Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường nhằm giáo dục học sinh cá biệt ở trường trung học cơ sở suối đá huyện dương minh châu – tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.47 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI .......................................................................................2
II. GIỚI THIỆU ................................................................................................4
1. Hiện trạng ............................................................................................4
2. Giải pháp thay thế ................................................................................5
3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài ................................6
4. Vấn đề nghiên cứu................................................................................6
5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................6
III. PHƯƠNG PHÁP ........................................................................................7
1. Khách thể nghiên cứu ..........................................................................7
2. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................7
3. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................8
4. Đo lường và thu thập dữ liệu……………………………………… 10
*Kiểm chứng độ giá trị nôi dung…………………………………….11
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ ………………….12
1. Phân tích dữ liệu ……………………………………………….…….12
3. Bàn luận kết quả …………………………………………………. 13
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ………………………………...…. 14
1. Kết luận…………………………………………………………..... 14
2. Khuyến nghị ………………………………………………………...14
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………..15
VII. PHỤ LỤC ………………………………………………………………..16
1. Quyết định ……………………………………………………….... 16
2. Kế hoạch …. ……………………………………………………….18

Trang 1


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
Thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường nhằm giáo dục học sinh cá biệt


ở trường Trung học cơ sở Suối Đá huyện Dương Minh Châu – Tây Ninh
Người thực hiện: Nguyễn Văn Lép
Đơn vị: Trường Trung học cơ sở Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh
Tây Ninh
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đất nước ta hiện nay đang trong thời kì hội nhập quốc tế. Trong nền kinh
tế thị trường với qui luật cạnh tranh nghiệt ngã của nó, ngoài những mặt tích
cực, còn có mặt trái của nó làm ảnh hưởng không ít đến quá trình giáo dục học
sinh. Gần đây có những biểu hiện đáng lo ngại về sự gia tăng các tệ nạn xã hội ở
nhiều lứa tuổi khác nhau, đáng ngại nhất là những em thanh thiếu niên tuổi còn
ngồi trên ghế nhà trường.
Trong trường học nhiều học sinh không muốn học, bỏ giờ, đánh nhau, vô
lễ với thầy cô có xu hướng ngày càng nhiều cho nên chât lượng giáo dục có
phần suy giảm.
Nguyên nhân:
Hạnh phúc gia đình của cha mẹ các em bị đổ vỡ.
Cha mẹ các em từ người giàu có đến gia đình lao động nghèo chủ yếu cố
làm cho thật nhiều tiền để cung cấp phục vụ cho các em học tập.
Phần lớn cha mẹ học sinh không quan tâm đến tâm tư tình cảm nguyện
vọng của các em, không chia sẽ nổi vui buồn, giúp đỡ các em khi gặp khó khăn
trong học tập.
Ngược lại cha mẹ các em còn kỳ vọng thật nhiều về thành tích học tập của
các em.
Mỗi khi thành tích học tập của các em bị yếu thì cha mẹ quát mắng đánh
đập.
Khi không thuộc bài thì thầy cô quở phạt nặng lời.
Trang 2


Trước những nguyên nhân đó các em cảm thấy cô đơn không người chia

sẽ, mặc cảm bị thầy cô, cha mẹ bỏ rơi, cảm thấy bơ vơ, lạc lỏng giữa xã hội
đông người. Ngoài xã hội phim ảnh, trò chơi điện tử, các tệ nạn xấu cám dỗ.
Dần dần từ môt đứa con ngoan trò giỏi trở thành học sinh cá biệt. Thậm chí nếu
không giáo dục kip thời, không tư vấn tâm lý cho các em và các em, không có ai
để giải bày tâm sự, an ủi, giải thích, động viên thì trong thời gian không bao lâu
các em càng mắc những sai lầm trầm trọng hơn thậm chí có thể trở thanh tội
pham. Như vậy từ những thực tế trong cuộc sống hằng ngày mà các em học sinh
gặp phải. Có thể khẳng định sự cần thiết phải “thực hiện công tác tư vấn tâm
lý học đường nhằm giáo dục học sinh cá biệt ở trường trung học cơ sở”. Đó
là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu này.
Nghiên cứu được tiến hành trong học sinh toàn trường trung học cơ sở
Suối Đá ở hai năm học: học kỳ II năm học 2013 - 2014 và học kì I năm 2014
2015.
Học kỳ II năm học 2013 – 2014 là năm học đối chứng. Học kỳ I năm học:
2014 -2015 là năm học thực nghiệm. Năm học thực nghiệm thực hiên giải pháp
tâm lý học đường trong học kì I từ tháng 8/2014 đến cuối tháng 01 năm 2015.
Kết quả cho thấy việc thực hiện công tác tư vấn học đường mang lại hiệu
quả rất cao khoảng cách giữa cán bộ quản lý, thầy cô và học sinh gần gũi hơn,
thân thiện hơn. Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong học tập trong gia
đình xã hội, đời tư. Được sự hỗ trợ của thầy cô, cán bộ quản lý, đoàn thể giúp đỡ
giúp các em giải bày tâm sự, nói lên những tâm tư nguyện vọng, tình cảm của
mình. Từ đó các em phấn khởi làm chủ được bản thân mình cảm thấy yêu thầy
mến bạn phấn đấu tốt trong quá trình học tập và rèn luyện đạo đức.
Kết quả thực nghiệm công tác tư vấn tâm lý học đường mang lại thành
công hơn so với kết quả đối chứng kết quả học kỳ II năm học 2013 - 2014.
Cụ thể số học sinh hạnh kiểm từ khá, giỏi tăng hơn so với học kỳ II năm
học: 2013 - 2014: Không còn học sinh đánh nhau gây thương tích, vô lễ với thầy
cô, không còn học sinh nghiện game online, bỏ tiết qua đó chứng tỏ rằng “thực

Trang 3



hiện công tác tư vấn tâm lý học đường nhằm giáo dục học sinh cá biệt ở trường
THCS Suối Đá đạt hiệu quả.

Trang 4


II. GIỚI THIỆU
Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu
trong sự phát triển của quốc gia việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo được coi là
quốc sách hàng đầu của đất nước trong việc tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển
mang tính bền vững.
Đối với dân tộc Việt Nam đạo đức là cái vốn quý của con người “cái
đức” là nền tảng là căn bản của con người. Sinh thời Bác Hồ đã dạy “Người có
đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức thì tài
cũng thành vô dụng”.
Vì vậy, nền giáo dục của chúng ta hiện nay giáo dục đạo đức cho học sinh
là điều rất cần thiết và quan trọng. Có rất nhiều biện pháp giáo dục đạo đức cho
học sinh trong nhà trường trong đó có biện pháp thành lập tổ tư vấn tâm lý học
đường nhằm làm giảm học sinh cá biệt. Những thành viên trong tổ tư vấn học
đường muốn hoạt động có hiệu quả thì đội ngũ tư vấn tâm lý phải am hiểu về
đặc điểm phát triển tâm sinh lý và đời sống tình cảm của học sinh trung học cơ
sở và các thành viên của trường đến với học sinh của mình như người mẹ người
cha, hoặc như anh chị rất đổi thân thiện. Hình ảnh cây roi quất vào mông học
sinh không còn hiện hữu nữa, âm thanh quát mắng nặng lời với học sinh cá biệt
cũng lặng im. Học sinh cá biệt không còn là đối tượng đáng trừng phạt mà là
nạn nhân đáng thương cần được giúp đỡ tận tình. Người tư vấn phải lắng nghe
những tâm tư nguyện vọng và thấu hiểu những gì mà em muốn bày tỏ. Thầy, cô
phải tạo niềm tin thực sự cho các em. Khi các em cảm thấy tin tưởng, an tâm các

em sẽ thố lộ những tâm tư tình cảm của mình từ đó chúng ta có hướng tư vấn
cho các em trở thành con ngoan trò giỏi.
Nếu thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường tốt chúng ta sẽ xóa đi lối
mòn quy trình cũ mỗi khi học sinh cá biệt vi phạm nội quy nhà trường như phê
bình trước lớp, kiểm điểm trước trường, mời phụ huynh đến giải quyết, hoặc đưa
ra hội đồng kỉ luật đuổi học.
Tổ tư vấn tâm lý học đường nên quan niệm rằng những học sinh cá biệt
thật sự đáng thương đừng vì thành tích của trường, của lớp mà quyết định xóa sổ
Trang 5


học sinh cá biệt của mình. Nó sẽ đi đâu? Về đâu? Giữa xã hội đông người với
nhiều bất cập, nó sẽ thành đứa trẻ lang thang không nơi nương tựa, không ai
quan tâm chăm sóc. Những đứa trẻ đó sẽ hư hỏng tạo thêm gánh nặng cho xã
hội. Trong trường học đừng để hiện tượng đó xảy ra nếu để xảy ra thực sự chúng
ta là những người bất lực đáng trách.
Đội ngũ tư vấn tâm lý học đường cần để cho học sinh hiểu rằng “tư vấn
tâm lý học đường là chỗ dựa cho các em”. Nơi đó thầy cô yêu mến các em, giúp
đỡ các em, vượt qua những khó khăn, những vấn đề mà tự bản thân các em
không giải quyết được. Từ đó các em an tâm không tránh né sợ sệt tự nguyện
tìm đến tư vấn viên qua đó thực hiên tư vấn tâm lý học đường chính là điểm kết
nối giữa thầy và trò, giữa nhà trường và xã hội một cách tự nhiên không gượng
ép.
1. Hiện trạng:
Trường trung học cơ sở Suối Đá là trường nằm trong vùng sâu dù vậy số
giáo viên đều học tập đầy đủ các chuyên đề về công tác chủ nhiệm như giáo dục
kĩ năng sống, tư vấn tâm lý học đường nhưng việc áp dụng còn mang tính chiếu
lệ, không thường xuyên, không sâu sát. Thực tế công tác chủ nhiệm lớp là 14/29
giáo viên trực tiếp giảng dạy nhưng phần đông giáo viên áp dụng những chuyên
đề đã học một cách chưa triệt để trong việc xử lí các tình huống học sinh vi

phạm nội quy nhà trường đặc biệt là học sinh cá biệt tất cả chỉ dừng lại theo hình
thức đối phó sử dụng mệnh lệnh để răn đe, dọa dẫm học sinh. Chưa sử dụng
biện pháp giáo dục hiệu quả, chưa chủ động giải quyết vấn đề phát sinh trong
nhà trường .
Nguyên nhân:
Qua những giờ dự các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tôi nhận thấy một số học
sinh chưa ý thức thực hiện nội quy nhà trường như thường xuyên không thuộc
bài, nói chuyện quậy phá trong lớp, đánh nhau, nói năng thô tục và những hành
vi này được lập đi lập lại suốt cả năm học.
Thực tế giáo viên chỉ giải quyết xử phạt phê bình các vi phạm của học
sinh bằng hình thức một chiều như phê bình, kiểm điểm. Các em học sinh chỉ
Trang 6


lặng im chấp nhận. Những rồi tuần tiếp theo cũng những lỗi lầm đó những đối
tượng đó tiếp tục vi phạm. Nguyên nhân giáo viên chủ nhiêm chưa hiểu về đặc
điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh trung học cơ sở. Không tìm hiểu nguyên
nhân vì sao các em vi phạm. Không lắng nghe tâm tư nguyện vọng hoặc những
khó khăn chủ quan, khách quan, dẫn đến trường hợp các em thường xuyên vi
phạm nội quy. Từ đó các em cứ ngỡ mình là tội nhân của giờ sinh hoạt chủ
nhiệm. Để tránh sự quở phạt các em chỉ còn cách bỏ giờ sinh hoạt hoặc nghỉ học
ngày đó. Thời gian trôi qua mặc cảm càng nhiều khoảng cách tình thầy trò ngày
càng xa dần, không được ai an ủi giúp đỡ động viên các em trở thành học sinh
cá biệt.
Vì vậy để thay đổi hiện trạng trên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này
nhằm giúp giáo viên trong nhà trường đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phương
pháp phù hợp trong việc giáo dục học sinh cá biệt, định hướng cho các em suy
nghĩ và hành động đúng đắn phấn đấu rèn luyện để trở thành người hửu ích cho
xã hội.
2. Giải pháp thay thế:

Thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường hỗ trợ học sinh giải quyết những khó
khăn trong học tập ,các mối quan hệ gia đình và xã hội …
Tư vấn cho học sinh cách học có hiệu quả và giải quyết những khó khăn mà
chính bản thân em không giải quyết được
Hỗ trợ phụ huynh học sinh cách chăm sóc con cai , quản lý việc học của các
em
Hỗ trợ giáo viên bộ môn và chủ nhiệm phát hiện và tư vấn kịp thời những
khó khăn , nhu cầu của học sinh
Hỗ trợ nhà trường hoạch định kế hoạch giáo dục , hoàn thành mục tiêu giáo
dục
Phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường giáo dục và phát hiện
học sinh có biểu hiện là học sinh cá biệt, phát hiện những học sinh có nguy cơ
phạm pháp , hay bệnh tâm lý
.
Trang 7


3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
Vấn đề tư vấn tâm lý học đường cho học sinh trong trường trung học cơ
sở đã có nhiều cuộc hội thảo được tổ chức bàn bạc quy mô, nhiều tài liệu, bài
viết đề tài có liên quan:
Ví dụ:
Tài liệu tập huấn giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý – giáo
dục cho học sinh trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2013.
Tài liệu tư vấn tâm lý học đường cho học sinh trường trung học phổ thông
thành Phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.
Phần lớn những đề tài này chỉ đề cập đến định hướng, tác dụng của việc
tư vấn tâm lý học đường mang lại hiệu quả trong việc dạy và học hoặc bàn về
các hình thức tổ chức tư vấn học đường trong trường học. Chưa có tài liệu nào
hướng dẫn thục hiện quy trình tư vấn tâm lý trong nhà trường vì vậy tôi muốn có

một nghiên cứu cụ thể hơn để đánh giá hiệu quả của viêc thực thiện tư vấn tâm
lý trong nhà trường nhằm giáo dục học sinh cá biệt trở thành người công dân
hửu ích cho đất nước.
4 Vấn đề nghiên cứu:
Việc thực hiên tư vấn tâm lý học đường giáo dục học sinh cá biệt ở
trường trung học cơ sở Suối Đá có hiệu quả không?
5 Giả thuyết nghiên cứu:
Tổ chức thực hiện công tác tư vấn học đường giáo dục học sinh cá biệt ở
trường trung học cơ sở Suối Đá sẽ đạt hiệu quả.

Trang 8


Trang 9


III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi lựa chọn kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ
sở Suối Đá học kì II năm học: 2013 - 2014.
Và kết quả giáo dục đạo đức học kì I năm học: 2014 - 2015 vì đây là hai
năm học có số lớp và số học sinh, kết quả học tập tương đồng nhau rất thuận lơi
cho quá trình nghiên cứu.
Giáo viên:
14 giáo viên chủ nhiệm trực tiếp chủ nhiệm 14 lớp những giáo viên này
đã được tập huấn công tác tư vấn tâm lý giáo duc cho học sinh trung học. tất cả
điều nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu.
Thầy Đinh Văn Phước - Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp chỉ đạo giám sát
việc tổ chức thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường.
Thầy Nguyễn Văn Lép - Phó hiệu trưởng trường trực tiếp chỉ đạo và giám

sát việc tổ chức thực hiên công tác tư vấn tâm lý học đường.
Học sinh toàn trường ở học kì II năm học: 2013-2014 và học kì I năm
học: 2014 - 2015 được chọn tương đồng số lớp và số học sinh năng lực học tập,
đạo đức, giới tính, tương đương với nhau. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Sỉ số, giới tính và dân tộc của học sinh học kì II năm học:
2013 2014 và HKI năm học: 2014 -2015 trườngg THCS Suối Đá

Năm học
2013 - 2014
2014 - 2015

Số học sinh các nhóm
Tổng số
Nam
419
456

220
250

Nữ
199
206

Dân tộc
Kinh
Kinh

2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn học sinh nguyên vẹn ở học kỳ I năm học: 2014 - 2015 là nhóm thực

nghiệm. Học kỳ II năm học: 2013 - 2014 là nhóm đối chứng. Thiết kế của tôi sử
dụng nghiên cứu là thiết kế cơ sở AB. Tôi và tổ tư vấn phát hiện, thống kê ghi

Trang 10


nhận những biểu hiện khác thường của học sinh, những biểu hiện này được lặp
đi lặp lại trên cùng đối tượng như:
Bỏ học, cúp tiết, thường đi học trễ, không đồng phục, không đeo phù hiệu,
đầu tóc, tác phong, mất trật tự trong giờ học, không chú ý lắng nghe thầy cô
giảng bài, nói tục, đánh nhau, hút thuốc lá. Trốn giờ sinh hoạt chủ nhiệm, sinh
hoạt đầu tuần … Sau đó lấy kết quả cuốihọc kỳ II năm học: 2013 - 2014 đây
chính là giai đoạn lấy dữ liệu làm cơ sở để đối chứng. Ở giai đoạn này tôi chưa
thực hiên công tác tư vấn tâm lý học đường. Đến đầu học kì I năm học: 2014 2015 chúng tôi thực hiện biện pháp tác động bằng việc chỉ đạo thực hiện công
tác tư vấn tâm lí học đường với tất cả học sinh có biểu hiện là học sinh cá biệt
trong trường. Đồng thời cũng tiến hành quan sát, thống kê sự thay đổi tích cực
về mặt tâm lý của học sinh.

3. Quy trình nghiên cứu:
* Chuẩn bị
Lấy số liệu học sinh học kỳ II năm học: 2013 - 2014 là nhóm đối chứng
giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn này theo phương pháp giáo dục thông
thường không sử dụng hình thức tư vấn tâm lý. Học sinh học kỳ I năm học 2014
- 2015 là nhóm thực nghiệm.
Nhà trường tổ chức tổ chức thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường.
04 giáo viên, được bồi dưỡng công tác tư vấn tâm lý học đường, có năng
lực tư vấn, hoạt bác, năng động, cách ứng xử nhẹ nhàng, được sự tín nhiêm của
hội đồng sư phạm. Học sinh, phụ huynh học sinh mỗi giáo viên chịu trách nhiệm
một khối lớp gồm 6, 7, 8, 9.
10 giáo viên chủ nhiệm còn lại là công tác viên có nhiệm vụ thu thập

thông tin hằng ngày và hằng tuần báo cáo ,thông qua phiên họp giáo viên chủ
nhiệm của trường

Trang 11


Trường phân công một giáo viên báo cáo lại nội dung tập huấn công tác
tư vấn tâm lý học đường học đường cho tất cả đồng sư phạm.
Thông báo cho học sinh biết:
Mục đích của việc tư vấn tâm lý học đường là giúp học sinh bày tỏ suy
nghĩ, trao đổi tâm tư tình cảm, giải tỏa những thắc mắc trong cuộc sống, trong
học tập, trong quan hệ bạn bè, thầy trò hoặc những vấn đề tâm lý, giới tính, nhận
thức. Việc tư vấn tâm lý giúp cho bản thân các em có khả năng ứng phó tích cực
trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống, xây dựng mội quan hệ tốt đẹp
với gia đình, bè bạn và xã hội sống tích cực, chủ động, an toàn hài hòa và lành
mạnh.
Nguyên tắc tuyệt đối giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học
sinh hoặc gia đình từ đó tạo niềm tin cho học sinh đến tư vấn. Đối tượng là tất cả
học sinh trong trường đặc biệt là những em gặp khó khăn trong học tập, gia
đình, đời tư (riêng tư) và phụ huynh học sinh.
Nội dung tư vấn tâm lý học đường này chuyển tải đến các em thông qua
giờ sinh hoạt đầu tuần của trường, thông qua bảng thông báo của trường, giờ
sinh hoạt chủ nhiệm.
* Tiến hành tư vấn thực nghiệm:
Tư vấn trực tiếp.
Tư vấn qua hộp thư của trường.
Tư vấn qua Email và tư vấn trực tiếp địa điểm tại phòng truyền thống
đội.
Thời gian tư vấn bắt đầu từ đầu năm học: 2014 – 2015.
Giới thiệu các thành viên của tổ tư vấn tâm lý của trường cho học sinh

biết.
Đây là giai đoạn thực nghiệm chúng tôi bắt đầu tiến hành quan sát, ghi
chép và đánh giá hiệu quả của việc tác động. Đây là giai đoạn có tác động B.

Trang 12


Các nguyên tắc nghiệp vụ trong tư vấn tâm lý
1. Tin tưởng tuyệt đối vào khả năng tiến bô của đối tượng được tư vấn.
2. Học sinh đến tư vấn trên cơ sở tự nguyện.
3. Phải tôn trọng học sinh đến tư vấn.
4. Không phán xét đối tượng.
5. Luôn lắng nghe tôn trọng và bảo mật các thông tin nhạy cảm.
6. Tạo sự tin tưởng giữa đối tượng được tư vấn và người tư vấn.
Các giai đoạn tiến hành ca tư vấn tâm lý:
Tiếp xúc ban đầu để xây dựng mối quan hệ .
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, quyếtt định sự thành công hay thất
bại của quá trình tư vấn cho đối tượng vì vậy tư vấn viên phải quan tâm những
vấn đề sau đây:
Tạo bầu không khí thoải mái giữa đối tượng tư vấn và người tư vấn tin
tưởng nhau, trong giao tiếp thông qua nét mặt, ngôn ngữ, giọng điệu, cử chỉ bộc
lô sự thân thiện, gần gũi chân thành, nhiệt tình của người tư vân đối với đối
tượng tư vấn.
Chú ý lắng nghe giọng nói, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, sự thay đổi các biểu
hiện trên trong từng giai đoạn tư vấn tâm lý tâm lý của đối tượng tư vấn để có
cách tư vấn đạt hiệu quả cao nhất.
Trường hợp đối tượng tư vấn có thái độ bất hợp tác biểu hiện sự kiêu
ngạo, qua lời nói và hành động hoặc trầm cảm thì tư vấn viên phải tuyệt đối bình
tỉnh, tránh nỗi giận, lớn tiếng. Nhanh chóng chuyển sang vấn đề khác nhẹ
nhàng, thân thiện.

* Truyền thông - đánh giá và hành động
Người tư vấn phải thể hiện rằng mình là người hết sức quan tâm, thấu
hiểu đối tượng tư vấn. Qua đó đi vào vấn đề gợi mở bằng những hệ thống câu
hỏi.

Trang 13


Qua những lời vấn đáp giữa tư vấn viên và đối tượng được tư vấn cố gắng
tạo sự thân thiện để đối tượng được tư vấn tự bộc bạch tâm tư tình cảm, nguyên
vọng của mình.
Khi đối tượng nói về bản thân mình tư vấn viên chú ý đến ngôn ngữ, ngữ
điệu, những xúc động không thể hiện bằng lời như: gục đầu, buồn, vui, khóc, …
Qua những thông tin nắm được thông qua tư vấn đối tượng tư vấn viên
khẳng định mức độ hiệu quả của việc tư vấn và định hướng vấn đề tiếp theo.
* Khám phá lựa chọn giải pháp:
Sau khi nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đối tượng tư vấn
Động viên đối tượng tư vấn và người tư vấn viên phải tỏ ra cảm thông
một cách chân thành.
Để cho đối tượng tư vấn tự quyết định. Chú ý không bỏ qua qua bất cứ đề
nghị nào của đối tượng tư vấn.
Giới thiệu các nguồn hỗ trợ cho viêc thực hiện các giải pháp.
Giúp cho đối tượng tư vấn hiểu được thuận lợi và khó khăn của giải pháp
đã lựa chọn.
* Tư vấn cho cha mẹ học sinh
Hoạt động tư vấn tâm lý học đường không chỉ dừng lại đối tượng học sinh
mang tính chủ chốt mà đối tương cần cần được tư vấn tâm lý được mở rộng tới
giáo viên và phụ huynh học sinh ở nghiên cứu này tôi chỉ đề cập tư vấn tâm lý
cho cha mẹ học sinh.
Nguyên tắc cơ bản là tôn trọng và bảo vệ lợi ích học tập của học sinh.

Tôn trọng phụ huynh học sinh lắng nghe tâm tư nguyện vọng của họ.
Thân thiện gần gũi, cởi mở xóa đi cảm giác ngại ngùng. Để phu huynh
mạnh dạng tìm đến tư vấn tâm lý.
* Vấn đề chế độ
Tất cả những người làm công tác tư vấn họ điều thực hiên công tác chính
là dạy để có thời gian làm nhiệm vụ tư vấn Ban giám hiệu phân công giảm số
giờ dạy quy định chỉ dạy 15/19 tiết /tuần thời khóa biểu sắp xếp thuận lợi cho tư
vấn viên.
Trang 14


Dựa vào thời khóa biểu chuyên môn phân công tư vấn viên trực các ngày
trong tuần phù hợp.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
Công cụ đo mà nghiên cứu này tôi sử dụng là ghi chép lại những hành vi,
thái độ của những em học sinh nằm trong diện trước tư vấn và sau khi tư vấn.
Vì vậy phép đo là thống kê sự thay đổi những hành vi thái độ của học sinh thông
qua sinh hoạt hằng ngày thông qua giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, lớp
trưởng, tổng phụ trách. Đây chính là tỉ lệ điều chỉnh hành vi.
Trong nghiên cứu này chủ yếu tôi chỉ ghi chép lại hành vi, lời nói, thái độ,
cử chỉ của đối tượng tư vấn trước và sau tư vấn sau đó thống kê đối chiếu để
kiểm tra mức độ điều chỉnh. Vì vậy, trong nghiên cứu này không sử dụng bài
kiểm tra, không có điểm số phục vụ cho việc thu thâp dữ liệu để phục vụ nghiên
cứu.
*Kiểm chứng độ giá trị nội dung
Hành vi và thái độ của các em học sinh thuộc đối tượng cần tư vấn tâm lý
trước và sau khi tác động:

Ngày tháng


Giai đoạn trước tác

Giai đoạn sau tác

động

động

Khoảng 6,5 % học sinh
Tháng 5/2014

của nhà trường có biểu
hiện là học sinh cá biệt.
Khoảng 5,4 % học sinh

Tháng 8- 9/2014

có biểu hiện hành vi cá
biệt .
Khoảng 2,8% học sinh

Tháng10 - 11/2014

có biểu hiện là học sinh
cá biệt.

Trang 15


Khoảng 1,2% học sinh

Tháng 12/2014 – Tháng

có biểu hiện là học sinh

01 /2015
Nhận xét của tôi về độ giá trị nội dung của dữ liệu.

cá biệt .

Thông qua kết quả trên đã minh chứng hiệu quả tích cực khi tiến hành
tư vấn tâm lý cho các em số lượng học sinh cá biệt giảm, chất lượng giáo
dục đạo đức khá, giỏi nâng lên.

Trang 16


IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1.Phân tích dữ liệu:
Tỉ lệ điều chỉnh hành vi thái độ những học sinh cá biệt sau khi tư vấn tâm
lý được biểu thị bằng đường đồ thị thể hiện hành vi thái độ của các em trong
giai đoạn đối chứng và giai đoạn thực nghiệm có tác động. Nếu nhận thấy hành
vi, thái độ, hành động của các em điều chỉnh theo hướng tích cực ta sẽ thấy
đường đồ thị ở giai đoạn có tác động tư vấn tâm lý thấp hơn đường đồ thi ở giai
đoạn cơ sở. Trong trường hợp này việc kiểm chứng chỉ được thực hiện thông
qua đường đồ thị để rút ra kết quả nghiên cứu của trước và sau khi tác động.
Học sinh cá biệt (%)
Tỷ lệ điều chỉnh hành vi

10
8

6

4
2
0
1

2

3

4

5

Giai đoạn cơ sở (A)

8

9 10 11 12

01

Giai đoạn có tác động (B)

Trang 17

Số tháng



Qua quan sát đồ thị ta thấy những học sinh cá biệt khi chưa được tư vấn
tâm lý có hành vi, thái độ lời nói, hành đông của mình chưa chuẩn mực theo qui
định .Vì vậy, khi nhìn đồ thị biểu diễn ta thấy rõ ràng giai đoạn cơ sở là cuối học
kì II năm học: 2013 - 2014 tỉ lệ học sinh cá biệt khá cao 6,5%. Còn rất nhiều học
sinh dạng cá biệt như đánh nhau, bỏ học tự tiện, vô lễ, hút thuốc… nhà trường
xử lý bằng cách mời phụ huynh vào trường để xử lý tùy theo mức độ vi phạm
mà có hình thức kì luật phù hợp. Đặc biệt có trường hợp đánh nhau có tổ chức
buộc đình chỉ học tập 1 tuần.
Nhưng kể từ tháng 8/2014 trở đi khi thực hiên tư vấn tâm lý học đường
kết hợp với giáo dục đạo đức cho các em học sinh cá biệt tiến bộ nhanh theo
thời gian. Nguyên nhân các em học sinh cá biệt được bày tỏ suy nghĩ, trao đổi
tâm tư tình cảm của mình và giải tỏa những thắc mắc trong cuộc sống, học tập,
trong quan hệ bạn bè, thầy cô. Như vậy, thực hiện tư vấn tâm lý học đường tức
là chúng ta tạo môi trường giáo dục thân thiện, thể hiện sự quan tâm của Ban
giám hiêu, thầy cô, các đoàn thể nhà trường đối với học sinh. Giúp các em tự tin,
tự nhận thức được bản thân và có khả năng ứng phó tích cực trước những khó
khăn, thử thách trong cuộc sống xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bè
bạn và xã hội sống tích cực, chủ động, an toàn hài hòa, lành mạnh. Thông qua
biểu diễn của đồ thị số học sinh cá biêt của trường đến giai đoạn kết thúc học kỳ
I năm học: 2014 - 2015 chỉ còn 1,2%
Qua dẫn chứng, nguyên nhân, kết qua trên tôi nhận thấy nghiên cứu này
có thể áp dụng cho việc thực hiện tư vấn tâm lý cho học sinh cá biệt các trường
trong tỉnh.
2. Bàn luận kết quả:
Tôi tiếp tục theo dõi bằng cách ghi chép số liệu thông qua hoat động đoàn
đội, giáo viên bộ môn , giáo viên chủ nhiệm. Sau đó thống kê và nhận thấy số
học sinh cá biệt giảm đáng kễ những hành vi tiêu cực vi pham nội quy nhà
trường.

Trang 18



Giảm hẳn học sinh nói tục, cúp tiết, vô lễ với giáo viên… đánh nhau gây
thương tích…Từ đó, khẳng định việc thực hiện tư vấn tâm lý học đường mang
laị hiệu quả khả quan.

Trang 19


V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc thực hiện tư vấn tâm lý học đường là vấn đề hết sức quan trọng trong
việc làm giảm học sinh cá biệt, giúp các em nhận thức đúng đắn về bản thân từ
đó các em sẽ vượt qua những khó khăn thách thức trong học tập, trong các mối
quan hệ, sống tốt sống có ích cho xã hội. Muốn thực hiện tốt tư vấn học đường
không chỉ riêng tổ tư vấn mà là sự chung tay góp sức của cả hội đồng sư phạm
mỗi thành viên là môt tư vấn viên.
Việc tư vấn không phải một ngày, một bữa mà phải liên tục thường
xuyên, mọi người phải làm việc với cái tâm vì tình thương và trách nhiệm. Phải
biết tôn trọng học sinh và xem học sinh cá biệt là những nạn nhân cần được giúp
đợ tận tình, phải lắng nghe những tâm tư nguyên vọng của các em, hướng các
em tự giải quyết những khó khăn trong cuộc sống học tập, gia đình và các mối
quan hệ khác môt cách khoa học và hoàn hảo.
Thực hiên tư vấn tâm lý học đường tốt là góp phần xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực, nhằm nâng cao chất lương giáo dục, hình thành cho
học sinh những kĩ năng học tập, kĩ năng sống và phát triển nhân cách toàn diện.
Thực hiện tư vấn tâm lý học đường tốt là tạo môi trường sư phạm lành
mạnh ở đó học sinh phát huy tính tích cực trong học tập rèn luyện đạo đức và
mỗi thầy cô giáo được học sinh xem kính trọng như là người mẹ người cha.
2. Khuyến nghị:

Tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau:
Đối với ngành nên mở lớp tập huấn tư vấn tâm lý cho tất cả giáo viên
không nên chỉ ưu tiên cho giáo viên chủ nhiệm.
Đối với cán bộ quản lý nên quan tâm nhiều hơn nữa về tư vấn tâm lý học
đường
Đối với giáo viên:
Tăng cường vận dụng lý thuyết vào thực hành một cách sáng tạo, phù hợp
với từng đối tượng học sinh cá biệt.

Trang 20


Thường xuyên tự học tự bồi dưỡng kiến thức tư vấn học đường thông qua
tài liêu bồi dưỡng thường xuyên, trên báo, đài, mạng internet.
Thông qua nghiên cứu này tôi hi vọng góp phần giáo dục học sinh cá biệt
trở thành những người công dân toàn diện góp phần thực hiện mục tiêu giáo
dục, đáp ứng nhu cầu chủ trương hiên đại hóa đất nước hiện nay.
Suối Đá, ngày 8 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Văn Lép

Trang 21


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Tài liệu tập huấn giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý - giáo
dục cho học sinh trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2/ Tư vấn tâm lý học dường cho học sinh Trường THPT Thành phố Biên
Hòa tỉnh Đồng Nai.

3/ Tư vấn tâm lý học đường. Chương trình phát triển giáo dục trung học,
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đặng Hoàng Minh.
4/ Tư vấn tâm lý học đường và môi trường giáo dục Trường Đại Học Xã
Hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 22


Trang 23


7. PHỤ LỤC
PHÒNG GD&ĐT DƯƠNG MINH CHÂU
TRƯỜNG THCS SUỐI ĐÁ
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

/QĐ-THCSSĐ

Suối Đá, ngày

tháng

năm 2014

QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập tổ Tư vấn tâm lý học đường
Năm học: 2014-2015


HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SUỐI ĐÁ
Căn cứ vào Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Căn cứ công văn số 827/SGD&ĐT-THPH của Sở Giáo dục và Đào tạo,
ngày 20 tháng 8 năm 2003 về việc hướng dẫn thành lập Ban Tư vấn GDDSSKSS-VTN;
Căn cứ vào Kế hoạch số 76/KH-THCSSĐ ngày 20 tháng 9 năm 2014 của
Trường THCS Suối Đá về việc thực hiện nhiệm vụ năm học năm học 20142015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống bạo lực học đường của
Trường THCS Suối Đá gồm các ông (bà) có tên sau:
Điều 2. Các thành viên trong Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch,
tổ chức thực hiện việc tuyên truyền các biện pháp giáo dục hướng nghiệp, chọn
nghề, giáo dục giới tính, sức khỏe vị thành niên học đường tại đơn vị.
Điều 3. Các ông (bà) có tên tại Điều 1 căn cứ Quyết định thi hành có hiệu
lực kể từ ngày ký./.
Trang 24


Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Như Điều 3(t/h);
- Lưu: VT

Đinh Văn Phước


Trang 25


×