Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

SKKN sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy yếu tố hình học nhằm nâng cao kết quả học tập môn toán cho học sinh lớp 4c trường tiểu học thuận an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.85 KB, 48 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DƯƠNG MINH CHÂU
TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN AN


ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
TRONG GIẢNG DẠY YẾU TỐ HÌNH HỌC NHẰM
NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CHO
HỌC SINH LỚP 4C TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN AN

Người thực hiện: Vương Hòa Thành

THÁNG 3 NĂM 2015

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................trang 1
I. Tóm tắt đề tài........................................................................................trang 2
II. Giới thiệu.............................................................................................trang 4
III. Phương pháp nghiên cứu..................................................................trang 6
1. Khách thể nghiên cứu.......................................................................trang 6
2. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................trang 6
3. Quy trình nghiên cứu........................................................................trang 6
4. Đo lường và thu thập dữ liệu............................................................trang 8
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả...........................................trang 10
V. Kết luận và khuyến nghị...................................................................trang 12
VI. Tài liệu tham khảo...........................................................................trang 13
VII. Phụ lục.............................................................................................trang 14



2


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Mục tiêu cơ bản của giáo dục Tiểu học là đào tạo con người phát triển toàn
diện, có đủ năng lực, có kiến thức phong phú. Vì vậy, trong việc giảng dạy, người
giáo viên phải chú trọng lựa chọn các phương pháp dạy tốt, phải vận dụng sáng
tạo phù hợp với khả năng của từng học sinh. Cần chú ý đến học sinh những điều
cần thiết để tiết dạy đạt hiệu quả cao, dẫn đến sự tiếp thu của học sinh dễ dàng
hơn, các em sẽ khắc sâu kiến thức nhanh hơn. Trong những năm gần đây, việc
đổi mới phương pháp dạy học tích cực đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ đối với
môn Toán mà ở tất cả các môn học khác. Đặc biệt là việc vận dụng các kĩ thuật
trong dạy học để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Trong chương trình toán Tiểu học, cùng với việc học các kiến thức về số
học, đại lượng… học sinh còn được học các kiến thức về hình học. Các kiến
thức về hình học ở Tiểu học không phải được dạy và học thành môn riêng mà nó
là một bộ phận gắn bó mật thiết với các kiến thức số học, đại số, đại lượng giải
toán tạo thành một môn học thống nhất. Các kiến thức này hỗ trợ bổ sung cho
nhau góp phần phát triển toàn diện năng lực toán học cho học sinh. Do đó, khi
lĩnh hội các tri thức về một hình, hình học nào đó thì đồng thời các em cũng
được lĩnh hội các tri thức về đại lượng liên quan đến nó. Đây chính là vấn đề
khó khăn của học sinh khi cùng lúc tiếp cận nhiều nội dung học.
Vậy làm thế nào để đồng thời đạt được các nội dung trên giúp học sinh
hứng thú trong giờ học các yếu tố hình học? Đây là câu hỏi luôn đặt ra đối với
một giáo viên. Tôi nghĩ rằng không chỉ dừng lại ở việc giúp học sinh học tốt các
nội dung về số học, đại lượng mà còn giúp học sinh học tốt các yếu tố về hình
học có liên quan đến chương trình tiểu học.
Với những lí do trên tôi chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp trực quan

trong giảng dạy yếu tố hình học nhằm nâng cao kết quả học tập môn Toán
cho học sinh lớp 4C trường Tiểu học Thuận An” vừa giúp học sinh học tốt
môn Toán ở nội dung hình học lớp vừa 4C là cơ sở để học tốt nội dung này ở
các lớp trên. Đồng thời giúp tôi làm quen với công tác nghiên cứu khoa học sư

3


phạm ứng dụng và nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác giảng dạy,
cùng các bạn đồng nghiệp giải tỏa được những khó khăn của học sinh.
Trong quá trình dạy và thử nghiệm, tôi thấy sử dụng phương pháp trực
quan trong giảng dạy yếu tố hình học ở môn Toán đã đem lại hiệu quả rất cao.
Bởi vì phương pháp trực quan rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh
tiểu học. Điều này làm cho giờ học sôi nổi hơn, học sinh tham gia một cách tích
cực và hiệu quả cao, các em mạnh dạn, tự tin, nhạy bén, tích cực tham gia đóng
góp tìm ra kiến thức mới cho nội dung bài học, đồng thời tạo ra bầu không khí
thân thiện, vui vẻ, thoải mái, ham thích học tập.
Từ thực nghiệm đổi mới phương pháp dạy học, đã chứng tỏ qua hoạt
động sẽ làm cho mỗi thành viên bộc lộ được suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình.
Qua đó, được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, giúp bản thân học sinh phát triển tư
duy, trí tưởng tượng, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương
trợ, ý thức cộng đồng.
Nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm duy nhất, đó là lớp 4C với số
học sinh là 27 em. Dùng phép kiểm chứng T-test phụ thuộc (theo cặp) để kiểm
chứng kết quả. Điểm kiểm tra sau tác động có giá trị trung bình là 8,9 còn điểm
kiểm tra trước tác động là 6,5. Phép kiểm chứng T-test cho thấy p =
0,0000000000257 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình
sau tác động và trước tác động. Điều đó chứng minh rằng việc giáo viên sử dụng
phương pháp trực quan trong giảng dạy yếu tố hình học ở môn Toán làm tăng kết
quả học tập cho học sinh 4C trường Tiểu học Thuận An.


4


II. GIỚI THIỆU
Môn Toán được coi là một trong những môn chủ lực nhất, nó được vận
dụng và phục vụ rộng rãi trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Bởi trước hết
Toán học hình thành ở các em học sinh tính chính xác, hệ thống, khoa học, logic
và tư duy cao,… Do đó, nếu chất lượng dạy và học toán ở trường Tiểu học được
nâng cao thì có nghĩa là các em học sinh được tiếp cận với nền tri thức khoa học
hiện đại, có ý nghĩa giàu tính nhân văn của nhân loại.
Đổi mới chương trình, tăng cường sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay
ở trường Tiểu học đã và đang làm tích cực hoạt động tư duy học tập của học
sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, tự tìm tòi, tự sáng tạo,… nhằm
nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện và hình thành kỹ
năng vận dụng kiến thức một cách khoa học, hợp lý, sáng tạo vào thực tế cuộc
sống.
1. Hiện trạng:
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, kết quả học tập môn Toán chưa cao, học
sinh chưa phân biệt được các khái niệm về đoạn thẳng, đường thẳng, khái niệm
về hình hình học khác nhau như thế nào? Công thức tính còn lẫn lộn, vẽ hình
chưa đúng kích thước theo yêu cầu,... Bên cạnh đó còn một bộ phận nhỏ học
sinh năng lực học toán chưa tốt, lười suy nghĩ, chưa thuộc công thức, qui tắc và
thực hiện sai phép tính, phép tính không phù hợp, kết quả tên đơn vị chưa đúng
hoặc ghi sai đơn vị, chưa có thói quen kiểm tra lại bài giải. Đặc biệt là các em đa
số thụ động trong giờ học toán, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh chưa cao.
2. Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Do học sinh không hiểu đúng về phương pháp học môn Toán, chỉ học

vẹt, đối phó với giáo viên.
- Học sinh bị hổng kiến thức ở những lớp trước mà môn Toán lại là một
môn khó, đòi hỏi phải nắm kiến thức một cách liên tục, không để gián đoạn.
- Học sinh còn ham chơi, không học bài, lơ là trong tiết học.
5


- Còn nhiều học sinh khả năng tư duy hạn chế.
- Gia đình chưa quan tâm đến việc học của học sinh.
- Học sinh có sự nhàm chán không thích học toán.
- Điều kiện, đồ dùng, thiết bị dạy học toán chưa đáp ứng.
- Phương pháp dạy học sử dụng trong môn Toán chưa phát huy được
tính tích cực của học sinh.
Để khơi dậy sự hứng thú học tập của các em, tôi sử dụng phương pháp
trực quan trong giảng dạy yếu tố hình học ở môn Toán nhằm từng bước nâng cao
kết quả học tập môn Toán cho từng học sinh.
3. Giải pháp thay thế:
Với những trăn trở để tìm ra biện pháp khắc phục các nguyên nhân trên,
tôi suy nghĩ đến những giải pháp như: Phát huy vai trò của phương pháp dạy học
đang sử dụng, chú trọng sử dụng hình vẽ và đồ dùng trực quan để truyền thụ
kiến thức về yếu tố hình học cho học sinh. Cụ thể là sử dụng phương pháp trực
quan trong giảng dạy yếu tố hình học nhằm nâng cao kết quả học tập môn Toán
cho học sinh lớp 4C trường Tiểu học Thuận An. Phương pháp này đảm bảo tính
khoa học, tính tích cực và chủ động của học sinh.
* Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng trong
giảng dạy môn Toán gần đây đã có nhiều giáo viên nghiên cứu, áp dụng vào quá
trình dạy học như:
- Đề tài: “Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Toán làm
tăng kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 4A, 4B trường Tiểu học Thuận
An” tác giả Lê Thị Phượng Loan và Lê Minh Hải.

- Đề tài: “Nâng cao cao đặc điểm hứng thú học Toán của học sinh Tiểu
học và biện pháp tậm lý Sư phạm nâng cao hứng thú học môn Toán”
Thuvienluanvan.com/decuong/LA2747.doc.
Các đề tài nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến hình thức, phương pháp
trong dạy học toán nhằm nâng cao hiệu quả môn Toán cho học sinh nói chung mà
chưa có tài liệu, đề tài nào đi sâu vào việc sử dụng phương pháp trực quan trong

6


giảng dạy yếu tố hình học ở môn Toán cho học sinh trong quá trình giảng dạy
hàng ngày.
Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu
quả của việc đổi mới Phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng phương pháp
trực quan trong dạy - học toán. Qua việc sử dụng các đồ dùng trực quan trong dạy
- học toán nhằm nâng cao chất lượng giờ học, giúp học sinh học môn Toán một
cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đạt hiệu quả cao, tạo không khí học tập vui tươi, lành
mạnh.
3. Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy yếu tố hình học có
làm tăng kết quả học tập môn Toán cho học sinh lớp 4C trường Tiểu học Thuận
An không?
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Có, việc sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy yếu tố hình
học lớp 4 đã tăng kết quả học tập môn Toán cho học sinh lớp 4C trường Tiểu học
Thuận An năm học 2014-2015.

7



III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài này là học sinh
lớp 4C trường tiểu học Thuận An vì các đối tượng này do tôi trực tiếp giảng dạy
nên thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .
* Học sinh: Lớp 4C có 27 học sinh.
Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của lớp 4C trường Tiểu học
Thuận An.

Lớp

Tổng số

Nam

Nữ

4C

27

14

13

Dân tộc
Kinh
27

Ý thức học tập của học sinh tốt, năng động, tích cực trong học tập, tích cực

tham gia vào hoạt động tập thể, dễ tác động và điều khiển theo ý muốn. Tuy
nhiên vẫn còn một số em năng lực tư duy hạn chế, rụt rè, thiếu tự tin, chưa tích
cực tham gia giải các bài toán liên quan đến yếu tố hình học.
2. Thiết kế nghiên cứu:
Tôi chọn nguyên vẹn lớp 4C để nghiên cứu, cho học sinh làm một đề kiểm
tra trước tác động, lấy kết quả đó làm cơ sở đối chứng. Sau đó tiến hành thực
nghiệm dùng giải pháp “ sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy yếu tố
hình học ở môn Toán ” cũng tác động vào học sinh lớp 4A. Sau khi tác động, tôi
cho học sinh làm bài kiểm tra sau tác động lấy kết quả đó làm cơ sở thực
nghiệm.
Chọn thiết kế 1: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy
nhất (được mô tả ở bảng 2)
Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu:
Kiểm tra trước tác
động

Tác động

8

Kiểm tra sau tác
động


O1

Sử dụng phương pháp trực quan
để giảng dạy yếu tố hình học

O2


Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test phụ thuộc (theo cặp)
để kiểm tra kết quả.
3. Quy trình nghiên cứu:
Giáo viên dạy đúng theo phân phối chương trình và nội dung điều chỉnh.
Trong thiết kế bài giảng giáo viên thường xuyên sử dụng các đồ dùng dạy học
trực quan để hướng dẫn, truyền thụ kiến thức cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên
còn khuyến khích học sinh trực tiếp sử dụng đồ dùng học tập nhằm giúp các em
tự lĩnh hội kiến thức để nhớ bài lâu hơn.
a. Chuẩn bị:
- Nghiên cứu từng bài dạy, chuẩn bị kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức
và các đồ dùng trực quan phù hợp với nội dung từng bài học.
- Nghiên cứu, thực hành các đồ dùng trực quan để tiết dạy đạt hiệu quả
cao nhất.
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp cùng chuyên môn về kế hoạch dạy học
và các phương pháp được áp dụng.
- Giáo viên xác định khoảng thời gian tiến hành dạy thực nghiệm, nghiên
cứu nội dung tất cả các bài học trong giai đoạn sẽ thực nghiệm để lựa chọn đồ
dùng dạy học, các đồ dùng trực quan phù hợp khi soạn giảng cũng như thực dạy
trên lớp.
- Cụ thể các thiết kế dạy học, lên kế hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy học
phục vụ cho từng tiết dạy.
Qua nghiên cứu nội dung từng bài dạy trong quá trình thực nghiệm, bản
thân tôi đã áp dụng và đúc kết được một số biện pháp góp phần vào việc đổi mới
phương pháp dạy yếu tố hình học ở lớp 4C như sau:
+ Khi dạy khái niệm và biểu tượng về hình học phải rõ ràng, chính
xác.

9



+ Lựa chọn các phương pháp: Quan sát, trực quan, đàm thoại, vấn đáp,
thực hành kiểm tra đối chứng… phải phù hợp với từng nội dung kiến thức cụ
thể.
+ Đảm bảo được tính vừa sức cho từng đối tượng học sinh và chú ý
khuyến khích sở trường riêng của học sinh. Phát huy tốt khả năng sáng tạo của
các em.
+ Đảm bảo tính trực quan, tính thẩm mĩ, tạo chỗ dựa cho hoạt động
nhận thức các yếu tố hình học về chu vi và diện tích nói chung.
+ Tìm hiểu, nghiên cứu nội dung chương trình và phương pháp dạy
học các bài toán về hình học ở lớp 4.
+ Phân loại các bài tập và lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm rèn
luyện cho học sinh những kĩ năng giải các bài toán hình học ở lớp 4.
+ Áp dụng đổi mới phương pháp, giáo viên đóng vai trò là người tổ
chức hướng dẫn, học sinh tự chủ động nắm bắt và lĩnh hội kiến thức.
+ Bồi dưỡng rèn luyện cho các em có thói quen phân tích tổng hợp,
phát hiện rút ra vấn đề sau khi giải các bài toán giống nhau.
+ Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong lớp theo nhóm đủ trình độ để
thuận lợi trong việc thảo luận, chia sẻ ý kiến và giúp đỡ nhau trong học tập.
Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng để phát huy tính tích cực của học sinh.
b. Tiến trình dạy thực nghiệm.
Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch và thời khóa biểu
chính khóa để đảm bảo tính khách quan. Sau khi tác động, tôi tổ chức kiểm tra
chất lượng học sinh. Cụ thể:
Bảng 3: Thời gian thực hiện

Thời gian
Thứ tư

Môn/lớp

Toán lớp 4

Tuần

Tên bài dạy

19

Hình bình hành

10


Ngày 31/12/2014
Thứ năm
Ngày 01/1/2015
Thứ sáu
Ngày 02/1/2015
Thứ hai
Ngày 05/1/2015
Thứ ba
Ngày 06/1/2015
Thứ tư
Ngày 04/3/2015
Thứ năm
Ngày 05/3/2015
Thứ sáu
Ngày 06/3/2015

Toán lớp 4


19

Diện tích hình bình hành

Toán lớp 4

19

Luyện tập

Toán lớp 4

20

Phân số

Toán lớp 4

20

Phân số và phép chia số tự nhiên

Toán lớp 4

27

Hình thoi

Toán lớp 4


27

Diện tích hình thoi

Toán lớp 4

27

Luyện tập

4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra: Tôi sử dụng bài kiểm tra của học
sinh để làm công cụ đo lường, cụ thể như sau:
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra khi học xong bài Thực hành vẽ
hình chữ nhật; Thực hành vẽ hình vuông của Tuần 9. Bài kiểm tra gồm 10 câu
hỏi trắc nghiệm lý thuyết của các bài: Về các góc đã học, hai đường thẳng vuông
góc, hai đường thẳng song song, hình chữ nhật, hình vuông, cách vẽ hình chữ
nhật, hình vuông. (xem phần phụ lục 3)
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra khi học đến tuần 27. Bài kiểm tra
gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết của các bài: Hình bình hành, hình chữ
nhật, hình thoi, hình vuông. (xem phần phụ lục 3)

11


- Các đề kiểm tra và hướng dẫn chấm được giáo viên khối 4 cùng Ban giám
hiệu thẩm định trước khi thực hiện.
- Sau khi thực hiện các bài kiểm tra, tôi tiến hành chấm theo đáp án đã cho
sẵn đồng thời cùng hai giáo viên dạy lớp 4A và 4B kiểm tra lại bài chấm, sau đó

thống kê kết quả thực hiện được.
- Độ tin cậy: Để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu, tôi sử dụng phương
pháp “chia đôi dữ liệu” và công thức Spearman-Brown [r SB = 2 * rhh / (1 + rhh)]
để tính độ tin cậy của toàn bộ dữ liệu. Độ tin cậy được tính đối với bài kiểm tra
trước khi tác động và bài kiểm tra sau khi tác động. Kết quả bài kiểm tra trước
tác động có độ tin cậy r SB = 0,767666580 > 0,7, kết quả bài kiểm tra sau tác động
có độ tin cậy rSB = 0,812861274 > 0,7 điều đó cho thấy dữ liệu đáng tin cậy.
Bảng 4: Độ tin cậy Spearman – Brown

Độ tin cậy
rSB ≥ 0,7
Lớp thực
nghiệm
(4C)

Trước tác động

0,767666580 > 0,7

Sau tác động

Dữ liệu
đáng tin cậy

12

0,812861274 > 0,7

Dữ liệu
đáng tin cậy



IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu:
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá tri p của t-test
Chênh lệch giá trị trung bình

Trước tác động
6,5

Sau tác động
8,9

1,73

1,05

0,0000000000257
1,405307847

chuẩn (SMD)

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
nhóm duy nhất.
Điểm


13


Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =

8,9 − 6,5
= 1,4. Điều đó cho
1,73

thấy mức độ ảnh hưởng của phương pháp trực quan trong giảng dạy yếu tố hình
học môn Toàn là rất lớn.
(Kiểm chứng kết quả đề tài kèm theo phần phụ lục)
Giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng: Chênh lệch giá trị trung bình
chuẩn SMD = 1,4

14


2. Bàn luận kết quả:
Kết quả của bài kiểm tra trước tác động có giá trị trung bình là 6,5; kết
quả bài kiểm tra sau tác động có giá trị trung bình là 8,9. Độ chênh lệch điểm số
giữa kiểm tra trước tác động và sau tác động của nhóm duy nhất là 1,4. Điều đó
cho thấy điểm giá trị trung bình của hai bài kiểm tra trước tác động và sau tác
động đã có sự khác biệt rõ rệt, điểm giá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác
động cao hơn điểm giá trị trung bình của bài kiểm tra trước tác động.
Theo bảng tiêu chí Cohen, SMD = 1,4 cho thấy tác động của việc sử dụng
phương pháp dạy trực quan trong giảng dạy yếu tố hình học môn Toán có mức độ
ảnh hưởng là rất lớn.
Phép kiểm chứng T-test của nhóm duy nhất là p = 0,0000000000257 <
0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của bài kiểm tra trước

tác động và sau tác động không phải ngẫu nhiên mà là do tác động. Giả thuyết của
đề tài “Sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy yếu tố hình học
nhằm nâng cao kết quả học tập môn Toán cho học sinh lớp 4C trường Tiểu
học Thuận An.” đã được kiểm chứng.
* Hạn chế:
- Đối với chương trình môn Toán nói chung việc Sử dụng phương pháp
trực quan trong giảng dạy yếu tố hình học nhằm nâng cao kết quả học tập môn
Toán để cung cấp kiến thức cho học sinh là rất phù hợp. Tuy nhiên, do cách làm
này mất khá nhiều thời gian nên phần nào cũng gây khó khăn cho giáo viên khi
giảng dạy.
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng còn khá mới mẻ, bản thân lần
đầu tham gia nghiên cứu nên kinh nghiệm chưa nhiều.

15


16


V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI
1. Kết luận:
Việc sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy yếu tố hình học đã
làm nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 4C trường Tiểu học Thuận
An. Đến thời điểm này, học sinh sử dụng đồ dùng học tập một cách linh hoạt và
sáng tạo. Các em biết quan sát, vẽ hình đẹp, đúng kích thước, thẩm mĩ, chính
xác và có tính khoa học cao. Điều quan trọng là các em biết nhận dạng các góc
trong một hình cho trước, đặc điểm các hình hình học và lập kế hoạch giải toán
liên quan đến yếu tố hình học một cách dễ dàng, khoa học nhất. Từ kết quả trên,
tôi thấy rằng việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học các bài toán về
hình học là rất phù hợp với học sinh và mang lại hiệu quả cao.

Với kết quả của đề tài cho thấy giải pháp thực hiện là có ý nghĩa, mức
độ ảnh hưởng rất lớn. Như vậy, đề tài này được áp dụng có hiệu quả tại trường
và có thể nhân rộng một số đơn vị bạn trong huyện, trong tỉnh nhằm nâng cao
chất lượng môn Toán đáp ứng được sự mong mỏi của Ngành.
Tóm lại, việc sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy yếu tố
hình học để cung cấp kiến thức đã làm tăng chất lượng học tập môn Toán cho
học sinh lớp 4C trường Tiểu học Thuận An.
2. Khuyến nghị:
- Đối với cấp lãnh đạo:
+ Cần khuyến khích giáo viên đầu tư nghiên cứu chọn ra những phương
pháp và biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng môn Toán nói riêng, chất
lượng giáo dục nói chung.
+ Mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin, khuyến khích
và động viên giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
- Đối với giáo viên:
+ Mạnh dạn sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy yếu tố
hình học ở Tiểu học.

17


+ Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về công nghệ thông
tin, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo
các trang thiết bị dạy học hiện đại.

18


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Sách giáo khoa Toán 4- Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Sách giáo viên Toán 4 – Nhà xuất bản Giáo dục
3. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở lớp 4Nhà xuất bản Giáo dục Tiểu học.
4. Phương pháp giảng dạy Toán lớp 4- Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp
Tiểu học- Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Những phương pháp dạy học tích cực - Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Tài liệu, đề tài và sáng kiến được đăng tải trên Internet.
8. Phương pháp dạy học Toán - Trung tâm đào tạo Đại học Huế.
9. Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (dự án Việt – Bỉ) –
Nhà xuất bản Giáo dục năm 2009

19


VII. PHỤ LỤC
I. Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
II. Kế hoạch thực nghiệm phương pháp trực quan vào giảng dạy các
bài toán có liên quan đến yếu tố hình học lớp 4.
1. Kế hoạch dạy học tiết 93:

Bài: Hình bình hành

2. Kế hoạch dạy học tiết 133:

Bài: Diện tích hình thoi

III. Đề kiểm tra (Phụ lục)
1. Đề kiểm tra trước tác động
2. Đề kiểm tra sau tác động

VI. Kết quả
1. Kiểm chứng kết quả đề tài
2. Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu
- Kiểm chứng độ tin cậy trước tác động
- Kiểm chứng độ tin cậy sau tác động

Truông Mít, ngày 12 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện

Vương Hòa Thành

20


I. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: “Sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy yếu tố
hình học nhằm nâng cao kết quả học tập môn Toán cho học sinh lớp 4C
trường Tiểu học Thuận An”
Người nghiên cứu: Vương Hòa Thành
Đơn vị: Trường tiểu học Thuận An, xã Truông Mít, huyện Dương
Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Bước

Hoạt động
Hiện trạng:
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, kết quả học tập
môn Toán chưa cao, học sinh chưa phân biệt được các
khái niệm về đoạn thẳng, đường thẳng, khái niệm về hình
hình học khác nhau như thế nào? Công thức tính còn lẫn
lộn, vẽ hình chưa đúng kích thước theo yêu cầu,... Bên

cạnh đó còn một bộ phận nhỏ học sinh năng lực học toán
chưa tốt, lười suy nghĩ, chưa thuộc công thức, qui tắc và

1. Hiện trạng
Nguyên nhân

thực hiện sai phép tính, phép tính không phù hợp, kết quả
tên đơn vị chưa đúng hoặc ghi sai đơn vị, chưa có thói
quen kiểm tra lại bài giải.
Nguyên nhân:
- Học sinh bị hổng kiến thức ở những lớp trước,
mà môn toán lại là một môn khó, đòi hỏi phải nắm kiến
thức một cách liên tục, không để gián đoạn.
- Điều kiện, đồ dùng, thiết bị dạy học Toán chưa
đáp ứng.
- Phương pháp dạy học sử dụng trong môn toán
chưa phát huy được tính tích cực của học sinh.

21


“Sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy
yếu tố hình học nhằm nâng cao kết quả học tập môn
2. Giải pháp thay thế

Toán cho học sinh lớp 4C trường Tiểu học Thuận An”
Phương pháp này đảm bảo tính khoa học, tính tích cực và
chủ động của học sinh.
Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp trực quan trong giảng

dạy yếu tố hình học có làm tăng kết quả học tập môn
Toán cho học sinh lớp 4C trường Tiểu học Thuận An
không?

3. Vấn đề nghiên cứu,
Giả thuyết nghiên cứu
Tên đề tài

Giả thuyết nghiên cứu:
Có, việc sử dụng phương pháp trực quan trong
giảng dạy yếu tố hình học đã tăng kết quả học tập môn
Toán cho học sinh lớp 4C trường Tiểu học Thuận An năm
học 2014-2015.
Tên đề tài: “Sử dụng phương pháp trực quan
trong giảng dạy yếu tố hình học nhằm nâng cao kết
quả học tập môn Toán cho học sinh lớp 4C trường
Tiểu học Thuận An.”

4. Thiết kế

Chọn thiết kế 1: Kiểm tra trước tác động và sau tác
động đối với nhóm duy nhất.
Đo kiến thức (kiểm tra chất lượng)
Kiểm tra trước tác động: Dùng bài kiểm tra số 1 làm

5. Đo lường

cơ sở so sánh trước tác động.
Kiểm tra sau tác động: Dùng bài kiểm tra số 2
làm cơ sở so sánh sau tác động.


22


So sánh kết quả kiểm tra trước tác động và sau tác động
trên 1 nhóm duy nhất; Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc
lập, kiểm tra mức độ ảnh hưởng SMD.
Sau khi kiểm chứng, điểm trung bình sau tác động là
8,9; điểm trung bình trước tác động là 6,5. Độ lệch chuẩn
là 1,4.
6. Phân tích dữ liệu

Giá trị P của T-test là 0,0000000000257 chứng tỏ
sau tác động kết quả học Toán của học sinh được nâng
cao rõ rệt.
Theo bảng tiêu chí Cohen, SMD = 1,4 cho thấy tác
động của việc sử dụng phương pháp dạy trực quan trong
giảng dạy yếu tố hình học môn Toán có mức độ ảnh
hưởng là rất lớn.
Tóm lại, việc Sử dụng phương pháp trực quan trong
giảng dạy yếu tố hình học để cung cấp kiến thức đã làm
tăng chất lượng học tập môn Toán cho học sinh lớp 4C
trường Tiểu học Thuận An.
Khuyến nghị:

7. Kết quả

- Đối với cấp lãnh đạo: Mở các lớp bồi dưỡng ứng
dụng công nghệ thông tin, khuyến khích và động viên giáo
viên áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

- Đối với giáo viên: Mạnh dạn sử dụng phương
pháp trực quan trong giảng dạy yếu tố hình học ở Tiểu
học.

23


II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
TRONG DẠY HỌC YẾU TỐ HÌNH HỌC
Thứ ba ngày 30 tháng 12 năm 2014
Toán
Tiết 93: HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm được biểu tượng về hình bình hành.
- Phân biệt hình bình hành với một số hình đã học. Nhận biết được hình
bình hành dựa trên một số đặc điểm của hình.
- Hoàn thành bài tập 1,2 và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: + Bộ lắp ghép kĩ thuật lắp hình chữ nhật.
+ Bộ đồ dùng toán lớp 4.
+ Bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình
hành, tứ giác.
- HS: + Bộ lắp ghép kĩ thuật để ghép hình chữ nhật.
+ Chuẩn bị giấy màu có chia xăngtimet, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm hình bình hành. (Sử dụng đồ dùng trực
quan và mô hình lắp ghép)
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm được biểu tượng về hình bình hành.
+ Cách tiến hành:
- GV cùng HS lắp ghép mô hình: hình chữ nhật.


24


- Nhật xét 2 cạnh chiều dài và 2 cạnh chiều rộng.
- GV cùng HS thực hành kéo lệch hình chữ nhật để có hình bình hành

25


×