Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.83 KB, 77 trang )

Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA BÁO CHÍ
--------------------

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO THANH NIÊN TRÊN BÁO IN HIỆN NAY
(KHẢO SÁT CÁC BÁO TUỔI TRẺ TP HỒ CHÍ MINH, TIỀN PHONG,
GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI NĂM 2013)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Báo chí
Chuyên ngành: Báo in
Mã số: 10.01.01

HÀ NỘI, THÁNG 6/2013


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xã hội hiện đại, báo chí đang ngày càng trở thành một kênh
thông tin quan trọng đối với công chúng, không phân biệt tuổi tác và giới tính.
Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông về mặt kỹ thuật và chất
lượng cũng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa khả năng tiếp cận của công
chúng. Đối với tầng lớp thanh niên nói riêng, truyền thông đại chúng lại càng
trở nên gần gũi và hữu ích. Đây là người bạn đồng hành, là nhịp cầu chia sẻ,
là “người thầy” lớn giúp họ nhận thức và hành động đúng đắn trong cuộc
sống. Nắm rõ điều này, hiện nay có rất nhiều tờ báo tập trung phản ảnh những


thông tin mang tính giáo dục, định hướng, xây dựng kỹ năng sống cho thanh
niên. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy, nhiều tác phẩm báo chí viết về kỹ
năng sống cho thanh niên vẫn còn mang tính phiến diện, chưa thực sự đáp
ứng thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin của nhóm công chúng này.
Bên cạnh đó, trong quá trình lãnh đạo đất nước Đảng ta luôn đề cao vai
trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách
mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng;
công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Trong nghị quyết Hội
nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khoá X về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đã ghi rõ: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong
những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực
lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy
sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về
thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định
mình. Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp
đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội.”. Đồng thời khi nhận định
những những mặt yếu kém do thiếu kỹ năng sống của thanh niên, nghị quyết
cũng chỉ rõ: “Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp
luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc. Học vấn của một
bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số
còn thấp; nhiều thanh niên thiếu kiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế.
Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh
niên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tình trạng
tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày

càng phức tạp. Tỉ lệ thanh niên nhiễm HIV/AIDS còn cao.”
Mới đây, kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu giáo dục Việt Nam
cho thấy, trong 100 sinh viên tốt nghiệp thì có 83 trường hợp bị đánh giá thiếu
kỹ năng mềm, 37 sinh viên không tìm được việc làm thích hợp vì nguyên
nhân kỹ năng là chủ yếu. Theo Bộ Lao động thương binh và xã hội, cứ 2.000
hồ sơ xin việc được nộp thì chỉ có 40 hồ sơ đạt yêu cầu về chuyên môn và kỹ
năng mà doanh nghiệp cần. Đây chưa hẳn là một con số tuyệt đối chính xác
nhưng cũng đủ để đánh giá thực trạng tổng quan về chất lượng thật của thanh
niên so với yêu cầu thực tế của xã hội. Đặc biệt, tháng 10-2009, Viện Nghiên
cứu giáo dục (Trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) công bố kết
quả khảo sát 2.000 học sinh - sinh viên tại 4 thành phố lớn nhất cả nước (Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ) thì hơn 80% học sinh, sinh
viên lạc quan và có nhiều ước mơ đẹp cho tương lai nhưng lại thiếu hẳn khả
năng hoạch định tương lai, đặc biệt là kỹ năng sống và thái độ dám dấn thân.
Trong đó, những kỹ năng mà xã hội cần như khả năng lãnh đạo, biết làm việc
độc lập, tham gia các hoạt động xã hội, có niềm đam mê trong lĩnh vực nào
đó, năng khiếu, sở thích… không hề được thanh niên đánh giá cao. Có thể
thấy, ước mơ của thanh niên hiện nay rất thực dụng nhưng lại không cụ thể,
hiểu biết và động cơ còn rất mơ hồ về việc thực hiện ước mơ. Một con số
đáng lưu ý nữa mà báo Sinh viên Việt Nam khảo sát tháng 09/2009 đã đưa ra
là có đến trên 50% sinh viên cho biết họ tiếp tục học lên cao hơn vì lý do ngại
vào đời.


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

Hơn nữa nhóm công chúng thanh niên đang ngày càng nhận được sự
quan tâm đặc biệt của báo chí. Hiện nay có rất nhiều tờ báo dành hẳn chuyên
trang, chuyên mục riêng đề viết về thanh niên nói chung và kỹ năng sống
dành cho giới trẻ nói riêng như Tiền Phong, Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh,

Thanh Niên, Sinh viên Việt Nam, Tuổi trẻ thủ đố, Giáo dục và thời đại…Điều
này xuất phát từ thực tế là thanh niên đang trở thành lực lượng bạn đọc ngày
càng đông đảo của báo chí. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống với thanh
niên trên một số ấn phẩm báo chí đạt hiệu quả chưa cao. Lý do là bởi thông
tin của các bài viết về kỹ năng sống chưa thật sự gần gũi, phong phú và hấp
dẫn đối với thanh niên. Nhiều tờ báo bị cuốn theo vòng xoáy thị trường, chạy
theo lối viết giật gân, câu khách, thiếu định hướng nên đưa những thông tin
phản cảm về lối sống của giới trẻ. Nhiều tờ báo chỉ có những bài viết về
những mặt yếu, về sự thiếu hụt kỹ năng sống của thanh niên mà không đưa ra
cách giải quyết, cách định hướng nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Cách làm
này đã ảnh hưởng đến tâm lý, tạo ra cái nhìn phản cảm, phiến diện về kỹ năng
sống của giới trẻ cho công chúng nói chung và thanh niên nói riêng.
Xuất phát từ thực trạng trên của báo chí, đồng thời nhận thức rõ tầm
quan trọng của nhiệm vụ định hướng, giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên,
người viết quyết định chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên
báo in” (khảo sát báo Tiền Phong, báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh và
báo giáo dục thời đại năm 2009) với mong muốn góp thêm một cái nhìn rõ
hơn, khoa học và toàn diện hơn về kỹ năng sống dành cho thanh niên. Tìm
hiểu, nghiên cứu “Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in” là một
trong những việc làm cần thiết để tăng cường công tác và hiệu quả công tác
thông tin truyền thông trên báo chí để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc đồng thời
cung cấp các kỹ năng sống cần thiết để người trẻ ứng phó với cuộc sống góp
phần vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
2. Tình hình nghiên cứu:
Vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên tuy không quá mới mẻ
nhưng trong giới khoa học và giới báo chí vẫn còn rất ít những công trình,


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay


những đề tài nghiên cứu một cách cặn kẽ vấn đề này. Thời gian gần đây
truyền thông cũng đã quan tâm, phản ánh nhiều hơn về mảng đề tài kỹ năng
sống của thanh niên. Đây là xu thế tất yếu khi mà đất nước mở cửa hội nhập,
kinh tế ngày càng phát triển, giới trẻ trong quá trình hình thành tiếp nhận
nhiều luồng văn hóa mới thường băn khoăn để tìm cách thích ứng. Tuy không
nhiều nhưng cũng có thể kể ra đây một số công trình nghiên cứu liên quan
đến giáo dục kỹ năng sống như sau:
- Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay ( Luận
văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Dung năm 2007 – Học viện Báo chí và
Tuyên truyền).
- Báo chí với việc giáo dục lý tưởng chính trị cho thanh niên ngày này
(Luận văn thạc sĩ của tác giả Đoàn Doãn Đức năm 2008 – Học viện
Báo chí và Tuyên truyền).
- Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ - Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
“Tác động của báo chí đối với việc xây dựng lối sống tích cực của
thanh niên hiện nay”, Hà Nội, 12/1988.
- Tạp chí thanh niên với việc giáo dục thế hệ trẻ nước ta ngày nay (Luận
văn thạc sĩ của tác giả Trần Hương Giang, Hà Nội, 2004).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xác định khái niệm thanh niên; khái niệm kỹ năng sống; những đặc
điểm riêng có của thanh niên Việt Nam cũng như tầm quan trọng của thanh
niên trong thời đại ngày nay.
- Nêu bật được tầm quan trọng của báo chí trong việc định hướng, giáo
dục kỹ năng sống cho thanh niên.
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
kỹ năng sống trên báo chí.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu các tác phẩm báo chí viết
về kỹ năng sống dành cho thanh niên trên 3 báo Tiền Phong, Tuổi trẻ thành
phố Hồ Chí Minh và Giáo dục và thời đại.



Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

Phạm vi nghiên cứu: Báo Tiền Phong, Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh,
báo Giáo dục và thời đại năm 2009.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận
Khóa luận được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lê nin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chính sách của Đảng đối với
vấn đề xây dựng, phát triển thế hệ thanh niên và trang bị kỹ năng sống cho
thanh niên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp khảo sát, tổng hợp, thống kê xã hội
học, phân tích, so sánh đối chiếu các tác phẩm báo chí từ đó đưa ra những kết
luận vấn đề. Đồng thời người viết cũng tiến hành phương pháp phỏng vấn đối
với một số thanh niên để làm nổi bật hơn vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của đề tài:
Là một trong số ít những đề tài nghiên cứu về công tác giáo dục kỹ
năng sống cho thanh niên trên báo in, đề tài hy vọng sẽ có những ý kiến góp
phần vào việc hệ thống hóa lại các thông tin dành cho giới trẻ trên báo chí, từ
đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho thanh
niên trên các tờ báo, tạp chí.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
7.1.

Ý nghĩa khoa học
Trong bối cảnh không nhiều nghiên cứu cùng chủ đề, khóa luận này có


ý nghĩa quan trọng trong quá trình tìm ra những hạn chế, yếu kém trong việc
thông tin về thanh niên và dành cho thanh niên của một số tờ báo, nhằm nâng
cao chất lượng báo in, đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin báo chí của thanh
niên, nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo chí.
Khóa luận tổng kết những kinh nghiệm viết báo trên thực tiễn thông
qua các tác phẩm báo chí cụ thể (cách chọn đề tài, tiếp cận và triển khai phù
hợp với nhóm công chúng).


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

7.2.

Ý nghĩa thực tiễn
Khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho sinh viên báo

chí, đồng nghiệp, những nhà nghiên cứu về thanh niên và các cơ quan báo
chí trong việc lập kế hoạch thông tin đối với nhóm đối tượng công chúng
thanh niên.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
khóa luận gồm có 87 trang, 3 chương và 9 tiết.


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Làm rõ một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm kỹ năng sống

Hiện nay chưa có một khái niệm nào thống nhất trên toàn thế giới về kỹ
năng sống. Kỹ năng sống được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau, và
điều này cũng ảnh hưởng đến cách phân loại các kỹ năng sống.
Quan niệm rộng nhất là quan niệm do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và
Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đưa ra, dựa trên cơ sở là 4 mục tiêu
cơ bản của việc học: Học để biết – Học để làm – Học để là chính mình – Học
để cùng chung sống. Dựa vào đó, UNESCO định nghĩa “Kỹ năng sống là
năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc
sống hàng ngày”.
Theo quan niệm này, kỹ năng sống sẽ được phân loại thành
các kỹ năng cơ bản: kỹ năng đọc, viết, tính toán cho các chức năng hàng
ngày. Những kỹ năng này không mang đặc trưng tâm lý nhưng là nền tảng
cho những năng lực thực hiện các chức năng của cuộc sống.
Các kỹ năng chung (kỹ năng nhận thức, kỹ năng cảm xúc, kỹ năng xã hội)
như các kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng giao tiếp…
Các kỹ năng trong tình huống, ngữ cảnh, vấn đề cụ thể của đời sống xã
hội, như:Các vấn đề về giới, giới tính; Các vấn đề về phòng chống
HIV/AIDS, chống ma túy, rượu, thuốc lá;Các vấn đề về môi trường, phòng
chống bạo lực; Các vấn đề về gia đình, trường học; Các vấn đề về sức khỏe và
dinh dưỡng…Mỗi cá nhân cần phải có cả 3 thành tố này trong sự thống nhất,
tính chỉnh thế của chúng.
Quan niệm hẹp hơn là quan niệm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa
ra, dựa trên lý thuyết học tập xã hội của Bandura (1977), tức là nhấn mạnh sự
học tập qua quá trình trải nghiệm của con người, qua sự tích lũy kinh nghiệm


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

sống, cấu trúc kinh nghiệm và chủ động nắm lấy kinh nghiệm. Theo đó,

WHO định nghĩa “kỹ năng sống là những năng lực giao tiếp đáp ứng và
những hành vi tích cực của cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”.
Theo quan niệm này, các kỹ năng sống được phân loại thành 3
nhóm: Nhóm các kỹ năng nhận thức: kỹ năng tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác
định giá trị, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, ra quyết định, giải quyết vấn
đề…Nhóm các kỹ năng xã hội: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cảm thông, kỹ
năng hợp tác…Nhóm các kỹ năng cảm xúc: kỹ năng ứng phó với cảm xúc, kỹ
năng ứng phó với căng thẳng, tự giám sát và điều chỉnh cảm xúc…
Theo Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF),“Kỹ năng sống
là những kỹ năng tâm lý xã hội có liên quan đến tri thức, những giá trị và thái
độ, cuối cùng thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích
nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống” .
Với quan niệm này, Kỹ năng sống được phân loại thành 3 nhóm: kỹ năng
xã hội, kỹ năng phát triển nhận thức và kỹ năng đối phó với cảm xúc và
làm chủ bản thân.
Tương đồng với quan niệm của tổ chức y tế thế giới, còn có quan niệm
kỹ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội liên quan đến những tri thức,
những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành
vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu
và thách thức của cuộc sống. Như vậy, các kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta
chuyển dịch kiến thức - "cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị - "cái chúng ta
nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế - “làm gì và làm cách
nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng. Kỹ năng sống vừa mang
tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Kỹ năng sống mang tính cá nhân vì đó là
năng lực của cá nhân. Kỹ năng sống còn mang tính xã hội vì trong mỗi một
giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại đòi hỏi mỗi cá
nhân có những kỹ năng sống thích hợp. Chẳng hạn: kỹ năng sống của mỗi cá



Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

nhân trong thời bao cấp khác với kỹ năng sống của các cá nhân trong cơ chế
thị trường, trong giai đoạn hội nhập; kỹ năng sống của người sống ở miền núi
khác với kỹ năng sống của người sống ở vùng biển, kỹ năng sống của người
sống ở nông thôn khác với kỹ năng sống của người sống ở thành phố …
Như vậy, kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận
thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và
mang tính chất xây dựng. Kỹ năng sống thường được thiết lập với một nền
tảng riêng biệt, do đó mọi người có thể hiểu và thực hành. Kỹ năng sống liên
hệ mật thiết với những nội dung giáo dục thực hành giúp chúng ta trả lời
những câu hỏi như là: Chúng ta cần làm gì để có thái độ quyết đoán? Quyết
định của chúng ta liên quan đến những điều gì?... Ở mỗi nước khác nhau, khái
niệm Kỹ năng sống cũng được hiểu rất khác nhau. Ở một số nước, đào tạo kỹ
năng sống chính là để giáo dục cách vệ sinh, dinh dưỡng và phòng chống
bệnh tật. Ở những nước khác, kỹ năng sống đào tạo tập trung vào giáo dục
hành vi, an toàn trên đường phố, bảo vệ môi trường hoặc giáo dục hòa bình.
Theo một cách khác, kỹ năng sống là khả năng để mỗi người có thể
ứng phó một cách thích hợp, chắc chắn với từng điều kiện kinh tế, xã hội và
văn hóa khác nhau. Trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và
bối cảnh toàn cầu nói chung, càng ngày chúng ta càng nhận ra tầm quan trọng
của việc học các kỹ năng sống để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi
trường kinh tế, xã hội và thiên nhiên. Đặc biệt là với lứa tuổi dậy thì, khi các
em bước vào giai đoạn “khủng hoảng lứa tuổi” quan trọng của cuộc đời. Các
em càng cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân
một cách tốt nhất.
1.1.2. Khái niệm thanh niên
Suốt nửa thế kỷ giáo dục, tổ chức, rèn luyện các thế hệ thanh niên Việt
Nam thành lớp người kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp vẻ vang của
Đảng, dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã đưa ra nhiều khái niệm

thanh niên mang tính xã hội, nhân văn sâu sắc. Bác dạy: “Thanh niên là người


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

chủ tương lai của nước nhà”. Bác giải thích khái niệm đó trên cơ sở khẳng
định: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh
niên” và thanh niên phải “Tham gia ý kiến vào công việc của chính phủ, chiến
đấu giữ lấy nền độc lập và tự rèn luyện ngay từ bây giờ để sau này lên thay
những thủ lĩnh mà gánh vác việc trọng đại của nước nhà”. Bác dạy: “Một năm
khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của
xã hội”. Bác chỉ ra thanh niên là thời kỳ đẹp nhất, sống động nhất như mùa
xuân trăm hoa đua nở, tràn đầy nhựa sống, mùa xuân của những cánh én
ngang dọc bầu trời. Đó là hình ảnh nói lên sức trẻ có thể đào núi và lấp biển
mà cả xã hội và dân tộc luôn kỳ vọng, tin yêu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị
thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe
sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu
Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi.
Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Thanh niên là từ 16 24 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về
mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi. Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt
Nam xác định vị thành niên - thanh niên là 10 - 24 tuổi. Theo Luật Thanh
niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI
và được Chủ tịch nước công bố tại lệnh số 24/2005/L/CTN ngày 09/12/2005
thì độ tuổi của thanh niên là "từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi".
Thanh niên là đối tượng được nhiều bộ môn khoa học quan tâm nghiên
cứu trong đó đáng chú ý là sinh lý học, tâm lý học, xã hội học.. Ở mỗi thời kỳ
trong đời sống con người, sự phát triển về thể chất và tâm lý và cả nhân cách
có quy luật riêng. Thanh niên là thời kỳ kế tiếp của lứa tuổi thiếu niên nhưng
đây là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có nhiều diễn biến tâm lý.

Các nhà sinh học coi tuổi thanh niên là một giai đoạn trong tiến trình tiến hóa
của cơ thể trong đó thấy rõ sự tráng cường về thể lực, sự phát triển về trí tuệ,
trưởng thành về sinh dục, tính dục. Các nhà tâm lý học quan tâm tới các quy


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

luật phát triển tâm lý của lứa tuổi thanh niên mà đặc trưng là sự tự ý thức, tự
khẳng định, sự hăng say hoạt động và sáng tạo. Các nhà xã hội học coi thanh
niên là một giai đoạn của quá trình xã hội hóa, chuyển biến từ tuổi thơ lệ
thuộc sang giai đoạn hoạt động độc lập, từng bước hình thành ý thức trách
nhiệm công dân, chuẩn bị và tự nâng cao kiến thức để lao động, cống hiến.
Về mặt kinh tế- chính trị, các nhà nghiên cứu nhìn nhận thanh niên là
một lực lượng lao động xã hội hùng hậu, là nguồn lực thường xuyên bổ sung
cho đội ngũ lao động trên mọi lĩnh vực, là bộ phận quan trọng cấu thành lực
lượng sản xuất, rất năng động, nhạy cảm, gắn bó với tiến trình phát triển xã
hội, đi đầu trong cuộc đấu tranh sáng tạo mới, tham gia xây dựng giai cấp
công nhân, xây dựng các lực lượng vũ trang.
Đặc điểm về cơ cấu xã hội của thanh niên là họ có mặt ở trong tất cả
các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội. Từ đó có thể rút ra nội dung tổng quát
về khái niệm thanh niên: Thanh niên là một nhóm xã hội - nhân khẩu đặc thù.
Những nét đặc trưng của thanh niên hoàn toàn không giống với các nhóm xã
hội khác. Thanh niên được phân chia theo độ tuổi, gắn với giai cấp, các tầng
lớp xã hội. Tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà ở mỗi nước cách tính độ
tuổi thanh niên có khác nhau. Ở nước ta tuổi thanh niên hiện nay là 16 - 30.
Tùy theo môi trường hoạt động, đặc điểm nghề nghiệp, người ta chia
thanh niên thành các nhóm đối tượng khác nhau: thanh niên công nhân, thanh
niên nông thôn, thanh niên học sinh - sinh viên, thanh niên tri thức, thanh niên
các lực lượng vũ trang… Thanh niên là lớp người có sự phát triển cao về thể
chất, được coi là lứa tuổi phát triển hoàn thiện về thể chất. Sự hoàn thiện về

thể chất của lứa tuổi thanh niên thể hiện trên tất cả các mặt: chiều cao, cân
nặng, sự hoàn thiện về hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh cũng như các chức năng
sinh lý khác. Sau tuổi thanh niên, giai đoạn kế tiếp là trung niên. Trong thực
tế giai đoạn trung niên không còn sự phát triển nào đáng kể mà con người có
những mặt đã dần đi vào thời kỳ lão hóa (về sinh học). Khoa học đã kết luận


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

là sự phát triển của các nơ - ron thần kinh ở lứa tuổi thanh niên đạt tới đỉnh
cao nhất.
Trong cuộc đời của mỗi người, không có thời kỳ nào đạt được sức sống
mạnh mẽ và cơ thể đẹp như thanh niên. Sự phát triển về thể chất là điều rất có
ý nghĩa để từ đó thấy được sức mạnh, vai trò của họ trước yêu cầu của đời
sống tự thân cũng như gia đình và xã hội, nhất là những khả năng và nhiệm
vụ mà họ phải đảm đương. Thanh niên là lớp người có sự phát triển mạnh về
trí tuệ và nhân cách. Tuy nhiên, bên cạnh những khả năng to lớn, sự mạnh
dạn, lòng dũng cảm, tinh thần dám nghĩ, dám làm, trong cả thế hệ thanh niên
cũng như trong từng cá thể, sự hạn chế và các nhược điểm về mặt thiếu kinh
nghiệm, thiếu từng trải, tính bồng bột, thậm chí có lúc còn phiêu lưu, liều
lĩnh… luôn phải được cảnh giác, phải được khắc phục bằng chính sự rèn
luyện, phấn đấu không ngừng của bản thân thanh niên và có sự hướng dẫn,
giúp đỡ của các chủ thể xã hội.
Như vậy có thể hiểu thanh niên là một nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù
bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định (ở Việt Nam là từ 16 đến
30 tuổi), có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong
mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội; có mối quan hệ gắn bó mật thiết với tất cả
các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; là lực lượng xã hội to lớn đóng vai trò
quyết định đối với sự phát triển trong tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc.
1.2. Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp phát triển của đất nước

1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về thanh niên
Trong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ
luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam. Bác đã dành rất
nhiều tâm huyết cho việc tổ chức, dẫn dắt các thế hệ thanh niên đến với cách
mạng, tham gia vào quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo
vệ tổ quốc… Cuối năm 1924, sau khi tham dự Quốc tế Cộng sản từ Liên Xô
về, Bác Hồ đã tới Quảng Châu (Trung Quốc), trực tiếp lựa chọn những thanh
niên ưu tú trong tổ chức “Tâm tâm xã” cùng một số thanh niên có chí hướng


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

và tinh thần cách mạng trong nước vừa vượt biên giới sang Trung Quốc, để
mở các lớp huấn luyện chính trị, trang bị cho họ những bài học về kiến thức
cách mạng, về chủ nghĩa Mác - Lê nin, về những phương pháp đấu tranh cách
mạng; đào tạo họ trở thành những cán bộ cốt cán cho phong trào cách mạng
trong nước sau này. Những thanh niên cách mạng ưu tú trên đồng thời đã là
những hạt nhân để tiến tới việc thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng
đồng chí Hội, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt nam sau này.
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí
của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác
thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều
chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng
hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Qua
mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều hoàn thành
xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, đòi hỏi phải tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi

dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan
trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều
lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và
sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ,
luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Song, do còn trẻ, thiếu
kinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi
trước và toàn xã hội.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa
VII khẳng định: “Thanh niên ta ngày nay là lực lượng xã hội to lớn, có tiềm


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

năng hung hậu. Kế thừa tinh hoa truyền thống của dân tộc và những thành quả
của cách mạng, qua mở rộng giao lưu quốc tế, thanh niên ta ngày nay có mặt
mạnh cơ bản là trình độ học vấn cao hơn trước, tầm nhìn rộng, nhạy cảm với
thời cuộc, giàu long yêu nước, có khát vọng mau chóng đưa đất nước vượt
qua nghèo nàn lạc hậu, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh.
Thanh niên đồng tình, ủng hộ và hăng hái tham gia sự nghiệp đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đã và đang xuất hiện nhiều tài
năng trẻ, nhiều tấm gương trong sản xuất, kinh doanh, bảo vệ chủ quyền và an
ninh đất nước, trong học tập, hoạt động khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật
và thể thao, trong công tác xã hội.”
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khoá X
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng chỉ rõ: “Thanh niên là rường cột
của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành

bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến
lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển
thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát
triển vững bền của đất nước.”
Sinh thời Bác Hồ cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức
cách mạng cho họ. Theo Bác, bên cạnh việc có đủ trình độ, kiến thức để có
thể tham gia cách mạng, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thì thế hệ trẻ
cũng không thể thiếu việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng. Bởi nếu
không có đạo đức cách mạng thì không thể trở thành người cách mạng chân
chính, và không thể phục vụ tốt cho dân, cho nước. Trong bài phát biểu của
mình tại Hội nghị Cán bộ toàn miền Bắc (tháng 9-1962), Bác đã nhấn mạnh:
“Thanh niên cần phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng” Người cũng
chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt như sau: Trọn đời trung thành với


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

sự nghiệp cách mạng, với Đảng, với giai cấp”. Riêng đối với thanh niên, Bác
dặn thêm: Phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có,
việc khó có thanh niên, gặp gian khổ phải đi lên phía trước, khi hưởng thụ
phải hưởng thụ sau mọi người.
Tóm lại, công tác thanh niên là một trong những mối quan tâm hàng
đầu của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Công tác xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ thanh niên đồng thời cũng là công tác đầu tư bền lâu cho tương
lai dân tộc. Thấm nhuần lời dạy của Bác, ngày nay hơn lúc nào hết, Đảng ta
đang ra sức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
X, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, tạo mọi điều kiện để các thế hệ thanh thiếu niên không ngừng rèn
luyện, học tập nâng cao mọi mặt trình độ, kiến thức, làm chủ khoa học công

nghệ, đặc biệt là trau dồi, tu dưỡng đạo đức cách mạng, trở thành những
người “Vừa hồng vừa chuyên” như lời Bác dạy, để xứng đáng là những chủ
nhân của đất nước trong thời kỳ mới.
1.2.2. Vai trò của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, tác động
trực tiếp đến sự phát triển cũng như vai trò và sứ mệnh của thanh niên. Trên
thế giới, cuộc đại cách mạng khoa học kỹ thuật đòi hỏi trình độ trí thức cao và
hòa nhập nhanh. Người ta bắt đầu nhắc đến khái niệm “thế giới phẳng” và
“phân vùng chất xám”. Điều này tạo ra một sức ép lớn trong công cuộc hội
nhập đối với đội ngũ thanh niên Việt Nam – những người chủ tương lai của
đất nước.
Bên cạnh đó, trong thời buổi kinh tế thị trường, khi mà đất nước mở
cửa thì một bộ phận thanh niên lại đối mặt với nguy cơ bị lệch hướng về
đường lối chính trị, sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến
tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời
truyền thống văn hóa dân tộc. Lối sống sính ngoại, văn hóa tư tưởng ngoại lai,
chạy theo đồng tiền đang xâm nhập vào đời sống của thanh niên.


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

Hơn nữa, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Công cuộc này đòi hỏi chúng ta phải có đội ngũ trí thức trẻ với
trình độ ngày càng cao, điều này đồng nghĩa với yêu cầu đặt ra với thanh niên
cũng cao hơn. Đặc biệt, sau năm 2007 khi Việt Nam chính thức gia nhập
WTO thì thanh niên nói chung và đội ngũ trí thức trẻ nói riêng được xác định
là nòng cốt để đưa đất nước hội nhập và phát triển.
Trong quá trình lãnh đạo đất nước Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí
của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, công
tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Trong nghị quyết Hội nghị lần

thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã ghi rõ: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân
tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu
trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ,
sức khỏe và sáng tạo”. Vai trò này đặt ra yêu cầu, lực lượng thanh niên phải
không ngừng phấn đấu, rèn luyện, trau dồi kiến thức, khoa học kỹ thuật, trau
dồi kỹ năng sống… để xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh.
1.3. Kỹ năng sống – hành trang cần có của thanh niên hiện đại
Có thể nhận thấy kỹ năng sống là một trong những vấn đề được nhiều
cá nhân và tổ chức quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Nói một cách phổ quát,
nó là hành trang quan trọng giúp các bạn trẻ vào đời. Hành trang vào đời của
những bạn trẻ nếu chỉ có kiến thức chuyên môn mà thiếu những kỹ năng cần
thiết, chưa chắc sẽ thành công trong cuộc sống. Còn khi người trẻ biết cách
kết hợp hài hòa hai yếu tố trên, chắc chắn sẽ làm chủ được bản thân và gặt hái
thành công.
Thời gian gần đây, hiện tượng học sinh đánh lộn trong lớp, thái độ thờ
ơ, vô cảm trước mọi chuyện, hiện tượng trầm cảm, stress, tự tử và tự hủy hoại
mình... xảy ra liên tiếp có lẽ là lời cảnh tỉnh cho sự xem nhẹ giáo dục kỹ năng
sống trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

Từ những năm 1990 UNICEF (Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc)
đã có dự án hợp tác với Bộ Giáo dục – đào tạo của Việt Nam để đưa giáo dục
kỹ năng sống vào học đường bằng cách làm thí điểm ở một số trường cấp II
trên toàn quốc. Bắt đầu từ năm học 2010-2011 bộ Gíáo dục – đào tạo chủ
trương đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào chương trình học chính khóa
trong các nhà trường phổ thông, từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông. Đây

là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống
là cung cấp các năng lực tâm lý xã hội để giúp người học có thể ứng phó với
những thay đổi của xã hội gồm: kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng giải
quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng suy nghĩ có phán đoán…
1.4. Giới thiệu về các tờ báo khảo sát
1.4.1. Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh
Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan ngôn luận của Đoàn
Thanh niên cộng sản thành phố Hồ Chí Minh. Báo ra đời chính thức vào ngày
02/09/1975. Tiền than của tờ báo bắt đầu từ những tờ truyền đơn, bản tin của
học sinh, sinh viên Sài Gòn trong phong trào chống Mỹ cứu nước. Tiền thân
trực tiếp nhất là báo Tia sáng – một trong những nhật báo hàng đầu chính
quyền Sài Gòn trước năm 1975.
Tuổi trẻ là tờ báo có tốc độ phát triển nhanh chóng về cả số kỳ và số
lượng phát hành. Từ năm 1975 đến 1980 báo phát hành mỗi tuần một số với
số lượng hơn 10.000 bản/kỳ. Từ tháng 7/1981 báo phát hành 2 kỳ/tuần với số
lượng 30.000 bản/kỳ. Cho đến 07/10/2002, báo chính thức phát hành 6
kỳ/tuần. Đến 02/04/2006, với sự ra đời của Tuổi trẻ ra số chủ nhật. tờ báo
chính thức trở thành nhật báo. Theo số liệu tháng 6/2008, Tuổi trẻ đứng đầu
về số lượng xuất bản với gần 500.000 bản/kỳ.
Mặc dù là tờ báo của Đoàn thanh niên cộng sản thành phố Hồ Chí
Minh nhưng Tuổi trẻ không chỉ viết về riêng đối tượng thanh niên mà đây là
một trong những tờ báo chính trị - xã hội hàng đầu của Việt Nam. Tờ báo khai


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

thác mọi vấn đề, khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Và đời sống của nhóm
đối tượng trẻ luôn được tờ báo đặc biệt quan tâm.
1.4.2. Báo Tiền Phong
Xuất phát từ yêu cầu của cách mạng Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam cần

có một diễn đàn, một tiếng nói, được sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ, Đoàn
Thanh niên Cứu quốc (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) đã quyết định thành
lập một tờ báo - Cơ quan ngôn luận của mình. Tiền thân của báo Tiền phong
là tờ Hồn nước (1945-1946), sau đó là báo Xung phong. Đến năm 1949, tờ
báo của Đoàn mang tên Sức trẻ, nhưng ra được 15 số thì phải dừng vì xưởng
in bị cháy.
Năm 1950-1952, tổ chức Đoàn có tạp chí Thanh niên. Ngày
16/11/1953, tại xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) chính thức
ra đời tờ báo Tiền phong do đồng chí Nguyễn Lam, lúc bấy giờ là Bí thư thứ
nhất T.Ư Đoàn làm chủ nhiệm (sau này đồng chí Nguyễn Lam là Bí thư T.Ư
Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ). Năm 1956, báo Tiền phong ra hai kỳ một
tuần, đến năm 1959 lên ba kỳ/ tuần. Giữa những năm 1980, báo Tiền phong ra
mỗi tuần một kỳ; giai đoạn từ 1975 đến 1985 là thời kỳ khó khăn, giấy để in
báo không đủ, đời sống cán bộ, phóng viên rất gian khổ…
Cho đến những năm 1987, 1988, bắt nhịp với công cuộc đổi mới của
đất nước, với tinh thần tự lực, tự cường, “tự cứu” như lời đồng chí Tổng Bí
thư Nguyễn Văn Linh, anh chị em cán bộ, phóng viên của báo đã tìm mọi
cách thoát ra khỏi những khó khăn, tự tìm nguồn lực (kể cả việc phối hợp với
nhà in giấy Tân Mai để có giấy in báo). Báo bắt đầu đổi mới thông tin, đổi
mới măng séc, đổi mới cách trình bày, tổ chức làm phụ san, phụ bản…
Cuối năm 1988, báo ra số Tiền phong Chủ nhật; ngày 7/11/1992 ra
chuyên san Người đẹp Việt Nam; ngày 25/5/1995, ra thêm hai chuyên san
Tiền phong Cuối tháng và Tri thức trẻ. Tháng 7/2001, báo Tiền phong ra 5
số/tuần. Đến năm 2006 thì ra hàng ngày. Từ năm 2005 có báo điện tử…


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

1.4.3. Báo Giáo dục và thời đại
Ngày 5-12-1959, Báo Người giáo viên nhân dân, tiền thân của Báo

Giáo dục và Thời đại đã ra đời. Từ đó đến nay, Báo GD và TÐ đã không
ngừng phát triển, góp phần vào sự nghiệp "trồng người". Sau 50 năm phát
triển, chất lượng các ấn phẩm của báo được nâng cao, nhất là việc xây dựng
và đưa vào vận hành báo điện tử GD và TÐ với nội dung phong phú, giao
diện rộng, phục vụ kịp thời những hoạt động của ngành.
Hiện nay Báo Giáo dục và Thời đại xuất bản 3 kỳ/tuần, cùng với tờ
tuần san, nguyệt san, tạp chí Tài Hoa Trẻ (5 kỳ/tuần) và báo điện tử. Đồng
hành cùng giáo giới, tờ báo phát hiện và cổ vũ nhiều điển hình tiên tiến của
ngành giáo dục. Cạnh đó, báo cũng rất lưu ý đến giáo dục vùng khó khăn,
vùng núi, hải đảo… nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dạy, người
học cũng như đề xuất được nhiều giải pháp tháo gỡ cụ thể.
Tiểu kết chương 1: Trong chương 1, khóa luận đã trình bày những vấn
đề lý luận cơ bản nhất với các nội dung chính sau:
- Về khái niệm kỹ năng sống: Khóa luận đã trình bày các quan niệm rộng
và hẹp của các tổ chức quốc tê như: Tổ chức Văn hóa, Khoa học và
Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO); Tổ chức Y tế thế giới
(WHO); Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)… Theo đó
giáo dục kỹ năng sống là nhằm hướng vào việc giúp con người thay đổi
nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích
cực và mang tính chất xây dựng. Kỹ năng sống thường được thiết lập
với một nền tảng riêng biệt, do đó mọi người có thể hiểu và thực hành.
Kỹ năng sống liên hệ mật thiết với những nội dung giáo dục thực hành
giúp chúng ta trả lời những câu hỏi như là: Chúng ta cần làm gì để có thái
độ quyết đoán? Quyết định của chúng ta liên quan đến những điều gì?.
- Về khái niệm thanh niên: có thể hiểu thanh niên là một nhóm xã hội
nhân khẩu đặc thù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định (ở
Việt Nam là từ 16 đến 30 tuổi), có sự phát triển nhanh chóng về thể


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay


chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội; có
mối quan hệ gắn bó mật thiết với tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã
hội; là lực lượng xã hội to lớn đóng vai trò quyết định đối với sự phát
triển trong tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc.
- Đảng ta xác định công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc.
Thanh niên luôn là trung tâm, lực lượng then chốt, xung kích đi đầu với
sự nghiệp bảo về tổ quốc
- Kỹ năng sống – hành trang cần có của thanh niên hiện đại: Hành trang
vào đời của những bạn trẻ nếu chỉ có kiến thức chuyên môn mà thiếu
những kỹ năng cần thiết, chưa chắc sẽ thành công trong cuộc sống. Còn
khi người trẻ biết cách kết hợp hài hòa hai yếu tố trên, chắc chắn sẽ làm
chủ được bản thân và gặt hái thành công.
- Trình bày vài nét về ba tờ báo khảo sát là báo Tuổi trẻ thành phố Hồ
Chí Minh, báo Tiền phong, báo Giáo dục và thời đại. Trong đó giới
thiệu chặng đường phát triển của các báo.

CHƯƠNG II:
VẤN ĐỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

CHO THANH NIÊN TRÊN BÁO IN HIỆN NAY
2.1. Tần số xuất hiện và hướng khai thác của các bài viết về kỹ năng sống
cho thanh niên
2.1.1. Tần số xuất hiện các bài viết về kỹ năng sống với thanh niên trên báo
chí hiện nay
Trong năm 2009, báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh và báo Tiền
Phong xuất bản 365 số báo, còn báo Giáo dục và thời đại xuất bản 149 số báo.

Vì Tiền Phong, Tuổi trẻ là nhật báo còn Giáo dục và thời đại là báo thưa kỳ
nên có sự chênh lệch khá lớn về số lượng xuất bản. Hơn nữa, báo Tuổi trẻ và
Tiền Phong hướng đối tượng là những người trẻ còn báo Giáo dục và thời đại
hướng tới đối tượng là những người đang công tác, hoạt động trong ngành
giáo dục nên tỉ lệ xuất hiện những bài viết về kỹ năng sống với thanh niên
cũng có sự chênh lệch khá lớn.
Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh là một tờ nhật báo, trong 365 số báo
xuất bản năm 2009 thì có tổng số 754 tin, bài liên quan đến vấn đề giáo dục
kỹ năng sống cho thanh niên. Như vậy trung bình một số báo có 2,06 bài viết
liên quan đến vấn đề này. Đặc biệt, trên trang 10 và 11 của mỗi số báo thứ 6
hàng tuần được dành riêng cho vấn đề kỹ năng sống. Vào thứ 6 hàng tuần thì
trang “Nhịp sống trẻ” được đổi tên thành trang “Kỹ năng sống” với những
chuyên mục riêng như “Rèn kỹ năng”, “Đi cùng ước mơ”, “Gỡ rối”… gồm
những tin, bài viết về đề tài kỹ năng sống cho thanh niên. Đây là tờ báo chính
trị xã hội, mỗi số có hàng trăm tin bài viết về nhiều đối tượng khác nhau trong
xã hội với những đề tài thời sự, đời sống dân sinh rất rộng. Đặc biệt, Tuổi trẻ
ưu tiên những sự kiện, vấn đề thời sự nóng hổi, mới mẻ được nhiều bạn đọc
quan tâm. Xét trên khía cạnh này. tỉ lệ 2,06 bài/số viết về kỹ năng sống cho
thanh niên là không hề nhỏ. Điều này chứng tỏ ban biên tập báo Tuổi trẻ
thành phố Hồ Chí Minh đã có sự quan tâm, đầu tư nhất định đến vấn đề giáo
dục kỹ năng sống cho thanh niên hiện nay.


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

Mật độ xuất hiện những bài viết về kỹ năng sống cho thanh niên trên
báo Tuổi trẻ giữa các tháng cũng có sự chênh lệch. Tháng có nhiều bài viết
nhất là tháng 3 năm 2009 với 78 tác phẩm đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn
đề kỹ năng sống. Các tháng 6, tháng 7 với những bài về kỹ năng lựa chọn
nghề nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng sống trong hè nên số lượng bài viết

về vấn đề này cũng khá nhiều với lần lượt là 71 bài và 65 bài. Các bài viết về
kỹ năng sống đa phần được phân bố trên các trang Giáo dục, 360 độ yêu,
trang nhịp sống trẻ và trang kỹ năng sống.
Báo Tiền Phong – cơ quan ngôn luận của Trung Ương Đoàn, cũng là
một tờ nhật báo nhưng trong 365 số báo xuất bản năm 2009 thì chỉ có 296 bài
đề cập những vấn đề liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên.
Như vậy trung bình một số báo có 0,81 bài viết về kỹ năng sống cho thanh
niên. Các tin bài chủ yếu xuất hiện trên trang thanh niên – thời đại, Khoa học
– giáo dục, và đôi khi có bài trên trang Tuổi trẻ và pháp luật hoặc trang Kinh
tế - xã hội với những loạt bài viết về nghề nghiệp, việc làm…
Như vậy một tờ báo dành cho giới trẻ mà tỉ lệ bài viết về kỹ năng sống
chỉ chiếm 0,81 bài/số thì còn hơi ít. Nguyên nhân chính là vì báo Tiền Phong
thường ưu tiên những tin bài mang tính chính trị - xã hội hoặc những tin bài
mang tính chất văn hóa văn nghệ nhiều hơn. Trang thanh niên – thời đại của
báo cũng không có chuyên mục riêng cho vấn đề kỹ năng sống. Tuy nhiên
trên trang này thỉnh thoảng cũng xuất hiện những loạt bài về tình yêu – giới
tính, về nghề nghiệp – việc làm với nội dung định hướng giáo dục kỹ năng
cho giới trẻ.
Báo Giáo dục và thời đại với đặc trưng là tờ báo ngành và đối tượng
bạn đọc hướng tới chủ yếu là những người làm công tác giáo dục nên số
lượng bài viết về giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên tương đối ít cũng là
điều dễ hiểu. Trong 149 số báo xuất bản năm 2009 thì có 68 bài đề cập đến
vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên. Như vậy trung bình một số báo
có 0,45 bài viết ở mảng đề tài này. Những bài viết về kỹ năng sống cho thanh


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay

niên trên báo Giáo dục và thời đại chủ yếu phân bố ở trang “Tuổi trẻ” xuất
hiện không đề đặn vào số ra trong thứ 3 của tuần.

Như vậy, tuy đối tượng bạn đọc chính của báo Giáo dục và thời đại
không phải là thanh niên, nhưng với đặc trưng báo ngành mang tính giáo dục
thì số lượng bài viết về kỹ năng sống xuất hiện trên báo vẫn ở mức rất khiêm
tốn. Các bài viết trên bào này chủ yếu định hướng kỹ năng lựa chọn nghề
nghiệp, kỹ năng học tập đạt kết quả tốt… còn những kỹ năng tự nhận thức
bản thân, kỹ năng ứng xử trong tình yêu, kỹ năng giao tiếp thì không có hoặc
nếu có thì cũng rất ít.
2.1.2. Hướng khai thác
Xét trên khía cạnh hướng khai thác chủ yếu, báo Tuổi trẻ thành phố Hồ
Chí Minh khi viết về kỹ năng sống cho thanh niên thường tập trung vào kỹ
năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp… hay còn gọi chung là kỹ năng xã hội. Kết
quả khảo sát báo Tuổi trẻ năm 2009 cho biết, trong tổng số 754 tác phẩm viết
về kỹ năng sống thì có đến 317 tác phẩm nằm trong phạm vi đề tài này, chiểm
36,2% lượng bài.
Thanh niên là những người đang trong độ tuổi trưởng thành, xây dựng
nghề nghiệp, tạo dựng tương lai nên nên thường xuyên phải tìm cách ứng xử
với những biến động xã hội và những biến động tâm lý cá nhân. Mỗi người
trẻ chắc chắn đều không dưới một lần hoang mang, đắn đo về sự lựa chọn
trong nghề nghiệp, trong tình yêu của mình. Bởi vì trẻ, kinh nghiệm sống
không nhiều, kỹ năng xã hội thiếu nên sự hoang mang trước những biến động
của thanh niên là điều dễ lý giải. Nắm bắt được thực trạng này, báo Tuổi trẻ
với ưu thế đi sát đời sống đối tượng phản ánh đã có hướng tập trung khai thác,
lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng xã hội cho thanh niên trong mỗi tác
phẩm báo chí được đăng tải.
Các bài viết về hoạt động học tập, hoạt động lựa chọn nghề nghiệp
chiếm số lượng khá cân bằng nhau với 154 và 160 tác phẩm ( chiếm tỉ lệ lần
lượt là 20,4% và 21,2%). Tỉ lệ này cho thấy hai mảng đề tài phục vụ cho nhu


Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trên báo in hiện nay


cầu lập thân, lập nghiệp của thanh niên cũng được báo Tuổi trẻ thành phố Hồ
Chí Minh rất quan tâm. Viết về hoạt động học tập của thanh niên, xét trên
khía cạnh kỹ năng báo Tuổi trẻ chủ yếu khai thác các hoạt động học tập gắn
liền với thực tế của học sinh, sinh viên để từ đó lồng ghép những nội dung
giáo dục giúp thanh niên đưa thực tế sinh động vào trong bài học để nâng cao
hiệu quả trong học tập. Trong khi đó, hoạt động hướng nghiệp được phản ánh
trên báo Tuổi trẻ lại chủ yếu chỉ ra những kỹ năng thanh niên còn thiều trong
lựa chọn nghề nghiệp cũng như trong thể hiện bản thân khi đi xin việc và tiến
hành công việc. Đồng thời báo Tuổi trẻ cũng đưa ra những thông tin cơ hội
việc làm, và những kỹ năng thanh niên cần có để ứng tuyển phù hợp với mỗi
ngành nghề.
Đề tài tình yêu thường là đề tài thu hút sự quan tâm của giới trẻ, thế
nhưng số lượng các bài viết mang tính giáo dục kỹ năng ứng xử trong tình
yêu cho thanh niên trên báo Tuổi trẻ lại ở mức rất khiêm tốn. Nguyên nhân
của vấn đề này là bởi báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh là tờ báo chính trị
xã hội, phản ánh những sự kiện, vấn đề thời sự lớn và những mảng sự kiện
đời sống dân sinh được đông đảo dư luận quan tâm. Bên cạnh ấy thì những
tác phẩm có chủ đề tình yêu chủ yếu xuất hiện trên trang 360 độ yêu – một
trang viết dành cho mọi lứa tuổi và xuất hiện không thường xuyên (thường
xuất hiện vào số chủ nhật hàng tuần), do đó số lượng bài khá là hạn chế.
Tương tự, số lượng bài viết về kỹ năng tự nhận thức bản thân cho thanh niên
trên báo Tuổi trẻ cũng rất ít, chiếm tỷ lệ ít nhất trong tương quan so sánh với
các mảng đề tài kỹ năng khác. Số lượng bài viết có nội dung giáo dục kỹ
năng ứng xử trong tình yêu và kỹ năng tự nhận thức bảo thân cho thanh
niên trên báo Tuổi trẻ năm 2009 lần lượt là 98 và 69 tác phẩm (chiếm tỉ lệ
13% và 9,2%).
Trong khi đó, trên báo Tiền Phong, số lượng bài viết có nội dung giáo
dục kỹ năng tự nhận thức bản thân cho thanh niên lại chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
Trong tổng số 296 tác phẩm mang tính chất giáo dục kỹ năng sống cho thanh



×