I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tiếng Việt là môn học có vai trò rất quan trọng đối với học sinh, nhất là học
sinh bậc Tiểu học. Môn Tiếng Việt cung cấp kiến thức và trau dồi ngôn ngữ cho
học sinh, tạo điều kiện cho các em học tốt các môn khác. Bậc Tiểu học, ở lớp 2
học sinh mới làm quen với phân môn Luyện từ và câu nên các em còn bỡ ngỡ.
Đầu năm học, các em không biết luyện từ và câu là gì, học như thế nào. Luyện
từ và câu vừa hình thành, khai thác, cung cấp về từ ngữ vừa kết hợp với việc
cung cấp các kiến thức về câu. Các kiến thức về từ và câu không dạy riêng lẻ,
tách biệt nhau mà chúng đồng hành hỗ trợ qua lại cho nhau giúp cho việc dạy và
học môn Tiếng Việt đảm bảo tính chặt chẽ, lôgic. Vì vậy, muốn các em học tốt
phân môn này để làm nền tảng cho những lớp trên của bậc Tiểu học, trước hết
giáo viên cần rèn cho các em những kĩ năng cơ bản trong quá trình học, đồng
thời cũng rèn cho các em các kỹ năng dùng từ đặt câu, mở rộng vốn từ để làm cơ
sở cho việc học phân môn Tập làm văn và các môn học khác.
Qua dự giờ thăm lớp và thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy nhiều học
sinh nắm kiến thức về từ và câu chưa chắc chắn, một số em chỉ nắm kiến thức
mang tính tức thời, dễ nhớ, mau quên, trong giờ học còn lơ là, chưa tập trung, kĩ
năng dùng từ chưa chính xác, đặt câu chưa đúng theo mẫu, lời văn chưa hay, ý
chưa phong phú. Một số em rất sợ khi học đến phân môn này.
Đối với môn Tiếng Việt, ở lớp Một các em chỉ chú trọng đến đọc đúng, viết
đúng. Sang lớp Hai các em phải học nhiều phân môn hơn, Luyện từ và câu lại là
phân môn khó, làm thế nào để thu hút học sinh học tập ? Làm thế nào để học
sinh không cảm thấy bỡ ngỡ, sợ sệt khi học Luyện từ và câu ?
Trò chơi học tập môn Tiếng Việt nhằm tạo điều kiện cho các em thực hành,
rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đồng thời tiếp thu bài học một cách
nhẹ nhàng, tự giác và sáng tạo. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh còn
được rèn luyện phát triển cả về thể lực và nhân cách, đáp ứng yêu cầu của môn
học.
Đặc biệt trò chơi học tập được áp dụng nhiều nhất ở phân môn Luyện từ và
câu, là hình thức tổ chức dạy học gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp học
sinh thoải mái học tập, tạo không khí sôi nổi, làm cho các em thấy gần gũi với
1
môn học này hơn, không còn sợ sệt đối với môn học này, giúp các em học tập
tích cực hơn, nhớ bài kĩ hơn và vận dụng vào bài tập có hiệu quả hơn.
Với nội dung trình bày trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao
chất lượng phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học
Bàu Năng B bằng phương pháp tổ chức trò chơi” với mong muốn giúp các
em giải quyết tốt bài Luyện từ và câu nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng
Việt.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp 2C và 2D của trường Tiểu học Bàu
Năng B với các đối tượng học sinh tương đương (về học lực, hạnh kiểm, độ tuổi,
dân tộc). Lớp 2C là lớp thực nghiệm (26 học sinh), lớp 2D là lớp đối chứng (25
học sinh) .
Lớp thực nghiệm được thực hiện thay thế ở các tiết Luyện từ và câu. Lớp
đối chứng dạy bình thường trong cùng thời gian và phạm vi trên. Kết quả cho
thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng học tập của học sinh lớp
thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm kiểm tra sau tác động của lớp
thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,1; điểm kiểm tra sau tác động của lớp đối
chứng là 6,8. Kết quả kiểm chứng T- test cho thấy p = 0,001 < 0,05 thể hiện sự
khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng không
phải do ngẫu nhiên mà là do tác động. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng phương
pháp tổ chức trò chơi trong hướng dẫn học sinh luyện từ và câu đã nâng chất
lượng học tập của học sinh lớp 2 trường Tiểu học Bàu Năng B lên một cách rõ
rệt.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng:
Qua dự giờ thăm lớp và thực tế giảng dạy cùng với kiểm tra kết quả học tập
của học sinh trước tác động, chúng tôi nhận thấy:
* Đối với giáo viên:
Khi dạy, giáo viên thường cung cấp sẵn kiến thức cho học sinh, chú trọng
nhiều đến yêu cầu của chương trình chứ chưa chú trọng nhiều đến phương pháp
dạy học cho học sinh, chưa giúp cho các em tự suy nghĩ và sáng tạo vì sợ mất
thời gian, thường bằng lòng với kết quả học sinh tìm được, chưa chú ý mở rộng
vốn từ cho học sinh giúp các em có nhiều vốn từ hơn, đặt câu hay hơn, phong
2
phú hơn. Kết quả là học sinh chưa làm quen với sự tư duy, sáng tạo trong cách
nghĩ, cách làm .
Trong thực tế, giáo viên thường tổ chức trò chơi để củng cố kiến thức, kỹ
năng chứ chưa mạnh dạn tổ chức cho học sinh trò chơi để hình thành kiến thức,
kỹ năng mới. Mặc khác, giáo viên ngại phải đầu tư, suy nghĩ và mạo hiểm vì
muốn tổ chức trò chơi phải có nhiều đồ dùng dạy học và mất nhiều thời gian
hoặc nếu làm không tốt sẽ làm mất trật tự trong giờ học khiến hiệu quả tiết dạy
không cao.
* Đối với học sinh:
- Học sinh còn bỡ ngỡ khi học phân môn này, các em chưa có hứng thú và
tâm thế để học tập.
- Phần mở rộng vốn từ học sinh tìm từ rất ít, chỉ một đến hai từ, đặt câu chủ
yếu dựa vào câu mẫu của giáo viên, các em chưa biết tự suy nghĩ để tìm ra câu
mới.
- Khả năng tiếp thu bài của học sinh còn chậm.
Để làm thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này chú trọng đến
phương pháp tổ chức trò chơi học tập khi dạy Luyện từ và câu cho học sinh. Sử
dụng phương pháp tổ chức trò chơi không những ở phần củng cố kiến thức, kĩ
năng mà còn áp dụng vào phần truyền thụ kiến thức mới giúp các em tiếp thu
bài học một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tích cực hơn và hiệu quả hơn.
2. Giải pháp thay thế:
Phương pháp tổ chức trò chơi là một hình thức học tập bằng hoạt động hấp
dẫn học sinh, do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với bài học. Trò chơi
làm thay đổi hình thức học tập bằng hoạt động trí tuệ, làm giảm tính chất căng
thẳng của giờ học làm cho các em được thoải mái hơn, tham gia học tập tích cực
hơn, nhớ bài kĩ hơn, kích thích học sinh tư duy làm nâng cao kết quả học tập. Bên
cạnh đó, trò chơi sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh, giúp các em
đoàn kết và biết tự thể hiện khả năng của mình trước bạn bè.
3. Một số nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài:
- Kinh nghiệm rèn học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu khối 2
trường Tiểu học Bàu Năng B của tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo.
- Trò chơi thực hành Tiếng Việt 2 - Nhà xuất bản Giáo dục (Tác giả Vũ Khắc
Tuân).
3
- Trò chơi học tập Tiếng Việt 3 - Nhà xuất bản Giáo dục (Tác giả Nguyễn
Thị Hạnh, Lê Phương Nga).
4. Vấn đề nghiên cứu:
Việc áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập vào hướng dẫn học sinh
luyện từ và câu có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 2 không ?
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Có. Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi có làm nâng kết quả học tập của
học sinh lớp 2 trường Tiểu học Bàu Năng B.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu:
- Giáo viên: Hai cô có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề tương
đương nhau, đều nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
+ Cô Nguyễn Thị Thu Thảo-giáo viên dạy lớp 2C (phụ trách lớp thực
nghiệm).
+ Cô Nguyễn Thị Thu Thích-giáo viên dạy lớp 2D (phụ trách lớp đối
chứng).
- Học sinh: Chọn hai lớp 2C (26 học sinh) - lớp chúng tôi đang giảng dạy
và 2D (25 học sinh) tham gia nghiên cứu vì hai lớp này có điểm tương đồng
nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc và thành tích học tập của năm học trước (năm học
2013-2014). Về ý thức học tập: tất cả các em đều tích cực, chủ động học tập.
Bảng 1: Bảng tương quan giữa hai nhóm:
Các
thông
tin
2C
2D
Học sinh các nhóm
TS
26
25
NỮ
15
13
Hạnh
Học lực
DT KINH GIỎI KHÁ
26
15
18
6
25
13
18
6
TB
2
1
YẾU
kiểm
THĐĐ
26
25
2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 2C là lớp thực nghiệm, lớp 2D là lớp đối
chứng. Cho hai lớp 2C và 2D làm bài kiểm tra 1 tiết môn Luyện từ và câu trước
tác động.
Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự khác biệt, do
đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-test độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch
điểm số trung bình của hai lớp trước khi tác động. Kết quả:
Bảng 2: Bảng kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương trước tác động:
4
Lớp 2D (đối chứng)
6,67
Điểm trung bình
Kiểm chứng T- test
Lớp 2C (thực nghiệm)
6,71
P = 0,46 > 0,05
độc lập P
Do P = 0,46 > 0,05 nên từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình
của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước tác động là không có ý nghĩa,
hai lớp được coi là tương đương.
Bảng 3: Bảng thiết kế nghiên cứu trước tác động và sau tác động đối
với các lớp tương đương:
Lớp
KT trước tác
động
Thực
nghiệm (lớp
(lớp 2D)
KT sau tác
động
Dạy học có sử dụng
6,71
2C)
Đối chứng
Tác động
phương pháp tổ chức
8,13
trò chơi học tập.
Dạy học không có sử
6,67
dụng phương pháp tổ
6,82
chức trò chơi học tập.
Ở thiết kế này chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T- test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
3.1. Sự chuẩn bị bài của giáo viên:
* Nhóm nghiên cứu:
- Cô Nguyễn Thị Thu Thảo dạy lớp thực nghiệm: Thiết kế bài dạy có sử
dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập được giảng dạy đối với lớp thực
nghiệm:
+ Giáo viên tiến hành tham khảo tài liệu, nghiên cứu một số trò chơi có thể
áp dụng vào các bài tập trong các tiết Luyện từ và câu.
+ Chuẩn bị kĩ các đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy.
5
+ Giáo viên nắm vững yêu cầu bài tập, các bước thực hiện trò chơi để phổ
biến đến học sinh.
- Cô Thích dạy lớp đối chứng: Thiết kế bài dạy không có sử dụng phương
pháp tổ chức trò chơi học tập đối với lớp đối chứng, quy trình chuẩn bị bài dạy như
bình thường.
3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian dạy thực nghiệm được tiến hành theo kế hoạch của giáo viên và
dựa theo thời khóa biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan, cụ thể:
Bảng 4: Thời gian dạy thực nghiệm
Tiết
Ngày dạy
Lớp
theo
Bài học
Bài tập
PPCT
06/11/2014
2C
12
13/11/2014
2C
13
27/11/2014
2C
15
03/12/2014
2C
16
22/01/2014
2C
22
12/02/2014
2C
25
Từ ngữ về tình cảm. Dấu Bài tập 1, 2 sgk
phẩy
Từ ngữ về công việc gia
trang 99
Bài tập 1 sgk
đình. Kiểu câu Ai làm gì ?
Từ chỉ đặc điểm. Kiểu câu
trang 108
Bài tập 2 sgk
Ai thế nào ?
Từ chỉ tính chất. Kiểu câu
trang 122
Bài tập 3 sgk
Ai thế nào ?
Mở rộng vốn từ. Từ ngữ về
trang 132
Bài tập 1sgk
vật nuôi.
trang 35(tập 2)
Từ ngữ về vật nuôi. Dấu Bài tập 1sgk
chấm, dấu phẩy.
trang 64 (tập 2)
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
4.1. Sử dụng công cụ đo, thang đo: Bài kiểm tra của học sinh.
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết, thực hiện đề kiểm tra
chung cho cả hai lớp.
6
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong những bài có
sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi thực hiện trong thời gian 1 tiết, đề bài
được sử dụng chung cho cả hai lớp.
4.2. Tiến hành kiểm tra, chấm bài:
Ra đề kiểm tra: Đề kiểm tra sau khi học xong những bài học trên, chúng tôi
có lấy ý kiến trong nhóm nghiên cứu và giáo viên dạy để bổ sung, chỉnh sửa cho
phù hợp với trình độ học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (nội dung kiểm
tra trình bày ở phần phụ lục).
Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. Sau đó tiến hành
chấm bài theo đáp án đã được xây dựng.
4.3. Kiểm chứng độ giá trị nội dung:
Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách: chúng tôi
cùng hai giáo viên trực tiếp dạy chấm bài hai lớp thực nghiệm và đối chứng.
Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng giá trị nội dung của dữ liệu:
- Về nội dung đề bài: Phù hợp với trình độ của học sinh lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng. Các câu hỏi có phản ánh các vấn đề của đề tài nghiên cứu:
Các câu hỏi luyện từ và câu có mở rộng vốn từ và đặt câu theo mẫu, tìm từ có
liên quan đến việc tổ chức trò chơi.
- Về kết quả: Lớp thực nghiệm có điểm trung bình là 8,13. Lớp đối chứng
có điểm trung bình là 6,82 thấp hơn lớp thực nghiệm là 1,31. Điều đó cho thấy
lớp thực nghiệm có sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học nên có kết
quả cao hơn.
4.4. Kiểm chứng độ tin cậy:
Bài kiểm tra trước tác động do chúng tôi tự thiết kế. Chúng tôi tiến hành
kiểm tra độ tin cậy bằng công thức Spearman- Brown kết quả như sau:
Trước tác động: Nhóm đối chứng: r SB = 0,78, nhóm thực nghiệm: r SB =
0,71> 0,7 là dữ liệu đáng tin cậy.
7
Sau tác động: Nhóm đối chứng: rSB = 0,71, nhóm thực nghiệm: rSB = 0,76 >
0,7 là dữ liệu đáng tin cậy.
8
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Trình bày kết quả:
Trước tác động
Thực
Đối chứng
nghiệm
Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của
Sau tác động
Thực
Đối chứng
nghiệm
6,71
6,67
8.13
6,82
1,55
1,56
1,3
1,6
T-test
Lệch GT-TB
P = 0,46
(SMD)
P = 0,001
0,81
2. Phân tích dữ liệu:
* Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương trước tác động:
Với kết quả P1 = 0,46 > 0,05 chứng tỏ sự chênh lệch điểm số trung bình
cộng trước tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không có ý nghĩa
nên có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Hai nhóm được coi là tương đương.
* Phân tích dữ liệu và kết quả sau tác động:
Với kết quả P2 = 0,001 < 0,05 chứng tỏ sự chênh lệch giữa điểm trung bình
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả
điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là không ngẫu
nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
8,13 − 6,82
= 0,81. Điều đó cho
1,61
thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học luyện từ và câu có sử dụng phương
pháp tổ chức trò chơi học tập đến kết quả học tập của học sinh là lớn.
9
Giả thuyết của đề tài: “Nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu cho
học sinh lớp 2 trường Tiểu học Bàu Năng B bằng phương pháp tổ chức trò chơi”
đã được kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh kết quả điểm trung bình giữa hai lớp trước tác động và sau tác
động:
3. Bàn luận:
- Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung
bình là 8,13. Kết quả bài kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng có điểm trunh
bình là 6,82. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,31. Điều đó cho thấy
điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt,
lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,81.
Điều này chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
- Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai lớp là p =
0,001 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp
không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về lớp thực nghiệm.
- Tác động đã có ý nghĩa lớn đối với tất cả các đối tượng học sinh, học sinh
có khả năng học tốt đã tìm được nhiều từ hơn, đặt câu hay hơn, phong phú hơn,
học sinh chậm kĩ năng viết cũng có thể tìm được nhiều từ hơn, dùng từ đặt câu
chính xác.
10
* Hạn chế:
- Do sử dụng hình thức tổ chức lớp học bằng trò chơi nên đòi hỏi phải có
nhiều đồ dùng dạy học trong khi đó thiết bị của nhà trường không có đủ số đồ
dùng, vì vậy giáo viên không có nhiều thời gian để làm đồ dùng phục vụ tiết dạy
nên không vận dụng thường xuyên trò chơi học tập.
- Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các
trò chơi.
- Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.
11
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học luyện từ
và câu cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Bàu Năng B đã nâng cao kết quả học
tập môn Tiếng Việt một cách rõ rệt.
Học sinh biết tìm từ đặt câu, mở rộng vốn từ phong phú hơn, học sinh
không còn khó khăn khi tìm từ, đặt câu, từ đó các em càng tự tin hơn trong học
tập và đặc biệt là các em say mê khi học Tiếng Việt.
Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập giúp học sinh phát triển tư
duy, rèn các kỹ năng: giao tiếp, xử lý tình huống, ứng phó, thao tác, phản xạ
nhanh.
Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp
tác, chia sẻ; tính trung thực trong thi đua học tập. Tạo môi trường và không khí học
tập vui tươi, thân thiện.
* Để giúp học sinh vận dụng tốt phương pháp này giáo viên cần phải:
- Bước 1: Giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
- Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc sau:
+ Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia
(mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
+ Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…).
+ Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời
gian chơi, những điều người chơi không được làm….
+ Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, các giải của cuộc chơi
(nếu có).
12
Đề tài này khi áp dụng ở lớp thực nghiệm đã nâng cao chất lượng học
Tiếng Việt cho học sinh, do đó sẽ được nhân rộng trong toàn trường và các
trường trong huyện.
2. Khuyến nghị:
* Đối với cán bộ quản lý:
- Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm đến các giáo
viên, khuyến khích giáo viên mạnh dạn sử dụng trò chơi trong dạy học.
- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để giúp giáo viên mạnh dạn thay đổi
phương pháp dạy học.
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên thường xuyên vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi.
- Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần chú ý: Không lạm dụng hình
thức trò chơi trong tiết học, trò chơi phải hấp dẫn, thu hút tất cả học sinh tham
gia, lựa chọn trò chơi phải thể hiện mục tiêu bài học hoặc một phần của chương
trình.
Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động trên lớp,
phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động, giúp cho tiết học nhẹ
nhàng, hiệu quả.
Bàu Năng, ngày 14 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện
Cao Thị Kim Vân
Nguyễn Thị Thu Thảo
VI. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1.
13
ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Câu 1. (1,5 điểm):
Tìm 3 từ chỉ hoạt động của học sinh.
Câu 2. (1 điểm): Sắp xếp lại các từ trong câu sau để tạo thành 2 câu mới:
Thu là bạn thân nhất của em.
Câu 3. (0,5 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Các từ chỉ sự vật là:
a) Cô giáo, học trò, quý mến.
b) Bảng, sách, xanh.
c) Phượng vĩ, cô giáo, thước kẻ.
Câu 4. (2 điểm): Đặt dấu câu thích hợp vào câu sau và viết lại cho đúng
chính tả:
Trời mưa to Hòa quên mang áo mưa Lan rủ bạn đi chung áo mưa với
mình đôi bạn vui vẻ về nhà.
Câu 5. (1 điểm): Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân sau:
Em là học sinh lớp Hai.
Câu 6. (1 điểm): Đặt một câu theo mẫu Ai là gì ?
Câu 7. (1 điểm): Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
Cô …….chúng em chăm học.
Câu 8. (2 điểm): Tìm 4 từ chỉ hoạt động của người, sự vật trong bài “Làm
việc thật là vui”.
…..…………………………….Hết………………..………………
14
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Câu 1. (1,5 điểm): Học sinh tìm được mỗi từ chỉ hoạt động đạt 0,5 điểm,
tìm được 3 từ đúng đạt 1,5 điểm.
Câu 2. (1 điểm): Học sinh sắp xếp lại các từ trong câu sau để tạo thành 2
câu mới có ý nghĩa phù hợp đạt 1 điểm, được 1 câu đạt 0,5 điểm:
Thu là bạn thân nhất của em.
* Gợi ý:
- Bạn thân nhất của em là Thu.
- Em là bạn thân nhất của Thu.
Câu 3. (0,5 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng đạt 0,5
điểm:
Các từ chỉ sự vật là:
15
c) Phượng vĩ, cô giáo, thước kẻ.
Câu 4. (2 điểm): Đặt dấu câu thích hợp vào câu sau và viết lại cho đúng
chính tả:
Trời mưa to. Hòa quên mang áo mưa. Lan rủ bạn đi chung áo mưa với
mình. Đôi bạn vui vẻ về nhà.
Học sinh đặt đúng 1 dấu câu thích hợp 0,5 điểm. Viết lại cho đúng chính
tả đạt 0.5 điểm.
Câu 5. (1 điểm): Học sinh đặt được câu hỏi cho bộ phận câu được gạch
chân đạt 1 điểm:
Ai là học sinh lớp Hai ?
Câu 6. (1 điểm): Học sinh đặt được môt câu theo mẫu “Ai là gì ?” đạt 1
điểm.
* Gợi ý: Em là học sinh lớp Hai.
Câu 7. (1 điểm): Học sinh điền đúng từ thích hợp vào chỗ chấm đạt 1
điểm:
* Gợi ý: bảo, khuyên, dạy, muốn…
Câu 8. (2 điểm): Học sinh tìm được mỗi từ chỉ hoạt động đạt 0,5 điểm.
* Gợi ý: bắt, nở, quét, nhặt…
…..…………………………….Hết………………..………………
16
PHỤ LỤC 2
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Câu 1. (1 điểm):
Tìm 2 từ chỉ đặc điểm về tính tình của một người.
Câu 2. (1 điểm):
Nói lời đáp của em khi chị bảo em nhặt rau giúp chị nhưng em chưa
làm xong bài tập.
Câu 3. (1 điểm): Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân sau:
Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh
dát vàng.
Câu 4. (2 điểm): Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi
thay ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy:
Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò chúng thường cùng ở cùng ăn,
cùng làm việc và đi chơi cùng nhau hai bạn gắn bó với nhau như hình với
bóng.
Câu 5. (1 điểm): Tìm 4 từ có tiếng “biển”.
Câu 6. (1 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu hỏi được dùng để đặt câu cho bộ phận gạch chân trong câu “Chúng
khoan khoái đớp bóng nước mưa.” là:
a) Vì sao ?
b) Như thế nào ?
17
c) Khi nào ?
Câu 7. (1 điểm): Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?
Câu 8. (2 điểm): Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu sau:
Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên
giàn mướp xanh mát.
…..…………………………….Hết………………..………………
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
18
Câu 1. (1,5 điểm): Học sinh tìm được 1 từ chỉ đặc điểm về tính tình của
một người đạt 0,5 điểm, tìm được 2 từ đúng đạt 1 điểm.
Câu 2. (1 điểm): Học sinh biết nói lời đáp của em khi chị bảo em nhặt rau
giúp chị nhưng em chưa làm xong bài phù hợp đạt 1 điểm.
* Gợi ý: Chị ơi, khi nào làm bài tập xong em sẽ làm giúp chị nhé!
Câu 3. (1 điểm): Học sinh đặt được câu hỏi cho bộ phận câu được gạch
chân đạt 1 điểm:
* Gợi ý: Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát
vàng ?
Câu 4. (2 điểm): Học sinh đặt đúng 1 dấu câu thích hợp 0,5 điểm. Viết lại
cho đúng chính tả đạt 0,5 điểm.
Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò. Chúng thường cùng ở, cùng ăn,
cùng làm việc và đi chơi cùng nhau. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với
bóng.
Câu 6. (1 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng đạt 1
điểm:
b) Như thế nào ?
Câu 7. (1 điểm): Học sinh đặt đúng câu theo mẫu Ai thế nào ? đạt 1 điểm.
Câu 8. (2 điểm): Học sinh tìm được mỗi từ chỉ đặc điểm trong câu đạt 0,5
điểm.
* Gợi ý: vàng tươi, sáng trưng, xanh mát…
…..…………………………….Hết………………..………………
19
PHỤ LỤC 3
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
(KHÔNG CÓ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI)
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM. DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh biết ghép tiếng thành câu.
- Kĩ năng:
+ Học sinh biết ghép tiếng thành từ theo mẫu để tạo thành các từ chỉ tình
cảm gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu.
20
+ Học sinh nói được 2 đến 3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong
tranh.
+ Học sinh biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí.
- Thái độ: Học sinh biết yêu thương cha mẹ.
- GDMT: Giáo dục học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó với gia đình.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: HS làm bài tập.
* Bài tập 1: Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương,
quý, mến, kính.
- Mục tiêu: Học sinh biết ghép tiếng theo mẫu để tạo thành từ chỉ tình cảm gia
đình.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập. (2 em)
- Bài này yêu cầu ta làm gì ? (ghép các tiếng đã cho thành những từ có hai
tiếng)
- Giáo viên hướng dẫn mẫu: yêu mến, mến quý.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bốn, thời gian 3 phút.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả. (yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến
yêu, yêu kính, kính yêu, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương, quý mến,
kính mến)
- Nhận xét.
* Bài tập 2: Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn
chỉnh.
- Mục tiêu: Học sinh biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống
trong câu.
- GV gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra từ, giáo viên hướng dẫn học sinh làm
mẫu câu a sau đó học sinh suy nghĩ cá nhân để tìm kết quả câu b và c.
a/ Cháu kính yêu ông bà.
b/ Con…..cha mẹ.
c/ Em ….anh chị.
21
- Nhiều học sinh nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét và chốt kết quả.
* Bài tập 3: Nhìn tranh nói 2 đến 3 câu về hoạt động của mẹ và con (2
học sinh đọc yêu cầu bài tập).
- Mục tiêu: Học sinh nói được 2 đến 3 câu về hoạt động của mẹ và con
được vẽ trong tranh.
- Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm đôi dựa vào câu hỏi gợi ý của
giáo viên như:
+ Tranh vẽ gì ?
+ Trên tay mẹ có gì ?
- Hết thời gian thảo luận giáo viên gọi đại diện một số học sinh trình bày
kết quả.
- Ví dụ: Bạn gái đưa cho mẹ xem một bài kiểm tra có ghi điểm 10 đỏ chói.
Mẹ một tay ôm em bé trong lòng và tay kia cầm bài kiểm tra của bạn mẹ khen:
“Con gái mẹ giỏi lắm!” Cả hai mẹ con đều rất vui.
- Nhận xét bạn nêu hay, đủ ý.
* Bài tập 4: Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong những câu sau:
(hs đọc yêu cầu)
a/ Chăn màn quần áo được xếp gọn gàng.
b/ Giường tủ được kê ngay ngắn.
c/ Giày dép mũ nón được để đúng chỗ.
- Mục tiêu: Học sinh biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu.
- Bài tập yêu cầu ta làm gì ? ( đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm mẫu câu a. (ta có thể đặt dấu phẩy vào
những chỗ nào trong câu, có thể học sinh nêu nhiều ý kiến khác nhau)
- Giáo viên chốt ý câu a/ Chăn màn, quần áo, được xếp gọn gàng.
- Tương tự học sinh làm câu b, c vào vở.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
2. Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò.
3. Rút kinh nghiệm:
22
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………
23
PHỤ LỤC 4
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
(CÓ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI)
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM
DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Học sinh hiểu về tình cảm gia đình.
+ Nắm được cách đặt dấu phẩy vào câu cho đúng ngữ pháp.
+ Học sinh biết ghép tiếng thành câu.
- Kĩ năng:
+ Học sinh biết ghép tiếng thành từ theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm
gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu.
+ Học sinh nói được 2 đến 3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong
tranh.
+ Học sinh biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu.
- Thái độ: HS biết yêu thương cha mẹ và những người trong gia đình.
- GDMT: Giáo dục HS tình cảm yêu thương, gắn bó với gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên làm các bộ quân bài ghi tiếng (đủ cho số nhóm học sinh tham
gia thi); mỗi bộ quân bài có kích thước khoảng 5cm x 15cm. Mỗi bộ gồm 24
quân ghi các tiếng sau: yêu (8 quân); thương (4 quân); quý (3 quân); mến (6
quân); kính (3 quân).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Trò chơi “Thi ghép tiếng thành từ ”
24
* Bài tập 1: Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương,
quý, mến, kính.
Mục tiêu: Học sinh biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình.
- Mở rộng vốn từ bằng cách ghép tiếng.
- Rèn khả năng nhận ra từ, rèn tác phong nhanh nhẹn.
Tiến hành:
- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập (học sinh đọc).
- Giáo viên hỏi: bài tập yêu cầu gì ? (yêu cầu ghép các tiếng cho sẵn thành
từ có hai tiếng có nghĩa)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi học tập.
+ Giáo viên chuẩn bị sẵn 4 bộ quân bài ghi tiếng (đủ cho số nhóm học sinh
tham gia thi); mỗi quân bài có kích thước khoảng 5cm x 15cm. Mỗi bộ gồm 24
quân ghi các tiếng sau: yêu (8 quân); thương (4 quân); quý (3 quân); mến (6
quân); kính (3 quân).
+ Băng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng thành một từ (2 tiếng).
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (hai nhóm 6 học sinh, hai nhóm 7 học
sinh) giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bộ quân bài.
- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu thể lệ cuộc chơi, hướng dẫn học sinh
nắm cách thực hiện trò chơi:
+ Mỗi nhóm có 1 bộ quân bài ghi các tiếng dùng để ghép thành các từ có 2
tiếng, các nhóm dùng bộ quân bài để ghép từ (xếp lên mặt bàn, hoặc dùng băng
dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng lại để thành 1 từ, ví dụ: yêu mến, quý mến).
+ Các nhóm xếp các từ trong thời gian 3 phút, hết thời gian các nhóm dừng
lại; nhóm nào xếp được nhiều từ chính xác thì nhóm đó thắng cuộc.
- Giáo viên trao các bộ bài cho các nhóm thi ghép từ; phát lệnh ''bắt đầu''.
- Các nhóm tiến hành ghép từ.
- Ghép đúng, đủ 12 từ (mỗi từ có 2 tiếng).
Ví dụ: Yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, kính yêu, yêu kính,
yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương, quý mến, kính mến.
25