Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Bài tiểu luận cơ sở văn hóa : đặc điểm,thực trạng phát triển chung cũng như là đề xuất giải pháp giữ gìn và phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 49 trang )

Mục Lục
Lời cảm ơn
Chương 1. Giới thiệu tranh dân gian Việt
1.1.Tranh dân gian Việt Nam
1.2.Khái quát về dòng tranh Đông Hồ
1.2.1. Nguồn gốc của tranh dân gian Đông Hồ
1.2.2. Làng tranh Đông Hồ
Chương 2. Đặc điểm dòng tranh dân gian Đông Hồ
2.1.Kỹ thuật làm tranh
2.1.1. Chất liệu làm tranh
2.1.2. Khắc ván
2.1.3. In tranh
2.2.Nội dung tranh
2.2.1.Nội dung tranh Đông Hồ
2.2.2. Một số bức tranh Đông Hồ tiêu biểu
2.3.Nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ
2.3.1. Màu sắc trong tranh
2.3.2. Bố cục trong tranh
2.3.3. Mảng , nét và phối màu
2.3.4. Thơ trong tranh
2.3.5. Tính triết lý của dòng tranh
Chương 3. Giải pháp bảo tồn và phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ
3.1. Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ
3.2. Giải pháp bảo tồn và phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ
3.2.1. Một số chính sách bảo tồn
3.2.2. Giải pháp cụ thể
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Lời cảm ơn


1


Ngay từ thuở còn đang học nói, tập đi, em đã được ông bà, cha mẹ
truyền dạy điều mang tính chân lí và cũng là đạo lí: Không Thầy đố mày làm nên.
Hai chữ Thầy Cô bình dị ấy cứ thiêng liêng dần trong kí ức, trong tâm hồn
em.Trong mỗi thành công, mỗi sự trưởng thành của em đều ẩn hiện những giọt mồ
hôi, những sợi tóc bạc màu, những trăn trở vui buồn của các Thầy, các Cô.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Du
Lịch Sư Phạm – Trường Đại Học Công NghiệpHà Nội đã cùng với tri thức và tâm
huyết của mình truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời
gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng
em được tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành
Du Lịch Sư Phạm. Đó là môn học “ Cơ sở văn hóa Việt Nam”.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Phương Thảo đã tận tâm hướng
dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như buổi học tập ngoại khóa. Nếu
không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của
em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô.
Kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Du Lịch Sư
Phạm,GS. TS. Nguyễn Phương Thảodồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực
hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Lệ
Nguyễn Thị Nhật Lệ


2


Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
..Ai về bên kia sông Ðuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai ? …
(“Bên kia sông Đuống”- Hoàng Cầm)
Làng quê Kinh Bắc được biết đến bao đời nay là cái nôi của văn hóa
dân gian Việt Nam . Kinh Bắc yên bình với những triền đê quanh co , những cánh
đồng rộng rãi và bên dòng sông Đuống êm ả. Kinh Bắc cổ kính lâu đời với những
ngôi chùa hàng trăm năm tuổi cùng các làng nghề truyền thống. Kinh Bắc lại đẹp
duyên dáng bên những làn điệu dân ca quan họ.Về với Kinh Bắc là người ta về với
chùa Dâu, chùa Bút Tháp, lăng Kinh Dương Vương ,hay về với làng gốm Phù
Lãng, làng nghề tre trúc Xuân Lai, hội Lim…Về với Kinh Bắc người ta cũng
không quên ghé qua làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh) - vùng đất đã nổi tiếng suốt 5 thế kỷ qua với một dòng tranh dân gian được
coi như di sản văn hóa không thể thiếu của người Việt.
“...Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp...”
Tranh Đông Hồ là một trong ba dòng tranh dân gian tồn tại ở Việt
Nam,là di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta.Các nghệ nhân dân gian đã dựa trên
3



những nhu cầu thực tiễn trong cuộc sống và thực tiễn sản xuất để tạo nên những
bức tranh đẹp,phong phú và giàu ý nghĩa.
Tranh Đông Hồ mô tả đời sống sinh hoạt hằng ngày với những nét vẽ
khoáng đạt,tinh tế cùng với màu sắc sặc sỡ từ tự nhiên nên nó hòa hợp một cách tự
nhiên vaò không khí ngày tết vui tươi,làm cho ngôi nhà của mỗi người dân Việt
thêm sinh động,đặc biệt là nâng cánh cho những ước mong,những lời chúc tết cho
gia đình thêm sung túc,hạnh phúc và thành công. Không phải tự nhiên mà nhà thơ
Hoàng Cầm gọi tranh dân gian Đông Hồ là”Màu Dân Tộc”,tranh còn là sự cô đọng
lại những 5000 năm dựng nước của dân tộc mà không phải ai củng biết thông qua
những nét vẽ điêu luyện,màu sắc tinh tế,được gọt dũa bởi những bàn tay điêu luyện
bậc thầy như nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam,Nguyễn Đăng Chế, .Nhìn vào mỗi bức
tranh ta như được thấy lại được những sự kiện,những phong tục,tập quán cổ truyền
quen thuộc của dân tộc Việt từ xưa tới nay.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử dân tộc,các dòng tranh dân gian
của dân tộc có số phận riêng của mình,tranh Đông Hồ củng vậy,tuy nhiên những
nét đẹp văn hóa vốn có của nó vẩn tồn tại đi cùng năm tháng.Chúng ta củng biết
được rằng như một quy luật tất yếu,sự phát triển kinh tế thị trường đi kèm với xu
thế Toàn Cầu Hóa,nền văn hóa của các dân tộc có cơ hội giao thoa với nhau,điều
này khiến cho nền văn hóa truyền thống Việt Nam cũng như dòng tranh dân gian
Đông Hồ đứng trước những thử thách lớn.Nguy cơ một dòng tranh dân gian của
dân tộc với những nét đẹp vui tươi,dí dỏm,thể hiện nét nhân văn,truyền thống mộc
mạc của làng quê sẻ dần bị mai một,dần bị quên lãng và rơi vào quá khứ.Sẻ là như
vậy nếu như chúng ta không kịp đưa ra các giải pháp cụ thể,mang tính khả thi,sự
hòa trộn các nền văn hóa với nhau là điều tất yếu,văn hóa sẻ là một nền màu giống
nhau,chúng ta sẻ không phân biệt được đăc trưng của các quốc gia với nhau,điều
đó là không thể chấp nhận được.Câu hỏi đặt ra là làm sao vừa hội nhập lại vừa giữ
gìn và bảo tồn,phát huy giá trị dòng tranh dân gian Đông Hồ?bài nghiên cứu này
của tôi chỉ mong đóng góp những hiểu biết nhỏ bé,những sự yêu thích của mình về
nét đẹp,nét văn hóa của dòng tranh dân gian Đông Hồ ở Bắc Ninh củng như là đưa

ra một số đề xuất về việc bảo tồn và phát triển dòng tranh trước xu thế chung hiện
nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

4


Ở nước ta đã và đang có rất nhiều hoạt động nghiên cứu cũng như có
nhiều dự án khoa học, ấn phẩm về các làng nghề thủ công. Trước hết phải kể đến
các cuốn sử thời phong kiến: “Đại Việt sử kí toàn thư” của Sứ quán triều Lê,
“Khâm địnhViệt sử thâm giám cương mục” của Quốc sử quán triều Nguyễn, hay
các sách địa chí như “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại Nam thống nhất chí”,…
Đây là nguồn sử liệu quan trọng khi tìm hiểu về nghề và làng nghề truyền thống
nói chung.
Thứ hai là các công trình nghiên cứu về lịch sử các ngành nghề, về các
làng nghề và vùng nghề khác nhau như ba tập “Nghề cổ truyền” do sở Khoa học
công nghệ và môi trường và Sở Văn hóa thể thao Hải Hưng biên soạn và xuất bản;
“Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề”; “Làng nghề , phố Nghề
Thăng Long – Hà nội” của hai tác giả Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo(2000);
Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam của Bùi Văn Vượng;…
Thời Pháp thuộc, tranh dân gian Việt Nam đã được ccacs học giả nước
ngoài quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu, đặc biệt là các học giả người Pháp, Đức,
Nga. Trong đó phải kể đến công lao đóng góp của học giả người Pháp Maurice
Durand với cuốn “ Tranh dân gian Việt Nam”(1960). Một cuốn sách đặc biệt quan
trọng khác của tác giả Henri oger tá bản năm 2009, Kỹ thuật của người An Nam
tập I, II, III. Cuốc sách không chỉ cho ta thấy toàn cảnh đời sống,kinh tế,xã hội,
văn hóa, chính trị của người dân Đông nam Á nói chung và của nhân dân An Nam
nói riêng thời bấy giờ, mà tác giả còn giới thiệu cả những tài hoa nghệ thuật của
người dân An Nam.
Từ khi hòa bình lập lại(1954) đến nay, tranh dân gian Việt Nam đã giới

thiệu rông rãi trong và ngoài nước. ơn 40 năm nay đã có rất nhiều bài viết về tranh
dân gian nói chung, tranh Đông Hồ nói riêng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá vân đã
có công sưu tầm một hệ thống thư mục các sác, báo, tạp chí nói về tranh dân gian.
Cuốn “ Tranh dân gian Việt Nam” của hai tác giả Nguyễn Bá Vân và Chu Quang
Trứ xuất bản năm 1984. Các công trình nghiên cứu đã công bố đề cập đến nhiều
vấn đề khác nhau. Tuy nhiên hầu như chưa có cuốn sách nào khảo sát chuyên sâu
về Đông Hồ từ góc nhìn văn hóa dân gian.

5


Các nghề và làng nghề thủ công còn được đề cập đến trong các cuốn địa
chí cấp tỉnh, cấp huyện, các công trình nghiên cứu về làng, về các tộc người trong
thời gian gần đây.
Nghề và làng nghề cũng là đề tài hấp dẫn cho nhiều luận văn tiến sĩ, thạc
sĩ. Đặc biệt, có rất nhiều bài viết trên các trang báo điện tử hiện nay như : Bài “
Tranh xuân, mời đến Đông Hồ” trên trang vietbao.vn ngày 11/2/2005, “ Dung dị
làng tranh Đông Hồ” đăng trên báo điện tử Thanh niên online ngày 17/2/2010. Các
bài viết này có khen,có chê, mang tính thời sự cao. Tuy nhiên, vấn đề tìm hiểu
chưa được sâu sát và có phần hạn chế ở dung lượng trình bài nên chưa thể hiện
được chiều sâu nghiên cứu.

3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này,tôi muốn đưa ra một số hiểu biết của mình về dòng
tranh dân gian Đông Hồ tại Thuận Thành,Bắc Ninh.Tìm hiểu những đặc điểm
chung về dòng tranh,về làng Song Hồ nơi trực tiếp sáng tạo ra dòng tranh,cùng với
những nét đẹp,nét văn hóa dòng tranh quý báu này.Nhìn nhận,đánh giá thực trạng
phát triển cũng như là giải pháp cụ thể,kịp thời để giữ gìn và phát triển dòng tranh
Đông Hồ.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: đặc điểm,thực trạng phát triển chung củng như là đề xuất
giải pháp giữ gìn và phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ.
- Phạm vi nghiên cứu
+Về không gian: Tìm hiểu Dòng tranh dân gian Đông Hồ tại xã Song Hồ,huyện
Thuận Thành,tỉnh Bắc Ninh
+Về thời gian: Nghiên cứu cho tới ngày 1/12/2015
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:

6


-Phương pháp nghiên cứu tài liệu,thống kê
-Phương pháp tổng hợp
-Phương pháp so sánh,đối chiếu
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu,kết luận,tài liệu tham khảo,phụ lục thì bài tiểu luận
có bố cục gồm 3 chương:
Chương 1. Giới thiệu tranh dân gian Việt
Chương 2. Đặc điểm dòng tranh dân gian Đông Hồ
Chương 3. Giải pháp bảo tồn và phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ

7


Nội dung
Chương 1: Giới thiệu tranh dân gian Việt
1.1Tranh dân gian Việt Nam
1.1.1 Khái quát về tranh dân gian Việt Nam
Việt Nam với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và nhân hoá các hiện tượng

thiên nhiên thành các vị thần nên cùng với tranh Tết, tranh thờ cũng có rất sớm.Cả
hai đã trở thành nhu cầu của nếp sống văn hoá, là thành tố của mỹ thuật cổ truyền
và hợp thành văn hoá truyền thống của dân tộc.
Do nhu cầu của tục chơi tranh Tết và thờ cúng, tranh dân gian phải có số
lượng lớn nên người Việt Nam từ lâu đã biết đến kỹ thuật khắc ván để in. Vào thời
Lý (thế kỷ 12) đã có những gia đình chuyên làm nghề khắc ván.Cuối thời Trần đã
in được tiền giấy. Đến thời Lê Sơ lại tiếp thu thêm kỹ thuật khắc ván in của Trung
Quốc và cải tiến thêm một bước nữa. Cũng từ đây, trong dòng chảy của mỹ thuật
truyền thống - dân gian bắt đầu có sự phân hóa để ngày càng phát triển đậm nét.
Trong bối cảnh đó, đến thời Mạc (thế kỷ 16) tranh dân gian phát triển
khá mạnh, được cả các tầng lớp quý tộc ở kinh thành Thăng Long sử dụng vào dịp
Tết mà bài thơ Tứ thời khuê vịnh của nhà thơ đương thời Hoàng Sơ Khải đã xác
nhận sự hiện diện của các loại tranh thờ, tranh gà và tranh Tố nữ:
"Chung Quỳ khéo vẽ nên hình
Bùa đào cấm quỷ, phòng linh ngăn tà
Tranh vẽ gà cửa treo thiếp yểm
Dưới thềm lầu hoa điểm Thọ Dương"
Đến thế kỷ 18 - 19 tranh dân gian Việt Nam đã ổn định và phát triển
cao.Bảo tàng Lịch Sử (Hà Nội) còn giữ được những ván khắc từ thời Minh Mạng
thứ 4 (tức 1823).Địa bàn làm tranh dàn trải trong cả nước. Dựa theo phong cách
nghệ thuật, kỹ thuật in vẽ và nguyên vật liệu làm tranh, có thể quy về một số dòng
tranh gọi theo tên những địa danh sản xuất.

8


Mỗi dòng tranh có một phong cách riêng, song tất cả đều được dựng
hình theo kiểu "đơn tuyến bình đồ" dùng nét khoanh lấy các mảng màu và bao lại
toàn hình. Với lối dựng hình "thuận tay hay mắt", tranh dân gian không phụ thuộc
vào viễn cận một điểm nhìn mà được diễn tả theo lối quan sát di động với nhiều

góc độ khác nhau. Thần thánh luôn được vẽ to ở giữa, phía trên, còn người bình
thường thì sàn sàn nhau, con vật và cảnh sắc thì tuỳ tương quan mà vẽ to hay nhỏ
để bức tranh gây ấn tượng sâu sắc.
Trong giao lưu văn hoá, tranh dân gian Việt Nam vừa phát triển những
vốn quý của các thời trước tích tụ lại, vừa tiếp nhận những tinh hoa của các dòng
tranh khác để rồi khẳng định những gì thích hợp với dân tộc, làm phong phú hơn
bản sắc của mình.
Ngày nay, tranh dân gian đã bị tranh hiện đại lấn át, hầu hết đã thất
truyền. Tuy nhiên, có một dòng tranh vẫn còn tồn tại trước những thử thách của
thời gian, như tranh Đồng Hồ. Dòng tranh này không những có chỗ đứng ở trong
nước mà nó đã và đang có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Nhật, Pháp, Mỹ...
1.1.2 Một số dòng tranh dân gian Việt Nam
Tranh Hàng Trống

Lý ngư vọng nguyệt
Tranh Hàng Trống là một trong ba dòng tranh dân gian tiêu biẻu của
Việt Nam: tranh điệp Đông Hồ (Hà Bắc) Tranh Hàng Trống (Hà Nội) Tranh đỏ

9


Kim Hoàng (Hà Tây). Hàng Trống lại là một trung tâm làm tranh lớn thứ hai ở
Việt Nam, sau Đông Hồ.
Tranh Hàng Trống đã góp phần rất lớn tạo nên nét độc đáo, có một
không hai, sự đa dạng, sâu sắc, vẻ đẹp rực rỡ của tranh dân gian Việt Nam.Tranh
Hàng Trống góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển nghề làm tranh dân gian,
làm cho nghề làm tranh truyền thống Việt Nam trở nên phồn thịnh một thời.
Những sản phẩm nghệ thuật đặc sắc của dòng tranh Hàng Trốngtừ lâu đã rất nổi
tiếng không chỉ ở trong nước, mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
Có thể dễ dàng bắt gặp tranh Hàng Trống ở nơi linh thiêng nhất trong

các đền, miếu, điện thờ, trong các bộ sưu tập tranh quý giá nhất của các tư nhân và
các viện bảo tàng ở nhiều nứơc trên khắp các châu lục.
Sở dĩ gọi là “ Tranh Hàng Trống” là vì loại tranh này được sản xuất tập
trung ở phố Hàng Trống, Hà Nội.Tuy vậy, tranh Hàng Trống trước kia cũng được
làm ở các phố Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt (Hà Nội), đồng thời bày bán ở
các phố ấy, nhưng tập trung làm và bán nhiều nhất vẫn ở Hàng Trống. Các phố làm
tranh này, trước kia đều thuộc tổng Tiên Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện
Thọ Xương (cũ) của kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Phố Hàng Trống
thuộc phần đất thôn Tự Tháp xưa kia. Đây là một khu vự vốn nổi tiếng về nhiều
nghề thủ công mỹ nghệ: Tranh dân gian, các loại trống các cỡ, tàn, lọng, tán, mũ
mãng,áo xiêm, cờ, quạt, các loại hòm, tráp sơn, các kiểu nón,..
Người ta làm và bán các hàng thủ công ấy quanh năm, nhiều hơn cả là
dịp Tết Nguyên đán, phần lớn bán trong các cửa hiệu.Riêng tranh dân gian, ngoài
các cửa hiệu, người ta còn bầy bán từng quầy trên hè phố, nhất là vào dịp cuối
năm, để tiện phục vụ khách hàng sắm Tết.
Để bạn có cái nhìn toàn diện về dòng tranh Hàng Trống mà các nghệ
nhân đã thể hiện các đề tài như sau:Tranh Thờ: loại tranh này phục vụ cho nhu cầu
thờ cúng trong các điện, miếu. Do yêu cầu ấy, tranh thờ mang mầu sắc tôn giáo,
hình tượng được thể hiện là con người và vật tuy gần gũi mà vẫn rất thần bí.Đáp
ứng ước vọng của tầng lớp trên và thị dân, có loại tranh “Phúc Lộc Tthọ” (Tam
Đa), đông con cháu để nối dõi “Thất Đồng”, Tôn Tử Vạn Đại” …Tranh sinh hoạt
và thiên nhiên: “Chợ Quê”, “Canh nông chi đồ”, “Chim Công”, “Lý Ngư Vọng
10


Nguyệt”, “Tứ Quý”, “Tố Nữ”…Tranh truyện và tranh vui: “Chuột vinh quy”,
“Thầy đồ cóc”, “Truyện Kiều”, Phạm Công Cúc Hoa”…
Tranh Hàng Trống có kỹ thuật và phong cách khác biệt Tranh Đông Hồ
trên đất Kinh Bắc (Hà Bắc). Nếu như ở Tranh Đông Hồ, in viền nét và in màu đều
dùng bản khắc gỗ thì ở Tranh Hàng Trống in tranh chỉ dùng ván khắc gỗ in nét

tranh trên chất liệu giấy dó…Các ván khắc in tranh đều phải theo mẫu tranh, các
mẫu tranh do các nghệ nhân đảm nhiệm, gọi là “ra mẫu”. Người “ra mẫu” tranh
thường là người giỏi nhất của từng nhóm thợ, rất tinh tế, giàu kinh nghiệm, nên khi
đặt bút vẽ trên tờ giấy bản là lập tức hiện ra hình ảnh như bay như múa.Người vẽ
mẫu cũng là người đặt lời trên tranh. Chữ trên tranh phải đạt mức: làm rõ nghĩa của
tranh, làm cân đối thêm bố cục tác phẩm, mà không bị rườm rà. Có mẫu tranh phải
sáng tác hàng tháng mới xong.
Đã có không ít nghệ nhân sáng tác mẫu tranh trong suốt lịch sử phát triển
tranh dân gian Việt Nam. Đáng tiếc là nhiều tên tuổi các cụ đã bị thất truyền. Đến
nay, chúng ta chỉ biết một số nghệ nhân “ra mẫu” có tiếng ở thời cận đại và cận
hiện đại, thuộc dòng tranh Hàng Trống. Đó là các cụ Lê Đình Thổ, Lê Đình Liệu
( 1910 – 1973 ) Vũ Văn Nghi…
Tiếp sau đó đến công đoạn bồi tranh.., công đoạn này là một khâu quan
trọng trong quá trình hình thành một tác phẩm, sự thành công, và tồn tại lâu bền
của tác phẩm phụ thuộc vào công đoạn này, nó là sự truyền đạt kinh nghiệm tích
luỹ, khéo léo của những nghệ nhân đời trước để lại cho đời sau. Sau khi đã có được
bản in hoàn chỉnh thì người vẽ tranh dùng bút lông chấm màu để tô lên từng mảng
màu đậm nhạt, tuỳ theo nội dung, đường nét và các loại tranh. Do cách tô màu
bằng tay (vờn màu bằng tay, nét cản) của tranh Hàng Trống có đặc điểm ở mỗi tờ
tranh đều có nét sáng tạo riêng.
Mặc dù có những hạn chế nhất định – do hoàn cảnh lịch sử, môi trường
địa lý và đặc điểm tâm lý thị dân, nhưng dòng tranh Hàng Trống vẫn có những
đóng góp đáng kể vào kho tàng nghệ thuật dân gian Việt Nam, đã để lại những kiệt
tác sống mãi với thời gian. Đó là bức tranh: “Lý Ngư Vọng Nguyệt”, bộ tranh “Tố
Nữ”, bộ tranh “Tùng Cúc Trúc Mai”, “Chim Công”, “Thất Đồng”, “Tam Đa”, “
Chợ Quê”, .vv… và hàng loạt tranh thờ như : “ Ngũ Hổ”, “Bạch Hổ”, “Hắc Hổ”,

11



“Đức Thánh Trần”, “Ông Hoàng Ba”, “ Mẫu Thượng Ngàn”, “ Tứ Phủ Công
Đồng”, “Tam Phủ”.vv…
Bằng những tác phẩm ấy, tranh dân gian Hàng Trống còn lưu lại mãi mãi
trong tâm trí mỗi người Việt Nam chúng ta. Những tác phẩm của dòng tranh dân
gian Hàng Trống kể trên, quả là những kiệt tác, chúng toát lên cái sinh động, tinh
tế, ý nhị và sâu sắc lạ thường cả về nội dung lẫn hình thức. Phải nhận rằng, ở
những bức tranh này đã bộc lộ đầy đủ tài năng của những người nghệ nhân vẽ
tranh Hàng Trống.So với tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống có phần uyển chuyển
hơn, sắc độ trên tranh cũng êm ái hơn.
Như vậy, trên đất Hà Nội, từ khu vực Hàng Trống đến các phố cổ Hàng
Nón, Hàng Quạt, trước đây đã có một dòng tranh dân gian lớn mang tên tranh
Hàng Trống.Phường tranh Hàng Trống tồn tại và phát triển rất lâu đời, rất nổi tiếng
và trở nên phồn thịnh một thời. Những sản phẩm của trung tâm sản xuất tranh dân
gian này hết sức độc đáo.Khá nhiều tranh Hàng Trống đã đạt mức kiệt tác, tiêu
biểu cho nghệ thuật tạo hình dân gian Việt Nam.Từ nội dung, hình thức đến chất
liệu, tranh Hàng Trống mang màu sắc đặc trưng riêng của Hà Nội, nhưng cũng rất
Việt Nam, không thể trộn lẫn.Những bức tranh tuyệt mỹ của dòng tranh này được
nhân dân Việt Nam đến nay vẫn ưa chuộng và là một niền tự hào của chúng ta.
Tranh Kim Hoàng (xã Vân canh, Hoài Đức - Hà Tây)

Tranh gà độc Kim Hoàng
Dòng tranh Kim Hoàng phát triển từ thế kỉ 18 đến thế kỉ 19. Sự hợp nhất
hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng thành Kim Hoàng tiến tới xây dựng đình chung
"Trưởng bảng hội đình" vào ngày 3-2 năm Chính Hoà thứ 22 (1701), cũng có lẽ
chuẩn bị cho bắt đầu của nghề in tranh trong làng. Hàng năm, người Kim Hoàng
12


làm tranh từ rằm tháng một (tháng 11 âm lịch) đến giáp tết, thoạt đầu thì cúng tổ
nghề.Các ván in do một chủ phường có tài năng vẽ và khắc.Sau ngày giỗ tổ mới

phát cho các gia đình.Trong quá trình in họ trao đổi ván cho nhau.Hết mùa tranh
họ lại giao ván cho các chủ phường khác cất giữ.
Các cụ ở Kim Hoàng còn nhớ tranh Tết trước đây có nhiều loại khác
nhau, phổ biến nhất là tranh thờ gồm các bức Ông Công (tức Thổ Công), Ông Táo
(tức Táo Quân) và Ông Sư (tức Tiên sư). Đấy là ba vị thần mà các gia đình nông
dân và thợ thủ công rất sùng kính và nhớ ơn. Các tranh để trang trí nhà cửa, đồng
thời để cầu mong làm ăn phát đạt, may mắn, thì có các bức Tiến Tài, Tiến Lộc,
Lợn Gà. Các tranh Đi cày và Đi bừa vừa nói lên sự lao động vất vả, vừa tỏ ý cầu
mong được no ấm. Vui nhất là những tranh về cảnh sinh hoạt tình tứ của trai gái
như Hứng dừa, và cảnh hội làng như Đánh vật, Chọi trâu, Chọi gà tỏ rõ một tinh
thần thượng võ cao. Lại có cả những tranh mang tính răn dạy theo phương ngôn
như Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn, hay theo tích truyện hiếu nghĩa
trong Nhị thập tứ hiếu, hoặc vài cảnh trong truyện Nôm dân gian như Thạch Sanh.
Ngoài ra còn có những bức hoành đại tự “Đức lưu quang” (Đức tốt giữ mãi ánh
sáng) và “Phúc mãn đường” (Phúc chứa đầy nhà) mà trong từng nét chữ còn được
cài hoa lá, thể hiện cảnh sắc bốn mùa. Cùng với những hình ảnh, trong nhiều tranh
còn khắc kèm cả bài thơ hoặc câu đối hay một lời chúc tụng để nói rõ chủ đề của
bức tranh. Tranh Kim Hoàng được nhân dân địa phương gọi là Tranh đỏ, vì nó
được in trên giấy hồng điều hay giấy tàu vàng, lấy màu đỏ của giấy làm nền của
hình, để phân biệt với tranh Hàng Trống in trên giấy trắng mộc, và tranh Đông Hồ
vốn xưa chỉ in trên giấy trắng điệp nên gọi là tranh trắng. Giấy hồng điều và giấy
tàu vàng là loại giấy đã được nhuộm đỏ và bán sẵn ở phố Hàng Ngang, Hàng Mã,
mua về cứ thế dùng ngay không cần gia công thêm nữa.
Màu của tranh, ngoài màn nền, trước hết là “màu đen” in từ ván gỗ lên
giấy.Màu này lấy từ những thỏi mực đen có bán sẵn trên thị trường Hà Nội. Bảng
màu ở Kim Hoàng còn có: trắng, vàng, xanh lơ, xanh lá cây (xanh lục), chàm, tím,
hồng, đỏ sẫm. Trừ màu chàm mua nguyên liệu về chế lấy, các màu khác đều có
bán ở thị trường.Muốn có màu chàm thì đem cây chàm ngâm riêng cành và lá, sau
đó chắt bỏ nước trong, rồi gạn lấy chất cái đánh nhuyễn ra.Màu chàm thường trộn
với mực đen để tạo ra thứ màu xanh đen.Màu trắng thì mua phấn thạch cao, ngâm

nước cho mềm rồi đánh nhuyễn. Các màu trên, khi dùng phải pha keo có bán sẵn,

13


hoặc nấu lấy bằng cách ninh vó hoặc da trâu bò để tạo chất dính. Khó pha nhất là
màu phẩm hồng, pha khéo thì được màu cánh sen tươi, không đúng cách thì
chuyển thành màu máu đỉa. Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu rồi, sau lễ giỗ Tổ
phường, các gia đình nhận ván về, cả nhà tập trung vào in và “chấm phẩm”. Khi in
để ngửa ván, dùng chổi rơm nếp (cắt bằng đầu), nhúng vào chậu nước mực, rồi
quét lên ván gỗ, sau đó đặt úp tờ giấy đỏ lên mặt ván dùng xơ mướp tấm sáp hoặc
nén, xoa phía trên tờ giấy, cho nét và màng hình đen từ ván in dần lên mặt giấy.
Bóc giấy ra sẽ được tranh đen trên nền giấy đỏ. Theo quan niệm của người làm
tranh ở Kim Hoàng, những nét và mảng in ở ván, nét phải đen tuyền, mịn, mượt
mới đẹp chứ không được rỗ xốp như “màu đen” ở tranh Đông Hồ. Đã có hình in
đen rồi, dựa vào những phần mảng của nét để từ các màu khác mà nhân dân địa
phương gọi là “chấm phẩm”.
Tranh Kim Hoàng bắt đầu làm từ rằm tháng một cho đến giáp Tết. Thời
tiết giá rét làm cho phẩm pha vào keo sẽ đông quánh, vì thế bát màu phải đặt trên
bếp nóng để vẽ. Nếu bếp nóng quá, màu phạm sẽ không tươi mà bị xỉn lại. Các
màu sa thanh và sa lục là bột đất, nên sau khi chấm màu mà để khô thì sẽ hơi nháp.
Chấm màu xong, các nét in ban đầu bị phủ đè gần hết, nên giữa các mảng màu
không còn đường bờ gìm giữ lại, sẽ bồng bềnh, chao đảo.Tờ tranh để vậy coi như
xong. Nhưng muốn tăng hiệu quả nghệ thuật phải được nâng cao bằng kỹ in đồ, tức
in lại nét đen lên trên các mảng màu, in sao cho trùng với nét đen in ban đầu. In đồ
là việc khó, chỉ những người cứng tay nghề mới làm được. Đến những ngày giáp
Tết, không khí làm tranh lại càng nhộn nhịp ở các gia đình làm tranh, mọi người
làm việc tất bật, làm ngày rồi tối đến lại chong đèn ba dây mà chấm phẩm, để sáng
mai có tranh đi chợ bán. Sau một tháng làm tranh, đến ngày rằm tháng Chạp thì
phường làm lễ Thánh sư, sau đó mới mang tranh đi bán.Nhưng bán tranh rộ là từ

ngày Tết ông Táo (23 tháng Chạp). Sớm tinh mơ hôm đó, các gia đình làm tranh ở
Kim Hoàng cho người nhà đi các chợ ở vùng lân cận, như chợ Sấu Giá, chợ Sơn
Đồng, chợ Chùa Thầy, chợ Phùng, chợ Vạng, chợ Trám Trôi, chợ Canh, chợ Diễn,
chợ Tây Tựu . . . để “bỏ que lấy chỗ”. Sau đó ông bà già đeo nải tranh đến bán.
Tương truyền, dòng họ Nguyễn Sĩ là dòng họ làm tranh sơ khởi người
Thanh Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở đây. Trận lụt năm 1915 làng
mạc ngập trắng từ Phùng đến Cầu Giấy, cuốn trôi nhiều ván in tranh của
làng.Tranh Kim Hoàng dần bị thất truyền, đến năm 1945 thì hoàn toàn không còn

14


sản xuất nữa.Ngày nay, một vài ván in của dòng tranh này còn được lưu giữ ở bảo
tàng Mỹ Thuật Việt Nam.
Tranh làng Sình

Tranh Hội bài chòi
Làng Sình có tên chữ là Lại Ân thuộc tổng Hoài Tài, huyện Tư Vang,
phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hoá, Phú Vang. Làng nằm ở ven bờ Nam hạ lưu sông
Hương, cách Huế không xa (bên kia sông Bảo Vĩnh). Làng Sình nổi tiếng về hội
vật mùng mười tháng giêng.Nhưng làng Sình còn nổi tiếng về một nghề làm tranh
thờ in ván khắc. Trước kia hầu hết tranh thờ in ván bày bán ở chợ vùng này là do
dân làng Sình làm, nên gọi là "tranh Sình".
Thời hưng thịnh của tranh Sình, những người trong các gia đình ở đây
đều biết in và tô màu cho tranh. Tranh làm ra bán buôn ngay tại nhà hoặc bán cho
hàng mã ở chợ, có khi được đặt từ trước. Giấy in tranh là giấy mộc, màu trước kia
lấy màu từ tự nhiên (thực vật, kim loại, sò điệp), sau là phẩm hoá học gồm các màu
cơ bản đỏ, vàng, xanh và đen. Bản khắc từ gỗ mít. Tranh ở đây in lối ngửa ván rồi
dùng tay vuốt giấy cho phẳng, in lấy một nét và mảng đen, sau dựa vào đấy mà tô
màu. Một số tranh in đen xong là hoàn chỉnh.

Tranh Sình chủ yếu là tranh thờ, tranh cúng lễ phục vụ tín ngưỡng dân
gian.Tranh làng Sình có khoảng 50 đề tài khác nhau, phản ánh tín ngưỡng cổ sơ, tư
tưởng của người Việt cổ trước một thiên nhiên hoang sơ, thần bí. Cuộc sống của
con người bị chi phối bởi nhiều tai hoạ nên họ cần đến sự che chở của thần linh.

15


Người ta cúng tranh để cầu mong người yên, vật thịnh, phụ nữ sinh nở được "mẹ
tròn con vuông", trẻ nhỏ mau lớn, người ốm chóng khỏi...
Bên cạnh ý nghĩa thờ cúng, tranh Sình còn khắc hoạ bằng hình ảnh sinh
động những sinh hoạt văn hoá, xã hội, lao động. Nhóm tranh muông thú rất gần gũi
với mọi nhà (lợn, ngựa, voi...), các đồ vật quen thuộc (chậu, hoa, thuyền bè...).
Tranh Sình đơn giản nhưng đẹp một cách bình dị, tự nhiên. Một trong những đề tài
khá phổ biến và đẹp là bộ tranh tố nữ, mỗi bức vẽ một cô đứng biểu diễn một loại
nhạc cụ. Trang phục của các cô đều giống nhau là áo "mã tiên", áo trắng dài mặc
trong, áo cánh màu bận ngoài, mầu áo có thể thay đổi khi tô màu sao cho vui.
Tranh làng Sình nặng về tính chất thờ cúng, chưa đáp ứng được yêu cầu
thưởng ngoạn của dân gian, chưa phản ánh được niềm lạc quan, yêu đời như tranh
tết, tranh sinh hoạt Đông Hồ. Tranh làng Sình đã bị thất truyền từ lâu, nhưng dẫu
sao thì nó đã có một thời gần gũi với bao gia đình ở miền Trung.
1.2.Khái quát về dòng tranh Đông Hồ
1.2.1.Nguồn gốc của tranh dân gian Đông Hồ
Xuất hiện vào khoảng thời lý (1010 – 1225) và Hồ (1400 – 1414) được
phát triển vào thời lê (1535 – 1788). Các nhà nghiên cứu cho rằng thời kỳ hưng
thịnh nhất vào khoảng thế kỷ XVII và cuối thế kỷ XIX. Tranh Đông Hồ lưu hành
khắp cả nước.Làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành – Bắc Ninh.Có dòng họ
Nguyễn Đăng nổi tiếng vẽ mẫu, khắc ván.Đây là nơi nổi tiếng về nghề in tranh
bằng bản khắc gỗ vì lẽ đó Nghề thủ công này có tên là Đông Hồ.
1.2.2. Làng tranh Đông Hồ

Làng tranh Đông Hồ xưa là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc
xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km.
Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ phía nam
của con sông Đuống hài hòa , cạnh bến đò Hồ. Từ Hà Nội đi Đông Hồ du khách
thường qua các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi,
chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành-Bắc Ninh). Dọc theo triền đê với những ngôi nhà
tường gạch nổi bật giữa màu xanh của cánh đồng lúa, thấp thoáng những sân phơi
16


tranh với màu sắc xanh đỏ,xa xa là dòng sông Đuống chảy êm đềm, ta đến với làng
tranh.
Lịch sử cũng như sự phát triển của làng tranh Đông Hồ gắn liền với lịch
sử và phát triển của dòng tranh Đông Hồ truyền thống.Tên gọi dân gian xưa của
làng tranh Đông Hồ là làng Mái. Chỉ sau một thời gian gắn bó với nghề làm tranh
mà người ta gọi nó là làng Hồ hay làng Đông Hồ.Tranh Đông Hồ ra đời vào
khoảng thế kỷ thứ XVI với số lượng mẫu tranh vô cùng phong phú mà không ai
thống kê hết được, chỉ biết gồm có 5 loại chính là :tranh thờ, tranh chúc tụng,tranh
sinh hoạt,tranh lịch sử và tranh giáo dục.Có một điều đặc biệt ở một làng tranh đã
hơn 500 năm tuổi là chưa ai từng nghe đến ông tổ của làng nghề. Bởi lẽ tinh hoa
của nghề đã được những người làng tranh – những bàn tay nghệ nhân truyền từ đời
này sang dời khác, thế kỷ này sang thế kỷ khác. Từ cuối thế kỷ XIX đến 1944 là
thời kì hưng thịnh của làng tranh. Lúc ấy, trong làng có 17 dòng họ thì tất thảy đều
làm tranh. Đến hẹn lại lên, cứ khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm là cả làng đã tất
bật để chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp, không
một mảnh đất trống nào không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy: từ
sân nhà, sân đình, ven các ngõ xóm, đường làng, dọc theo triền đê cho đến các nóc
nhà, nóc bếp….Không khí trong làng rộn rạo từ sáng đến tối suốt mấy tháng liền
như thế. Thế rồi làng tranh nhộn nhịp với hội tranh giữa những ngày tháng Chạp,
đặc biệt là các ngày mùng 6, 11,16,21 và 26. Bà con và du khách thập phương

muôn nơi đổ về tấp nập mua tranh treo tết, cầu mong một sự phú quý vinh hoa cho
nhà mình. Bên cạnh đó, đến chợ tranh làng Hồ không chỉ có khách buôn và mua
tranh, mà có cả những người hâm mộ nghệ thuật tranh dân gian thích thăm thú,
xem tranh và đi trảy hội mùa xuân.Làng tranh lúc bấy giờ thật đẹp và đông vui biết
bao.
“Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ đến tháng Chạp thì về buôn tranh”.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, cùng nhân dân cả
nước,Đông Hồ cũng rơi vào cảnh đạn bom, làng tranh bị giặc đốt phá tan hoang,
người dân trong làng lo chạy loạn khắp nơi, các bản khắc tranh cũng bị thiêu cháy
rụi. Nghề tranh từ đó cũng bị gián đoạn. Nhưng khi hoà bình lập lại (1954) ,làng
tranh được khôi phục.Thời gian này, nhiều tổ hợp tác sản xuất tranh Đông Hồ được
thành lập, đây cũng là thời điểm tranh Đông Hồ được xuất khẩu nhiều ra nước

17


ngoài, nét đẹp tranh Đông Hồ mang hồn Việt đã được rất nhiều bạn bè quốc tế biết
đến.
Còn nói về người làng tranh, các cụ làng Đông Hồ ngày xưa vẫn truyền
lại mấy câu ca rằng:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh.
“Làng mái có lịch có lề” - Chữ lề ở đây tượng trưng cho những quy tắc
đạo đức của người xưa, rất trọng danh dự, khí tiết. Còn dân làng Mái, dân nghệ
thuật rất trọng lời ăn tiếng nói. Không như nhiều làng quê khác, người dân làng
Hồ, nhất là phụ nữ, ăn nói rất lịch lãm, trên dưới thưa gửi rất rõ ràng. Người làng
kể rằng kể cả từ xưa, rất hiếm khi trong làng có tiếng người mắng chửi nhau.Du

khách về với làng tranh cũng rất hài lòng trước sự hiếu khách của dân làng. Đó
cũng chính là một nét Kinh Bắc khiến cho người ta đến một lần và nhớ mãi…
Như vậy, làng tranh Đông Hồ cùng dòng tranh mang hồn dân tộc ấy trải
qua biết bao thăng trầm đã trở thành một thói quen tâm linh, một phong tục tín
ngưỡng của người Việt, đặc biệt là người Bắc. Một vài tờ tranh bên cạnh mâm ngũ
quả đã trở thành thứ mà các bà các chị không quên sắm cho gia đình mỗi dịp tết
đến xuân về.

Chương 2: Đặc điểm dòng tranh dân gian Đông Hồ
2.1. Kỹ thuật làm tranh
2.1.1 Chất liệu làm tranh
”Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sống bừng trên giấy điệp”

18


Nét dân gian đáng yêu của tranh Đông Hồ quả thực cũng nằm ở màu sắc
chất liệu giấy in.Bí quyết của màu sắc trong tranh là ở chất điệp. Điệp là màu tráng
có ánh sáng lấp lánh. Chất bột trắng lấy tõ vá con điệp ở biển.
Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ thường in trên giấy dã quét điệp. Do đó, trước
khi in quét điệp bằng chổi thông và tạo thành các đường ganh. Có thể nói, cái đặc
biệt của tranh Đông Hồ ở chỗ đó mà tranh Hàng Trống, tranh làng Sinh… không
thể có màu sắc muôn ngàn hồng tía của tranh, còng không thể có nền giấy điệp
quyến rũ đó. Các ván gỗ khắc tranh thường làm từ gỗ thị loại gỗ này ít lồi, mịn
màng, dẻo quánh, dùng in tranh rất bền.

Tranh đấu vật
Màu sắc tô đẹp bức tranh. Màu sắc trong tranh Đông Hồ mang đến cho
người xem vẻ đẹp mộc mạc trở thành nét riêng trong tranh Đông Hồ. Muốn giá

thành của tranh dân gian vừa với túi tiền của người dân nghệ nhân phải dùng
những nguyên liệu dễ kiếm tìm từ thiên nhiên. Đó là thứ có sẵn tõ xung quanh, họ
chế tạo ra màu vẽ cho mình. Tranh Đông Hồ rất hạn chế pha màu trực tiếp nên
màu sắc hoàn toàn giữ nguyên, theo màu tự nhiên.
Màu đen lấy tõ than lá tre đốt, ủ ngâm ải
Màu vàng tõ hoa hoè đem sao, sắc lấy nước
Màu đỏ lấy tõ sái ở đồi núi
Màu xanh lấy từ lá chàm ngâm lấy nước
Màu trắng từ điệp nghiền kỹ thành bét

19


Cái làm nên nét đặc sắc độc đáo của tranh Đông Hồ chính là chất liệu
làm tranh, được chế biến thủ công từ các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên:
Giấy làm từ cây dó, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá
tre đốt, màu trắng được nghiền từ vỏ sò, ốc… Trên cơ sở những màu sắc cơ bản ấy
người dân đã tạo thêm nhiều màu sắc khác nhau từ việc trộn lẫn các màu. Để hoàn
thành một sản phẩm, không kể khâu khắc tranh trên bản gỗ, có sẵn giấy và màu,
người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận trong từng giai đoạn: sơn hồ lên giấy,
phơi giấy cho khô hồ, quết điệp rồi lại phơi giấy cho khô lớp điệp, khi in tranh phải
in từng màu lần lượt, nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi… Cứ
thế, dưới ánh sáng mặt trời lấp lánh từng hình ảnh, đường nét của cảnh sắc thiên
nhiên, nếp sinh hoạt của người dân, những hình ảnh của cuộc sống thường ngày ...
như “bừng” sáng trên giấy dó. Mọi giai đoạn đều thật công phu nên đòi hỏi người
làm tranh luôn cẩn trọng, cầu kì, chú ý đến từng chi tiết nhỏ để có được một bức
tranh đẹp.
2.1.2 Khắc ván
Tranh Đông Hồ có một công đoạn là khắc ván.Để hoàn thành một sản
phẩmthì khâu khắc ván là một khâu quan trọng không thể thiếu.Đảm nhận khâu

nàylà những người có tay nghề chạm khắc giỏi.Để có tranh in màu,ván in làm 2
loại.Ván in nét và ván in màu.Ván in nét làm bằng gỗ thị,gỗ mơ hay gỗ lồng
ngực,là loại gỗ rắn,bền,thớ dẻo và mịn.Khi tiếp xúc với nước là không bị nở
thớ và còn có khả năng làm cho nét khắc trên ván in dai,đứng vững,không
gãy,không đổ.
Ván in các mảng màu thì bằng gỗ dổi hay gỗ vàng tâm,là loại gỗ
nhẹ,thớmềm xốp,dễ hút màu,do đó in đậm màu thuốc.Gỗ dùng khắc ván in phải xẻ
trước một,hai ba năm để khô mới dùng.Khi in ván gỗ gặp nước không bị cong
vênh.
Các ván in tranh Đông Hồ chỉ in một mặt.Dụng cụ khắc ván là những
mũiđục còn gọi là những “ve” bằng thép cứng.Trong khi đó nhiều nước trên thế
giới gỗ làm in tranh là gỗ anh đào là phần lớn dùng dao khắc mũi nhọn đầu để
khắc ván.
Khi khắc ván,người cầm ve bằng tay trái,đặt lưỡi ve lên cạnh nét vẽ,tay
phảicầm dùi đục đập mạnh lên đầu cán ve.Khắc nét thẳng thì dùng ve lưỡi
thẳng,khắc nét cong thì dùng ve lòng máng.Cứ thế tùy đường thẳng hay cong
20


của nét vẽ mà lựa chọn lưỡi ve to hay nhỏ,cong nhiều hay ít cho ăn khớp với
nét vẽ.Về sau người thợ khắc ván làng Hồ còn dùng thêm loại dao khắc mũi
nhọn mài một má.
Các ván in làng Hồ khắc bằng mũi ve nên nét vẽ khắc ván thường
to,đậm,sâu nét và đứng cạnh.Có thể nói nếu ván in tranh hàng Trống to,rộng,đầy
đặn,tờ tranh to rộng đến đâu ván in củng khổ thì ván in tranh Đông Hồ thường khổ
nhỏ,nhẹ,tiện cầm trên tay khi in.Nếu là những tranh khổlớn rộng như Tứ Bình,Tố
Nữ,tranh Truyện Kiều,tranh Tứ Quý thì các ván in tranh không to bằng khổ tranh
mà được cắt nhỏ bằng 3,4 ván,thường in tranh phải in ghép các ván lại cho thành
một bản khắc trọn vẹn.
Ván khắc in tranh có 2 loại: ván in nét và ván in màu. Ván in nét thường

được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực. Gỗ thị có thớ đa chiều, vừa mềm, dễ khắc
lại vừa dai, do đó khi khắc ván in, nghệ nhân có kỹ năng chạm khắc giỏi, sẽ tạo
được các nét gọn, mảnh, nhỏ, tinh vi và ván in lại mềm. Dụng cụ khắc ván là
những mũi đục hay còn gọi là bộ ve, được làm bằng thép cứng. Mỗi bộ ve có
khoảng 30 - 40 chiếc.
Khi khắc ván in tranh,người ta chuyển sang giai đoạn in tranh hàng
loạt.Khâu sáng tác,khắc ván và in tranh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
2.1.3. In tranh
Đây là công đoạn thực hiện việc quết màu lên ván rồi in,giấy dùng in
tranh là giấy điệp.Khi in tranh phải in từng màu lần lượt,năm màu năm lần in,mổi
lần in là một lần là một lần phơi.Sau khi in tranh,kể cả lúc tranh khô,người xem
vẩn cảm nhận được màu sắc của tranh,thật tươi tắn như lúc tranh ướt.Các hình
khối,mảng nọ cạnh mảng kia,có sự ăn ý một cách hài hòa tự nhiên.
Vật liệu và dụng cụ dùng để in tranh gồm: giấy dó, các loại màu, ván in,
co ván, bìa và thét (chổi làm bằng lá thông). Cách thức in tranh như sau: trước khi
in tranh, phải chuẩn bị sẵn giấy in để thành 1 tập (khoảng từ 100 đến 200 tờ ở
trước mặt). Khi in, người ta nhúng thét lá thông vào chậu màu để lấy màu, rồi quét
đều trên mặt bìa. Phương pháp lấy mực để in tranh dân gian Đông Hồ theo cách
xếp ván, tức là cầm "co" ván dập đi, dập lại tấm ván xuống mặt bìa đã được phết
màu, để màu thấm đều trên bề mặt ván, sau đó đặt ván in lên tờ giấy định in sao
21


cho cân đối, chính xác, ấn mạnh ván in vào tờ giấy, để có sự liên kết nhất định, rồi
lật ngửa ván in có dính cả tờ giấy in tranh lên; lấy xơ mướp xoa đều lên mặt sau tờ
giấy, để cho phẩm mầu trên mặt ván tiếp tục thấm đều trên mặt giấy. Tiếp đó, gỡ tờ
tranh ra khỏi ván in, rồi mang tranh ra phơi ở những nơi thoáng mát.Tranh khô rồi
mới tiếp tục lần lượt in các màu khác.Bản nét đen bao giờ cũng được in cuối cùng.
2.2. Nội dung tranh
2.2.1. Nội dung tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ phản ánh được tâm tư, nguyện vọng và những ước mơ
bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường. Nghệ nhân tranh Đông Hồ cũng là
người dân lao động. Họ đã gửi tâm tư tình cảm của mình vào tác phẩm, vì vậy
tranh Đông Hồ luôn gây được ấn tượng sâu lắng trong lòng người.Thật vậy, cái
làm nên nét đẹp và đặc biệt ở tranh Đông Hồ để cho người ta đã nhìn là muốn
ngắm mãi, là phải suy ngẫm chính là ý nghĩa của tranh. Tranh dân gian Đông Hồ,
đúngnhư cái tên gọi của nó,là thế giới thu nhỏ của cuộc sống làng quê Việt Nam.
Mỗi bức tranh đều mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều
góc độ tâm trạng của con người, mang trong nó là cả những ước vọng của người
dân, từ những ước mong giản dị cho tới những điều cao quý. Đó có thể là mong
ước về một cuộc sống no ấm của nhà nông với sự thể hiện của tranh "Mẹ con đàn
lợn", hay sự thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của đấng nam nhi với "Tranh gà
trống" sặc sỡ và oai vệ, và nó cũng thể hiện cho 5 đức tính quý của con người: văn
(vẻ đẹp – mào gà), vũ (cứng rắn – cựa gà), nhân (lòng thương yêu đồng loại – khi
kiếm được mồi luôn gọi đàn đến cùng ăn), dũng (sức mạnh – gặp kẻ thù thì kiên
quyết chống lại), tín (hàng ngày báo giờ rất đúng). Tranh gà đẹp và ý nghĩa như
thế, nên nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã viết trong bài thơ Chợ tết: "Lũ trẻ còn mải ngắm
bức tranh gà/ Quên cả chị bên đường đang đứng gọi". Còn tranh "Đám cưới chuột"
lại là một minh chứng sống động và hóm hỉnh cho quan hệ mạnh hiếp yếu trong xã
hội. Chuột làm đám cưới phải lo lễ vật cống cho mèo, cầu xin mèo để yên cho đám
cưới được tiến hành.Hoặc thầy đồ cóc lại nói về lớp học nghiêm túc,nhìn qua có
thể thấy thầy đồ rất gia trưởng,ở dưới thì lớp học đang ôn bài,còn bức tranh Hứng
Dừa thì lại chỉ một gia đình hòa thuận,vợ hứng chồng chèo,trong như ngọc trắng
như ngà. Dù được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tranh dân gian
của các dòng tranh đều có điểm giống nhau là luôn đề cao cái đẹp, đề cao đạo lý
22


làm người, giáo dục những phẩm chất tốt và cầu mong những điều tốt đẹp trong
cuộc sống.

Tranh Đông Hồ có 5 loại chính là tranh thờ( gắn với tục thờ cúng tổ tiên
và tín ngưỡng đa thần với những chủ đề tranh như: Táo Quân, Phật Bà, Thổ Công,
ngũ hổ, …);tranh chúc tụng(biểu đạt cho những lời chúc: bình an, hạnh phúc, giàu
có, sung túc, thăng tiến hoặc đông con như Đại cát-Nghinh xuân, Gà đàn, Gà
trống,vinh hoa phú quí, cậu bé cưỡi trâu....);tranh sinh hoạt (chuột đỗ trạng nguyên,
chuột vinh qui, đám cưới chuột, chuột mèo hóa giải, đánh ghen, hái dừa, thầy đồ
cóc...);tranh lịch sử(ca ngợi lịch sử oanh liệt và hết sức tự hào của dân tộc như Hai
Bà Trưng, Bà Triệu cưỡi voi xung trận, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền đánh quân
Nam Hán, Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận hay Việt Nam độc lập, bình dân học vụ,
bắt sống giặc lái máy bay, Bác Hồ về thăm làng...);và tranh giaó dục (Cóc đi học,
Nhị thập tứ hiếu, tranh chuyện Kiều, thánh Gióng, Thạch Sanh, tranh ngụ ngôn…).
2.2.2. Một số bức tranh Đông Hồ tiêu biểu
Đám cưới chuột

Đây là một trong những bức tranh có từ lâu đời và nổi tiếng nhất của
dòng tranh Đông Hồ. Nó thuộc loại tranh sinh hoạt, là một bức tranh hài hước
nhưng mang ý nghĩa châm biếm sâu sắc.Hài hước ở chỗ chuột lại đi rước dâu, lấy
vợ, hay chính là nghệ nhân dân gian đã thổi hồn vào bức tranh, nhân hóa con chuột
để nó mang dáng dấp con người. Châm biếm ở chỗ chú rể chuột muốn đón dâu
phải mang chim, mang cá đến cống cho mèo.Trên bức tranh có hai chữ Nghênh
hôn chỉ đám cưới. Con mèo trong bức tranh đại diện cho tầng lớp thống trị xưa.

23


Còn con chuột là hình ảnh của những người nông dân trong xã hội cũ. Trạng Chuột
ơn vua cưới vợ làng, Kiệu son lộng lẫy lọng hoa vàng ! Nàng dâu xứ chuột chân đi
đất, Ngón nhỏ bùn non vẫn dính chân ! “Đám cưới chuột” cùng với hai bức tranh
chuột khác là “chuột vinh quy” và “chuột rước rồng” đã phản ánh một cách sâu sắc
quan hệ mạnh hiếp yếu trong xã hội, là tiếng nói của nhân dân lao động trước nạn

tham ô, cướp bóc của bọn tham quan.

Ngũ hổ
Ngũ Hổ Thuộc thể loại tranh thờ, tranh “ngũ hổ” Đông Hồ tuy không
nổi tiếng bằng tranh “ngũ hổ” Hàng Trống nhưng cũng là nột bức tranh ẩn chứa
nhiều mật mã và ý nghĩa. Một ông hổ màu vàng ngự ở giữa tranh nghiêm trang, uy
nghi ,trong lòng ôm hòm ấn có nhãn quẻ càn,xung quanh có 4 ông hổ con bốn màu
xanh, đỏ, đen, trắng tượng trưng cho thuyết Âm Dương Ngũ hành: hỏa-hổ đỏ,
mộc-hổ xanh, thủy-hổ đỏ, kim-hổ trắng, thổ- hổ vàng. Bức tranh này thể hiện
nguyên lý Ngũ hành tương khắc, từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ và từ
dưới lên. Đây là một nét tâm linh mà người Việt đã trân trọng và quan niệm từ xưa.
Nhảy đầm

24


Ai cũng biết trong phong trào Âu hóa, cái món “nhảy đầm” đã được du
nhập vào Việt Nam khiến các cụ đồ Nho phải lắc đầu lè lưỡi.Nhảy đầm đã đi vào
tranh Đông Hồ với bức tranh cùng tên, và hiện nay vẫn còn ván khắc để in. Bức
tranh mô tả một quầy bar, có ly, cốc, có bồi bàn, có rượu vang hoặc champagne,
hình vẽ cũng thô mộc thôi, nhưng rất rõ một sinh hoạt thuộc địa, với hai cặp giai
thanh gái lịch trong điệu valse uyển chuyển.
Vinh hoa phú quý

Vinh hoa- phú quí cũng thuộc loại tranh chúc tụng,bộ tranh “vinh hoaphú quí” đã trở thành biểu tượng đẹp về sự phát triển phồn thịnh, hạnh phúc gia
25


×