Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 2 b trường tiểu học bến củi thông qua sử dụng tích cực biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.86 KB, 34 trang )

I.

TÓM TẮT

Ở bậc tiểu học, kĩ năng đọc của học sinh được hình thành chủ yếu trong
môn Tiếng Việt nhất là phân môn Tập đọc. Việc quan tâm đến dạy đọc và rèn
đọc cho học sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi giáo viên đứng
lớp. Trong những năm gần đây việc nâng cao chất lượng và công tác giảng dạy
luôn được nhà trường chú trọng. Để góp phần thực hiện tốt điều này, bản thân
tôi luôn tìm tòi và nghiên cứu các phương pháp giảng dạy phù hợp góp phần
nâng cao chất lượng học sinh.
Kĩ năng đọc thực sự cần thiết đối với mọi người không chỉ riêng với học
sinh lớp hai mà còn đối với các lớp, các cấp học khác. Chính vì vậy kĩ năng đọc
có ý nghĩa rất sâu sắc. Đọc để chiếm lĩnh ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập,
đồng thời đọc cũng là công cụ để học tốt các môn học khác. Điều đó cho thấy
chất lượng học sinh năng khiếu phân môn Tập đọc nói riêng và tỉ lệ học sinh
năng khiếu toàn trường nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của
các em.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm và thực tế giảng dạy. Tôi nhận thấy,
chất lượng đọc của học sinh lớp 2B tôi đang dạy còn nhiều hạn chế, học sinh
đọc chậm, ấp úng, ê a, ngắc ngứ, thậm chí phải đánh vần để đọc từng chữ. Điều
đó dẫn đến kết quả học tập ở phân môn Tập đọc của các em chưa cao. Để giúp
các em nắm được kỹ năng đọc, đọc tốt, đọc đúng ngữ điệu và đọc để hiểu nội
dung bài một cách sâu sắc hơn ở học kỳ II, đó chính là giải pháp “Nâng cao
chất lượng đọc cho học sinh lớp 2 B trường Tiểu học Bến Củi thông qua sử
dụng tích cực biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc” mà tôi
nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm duy nhất (lớp 2 B), trường
Tiểu học Bến Củi. Qua thực hiện biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong
các giờ học Tập đọc từ tuần 3 đến tuần 18 (Học kỳ I). Kết quả không có em nào
bị hạn chế kĩ năng đọc cho thấy tác động đã có ảnh hưởng tốt đến chất lượng


đọc của học sinh.
1


Kết quả kiểm chứng T- Test cho thấy P < 0,05 có nghĩa là đã có sự khác
biệt lớn giữa kết quả trước tác động và sau tác động. Điều đó chứng minh rằng:
Để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 2B cần thực hiện tích cực các biện
pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc.

2


II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Qua khảo sát chất lượng đầu năm và kinh nghiệm giảng dạy tôi nhận thấy
chất lượng đọc của học sinh tiểu học nói chung và đặc biệt là học sinh lớp 2B
của tôi nói riêng còn nhiều em đọc chậm, đọc ê a, vừa đọc vừa đánh vần, ngắt
nghỉ hơi chưa đúng, chưa hiểu nội dung bài đọc… đang là vấn đề đáng được
quan tâm.
2. Nguyên nhân
Đối với giáo viên:
+ Chưa chú ý nhiều đến học sinh chậm kĩ năng.
+ Giáo viên chưa quan tâm đến việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc liền mạch,
đọc lưu loát vì mất nhiều thời gian.
+ Phương pháp giảng dạy giáo viên hạn chế.
+ Kĩ năng đọc chưa được giáo viên chú trọng.
+ Giáo viên chỉ mới thường xuyên cho học sinh năng khiếu đọc và trả lời
câu hỏi, học sinh chậm kĩ năng ít được đọc hơn dẫn đến kết quả phân môn đọc
chưa cao.
Đối với học sinh:

+ Kĩ năng đọc chưa có.
+ Không chú ý đến đọc mẫu và luyện đọc của giáo viên.
+ Do tật nói ngọng, nói lắp.
+ Gia đình không quan tâm.
Từ những nguyên nhân trên, nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đọc của học
sinh là: Do kĩ năng đọc chưa có.
Để thay đổi hiện trạng trên, tôi đã sử dụng tích cực biện pháp rèn kĩ năng
đọc cho học sinh lớp 2B trong phân môn Tập đọc.
3. Giải pháp thay thế
Nâng cao chất lượng đọc cho học sinh trong phân môn Tập đọc. Tôi thực
hiện các giải pháp sau:
3


Luyện cho học sinh làm chủ tia mắt khi đọc:
+ Trước hết phải luyện cho học sinh đọc không bỏ sót tiếng, không thêm
tiếng, không lạc dòng. Khi bước vào lớp hai các em phải biết đọc trơn, để luyện
đọc trơn, giáo viên đọc mẫu rồi cho học sinh đọc từ, ngữ, câu. Hình thức đọc cá
nhân, nhóm, hoặc đồng thanh
Khắc phục tình trạng học sinh đọc chậm, ê a:
+ Việc học sinh chưa nắm vững âm, vần là một trở ngại lớn trong việc học
tập. Vì thế, để khắc phục tình trạng này tôi hệ thống các âm vần ở lớp một vào
tờ giấy lớn. Cho các em đọc, viết lại thường xuyên vào lúc rãnh như thế để các
em nhớ lại giúp các em đọc sẽ tiến bộ hơn.
Đối với những em đánh vần đọc từng chữ:
+ Thường là do học sinh quên vần và cách ghép tiếng chưa thuần thục nên
cần có thời gian nhẩm để đọc tiếng. Đối với em đó tôi sẽ đứng cạnh bên khi em
đọc, để xác định em quên vần hay quên âm, quên phần nào tôi sẽ nhắc phần đấy
để em tự động ghép đọc thành tiếng.
Đối với những em phát âm chưa chuẩn xác phụ âm đầu: l/n; s/x ….là do

các em nói lắp, nói ngắn lưỡi và ảnh hưởng phương ngữ. Đối với những em này
tôi sẽ hướng dẫn kỹ thuật phát âm cho các em. Giáo viên đọc mẫu cho học sinh
luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần.
Ví dụ: nàm việc, phẻ phắn, cá gô đọc là: làm việc, khỏe khoắn, cá rô…
Khi đọc các vần có âm đệm tôi hướng dẫn các em: Khi phát âm phải “
tròn môi”, giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát, sau đó các em thực hành.
VD: Tỏa đọc tỏ; ngoặc đọc ngạc
Cần đọc đúng các thanh: phân biệt giữa thanh hỏi, thanh ngã
VD: Rỏ ràng, mở màng, bé ngả đọc là: rõ ràng, mỡ màng, bé ngã….
Khi có được kĩ thuật phát âm, các em sẽ dễ dàng nhớ và đọc đúng, mạch
lạc, rõ ràng. Từ đó sẽ rèn cách đọc ngắt nghỉ giọng hợp lí trong câu, đoạn, cả bài
và tiến đến cách đọc nhấn giọng đúng ngữ điệu bài đọc.
Rèn cách đọc ngắt nghỉ hơi hợp lí trong câu cho học sinh.
4


Để học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, giáo viên chỉ cho học sinh nghỉ ngơi ở
các dấu câu, nghỉ hơi ít ở dấu phẩy, nghỉ hơi lâu ở dấu chấm. Ở cuối câu kể,
thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu.
Giáo viên viết đoạn hướng dẫn ra bảng phụ dùng kí hiệu nét sổ (/) để ngắt
câu dài. Học sinh dùng bút chì gạch nét sổ (/) vào sách để ngắt câu dài để khi
đọc cho đúng.
VD: “Bố ơi, / Sao không có ngày của ông bà / bố nhỉ?//
Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hằng năm/ làm “ngày ông
bà”/ vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo sức khỏe/ cho các cụ già.//
Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu
đấy, //
Trên thực tế học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài có
cấu trúc phức tạp hoặc mắc lỗi ngay ở câu ngắn, do các em chưa nắm được quan
hệ ngữ pháp giữa các từ.

Ví dụ: Bê vàng đi /tìm cỏ
Lang thang quên/ đường về.
Dê trắng thương/ bạn quá.
Đọc là: Bê vàng đi tìm cỏ/
Lang thang/ quên đường về.
Dê trắng/ thương bạn quá.
Ngoài ra ta còn phải hướng dẫn học sinh biết đọc phân biệt được giọng
của người dẫn truyện và lời của các nhân vật trong bài “Chiếc bút mực” phải thể
hiện giọng đọc.
Ví dụ: Giọng kể chậm rãi, giọng Lan buồn, giọng Mai dứt khoát, pha chút
nuối tiếc, giọng cô giáo dịu dàng, thân mật.
Tôi đã tận tình hướng dẫn rèn luyện nhắc nhở học sinh về nhà đọc trước
bài. Tôi nhờ các bạn đọc tốt trong lớp kèm thêm cho các bạn đọc còn chậm. Bên
cạnh rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong tiết Tập đọc, tôi còn thường xuyên gọi
em đó đọc yêu cầu bài tập trong các môn học khác. Tôi luôn khích lệ các em
5


bằng nhiều hình thức: Khen trước lớp, chỉ ra cái hay của bạn khi đọc. Cho học
sinh đọc thi đua ai đọc nhanh, chính xác sẽ được cắm cờ chăm chỉ (bạn nào
được năm cờ sẽ được một phần thưởng…)
Với những biện pháp này tôi đã thực hiện xuyên suốt từ tuần 3 đến cuối
Học kỳ I, đã khuyến khích tinh thần học tập của các em. Tôi nhận thấy học sinh
lớp mình ngày đọc một tiến bộ hơn. Đọc nhanh, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng quy
định.
4. Vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng tích cực biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc
có nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 2B không?
5. Giả thuyết nghiên cứu.
Có, việc sử dụng tích cực biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập

đọc sẽ nâng cao được chất lượng đọc cho học sinh lớp 2B.

III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu này, tôi chọn lớp 2B lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy vì đối
tượng học sinh này tôi đã tìm hiểu, nắm bắt được lực học, khả năng tiếp thu bài,
hoàn cảnh gia đình các em một cách rõ ràng, chính xác.
Cụ thể như sau:
Bảng 1: Tổng số học sinh lớp 2B của trường Tiểu học Bến Củi.
Lớp
2B

Tổng số
17

Số học sinh
Nam
12

Nữ
5

2. Thiết kế nghiên cứu

6


Thời gian tiến hành nghiên cứu vẫn thực hiện theo thời gian biểu của nhà
trường, để đảm bảo tính khách quan và tiện lợi không ảnh hưởng đến tâm lý của
học sinh. Chọn một lớp duy nhất (2B). Tôi chọn bài “Bạn của Nai nhỏ” kiểm tra

trước tác động.
Bảng 2:
Kiểm tra trước tác

Tác động

động

Kiểm tra sau tác động

Dạy có sử dụng tích cực
biện pháp rèn kĩ năng

6,71

đọc cho học sinh trong

8,76

giờ tập đọc
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T- Test phụ thuộc ( theo cặp)
3. Quy trình nghiên cứu
a. Chuẩn bị của giáo viên:
Trước tác động: Thiết kế kế hoạch bài học, quy trình chuẩn bị bài dạy bình
thường.
Sau tác động: Thiết kế Kế hoạch bài học, quy trình chuẩn bị bài dạy có áp
dụng tích cực biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
Giáo viên dạy thực nghiệm vẫn theo chương trình, lịch báo giảng, thời gian
biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan.
Cụ thể như sau:

Bảng 3: Thời gian thực hiện.
Thứ/ngày
Hai
01/09/2014

03/09/2014
Hai
08/09/2014


Phân môn

Tiết theo PPCT

Tên bài dạy

Tập đọc

7-8

Bạn của Nai Nhỏ

Tập đọc

9

Gọi bạn

Tập đọc


10 - 11

Bím tóc đuôi sam

Tập đọc

12

Trên chiếc bè
7


10/09/2014
Hai
15/09/2014

17/09/2014
Hai
22/09/2014

24/09/2014
Hai
29/09/2014

01/10/2014
Hai
06/10/2014

08/10/2014
Hai

20/10/2014

22/10/2014
Hai
27/10/2014

29/10/2014
Hai
03/11/2014

05/11/2014
Hai
10/11/2014

12/11/2014
Hai
17/11/2014

Tập đọc

13 - 14

Chiếc bút mực

Tập đọc

15

Mục lục sách


Tập đọc

16 – 17

Mẫu giấy vụn

Tập đọc

18

Ngôi trường mới

Tập đọc

19 - 20

Người thầy cũ

Tập đọc

21

Thời khóa biểu

Tập đọc

22 - 23

Người mẹ hiền


Tập đọc

24

Bàn tay dịu dàng

Tập đọc

28 - 29

Sáng kiến của bé Hà

Tập đọc

30

Bưu thiếp

Tập đọc

31- 32

Bà cháu

Tập đọc

33

Cây xoài của ông em


Tập đọc

34 - 35

Sự tích cây vú sữa

Tập đọc

36

Mẹ

Tập đọc

37 - 38

Bông hoa niềm vui

Tập đọc

39

Quà của bố

Tập đọc

40 - 41

Câu chuyện bó đũa
8




19/11/2014
Hai
24/11/2014

26/11/2014
Hai
01/12/2014

03/12/2014
Hai
08/12/2014

10/12/2014

Tập đọc

42

Nhắn tin

Tập đọc

43 -44

Hai anh em

Tập đọc


45

Bé Hoa

Tập đọc

46 - 47

Con chó nhà hàng xóm

Tập đọc

48

Thời gian biểu

Tập đọc

49 - 50

Tìm ngọc

Tập đọc

51

Gà tỉ tê với gà

4. Đo lường và thu thập dữ liệu

Bài kiểm tra gồm có 2 phần: Kiểm tra đọc thành tiếng và kiểm tra đọc
thầm (dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm). Nội dung là các bài Tập đọc ở Học kỳ I.
+ Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra sau khi học xong bài “Bạn
của Nai nhỏ” do giáo viên dạy lớp 2B thiết kế (xem phần phụ lục).
+ Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong bài HKI do
giáo viên dạy lớp 2B thiết kế (xem phần phụ lục).

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN VỀ KẾT QUẢ
1. Phân tích
Bảng 4/ So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động và sau tác động
Giá trị TB

Trước tác động
6.71

Sau tác động
8.76
9


Độ lệch chuẩn
Giá trị chênh lệch
Giá trị T-test p

1.99

1.35
2.06
0.0000002


Kết quả kiểm tra sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình
bằng T-Test cho kết quả P= 0,0000002 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung
bình của trước tác động và sau tác động là rất có ý nghĩa. Điểm chênh lệch này
không phải là ngẫu nhiên mà là do kết quả tác động. Mặt khác, học sinh nào
được điểm trung bình điều đó cho thấy tác động đã có ảnh hưởng tốt đến chất
lượng đọc của học sinh.
Như vậy, giả thiết của đề tài: “ Việc sử dụng tích cực biện pháp rèn kĩ năng
đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2B” đã được kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của lớp 2B

2. Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động là Điểm trung bình = 8,76. Kết quả
của bài kiểm tra trước tác động là điểm trung bình = 6,71.
Độ chênh lệch điểm số giữa lần kiểm tra là 2,06 > 0. Điều đó cho thấy
điểm trung bình của trước tác động và sau tác động có sự chênh lệch lớn, sau tác
động đã có điểm trung bình cao hơn trước tác động. Vậy tác động có mang lại
10


ảnh hưởng. Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
là: P = 0,0000002 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình
của hai lần kiểm tra không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động.
3. Hạn chế
Để sử dụng tích cực biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong phân
môn Tập đọc thì giáo viên cần có kĩ năng đọc chuẩn, nắm được các kỹ thuật
phát âm, nghiên cứu, chuẩn bị tốt bài, tổ chức linh hoạt các hoạt động trong giờ
dạy.

11



V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng tích cực biện pháp rèn kĩ năng đọc trong giờ Tập đọc cho
học sinh lớp 2B trường Tiểu học Bến Củi đã có hiệu quả. Nâng cao được chất
lượng đọc của học sinh.
2. Kiến nghị
a. Đối với Ban giám hiệu:
Thường xuyên kiểm tra, quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh năng
khiếu và phụ đạo học sinh chậm kĩ năng ở từng lớp.
b. Đối với tổ chuyên môn:
Sinh hoạt tổ, bàn bạc các biện pháp nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu, hạn chế học sinh chậm kĩ năng.
c. Đối với giáo viên:
Xây dựng nề nếp lớp
Phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học, có kế hoạch giúp đỡ cụ
thể.
Thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức linh hoạt các hoạt
động, gây hứng thú trong giờ học. Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học trong tiết
dạy…
Với một vài kinh nghiệm, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp cùng quan
tâm chia sẽ để đề tài này được áp dụng rộng rãi từ lớp 1 đến lớp 5 cho toàn
trường nói riêng và nhân rộng ra cho các đơn vị trường bạn trong cụm.

Bến Củi, ngày

tháng

năm 2015


12


Người viết

Phạm Thị Vân

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK TV 2 tâp 1
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết – Trần Mạnh Hường – Lê Phương Nga –
Trần Hoàng Túy
2. SGK TV2 tập 1 Tác giả Nguyễn Minh Thuyết ...
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN các môn học ở TH. (Nhà xuất bản
giáo dục)
4. Phương pháp dạy học TV ở Tiểu học, Tác giả Nguyễn Duy Xuân
5.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì III
(2004-2007) quyển 1- NXB Giáo dục
6. Hướng dẫn giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực môn TV tập 1,
Tác giả Đặng Thị Kim Nga – Phan Phương Dung – Lê Thu Trang.
7. Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt –
Bỉ, Bộ GD&ĐT 2010

13


VII. PHỤ LỤC ĐỀ TÀI
Phụ lục 1: Kế hoạch dạy học.
a. Thiết kế bài học trước tác động.
Tập đọc Bài:


BẠN CỦA NAI NHỎ

I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu,
ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm nghĩa các từ mới: ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc.

14


* Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu
người, giúp người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: bảng phụ ghi các câu cần hướng dẫn HS luyện đọc.
- HS: sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết đọc liền mạch các từ, cụm
từ trong câu, ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.
Tiến hành:
- GV đọc mẫu toàn bài, lời Nai Nhỏ hồn nhiên ngây thơ, lời của cha Nai
Nhỏ lúc đầu lo ngại, sau vui vẻ, hài lòng.
- HS đọc nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu kết hợp luyện đọc đúng một số
từ mà các em đọc chưa đúng.
- GV phân đoạn. Hướng dẫn các em ngắt nghỉ hơi đúng một số câu.
- GV treo bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc.
+ Sói sắp tóm được Dê Non/ thì bạn con đã kịp lao tới, / dùng đôi gạc chắc

khỏe/ húc Sói ngã ngửa. //
+ Con trai bé bỏng của cha, / con có một người bạn như thế/ thì cha không
phải lo lắng một chút nào nữa. //
- Trước hết giáo viên giới thiệu cho học sinh cách thể hiện giọng của nhân
vật: câu đầu thể hiện giọng tự hào, câu thứ hai thể hiện giọng vui vẻ.
- GV đọc mẫu, mời cá nhân HS đọc lại.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài, kết hợp giải nghĩa các từ: ngăn
cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
TIẾT 2
15


* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài (trả lời được các câu hỏi ở sách giáo
khoa).
Tiến hành:
- 1 HS đọc lại cả bài.
- HS đọc câu hỏi 1: Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu? Cha Nai Nhỏ nói gì?
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi: Nai Nhỏ xin phép cha đi chơi xa với
bạn. Cha Nai Nhỏ nói: cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe
về bạn của con.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc câu hỏi 2: Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của
bạn mình?
- HS đọc thầm đoạn 2, 3, 4 trả lời câu hỏi.
- GV khuyến khích HS trả lời câu hỏi bằng lời của mình, không lặp lại
nguyên văn lời Nai Nhỏ. HS năng khiếu thuật lại cả ba hành động của bạn Nai
Nhỏ, HS chậm có thể thuật lại từng hành động riêng lẻ.

- GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc câu hỏi 3: Mỗi hành động của Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt của
bạn ấy. Em thích nhất điểm nào?
- HS nêu ý kiến cá nhân kèm lời giải thích.
- GV nhận xét, khẳng định: đặc điểm “Dám liều mình vì người khác” được
nhiều bạn tán thành nhất vì đó là đặc điểm của một người vừa dũng cảm, vừa tốt
bụng.
- HS đọc câu hỏi 4: Theo em người bạn tốt là người bạn như thế nào?
- HS trao đổi nhóm đôi, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV rút ra nội dung bài: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu
người, giúp người.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
16


Mục tiêu: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, nhấn giọng phù hợp
với lời nhân vật: lời Nai Nhỏ hồn nhiên ngây thơ, lời của cha Nai Nhỏ lúc đầu lo
ngại, sau vui vẻ, hài lòng.
Tiến hành :
- HS đọc lại bài theo vai.
- 2 hoặc 3 nhóm (mỗi nhóm 3 HS) thi đọc toàn truyện theo vai (người dẫn
chuyện, Nai Nhỏ, cha Nai Nhỏ).
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
* Hoạt động nối tiếp:
- Về nhà đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài: Gọi bạn.
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................
............................................................................................................................................


b. Thiết kế bài học sau tác động
Tập đọc Bài: BÀN TAY DỊU DÀNG
I. Mục tiêu:
- Đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, bước đầu biết đọc lời
nhân vật phù hợp với nội dung
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
+ Nắm được ý nghĩa của các từ ngữ mới: âu yếm, thì thào, trìu mến
+ Hiểu nghĩa của bài: Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi
buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi
người (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục học sinh biết kính trọng vâng lời thầy giáo, cô giáo.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ, tranh SGK
17


- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
GV: Yêu cầu học sinh nêu tên bài Tập đọc ở tiết trước.
HS: Người mẹ hiền
GV: Gọi lần lượt 3 học sinh đọc lại bài ( mỗi em đọc 2 đoạn- 1 em đọc cả
bài) và trả lời câu hỏi về đoạn đọc
- Nhận xét.
2. Giới thiệu bài:
GV yêu cầu học sinh quan sát tranh SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ những ai và cảnh ở đâu?
GV nhận xét và liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Luyện đọc

Mục tiêu: HS đọc đúng từ khó và đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng các dấu
câu.
Tiến hành:
- GV đọc mẫu: với lời kể chậm, buồn, nhẹ nhàng.
- HS nối tiếp nhau đọc câu.
- Rút từ khó hướng dẫn đọc: nặng trĩu- “trĩu/ chĩu”, giờ-‘dờ”…
- Chia đoạn (3 đoạn)
- Treo bảng phụ hướng dẫn ngắt nghỉ hơi câu dài
Thế là/ chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích, / chẳng bao
giờ An còn được bà âu yếm, / vuốt ve…//
- Chia đoạn nối tiếp nhau đọc đoạn
- Kết hợp giải thích nghĩa từ: âu yếm, thì thào, trìu mến.
- Chia nhóm đọc đoạn trong nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét tuyên dương
- Cả lớp đồng thanh
18


Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài (trả lời được các câu hỏi ở sách giáo khoa).
Tiến hành
- Gọi học sinh đọc lại bài.
- Gọi học sinh đọc từng câu hỏi và đoạn để trả lời
- Nhận xét chốt ý.
- Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất?
( Lòng An nặng trĩu nỗi buồn. Nhớ bà, An ngồi lặng lẽ)
- Vì sao An buồn như vậy?
( Vì An yêu bà, tiếc nhớ bà. Bà mất, An không còn được nghe bà kể
chuyện cổ tích, không còn được bà âu yếm, vuốt ve.)

- Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo như thế nào?
( Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An bằng bàn tay dịu dàng, đầy
trìu mến, thương yêu)
- Vì sao thầy giáo không trách An khi biết em chưa làm bài tập?
( Vì thầy cảm thông với nỗi buồn của An với tấm lòng thương yêu bà của
An. Thầy hiểu An buồn nhớ bà nên không làm bài tập chứ An không phải lười
biếng không chịu làm bài tập.)
- Vì sao An nói tiếp với thầy sáng mai em sẽ làm bài tập?
( vì sự cảm thông của thầy làm An cảm động.)
- Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An?
( Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An. Bàn tay thầy dịu dàng, đầy trìu mến, thương
yêu. Khi nghe An hứa sáng mai sẽ làm bài tập, thầy khen quyết định của An : “
Tốt lắm!”, và tin tưởng nói: “ Thầy biết em nhất định sẽ làm”.)
GV: Thầy giáo của An rất thương yêu học trò. Thầy hiểu và cảm thông
được với nỗi buồn của An, biết khéo léo động viên An. Tấm lòng yêu thương
của thầy, bàn tay dịu dàng của thầy dã an ủi , động viên An, làm em quyết tâm
học tập để đáp lại lòng tin yêu của thầy.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
19


Mục tiêu: HS biết đọc lời nhân vật phù hợp với nội dung.
Tiến hành:
- Luyện đọc lại: 2 nhóm học sinh phân vai đọc lại .
- Nhận xét tuyên dương.
*Hoạt động nối tiếp:
- Về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị : Ôn tập.
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................

................................................................................................................................

Phụ lục 2: Đề và đáp án kiểm tra trước và sau tác động.
A.Đề kiểm tra trước tác động.
1. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
HS đọc một đoạn văn khoảng 30 chữ trong các bài tập đọc đã học và trả lời
một câu hỏi về nội dung bài do GV nêu.
HS bốc thăm đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học.
1. Có công mài sắt, có ngày nên kim

(Sách TV2 - Tập I, trang 4)

2. Tự thuật

(Sách TV2 - Tập I, trang 7)

3. Phần thưởng

(Sách TV2 - Tập I, trang 13)

4. Làm việc thật là vui

(Sách TV2 - Tập I, trang 16)

2. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Đọc thầm và dựa vào nội dung bài tập đọc “Phần thưởng” (Sách Tiếng
Việt lớp 2, tập I, trang 13) và chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
Câu 1: Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na.
20



a) Na gọt bút chì giúp bạn Lan , em cho bạn Minh nửa cục tẩy.
b) Em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt.
c) Na gọt bút chì giúp bạn Lan, em cho bạn Minh nửa cục tẩy.
Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt.
Câu 2: Theo em, điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì?
a) Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì Na là một cô bé tốt
bụng.
b) Các bạn bàn nhau trực nhật giúp Na.
c) Các bạn bàn bạc là chỉ Na học.
Câu 3: Na có xứng đáng được nhận phần thưởng đó không ?
a) Na chưa xứng đáng được nhận phần thưởng.
b) Na xứng đáng được nhận phần thưởng.
Câu 4: Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng ?
a) Cô giáo và các bạn vui mừng.
b) Mẹ vui mừng.
c) Mẹ vui mừng. Cô giáo và các bạn vui mừng.
-------------Hết------------

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
- Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy: 3 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu 30 chữ /1 phút: 1 điểm
- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm

21



(Tuỳ theo mức độ của HS ở các yêu cầu trên mà đánh giá cho điểm phù hợp
với các thang điểm: 6- 5, 5; 5 – 4, 5; 4 – 3,5; 3 – 2,5; 2 – 1,5; 1 – 0,5)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
- Học sinh trả lời đúng ý nội dung câu hỏi mỗi câu đạt 1 điểm.
Câu 1: ý c
Câu 2: ý a
Câu 3: ý b
Câu 4: ý c
-------------Hết------------

B. Đề bài kiểm tra sau tác động
1. Đọc thành tiếng.(6đ)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
- Học sinh đọc một đoạn khoảng 45 chữ thuộc chủ đề đã học ở học kì
I( Giáo viên chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 2-tập 1 vào phiếu cho
từng học sinh bốc thăm,đọc thành tiếng).
- Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
1- Ngôi trường mới ( trang 50)
2- Cây xoài của ông em ( trang 89)
3- Qùa của bố ( trang 106)
4- Câu chuyện bó đũa ( trang 112)
5- Con chó nhà hàng xóm ( trang 128)
2. Đọc thầm và làm bài tập (4đ)
Đọc thầm và dựa vào nội dung bài tập đọc “Người mẹ hiền” ( Sách Giáo

khoa TV lớp 2- tập 1- trang 63) sau đó chọn chữ (a hoặc b hoặc c) trước ý trả
lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây ghi vào giấy bài làm.
Câu 1. Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu?
a. Minh rủ Nam trốn học, ra công viên.
b. Minh rủ Nam trốn học, ra sân chơi bóng đá.

c. Minh rủ Nam trốn học, ra phố xem xiếc.
Câu 2.Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
22


a. Các bạn ấy định ra phố bằng cách chui qua chỗ tường thủng.
b. Các bạn ấy định ra phố bằng cách trèo rào.
c. Các bạn ấy định ra phố bằng cổng trường.
Câu 3. Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo đã làm gì?
a. Cô giáo ngăn không cho bác bảo vệ làm đau Nam
b. Cô giáo đỡ Nam ngồi dậy và dắt về lớp.
c. Cô giáo ngăn không cho bác bảo vệ làm đau Nam, nhẹ nhàng đỡ Nam
ngồi dậy, phủi đất cát dính trên người Nam và đưa bạn về lớp’
Câu 4. Người mẹ hiền trong bài là ai?
a. Người mẹ hiền trong bài là bác bảo vệ.
b. Người mẹ hiền trong bài là cô hiệu trưởng.
c. Người mẹ hiền trong bài là cô giáo.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM

1. Đọc thành tiếng: 6 điểm
- Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy: 3 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu 30 chữ /1 phút: 1 điểm
- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm
(Tuỳ theo mức độ của HS ở các yêu cầu trên mà đánh giá cho điểm phù hợp
với các thang điểm: 6- 5, 5; 5 – 4, 5; 4 – 3, 5; 3 – 2,5; 2 – 1,5; 1 – 0,5)
2. Đọc thầm và làm bài tập: 4 điểm
- Học sinh trả lời đúng ý nội dung câu hỏi mỗi câu đạt 1 điểm.
Câu 1: ý c
Câu 2: ý a

Câu 3: ý c
Câu 4: ý c

23


Phụ lục 3: Kết quả khảo sát học sinh trước và sau tác động

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Họ và tên
Trần Công Hậu
Huỳnh Gia Huy

Hồng Quốc Huy
Huỳnh Lê Minh Khôi
Nguyễn Hữu Luận
Nguyễn Thành Lực
Nguyễn Trọng Nghĩa
Trần Mỹ Ngọc
Nguyễn Võ Đình Nguyên
Trần Ngọc Phát
Lê Thị Thủy Tiên
Ngô Ánh Tuyết
Trần Thiềm Ngọc Trinh
Mai Xuân Trung
Bùi Anh Quốc
Phạm Nguyễn Khánh Vy
Lê Trường Di

Điểm KT trước

Điểm KT sau

tác động
9
6
8
4
4
6
8
10
7

8
6
4
5
8
9
8
4

tác động
10
9
9
7
6
8
10
10
10
10
9
7
7
9
10
10
8

24



Phụ lục 4
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
1. Tên đề tài:
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Những người tham gia thực hiện:
………………………….…………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3. Họ tên người đánh giá: …………………4. Đơn vị công tác:…………………
5. Ngày họp: ………………
6. Địa điểm họp:……………………………………………
7. Ý kiến đánh giá:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Điểm Điểm
Tiêu chí đánh giá

tối đa đánh

Nhận xét

giá
1.Tên đề tài

5

-Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và táđộng.
-Có ý nghĩa thực tiễn.

2.Hiện trạng

5

- Nêu được hiện trạng.
- Xác định được nguyên nhân gây ra hiên
trạng.
- Chọn một nguyên nhân để tác động giải
quyết.
25


×