Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN THỊ QUẾ








TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ









LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC














HÀ NỘI - 2004

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
========



NGUYỄN THỊ QUẾ





TRÍ TUỆ CẢM XÚC
CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ


Chuyên ngành: Tâm lý học

Mã số: 5. 06.02



LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. LÊ ĐỨC PHÚC








HÀ NỘI - 2004

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


EQ: Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence Quotient)
IQ: Chỉ số trí tuệ (Intelligence Quotient)
CQ: Trí tuệ sáng tạo (Creative Intelligence)
MSCEIT: Trắc nghiệm trí tuệ cảm xúc của Mayer, Salovey và Caruso

(Mayer Salovey Caruso Emotional Intelligence Test).
NLCTTVTL: Người làm công tác tư vấn tâm lý
TVTL: Tư vấn tâm lý
SVTL : Sinh viên tâm lý
SV: Sinh viên



1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo quan niệm truyền thống, sự thành công của một ngƣời trong xã hội,
trong cuộc sống riêng tƣ hay trong bất cứ một ngành nghề nào cũng đều phụ
thuộc vào trí tuệ (IQ) của họ.
Nhƣng ngày nay, ngƣời ta đã không còn tuyệt đối hoá vai trò của IQ nhƣ
trƣớc nữa, mà đã phát hiện ra các dạng trí tuệ khác cũng không kém phần
quan trọng. Một trong những dạng đó là trí tuệ cảm xúc (Emotional
Intelligence). Trí tuệ cảm xúc đƣợc quan niệm là khả năng hiểu mình, hiểu
ngƣời, khả năng kiềm chế, kiểm soát cảm xúc của mình cũng nhƣ các mối
quan hệ với ngƣời khác, khả năng thích ứng…
Các nhà khoa học cho rằng trí tuệ cảm xúc ngày càng có vai trò quyết
định đối với sự thành công của một nhà lãnh đạo, một nhà kinh doanh, nhà
giáo dục, thậm chí một nhân viên công sở trong việc duy trì các mối quan hệ
với đồng nghiệp… Có thể nói vai trò của nó trải rộng đến mọi lĩnh vực của
cuộc sống con ngƣời, trong đó có nghề tƣ vấn tâm lý (TVTL). Đây là một
nghề có tính chất đặc biệt so với những nghề khác, là nghề giúp đỡ những
ngƣời đang đau khổ về tinh thần, đang có vấn đề tâm lý cần phải giải quyết.
Để thành công trong nghề này, những ngƣời làm công tác tƣ vấn tâm lý
(NLCTTVTL) không chỉ cần có các kỹ năng TVTL tốt, đƣợc học ở trƣờng
hay các khoá đào tạo TVTL, mà quan trọng hơn, họ phải có những phẩm chất

đạo đức nghề nghiệp. Nói cách khác, NLCTTVTL cần phải nhạy cảm, biết
lắng nghe, có khả năng thấu hiểu đƣợc cảm xúc của thân chủ và vấn đề của
họ, giúp thân chủ giữ đƣợc sự cân bằng giữa lý trí và tình cảm để lựa chọn
đƣợc giải pháp tối ƣu cho vấn đề của mình.


2
Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, khoa học kỹ
thuật luôn không ngừng phát triển, đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc
nâng cao. Ngƣời ta không chỉ còn chú trọng đến vấn đề vật chất nữa, mà đã
quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tinh thần, nâng cao chất lƣợng cuộc sống…
Tuy nhiên, tốc độ của cuộc sống cũng theo đó mà phát triển một cách
chóng mặt. Con ngƣời phải chịu quá nhiều sức ép của công việc, các mối
quan hệ xã hội và nhiều vấn đề xã hội khác. Những căng thẳng, ức chế đối với
công việc, cuộc sống riêng tƣ… có thể làm cho con ngƣời bị “tổn thƣơng”
hoặc thậm chí “tàn phế” về tinh thần. Khi đó, họ phải tìm đến các bác sĩ tâm
lý, các NLCTTVTL. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu TVTL đang gia tăng
trong xã hội hiện đại.
Để đáp ứng nhu cầu đó và khẳng định vị trí của mình trong xã hội, bên
cạnh các ngành nghề khác, ngành TVTL cần đƣợc quan tâm hơn. Muốn vậy,
những NLCTTVTL cũng cần đƣợc phát triển cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng
và việc nâng cao trí tuệ cảm xúc cho họ là một vấn đề trọng yếu. Nhƣng cho
đến nay, vẫn chƣa có một công trình tâm lý học nào nghiên cứu về thực trạng
trí tuệ cảm xúc của đội ngũ này.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác
tư vấn tâm lý” làm vấn đề nghiên cứu của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu trí tuệ cảm xúc của những ngƣời đang và sẽ làm công tác
TVTL; đƣa ra những khuyến nghị về giải pháp, góp phần nâng cao trí tuệ cảm
xúc cho những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực này.



3
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1.Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, xây dựng quy trình và
phƣơng pháp nghiên cứu.
3.2. Tổ chức, tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng, đƣa ra bức tranh về
trí tuệ cảm xúc của những ngƣời đang và sẽ làm công tác TVTL.
3.3. Đƣa ra khuyến nghị góp phần nâng cao trí tuệ cảm xúc của
NLCTTVTL nói chung và định hƣớng chuẩn bị năng lực cho những ngƣời sẽ
làm công tác này nói riêng.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng: trí tuệ cảm xúc của những ngƣời đang và sẽ làm công tác
TVTL.
4.2. Khách thể: những ngƣời đang làm công tác TVTL và sinh viên (SV)
tâm lý (những ngƣời có nhiều khả năng sẽ làm công tác TVTL sau khi ra
trƣờng).
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Về đối tƣợng: Tìm hiểu thực trạng trí tuệ cảm xúc của những ngƣời
đang làm công tác TVTL và SV tâm lý.
5.2. Về khách thể: Nghiên cứu 100 ngƣời, trong đó có 50 NLCTTVTL
thuộc 2 lĩnh vực TVTL trực tiếp và TVTL gián tiếp (TVTL qua điện thoại và
TVTL qua internet) ở một số trung tâm TVTL thuộc địa bàn Hà Nội nhƣ:
Trung tâm Tƣ vấn hạnh phúc gia đình, Trung tâm Tƣ vấn tâm tình, Trung tâm
Tƣ vấn và hỗ trợ trẻ em, Trƣờng cấp III Đinh Tiên Hoàng, Trƣờng Trung học
Du lịch Hoa Sữa và 50 SV năm thứ IV, khoa Tâm lý học, Trƣờng Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn.


4

5.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2003 đến 1/2005.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
6.1. Những ngƣời làm công tác TVTL có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thì
đƣợc đánh giá là ngƣời có hiệu quả TVTL cao.
6.2. Những ngƣời có sự trải nghiệm nghề nghiệp (ngƣời làm công tác
TVTL) thì có trí tuệ cảm xúc cao hơn những ngƣời chƣa có sự trải nghiệm
nghề nghiệp (SV).
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
7.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
7.3. Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia
7.4. Phƣơng pháp trắc nghiệm
7.5. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp
7.6. Phƣơng pháp thống kê toán học
Trong đó, phƣơng pháp phỏng vấn sâu và phƣơng pháp trắc nghiệm là
hai phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu.


5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Lịch sử nghiên cứu về trí tuệ
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, trí tuệ là một vấn đề
đƣợc nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, đặc biệt là Tâm
lý học. Về lịch sử nghiên cứu của trí tuệ trên thế giới, có các lý thuyết sau:
1.1.1. Các thuyết đơn trí tuệ (Theory of simple intelligence)
- Thuyết về trí tuệ chung của C. Spearman (1863-1945) – Nhà bác học
Anh: Năm 1927, sau 20 năm nghiên cứu, ông đã công bố kết quả nghiên cứu
của mình về bản chất của trí tuệ bằng kỹ thuật phân tích nhân tố. Ông đã xác

định có sự tƣơng quan giữa việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Bằng
thực nghiệm ông đã chứng minh rằng: kết quả thực hiện các trắc nghiệm riêng
lẻ, ứng với từng nhiệm vụ, có một mối tƣơng quan chặt chẽ với nhau. Từ đó
ông kết luận: Có một nhân tố chung quy định kết quả của việc thực hiện từng
nhiệm vụ. Ông gọi nhân tố chung này là “g” (general). Sau này, ông phát hiện
thêm một nhân tố nữa gọi là nhân tố riêng, ký hiệu là “s” (special). Đó là nhân
tố chỉ quy định kết quả của việc thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Theo ông,
nhân tố chung luôn luôn quan trọng hơn nhân tố riêng, trong việc giải quyết
bất cứ một nhiệm vụ nào.
Thuyết này đƣợc một số nhà tâm lý học ủng hộ, vì nó phản ánh đƣợc
năng lực thao tác, xử lý thông tin một cách chính xác và uyển chuyển trong trí
nhớ ngắn hạn của con ngƣời.


6
- Thuyết về các năng lực trí tuệ nguyên thuỷ của Louis Thurstone
(Primary Mental Abilities Theory): Ông là một nhà Tâm lý học Mỹ nổi
tiếng, đã nghiên cứu một cách chi tiết về mặt thống kê toán học và sử dụng
phƣơng pháp phân tích nhân tố để nghiên cứu quan điểm trí tuệ đa nhân tố
của Thorndike. Qua kết quả nghiên cứu của mình, ông đã xác định có 7 năng
lực trí tuệ nguyên thuỷ (Primary Mental Abilities), bao gồm: Năng lực suy
luận (R: Reasoning); năng lực lƣu loát về ngôn từ (W: Word fluency); năng
lực tốc độ tri giác (P: Perceptual Speed); năng lực thông hiểu ngôn ngữ (V:
Verbal Comprehension); năng lực tƣởng tƣợng không gian (S: Spational
Visualization); năng lực tính toán bằng con số (N: Numerical Calculation);
năng lực trí nhớ liên tƣởng (M: Associative Memory).
Thurstone cho rằng mỗi nhóm nhân tố của trí tuệ đƣợc tập hợp thành một
năng lực trí tuệ nguyên thuỷ. Từ đó hình thành thuyết nhân tố – nhóm (group
– factor). Ông đã xây dựng trắc nghiệm PMA (Primery Metal Abilities), để đo
bảy năng lực trí tuệ nguyên thuỷ này.

- Thuyết cấu trúc trí tuệ của F.P. Guilford (1897-1987), nhà tâm lý
học Mỹ. Ông cho rằng các trắc nghiệm IQ không đo đƣợc tính sáng tạo của
con ngƣời. Năm 1959, ông đã đặt ra mục đích xây dựng một lý thuyết thống
nhất về trí tuệ ngƣời, gộp những năng lực chuyên biệt hay những năng lực cơ
sở vào một hệ thống, gọi là cấu trúc trí tuệ. Năm 1967, ông đã xác định đƣợc
120 nhân tố của trí tuệ. Mỗi nhân tố đại diện cho sự tác động qua lại của ba
chiều kích (dimensions):
Chiều kích thứ nhất là các thao tác (Operations), bao gồm: nhận biết, trí
nhớ, tƣ duy phân kỳ, tƣ duy hội tụ và thao tác đánh giá. Đây chính là các quá
trình tƣ duy cụ thể.


7
Chiều kích thứ hai là các nội dung (Content), chính là các thông tin mà
con ngƣời đang suy nghĩ về chúng. Chiều kích này bao gồm: hình ảnh, kí
hiệu, ngữ nghĩa và thái độ, hành vi.
Chiều kích thứ ba là các sản phẩm (Product), tức là các kết quả của sự
suy nghĩ về các thông tin đã nêu ở trên, bao gồm: Các đơn vị (Units), các lớp
(Classes), các mối quan hệ (Relationships), các hệ thống (Sytems), các biến
đổi (Changes), các ẩn ý (Metafors).
Trong 120 nhân tố mà Guilford đƣa ra có đến 59 nhân tố là thuộc về tính
sáng tạo, còn 61 nhân tố thuộc về trí thông minh. Những năm cuối đời, ông
còn cho rằng trí tuệ gồm 180 nhân tố.
Đánh giá về thuyết này, ngƣời ta cho rằng, nó có ƣu điểm là chứng minh
cho thuyết đa nhân tố. Nhƣng nếu kiểm tra sự hiện diện của 120 hoặc 180
nhân tố thì không phải dễ.
- Thuyết hai nhân tố trí tuệ của F. Horn và R. Cattell: Hai nhà khoa
học này cho rằng trí tuệ gồm hai nhân tố, đó là trí tuệ lỏng và trí tuệ kết tinh.
Trí tuệ lỏng (Fluid Intelligence) là loại trí tuệ đƣợc di truyền một cách
rõ rệt và nó suy giảm khi chúng ta về già. Đó là năng lực tƣ duy, trí nhớ và tốc

độ chế biến thông tin.
Trí tuệ kết tinh (Crystallized Intelligence) là loại trí tuệ đƣợc hình
thành do học tập, do kinh nghiệm, chứ không phải do di truyền. Trí tuệ này
không bị suy giảm khi chúng ta về già, nó chỉ đƣợc tăng cƣờng và giữ
nguyên.
Từ đó, hai ông đã xây dựng các chƣơng trình dạy học khác nhau để nhằm
phát triển hai loại trí tuệ này ở ngƣời học, đặc biệt là trí tuệ kết tinh. Tuy
nhiên, quan điểm này ít đƣợc các nhà tâm lý học thế giới tiếp nhận.


8
1.1.2. Các thuyết đa trí tuệ (Multiple Intelligences)
- Thuyết ba thành phần trí tuệ của R.Sternberg (Triachic Theory of
Intelligence): Ông là một trong những ngƣời đầu tiên quan niệm con ngƣời ta
có nhiều thứ trí tuệ khác nhau. Qua những kết quả nghiên cứu của mình, ông
đƣa ra thuyết ba thành phần của trí tuệ. Đó là:
Trí tuệ phân tích (Analytical Intelligence): Theo ông, đó là loại trí tuệ
giống nhƣ trí tuệ kinh điển đã đƣợc thừa nhận. Nó phản ánh chủ yếu năng lực
suy luận ngôn ngữ. Năng lực này chủ yếu giúp ích cho loại hoạt động nhà
trƣờng.
Trí tuệ sáng tạo (Creative Intelligence): là khả năng kết hợp những
kinh nghiệm khác nhau theo những cách thức sáng tạo để giải quyết những
vấn đề mới. Trí tuệ này phản ánh sự sáng tạo thể hiện nhƣ ở các nghệ sỹ, các
nhà sáng tác âm nhạc hay các nhà khoa học. Ông cho rằng: những thiên tài
sáng tạo nhƣ Leonardo da Venci và A. Einstein là những ngƣời đã đạt đến
trình độ cao của loại trí tuệ này.
Trí tuệ ngữ cảnh (Contextual Intelligence): Đó là năng lực hoạt động
trong các tình huống xã hội thực tiễn hàng ngày. Nó phản ánh sự “lõi đời”
(Street Smarts). R. Sternberg cho rằng, trí tuệ ngữ cảnh là tất cả những gì cực
kỳ quan trọng mà bạn không hề đƣợc dạy ở nhà trƣờng.

Nhƣ vậy, con ngƣời không phải chỉ có một loại trí tuệ nhƣ các thuyết
trƣớc đây quan niệm. Con ngƣời ta có thể kém cỏi ở mặt này nhƣng lại xuất
sắc ở khác.
- Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner (Theory of Multiple
Intelligence): Ông cho rằng, con ngƣời ta có bảy loại trí tuệ, đó là:


9
Trí tuệ ngôn ngữ (Linguistic Intelligence): là năng lực diễn tả ngôn
ngữ dễ dàng bằng cách nói hay viết. Các nhà văn, nhà thơ, nhà báo là những
ngƣời có trí tuệ này rất cao. Họ rất nhạy cảm với âm thanh, nhịp điệu và nghĩa
của các từ, nhạy cảm với các chức năng khác nhau của ngôn ngữ. Trí tuệ này
nằm ở phần não trán trái.
Trí tuệ lôgíc-toán học (Logical-Mathematical Intelligence): là năng
lực tính toán phức tạp và năng lực lý luận sâu sắc. Tiêu biểu cho loại trí tuệ
này là các nhà toán học và các nhà khoa học nói chung. Những nhà khoa học
lớn có tài nhìn thấu suốt vấn đề phức tạp và cảm nhận đƣợc giải pháp trƣớc
khi đƣa ra đƣợc bằng chứng. Trí tuệ này nằm ở bán cầu não trái. Nhƣng
không có liên hệ chuyên biệt với một vùng nào cả, cho nên trí tuệ này dễ bị
ảnh hƣởng do sự suy thoái toàn bộ hơn là do các tổn thƣơng khu trú hay tai
biến cục bộ ở não. Trƣờng hợp những ngƣời chậm phát triển trí tuệ lại có thể
thực hiện đƣợc các phép toán với tốc độ cực nhanh đã chứng tỏ sự tự trị tƣơng
đối của loại trí tuệ này.
Trí tuệ âm nhạc (Musical Intelligence): Đó là năng lực tạo ra và
thƣởng thức các nhịp điệu, cung bậc, âm sắc, biết thƣởng thức các dạng biểu
cảm của âm nhạc. Trí tuệ này độc lập rõ hơn các loại trí tuệ khác. Một số
ngƣời kém về âm nhạc nhƣng lại có thể xuất sắc ở các lĩnh vực khác… Tiêu
biểu cho loại trí tuệ này là các nhà soạn nhạc, các nghệ sĩ biểu diễn vĩ cầm.
Đây là loại trí tuệ phát triển sớm nhất ở trẻ em. Trí tuệ này chủ yếu nằm ở bán
cầu não phải, nhƣng khu trú kém chính xác hơn ngôn ngữ và có thể mất đi do

những tổn thƣơng ở não.
Trí tuệ không gian (Spatial Intelligence): trí tuệ này bao gồm các khả
năng tiếp nhận thế giới thị giác-không gian một cách chính xác và khả năng
thực hiện những biến đổi đối với sự tri giác ban đầu của các sự vật, với góc


10
nhìn khác với ngƣời khác. Trí tuệ này cần thiết cho việc định hƣớng và trí nhớ
thị giác của chúng ta. Đặc biệt là sự định hƣớng trừu tƣợng trong không gian
và thời gian. Ngƣời có loại trí tuệ này có thể diễn tả tƣ tƣởng và dự định của
mình dƣới dạng ký hoạ. Điển hình cho loại trí tuệ này là các nhà hàng hải, các
kỳ thủ, hoạ sỹ và các nhà điêu khắc. Trí tuệ này chủ yếu nằm ở phía sau của
bán cầu não phải. Sự tổn thƣơng của vùng não này có thể làm cho ngƣời bệnh
không nhận ra đƣợc ngƣời thân và nơi chốn rất quen thuộc trƣớc đây.
Trí tuệ vận động-cơ thể (Body-Kinesthetic Intelligence): trí tuệ này
bao gồm các thành tố cơ bản là các năng lực kiểm soát các vận động của cơ
thể mình và năng lực cầm nắm đối tƣợng một cách khéo léo. Ở đây chủ thể
tham gia trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề, thƣờng nhanh hơn cả trí óc,
nhất là trong các tình huống nguy hiểm và trong khi chơi thể thao. Điển hình
cho loại trí tuệ này là các nghệ sỹ múa, các nhà thể dục dụng cụ, các nghệ sỹ
kịch câm. Trí tuệ này nằm ở trung khu vận động của bán cầu não trái (đối với
phần cơ thể bên phải) và của bán cầu não phải (đối với phần cơ thể bên trái).
Các tổn thƣơng não bộ thƣờng chỉ ảnh hƣởng đến sự chỉ huy một phần cơ thể.
Trí tuệ về bản thân (Intrapersonal Intelligence): trí tuệ này bao gồm
các năng lực đánh giá các cảm xúc của bản thân mình, năng lực phân biệt
giữa các cảm xúc ấy và đƣa chúng vào hƣớng dẫn hành vi; sự hiểu biết về
những điểm mạnh và những điểm yếu của bản thân mình, về những nhu cầu
và trí thông minh của mình. Ngƣời có loại trí tuệ này là ngƣời hiểu biết bản
thân mình một cách cặn kẽ và chính xác. Tuy nhiên, loại trí tuệ này có ở mọi
ngƣời, nhƣng với mức độ khác nhau. Thuỳ trán là trung tâm của loại trí tuệ

này. Tổn thƣơng ở phần dƣới thuỳ trán dẫn đến sự kích thích hay hƣng phấn.
Tổn thƣơng ở phần trên thuỳ trán thì tạo ra sự thờ ơ và vô cảm.


11
Trí tuệ về ngƣời khác (Interpersonal Intelligence): Bao gồm những
năng lực nhận thức rõ ràng và đáp ứng lại các tâm trạng, khí chất, động cơ và
các mong muốn của ngƣời khác một cách thích hợp. Ngƣời có loại trí tuệ này
có khả năng xâm nhập vào tƣ tƣởng của ngƣời khác, có khả năng khích lệ và
nâng đỡ ngƣời khác. Tiêu biểu cho trí tuệ này là các nhà trị liệu, những ngƣời
bán hàng, các linh mục và các nhà sƣ phạm. Thuỳ trán cũng có vai trò quan
trọng đối với loại trí tuệ này. Các tổn thƣơng ở thuỳ trán có thể làm mất khả
năng thấu hiểu ngƣời khác và làm thay đổi hoàn toàn nhân cách. Sự lão hóa
có thể làm mất đi tất cả khả năng xã hội của con ngƣời.
Gần đây, tác giả còn đƣa thêm một loại trí tuệ thứ tám, đó là trí tuệ tự
nhiên (Naturalist Intelligence). Đó là năng lực phân biệt sâu sắc giới động vật
với giới thực vật, cũng nhƣ khoáng vật. Tiêu biểu cho loại trí tuệ này là các
nhà thực vật học hoặc những đầu bếp.
Thuyết đa trí tuệ của Gardner ra đời đƣợc nhiều nhà tâm lý học trong đó
có các nhà sƣ phạm hoan nghênh. Vì nó phù hợp với tinh thần nhân văn của
thời đại, phù hợp với tƣ tƣởng cho rằng: ngƣời ta có thể kém ở mặt này,
nhƣng lại thông minh ở mặt khác. Tuy nhiên, nhƣ chính tác giả đã thừa nhận,
thuyết này cần tiếp tục đƣợc hoàn chỉnh. [14, 13, 23]
Tóm lại, xét về lịch sử nghiên cứu về trí tuệ trong tâm lý học, ta có thể
thấy rằng: có các quan niệm trí tuệ truyền thống khác nhau (thuyết đơn trí tuệ
và đa trí tuệ), mỗi quan niệm đều có ƣu điểm và cả những hạn chế. Nhƣng
không có quan niệm nào hoàn toàn bị bác bỏ, bởi đó là những cách giải thích
khác nhau về trí tuệ. Ngày nay, quan niệm về trí tuệ gồm nhiều năng lực riêng
lẻ độc lập và quan niệm trí tuệ chung đang dần có điểm giao nhau.



12
Ở Việt Nam, đây cũng là một vấn đề đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu
từ rất lâu. Tuy nhiên, đây là đề tài nghiên cứu tìm hiểu về trí tuệ cảm xúc, nên
tác giả xin đƣợc tập trung nhiều hơn vào phần chính của đề tài.
1.1.3. Quan niệm mới về trí tuệ và sự nhận dạng trí tuệ cảm xúc
Giữa sau thế kỷ XX, quan niệm trí tuệ truyền thống không tỏ ra có hiệu
quả trong thực tiễn. Các nhà tâm lý học phƣơng Tây đã dần dần nhận ra rằng,
tâm lý con ngƣời nói chung, trong đó có trí tuệ, mang bản chất xã hội, chứ
không phải là một cơ cấu khép kín, không thay đổi và mang tính bẩm sinh di
truyền. Từ vài thập kỷ cuối của thế kỷ trƣớc cho đến nay, xu thế chủ đạo
trong nghiên cứu trí tuệ là phát triển các lý thuyết đa trí tuệ, với sự hỗ trợ của
các khoa học tự nhiên nhƣ di truyền học, thần kinh học, công nghệ thông tin,
nhằm xem xét trí tuệ một cách đầy đủ hơn, rộng hơn và phức hợp hơn từ góc
độ sinh lý, tâm lý, xã hội và văn hoá.
Một số nhà tâm lý học nhƣ Wechsler, Hofstaetter, Sternberg và Gardner
đã khẳng định rằng, trí tuệ của một ngƣời thể hiện không phải chỉ trong việc
giải quyết các nhiệm vụ có tính hàn lâm, mà thể hiện trong sự giải quyết
nhiệm vụ cuộc sống hàng ngày. Trí tuệ là kết quả tƣơng tác của con ngƣời với
môi trƣờng sống (trong đó có môi trƣờng xã hội), đồng thời là tiền đề cho sự
tƣơng tác ấy. Sau này (1990), Amelang và Bartussek gọi dạng trí tuệ này là trí
tuệ thực tiễn (Practical Intelligence). Con ngƣời sống và hoạt động trong mối
tƣơng tác với ngƣời khác, với môi trƣờng, nếu chỉ có những tri thức ở trƣờng
học, tƣ duy lo gíc, trí nhớ hay trí sáng tạo, thì chƣa đủ để hoàn thành nhiệm
vụ thực tiễn. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn, đòi hỏi con ngƣời phải
có một thành tố trí tuệ khác nữa, ngoài trí tuệ lý trí và trí tuệ sáng tạo, đó là trí
tuệ xã hội (Social Intelligence). Trí tuệ xã hội đƣợc coi là một dạng đặc biệt
của trí tuệ hoàn cảnh và đƣợc định nghĩa là “năng lực hoàn thành các nhiệm



13
vụ trong hoàn cảnh tƣơng tác với ngƣời khác. Nó diễn ra trong hoạt động
cùng ngƣời khác với mục đích, tâm lý và tính xã hội nhất định”. Trí tuệ xã hội
đƣợc tạo bởi ba thành tố:
- Tự nhận thức về bản thân.
- Năng lực xã hội (Social Competence) bao gồm ba tiểu thành tố:
+ Nhận thức (Cognition)
+ Cảm xúc (Emotion)
+ Vận động (Motoric)
- Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) bao gồm bốn tiểu thành tố:
+ Tri giác nhận ra cảm xúc;
+ Khả năng biểu hiện cảm xúc;
+ Điều khiển có hiệu quả cảm xúc (của mình và ngƣời khác);
+ Sử dụng những thông tin có liên quan đến cảm xúc để thúc đẩy, đặt
kế hoạch và thực hiện có kết quả hành động.
Sau này, H.J. Eysenck đã kế thừa và phát triển quan niệm truyền thống
và kết hợp với quan niệm hiện đại về trí tuệ. Năm 1988, ông đã đƣa ra mô
hình trí tuệ ba tầng bậc:
- Trí tuệ sinh học (Biological Intelligence) là mặt sinh học của năng lực
trí tuệ, là nguồn gốc chính của những khác biệt về trí tuệ cá nhân.
- Trí tuệ tâm trắc (Psychometric Intelligence) là trí tuệ đo đƣợc bằng các
trắc nghiệm IQ, CQ truyền thống, đƣợc xây dựng trong tình huống giả định,
có tính hàn lâm, chƣa phải là tình huống thực trong cuộc sống. Nó còn đƣợc
gọi là trí tuệ hàn lâm, trí thông minh hay năng lực nhận thức và sáng tạo.


14
- Trí tuệ xã hội (Social Intelligence) là sự thể hiện của trí tuệ tâm trắc
trong việc giải quyết nhiệm vụ cuộc sống thực tế của những chủ thể khi đã có
sự nhận thức rõ ràng về bản thân, về xã hội và mối quan hệ giữa bản thân với

xã hội.
Eysenck biểu diễn quan niệm trí tuệ mới của mình bằng mô hình ba tầng
bậc. (Xem hình 1, phần phụ lục) [1]
1.2. Lịch sử nghiên cứu về cảm xúc
Theo F. Krueger, mãi đến thế kỷ XVIII, các nhà triết học mới thừa nhận
cảm xúc, tình cảm là một lớp đặc biệt, cơ bản và sớm phát sinh của các chức
năng tâm hồn. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XVIII, những hiện tƣợng tâm lý
này vẫn đƣợc coi nhƣ là khó có thể nhận biết đƣợc.
Về sau, cảm xúc của con ngƣời đã đƣợc nhiều khoa học quan tâm nghiên
cứu, đặc biệt là tâm lý học. Hầu hết các nhà tâm lý học khi nghiên cứu về cảm
xúc đều quan tâm đến nguồn gốc phát sinh của cảm xúc và thƣờng chú ý đến
một loạt các thành tố của quá trình cảm xúc, sự biểu cảm hay hiện tƣợng bên
ngoài của nó…
Sau đây là những quan niệm của các nhà tâm lý học về cảm xúc.
1.2.1. Thuyết sinh học về cảm xúc
Theo thuyết vỏ não của I.P. Paplov, cơ chế sinh lí thần kinh của cảm xúc
là nhƣ sau: quá trình hƣng phấn nảy sinh theo phƣơng thức phản xạ không
điều kiện và phản xạ có điều kiện trên cơ sở vỏ não (khi ta tri giác một đối
tƣợng nào đó), trong những điều kiện nhất định sẽ đƣợc lan rộng xuống các
trung khu dƣới vỏ não, sau đó đƣợc chuyển qua bộ phận dƣới vỏ não xuống
hệ thần kinh thực vật và do đó quyết định những biến đổi tƣơng ứng trong cơ
thể và gây nên những biểu hiện tƣơng ứng ở bên ngoài của cảm xúc. [8, 7, 1]


15
Nhƣ vậy, sự thể hiện cảm xúc, tình cảm của con ngƣời bao giờ cũng là
kết quả của sự hoạt động phối hợp giữa vỏ não và các trung khu dƣới vỏ,
trong đó vỏ não giữ vai trò chủ đạo. Khi sự kiểm soát và ức chế của vỏ não
đối với bộ phận dƣới vỏ bị suy giảm, thì con ngƣời dễ xúc động với bất cứ lí
do nào và không thể kiềm chế đƣợc những xúc động đó.

Theo thuyết sinh học của P.K. Anokhin, cảm xúc là một sản phẩm của sự
tiến hoá, là một phƣơng tiện thích nghi trong đời sống của thế giới động vật.
P.K. Anôkhin chia thuyết này làm hai mặt: mặt tiến hoá và mặt sinh lí.
Về mặt tiến hoá, thuyết này coi quá trình sống là một sự luân phiên, thay
đổi giữa hai trạng thái cơ bản của cơ thể: hình thành nhu cầu và thoả mãn nhu
cầu. Giai đoạn hình thành nhu cầu trùng hợp với cảm xúc âm tính. Cảm xúc
này có tác dụng huy động những khả năng của cơ thể để đạt đƣợc những hiệu
quả thích ứng. Giai đoạn thoả mãn nhu cầu trùng hợp với cảm xúc dƣơng
tính, cảm xúc này khẳng định và củng cố những hành vi có kết quả. Do vậy,
cảm xúc đƣợc xem là một công cụ đặc biệt để tối ƣu hoá quá trình sống và do
đó thúc đẩy sự bảo tồn cá thể và toàn bộ giống loài. Những cảm xúc thích ứng
đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Về mặt sinh lí, P.K. Anôkhin đƣa ra một khái niệm rất cơ bản là khái
niệm cấu trúc trọn vẹn của hành vi. Nội dung của nó là: bất kỳ một hành động
nào của con ngƣời cũng đều có một cấu trúc sinh lí trọn vẹn, bao gồm những
thành phần sinh lí xác định: những bộ phận làm nhiệm vụ lập chƣơng trình
hành động; những bộ phận làm nhiệm vụ của cơ quan nhận cảm hành động.
Khi cơ quan nhận cảm hành động nhận đƣợc tín hiệu ngƣợc, báo hiệu kết quả
của hành động, thì có sự đối chiếu kết quả thu đƣợc với chƣơng trình dự định.
Nếu chƣa có sự ăn khớp thì xuất hiện trạng thái cảm xúc âm tính, kích thích
cơ thể tìm kiếm những hành động cho kết quả phù hợp với chƣơng trình dự


16
định. Nếu kết quả thu đƣợc phù hợp với chƣơng trình dự định, thì nảy sinh
cảm xúc dƣơng tính, khẳng định và củng cố những hành động đã thực hiện.
[1, 7]
W. James (Mỹ) và C.G. Lange (Đan Mạch) cho rằng nguyên nhân gây ra
cảm xúc là những biến đổi ở các nội quan của con ngƣời chứ không phải ở hệ
thần kinh trung ƣơng. Theo họ, cảm xúc là sự cảm thụ của cơ thể đối với

những biến đổi của các nội quan, đặc biệt là hệ tim mạch. W. James đã từng
nói rằng: “Tôi buồn vì tôi khóc, tôi vui vì tôi cƣời, tôi sợ vì tôi run lên”. Tất
nhiên, kiểu giải thích nhƣ thế này rất ít đƣợc thừa nhận. [1]
Một nhà tâm lý học Mỹ khác đã phê phán quan niệm này của W. James,
đó là W.B. Cannon. Ông này đã tiến hành thí nghiệm: tiêm những hoá chất
chỉ định vào máu. Kết quả là hoạt động tim mạch bị biến đổi (tăng hoặc giảm)
nhƣng không hề xuất hiện những cảm xúc tƣơng ứng đƣợc coi là một thái độ
của cơ thể. Từ đó, ông khẳng định:
+ Tách các cơ quan nội tạng ra khỏi hệ thần kinh trung ƣơng không làm
biến đổi hành vi cảm xúc.
+ Các cơ quan nội tạng phản ứng quá mạnh và quá chậm để trở thành
nguồn gốc của cảm xúc.
+ Những biến đổi nội tạng khác nhau quan hệ với những trạng thái cảm
xúc vŕ những trạng thái vô cảm khác nhau.
+ Những biến đổi nội tạng đƣợc tạo nên một cách nhân tạo không gây
nên những cảm xúc.
Từ kết quả thí nghiệm trên, năm 1927, W.B. Cannon đã chứng minh
rằng, nguyên nhân gây ra cảm xúc không phải nằm ở ngoại vi mà là ở trung


17
ƣơng thần kinh. Ông cho rằng, chính những biến đổi ở gò thị đã làm nảy sinh
các cảm xúc. (Xem hình 2, phần phụ lục)
Gần đây, nhiều cuộc thí nghiệm đáng tin cậy cũng đã xác nhận sự liên
quan của cảm xúc với gò thị của não bộ, trong đó có thí nghiệm nổi tiếng của
F. Olds ở Mỹ đã khám phá ra các trung khu “khoái lạc” và “đau khổ” ở gò thị.
Một số thí nghiệm khác cũng cho thấy hệ Limbic (thể viền) cũng tham gia
vào những phản ứng cảm xúc. [1]
1.2.2. Thuyết phân tâm học về cảm xúc
Từ đầu thế kỷ XX, S. Freud, nhà phân tâm học ngƣời Áo, trong những

tác phẩm đầu tay của mình, đã cho rằng: xúc động hay cảm xúc, chỉ là sức
mạnh kích thích trong cuộc sống tâm lý. Sau này, ông đã nhiều lần nói tới các
xúc động hay các cảm xúc nhƣ là những nhân tố nội tâm tạo đà khởi động cho
các tƣởng tƣợng và nguyện vọng.
Thuyết Freud và phân tâm học nói chung quan tâm trƣớc hết đến những
cảm xúc tiêu cực. Các cảm xúc, về bản chất là những hiện tƣợng của ý thức
nhƣng lại không phải là những đối tƣợng của sự dồn nén. Chỉ có sự dự đoán
trƣớc, với tƣ cách là một phƣơng diện của dục vọng bản năng mới có thể
không qua ngƣỡng cửa của ý thức. Khi sự dồn nén đƣợc thực hiện tốt đẹp, sự
dự đoán trƣớc và thành tố cảm xúc của dục vọng sẽ tách khỏi nhau, còn dục
vọng bản năng hay động cơ thì không thể đƣợc tƣợng trƣng hoá thêm nữa. Do
vậy, sự dồn nén có thể đẩy lùi xung đột xuống một cấp độ. Nếu sự dồn nén
không đạt kết quả sẽ nảy sinh xung đột giữa các hệ thống vô thức và tiền ý
thức và khi đó cảm xúc đã đƣợc tƣợng trƣng hoá có thể tăng lên trong ý thức.
Vì một cảm xúc nhƣ thế là một cảm xúc tiêu cực và gắn liền với một biểu
tƣợng mang màu sắc xung đột, nên nó có thể hạn chế các chức năng của cái
Tôi và góp phần tạo ra các bệnh tâm thần. [8]


18
D. Rapaport (1960), nhà phân tâm học, đã có kết luận nhƣ sau:
“…Ta có thể nêu lên một giả thuyết về cơ chế của các cảm xúc, không
mâu thuẫn với các sự kiện hiện có. Một đối tƣợng đang đƣợc tri giác là yếu tố
khởi xƣớng của quá trình vô thức, quá trình này huy động năng lƣợng bản
năng và không đƣợc ý thức, nếu đối với năng lƣợng này không có những con
đƣờng tự do cho nó biểu hiện công khai, nó sẽ tìm cách giải toả qua những
kênh khác hơn là qua những hành động có chủ định. Các quá trình giải toả -
“sự biểu hiện cảm xúc” và “cảm giác cảm xúc” - có thể nảy sinh một cách
đồng thời hoặc có thể là cái này nối tiếp cái kia, hoặc cũng có thể là những cái
đơn nhất…” [8]

Theo ông, cảm xúc với tƣ cách là một bộ tín hiệu cũng là một phƣơng
tiện nhận thức hiện thực có tính chất bắt buộc nhƣ là tƣ duy và sự tích tụ cảm
xúc gắn liền với số đo định lƣợng hay cƣờng độ của cảm xúc, còn các quá
trình giải toả đƣợc tri giác hay đƣợc cảm giác nhƣ là những sắc điệu định tính.
S. Schachtel, nhà lý luận hiện đại của phân tâm học đã đƣa ra những biến
thể của quan niệm của Freud về cảm xúc. Ông nhìn thấy hạn chế trong quan
điểm có tính chất tiêu cực của Freud về các cảm xúc và nhấn mạnh chức năng
tổ chức và chức năng xây dựng của chúng. Ông cũng không tán thành một xu
hƣớng của thuyết Freud xem cảm xúc và hành động bên ngoài nhƣ là những
yếu tố loại trừ lẫn nhau. Schachtel vạch ra những khác biệt giữa các cảm xúc
bên trong và các cảm xúc hoạt hoá.
Klein, nhà phân tâm học, qua những tác phẩm của mình, đã loại bỏ một
khối lƣợng lớn những công trình nghiên cứu phân tâm học hiện đại khỏi
thuyết cơ giới về dục vọng bản năng do Rapaport diễn đạt và hệ thống hoá.
Ông cho rằng, một khi cảm xúc đang đƣợc thể nghiệm có một ý nghĩa xác
định trƣớc khi có sự hài lòng hay không hài lòng về cảm giác. Theo ông, cái


19
khuôn nhận thức của cảm xúc là một bộ phận quan trọng của “động lực” hay
động cơ làm cơ sở cho hành vi. Từ đó, ông giả định rằng, cảm xúc tham gia
vào cấu trúc nhận thức đƣợc thể hiện trong biểu tƣợng động cơ. [1, 7]
1.2.3. Thuyết nhận thức về cảm xúc
Thuyết nhận thức, xem cảm xúc nhƣ là phản ứng trả lời hay nhƣ một
phức hợp các phản ứng trả lời đƣợc quy định bởi các quá trình nhận thức. Một
trong những thuyết về cảm xúc đƣợc xây dựng hoàn chỉnh nhất theo truyền
thống là thuyết của M. Arnold. Theo ông, cảm xúc nảy sinh nhƣ là kết quả
của trình tự các sự kiện đƣợc mô tả bằng các khái niệm tri giác và đánh giá.
Trƣớc khi cảm xúc nảy sinh, chủ thể phải đƣợc tri giác và đánh giá. Trong
phản ứng đáp lại sự đánh giá của đối tƣợng đang ảnh hƣởng, sẽ nảy sinh cảm

xúc nhƣ là sự chấp nhận phi lí hay là sự bác bỏ.
Khác với M. Arnold, S. Schachter và một số tác giả khác lại cho rằng các
cảm xúc nảy sinh trên cơ sở hƣng phấn sinh lí và đánh giá nhận thức. Một sự
kiện nào đó hay một tình huống nào đó gây ra hƣng phấn sinh lí và các cá
nhân sẽ thấy cần phải đánh giá nội dung của tình huống đã gây ra hƣng phấn
này. Kiểu hay chất lƣợng của cảm xúc, đang đƣợc cá nhân thể nghiệm, không
phụ thuộc vào cảm giác nảy sinh khi có hƣng phấn sinh lí mà phụ thuộc vào
chỗ cá nhân đánh giá tình huống mà hƣng phấn diễn ra trong đó nhƣ thế nào.
[8]
1.2.4. Thuyết thông tin về cảm xúc
Thuyết này của P.V. Ximônôp (Liên Xô). Ông cho rằng, cảm xúc là do
sự thiếu hoặc thừa những thông tin cần thiết cho cơ thể đạt đƣợc mục đích,
tức là thoả mãn đƣợc nhu cầu gây nên. Nếu thừa thông tin thì có cảm xúc
dƣơng tính, nếu thiếu thông tin thì sẽ có cảm xúc âm tính.


20
Đây là một lí thuyết hiện đại, soi sáng thêm vấn đề cảm xúc từ góc độ
của tâm lý học thông tin. Nó cho ta thấy đƣợc mối quan hệ của cảm xúc với
nhu cầu, đồng thời cũng cho thấy vai trò của thông tin và những điều kiện
thoả mãn nhu cầu đối với sự nẩy sinh cảm xúc. [1]
1.2.5. Quan niệm Mác-xít về cảm xúc
Nhà tâm lý học nổi tiếng ngƣời Nga, X.L. Rubinstêin, cho rằng, “về nội
dung các cảm xúc đƣợc xác định bởi các mối quan hệ xã hội của con ngƣời,
bởi tập quán và thói quen, trong từng hoàn cảnh xã hội và tƣ tƣởng của nó”.
Về hình thức, những cảm xúc đƣợc phân chia theo cƣờng độ của nó thành:
+ Cảm xúc nội tại hƣớng vào chủ thể hay nhân cách.
+ Trạng thái cảm xúc. Ví dụ: các trạng thái cảm xúc nông hƣớng đến sự
thể nghiệm toàn cục.
+ Xúc động là loại cảm xúc diễn ra rất mạnh và có tác động tổ chức hành

vi.
Tuỳ theo nguồn gốc nảy sinh liên quan đến những điều kiện hoàn cảnh
có thể phân ra những kiểu cảm xúc khác nhau.
+ Cảm xúc sơ cấp liên quan trực tiếp đến hoạt động hƣớng đích. Ví dụ:
giận dữ, vui vẻ, sợ hãi…
+ Cảm xúc sống liên quan đến tri giác cơ thể hay đối tƣợng tạo ra niềm
khoái lạc hay không khoái lạc cơ thể. Ví dụ: ốm, đau…
+ Cảm xúc với môi trƣờng bên ngoài nhƣ căm thù, yêu thƣơng…
Theo X.L. Rubinstêin, mọi quá trình cảm xúc chỉ có thể hiểu đƣợc nhờ
quan hệ của chúng với hoàn cảnh đặc biệt trong đó chúng nảy sinh với sự lƣu
ý đến hệ thống quan hệ đánh giá mà nó tiếp thu đƣợc. Chúng là mặt trải


21
nghiệm có liên quan đến trạng thái động cơ của cá nhân và thay đổi theo quy
luật của sự biến đổi động cơ. Vì động cơ và nhu cầu luôn thay đổi trong sự
biến đổi của hoàn cảnh xã hội, đặc biệt là phụ thuộc vào các quan hệ sản xuất,
nên mặt nội dung của cảm xúc cũng chỉ có thể đƣợc nhận thức trong sự phụ
thuộc chặt chẽ với các điều kiện xã hội. Nhƣ vậy, có thể nói theo quan niệm
Mác-xít, các cảm xúc có nguồn gốc xã hội. [1,7]
Cho đến nay, vấn đề cảm xúc vẫn là một vấn đề đƣợc nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu, ở Việt nam cũng nhƣ ở các nƣớc trên thế giới.
1.3. Lịch sử nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc
1.3.1. Lịch sử nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc trên thế giới
Trong lĩnh vực tâm lý học, bằng chứng về lý thuyết trí tuệ cảm xúc đã có
từ khi bắt đầu đo lƣờng trí tuệ. E.L. Thorndike, giáo sƣ tâm lý giáo dục Đại
học tổng hợp Columbia, là một trong những ngƣời đầu tiên tìm cách nhận
dạng trí tuệ cảm xúc mà lúc đó ông gọi là trí tuệ xã hội. Theo ông, trí tuệ xã
hội là “năng lực hiểu và kiểm soát mà một ngƣời đàn ông, đàn bà, con trai,
con gái dùng để hành động một cách khôn ngoan trong các mối quan hệ của

con ngƣời”. [20]
Năm 1937, Robert Thorndike và Saul Stern xem xét lại những cố gắng
đo lƣờng của E.L. Thorndike và họ đã đƣa ra ba khu vực khác, cận kề với trí
tuệ xã hội có thể liên quan đến nó và thƣờng nhầm lẫn với nó:
- Khu vực đầu tiên chủ yếu là thái độ cá nhân hƣớng đến xã hội.
- Khu vực thứ hai liên quan đến sự hiểu biết xã hội.
- Khu vực ba là mức độ điều chỉnh xã hội của cá nhân: hƣớng nội và
hƣớng ngoại, đƣợc đo bằng những câu trả lời đối với các phiếu hỏi.


22
Hai ông đã thừa nhận rằng, những cố gắng đo lƣờng năng lực ứng xử với
mọi ngƣời đã ít nhiều thất bại. Theo họ, có thể là do trí tuệ xã hội là một phức
hợp gồm một số các năng lực khác nhau hoặc một phức hợp của một số lớn
các thói quen và thái độ xã hội cụ thể.
Nửa thế kỷ sau, các nhà tâm lý học hành vi và trào lƣu đo lƣờng IQ đã
quay lại ý tƣởng đo lƣờng trí tuệ cảm xúc. Năm 1952, David Wechsler tiếp
tục phát triển trắc nghiệm IQ, vốn lúc đó đƣợc sử dụng rộng rãi, cũng phải
thừa nhận các năng lực cảm xúc nhƣ là một phần trong vô số các năng lực của
con ngƣời.
Năm 1983, Howard Gardner là ngƣời có công lớn trong việc xem xét lại
lý thuyết trí tuệ cảm xúc trong tâm lý học. Mô hình đa trí tuệ nổi tiếng của
ông cho rằng trí tuệ cá nhân gồm hai loại: trí tuệ về bản thân (Intrapersonal
Intelligence) và trí tuệ về ngƣời khác (Interpersonal Intelligence). Trí tuệ cảm
xúc nhƣ đã nói ở trên có thể đƣợc xem nhƣ là sự chi tiết hoá vai trò của cảm
xúc trong các miền đo này.
Năm 1988, Reuven Baron đã cố gắng đánh giá trí tuệ cảm xúc dƣới góc
độ một phép đo sự khoẻ mạnh-hạnh phúc. Luận án tiến sỹ của ông lần đầu
tiên sử dụng thuật ngữ “EQ” (Emotional Quotient), khá lâu trƣớc khi nó đạt
tính phổ thông rộng rãi với cái tên “trí tuệ cảm xúc”.

Năm 1990, nhà tâm lý học Mỹ Peter Salovey (Đại học Yale) và John
Mayer (Đại học Newhampshire) đã công bố một bài báo gây ấn tƣợng, “Trí
tuệ cảm xúc”, một lời tuyên bố có ảnh hƣởng mạnh nhất đến trí tuệ cảm xúc
tại thời điểm đó.
Năm 1995, Daniel Goleman, Tiến sỹ tâm lý học Đại học Harward, đã tập
hợp những kết quả nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và viết thành một cuốn sách

×