Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

SKKN nâng cao chất lượng môn toán lớp 7a2 trường trung học cơ sở suối đá thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương i đường thẳng vuông góc – đường thẳng song song hình học 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 47 trang )

Đề tài:
Nâng cao chất lượng môn Toán lớp 7A2 trường Trung học cơ sở Suối
Đá thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương I: Đường
thẳng vuông góc – Đường thẳng song song _ Hình học 7.

Người thực hiện: 1) Đinh Văn Phước
2) Nguyễn Thế Châu
Đơn vị: Trường Trung học cơ sở Suối Đá, xã Suối Đá, huyện Dương Minh
Châu, tỉnh Tây Ninh.
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Giáo dục nước ta đã và đang trên đường đổi mới và phát triển. Một trong
những yêu cầu đối với giáo dục phổ thông là phải tập trung phát triển trí tuệ, thể
chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát triển khả năng sáng tạo, tự
học, khuyến khích học tập suốt đời. Để thực hiện được yêu cầu đó, việc đổi mới
phương pháp, phương tiện dạy học là một nhu cầu tất yếu mà mỗi thầy cô giáo
phải đặc biệt chú ý.
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học đã và đang được áp dụng ở nhiều
nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và gần đây đã được nghiên cứu, áp
dụng ở Việt Nam, giúp giáo viên truyền thụ kiến thức một cách sinh động, hệ
thống và mô hình hóa để học sinh có thể học, tự học tích cực, sáng tạo, có một
tư duy tổng thể về bài học, giúp dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng kiến thức. Từ kiến
thức được diễn đạt trong nhiều trang sách và cả vận dụng thực tế, bản đồ tư duy
tinh lọc lại chỉ còn trong một sơ đồ, và ngược lại, từ sơ đồ này, học sinh hình
dung, liên tưởng và phát triển kiến thức một cách logic. Sử dụng bản đồ tư duy
yêu cầu học sinh phải tự suy nghĩ để thiết lập nội dung bài học theo cách hiểu
của mình nên bản đồ tư duy thực sự là một công cụ chống “đọc -chép”, “học
vẹt” rất hiệu quả.
2


Qua thực tế giảng dạy bộ môn Toán lớp 7 trường Trung học cơ sở Suối


Đá những năm gần đây, nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy một số học sinh
có xu hướng không thích hoặc ngại học môn Toán. Một số em học tập chăm chỉ
nhưng thành tích học tập chưa cao. Các em thường học bài nào biết bài ấy, học
phần sau không biết liên hệ với phần trước. Nhiều em học sinh chưa biết cách
học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt một cách máy
móc, thuộc nhưng không nhớ kiến thức trọng tâm, không nắm được sự kiện nổi
bật trong tài liệu hoặc không biết liên tưởng đến các kiến thức liên quan. Bên
cạnh đó, giáo viên cũng còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp.
Những tiết ôn tập chương, những tiết học có nhiều nội dung, giáo viên chỉ liệt kê
các ý chính khiến cả thầy và trò chưa hệ thống lại kiến thức một cách đầy đủ,
gây khó khăn cho việc giải các bài tập vận dụng. Thực trạng này đòi hỏi thầy
phải đổi mới phương pháp dạy học giúp trò hứng thú hơn trong học tập, có điều
kiện ghi nhớ và khắc sâu kiến thức, làm chủ kiến thức mình đã học. Vì thế
chúng tôi chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nâng cao chất lượng môn Toán
lớp 7A2 trường Trung học cơ sở Suối Đá thông qua việc sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học chương I: Đường thẳng vuông góc – Đường thẳng song
song _ Hình học 7”.
Nghiên cứu được tiến hành ở học sinh lớp 7A2 trường Trung học cơ sở
Suối Đá năm học 2014 - 2015. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt
đến chất lượng học tập môn Toán của học sinh. Phần lớn học sinh nắm bắt được
kiến thức lý thuyết, cách vận dụng giải bài tập chương I: Đường thẳng vuông
góc – Đường thẳng song song _ Hình học 7. Điều đó chứng minh rằng việc sử
dụng bản đồ tư duy trong dạy học cho học sinh làm nâng cao chất lượng môn
Toán lớp 7A2 trường Trung học cơ sở Suối Đá.
Chọn hai nhóm tương đương ở hai lớp 7 trường Trung học cơ sở Suối Đá:
lớp 7A2 (29 học sinh) làm nhóm thực nghiệm; lớp 7A1 (29 học sinh) làm nhóm
đối chứng. Nhóm thực nghiệm được hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng bản đồ
tư duy trong quá trình học tập. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt
3



đến chất lượng học tập môn Toán. Điểm trung bình (giá trị trung bình) bài kiểm
tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 6,8879; của nhóm đối chứng là 5,5517.
Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0,0008 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt
lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó
chứng minh rằng việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học cho học sinh làm nâng
cao chất lượng môn Toán lớp 7A2 trường Trung học cơ sở Suối Đá.

4


II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Thực tế quá trình giảng dạy chương I: Đường thẳng vuông góc – Đường
thẳng song song _ Hình học 7 tác giả nhận thấy học sinh chỉ nhìn thấy, tiếp thu
và nhớ kiến thức một cách rời rạc, không thấy được mối liên quan giữa các nội
dung kiến thức với nhau, thậm chí có học sinh quên kiến thức cơ bản hình học
lớp 6 rất nhiều, từ đó việc hiểu, nhớ và vận dụng kiến thức mới trở nên khó
khăn, nhiều học sinh lúng túng trong khi giải bài tập, thực hiện lời giải bài tập
sai nhiều. Có thể kể ra một số nguyên nhân:
+ Học sinh lười học, bị hỏng kiến thức hoặc quên các khái niệm hình học
ban đầu ở lớp 6 như: các khái niệm về tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn
thẳng, nửa mặt phẳng, góc, tia phân giác của góc, … dẫn đến khó tiếp thu kiến
thức mới, giải bài tập không có định hướng rõ ràng, giải xong rồi vẫn không biết
đúng hay sai.
+ Cách ghi chép bài và học bài của các em chưa khoa học.
+ Kỹ năng phân tích, thu thập dữ liệu và quan sát kênh hình của các em
còn yếu.
+ Phương pháp giảng dạy của giáo viên còn nhàm chán, chưa hấp dẫn được
học sinh.

+ Giáo viên không có đủ thời gian để hướng dẫn cụ thể cho từng học sinh.
2. Giải pháp thay thế
Để khắc phục tình trạng trên và nâng cao kỹ năng ghi chép, phân tích,
tổng hợp kiến thức cho học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở Suối Đá, tác giả
chọn giải pháp: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương I: Đường thẳng
vuông góc – Đường thẳng song song _ Hình học 7.

5


Giải pháp giúp cho học sinh có phương pháp học tập khoa học, dễ tiếp
thu, nhớ và liên kết các kiến thức đã học với nhau, nâng cao khả năng sáng tạo
và hứng thú, giúp nâng cao chất lượng học tập môn Toán.
3. Một số đề tài gần đây
Việc sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy và học đã được nghiên
cứu và triển khai vào ngành giáo dục, có nhiều bài viết như:
- Bài viết: “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí ở trường trung học
cơ sở” của thạc sĩ Vương Thị Phương Hạnh – Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam.
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Toán
trung học cơ sở” của thầy Nguyễn Quang Dũng, trường Trung học cơ sở Thị
trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2012.
- Đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường trung học
phổ thông” của thầy Nguyễn Chí Thuận, trường Trung học phổ thông Dĩ An,
tỉnh Bình Dương năm 2012.
Nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn về sử dụng
bản đồ tư duy trong dạy học môn Hình học lớp 7 và đánh giá được hiệu quả của
việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn tại đơn vị trường Trung
học cơ sở Suối Đá. Qua đó giúp học sinh tiếp tục áp dụng việc sử dụng bản đồ tư
duy vào học tập các môn học khác và vận dụng trong thực tế cuộc sống.

4. Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương I: Đường thẳng vuông
góc – Đường thẳng song song _ Hình học 7 có nâng cao chất lượng môn Toán
lớp 7A2 trường Trung học cơ sở Suối Đá không?
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương I: Đường thẳng vuông góc –
Đường thẳng song song _ Hình học 7 có nâng cao chất lượng môn Toán lớp 7A2
trường Trung học cơ sở Suối Đá.
6


III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài là học sinh lớp 7A1
và lớp 7A2 trường Trung học cơ sở Suối Đá vì các đối tượng này có nhiều thuận
lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về cả phía đối tượng học
sinh và giáo viên.
* Về học sinh :
Chọn hai lớp 7A1 và 7A2, là hai lớp có nhiều điểm tương đồng: trình độ
học sinh, số lượng, giới tính, thành phần dân tộc, độ tuổi.

Số học
Lớp 7A1
Lớp 7A3

sinh
29
29

Nam


Nữ

17
16

12
13

Dân tộc

Dân tộc

Đúng độ

kinh
28
29

Tà mun
1
0

tuổi
29
29

Ý thức học tập của học sinh hai lớp: đa số học sinh đều ngoan, tích cực,
chủ động tham gia các hoạt động học tập. Bên cạnh đó cả hai lớp vẫn còn nhiều
học sinh năng lực tư duy hạn chế, thụ động, ít tham gia các hoạt động học tập và

các hoạt động tập thể của lớp.
* Về giáo viên:
+ Nguyễn Thế Châu: trình độ chuyên môn Đại học sư phạm Toán, kinh
nghiệm công tác giảng dạy mười năm, có lòng nhiệt huyết, nhiệt tình và trách
nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, đang dạy cả hai lớp
7A1 và 7A2 năm học 2014 – 2015.
+ Đinh Văn Phước: Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Suối Đá, trình độ
chuyên môn Đại học sư phạm Toán, dạy tự chọn môn Toán lớp 7A3 năm học
2014 – 2015.
2. Thiết kế nghiên cứu
7


Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương:
- Bài kiểm tra trước tác động: Tác giả ra đề kiểm tra khảo sát kiến thức
hình học lớp 6, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, nhờ giáo viên có kinh nghiệm
kiểm chứng độ giá trị nội dung và thông qua sự kiểm duyệt của tổ trưởng bộ
môn, rồi tổ chức cho hai nhóm học sinh làm bài kiểm tra, giáo viên chấm bài.
Từ kết quả bài kiểm tra, kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu theo phương pháp
chia đôi dữ liệu, tính được hệ số tương quan chẵn - lẻ là rhh = 0,6361 và độ tin
cậy Spearman Brown là rSB = 0,7776 ( ≥ 0,7) cho thấy dữ liệu đáng tin cậy. Sử
dụng phương pháp kiểm chứng t-test độc lập, điểm trung bình của nhóm thực
nghiệm trước tác động là 5,4138 và của nhóm đối chứng là 5,7241 tính được p =
0,5392 (> 0,05), cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng trước tác động là không có ý nghĩa. Kết luận được kết quả
học tập của hai nhóm trước tác động là tương đương nhau.
Bảng Kiểm chứng để xác định hai nhóm tương đương:

Giá trị trung bình


Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

(7A2)
5,4138

(7A1)
5,7241

Chỉ số p

0,5392 > 0,05

- Bài kiểm tra sau tác động: Tác giả ra đề kiểm tra một tiết chương I –
phân môn Hình học 7 theo phân phối chương trình, đúng quy định bộ môn, bám
sát chuẩn kiến thức kỹ năng, nhờ giáo viên có kinh nghiệm kiểm chứng độ giá trị
nội dung và thông qua sự kiểm duyệt của tổ trưởng bộ môn, tổ chức cho học sinh
làm bài kiểm tra, giáo viên chấm bài. Từ kết quả điểm kiểm tra, kiểm chứng độ
tin cậy của dữ liệu theo phương pháp chia đôi dữ liệu, tính hệ số tương quan chẵn
- lẻ rhh và tính độ tin cậy Spearman Brown rSB. Sau đó sử dụng phương pháp kiểm
chứng t-test độc lập, tính p để suy ra sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng sau tác động là có ý nghĩa hay không có ý nghĩa.
8


Kết quả sau tác động:
Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng


(7A2)

(7A1)

6,8879

5,5517

Giá trị trung bình
Chỉ số p

0,0008 < 0,05

Bảng thiết kế nghiên cứu:

Nhóm

Kiểm tra

Tác động

trước tác động

Lớp 7A2
(Thực nghiệm)
Lớp 7A1
(Đối chứng)

5,4138

5,7241

Kiểm tra sau

Sử dụng bản đồ tư duy trong
dạy học.
Không sử dụng bản đồ tư duy
trong dạy học.

tác động
6,8879
5,5517

Ở thiết kế này, tác giả sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu
a) Chuẩn bị
- Tổ chức cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy:
Giáo viên giới thiệu với học sinh một số bản đồ tư duy do giáo viên tự
thiết kế và sưu tầm, gợi ý và hướng dẫn học sinh nhận biết cấu tạo của nó.
Hướng dẫn học sinh thuyết trình, diễn giảng mạch nội dung kiến thức hàm chứa
trong bản đồ tư duy đó.
Ví dụ: Giáo viên đính bản đồ tư duy về dấu hiệu chia hết lên bảng, yêu
cầu cả lớp quan sát đọc bản đồ tư duy qua một lượt, sau đó tổ chức cho học sinh
hoạt động nhóm đôi trao đổi ý kiến với nhau với sự hỗ trợ, gợi ý của giáo viên
cho học sinh hiểu, sau đó gọi đại diện học sinh một vài nhóm lên thuyết trình.
9


Bản đồ tư duy về dấu hiệu chia hết (Toán 6) (Phụ lục 5. Hình 1)
- Hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy:

+ Giáo viên giới thiệu với học sinh cách thể hiện nội dung trên bản đồ tư
duy bằng cách vận dụng phương pháp ghi chép của tác giả STELLA CATRELL
như sau:
● Dùng từ khóa và dùng ý chính
● Dùng cụm từ không viết thành câu
● Dùng các từ viết tắt
● Có tiêu đề
● Đánh số các ý
● Mũi tên số
● Sử dụng màu sắc để ghi
● Ghi chép nguồn gốc thông tin để tra cứu lại
+ Giáo viên có thể tập cho học sinh vẽ bản đồ tư duy bằng cách hoàn
thiện các bản đồ tư duy do giáo viên vẽ sẵn nhưng còn khuyết, còn thiếu nhánh
dưới dạng phiếu học tập hoặc trên tấm bìa lớn hoặc bảng đen. Giáo viên cũng có
thể tổ chức cho học sinh tự vẽ bản đồ tư duy bất kì theo chủ đề gì mà các em
thích nhất ở một bài, một chương vừa học xong. Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bút
màu, phấn màu, cục tẩy, giấy A4, A0 cho các tiết học có sử dụng bản đồ tư duy.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy theo các bước sau:
Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm: Bắt đầu bằng một cụm từ (từ khóa) hay
một hình ảnh, hình vẽ ở trung tâm cho to, rõ. Từ khóa thường là tên của một bài,
một chủ đề hay một nội dung kiến thức cần khai thác. Từ khóa ở trung tâm nên
viết bằng chữ in hoa.
Bước 2: Vẽ các nhánh cấp một: Các nhánh cấp một nên vẽ dày và gắn
liền với trung tâm, tiêu đề trên các nhánh này thường là các nội dung chính của
bài học hay chủ đề (tên các mục chính trong bài sách giáo khoa). Nếu có nhiều
nhánh cấp một thì các nhánh nên vẽ chéo góc để dễ vẽ thêm các nhánh cấp hai.
Thay đổi màu sắc khi đi từ nhánh cấp một này sang nhánh cấp một khác.
10



Bước 3: Vẽ các nhánh cấp hai, ba và hoàn thiện bản đồ tư duy. Các nhánh
cấp hai vẽ mảnh hơn nhánh cấp một, các nhánh cấp ba mảnh hơn nhánh cấp hai,
… Các nhánh con, cháu cấp hai, ba chính là các nhánh con của các nhánh trước
đó, là các ý triển khai của các ý trước đó. Nên tận dụng các từ khóa, hình ảnh,
biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian. Nên phát huy và
sáng tạo cách viết tắt cho riêng mình. Mỗi nhánh cấp một và các nhánh con,
cháu của nó tỏa ra từ một điểm nên vẽ cùng một màu.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bằng bản đồ tư duy:
Trong quá trình thiết kế kế hoạch bài học, tác giả sử dụng phần mềm
iMindmap 7.1 để vẽ bản đồ tư duy, sau đó xuất ra file hình và chèn vào kế hoạch
bài học Word, Powerpoint rất nhanh chóng và tiện lợi.
+ Giao diện khởi động phần mềm iMindmap 7.1: (Phụ lục 5. Hình 2)
+ Giao diện để chọn biểu tượng, nhập tiêu đề của bản đồ tư duy trên
phần mềm iMindmap 7.1: (Phụ lục 5. Hình 3)
+ Xuất ra file hình để chèn vào kế hoạch bài học trên Word hoặc
Powerpoint: chọn File\Export\Image\Next, làm theo hướng dẫn. (Phụ lục 5.
Hình 4, Hình 5)
b) Tổ chức dạy học với bản đồ tư duy:
- Hướng cho học sinh có thói quen tư duy logic theo hình thức sơ đồ hóa
trên bản đồ tư duy. Cho học sinh vẽ bản đồ tư duy dưới hình thức cá nhân hoặc
theo nhóm.
- Bản đồ tư duy để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến
thức sau mỗi chương, phần, … Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để
học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng
cách vẽ bản đồ tư duy. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi
kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi
cần một cách nhanh chóng, dễ dàng.
- Dùng bản đồ tư duy để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra một từ khóa để
nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh phát triển các nhánh còn lại bằng
cách đặt câu hỏi, gợi ý để các em tìm ra các từ liên quan đến từ khóa đó và hoàn

11


thiện bản đồ. Qua bản đồ đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học và khắc sâu
một cách dễ dàng.
- Điều quan trọng là hướng cho học sinh có thói quen lập bản đồ tư duy
trước hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương, … để giúp các em
có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, logic.
- Một số hoạt động chủ yếu tiến hành trên lớp:
+ Hoạt động 1: Lập bản đồ tư duy
Học sinh lập bản đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân dưới sự gợi ý của giáo viên.
+ Hoạt động 2: Báo cáo thuyết minh về bản đồ tư duy
Giáo viên gọi một vài học sinh hoặc gọi đại diện của các nhóm học sinh
lên báo cáo thuyết minh về bản đồ tư duy mà bản thân hoặc nhóm đã lập. Hoạt
động này vừa giúp giáo viên biết rõ việc hiểu kiến thức của các em, vừa là một
cách rèn cho các em khả năng trình bày ý tưởng trước đông người, giúp các em
mạnh dạn hơn, tự tin hơn.
+ Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa hoàn thiện bản đồ tư duy
Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ
tư duy về một kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng
tài giúp cho học sinh hoàn thiện bản đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng
tâm của bài. Bản đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm
học sinh có chung một kiểu bản đồ tư duy. Giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học
sinh về mặt kiến thức và góp ý thêm về đường nét, màu sắc và hình thức.
+ Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng bản đồ tư duy
Cho học sinh trình bày thuyết minh về kiến thức thông qua một bản đồ tư
duy mà các em vừa thiết kế mà cả lớp đã chỉnh sửa hoàn thiện hoặc bản đồ tư
duy do giáo viên chuẩn bị sẵn (vẽ trên bảng phụ hoặc giấy bìa).
c) Tiến hành dạy thực nghiệm:
- Lớp thực nghiệm 7A2: Tổ chức dạy học với các hoạt động dạy học phụ

bằng bản đồ tư duy song song với các hoạt động chính.
- Lớp đối chứng 7A1: Tổ chức dạy học với các hoạt động chính theo kế
hoạch bài học không sử dụng bản đồ tư duy.
12


- Thời gian thực nghiệm: Từ tuần 01 đến hết tuần 08 (từ tiết 01 đến tiết
16) học kỳ I theo tuần chuyên môn quy định chung năm học 2014-2015.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
- Lấy kết quả bài kiểm tra khảo sát, đề chung là kết quả bài kiểm tra trước
tác động. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra một tiết theo phân phối
chương trình sau khi học xong chương I: Đường thẳng vuông góc – Đường
thẳng song song _ Hình học 7. Bài kiểm tra trước tác động theo hình thức trắc
nghiệm và bài kiểm tra sau tác động theo hình thức tự luận.
- Quy trình ra đề, kiểm tra và chấm bài kiểm tra:
+ Ra đề kiểm tra: Tác giả ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến đóng
góp của các giáo viên có kinh nghiệm nhóm Toán và thông qua kiểm duyệt của tổ
trưởng tổ Toán – Lý để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp (kiểm chứng độ giá trị
nội dung).
+ Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. Sau đó tổ chức
chấm điểm theo đáp án đã xây dựng.

13


IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Từ kết quả bài kiểm tra, kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu theo phương
pháp chia đôi dữ liệu tính được hệ số tương quan chẵn - lẻ là rhh = 0,6303 và tính
độ tin cậy Spearman Brown rSB = 0,7732 cho thấy dữ liệu đáng tin cậy.

Tổng hợp kết quả chấm bài kiểm tra trước và sau tác động:

Lớp thực nghiệm (7A2)

Điểm trung bình

Trước tác

Sau tác

Trước tác

động

động

động

5,4138

6,8879

5,7241

Độ lệch chuẩn
Giá trị p của t-test

Lớp đối chứng (7A1)

1,4556

0,5392

Sau tác động
5,5517
1,5999

0,0008

Mức độ ảnh

0,8352

hưởng (SMD)

Từ kết quả nghiên cứu ta thấy hai nhóm đối tượng nghiên cứu trước tác
động là hoàn toàn tương đương. Sau khi có sự tác động bằng phương pháp giảng
dạy mới cho kết quả hoàn toàn khả quan. Bằng phép kiểm chứng t-test độc lập
để kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình, kết quả p = 0,0008 < 0,05 cho
thấy độ chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm là có ý nghĩa. Điều này minh
chứng điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải
do ngẫu nhiên mà là do kết quả của sự tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,8352 nên theo bảng tiêu chí
Cohen kết luận mức độ ảnh hưởng của tác động khi áp dụng giải pháp là lớn.
Giả thuyết được kiểm chứng: “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương I:
14


Đường thẳng vuông góc – Đường thẳng song song _ Hình học 7 có nâng cao
chất lượng môn Toán lớp 7A2 trường Trung học cơ sở Suối Đá”.


15


Biểu đồ so sánh kết quả điểm trung bình của hai nhóm trước và sau tác động.
Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: Kém, yếu, trung bình, khá,
giỏi của nhóm thực nghiệm 7A2.
Lớp

Tổng số

7A2

học sinh

Trước
tác động
Sau
tác động

29

Theo thang bậc điểm
Kém

Yếu

3

8


Trung
bình
10

Giỏi

4

4

18

13,8%

62,1%

10

27

34,5%

93,1%

10,3% 27,6% 34,5% 13,8%
29

0

2


0,0%

6,9%

8

9

27,6% 31,0%

16

Trung bình

Khá

trở lên


Biểu đồ so sánh kết quả phần trăm xếp loại trước và sau tác động của nhóm
thực nghiệm 7A2.
2. Bàn luận
- Kết quả cho thấy, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm
đối chứng, chênh lệch điểm số là 6,8879 – 5,5517 = 1,3362 cho thấy điểm trung
bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt, nhóm được tác
động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng là 1,3362 điểm.
- Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là SMD = 0,8352 chứng tỏ mức
độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
- Phép kiểm chứng t-test độc lập điểm trung bình bài kiểm tra sau tác

động của hai nhóm là p = 0,0008 < 0,05 chứng tỏ điểm trung bình của nhóm
thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải ngẫu nhiên mà do tác động
mà có, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
- Tác động đã có ý nghĩa đối với tất cả các đối tượng học sinh: kém, yếu,
trung bình, khá, giỏi. Số học sinh kém, yếu giảm nhiều, số học sinh khá, giỏi
tăng đáng kể.
Hạn chế
- Để đầu tư cho một tiết dạy học có sử dụng bản đồ tư duy, thầy và trò
phải mất nhiều thời gian và công sức, phải tốn nhiều giấy bìa, bút màu, phấn
màu, sưu tầm tranh ảnh, …
- Phân bố thời gian cho các hoạt động dạy học có sử dụng bản đồ tư duy
đôi lúc còn chưa đảm bảo thời lượng một tiết học.

17


- Một số học sinh có năng lực yếu, kỹ năng vẽ hạn chế rất ngại khi giáo
viên giao nhiệm vụ học tập bằng bản đồ tư duy.

18


V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương I: Đường thẳng vuông
góc – Đường thẳng song song _ Hình học 7 có nâng cao chất lượng môn Toán
lớp 7A2 trường Trung học cơ sở Suối Đá.
2. Khuyến nghị
Đối với giáo viên:
- Bản thân giáo viên cần đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng bản đồ tư duy

trong dạy học ở các lớp phụ trách, ở tất cả các hoạt động dạy học như kiểm tra
miệng, dạy bài mới, bài tập củng cố, hướng dẫn học sinh tự học.
- Khi dạy và học bằng bản đồ tư duy đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, công
phu của cả thầy và trò.
- Bản thân mỗi giáo viên cần nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu,
nhất là kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học hỗ trợ cho công tác giảng dạy.
Đối với ngành:
- Cần thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn ở qui mô vừa và
nhỏ do các chuyên gia giáo dục trực tiếp hướng dẫn cho giáo viên.
- Soạn thảo cụ thể các bài giáo án mẫu (kế hoạch bài học) có sử dụng bản
đồ tư duy cho giáo viên tham khảo, học tập.

19


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Toán 7 tập một, Phan Đức Chính, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, 2010.
- Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Cục Nhà giáo
và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.
- Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ
sở, Phạm Gia Đức – Tôn Thân – Vũ Hữu Bình – Hoàng Ngọc Hưng - Nguyễn
Hữu Thảo, Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở Bộ Giáo dục – Đào tạo,
2002.
- Thiết kế bản đồ tư duy dạy – học môn Toán (dùng cho giáo viên và học
sinh phổ thông), Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, 2011.
- Dạy tốt - học tốt các môn bằng bản đồ tư duy (dùng cho giáo viên, sinh
viên sư phạm, học sinh THCS, THPT), Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011.

- Các trang web:
/> /> /> /> />…

20


VII. PHỤ LỤC
- Kế hoạch bài học minh họa.
- Đề kiểm tra trước tác động và đáp án.
- Đề kiểm tra sau tác động và đáp án.
- Bảng phân tích dữ liệu, kiểm chứng độ tin cậy trước và sau tác động.
- Một số hình ảnh.

Suối Đá, ngày tháng năm 2015
Người thực hiện

Đinh Văn Phước

Nguyễn Thế Châu

21


PHỤ LỤC 1. KẾ HOẠCH BÀI HỌC MINH HOẠ
Bài 2 - Tiết 3

HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC

Tuần 2 – Ngày dạy: / /2014
1. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là hai đường thẳng vuông góc, đường
trung trực của một đoạn thẳng, biết tính chất có duy nhất một đường thẳng b đi
qua A và b ⊥ a.
- Kỹ năng: Học sinh sử dụng thành thạo êke và thước thẳng vẽ đường thẳng đi
qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
- Thái độ: Học sinh tiếp tục làm quen với suy luận trong hình học.
2. TRỌNG TÂM
Định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng.
3. CHUẨN BỊ
- GV: Giấy A4, êke, thước thẳng, phấn màu, bản đồ tư duy.
- HS: Giấy A4, êke, thước thẳng, bút màu.
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi:

a) Phát biểu tính chất hai góc đối đỉnh.
b) Vẽ góc xAy có số đo 900. Vẽ góc x’Ay’ đối đỉnh với góc xAy.
c) Góc vuông là gì? Trung điểm của đoạn thẳng là gì?

Trả lời:
a) Tính chất (theo sgk/tr84)

b) Hình vẽ.

c) Góc vuông là góc có số đo 90 0. Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa
và cách đều hai mút của đoạn thẳng.
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
HĐ1: Vào bài


NỘI DUNG BÀI HỌC
22


- HS nhắc lại khái niệm góc vuông, trung
điểm của đoạn thẳng. GV đặt vấn đề: Hai
đường thẳng cắt nhau tạo thành góc
vuông được gọi là gì?
- GV gợi ý vẽ bản đồ tư duy với chủ đề:
“Hai đường thẳng vuông góc”.
HĐ2: Thế nào là hai đường thẳng 1. Thế nào là hai đường thẳng vuông
góc?
vuông góc?
- HS làm ?1: thực hiện gấp giấy như
hình 3. Sau đó dùng thước và bút vẽ các
đường thẳng theo nếp gấp, quan sát xem
các nếp gấp và các góc tạo thành bởi các
nếp gấp.
- GV vẽ hai đường thẳng xx’ và yy’cắt
·
nhau tại O sao cho xOy
= 900.

- Cho HS tóm tắt nội dung yêu cầu của ?
2.

Định nghĩa: SGK

- HS suy nghĩ, nêu cách suy luận ?2.


Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau

- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
- xx’ và yy’ là hai đường thẳng vuông
góc. Từ cách suy luận trên em hãy cho
biết: thế nào là hai đường thẳng vuông
góc?

và trong các góc tạo thành có một
góc vuông được gọi là hai đường
thẳng vuông góc và được ký hiệu là
xx’ ⊥ yy’.

- GV giới thiệu định nghĩa hai đường
thẳng vuông góc. Nêu cách diễn đạt như
SGK/84.
- GV gợi ý vẽ nhánh cấp một thứ nhất
và nhánh cấp hai của nó (Định nghĩa).
HĐ3: Vẽ hai đường thẳng vuông góc

2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc
23


- Một HS đọc và lên bảng thực hiện ?3, * O nằm trên a :
cả lớp làm vào vở nháp.
- HS đọc ?4, GV giới thiệu hình minh
hoạ một số cách vẽ SGK tr85 cho HS
quan sát và thực hiện lại.

- HS lên bảng thực hành, cả lớp làm vào * O nằm ngoài a :
vở.

Tính chất:
- Theo em có mấy đường thẳng đi qua Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi
điểm O và vuông góc với đường thẳng qua điểm O và vuông góc với đường
a?

thẳng a cho trước.

- HS phát biểu, GV chốt lại và khẳng
định tính chất.
- GV gợi ý vẽ nhánh cấp một thứ hai và
nhánh cấp hai của nó (Tính chất).
HĐ4: Đường trung trực của đoạn

3. Đường trung trực của đoạn

thẳng

thẳng

- GV vẽ hình và giới thiệu đường trung
trực của đoạn thẳng AB như SGK tr 85.

- HS vẽ hình, nêu lại định nghĩa.

Định nghĩa: SGK / 85
Khi xy là đường trung trực của đoạn
AB ta nói điểm A và B đối xứng

nhau qua đường thẳng xy.

- GV giới thiệu điểm đối xứng .
- GV gợi ý vẽ nhánh cấp một thứ ba và
24


nhánh cấp hai của nó (Đường trung
trực).
4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố:
- Câu 1: Vẽ đoạn thẳng EF = 4cm rồi - Vẽ EF = 4 cm, xác định H thuộc EF
vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy. sao cho EH = FH = 2 cm
- Qua H, vẽ d vuông góc với EF, d là
đường trung trực của EF.
(HS tự vẽ hình)
- Câu 2: Hoàn chỉnh bản đồ tư duy cho Bản đồ tư duy: (Phụ lục)
bài học vào giấy A4 theo gợi ý.
4.5. Hướng dẫn học sinh học:
- Đối với bài học tiết này: hoàn chỉnh bản đồ tư duy; học thuộc định nghĩa, tính
chất hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng; Làm
bài tập 12, 14, 16 / 86, 87 SGK.
- Đối với bài học tiếp theo: Ôn tập ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
5. RÚT KINH NGHIỆM
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
6. PHỤ LỤC
Bản đồ tư duy:

25



26


×