Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

SKKN sử dụng tranh, ảnh và vật thật nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong môn tự nhiên và xã hội lớp 2b trường tiểu học thuận an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 55 trang )

MỤC LỤC
Mục lục ................................................................................................................1
I. Tóm tắt đề tài...................................................................................................2
II. Giới thiệu.........................................................................................................4
1. Hiện trạng.....................................................................................................4
2. Nguyên nhân.................................................................................................6
3. Giải pháp thay thế.........................................................................................6
4. Vấn đề nghiên cứu........................................................................................6
5. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................6
III. Phương pháp.................................................................................................7
1. Khách thể nghiên cứu...................................................................................7
2. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................7
3. Quy trình nghiên cứu....................................................................................8
4. Đo lường và thu thập dữ liệu......................................................................11
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả.......................................................13
V. Kết luận và khuyến nghị..............................................................................15
VI. Tài liệu tham khảo......................................................................................17
VII. Phụ lục.................................................................................................18 - 41

-1-


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Xuất phát từ mục tiêu đào tạo, vị trí, tầm quan trọng của mơn Tự nhiên và
Xã hội trong trường tiểu học, môn tự nhiên và xã hội là mơn học được triển khai
chính thức trong các trường tiểu học trên toàn quốc, năm học 1995 – 1996 Bộ
Giáo Dục & Đào Tạo chính thức chỉ đạo dạy môn này ở lớp 1, 2, 3.
Trong quá trình giảng dạy mơn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học
Thuận An, tôi nhận thấy học sinh lớp 1 và lớp 2 khả năng quan sát của các em
cịn rất nhiều hạn chế. Ở mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, đa số các em đã biết
quan sát theo sự hướng dẫn của thầy cô, nhưng quan sát ở các em là quan sát để


nhận biết, các em chưa có khả năng quan sát để ghi nhớ và hiểu bài.
Lớp 2 là lớp các em bắt đầu hình thành các kĩ năng học tập đúng đắn, khả
năng quan sát và khả năng tư duy của các em cao hơn, các em bắt đầu hình
thành thói quen học tập và ghi nhớ có trình tự, có logic.
Trong các mơn học ở chương trình lớp 2, mơn Tự nhiên và Xã hội là mơn
học có thể giúp cho các em phát triển khả năng quan sát một cách nhanh nhất, từ
việc quan sát sẽ giúp các em phát triển khả năng tư duy sáng tạo, quan sát tốt sẽ
giúp tư duy tốt mà tư duy tốt thì sẽ có nhiều sáng tạo hay. Tuy nhiên, trong lúc
học vẫn còn một số học sinh làm việc riêng, nói chuyện riêng, lơ là, chưa tập
trung vào bài học và như thế hứng thú học tập của các em sẽ không cao. Hơn
nữa một trong những đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội trong trường tiểu
học là sử dụng những hình ảnh trong sách giáo khoa làm phương tiện để truyền
tải đến các em những tri thức mới, từ những hình ảnh này mà giáo viên biết
được mức độ ham thích học tập của học sinh như thế nào.
Qua quá trình giảng dạy tơi nhận thấy học sinh chưa có hứng thú trong
học tập, đa số các em không tập trung, khi yêu cầu quan sát hình ảnh trong sách
giáo khoa thì học sinh cũng quan sát nhưng quan sát một cách thụ động, chưa có
sự liên hệ trong quá trình quan sát. Điều này làm cho giáo viên gặp khó khăn
trong việc giúp các em tiếp cận các thơng tin mới và truyền đạt kiến thức cho
các em. Như vậy học sinh khơng có sự thích thú trong học tập bộ môn nguyên
-2-


nhân là do hình ảnh trong sách giáo khoa đa số là hình trắng đen, một số hình
ảnh thì rất nhỏ nên khơng kích thích được thị giác và các giác quan khác của các
em, không làm cho học sinh có sự tị mị, tìm hiểu, điều này dẫn đến hứng thú
học tập sẽ không cao.
Giải pháp của tôi là: Sử dụng tranh, ảnh và vật thật nhằm nâng cao
hứng thú học tập cho học sinh trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2B trường
tiểu học Thuận An. Với giải pháp này tơi sẽ kết hợp giữa hình ảnh trong sách

giáo khoa, hình ảnh có trong thư viện nhà trường, hình ảnh giáo viên và học sinh
sưu tầm được, và một số vật thật mà học sinh mang theo thông qua hướng dẫn
của giáo viên. Qua việc quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa, học sinh có thể
quan sát thêm hình ảnh mà các em chuẩn bị ở nhà hoặc có thể là những vật thật
mà các em mang theo giúp các em có thể sờ, chạm, ngửi trực tiếp vào những cái
mà các em đang học thay vì là những hình ảnh khơ khan trong sách giáo khoa.
Bên cạnh đó việc giao cho các em chuẩn bị những vật thật ở nhà cũng giúp các
em có trách nhiệm học tập cao hơn, các em sẽ có sự thi đua giữa các nhóm, các
tổ, qua đó giúp các em tị mị hơn, mong muốn quan sát nhóm bạn, trao đổi với
nhóm bạn. Các em mong muốn được học, háo hức chờ đợi vào tiết học sau và
hào hứng khi kết thúc tiết học, dần dần hình thành thói quen học tập cho các em,
từ đó sẽ làm tăng hứng thú học của học sinh.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 2B và
lớp 2C. Lớp thực nghiệm là lớp 2B được thực hiện giải pháp thay thế là sử dụng
hình ảnh và vật thật. Lớp đối chứng là lớp 2C chỉ sử dụng hình ảnh trong sách
giáo khoa khơng sử dụng những tranh ảnh khác hay vật thật.
Việc sử dụng nhiều hình ảnh và vật thật góp phần nâng cao kết quả học
tập của học sinh, từ đó làm cho các em yêu thích việc học tập bộ mơn Tự nhiên
và Xã hội. Điểm số trung bình bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là
24.40, lớp đối chứng là 19.12. Kết quả cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình
giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa. Điều đó chứng minh
rằng, việc sử dụng một số hình ảnh và vật thật trong mơn Tự nhiên và Xã hội đã
-3-


giúp học sinh lớp 2B tăng hứng thú hơn trong học tập, từ đó góp phần nâng cao
chất lượng học tập bộ môn.

II. GIỚI THIỆU
Mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học hiện nay:

“Lấy học sinh làm trung tâm, phải dựa trên các hoạt động học tập tích cực, chủ
-4-


động, sáng tạo, không áp đặt những kiến thức sẵn có cho các em mà tự các em
phải tìm tịi, học hỏi, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao
lưu”. Kết hợp với thực tế giảng dạy môn Tự nhiên xã hội lớp 2 của trường, tơi
nhận thấy sự u thích học tập bộ mơn của học sinh khơng cao. Khi đến lớp tơi
chưa nhìn thấy được tâm trạng hứng khởi, hồ hởi của các em ở mỗi tiết học mà
thay vào đó là sự uể oải, mệt mỏi; là trách nhiệm phải làm cho xong các yêu cầu
trong sách giáo khoa. Để cải thiện tình hình trên tơi chọn giải pháp dùng hình
ảnh thật, vật thật để đưa vào trong các tiết dạy của mình. Việc làm này khơi gợi
trí tị mị, óc tưởng tượng, các em biết nêu thắc mắc, biết quan sát, so sánh, đối
chiếu những cái mà các em quan sát được. Giải pháp này được thực hiện ở phần
tự nhiên từ bài 24 đến bài 28 trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, sẽ giúp các
em hình thành những biểu tượng sinh động về sự vật, hiện tượng xung quanh,
từ đây các em có sự liên tưởng với thực tế cuộc sống, hình thành cho các em
tình yêu thiên nhiên.
Với việc cho các em quan sát những hình ảnh và vật thật sẽ giúp các em
tiếp nhận thông tin từ nhiều giác quan mắt thấy, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi, giúp
các em dễ dàng ghi nhớ và khắc sâu kiến thức hơn, và như thế mỗi tiết học trơi
qua sẽ mang lại cho các em sự thích thú, chờ đợi và mong muốn khám phá
những kiến thức vô cùng mới mẻ, điều này làm tăng sự yêu thích học tập bộ
mơn, từ đó hứng thú học tập của các em đối với môn học ngày càng nhiều hơn.
Một khi mà có hứng thú thì điều gì các em cũng có thể làm được. Hứng thú
giúp các em sự chờ đợi, sự tập trung và sự thi đua trong học tập dần dần sẽ nâng
cao chất lượng bộ môn.
1. Hiện trạng:
Nội dung chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 gồm 3 phần:
1. Con người và sức khỏe

2. Xã hội
3. Tự nhiên

-5-


Trong 3 phần thì phần thì mỗi phần đều có một đặc điểm riêng nhưng
nhìn chung thì đều sử dụng những hình ảnh trong sách giáo khoa để giúp các em
tìm hiểu, nhận biệt về cuộc sống xung quanh, về con người và sức khỏe, về động
vật, thực vật, các hiện tượng trong tự nhiên… từ việc quan sát những hình ảnh
này giúp học sinh hình thành tri thức mới, từ đó có sự so sánh, đối chiếu với
những gì mà các em quan sát được trong thực tế cuộc sống. Kiến thức mà môn
học mang lại là một kiến thức tổng quát, vừa là kiến thức nền tảng cho các em
và theo các em đến suốt con đường học tập sau này.
Thực tế giảng dạy cho thấy những hình ảnh trong sách giáo khoa đa số là
những hình ảnh trắng đen, hình ảnh nhỏ khơng kích thích được thị giác của học
sinh, khơng làm cho các em có sự tò mò, học hỏi, điều này làm ảnh hưởng đến
hứng thú học tập của học sinh. Khi hứng thú học tập khơng có thì các em thường
hay nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học. Vì vậy điều quan trọng ở
đây là giáo viên phải cần phải áp dụng nhiều phương pháp, biện pháp, kỹ thuật
dạy học khác nhau để giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các
em. Giáo viên khéo léo kết hợp hình ảnh trong sách giáo khoa, hình ảnh thực tế
từ cuộc sống và những vật thật để làm thích thú học tập đối với bộ môn.
Muốn nâng cao hứng thú học tập cho học sinh thơng qua những hình ảnh
và vật thật cần phải chú ý những việc như sau:
- Phải bám sát những hình ảnh trong sách giáo khoa, khơng thể bỏ qua bất
cứ một hình ảnh nào vì đây là những hình ảnh được chọn lọc và có tính giáo dục
rất cao.
- Giáo viên phải hướng dẫn cho các em quan sát từ những cái tổng quát
đến những cái chi tiết của từng hình ảnh có trong sách giáo khoa.

- Sau khi đã quan sát hết hình ảnh trong sách giáo khoa giáo viên mới
cho học sinh quan sát những hình ảnh mà giáo viên và học sinh đã chuẩn bị, khi
quan sát những hình ảnh này cần chú ý:
+ Những hình ảnh này phải phù hợp với nội dung bài học.
+ Hình ảnh phải mang tính giáo dục cao.
+ Hình ảnh phải đẹp, rõ ràng, có tính thẩm mỹ.
-6-


+ Trước khi cho học sinh quan sát giáo viên phải thực hiện thao tác lựa
chọn hình ảnh.
- Tiếp theo mới cho học sinh quan sát vật thật mà giáo viên hướng dẫn
các em chuẩn bị từ tiết trước. Để việc chuẩn bị của học sinh đạt kết quả cao
giáo viên nên:
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng nhóm.
+ Số lượng cụ thể là bao nhiêu.
+ Giáo viên có nhận xét tuyên dương nhóm hoặc cá nhâm làm tốt và xử
phạt nhóm và cá nhân khơng làm đúng theo sự phân cơng để có được sự thi đua
trong học tập.
- Cho học sinh quan sát vật thật giáo viên nên khuyến khích các em quan
sát bằng nhiều giác quan.
- Các nhóm hoặc cá nhân có thể trao đổi cho nhau để quan sát.
Trên thực tế, để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh thông qua hình
ảnh và vật thật khơng phải là một điều dễ dàng đối với giáo viên. Nó là sự kết
hợp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Để học sinh có thể
mang được tranh ảnh, vật thật thì trước tiên giáo viên phải là người chuẩn bị
trước, giáo viên phải chứng minh cho các em thấy được giá trị giáo dục của
những những hình ảnh và vật thật đó. Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cơng
việc chuẩn bị của các em, có khen thưởng và xử phạt để các em thấy được trách
nhiệm của công việc chuẩn bị và tác dụng của những tranh ảnh và vật thật mà

các em mang theo. Dần dần sẽ hình thành thói quen học tập cho các em để các
em xem đây là công việc cần làm khi đến giờ học môn Tự nhiên và Xã hội. Một
khi đã có thói quen học tập thì hứng thú học tập sẽ được nâng cao hơn. Như
vậy, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh là cả một quá trình lâu dài, địi hỏi
giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại, chịu khó hướng dẫn và theo sát với học sinh
thể hiện cái tâm của nhà giáo; phải kiên trì chờ đợi kết quả.
Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Sử
dụng tranh, ảnh và vật thật nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh
trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2B trường tiểu học Thuận An.”
-7-


2. Ngun nhân:
- Học sinh có quan niệm mơn Tự nhiên và Xã hội là môn học phụ, không
ảnh hưởng đến kết quả học tập, chưa xem trọng phần bài tập, chưa có thói quen
làm bài tập, chưa có thói quen chuẩn bị bài và đồ dùng học tập ở nhà.
- Kiến thức mà môn Tự nhiên và Xã hội mang lại là kiến thức tổng quát
vừa trừu tượng khó hiểu lại vừa khơ khan. Hình ảnh trong sách giáo khoa đa số
là hình trắng đen, nhỏ, là những hình vẽ không gây hứng thú cho học sinh.
- Giáo viên thường ít có sự chuẩn bị tranh, ảnh vật thật nên việc hướng
dẫn các em mang theo là điều khó khăn.
- Giáo viên chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc chuẩn bị các tranh
ảnh và vật thật của học sinh.
3. Giải pháp thay thế:
Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực, tổ
chức các hoạt động dạy học theo trình tự sách giáo khoa. Căn cứ vào mỗi bài
học giáo viên lựa chọn hoạt động phù hợp để cho các em quan sát tranh ảnh và
vật thật: Thông thường sau hoạt động quan sát tranh, ảnh trong sách giáo khoa
thì giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh, ảnh và vật thật để các em khắc
sâu kiến thức, nhớ bài lâu hơn và làm tăng hứng thú học tập cho các em.

4. Vấn đề nghiên cứu:
Việc dạy học sử dụng nhiều tranh ảnh và vật thật trong dạy học phần Tự
nhiên từ bài 24 đến bài 28 môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2B trường tiểu học
Thuận An có làm tăng hứng thú học tập của học sinh hay không?
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Việc việc sử dụng tranh, ảnh và vật thật trong dạy học phần tự nhiên môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 2 sẽ làm tăng hứng thú học tập cho học sinh, góp phần
làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 2B trường tiểu học Thuận An.

-8-


III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài là học sinh lớp
2B và 2C trường tiểu học Thuận An năm học 2014 - 2015. Các đối tượng này có
nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về cả phía đối
tượng học sinh và giáo viên.
Chọn 2 lớp: lớp 2B và lớp 2C, là hai lớp có nhiều điểm tương đồng: trình
độ học sinh, số lượng, giới tính, thành phần dân tộc, ...
Ý thức học tập của học sinh hai lớp: đa số học sinh đều ngoan, tích cực,
chủ động tham gia học tập. Bên cạnh đó cả 2 lớp vẫn cịn vài học sinh năng lực
tư duy hạn chế, trầm tính, ít tham gia các hoạt động chung của lớp, ít phát biểu,
hay nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học.
Bảng 1: Tương quan về sĩ số và thành phần dân tộc giữa hai nhóm:
Lớp

Số học sinh

Nam


Nữ

Dân tộc kinh

2B (Thực nghiệm)

35

18

17

35

2C (Đối chứng)

34

17

17

35

Bảng 2: Tương quan về kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội
năm học trước (2013 - 2014):

-9-



Kết quả nhận xét môn TNXH năm học: 2013 – 2014
Lớp

TSHS/Nữ

A+

A

2B

35/17

15/10

20/7

2C

34/17

14/11

20/6

2. Thiết kế nghiên cứu:
Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
Chọn hai lớp 2B và 2C là hai lớp có sĩ số và trình độ học sinh tương
đương nhau. Lớp 2B lớp thực nghiệm, lớp 2C là lớp đối chứng. Lấy kết quả

kiểm tra hứng thú học tập của cả hai lớp thông qua phiếu lấy ý kiến mức độ
hứng thú của học sinh bằng 8 câu hỏi, sau đó mã hóa các câu hỏi này thành điểm
số để làm bài kiểm tra trước tác động. Tôi dùng phép kiểm chứng T-test độc lập
để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình giữa hai lớp trước tác động, kết
quả cụ thể như sau:

Bảng 3: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương trước tác động
Các giá trị

Lớp đối chứng

Lớp thực nghiệm

Giá trị trung bình

18.00

19.12

Giá trị P của T-Test

0.53

Giá trị P của T-Test trước tác động là 0.53 > 0.05 cho thấy sự chênh lệch
điểm số trung bình của hai lớp là khơng có ý nghĩa, kết quả học tập 2 lớp trước
tác động là tương đương nhau.
Bảng 4: Thiết kế nghiên cứu

- 10 -



Kiểm tra
Lớp

Kiểm tra
Tác động

trước tác
động

Lớp 2B
(Thực nghiệm)
Lớp 2C
(Đối chứng)

18.91

18.00

sau tác
động

Dạy học có sử dụng tranh,
ảnh và vật thật.
Dạy học khơng có sử dụng
tranh, ảnh và vật thật.

24.40

19.12


3. Quy trình nghiên cứu
3.1. Chuẩn bị bài của giáo viên:
Giáo viên dạy lớp 2C (Lớp đối chứng): Thiết kế bài học chỉ sử dụng
tranh, ảnh trong sách giáo khoa, các tiến trình khác khi lên lớp vẫn hoạt động
bình thường.
Giáo viên dạy lớp 2B (Lớp thực nghiệm): Thiết kế bài học có sử dụng
thêm tranh, ảnh và vật thật ở các tiết 24, 25, 26, 27, 28 (Theo phân phối chương
trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tự nhiên và Xã hội 2). Giáo viên thực
hiện các tiến trình khác khi lên lớp vẫn hoạt động bình thường, Bên cạnh việc
khai thác hết các hình ảnh có trong sách giáo khoa, giáo viên cho học sinh quan
sát thêm một số tranh, ảnh và những vật thật mà giáo viên và học sinh chuẩn bị
sẵn ở nhà.
Để thực hiện tốt việc dạy học có sử dụng tranh, ảnh và vật thật cho học
sinh nhằm nâng cao hứng thú học tập cho các em, tôi thực hiện các biện pháp
sau:

3.1.1 Đối với giáo viên:
- 11 -


- Giáo viên phải hướng dẫn thật cụ thể và rõ ràng phần chuẩn bị tranh,
ảnh và vật thật của học sinh. Đối với mỗi bài học thì nên phân cơng như thế nào
cho hợp lí.
Ví dụ: Đối với bài mà đồ dùng khó chuẩn bị thì giáo viên có thể phân
cơng cho nhóm 4 hoặc 6 học sinh để các nhóm dễ chuẩn bị hơn. Đối với bài mà
đồ dùng dễ chuẩn bị thì phân cộng cá nhân.
- Giáo viên phải theo dõi và nhắc nhỡ sự chuẩn bị của các em thường
xuyên vì lứa tuổi học sinh lớp 2 là tuổi mau qn, vì thế nếu khơng nhắc nhỡ thì
các em sẽ qn mất cơng việc mà giáo viên dặn.

- Đến tiết học giáo viên sẽ kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, tuyên dương
cá nhân hoặc nhóm có sự chuẩn bị tốt, xử phạt cá nhân hoặc nhóm chuẩn bị
chưa tốt. Khi mà có sự tuyên dương và xử phạt như thế thì các em mới thấy
được trách nhiệm học tập của mình và có sự thi đua học tập giữa các nhóm.
Lưu ý: Trong 1 đến 2 tiết đầu thì vẫn cịn một số học sinh chưa có sự
chuẩn bị tốt nên giáo viên phải theo dõi, giúp đỡ và nhắc nhỡ các em.
- Bên cạnh việc hướng dẫn các em chuẩn bị thì giáo viên cũng cần phải có
sự chuẩn bị cho riêng mình. Giáo viên cũng phải chuẩn bị giống như học sinh để
cho các em thấy được nhiệm vụ của mình, một khi mà giáo viên chuẩn bị tốt thì
đây được coi là tấm gương để các em làm theo. Giáo viên cùng chuẩn bị, cùng
quan sát và cùng các em tìm hiểu.
- Trước khi soạn giảng giáo viên phải xem trước bài sau cần chuẩn bị
những tranh, ảnh, hay vật thật nào để có sự hướng dẫn các em chính xác hơn.
Ví dụ: Sau khi học xong bài: Một số lồi cây sống dưới nước ở phần dặn
dò giáo viên hướng dẫn các em chuẩn bị cho bài tiếp theo đó là bài: Loài vật
sống ở đâu? cụ thể như sau:
+ Chia nhóm 8 học sinh, như thế sẽ có 4 nhóm trong lớp.
+ Nhóm 1: Chuẩn bị tranh, ảnh một số con vật bay lượn trên khơng.
+ Nhóm 2: Chuẩn bị tranh, ảnh một số con vật sống trên cạn.
+ Nhóm 3: Chuẩn bị tranh, ảnh một số con vật sống dưới nước.
+ Nhóm 4: Chuẩn bị một số con vật bằng đồ chơi
- 12 -


Giáo viên phải hướng dẫn kĩ phần này: Tranh, ảnh các nhóm mang theo
phải đẹp, cịn nhìn thấy rõ, cịn nguyên không rách rời.
- Bên cạnh hướng dẫn học sinh chuẩn bị thì giáo viên cũng phải chuẩn bị,
đối với bài học này thì giáo viên có thể chuẩn bị thêm một số tranh, ảnh hoặc
giáo viên có thể chuẩn bị các con vật bằng đồ chơi có mơ hình giống con vật
thật.

Ví dụ : Sau khi học xong bài: Cây sống ở đâu? ở phần dặn dò giáo viên
hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài mới là bài: Một số loài cây sống trên cạn
cụ thể như sau:
+ Đối với bài này thì dễ chuẩn bị nên cho học sinh chuẩn bị cá nhân.
+ Mỗi bạn mang theo một cây con hoặc một lá cây bất kì. Khuyến khích
các em mang theo cây con.
+ Cây phải là cây thật, lá cây cũng là lá thật không mang theo cây nhựa, lá
héo hoặc lá khô. Đặc biệt là phải biết tên cây hoặc lá mang theo.
+ Giáo viên có thể mang theo một số tranh, ảnh về Một số lồi cây sống
trên cạn để các em quan sát, tìm hiểu thêm.
Ngoài việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị và giáo viên cũng phải chuẩn bị
thì giáo viên cũng cần phải tham khảo thêm một số tài liệu có liên quan đến bài
học để có thể trả lời tốt những thắc mắc của học sinh trong quá trình các em
quan sát. Việc làm này hết sức cần thiết vì trong quá trình quan sát vật thật như
thế thì các em có sự tị mà học hỏi, các em có thể nảy sinh ra những câu hỏi bất
ngờ có liên quan đến bài học, khi đó thì giáo viên phải giải thích để đáp lại sự tị
mị đó, một khi mà thắc mắc được giải quyết thì các em sẽ nhớ bài lâu hơn và có
nhu cầu tìm hiểu bài hơn.
3.1.2 Chuẩn bị của học sinh:
- Học sinh sẽ tiến hành chuẩn bị những yêu cầu của giáo viên trong phần
dặn dị.
- Học sinh hoặc nhóm học sinh chuẩn bị tốt sẽ được tuyên dương, khen
thưởng.
- Ngoài ra học sinh cũng cần phải xem bài trước ở nhà.
- 13 -


3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm:
Ở lớp 2C (Lớp đối chứng) giáo viên vẫn tiến hành dạy học bình thường
theo đúng tiến trình dạy học và theo thời khóa biểu, giáo viên chỉ cho học sinh

quan sát tranh, ảnh trong sách giáo khoa.
Ở lớp 2B (Lớp thực nghiệm): Tổ chức dạy học, thời gian thực hiện vẫn
theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính
khách quan. Giáo viên sẽ cho học sinh quan sát thêm một số tranh, ảnh và vật
thật như đã chuẩn bị.
Các tiết học cụ thể như sau:
Bảng 5: Thời gian thực hiện
Thứ, ngày Môn / Lớp
02/02/201

Tiết ppct Tên bài dạy

TNXH – 2B

24

Cây sống ở đâu?

09/02/2015 TNXH – 2B

25

Một số loài cây sống trên cạn

26/02/2015 TNXH – 2B

26

Một số loài cây sống dưới nước


02/03/201

TNXH – 2B

27

Loài vật sống ở đâu?

09/03/2015 TNXH – 2B

28

Một số loài vật sống trên cạn

5

5

- Để một tiết học có sử dung tranh, ảnh và vật thật đạt hiệu quả giáo viên
phải thực hiện theo trình tự như sau:
+ Đầu giờ học giáo viên phải kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Giáo
viên yêu cầu các em mang những đồ vật mà các em đã chuẩn bị để lên bàn giáo
viên tiến hành kiểm tra.
+ Sau khi kiểm tra xong giáo viên yêu cầu học sinh để lên đầu bàn, việc
làm này nhằm tránh việc làm ồn mất trật tự khi yêu cầu học sinh quan sát vật
- 14 -


thật, vì nếu bỏ vào cặp hoặc bỏ vào hộc bàn thì khi lấy ra sẽ ồn ào, mất trật tự và
mất thời gian.

+ Sau khi khai thác hết những tranh ảnh có trong sách giáo khoa thì giáo
viên mới tiến hành cho học sinh quan sát tranh, ảnh và vật thật mang theo.
+ Trong quá trình quan sát khuyến khích học sinh quan sát bằng mọi giác
quan ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi…) để kích thích khả năng tò mò, học
hỏi.
+ Sau khi quan sát trong nhóm xong giáo viên có thể cho các em quan sát
nhóm khác, qua đó làm tăng khả năng giao lưu, học hỏi giữa các em.
+ Trong quá trình quan sát giáo viên nên cùng quan sát với các em và
khuyến khích các em đặt những câu hỏi có liên quan.
+ Tiếp theo giáo viên cho học sinh quan sát tranh, ảnh vật thật mà giáo
viên chuẩn bị, giáo viên có thể giải thích thêm để các em hiểu bài hơn.
+ Cuối cùng giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của học sinh, tuyên dương cá
nhân và nhóm có sự chuẩn bị tốt, xử phạt nhóm và cá nhân chuẩn bị chưa tốt.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
4.1. Trước tác động:
- Giáo viên tiến hành lấy ý kiến về mức độ hứng thú học tập của học sinh
đối với môn Tự nhiên và Xã hội ở hai lớp 2B và 2C bằng phiếu hỏi về mức dộ
hứng thú học tập.
- Phiếu lấy ý kiến này được xây dựng hệ thống câu hỏi theo mức độ hứng
thú học tập cảu học sinh.
- Các câu hỏi được giáo viên lựa chon từ các bài học và phù hợp với tình
hình học tập thực tế của học sinh tại trường.
- Giáo viên xây dựng hệ thống phiếu hỏi sau đó lấy ý kiến đóng góp của
tổ chun mơn, đồng nghiệp dạy cùng bộ môn ở các khối khác và ý kiến của
chuyên môn nhà trường.
- Giáo viên làm thành 2 phiếu trước và sau tác động, sau đó tiến hành
phát cho học sinh và lấy ý kiến về mức độ hứng thú của các em.
- 15 -



- Phiếu lấy ý kiến mức độ hứng thú học tập của học sinh gồm có 8 câu
hỏi. Mỗi câu hỏi có 5 mức độ phân biệt độ hứng thú học tập của học sinh như
sau:

Bảng 6: Mã hóa mức độ hứng thú học tập của học sinh thành điểm số.
Mức độ

Điểm tương ứng

Độ hứng thú học tập của học sinh

Mức độ a

5 điểm

Rất thích, rất thường xuyên, ngay sau khi học
xong…

Mức độ b

4 điểm

Thích, thường xuyên, bắt đầu tiết học sau, tối
hơm trước…

Mức độ c

3 điểm

Bình thường, thỉnh thoảng, khi giáo viên kiểm

tra…

Mức độ d

2 điểm

Khơng thích, chưa bao giờ, không bao giờ,
không bao giờ chuẩn bị, không chuẩn bị…

Mức độ e

1 điểm

Xem như môn học khác, không cần quan tâm,
không quan tâm…

4.2. Sau tác động:
Tôi cũng tiến hành lập phiếu lấy ý kiến mức độ hứng thú học tập của học
sinh như trước tác động, tuy nhiên nội dung câu hỏi là nội dung sau khi thực
hiện xong các bài: 24, 25, 26, 27, 28.
4.3. Quy trình đo lường và thu thập dữ liệu:
Giáo viên xây dựng phiếu lấy ý kiến mức độ hứng thú.
Tổ chức lấy ý kiến của học sinh trên cùng một phiếu hỏi, ở cùng thời
điểm của hai lớp. Dựa trên mức độ hứng thú học tập mà học sinh lựa chọn, giáo

- 16 -


viên tiến hành thống kê mức độ hứng thú và mã hóa thành điểm số như đã trình
bày ở bảng 6.

Bằng phiếu lấy ý kiến mức độ hứng thú với mơn học sau đó mã hóa thành
những điểm số, thơng qua công thức Spearman - Brown để biết được độ tin cậy
của phiếu lấy ý kiến mức độ hứng thú học tập của học sinh, thu được kết quả cụ
thể như sau:
Bảng 7: So sánh độ tin cậy sau tác động
Độ tin cậy rsb

Trước tác động

Lớp thực nghiệm

0.9

Sau tác động

Dữ liệu

0.89

Dữ liệu

đáng tin cậy
Lớp đối chứng

0.96

Dữ liệu

đáng tin cậy
0.93


Dữ liệu

đáng tin cậy

đáng tin cậy

Giá trị độ tin cậy rsb của hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước và sau
tác động đều lớn hơn 0.7, chứng tỏ dữ liệu thu thập được là đáng tin cậy.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu:
Bảng 8: So sánh điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động
Các giá trị

Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

Điểm trung bình

24.40

19.12

Độ lệch chuẩn

7.44

6.10


Giá trị P của T-Test

0.00097

Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)

0.87

Kết quả ở bảng 8 cho thấy điểm trung bình của hai lớp đều tăng. Điểm
trung bình lớp thực nghiệm là 24.40 cao hơn so với điểm trung bình lớp đối
chứng: 19.12. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là 0.87, cho thấy mức độ ảnh
hưởng của tác động là lớn, có nghĩa là việc sử dụng những hình ảnh và vật thật
- 17 -


trong việc dạy học phần tự nhiên từ bài 24 đến bài 28 đã giúp học sinh nâng cao
hứng thú học tập. Điều đó chứng tỏ rằng giả thuyết của đề tài “Sử dụng tranh,
ảnh và vật thật nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 2B trường tiểu học Thuận An.” đã được kiểm chứng.
Bảng 9: Biểu đồ so sánh giá trị trung bình trước và sau tác động

Biểu đồ so sánh kết quả trung bình giữa hai lớp trước và sau tác động

2. Bàn luận:
- Kết quả cho thấy, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm
đối chứng, chênh lệch điểm số là: 5.28.
- Độ chênh lệch điểm trung bình tính được SMD = 0.87 chứng tỏ mức độ
ảnh hưởng của tác động là lớn.
- Giá trị P của T-Test là 0,00097 < 0,05 chứng tỏ điểm trung bình của lớp
thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải ngẫu nhiên, kết quả trên là do

tác động mà có.
- 18 -


- Tác động đó có ý nghĩa lớn đối với tất cả các đối tượng học sinh: yếu,
trung bình, khá. Số học sinh khơng thích, khơng hứng thú đối với mơn học
khơng cịn, mức độ hứng thú của các em tăng lên nhiều.

- 19 -


V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong khi nền kinh tế phát triển và trình độ cơng nghệ thơng tin của con
người không ngừng nâng cao, trẻ em thường xuyên tiếp xúc với các hình ảnh
trên mạng internet và các phương tiện khác cho nên các em phần nào chịu ảnh
hường của những hình ảnh này, bên cạnh những yếu tố tích cực thì cũng có
nhiều yếu tố tiêu cực mà nếu không khéo sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng quan
sát của các em. Chính vì những điều này mà việc giáo dục học sinh bằng những
hình ảnh trong sách giáo khoa là chưa đủ, đặc biệt là trong môn Tự nhiên và Xã
hội với việc sử dụng hình ảnh để giáo dục học sinh. Trong giảng dạy mơn Tự
nhiên và Xã hội lớp 2 ngồi việc sử dụng hình ảnh trong sách, giáo viên phải
biết kết hợp những hình ảnh và những vật thật để giúp học sinh có thể học trực
tiếp từ những cái thật nhất, gần gũi nhất với các em nhất.
Với việc dùng hình ảnh và vật thật trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
sẽ giúp cho các em có được sự quan sát rất thật, phát triển dược tư duy, óc sáng
tạo, các em học bằng nhiều giác quan giúp các em thích thú hơn với mơn học.
Giờ đây mỗi tiết học đối với các em như là một cuộc khám phá thế giới xung
quanh, các em ln có một cảm giác chờ đợi cho tiết học mới và nuối tiết khi kết
thúc tiết học. Việc học và chuẩn bị đồ dùng học tập với các em trở nên thường

xuyên hơn, thói quen học tập cũng bắt đầu hình thành, từ đó các em có nhu cầu
muốn học, muốn được khám phá, các em tị mị muốn biết những hình ảnh và
vật thật mà giáo viên yêu cầu các em chuẩn bị sẽ có ích thế nào như thế nào đối
với các em.
Như vậy việc sử dụng hình ảnh và vật thật trên lớp sẽ hình thành cho các
em kĩ năng quan sát, kĩ năng liên hệ thực tế, phát triển khả năng tị mị óc sáng
tạo và trí tưởng tượng, các em cảm thấy thú vị hơn khi bài học trở nên rất gần

- 20 -


gũi với cuộc sống với môi trường mà các em tiếp xúc hằng ngày. Sau mỗi bài
học các em đều mang tâm trạng phấn khởi và chờ đợi.
Với mức độ ảnh hưởng lớn, đề tài sẽ được áp dụng trong các tiết dạy môn
Tự nhiên và Xã hội phần tự nhiên ở các lớp còn lại của khối 2 của trường và các
khối khác còn lại, các trường khác trong huyện.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải hiểu rõ tâm lí của học sinh, phân loại được hứng thú học
tập của học sinh ở mỗi lớp, mỗi đối tượng học sinh.
- Giáo viên phải nghiên cứu trước các bài dạy, có sự chuẩn bị tốt đồ dùng,
tranh ảnh và vật thật cho từng tiết dạy, phải có lịng u nghề tận tâm với cơng
việc, ln ln giúp đỡ học sinh để các em có được sự yêu thích đối với mơn
học.
- Giáo viên phải ln đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp khéo léo
giữa hình ảnh trong sách, hình ảnh thực tế, vật thật để mang lại hiệu quả giáo
dục cao nhất, thường xuyên cập nhật thông tin để mang đến những kiến thức
mới cho các em, kết hợp trị chơi, đóng vai để hoạt động học tập thêm sinh
động.
- Để làm tăng hứng thú học tập cho học sinh thì giáo viên cần thường

xuyên quan sát, trò chuyện, gần gũi với học sinh để biết được các em muốn gì,
cần gì, ln lắng nghe ý kiến từ học sinh. Người giáo viên phải yêu nghề, mến
trẻ và tâm huyết với cơng việc của mình.
2.2. Đối với nhà trường và địa phương:
- Thư viện nhà trường cần bổ sung thêm những tranh ảnh và vật thật có
liên quan đến mơn Tự Nhiên và Xã hội để hổ trợ giáo viên trong giảng dạy.
- Nhà trường thường xuyên tổ chức cho các em các buổi vui chơi, dã
ngoại để làm hứng thú học tập cho học sinh.
- Các cơ quan ban, ngành và chính quyền địa phương hỗ trợ để giúp giáo
viên hồn thành tốt cơng tác giảng dạy của mình.
- 21 -


Trng Mít, ngày 12 tháng 03 năm 2015
Giáo viên thực hiện đề tài

Phạm Thanh Vũ

- 22 -


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Sách giáo viên môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 Nhà xuất bản Giáo dục.
* Sách giáo khoa môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 Nhà xuất bản Giáo dục.
* Vở bài tập môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 Nhà xuất bản Giáo dục.
* Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học lớp 2 (NXB Giáo
dục).
* Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học môn Tự
nhiên và xã hội lớp 2 (NXB Giáo dục).
* Cẩm nang thực hành và nhân rộng phương pháp dạy - học lấy học

sinh làm trung tâm Nhà xuất bản dân trí năm 2011.
* Mười vạn câu hỏi vì sao? (Thế giới động vật, thực vật) Nhà xuất bản
Kim Đồng năm 2010.
* Cây cỏ quanh em tập 1,2,3,4 Nhà xuất bản giáo dục năm 2008.
* Tủ sách Thế giới thực vật Nhà xuất bản dân trí.
* Bí ẩn của sự sống Nhà xuất bản giáo dục năm 2008.

- 23 -


VII. PHỤ LỤC:
Phụ lục 1: Kế hoạch bài học có sử dung tranh, ảnh và vật thật.
Tuần: 24

Ngày dạy: 02.02.2015- Lớp: 2B
04.02.2015- Lớp: 2C

TỰ NHIÊN
Bài 24:

CÂY SỐNG Ở ĐÂU ?

I. MỤC TIÊU: HS có thể
- HS biết được cây cối có thể sống được ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước….
- Thích sưu tầm và bảo vệ cây cối.
- Có ý thức bảo vệ cây cối xung quanh.
- Biết quan sát cây cối và cuộc sống xung quanh. Kĩ năng quan sát, Kĩ năng làm
việc theo nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh, ảnh về một số loài cây, một số cây thật

- 24 -


III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
3. Bàì mới:
* Khởi động: cho HS hát một bài hát
- GV giới thiệu phần tự nhiên và bài mới.
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: HS nhận biết cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới
nước.
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK nói nơi sống của các cây
trong từng hình.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- GV có thể đặt câu hỏi: Cây có thể sống được ở đâu?
- GV kết luận:
* Hoạt động 2: Làm việc với tranh, ảnh và cây thật
Mục tiêu: HS biết sưu tầm một số loài cây qua tranh, ảnh và cây thật.
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh mà các em mang theo mà tiết trước
giáo viên hướng dẫn các em chuẩn bị.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp, giới thiệu về cây của nhóm mình
- GV có thể đặt câu hỏi: Cây có thể sống được ở đâu?
- Các nhóm khác quan sát và nhận xét.
- GV có thể gới thiệu cho các em xem thêm một số tranh, ảnh hoặc cây thật mà
giáo viên chuẩn bị.

- GV kết luận: Khen ngợi nhóm chuẩn bị tốt.
* Hoạt động 3: Thi kể về cây
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về nơi sống của cây.
- 25 -


×