1
B GIáo DC và đào tạo
TRNG I HC VINH
NGUYN đạt C
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học thông qua các trò chơI
dân gian
Chuyên ngành: Giáo dục học (BC TIU HC)
Mó s: 60.14.01
Luận văn thạc sÜ gi¸o dơc häc
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN b¸ minh
NGHỆ AN, 2012
2
MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài:
“Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp
ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học,
giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của
giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống, đó là: Học để
biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.” –
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã nói.
Đứng trước nhu cầu của xã hội, ngành Giáo dục không ngừng đổi mới.
Đổi mới về nội dung lẫn phương pháp giảng dạy ở mọi bậc học. Nhưng thực
tế giáo dục của chúng ta từ nhiều năm nay tập trung quá nhiều vào giảng dạy
văn hóa, xem nhẹ mặt giáo dục cảm xúc, tình cảm với cuộc sống, bỏ qua việc
giáo dục giá trị cuộc sống và kỹ năng sống cho người học. Học sinh chỉ biết
chú trọng trang bị cho bản thân của mình các tri thức khoa học trong sách vở
mà không quan tâm đến giá trị của cuộc sống. Vì vậy, trong tương lai chúng
ta sẽ có những cơng dân yếu kém về những kỹ năng cá nhân trong cuộc sống
như tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, ứng
phó các tình huống căng thẳng, hạn chế về tư duy.
Khơng nằm ngồi những hạn chế đó, hiện nay, học sinh tiểu học đã vơ
tình trở thành những “chiến binh” trong học tập của nhà trường, các em chỉ
được học chữ để chống chọi với các cuộc thi. Người lớn đánh giá năng lực, trí
tuệ các em thơng qua các kì thi. Trường học chỉ lo dạy các em những kiến
thức trong sách vở bằng hàng loạt các bài tập, chỉ lo dạy chữ mà quên dạy làm
người. Các em đã bị biến thành những cái máy đi học, bị nhồi nhét kiến thức,
3
vơ giác với cuộc sống hiện tại, có những biểu hiện ứng xử sai lệch trong cuộc
sống. Thời gian vui chơi của các em khơng cịn, tuổi thơ hồn nhiên vô tư của
các em đã bị đánh cắp, các em khơng được đùa nghịch cùng trẻ trong xóm,
khơng được thể hiện mình trước bạn bè. Thay vào đó là những đứa trẻ bị thiếu
hụt về kỹ năng sống, thiếu tự tin, khơng dám bày tỏ chính kiến của mình, tâm
hồn bị xơ cứng, ích kỉ, thờ ơ, vơ tâm với mọi việc xung quanh, khả năng tư
duy bị hạn chế; nếu học sinh ở thành thị thường dính vào các trị chơi điện tử,
tự kỉ cịn ở vùng nơng thơn thì có tình trạng ngại ngùng, thiếu hiểu biết, rụt rè
khơng dám phát biểu.
Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là một yêu cầu
khách quan và bức thiết. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng
miền. Trong trường học, giáo dục kỹ năng sống được thơng qua nhiều kênh,
nhiều hình thức như: tích hợp trong các mơn học, ngoại khóa, lao động, sinh
hoạt tập thể, trò chơi. Học sinh tiểu học là đối tượng đặc biệt trong quá trình
giáo dục hình thành nhân cách của con người. Ở lứa tuổi này trẻ thích được tự
do ca hát, thích được chơi đùa với bạn bè cùng trang lứa, thậm chí tự sáng tác
bài hát, tự tổ chức trị chơi. Vì vậy trẻ em Việt Nam chính là tác giả của các
bài đồng dao, ca dao và lực lượng này cũng chính là tác giả của những trò
chơi dân gian. Những bài vè, bài đồng dao mộc mạc, gần gũi, ngộ nghĩnh,
những trò chơi mang đậm chất dân gian của trẻ thơ. Bọn trẻ vừa chơi vừa ngô
nghê hát, chơi không biết chán, hát khơng cần hiểu lời. Trị chơi của trẻ em
Việt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần độc
đáo của dân tộc.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc bảo tàng dân tộc Việt Nam cho
rằng: “ Cuộc sống đối trẻ em khơng thể thiếu những trị chơi. Trị chơi dân
gian khơng chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy,
4
sáng tạo, khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê
hương đất nước”.[32]
Từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đưa nội
dung giáo dục kỹ năng sống đại trà vào các trường học bằng cách tích hợp
vào các mơn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tại thành phố Hồ Chí
Minh cũng đã tổ chức các buổi hội thảo và nhiều chuyên đề để triển khai cho
mục tiêu giáo dục này. Riêng tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ chí Minh
xưa kia là quận ven nội thành nên đa số người dân là thành phần lao động và
nơng dân nghèo, đời sống khó khăn, việc học tập và rèn luyện kỹ năng sống
dành cho trẻ em chưa được quan tâm, đặc biệt đối với học sinh mầm non và
tiểu học.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn giáo dục tiểu học, tôi nhận thấy rằng
với quan niệm học mà chơi chơi mà học thì thơng qua những trò chơi dân
gian việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học sẽ có kết quả tốt. Chính
vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là: “ Một số biện
pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các trị chơi
dân gian “.
2.
Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
thơng qua các trị chơi dân gian nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu
học.
3.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.
Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học
quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
3.2.
Đối tượng nghiên cứu
5
Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thơng qua các
trị chơi dân gian.
4.
Giả thuyết khoa học
Nếu đưa ra được những biện pháp phù hợp với thực tiễn có cơ sở khoa
học thì có thể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học