, bão đạn, một Quảng Bình ý chí, nghị lực được tôi rèn, anh dũng chiến đấu, kiên cường bám
trụ, xây dựng, bảo vệ hậu phương, hết lòng chi viện ngày càng lớn cho tiền tuyến.
Cuộc KCCMCN đã lùi xa 40 năm, một khoảng thời gian đủ dài để nhận thức, đánh giá
một cách khách quan nhiều vấn đề liên quan hoặc thuộc về chính nó. Nghiên cứu vấn đề Quảng
Bình thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong KCCMCN, vì thế là việc làm có ý nghĩa lớn và hết
sức cần thiết phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.


2

Về ý nghĩa khoa học, luận án góp phần làm rõ thêm đường lối kháng chiến đúng đắn,
sáng tạo của Đảng; đồng thời cũng làm sáng tỏ một giai đoạn đấu tranh kiên cường, dũng cảm,
khẳng định những đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình trong cuộc KCCMCN
với tư cách là tiền tuyến lớn của hậu phương lớn miền Bắc, hậu phương trực tiếp của tiền tuyến
lớn miền Nam và của chiến trường Trung Lào, Nam Lào.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận án sẽ góp phần bổ sung vào việc nghiên cứu sự chỉ đạo và lãnh
đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung và
hậu phương Quảng Bình nói riêng, rút ra những kinh nghiệm cụ thể vận dụng phục vụ sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Tiếp cận từ góc độ nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh
đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975" làm đề tài luận án tiến sĩ
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án


2.1.

Mục đích nghiên cứu
Làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu

phương từ năm 1964 đến năm 1975; nêu lên một số kinh nghiệm có thể tham khảo, góp phần
phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ:
- Phân tích và làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng về thực hiện nhiệm vụ hậu

phương giai đoạn 1964 - 1975; sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình vào điều kiện địa
phương.
-

Trình bày và làm rõ sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Đảng bộ tỉnh

Quảng Bình.
- Phân tích những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong quá trình lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với việc thực hiện nhiệm vụ hậu phương; trên cơ sở đó, đúc kết
một số kinh nghiệm.
3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.


Đối tượng nghiên cứu
Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với xây dựng, bảo vệ hậu

phương, chi viện tiền tuyến miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào giai đoạn
1964 - 1975.


3
3.2.

Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung khoa học: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình

chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm1964
đến năm 1975, bao

gồm:

xây dựng tiềm lực hậu phương, bảo

vệ hậu

phương, đảm bảo giao thông vận tải, chi viện miền Nam và chiến trường Lào.
-

Về thời gian: Luận án lấy năm 1964 làm mốc bắt đầu nghiên cứu bởi vì tháng 8-

1964, sau sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, đế quốc Mỹ sử dụng lực lượng hải quân, không quân đánh phá
hậu phương chiến lược của miền Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng. Bắt đầu từ thời điểm
đó, Quảng Bình bước vào giai đoạn tích cực thực hiện xây dựng, bảo vệ và chi viện cho tuyền

tuyến từ vị trí hết sức đặc thù của mình. Luận án lấy năm 1975 làm mốc kết thúc bởi đó là năm
kết thúc thắng lợi cuộc KCCMCN, Quảng Bình kết thúc một giai đoạn lịch sử, hoàn thành thắng
lợi nhiệm vụ hậu phương.
-

Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình kéo

dài từ Đèo Ngang đến tiếp giáp đặc khu Vĩnh Linh và đề cập đến một số khu vực địa lý có liên
quan (những nơi mà các lực lượng chi viện của Quảng Bình đã tham gia).
4.
4.1.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của ĐCSVN về vai trò của hậu phương, về mối quan hệ
giữa hậu phương và tiền tuyến trong chiến tranh.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sinh chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp logic nhằm

tái hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong thực hiện nhiệm vụ hậu phương.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu... nhằm làm rõ
những thành tựu, hạn chế; lý giải nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế cũng như rút ra
những kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình.
5.

Nguồn tư liệu

- Các Nghị quyết, Chỉ thị, điện văn, báo cáo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quân

khu IV, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình từ 1954 đến năm 1975 (chủ yếu là từ năm 1964 đến năm 1975)
đã được xuất bản hoặc lưu trữ tại các cơ quan Trung ương và địa phương;


4

- Các công trình nghiên cứu về cuộc KCCMCN của các cơ quan nghiên cứu ở Trung
ương và địa phương đã được công bố.
- Các công trình nghiên cứu về hậu phương miền Bắc, trong đó có hậu phương Quảng
Bình trong kháng chiến chống Mỹ.
- Các bài nói, viết, hồi ký của một số tướng lĩnh, các nhà lãnh đạo, lão thành cách mạng,
nhân chứng lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ, về Quảng Bình những năm 1964-1975;
- Sách, báo, phim, ảnh tư liệu nước ngoài, chủ yếu là của các tác giả, người Mỹ về cuộc
chiến tranh Việt Nam.
6.

Đóng góp của luận án
Luận án phục

dựnglại quá trình lãnh

đạo, tổ chức thực hiện

nhiệm vụ hậu

phương của Đảng bộ Quảng Bình; khẳng định những đóng góp to lớn của Đảng bộ, quân và dân
Quảng Bình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, dốc sức chi viện cho tiền tuyến lớn
miền Nam những năm 1964 - 1975.

Bổ sung hệ thống tư liệu (tư liệu thành văn và tư liệu thực địa) về quá trình thực hiện
nhiệm vụ hậu phương của Quảng Bình từ năm 1964 đến năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh.
Rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ hậu phương.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác
nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề có liên quan.
7.

Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến

đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 9
tiết.


5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Hậu phương trong chiến tranh cách mạng nói chung, trong cuộc KCCMCN nói riêng là
đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là sử học. Chủ đề này được các nhà
nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là lịch sử quân sự rất quan tâm. Nhiều công trình khoa học của các tác
giả đề cập dưới những góc độ khác nhau đã được công bố. Có thể chia thành các nhóm công trình
sau đây:
1.1.
1.1.1.

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Các công trình nghiên cứu về hậu phương và hậu phương miền Bắc trong kháng chiến


chống Mỹ, cứu nước
Công trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954 - 1975) [244] là công trình có
giá trị lớn nhằm nêu lên những nội dung cơ bản của đường lối và phương pháp, chiến lược và
sách lược cách mạng mà Đảng ta đã đề ra và vận dụng trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước. Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, công trình đã trình bày về công tác xây
dựng hậu phương miền Bắc trong điều kiện có chiến tranh. Khẩu hiệu "tất cả cho tiền tuyến, tất cả
để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" trở thành quyết tâm, hành động của mỗi người dân, mỗi gia
đình, mỗi địa phương khắp nơi trên miền Bắc.
Từ năm 1995 đến năm 2012, Viện Lịch sử quân sự (LSQS) Việt Nam xuất bản bộ Lịch
sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [233]. Đây là bộ sách lớn có giá trị, trình bày chân thực về 21
năm KCCMCN đầy hi sinh, gian khổ nhưng cũng rất hào hùng của nhân dân Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Ở các tập 5, 6, 7, công trình đề cập đến vấn đề xây dựng, bảo vệ và phát huy
vai trò của hậu phương miền Bắc đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam tương đối toàn diện
trên các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế. Mỗi tập sách đều trình bày chủ
trương, đường lối và quá trình chỉ đạo của Đảng để xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương
miền Bắc trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên vẫn còn mang tính khái lược. Tập 9 của công trình:
Nguyên nhân thắng lợi và bài học lịch sử, xuất bản năm 2013, đi sâu phân tích và khái quát một
số bài học kinh nghiệm về xây dựng hậu phương trong kháng chiến, một trong những yếu tố quan
trọng góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc KCCMCN.


6

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự, tập 11 với tiêu đề: Cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975 [241], đề cập vấn đề hậu phương chiến tranh nhân
dân ở những mức độ, phạm vi khác nhau trong quá trình tổ chức, tiến hành xây dựng bảo vệ, phát
huy vai trò của hậu phương lớn miền Bắc và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm của cuộc kháng
chiến.
Công trình của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, "Tổng kết cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học [83]. Những vấn đề về hậu phương là một

trong những nội dung được tổng kết, là một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc
KCCMCN. Vai trò của hậu phương miền Bắc, của các quân khu, các tỉnh thuộc hậu phương miền
Bắc đã góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng hai cuộc CTPH do đế quốc Mỹ gây ra.
Công trình "Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1954 - 1975. Thắng lợi và bài học” [84] đã
tổng kết sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong 30 năm chiến tranh cách mạng, trong đó vấn đề
xây dựng hậu phương được xem là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng
chiến. ĐCSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng CNXH ở miền Bắc,
làm tốt nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam.
Công trình

Lịchsử Việt Nam (1965 - 1975)

của

Viện Sử học [245],

đã dựng

lại một bức tranh toàn cảnh chân thực, có hệ thống về quá trình phát triển lịch sử Việt Nam từ
năm 1965 đến năm 1975, thể hiện trên tất cả các mặt : kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá với
những thành tựu to lớn. Liên quan đến đề tài, công trình phục dựng lại một phần về vai trò, vị trí
của hậu phương miền Bắc, trong đó có tỉnh Quảng Bình.
Công trình “Lịch sử Chính phủ Việt Nam ” [82] cũng đã trình bày khối lượng công việc
đồ sộ từ việc chỉ đạo và tổ chức xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, giáo dục, chăm lo đời sống
nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng; chi viện sức người, sức của cho
chiến trường miền Nam, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ
quốc tế. Trong đó, chương III: “Chính phủ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo
vệ miền Bắc, chi viện tiền tuyến lớn miền Nam (1964 - 1971) đã dành ra một phần trình bày quá
trình Chính phủ chỉ đạo công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa miền Bắc trong điều
kiện cả



7

nước có chiến tranh trên các mặt công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải (GTVT), thương
nghiệp tài chính, phát triển văn hóa giáo dục.
Cuốn “Đại thắng mùa Xuân 1975 kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân
tộc Việt Nam” của Phạm Huy Dương, Phạm Bá Toàn [121] trình bày các yếu tố quan trọng đưa
đến đại thắng mùa Xuân năm 1975. Phần hai của công trình : Hậu phương miền Bắc dốc lòng vì
sự nghiệp giải phóng miền Nam, đã nêu lên vai trò của miền Bắc trong việc xây dựng căn cứ địa
hậu phương trên các chiến trường, trong đó có tỉnh Quảng Bình, nhằm tạo nguồn bảo đảm hậu
cần tại chỗ ngày một vững chắc và rút ra các bài học về xây dựng hậu phương quốc gia và hậu
phương tại chỗ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công trình "Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1954 - 1975)" của Viện LSQS
[234] là chuyên khảo nghiên cứu vai trò của hậu phương trong suốt 30 năm chiến tranh giải
phóng ở nhiều góc độ, khía cạnh: căn cứ địa, hậu phương chiến lược, hậu phương tại chỗ, hậu
phương quốc tế trong hai cuộc kháng chiến. Công trình đã trình bày công tác xây dựng, bảo vệ và
phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam. Liên quan đến đề tài
nghiên cứu, công trình đã đề cập đến hậu phương Quảng Bình với vị trí chiến lược quan trọng, là
hậu phương trực tiếp, là địa bàn trung chuyển hàng hóa và con người ra mặt trận có ý nghĩa quyết
định.
"Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)" của
Nguyễn Xuân Tú [217] đề cập đến những vấn đề lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai
trò quyết định của hậu phương trong chiến tranh; sự cần thiết phải xây dựng hậu phương miền
Bắc và chủ trương của Đảng về xây dựng hậu phương miền Bắc trong cuộc KCCMCN. Đặc biệt,
trong hai giai đoạn gắn với hai cuộc CTPH, tác giả phác họa được những chủ trương lớn của
Đảng trong việc tiếp tục xây dựng hậu phương miền Bắc khi chiến tranh lan rộng; kết quả miền
Bắc đạt được trên một số lĩnh vực như kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, quân sự; thắng lợi của
cuộc CTPH và phong toả của đế quốc Mỹ.
Cuốn "Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn" của Phan Ngọc Liên [162] tập hợp những bài viết

của nhiều tác giả đề cập đến quá trình xây dựng hậu phương lớn miền Bắc, thực hiện nghĩa vụ đối
với tiền tuyến lớn. Cuốn sách là công trình biên soạn dầy dặn, khá công phu, bao gồm những đoạn
trích văn kiện Đảng, những bài nói, thư gửi, lời kêu gọi, lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
những bài viết tiêu biểu của


8
các nhà nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như Lịch sử quân sự, Lịch sử
Đảng; những phần trích từ những công trình của Viện Lịch sử quân sự như “Hậu phương chiến
tranh nhân dân”, “Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975. Thắng lợi và bài học”; “Tổng
kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học”; những bài phát biểu, hồi ức
của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bài viết của tập thể các nhà nghiên cứu về cuộc KCCMCN, về sự
nghiệp chiến đấu, xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa (XHCN) miền Bắc, về vai trò hậu phương
chiến lược của miền Bắc trong 21 năm (1954 - 1975). Liên quan đến hậu phương Quảng Bình,
cuốn sách có bài viết của Phạm Đức Kiên: Quảng Bình chiến đấu chống hai cuộc chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ.
Cũng đề cập đến hậu phương của chiến tranh cách mạng Việt Nam, cuốn “Chuyên đề
môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam ” có chuyên đề “Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ hậu
phương, chi viện tiền tuyến thời kỳ 1945 - 1975” của Ngô Đăng Tri [214]. Chuyên đề có ba nội
dung chính: Vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến trong chiến tranh hiện đại; Đảng lãnh đạo
xây dựng và bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến thời kỳ 1954 - 1975 và nêu lên những nhận
xét chung cũng như những kinh nghiệm chủ yếu về quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ
hậu phương. Trong đó, giai đoạn 1965 - 1975, tác giả trình bày khái quát đường lối xây dựng hậu
phương miền Bắc của Đảng và tập trung trình bày sự chi viện về vật chất của hậu phương miền
Bắc cho chiến trường miền Nam.
“Cuộc kháng chiến

chống Mỹ,

cứu nước - những


mốc son lịch sử’” tuyển

chọn một số công trình, bài viết của các tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học về những sự kiện
có ý nghĩa quan trọng trong cuộc KCCMCN. Một số bài viết liên quan đến hậu phương miền Bắc:
“Hậu phương miền Bắc trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của Hồ Khang;
“Miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965 - 1972” đề cập khái
quát hậu phương miền Bắc trong hai

cuộcđấu tranh chốngCTPH, cũng như

trong toàn

bộ

cuộc
KCCMCN [171].
Công trình "Lịch sử quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)" Bộ Quốc Phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam [105] trình
bày về mối quan hệ và tình đoàn kết của nhân dân hai


9

nước Việt - Lào trong KCCMCN. Trải qua những năm tháng, tình đoàn kết của nhân dân hai
nước đã trở thành một quy luật tất yếu. Quân tình nguyện Việt Nam đã có mặt hầu hết ở các chiến
trường Lào, cùng nhân dân nơi đây chiến đấu chống Mỹ, cứu nước. Ngoài lực lượng quân tình
nguyện, Việt Nam còn tăng cường cho Lào chuyên gia quân sự, bố trí từ quân khu đến cấp tỉnh.
Lực lượng chuyên gia chủ yếu là các thành phần cán bộ quân sự, chính trị, hậu cần.
Cuốn “Trường Sơn - có một thời như thế” [173] đã ghi lại những ngày tháng hào hùng

trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, đảm bảo các tuyến đường giao thông luôn thông suốt
cũng như bảo vệ con người và vật chất trên tuyến đường vận tải chiến lược vào Nam. Đây là
những ký ức không thể nào quên được, tuy gian khổ, và nhiều hi sinh nhưng họ đã vượt lên mất
mát, lớp lớp thanh niên đã tạo nên những kỳ tích, làm nên những chiến công vĩ đại trước mưa
bom, bão đạn của Mỹ.
Cuốn “Trường Sơn con đường huyền thoại” [174], khẳng định ý chí của toàn dân tộc, làm
nên một thiên hùng ca “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai” của
dân tộc Việt Nam. Liên quan đến Quảng Bình, cuốn sách đã đề cập đến GTVT Quảng Bình như
là cầu nối chiến lược giữa hậu phương miền Bắc và tiền tuyến miền Nam. Quảng Bình là cửa ngõ
của đường Hồ Chí Minh, là “đại bản doanh” của Đoàn 559, nơi đây chính là nơi tập kết quân đội,
hàng hóa, vũ khí, thuốc men. vận tải vào Nam và chi viện cho chiến trường Lào.
Cuốn “Đường Hồ Chí Minh - khát vọng độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc” [175], tập
hợp 90 bài viết phản ánh sự chỉ đạo, hoạt động mở đường chi viện, phối hợp chiến đấu, bảo vệ
đường Hồ Chí Minh - huyết mạch nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền
Nam. Liên quan đến tỉnh Quảng Bình, Lương Ngọc Bính có bài viết “Quảng Bình - nơi đọ sức
quyết liệt đảm bảo chân hàng cho tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn”. Trong thành tích chung
của nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tham gia mở đường Hồ Chí Minh chi viện
cho chiến trường miền Nam, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình được xem là tuyến lửa đã hết
lòng, hết sức đảm bảo chân hàng cho tuyến GTVT chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí
Minh, góp phần quan trọng vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975 của dân tộc.


10

Cuốn sách “Lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển ” của Cục Chính trị Quân chủng Hải
quân [117] tiếp tục làm rõ và khẳng định những giá trị, ý nghĩa lịch sử sâu sắc của tuyến chi viện
chiến lược trên biển cùng những thành tích, chiến công của các lực lượng làm nhiệm vụ chi viện
chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cũng như trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Công trình phản ánh chân thực, sinh động chủ trương chiến
lược sáng suốt của Bộ Chính trị, sự chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng cũng như sự lãnh đạo,

tổ chức thực hiện kịp thời của các địa phương trong xây dựng lực lượng, phương tiện vận tải,
nghệ thuật tổ chức vận chuyển hàng hoá bằng đường biển vào chiến trường miền Nam.
Cùng đề tài về GTVT trong KCCMCN, Đặng Phong có cuốn “5 đường mòn Hồ Chí
Minh” [176]. Bằng nguồn tư liệu phong phú, có độ xác thực cao, tác giả đã mô tả sinh động năm
con đường giao thông mà miền Bắc XHCN sử dụng vận chuyển của cải, vật chất, nhiên liệu, tiền
bạc, lực lượng... cho tiền tuyến miền Nam, góp phần đưa cuộc KCCMCN đi đến thắng lợi cuối
cùng.
Luận án Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc (1965 -1972)
[213], đã mô tả, phục dựng tương đối đầy đủ, khách quan về sự lãnh đạo của Đảng trong xây
dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1972, góp
phần làm sáng tỏ thành công, hạn chế trong thực hiện chủ trương, đường lối của ĐCSVN về xây
dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam. Luận
án cung cấp những tư liệu liên quan đến xây dựng, phát huy vai trò hậu phương lớn đối với miền
Nam trong 21 năm KCCMCN.
Một số bài báo về hậu phương miền Bắc trong KCCMCN: Vai trò của hậu
phương chiến lược, hậu phương tại chỗ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc” [156]; “Hậu phương hậu cần trong tiến công chiến lược năm 1972” [154]; “Bàn về xây dựng căn cứ hậu phương và
hậu phương chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ” [158]; ‘ ‘Giải quyết vấn đề hậu
phương quân đội trong chiến tranh” [157]; “Vài nét về đường Trường Sơn trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước” của Hồ Khang [159].
Cuốn Kỷ yếu Hội thảo “Đại thắng mùa xuân 1975 sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
thời đại Hồ Chí Minh” do Bộ Quốc phòng - Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh


11

xuất bản năm 2011 có một số bài viết đề cập trực tiếp đến hậu phương miền Bắc: “Xây dựng và
phát huy vai trò hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của Trần
Văn Quang [178]; “Lực lượng thanh niên xung phong miền Bắc phát huy tinh thần đoàn kết, hiệp
đồng, sáng tạo, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
” của Trương Mai Hương [153]; “Huy động nhân tài, vật lực to lớn của quân dân các dân tộc

Việt Bắc chi viện cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975” của Nguyễn Văn Đạo
[138]; “Động viên sức người, sức của cho trận quyết chiến chiến lược Xuân 1975 - bài học thực
tiễn về phát huy sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc ở vùng đồng bằng sông Hồng” của Nguyễn Văn
Lân [161]; “Nguồn lực tổng hợp của hậu phương chiến lược Quân khu 4 chi viện cho cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ” của Nguyễn Hữu Cường [118].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã làm rõ thành tựu của quân và dân miền
Bắc trong xây dựng đất nước trên một số mặt quan trọng như: kinh tế, chính trị, văn hoá, y tế,
giáo dục, GTVT và thắng lợi của quân dân miền Bắc đánh bại hai cuộc CTPH của đế quốc Mỹ
(1965 - 1972); những kết quả chi viện của cải, vật chất, lực lượng của hậu phương miền Bắc cho
cách mạng miền Nam.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hậu phương Quảng Bình, về sự lãnh đạo của
Đảng bộ Quảng Bình đối với việc thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong


9





1

9

9



9


kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Vai trò của hậu phương Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, của Nguyễn
Văn Quang [177] đã nêu lên những đặc điểm, tính chất, ý nghĩa, vị trí và vai trò quan trọng của
địa bàn Quân khu 4 (QK4) trong cuộc KCCMCN. Cuốn sách đã rút ra những bài học kinh nghiệm
về nghệ thuật tổ chức, xây dựng, chiến đấu bảo vệ và phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng
của hậu phương QK4 trong KCCMCN, cung cấp nhiều tư liệu liên quan đến địa bàn tỉnh Quảng
Bình, cùng với QK4, xây dựng nên một hậu phương vững mạnh trong cuộc kháng chiến.
Cuốn Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước của Bộ Tư lệnh QK4 và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam [105], gồm nhiều bài viết của
các tướng lĩnh, cán bộ chỉ huy đã trực tiếp chiến đấu, các nhà nghiên cứu trong nước đề cập đến
mặt trận GTVT - phương thức vận chuyển từ hậu phương đến tiền tuyến trên một địa bàn đặc biệt
nhất miền Bắc, đó là QK4. Trong cuốn


12

sách, hậu phương Quảng Bình được đề cập đến như một hậu phương trực tiếp để trung chuyển
hàng hóa ra chiến trường. Sự can trường, anh dũng hy sinh cũng như những sáng tạo của quân
dân nơi đây trong việc đảm bảo thông suốt con đường chi viện sức người, sức của từ miền Bắc
cho tiền tuyến miền Nam và cho chiến trường quốc tế Lào, Campuchia là hình ảnh sống động,
tiêu biểu cho sức sống, sức mạnh bất diệt của hậu phương miền Bắc những năm KCCMCN.
Cuốn Lịch sử Đảng bộ Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975)
của Đảng ủy QK4 [136] đề cập đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, diễn biến của nhân dân vùng QK4
chiến đấu chống Mỹ, bảo vệ hậu phương và thực hiện công tác hậu phương đối với tiền tuyến,
trong đó có hậu phương Quảng Bình.
Cuốn Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) [202], trình
bày lịch sử đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của các lực lượng vũ trang, quân dân QK4, trong đó có
quân và dân tỉnh Quảng Bình.
Tập hồi kí của Đồng Sĩ Nguyên: Đường xuyên Trường Sơn [170] tái hiện quá trình hơn
10 năm hoạt động trong bom đạn khốc liệt nhưng rất anh dũng của quân và dân Việt Nam trên

tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Tập hồi kí được thể hiện qua sự chắt
lọc những mảng lớn ký ức, quá trình công tác của chính tác giả và một số nhân chứng đã từng
chiến đấu trên chiến trường trong cuộc KCCMCN. QK4 trong hồi ức của tác giả đã thể hiện được
sức mạnh của mình và trong đó "Quảng Bình là chiến trường trong chiến trường lớn - trọng yếu Trường Sơn", con đường huyền thoại đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc KCCMCN.
Hậu phương Quảng

Bình trongcuộc KCCMCN đề

cập cụ thể trong

một số

công trình:
Cuốn "Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình", tập II (1954 - 1975), Ban Chấp hành (BCH) Đảng
bộ tỉnh Quảng Bình [79] đã tái hiện lại bức tranh sinh động của một thời kỳ đầy gian khổ, hi sinh
nhưng rất đỗi anh hùng của quân và dân Quảng Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những chủ
trương của Đảng bộ đã đoàn kết nhân dân cả tỉnh, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn của bom
đạn, giặc thù để hoàn thành nhiệm vụ. Bằng những minh chứng khá cụ thể, bằng những con số
thống kê, cuốn sách đã phản ánh khách quan, trung thực những ưu điểm, thành công cũng như
những hạn chế về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Quảng Bình qua các giai đoạn lịch sử.


13

Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Bình: "Lịch sử Quảng Bình chống Mỹ, cứu nước (1954 1975)" [203]. Cuốn sách gồm có 4 chương được chia theo từng giai đoạn lịch sử của KCCMCN.
Những nội dung về xây dựng hậu phương, chiến đấu bảo vệ hậu phương, chi viện cho tiền tuyến
hoàn thành cuộc KCCMCN được tập khá đầy đủ. Tuy nhiên, những số liệu cần thiết trong xây
dựng hậu phương và chi viện cho chiến trường miền Nam còn sơ lược.
Năm 2014, nhân dịp kỉ niệm 410 năm thành lập tỉnh Quảng Bình, Sở Khoa học và công
nghệ Quảng Bình xuất bản cuốn sách: "Lịch sử Quảng Bình" [189]. Đây là một công trình thông

sử, gồm 15 chương trình bày các thời kỳ trong tiến trình lịch sử Quảng Bình, từ thời kỳ tiền sử
đến cuối thế kỉ XX; trong đó, chương 14 trình bày Quảng Bình trong công cuộc xây dựng CNXH
và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975).
Cuốn sách "Tuyến lửa những năm sôi động" của Lại Văn Ly [164], đã tái hiện một thời
nhân dân Quảng Bình cùng nhân dân cả nước xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. "Quảng Bình được
ví là nơi yết hầu, cổ họng nối cơ thể Bắc - Nam, là đòn gánh hai đầu đất nước". Con đường huyền
thoại này trở thành con đường nối liền cho tuyến vận chuyển hàng hoá của hậu phương miền Bắc,
trong đó Quảng Bình là một tuyến lửa sôi động, điểm quyết chiếncho
người,

việcchi viện

sức

sức củacho chiến

trường miền Nam.
Ngoài ra, các công trình lịch sử của các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong
KCCMCN, như: "Lịch sử Đảng bộ huyện Minh Hoá (1930 -1975) " [4]; "Lịch sử Đảng bộ huyện
Quảng Trạch (1954 - 1975)" [6]; "Lịch sử Đảng bộ huyện Bố Trạch (1954 -1975)" [2]; "Lịch sử
Đảng bộ Đồng Hới (1954 -1975)" [7]; "Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Ninh (1954 - 1975)" [5];
"Lịch sử Đảng bộ huyện Lệ Thuỷ (1954 - 1975) " [3], đã cung cấp nhiều tư liệu, số liệu phong
phú, cụ thể.
Về lịch sử đoàn thể quần chúng, có các cuốn: "Lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng
phụ nữ Quảng Bình (1930 - 1975) ” [151]; "Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn tỉnh
Quảng Bình (1885 -1975) ” [172].
Về lịch sử các ngành có các cuốn: "Lịch sử giao thông vận tải Quảng Bình (1885 - 1999)”
[187]; "Lịch sử giáo dục - đào tạo Quảng Bình" [188]; "Lịch sử văn hóa - thông tin Quảng Bình
(1945 - 2000)” [190]; "Lịch sử công an nhân dân tỉnh



14
Quảng Bình 1945 - 1975" [204]; "Lịch sử công nghiệp, thủ công nghiệp Quảng Bình (1959 2000)” [186]...
Về luận văn có: Đinh Phan Thủy Yến, "Quảng Bình kháng chiến chống Mỹ trên mặt trận
giai thông vận tải (1965 -1968) " [246]; Thái Thị Lợi, "Lực lượng thanh niên xung phong tỉnh
Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965 - 1975)" [163]; Đặng Đông Hà, "Hậu
phương Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1969 - 1975" [147]; Phạm
Thị Tú Anh, "Hợp tác xã nông nghiệp ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ (1958 - 1973)"
[1]; Phan Thị Trà Giang, "Phong trào hai giỏi ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ (1965
-1973 ") [ 142].
Một số bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành: Xuân Toàn, Tỉnh ủy Quảng Bình
lãnh đạo hoàn thành hợp tác nghề cá [208]; Như Hải, Đảng bộ Đại Phong lãnh đạo sản xuất và
chiến đấu [148]; Nguyễn Tư Thoan, Quảng Bình vừa sản xuất, vừa chiến đấu [197]; Nguyễn Tư
Thoan, Những bài học kinh nghiệm của Quảng Bình qua một năm chống chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ [198]; Nguyễn Tư Thoan, Quảng Bình lớn mạnh qua thử thách [199]; Trần Sự, Mấy
kinh nghiệm về chiến đấu và xây dựng của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ tỉnh Quảng Bình
[192]; Cổ Kim Thành; Quảng Bình tiến lên giành thắng lợi mới, to lớn hơn [194]. Mai Xuân
Toàn, “Đường Hồ Chí Minh trên đất Quảng Bình trong KCCMCN (19591975)” [209].
Tại Hội thảo quốc gia về Quảng Bình 410 năm hình thành và phát triển, phần nội dung về
Quảng Bình KCCMCN được các tác giả đề cập trong nhiều bài viết: Mai Xuân Toàn, "Thế trận
chiến tranh nhânu dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước" [210]; Hoàng Chí Hiếu, "Quảng
Bình với Vĩnh Linh trong kháng chiến chống Mỹ" [149]; Trịnh Vương Hồng, "Quảng Bình với
công tác đảm bảo huyết mạch giao thông trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước" [152]. Các bài
viết đã nêu bật truyền thống yêu nước của nhân dân Quảng Bình trong cuộc đương đầu với kẻ thù
mạnh nhất thế giới. Với tinh thần: “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”,
nhân dân Quảng Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã đoàn kết và quyết tâm “chiến đấu giỏi,
sản xuất giỏi”, tích cực chi viện miền Nam và chống lại CTPH của Mỹ.
Nhìn chung, các công trình trên đã trình bày một cách cơ bản về quá trình sản xuất, chiến
đấu của quân và dân Quảng Bình trên các mặt hoạt động đấu tranh chính



15

trị, đấu tranh quân sự, thực hiện nghĩa vụ đối với tiền tuyến. Tuy nhiên, các công trình này chưa
đề cập cụ thể về quá trình xây dựng hậu phương và hệ thống tư liệu, số liệu cụ thể về chi viện
lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng cũng như con người cho tiền tuyến miền Nam, Trị
Thiên và Lào để chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Mặc dầu vậy, đó là những tài liệu vừa có tính
chất gợi ý, vừa cung cấp một số tài liệu quan trọng để tác giả tham khảo phục vụ cho việc nghiên
cứu đề tài.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
Đề tài chiến tranh Việt Nam thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu nước
ngoài: cuốn Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, của George Herring [141], đề cập về sự
thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh kéo dài ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan
trọng là do sức mạnh của miền Bắc, tài trí và sự nhẫn nại để đối phó với các cuộc ném bom của
Mỹ, cũng như tránh được sự huỷ diệt bằng bom B52 trên con đường mòn Hồ Chí Minh để nhằm
cắt đứt viện trợ từ Bắc vào Nam không thành công của Mỹ.
Cuốn “Chiến tranh cách mạng ở Việt Nam ” của Gabriel Bonnet. Đây là một trong ít
những cuốn sách của các tác giả nước ngoài viết về miền Bắc những năm KCCMCN một cách kỹ
càng, dưới nhiều khía cạnh. Đặc biệt, tác giả trình bày những yếu tố tích cực tạo nên sức mạnh,
sức sống bền bỉ của miền Bắc như văn hoá, văn nghệ, giáo dục, y tế, bảo vệ sức khoẻ trong quân
đội và hậu phương, vai trò của phụ nữ đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ miền Bắc. Ngoài ra,
tác giả còn bàn về chiến lược kinh tế của miền Bắc, về sự viện trợ của các nước XHCN thông qua
miền Bắc; về công tác phòng không nhân dân; về chiến lược, chiến thuật quân sự của miền Bắc và
của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam.
Robert McNamara có cuốn Nhìn lại quá khứ. Tấn thảm kịch và những bài học về Việt
Nam [184]. Đây là cuốn sách đề cập về vấn đề thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Tác giả cố gắng đưa ra một số nguyên nhân. Trong 11 nguyên nhân chính, nguyên nhân thứ 2 và
3 đề cập việc Mỹ không lường trước được và không nghĩ rằng nó gây ra những thất bại lớn trong
cuộc chiến tranh này: đó là đánh giá sai lực lượng chính trị của Việt Nam dân chủ cộng hoà
(VNDCCH) và đánh giá thấp sức mạnh của miền Bắc Việt Nam - hậu phương vững chắc cho

cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi cuối cùng.


16

Cuốn “North Vietnam’s strategy for survival ” (“Chiến lược sống còn của Bắc Việt
Nam”), Jon M.Van Dyke [249], phác hoạ một bức tranh rõ ràng, chi tiết làm thế nào nhân dân
miền Bắc sống sót, chịu đựng được cuộc chiến tranh và những tổn thất suốt những năm CTPH từ
năm 1965 đến năm 1968. Tác giả tập trung phân tích những nỗ lực của nhân dân miền Bắc trong
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp bảo đảm đời sống nhân dân, cũng như chi viện đắc lực cho
miền Nam. Tác giả phân tích về chiến lược chiếntranh trườngkỳ,
BắcViệt

về sự thành công

của

Nam trong việcduy trì

nguồn cung cấp nhân lực, của cải cho miền Nam; về sự khéo léo tranh thủ viện trợ kinh tế, quân
sự của Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu khác. Công trình cũng miêu tả hệ thống
GTVT rất phát triển của miền Bắc trong chiến tranh.
“The ten thousand day war Vietnam: 1945 - 1975” (“Việt Nam

cuộcchiến

tranh mười nghìn ngày: 1945 - 1975”) của Michael Maclear [250], sưu tầm những bằng chứng,
nhân chứng lịch sử của cuộc chiến tranh Việt Nam, thông qua đó để thấy được các chiến lược
chiến tranh Mỹ áp dụng ở Việt Nam đã bị lên án như thế nào. Đặc biệt, Michael Maclear đã dành
một phần trình bày về "xã hội du kích", tức xã hội Bắc Việt Nam, thể hiện sự ngưỡng mộ của tác

giả đối với sự kiên cường của nhân dân miền Bắc Việt Nam trong cuộc chống CTPH của Mỹ...
Bài viết “Cuộc phong toả Bắc Việt Nam” của George Mc.Arthur và bài “Chuyến đi về
phía Nam ” của Peter Arnett đăng trên tạp chí “The Guardian” ngày 19 - 9
- 1972, trình bày về sức mạnh phi thường, về ý chí kiên cường, về xã hội miền Bắc trật tự, nhân
văn; về sự chi viện to lớn của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam khi các tác giả trực tiếp chứng
kiến

cuộcsống, cuộc chiến đấu

của nhân dân miền Bắc những năm

chống CTPH.
Câu hỏi “vì sao Mỹ, một siêu cường của thế kỷ XX đã chịu thất bại trước một nước Việt
Nam như vừa mới thoát khỏi ách thực dân trong cuộc chiến tranh Việt - Mỹ”, luôn được các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu. Đặc biệt, các tác giả nước ngoài, trên nhiều
khía cạnh để tổng hợp những nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân quan trọng có ý nghĩa
quyết định chính là sức mạnh của xã hội Bắc Việt Nam. Trong các cuốn sách đề cập đến mảnh
đất Quảng
nối giữa hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.

Bình, chiếc

cầu


17
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN ĐI SÂU NGHIÊN CỨU
Trong cuộc KCCMCN, Quảng Bình có vị thế địa chính trị, địa quân sự vô cùng quan
trọng: vừa là điểm đối đầu trực tiếp với kẻ thù, vừa là cầu nối giữa hai miền Nam
- Bắc, vừa là hậu phương của miền Nam vừa là tiền tuyến của miền Bắc. Vì vậy, việc đánh thắng

CTPH của Mỹ, bảo vệ hậu phương, thực hiện nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến có ý nghĩa to lớn
đối với toàn bộ sự nghiệp KCCMCN của Việt Nam.
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong thực hiện nhiệm vụ hậu
phương, tác giả hướng đến giải quyết một số nội dung sau:
- Phân tích các yếu tố tự nhiên, xã hội tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng hậu
phương Quảng Bình trong cuộc KCCMCN.
- Khảo cứu, bổ sung và hệ thống hóa tư liệu để tái hiện một cách chân thực quá trình xây
dựng, bảo vệ và thực hiện vai trò của một hậu phương đối với tiền tuyến trong cuộc KCCMCN.
- Đánh giá vai trò của hậu phương Quảng Bình trong cuộc KCCMCN trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình cũng như đối với tiền tuyến miền Nam.
- Đúc rút bài học kinh nghiệm về xây dựng hậu phương trong kháng chiến.


18

Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU
PHƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 1964 - 1968
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH XÁC ĐỊNH CHỦ
TRƯƠNG VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
Những căn cứ để Đảng bộ tỉnh Quảng Bình xác định chủ trương
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa - lịch sử của tỉnh Quảng
Bình
Quảng Bình là một tỉnh nằm ven biển Bắc Trung Bộ, kéo dài từ đèo Ngang vào đến Vĩnh
Linh (Quảng Trị), gắn liền với dải Trường Sơn Bắc ở phía Tây và biển Đông ở phía Đông. Phía
Bắc tỉnh Quảng Bình giáp hai huyện Kỳ Anh và Hương Khê của tỉnh Hà Tỉnh với dải Hoành Sơn
làm ranh giới tự nhiên; phía Đông vượt đèo Ngang ở độ cao 253m, phía Tây qua thung lũng Rào
Nậy (Sông Gianh) dài khoảng 134km. Đường ranh giới phía Nam giáp các huyện Vĩnh Linh,
Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị, dài 95km. Đường ranh giới phía Tây cũng là biên giới với nước
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào dài 201,87km.
Quảng Bình có diện tích tự nhiên 8.037,6km2 và vùng đặc quyền lãnh hải có diện tích

20.000km2. Nơi đây có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá sâu sắc của địa hình và chịu
ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam.
Núi rừng Quảng Bình hiểm trở, có những dãy đá vôi kéo dài, tạo nhiều hang động đẹp
vừa là thắng cảnh du lịch vừa thuận tiện cho việc xây dựng căn cứ địa kháng chiến như: động
Phong Nha, động Nghèn (Bố Trạch), lèn Áng Sơn, hang 2-3, hang Ki-lốt (Quảng Ninh), hang Phù
Nhiêu, hang Trác (Minh Hoá), hang Sơn Đoòng (Bố Trạch).
Quảng Bình có 5 con sông chính: Sông Roòn, Sông Gianh, Sông Lý Hoà, Sông Dinh và
Sông Nhật Lệ. Do đặc điểm địa hình nên sông ngòi Quảng Bình đều ngắn và dốc, hầu hết đều bắt
nguồn từ đỉnh núi Trường Sơn đổ ra Biển Đông. Cảng Nhật Lệ và cảng Gianh cũng như đảo Hòn
La là những nơi có thể xây dựng thành những thương cảng, quân cảng có giá trị.


19

Quảng Bình là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với nhiều thăng trầm
và biến động. Đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, Quảng Bình có hai phủ là Quảng Ninh,
Quảng Trạch; ba huyện: Lệ Thuỷ, Bố Trạch, Tuyên Hoá và thị xã Đồng Hới là tỉnh lỵ. Năm 1965
huyện Tuyên Hoá tách thành hai huyện Tuyên Hoá và Minh Hoá. Tháng 6 - 1976, Quốc hội
quyết định sáp nhập ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thành một tỉnh là Bình
Trị Thiên. Tháng 7 - 1989, Quốc hội quyết định tách tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh như cũ.
Hiện nay, Quảng Bình có 6 huyện: Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá,
Minh Hoá và thành phố Đồng Hới.
Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, Quảng Bình là một trong những tỉnh có phong
trào đấu tranh chống Pháp rất sớm. Núi rừng miền tây Quảng Bình là nơi vua Hàm Nghi một thời
chọn làm căn cứ và ra Chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược. Các sĩ phu yêu nước
như Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân, Đề Chít, Đề Trích, Hoàng Phước, Lãnh Ngưỡng, Lãnh Tăng.
đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh chống thực dân Pháp ròng rã 4 năm liền (1885 - 1888).
Từ sau khi ĐCSVN ra đời, các tổ chức Đảng ở Quảng Bình được thành lập ở Lệ Thuỷ,
Bố Trạch và Quảng Trạch; từ đó phong trào cách mạng của nhân dân trong tỉnh bước qua giai
đoạn lịch sử mới. Dưới sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng, nhân dân Quảng Bình đã đứng

lên làm cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, góp phần cùng với nhân dân cả nước
lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Quảng Bình là vùng tạm bị
chiếm, nhân dân nơi đây đã cùng với cả nước đánh thắng mọi âm mưu xâm lược, thủ đoạn của
thực dân Pháp, bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng tiềm lực cho cuộc kháng chiến, tổ chức
nhiều trận đánh tiêu diệt và tiêu hao các lực lượng chủ lực của thực dân Pháp trên địa bàn tỉnh.
Nhân dân Quảng Bình đã vượt qua những thử thách khó khăn làm nên cao trào “Quảng Bình
quật khởi” ngày 15-7-1949 với những chiến công oanh liệt ở Phù Trịch, Ba Đồn, Hoàn Lão,
Xuân Bồ, Sen Hạ. Những làng chiến đấu Cảnh Dương, Cự Nẫm, Hưng Đạo, Hiễn Lộc. luôn là
nỗi kinh hoàng của quân xâm lược.
Trong KCCMCN, Quảng Bình là "hình ảnh của miền Bắc nước ta thu nhỏ lại xét theo phương
diện địa lý - kinh tế, vì có cả miền núi, trung du, đồng bằng, miền


20

biển và phản ánh các đặc điểm chung của miền Bắc nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ tiến lên
chủ nghĩa xã hội" [196, tr.10]. Bên cạnh cái chung đó, Quảng Bình cũng có những nét riêng biệt
của địa phương, và đó là đặc điểm để có thể thấy được tầm quan trọng của địa chính trị nơi đây
trong tư cách là một hậu phương trực tiếp trong cuộc KCCMCN.
Tỉnh Quảng Bình ở gần giới tuyến quân sự tạm thời, gắn liền một dải với Trị - Thiên là
hai tỉnh đã đồng cam cộng khổ với nhau trong kháng chiến. Do đó, Quảng Bình là địa bàn mà Mỹ
và chính quyền Việt Nam Cộng hoà thường xuyên tiến hành những hoạt động khiêu khích, đánh
phá huỷ diệt. Vị trí địa lý đặc biệt đó đã quy định nhiệm vụ, sứ mệnh của tỉnh Quảng Bình đối với
tuyền tuyến lớn miền Nam nói chung, đối với chiến trường Bình Trị Thiên- Huế nói riêng.
Quảng Bình thực hiện nhiệm vụ hậu phương trước năm 1964
Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. Thực hiện những cam
kết của Hiệp định, ngày 18-8-1954, những toán lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi thị xã Đồng Hới,
đánh dấu thời điểm Quảng Bình được hoàn toàn giải phóng. Cùng với quân và dân miền Bắc,
quân và dân Quảng Bình bắt tay vào nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế,

văn hoá, xã hội (1954 - 1957), tiến hành cải tạo XHCN và bước đầu phát triển kinh tế - xã hội
theo chủ trương của Trung ương Đảng.
Trước khi rút khỏi Quảng Bình, thực dân Pháp và lực lượng thân Pháp đã vận động, dụ dỗ
đồng bào các vùng Thiên Chúa giáo di cư vào Nam. Ngày 26 và 27-7, Pháp cho máy bay bắn phá
làm cháy 130 nóc nhà ở Vạn Lộc, trên 100 ngôi nhà ở Thanh Khê. Ngày 30-7, thực dân Pháp cho
12 máy bay oanh tạc dữ dội các làng An Lạc, Đại Phong, Xuân Hồi, Bến Mốc, Xuân Bồ, Cổ Liễu.
làm 24 người chết và thiêu trụi 4.535 ngôi nhà. Ngày 12-8, Nê-ru, linh mục quản nhà thờ Tam
Toà, mặc quân phục cấp đại uý trực tiếp chỉ huy một toán lính lê dương đốt một lúc 150 ngôi nhà
của giáo dân [79, tr. 11]. Ngoài ra, các lực lượng thân Pháp còn tung tin bịa đặt, gây hoang mang
và thúc ép đồng bào bỏ quê hương, ruộng vườn, tài sản di cư vào Nam. Với luận điệu “Mỹ sẽ thả
bom nguyên tử vào khu vực Việt Minh để không còn một bóng cộng sản”, “muốn linh hồn được
lên đất Thánh mọi người phải mau theo cha vào Quảng Trị, Thừa Thiên, vào Nam Bộ” vì “Chúa
đã vào Nam”., từ ngày 1-8 đến ngày 1-10-1954, các lực lượng thân Pháp đã cưỡng ép 10.045 giáo
dân trong tỉnh di cư vào Nam [79,


21

tr. 13]. Với các âm mưu, thủ đoạn kể trên, các lực lượng thân Pháp nhằm gây rối loạn tình hình an
ninh, chính trị, làm giảm lòng tin và ly gián mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và quần chúng.
Về chính trị, Đảng bộ Quảng Bình đã đặt nhiệm vụ chống cưỡng ép, dụ dỗ di cư vào Nam
là một trong những công tác quan trọng, “nếu không giải quyết được nó thì mọi công tác khác sẽ
không giải quyết được” [79, tr.21]. Tỉnh ủy đã đề ra nhiều biện pháp kịp thời và chủ động chống
lại âm mưu đó một cách hiệu quả. Sau khi được giải thích, bà con làng xóm động viên, nhiều gia
đình giáo dân đã tự nguyện ở lại. Ở Hoà Ninh, các lực lượng thân Pháp tập trung một lực lượng
lớn để lôi kéo đồng bào di cư, nhưng không ai đi theo. Đồng bào Mỹ Hòa, Hói Tre bị bắt tập
trung về Thanh Khê nhưng hơn một nửa người dân đã quay trở lại. Ở Mỹ Trung có 8 gia đình ở
lại, Bình Thôn có 17 gia đình quay trở về và Trung Quán có 15 gia đình quay về. Tại Đồng Hới,
300 giáo dân tập trung ở trại tế bần đã kéo lên Dinh tỉnh trưởng đấu tranh. Một phần tư số dân
Tam Toà ở lại không “đi theo Chúa” vào miền Nam ...

Xác định vị trí của một tỉnh tuyến đầu, mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên đất Quảng Bình
và khu vực Vĩnh Linh có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đối với cách mạng ở miềnNam, dưới
sự lãnhđạo của Trung ương

Đảng, Đảng

bộ Quảng

Bình bắt tay thực hiện công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
Trong khôi phục và phát triển kinh tế, năm 1956, nông nghiệp của Quảng Bình đã có
bước phục hồi và phát triển: Gieo trồng được 48.025 ha đạt 98,4% kế hoạch, vượt năm 1955 là
7.826 ha, thu được 83.011 tấn thóc, đạt 101,2% kế hoạch, đạt 303 kg thóc, bình quân một khẩu
trong nông dân, 290 kg thóc/khẩu trong nhân dân toàn tỉnh; xây dựng được 21 km đập ngăn mặn,
bảo đảm 3000 ha ruộng canh tác [8]. Các ngành lâm nghiệp, ngư nghiệp các vùng trong toàn tỉnh
được khôi phục và phát triển. Khai thác gỗ trong ba năm (1954 - 1956) đạt 27.690m [8].
Đến cuối năm 1957, nhiệm vụ khôi phục kinh tế ở Quảng Bình căn bản hoàn thành. Về
nông nghiệp, đã khôi phục 7000 ha ruộng đất, giải quyết trên 60% ruộng đất hoang do chiến tranh
để lại. Về công nghiệp và thủ công nghiệp, tỉnh đã tổ chức củng cố và di chuyển những đơn vị sản
xuất công nghiệp và thủ công nghiệp trong kháng chiến về đồng bằng làm nòng cốt cho phát triển
công nghiệp địa phương, khôi phục và phát triển môt số ngành nghề sản xuất và phục vụ đời sống
như điện nước, vận tải, các


×