Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

SKKN nâng cao kết quả học tập môn địa lý chương i “trái đất” cho học sinh lớp 6a1 trường trung học cơ sở suối đá thông qua việc sử dụng các bài giảng điện tử có video – clip

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.94 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI .......................................................................................2
II. GIỚI THIỆU ................................................................................................4
1. Hiện trạng ............................................................................................4
2. Nguyên nhân .......................................................................................5
3. Giải pháp thay thế ................................................................................5
4. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài ................................5
5. Vấn đề nghiên cứu ..............................................................................5
6. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................5
III. PHƯƠNG PHÁP ........................................................................................6
1. Khách thể nghiên cứu ..........................................................................6
2. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................6
3. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................7
3.1. Một số vấn đề cần lưu ý………………………………………….... 7
3.2. Thiết kế kế hoạch bài học . ...............................................................8
3.3. Tiến hành dạy thực nghiệm ..............................................................9
4. Đo lường và thu thập dữ liệu ...............................................................9
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
11
1. Phân tích dữ liệu
11
2. Bàn luận kết quả
12
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
14
1. Kết luận
14
2. Khuyến nghị
14
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO


15
VII. PHỤ LỤC
16
Phụ lục 1: Kế hoạch nghiên cứu đề tài
17
Phụ lục 2: Các đề, đáp án kiểm tra trước và sau tác động
19
Phụ lục 3: Bảng điểm kiểm tra trước và sau tác động
23
Phụ lục 4: Kế hoạch bài học minh họa
24
Phụ lục 5: Bảng phân tích tổng hợp dữ liệu
32
Phụ lục 6: File Excell thực hành tính toán các đại lượng thống kê
36

Trang 1


Tên đề tài: Nâng cao kết quả học tập môn Địa lý chương I “Trái Đất”
cho học sinh lớp 6A1 trường Trung học cơ sở Suối Đá
thông qua việc sử dụng các bài giảng điện tử có video –
clip.
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan
Đơn vị: Trường Trung học cơ sở Suối Đá, huyện Dương Minh Châu
tỉnh Tây Ninh
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết Địa lí là một môn khoa học có từ lâu đời. Chính
khoa học Địa lí đã giúp cho con người hiểu được vũ trụ bao la, trong đó có các
thiên thể, Mặt Trời, Trái Đất và các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất. Vì

vậy để hiểu biết về vũ trụ và Trái Đất thì việc nghiên cứu và học tập Địa lí nói
chung và Địa lí trong nhà trường phổ thông nói riêng đòi hỏi người học phải có
kiến thức ban đầu về vũ trụ và Trái Đất, phải biết thu thập thông tin, học tập và
nghiên cứu từ các nguồn, các kênh kiến thức khác nhau.
Trong thực tế ở chương trình Địa lí lớp 6, muốn nắm vững kiến thức đặc
biệt là kiến thức về Trái Đất, các vận động và các hệ quả của nó thì giáo viên và
học sinh không chỉ dừng lại ở việc đọc tài liệu (nội dung sách giáo khoa) và theo
dõi lời giảng của giáo viên với phương pháp hỏi – đáp truyền thống là đủ. Trong
thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, các phương tiện thông tin
đại chúng nói chung và hệ thống công nghệ thông tin nói riêng đang phát triển
như vũ bão đòi hỏi giáo viên mạnh dạn hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp
dạy học để đạt kết quả cao hơn trong giảng dạy và học tập. Cụ thể đã ứng dụng
công nghệ thông tin vào quá trình soạn - giảng ở tất cả các bộ môn trong đó có
cả môn Địa lí. Nhưng việc thực hiện cũng chỉ dừng lại ở khâu soạn giáo án
word, giáo án trình chiếu Powerpoint một cách sơ sài, chủ yếu là trình chiếu
kênh chữ. Kênh hình thì giáo viên sử dụng hình trong sách giáo khoa hướng dẫn
học sinh quan sát kèm theo lời mô tả, giải thích với mục đích giúp cho học sinh
hiểu rõ nội dung bài học. Tuy nhiên đối với những nội dung khó, trừu tượng như
Trang 2


khi mô tả sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất sẽ sinh ra hiện tượng
ngày – đêm và sự lệch hướng của các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất, hay
sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời sẽ sinh ra hiện tượng các mùa và
thời gian giữa các mùa cũng không giống nhau… thì giáo viên chỉ sử dụng mô
hình “Trái Đất tự quay quanh Mặt Trời” có sẵn để giảng dạy. Học sinh quan sát,
trả lời các câu hỏi của giáo viên rồi ghi chép bài. Đối với học sinh yếu kém
không thể nắm bắt được tại sao có hiện tượng đó và tại sao có các hệ quả mà
chúng để lại.
Giải pháp của tôi là sử dụng các bài giảng điện tử có video – clip với nội

dung phù hợp vào một số bài trong chương I “Trái Đất” nhằm giúp tất cả học
sinh (kể cả học sinh yếu kém) thêm yêu thích bộ môn, tiếp thu bài nhanh hơn,
nắm chắc kiến thức hơn và nhớ bài lâu hơn.
Nghiên cứu được thực hiện trên hai lớp tương đương là lớp 6A1, 6A2
trường trung học cơ sở Suối Đá. Lớp 6A1 là lớp thực nghiệm, lớp 6A2 là lớp đối
chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài
trong Chương I “Trái Đất”. Lớp đối chứng không được sử dụng các phương
pháp thay thế khi dạy các bài này. Từ việc vận dụng các bài giảng điện tử có sử
dụng video – clip vào quá trình giảng dạy bộ môn Địa Lí 6 đã có ảnh hưởng rõ
rệt đến kết quả học tập của học sinh lớp 6. Thể hiện rõ nhất là lớp thực nghiệm
đã có các bài kiểm tra đánh giá cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm số trung
bình sau khi tác động của lớp thực nghiệm là 8,7500, lớp đối chứng là 7,3571.
Kết quả phép kiểm chứng T-test cho thấy p = 0,0001 < 0,05. Có nghĩa là có sự
khác biệt lớn giữa điểm trung bình của hai lớp. Kết quả cho thấy, sự chênh lệch
giữa hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng không phải là do ngẫu nhiên. Điều đó
chứng minh rằng việc sử dụng các bài giảng điện tử có video – clip đã nâng cao
chất lượng học tập bộ môn Địa lí của học sinh lớp 6A1.

Trang 3


II. GIỚI THIỆU
Cùng với việc đổi mới mục tiêu giảng dạy ở nhà trường phổ thông hiện
nay. Bản thân mỗi giáo viên là một tấm gương tự học sáng tạo cho học sinh noi
theo, thì việc đổi mới phương pháp dạy học tìm ra cách thức hướng dẫn học sinh
chiếm lĩnh kiến thức một cách nhanh nhất và có chất lượng nhất, để khi học
xong các em biết vận dụng chúng vào trong cuộc sống và giải thích được các sự
vật hiện tượng địa lí xảy ra ở xung quanh chúng ta.
Song song với việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong
giảng dạy bộ môn Địa lí nhà trường phổ thông. Bản thân giáo viên không ngừng

học tập và mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy nhằm
đạt hiệu quả cao. Số lượng học sinh có niềm đam mê học tập, yêu thích bộ môn
ngày càng nhiều. Hơn thế nữa khi học xong các em biết tự khám phá, tự đặt câu
hỏi và tìm ra được câu trả lời cho các vận động của Trái Đất nói chung và các sự
vật hiện tượng địa lí nói riêng.
1. Hiện trạng
Trong thực tế qua việc dự giờ thăm lớp, làm bài kiểm tra thường xuyên
(miệng, 15 phút). Bản thân nhận thấy giáo viên chỉ sử dụng được đồ dùng dạy
học hiện có của trường để minh họa cho các tiết dạy hoặc sử dụng kênh hình
trong sách giáo khoa để dẫn chứng cho lời giảng của giáo viên. Đôi khi giáo
viên có sử dụng giáo án điện tử. Nhưng việc thực hiện cũng chỉ dừng lại ở giáo
án trình chiếu Powerpoint một cách sơ sài, chủ yếu là trình chiếu kênh chữ.
Kênh hình rất hạn chế, không có sử dụng video - clip để mở rộng và khắc sâu
kiến thức. Mặc dù học sinh đã tích cực suy nghĩ để trả lời các câu hỏi của giáo
viên cùng phát hiện và giải quyết các vấn đề đặt ra trong tiết học. Kết quả học
sinh có hiểu bài nhưng chưa sâu, chưa hình thành được các biểu tượng cụ thể.
Như vậy học sinh có học bài tốt đến đâu, trí nhớ có tốt đến đâu đi nữa cũng dễ
dàng quên mất các kiến thức trọng tâm đã học sau một thời gian ngắn. Chính vì
thế học sinh sẽ thiếu tự tin khi vận dụng những điều đã học vào thực tế để tìm
cách giải thích chúng dù là cơ bản nhất.

Trang 4


Từ việc khảo sát thực tế kết quả học lực ở hai lớp 6A1 (lớp thực nghiệm)
và 6A2 (lớp đối chứng) trong năm học trước (2013 – 2014):

Số

Số

thứ Lớp
tự
1
2

6A1
TN
6A2
ĐC

học
sin

Phân loại học lực năm học 2013 - 2014
Trung
Giỏi
Khá
Yếu
bình
Số
lượng

Kém

%

Sl

%


sl

%

sl

%

Sl

%

(sl)

h
34

16

47,1

6

17,6

9

26,5

3


8,8

0

35

17

48,6

7

20,0

11

31,4

0

0

0

Qua kết quả học lực trong năm học 2013 – 2014 giữa hai lớp thực nghiệm
và đối chứng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm vẫn còn học sinh có điểm yếu, tỉ lệ
điểm xếp loại giỏi thấp hơn lớp đối chứng.
2. Nguyên nhân
Có thể xác định được những nguyên nhân sau:

- Dạy học theo phương pháp cổ điển chưa phát huy tính tích cực của học
sinh.
- Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn nhiều hạn chế.
- Nội dung trình bày trong sách giáo khoa còn khô cứng (Địa lí lớp 6 chủ
yếu là các khái niệm). Học sinh có quan điểm lệch lạc về học tập bộ môn.
- Học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động, không động não để tìm kiến
thức mới
3. Giải pháp thay thế
Giáo viên vận dụng tốt bài giảng điện tử có sử dụng video – clip vào quá
trình giảng dạy chương I “Trái Đất” ở lớp 6A1 trường Trung học cơ sở Suối Đá
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo tự lĩnh hội kiến thức của học
Trang 5


sinh, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Địa lí lớp 6 nói chung và lớp
6A1 nói riêng.
4. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và môn Địa
lí nói riêng đã được một số tác giả nghiên cứu và triển khai trong những năm
gần đây.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí trường Trung học
cơ sở Suối Đá năm học 2009 – 2010 của đồng tác giả Nguyễn Thị Kim Lan, Bùi
Nhân Hiệp.
+ Đề tài: Nâng cao kết quả học tập các bài học về không khí thuộc chủ đề
“Vật chất và năng lượng” thông qua việc sử dụng một số tệp có định dạng flash
và video clip trong dạy học của đồng tác giả Đinh Thị Thảo, Vũ Thị Thê,
Nguyễn Thị Thìn, Bùi Văn Ngụi.
5. Vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng các bài giảng điện tử có video – clip có nâng cao được kết

quả học tập môn Địa lí lớp 6 chương I “Trái Đất” cho học sinh lớp 6A1 trường
Trung học cơ sở Suối Đá hay không?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Sau khi sử dụng các bài giảng điện tử có video – clip trong dạy môn Địa lí
lớp 6 chương I “Trái Đất”. Bản thân thấy kết quả học tập của học sinh lớp 6A1
trường Trung học cơ sở Suối Đá được nâng lên rõ rệt.

III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Trang 6


Khách thể tôi sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học năm học
2014 – 2015 này là học sinh lớp 6A1 và học sinh lớp 6A2 trường Trung học cơ
sở Suối Đá, vì các đối tượng này có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa
học sư phạm ứng dụng cả về phía học sinh và giáo viên.
* Về phía học sinh:
Sau khi khảo sát, tôi quyết định chọn học sinh hai lớp 6A1 và 6A2 là hai
lớp có nhiều điểm tương đồng về số lượng, giới tính, độ tuổi, trình độ, thành
phần dân tộc:

Lớp
6A1
6A2

Số học
sinh
34
35


Nam

Nữ

22
22

12
13

Dân tộc

Dân tộc

Dân tộc

kinh
33
35

Tà mun
1
0

khác
Không
Không

Ý thức học tập của học sinh và thái độ yêu thích bộ môn của hai lớp 6A1,
6A2 ngang nhau. Đa số các em đều ngoan, có tinh thần học tập chủ động, tích

cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Tuy nhiên ở mỗi lớp vẫn còn một số
học sinh thụ động trong giờ học, năng lực tư duy hạn chế, thiếu tự tin khi tham
gia các hoạt động học tập, hoạt động chung của lớp.
* Về phía giáo viên
Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Lan
Bản thân là một giáo viên luôn năng nổ, nhiệt tình trong công tác, ham
học hỏi, thích tìm tòi nghiên cứu tài liệu (sách, báo, mạng Internet..) để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân có kinh nghiệm hơn 17 năm trong
công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Trong năm học 2014 - 2015: được
phân công giảng dạy cả khối 6 (lớp 6A1, 6A2, 6A3, 6A4), và khối 7 (7A1,7A2,
7A3, 7A4) đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt việc nghiên cứu, so sánh, đối
chiếu kết quả học tập của các lớp, điển hình nhất là 6A1 và 6A2.
2. Thiết kế nghiên cứu
Tôi chọn thiết kế 2: “Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các
nhóm tương đương”.
Trang 7


Giáo viên chọn hai lớp 6A1 và 6A2 là hai lớp nguyên vẹn của trường
Trung học cơ sở Suối Đá. Lớp 6A1 là lớp thực nghiệm, lớp 6A2 là lớp đối
chứng. Cho học sinh hai lớp làm bài kiểm tra kiến thức trong năm bài đầu (từ
bài 1 đến bài 5) của chương I “Trái Đất” để làm bài kiểm tra trước tác động.
Giáo viên sử dụng kết quả bài kiểm tra này và nghiên cứu sử dụng phương pháp
kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu theo phương pháp chia đôi dữ liệu tính được
hệ số tương quan chẳn – lẻ là rhh = 0,8003 và tính độ tin cậy Spearman Brown
rSB = 0,8891, sử dụng phép kiểm chứng T – test độc lập ở bài kiểm tra trước tác
động cho thấy p = 0,5540 > 0,05. Qua kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình
của cả hai lớp và còn suy ra được sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp
thực nghiệm và đối chứng trước tác động là không có ý nghĩa. Kết luận được kết
quả học tập của cả hai lớp trước tác động là tương đương nhau. (Bảng kiểm

chứng)
Bảng kiểm chứng để xác định hai lớp tương đương:

Giá trị trung bình =
Chỉ số p =

Lớp thực nghiệm (6A1)
Lớp đối chứng (6A2)
6,8088
7,1000
0,5540 > 0,05

Sau khi tiến hành dạy các bài còn lại (từ bài 7 đến bài 10) của chương I
“Trái Đất” cho học sinh lớp 6A1 thông qua việc sử dụng các bài giảng điện tử
có video – clip thường xuyên hơn so với lớp 6A2. Sau khi kết thúc chương I
giáo viên tiến hành ra chung một đề kiểm tra cho cả hai lớp 6A1 (thực nghiệm)
và 6A2 (đối chứng) cùng làm tại một thời điểm như nhau để làm bài kiểm tra
sau tác động. Giáo viên chấm điểm kiểm tra một cách khách quan, công bằng và
nhờ đồng nghiệp kiểm tra xác suất hộ.
Bảng thiết kế nghiên cứu
Kiểm tra
Lớp

trước tác

Kiểm tra
Tác động

động


sau tác
động

Trang 8


6A1
(thực

Sử dụng các bài giảng điện tử có
6,8088

(đối chứng)

8,7500

lớp 6 chương I “Trái Đất”

nghiệm)
6A2

video – clip trong dạy học Địa Lí

Không sử dụng các bài giảng điện
7,100

tử có video – clip trong dạy học Địa

7,3571


Lí lớp 6 chương I “Trái Đất”

Tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập ở thiết kế này. (Thiết kế 2:
thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương.)
3. Quy trình nghiên cứu
3.1. Một số vấn đề cần lưu ý:
Để thực hiện một tiết dạy giáo án điện tử có sử dụng video – clip đạt hiệu
quả cao, giáo viên và học sinh cần lưu ý một số vấn đề sau:
* Đối với giáo viên:
- Lựa chọn nội dung bài dạy phù hợp với ứng dụng công nghệ thông tin.
- Sưu tầm nguồn tư liệu để phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm tranh, ảnh, bản
đồ,… các đoạn video - clip tại các website baigiangdientubachkim.com, thư viện
violet, giaovien.net, tailieu123.com, wikipedia.com, tvtlbachkim.com …
- Chú ý khâu dặn dò ở tiết trước thật kỹ và chi tiết, đặt câu hỏi mở cho
học sinh về nhà suy nghĩ chuẩn bị bài trước.
- Đầu tư soạn giáo án có chất lượng, tránh biến tiết dạy giáo án điện tử
thành tiết minh họa chiếu phim các đoạn video – clip cho học sinh xem.
- Chú ý cách đặt hệ thống câu hỏi rõ ràng, lôgic, câu hỏi, câu trả lời của
học sinh và nội dung ghi bài phải phân biệt được màu sắc cụ thể.
- Các đoạn video – clip phải có liên quan đến kiến thức trọng tâm bài học.
* Đối với học sinh:
- Chú trọng việc chuẩn bị bài ở nhà.
- Trong tiết học phải tập trung hết các giác quan: tai nghe, mắt nhìn, tay
ghi bài một cách tốt nhất.
3.2. Thiết kế kế hoạch bài học:
Trang 9


Khi tôi thiết kế kế hoạch bài học song song với các hoạt động của thầy và
trò bằng các phương pháp dạy học tích cực. Tôi lựa chọn nội dung bài học thích

hợp để soạn giáo án điện tử. Việc làm này giúp tôi tìm hiểu rõ nội dung sách
giáo khoa để xác định kiến thức trọng tâm, dung lượng kiến thức cũng như yêu
cầu phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Song song đó tôi tiến
hành sưu tầm tư liệu để thu thập các tranh ảnh, lược đồ, bản đồ, hay các đoạn
video – clip có liên quan để góp phần mở rộng kiến thức và làm phong phú thêm
nội dung bài giảng, đảm bảo yếu tố cập nhật.
Tiến hành xây dựng kịch bản trên máy tính, hệ thống hóa nội dung kiến
thức theo một trình tự lôgic, chặt chẽ phù hợp với nội dung trình độ nhận thức
của học sinh và lí luận dạy học của bộ môn.
Trình bày thử kịch bản đã thiết kế để điều chỉnh cho phù hợp với nội dung
và thời gian quy định.
Ví dụ 1: Khi soạn bài 7 “Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất”
Sau khi sưu tầm các tư liệu có liên quan. Tôi tiến hành thiết kế bài giảng
và thực hiện tiết giảng trên máy tính.
Mở đầu tiết giảng tôi sử dụng ảnh động để giới thiệu bài. Với các câu hỏi gợi
mở như: Trái Đất có đứng yên không? Trái Đất quay theo hướng nào? Khi Trái Đất
quay quanh trục sinh ra các hiện tượng gì? Để biết được ta tìm hiểu bài 7.
Trong mục 1. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Tôi sử dụng
ảnh động Trái Đất quay quanh trục để học sinh xác định hướng quay và tìm trục
của Trái Đất. (trục Trái Đất không có thật).
Sử dụng video – clip “chia múi giờ”. Học sinh vừa quan sát vừa nghe để
phát hiện kiến thức mới về sự phân chia các khu vực giờ trên Trái Đất và giải
thích được tại sao giờ ở khu vực phía Đông bao giờ cũng sớm hơn giờ của khu
vực phía Tây.
Sử dụng video – clip “hiện tượng ngày và đêm” vào mục 2. Học sinh vừa
quan sát vừa nghe để phát hiện kiến thức mới: Trái Đất lúc nào cũng chiếu sáng
có một nửa, nửa được chiếu sáng là ban ngày, nửa không được chiếu sáng là ban
đêm và giải thích được tại sao ngày – đêm kế tiếp nhau không ngừng.
Trang 10



Qua các đoạn video – clip trong bài giúp học sinh khắc sâu kiến thức hơn
so với lời giảng suông của giáo viên.
Ví dụ 2: Khi soạn bài 8 “Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời”
Trong phần kiểm tra miệng. Với câu hỏi trình bày hệ quả của sự vận động
quanh trục của Trái Đất. Sau khi học sinh trả lời xong, tôi chốt đáp án bằng hai
hình: hình Trái Đất được chiếu sáng có một nửa và hình thể hiện lực cô-li-ô-rit
trên bề mặt Trái Đất.
Mở đầu mục 1, tôi cho học sinh quan sát ảnh động của Trái Đất quay
quanh Mặt Trời vào các ngày hạ chí, đông chí, xuân phân, thu phân. Học sinh
nhận biết được quỹ đạo chuyển động, hướng chuyển động và thời gian chuyển
động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Vào mục 2, tôi sử dụng đoạn video – clip “hiện tượng các mùa” giúp học
sinh biết được nguyên nhân hình thành các mùa cũng như thời gian của từng
mùa xuân, hạ, thu, đông trên Trái Đất. Đặc biệt là học sinh giải thích được tại
sao mùa ở hai nửa cầu hoàn toàn trái ngược nhau…
Tóm lại từ việc quan sát – nghe – phân tích các đoạn video – clip. Học
sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học để giải thích các sự vật hiện tượng địa lí xảy
ra xung quanh như hiện tượng ngày đêm, hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác
nhau ở các vĩ độ trên Trái Đất để mạnh dạn giải thích câu tục ngữ “Đêm tháng
năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Hay giải thích tại
sao ở miền Nam nước ta có hai mùa khá rõ rệt, trong khi đó ở miền Bắc lại có
đủ bốn mùa …
3.3 Tiến hành dạy thực nghiệm
Lớp 6A1 (lớp thực nghiệm) tổ chức dạy học với các phương pháp dạy học
tích cực, trong đó thực hiện thường xuyên dạy giáo án điện tử có sử dụng video
– clip để mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh nhằm nâng cao kết quả
học tập chương I “Trái Đất”.
Lớp 6A2 (lớp đối chứng) tổ chức dạy học với các phương pháp dạy học
tích cực khác, sử dụng các phương tiện trực quan sẵn có của trường để cung cấp


Trang 11


kiến thức cơ bản cho học sinh, không sử dụng thường xuyên giáo án điện tử có
video – clip để giảng dạy trong chương I “Trái Đất”.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu.
Sau khi dạy xong năm bài đầu của chương I “Trái Đất”. Tôi cho học sinh
làm bài kiểm tra với thời lượng một tiết và lấy kết quả bài kiểm tra này để làm
bài kiểm tra trước tác động cho cả hai lớp 6A1 và 6A2. Từ kết quả này giúp cho
tôi có cơ sở để tiến hành sử dụng các bài giảng điện tử có video – clip trong quá
trình giảng dạy chương I “Trái Đất” ở lớp 6A1 thường xuyên hơn. Trong khi lớp
6A2 không giảng dạy.
Sau khi dạy xong các bài còn lại của chương I. Tôi cho học sinh cả hai lớp
làm chung một đề kiểm tra ở cùng một thời điểm như nhau và tôi lấy kết quả bài
kiểm tra này làm kết quả bài kiểm tra sau tác động.
* Quy trình kiểm tra và chấm điểm kiểm tra:
- Do hai bài kiểm tra này không nằm trong kiểm tra định kỳ của chương
trình. Do đó khi tôi ra đề kiểm tra và đáp án đã nhờ sự hỗ trợ, đóng góp ý kiến
của tổ trưởng và giáo viên trong tổ chuyên môn để bổ sung, chỉnh sửa cho phù
hợp (kiểm chứng giá trị nội dung).
- Tổ chức kiểm tra nghiêm túc ở cả hai lớp, cá nhân tôi tự chấm bài một
cách khách quan, trung thực theo đáp án ra từ trước.
* Nhận xét kết quả bài kiểm tra:

BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA
HAI LỚP THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG
T Lớp TS

Giỏi

Sl %

Khá
Sl %

TB
Sl %

T
HS
1 6A1 34 15 44,1 1 3,0 10 29,4
2 6A2 35 13 37,2 14 40,0 6 17,1
Trang 12

Yếu
Sl %

Kém
Sl %

TB trở lên
Sl
%

5
2

3
0


26
33

14,7
5,7

8,8
0

76,5
94,3


BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG CỦA HAI
LỚP THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG
T Lớp TS

Giỏi
Sl %

T
HS
1 6A1 34 29 85,3
2 6A2 35 19 60,0

Khá
Sl %

TB
Sl %


Yếu
Sl %

Kém
Sl %

TB trở lên
Sl
%

3
5

2
8

0
2

0
1

34
32

8,8
11,4

5,9

20,0

Trang 13

0
5,7

0
2,9

100
91,4


IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Từ kết quả bài kiểm tra sau tác động, kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu
theo phương pháp chia đôi dữ liệu tính được hệ số tương quan chẵn - lẻ là rhh =
0,5633 và tính độ tin cậy Spearman Brown rSB = 0,7206 > 0,7 cho thấy dữ liệu
đáng tin cậy.
Tổng hợp dữ liệu và kết quả nghiên cứu bài kiểm tra trước và sau tác
động:
Kết quả phân tích

Lớp thực nghiệm 6A1 Lớp đối chứng 6A2
Trước
Sau tác
Trước tác Sau tác
tác động


Giá trị trung bình
Giá trị p
Độ lệch chuẩn
Giá trị chênh lệch
Mức độ ảnh hưởng ES

động

6.8088
0.5540
2.5287
-0.2912

8.7500
0.0001
1.2447
1.3929

động
7.1000

7.3571

1.3328

1.6741

SMD = 0,8320 <0,80-1,00>
=> mức ảnh hưởng lớn


Trang 14

động


Cột 1

Cột 2
Cột 3

Cột 4

Biểu đồ: So sánh kết quả trung bình giữa hai lớp trước và sau tác
động
- Từ kết quả nghiên cứu biểu hiện qua bảng tổng hợp dữ liệu và biểu đồ
trên tôi nhận thấy:
+ Hai lớp đối tượng nghiên cứu trước tác động gần như tương đương nhau
(cột 1 và cột 3).
+ Sau khi có tác động bằng phương pháp sử dụng các bài giảng điện tử có
video – clip ở lớp thực nghiệm 6A1 đã có kết quả rất khả quan (cột 2). Bằng phép
kiểm chứng T-test để kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình cho kết quả p =
0,0001 < 0,05, cho thấy độ chênh lệch điểm trung bình giữa hai lớp hoàn toàn có ý
nghĩa. Điều này minh chứng cho điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp
đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà là do kết quả của sự tác động sau bài
kiểm tra trước tác động ở lớp 6A1. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
0,8320 <0,80-1,00> nên mức độ ảnh hưởng của tác động khi sử dụng các bài
giảng điện tử có video – clip trong dạy học chương I “Trái Đất” là lớn. Giả
thuyết đã được kiểm chứng: việc sử dụng các bài giảng điện tử có video – clip
có nâng cao kết quả học tập môn Địa lý lớp 6A1 trường Trung học cơ sở Suối Đá.
- Tổng hợp kết quả theo tỉ lệ % các bậc xếp loại: Giỏi, khá, trung bình,

yếu, kém của học sinh lớp thực nghiệm 6A1 như sau:

Trang 15


Lớp

Tổng số
HS

Trước
tác

34

động
Sau
tác

34

động

Theo thang bậc điểm kiểm tra
Trung
Giỏi
Khá
Yếu
Kém
bình

Sl % Sl % Sl % Sl % Sl %

Trên

Sl

%

15

1

10

5

3

26

44,2%

2,9%

29,4%

14,7%

8,8%


76,5%

29

3

2

0

0

34

85,3%

8,8%

5,9%

0%

0%

100%

* Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại theo thang bậc điểm trước và sau
tác động của lớp thực nghiệm 6A1
2. Bàn luận kết quả
Qua bảng tổng hợp dữ liệu và biểu đồ thể hiện kết quả xếp loại theo

thang bậc điểm sau tác động tôi nhận thấy:
+ Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, chênh
lệch điểm số là 8,7500 - 7,3571 = 1,3929.
+ Mức độ ảnh hưởng được tính SMD = 0,8320, chứng tỏ mức độ ảnh
hưởng của tác động là lớn.

Trang 16


+ Phép kiểm chứng T-test cho kết quả p = 0,0001 < 0,05 chứng tỏ điểm
trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu
nhiên mà do tác động mà có.
+ Tác động có ý nghĩa lớn đối với tất cả các đối tượng học sinh giỏi, khá,
trung bình, yếu, kém. Số học sinh giỏi tăng lên rõ rệt, không còn học sinh yếu,
kém.
* Hạn chế:
Việc sử dụng bài giảng điện tử có video – clip trong một tiết dạy địa lí đạt
hiệu quả cao, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị rất công phu của thầy và trò. Nhưng
trước hết đòi hỏi người giáo viên phải thành thạo máy tính nói chung, biết cách
khai thác tư liệu từ những nguồn thông tin khác nhau, tập hợp so sánh chọn lọc
tư liệu phù hợp với yêu cầu trọng tâm của bài học và phù hợp với đối tượng học
sinh nói riêng.
Bên cạnh đó, các thiết bị đi kèm với máy tính để sử dụng bài giảng điện
tử có video – clip là rất cần thiết như loa, màn hình, máy chiếu Projector, các
phần mềm hổ trợ để chạy flash, đóng gói và chạy các đoạn video – clip.
Học sinh yếu kém không thể trong cùng một lúc vừa quan sát vừa nghe
video và ghi nội dung chính của bài học được.
Một số học sinh có học lực yếu, khả năng tiếp thu bài chậm, trong quá
trình học các em rất ngại phát biểu ý kiến xây dựng bài, sợ sai làm cho tiết học
thêm thụ động.


Trang 17


V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng các bài giảng điện tử có video – clip ở chương I “Trái Đất”
đã phát huy được tính tích cực và phát triển tư duy của học sinh trong quá trình
học tập bộ môn Địa lý lớp 6A1 trường Trung học cơ sở Suối Đá. Qua kết quả bài
kiểm tra trước và sau tác động ở cả hai lớp 6A1 (thực nghiệm) và 6A2 (đối
chứng), chứng tỏ rằng bằng tác động mới này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lý của giáo viên và học sinh.
2. Khuyến nghị
* Đối với giáo viên:
Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tự học, tự nghiên cứu để hiểu biết thêm về
công nghệ thông tin, biết khai thác tư liệu từ những nguồn thông tin khác nhau
trên mạng Internet và mạnh dạn áp dụng rộng rãi sử dụng các bài giảng điện tử
có video – clip ở nhiều khối lớp, nhiều cấp học, ở nhiều trường trong huyện
Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Khi dạy và học bằng giáo án điện tử yêu cầu cần có sự chuẩn bị chu đáo
của cả thầy và trò.
Động viên, khuyến khích sự hợp tác tích cực của học sinh trong giờ dạy,
vừa quan sát vừa nghe vừa phát biểu ý kiến xây dựng bài. Giáo viên tránh phê
bình, cắt ngang lời nói của học sinh khi đang trình bày. Đặc biệt là học sinh yếu
kém các em sẽ ngại phát biểu trong lần sau.
* Đối với ngành:
Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như trang thiết bị máy tính, màn hình phẳng,
máy chiếu Projector hoặc ti vi màn hình rộng có bộ kết nối tốt cho các trường.
Mở các lớp tập huấn về kỹ năng sử dụng các phần mềm vi tính hỗ trợ cho
công tác giảng dạy giáo án điện tử.

Tiếp tục mở các phong trào thi đua soạn giáo án Elearning.
Động viên, khuyến khích giáo viên dạy giáo án điện tử ở tất cả các môn
học, ở các khối lớp.

Trang 18


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Sách Giáo khoa Địa lí 6 Nhà xuất bản Giáo Dục Nguyễn Dược, Phạm
Thị Thu Phương, Nguyễn Quận, Phạm Thị Sen.
2/ Sách giáo viên Địa lí 6 Nhà xuất bản Giáo Dục: Nguyễn Dược, Phạm
Thị Thu Phương, Nguyễn Quận.
3/ Tài liệu tập huấn: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Dự án Việt
- Bỉ- Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2010. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
4/ - Đề tài: Nâng cao kết quả học tập các bài học về không khí thuộc chủ
đề “Vật chất và năng lượng” thông qua việc sử dụng một số tệp có định dạng
flash và video clip trong dạy học của đồng tác giả Đinh Thị Thảo, Vũ Thị Thê,
Nguyễn Thị Thìn, Bùi Văn Ngụi.
5/ Các trang Web:
;
;
;
;
;
.

Trang 19


Trang 20



VII. PHỤ LỤC
1. Kế hoạch nghiên cứu đề tài.
2. Đề và đáp án bài kiểm tra trước và sau tác động của học sinh hai lớp
thực nghiệm và đối chứng
3. Bảng điểm kiểm tra trước và sau tác động của hai lớp thực nghiệm và
đối chứng.
4. Kế hoạch bài học minh họa.
5. Bảng phân tích, tổng hợp dữ liệu.
6. File Excell thực hành tính toán các đại lượng thống kê.
Suối Đá, ngày 02 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Thị Kim Lan

Trang 21


* Phụ lục 1: Kế hoạch nghiên cứu đề tài
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Năm học: 2014 – 2015

Tên đề tài: Nâng cao kết quả học tập môn Địa lý chương I “Trái Đất”
cho học sinh lớp 6A1 trường Trung học cơ sở Suối Đá
thông qua việc sử dụng các bài giảng điện tử có video –
clip.
Người nghiên cứu: Nguyễn Thị Kim Lan
Đơn vị (trường, huyện): Trường Trung học cơ sở Suối Đá, huyện
Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh

Bước
1. Hiện trạng

Hoạt động
- Qua việc dự giờ thăm lớp, làm bài kiểm tra thường xuyên
(miệng, 15 phút). Bản thân nhận thấy có nhiều học sinh hiểu
Trang 22


bài chưa sâu, chưa hình thành được các biểu tượng và khái
niệm địa lí cụ thể, vì thế học sinh sẽ thiếu tự tin khi vận dụng
những điều đã học vào thực tế để tìm cách giải thích chúng,
nhất là một số học sinh lớp 6A1.
Nguyên nhân

- Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin trong dạy
học còn nhiều hạn chế.
- Nội dung trình bày trong sách giáo khoa còn khô cứng (Địa
lí lớp 6 chủ yếu là các khái niệm).

2. Giải pháp

- Học sinh có quan điểm học tập lệch lạc bộ môn
- Vận dụng tốt bài giảng điện tử có sử dụng video – clip vào

thay thế

quá trình giảng dạy chương I “Trái Đất” nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo, tự lĩnh hội kiến thức của học


3. Vấn đề

sinh ở lớp 6A1 trường Trung học cơ sở Suối Đá.
- Việc sử dụng các bài giảng điện tử có video – clip có nâng

nghiên cứu

cao được kết quả học tập môn Địa lí lớp 6 chương I “Trái
Đất” cho học sinh lớp 6A1 trường Trung học cơ sở Suối Đá
hay không?

Dữ liệu có thể

- Kết quả bài kiểm tra trước tác động, bài kiểm tra sau tác

thu thập được

động môn Địa Lí của học sinh lớp 6A1, 6A2.

Giả thuyết

- Có! Sử dụng các bài giảng điện tử có video – clip trong dạy

nghiên cứu

học Địa Lí lớp 6 chương I “Trái Đất” đã giúp nâng cao kết
quả học tập của học sinh lớp 6A1 trường trung học cơ sở Suối

4. Thiết kế


Đá.
- Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các
lớp tương đương

Lớp

Trước

Tác động
Trang 23

Sau tác


tác động
6A1
(34)

động
- Sử dụng các bài giảng

6,8088

điện tử có video – clip

8,7500

trong dạy học Địa Lí lớp
6 chương I “Trái Đất”.

- Không sử dụng các bài

6A2
(35)

giảng điện tử có video –
7,100

clip trong dạy học Địa Lí

7,3571

lớp 6 chương I “Trái Đất”.
- Thu thập dữ liệu: Kiến thức
- Công cụ đo bằng bài kiểm tra hai bài/lớp (trước và sau tác
động).
5. Đo lường

- Kiểm chứng giá trị nhờ vào tổ trưởng, giáo viên có kinh
nghiệm
- Kiểm chứng độ tin cậy bằng phương pháp chia đôi dữ liệu
(SB)
- Mô tả: Tính mốt (mode); trung vị (međian); giá trị trung

6. Phân tích dữ bình (average); độ lệch chuẩn (stdev)
liệu
7. Kết quả

- Phép kiểm chứng: T-test độc lập
- Mức độ ảnh hưởng (ES).

- Sau tác động, điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn
lớp đối chứng, chênh lệch điểm số là 8,7500 - 7,3571 =
1,3929.
- Độ chênh lệch điểm trung bình được tính SMD = 0,8320
chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn (<0,801,00>)
- Phép kiểm chứng T-test cho kết quả p= 0.0001 < 0,05
chứng tỏ điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp
đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà do tác động mà
có.
Trang 24


- Tác động có ý nghĩa lớn đối với tất cả các đối tượng học
sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Số học sinh giỏi tăng lên
rõ rệt, không có học sinh yếu.
Suối Đá, ngày 02 tháng 3 năm 2015
Người lập kế hoạch

Nguyễn Thị Kim Lan

Trang 25


×