MỤC LỤC
Nội dung
Mục lục
Trang
1
1. Tóm tắt
2-3
2. Giới thiệu
4-5
2.1 Hiện trạng
5
2.2 Nguyên nhân
6
2.3 Giải pháp thay thế
6
2.4 Vấn đề nghiên cứu
6
2.5 Giả thiết nghiên cứu
6
3. Phương pháp nghiên cứu
7
3.1 Khách thể nghiên cứu
7
3.2 Thiết kế nghiên cứu
7-8
3.3 Quy trình nghiên cứu
8-11
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu
11
4. Phân tích dữ liệu và bàn luận
12-14
5. Kết luận và khuyến nghị
15
6. Tài liệu tham khảo
16
7. Phụ lục
17-33
Trang 1
1. TÓM TẮT
- Từ xưa đến nay mọi người ai cũng biết, sức khỏe là cái quý nhất “sức
khỏe là vàng” bởi vì chỉ khi có sức khỏe tốt, ta mới có thể học tập tốt, làm việc
có hiệu quả cao. Do đó, giáo dục thể chất và các hoạt động thể dục thể thao luôn
giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và đặc biệt là trong việc nâng cao sức
khỏe. Cho nên, dân tộc nào có sự chú trọng về sức khỏe tốt. Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn
định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân được nâng lên rõ rệt, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
được giữ vững, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao,
tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Đảng và Nhà
nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển, giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát
triển kinh tế - xã hội. Do đó “Chiến lược con người” là một trong những chiến
lược quan trọng của Đảng và nhà nước ta. Trong sự nghiệp phát triển đất nước,
con người là vị trí trung tâm, là nhân tố tăng trưởng kinh tế quyết định công
bằng và tiến bộ xã hội.
- Ở nước ta Đảng và Nhà nước thể hiện sự quan tâm đó bằng nhiều chủ
trương chính sách, hoạt động thể dục thể thao nhằm khuyến khích việc nâng cao
sức khỏe cho mọi công dân, đặc biệt trong các trường phổ thông.
Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn đổi mới đã tổng
kết như sau: “Việc học tập có tổ chức và đầy đủ hơn, phong trào thể dục thể thao
quần chúng, Hội khỏe Phù Đổng các cấp, nhất là cấp trung học phổ thông đã
tiến hành thường xuyên và có hệ thống.
- Điền kinh giữ vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở nhà
trường. Phong trào tập luyện và thi đấu các môn điền kinh ngày một gia tăng và
đã được một số kết quả đáng khích lệ qua các kì Hội khỏe Phù Đổng vòng
Trang 2
Huyện, vòng Tỉnh, trong đó có môn Nhảy xa tuy nhiên thành tích nhảy xa của
Trường Trung học cơ sở Suối Đá còn kém xa so với thành tích ở Hội khỏe Phù
Đổng vòng Huyện, Tỉnh trước đó. Chính vì vậy cải thiện, nâng cao thành tích
nhảy xa là mục tiêu rất cần thiết để đưa môn Điền kinh của trường nói chung và
nhảy xa nói riêng sớm tiếp cận với thành tích ở các kì Hội khỏe Phù Đổng là rất
cấp bách. Qua quá trình thực tiễn giảng dạy ở Trường Trung học cơ sở Suối Đá
quan sát quá trình tập luyện và có điều kiện nghiên cứu. Là giáo viên thể dục, tôi
mong muốn góp một phần nhỏ bài tập bổ trợ trong việc nâng cao hiệu quả giảng
dạy môn nhảy xa “kiểu ngồi”.
- Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài đặt ra, tôi đề ra 2 mục tiêu
sau:
Mục tiêu 1: Lựa chọn và xác định một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao
thành tích môn nhảy xa “kiểu ngồi” cho học sinh lớp 8A1 Trường Trung học cơ
sở Suối Đá.
Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao
thành tích môn nhảy xa “kiểu ngồi” cho học sinh lớp 8A1.
- Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: 29 học sinh của
lớp 8A1 là nhóm Thực nghiệm, 33 học sinh của lớp 8A4 là nhóm Đối chứng.
Nhóm đối chứng học theo phân phối chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành thời gian tập luyện là 8 tuần (mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 2 tiết). Nhóm
thực nghiệm học theo phân phối chương trình và kết hợp một số bài tập bổ trợ
do tôi biên soạn trong thời gian 8 tuần (từ tiết 37 đến tiết 52). Xếp loại trung
bình sau tác động của lớp thực nghiệm là 100%, xếp loại trung bình sau tác động
của lớp đối chứng là 66,7%. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt
đến thành tích nhảy xa của học sinh lớp thực nghiệm. Dùng phép kiểm chứng
khi bình phương được giá trị p = 0.000607< 0,001, cho thấy tương quan có ý
nghĩa. Điều này chứng minh kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng
sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên. Chứng minh việc tôi áp dụng bài tập
bổ trợ đã nâng cao thành tích nhảy xa của lớp 8A1.
Trang 3
2. GIỚI THIỆU
- Đảng ban hành các chỉ thị: 106/CT-TƯ, 181/CT-TƯ, 180/CT-TƯ và chỉ
thị 227/CT-TƯ đều nhấn mạnh đến vai trò của Thể dục thể thao như một công
tác cách mạng, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể
chất cho nhân nhân, nhất là thanh thiếu niên, học sinh – sinh viên.
- Theo PGS – TS Phạm Trọng Thanh, PGS – TS Lê Nguyệt Nga, Đào
Công Sanh thì những yếu tố để vận động viên đạt thành tích cao gồm 5 nhóm cơ
bản sau: Phẩm chất cơ bản của người vận động viên (cấu trúc cơ thể, đặc điểm,
thể chất, thể hình và tính cách) các tố chất vận động cơ bản (nhanh, mạnh, bền,
mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động). Kỹ năng, kỹ xảo trong phối hợp các
kĩ thuật, khả năng chiến thuật, khả năng trí tuệ (bao gồm các hiểu biết về lĩnh
vực thể dục thể thao, chính trị tư tưởng và tâm lý.
- Nhảy xa bao gồm nhiều động tác liên kết lại với nhau thành một kĩ thuật
hoàn chỉnh, để tiện giảng dạy và phân tích người ta chia thành các giai đoạn:
Giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, giai đoạn trên không và tiếp đất, giai đoạn quan
trọng nhất là giai đoạn giậm nhảy.
- Trong thực tế nhảy xa thì chạy đà và giậm nhảy là hai giai đoạn tạo cho
cơ thể có tốc độ bay ban đầu lớn, góc độ bay hợp lý vì thế đây là hai giai đoạn
có ảnh hưởng tích cực quyết định đến thành tích của lần nhảy.
- Chúng ta nhận thấy các yếu tố cấu thành, thành tích nhảy xa:
+ Đặc điểm về hình thái.
+ Các tố chất thể lực.
+ Kỹ năng kỹ xảo trong phối hợp kĩ thuật.
+ Tâm lý.
- Dựa vào các điều kiện thực tế trong giảng dạy tại Trường Trung học cơ
sở Suối Đá, trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu một số bài tập bổ trợ để nâng cao
thành tích trong nhảy xa “kiểu ngồi” cho học sinh lớp 8A1 của Trường.
Trang 4
- Bằng phương pháp đọc, tham khảo tài liệu cũng như qua thực tế giảng
dạy, đặc biệt là qua tài liệu của các nhà nghiên cứu khoa học, qua tham khảo ý
kiến của một số giáo viên thể dục có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy môn
nhảy xa, tôi đã tổng hợp được một số bài tập bổ trợ về thể lực sau đây có khả
năng ảnh hưởng lên thành tích nhảy xa (có nhiều loại bài tập bổ trợ trong huấn
luyện bộ môn nhảy xa, tuy nhiên, ở đây tôi chỉ tìm hiểu riêng về những bài tập
bổ trợ về thể lực):
+ Chạy 30m tốc độ cao
+ Bật cao tại chỗ
+ Nhảy lò cò từng chân
+ Bật đổi chân liên tục trên bục
+ Nhảy dây cá nhân
+ Bật cóc bằng 2 chân
+ Bật xa tại chỗ
+ Chạy đà 3 bước giậm nhảy bước bộ trên không
+ Chạy lên xuống cầu thang
+ Chạy đạp sau
+ Bật xa 3 bước có đà
+ Chạy nâng cao đùi
+ Chạy đà tự do nhảy xa.
2.1. Hiện trạng:
- Chương trình Thể dục lớp 8 học sinh bắt đầu hoàn thiện các giai đoạn
của kĩ thuật nhảy xa “kiểu ngồi” (giai đoạn chạy đà – giai đoạn giậm nhảy – giai
đoạn trên không – giai đoạn tiếp đất) và dần nâng cao thành tích. Nhưng thực tế
trong nhiều năm qua thành tích nhảy xa của học sinh trường còn thấp.
Trang 5
- Trong giảng dạy tôi tiến hành dự giờ đồng nghiệp khối 8 cho thấy giáo
viên dạy theo chương trình, chưa linh hoạt, chưa coi trọng rèn luyện kỹ năng,
kiến thức, động tác cho học sinh khi tập, chưa tạo hứng thú cho học sinh hoặc
đưa ra bài tập bổ trợ chưa khoa học, thời gian không đảm bảo và an toàn trong
tập luyện.
2.2. Nguyên nhân:
- Chưa chú ý đến sự tập luyện của học sinh.
- Bài tập bổ trợ trong tiết dạy chưa phong phú.
- Phương pháp sử dụng chưa hợp lý.
- Học sinh chưa tích cực trong tập luyện vì coi môn thể dục chỉ là môn
phụ.
- Giáo viên chưa chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị dạy học.
- Sân bãi chưa đảm bảo an toàn.
2.3. Giải pháp thay thế:
* Giáo viên lựa chọn và ứng dụng một số bài tập bổ trợ vào các tiết dạy
trong nội dung nhảy xa nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh lớp 8A1.
* Một số đề tài nghiên cứu đã qua.
- Biện pháp nâng cao thành tích nhảy xa “kiểu ngồi” thông qua một số bài
tập bổ trợ cho học sinh lớp 9A1 Trường Trung học cơ sở Thị Trấn, Dương Minh
Châu, Tây Ninh. Tác giả: Nguyễn Văn Thành.
- Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhảy xa “kiểu ngồi” nhằm nâng cao
thành tích cho học sinh lớp 8A2 Trường Trung học cơ sở Thạnh Tây, Tân Biên,
Tây Ninh. Tác giả: Nguyễn Minh Thành.
2.4. Vấn đề nghiên cứu:
Trang 6
Việc ứng dụng một số bài tập bổ trợ vào tiết dạy trong nội dung nhảy xa
có nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh lớp 8A1 Trường Trung học cơ sở
Suối Đá hay không ?
2.5. Giả thuyết nghiên cứu:
Ứng dụng một số bài tập bổ trợ vào các tiết dạy trong nội dung nhảy xa sẽ
nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh lớp 8A1 Trường Trung học cơ sở Suối
Đá.
Trang 7
3. PHƯƠNG PHÁP
3.1. Khách thể nghiên cứu:
* Học sinh khối 8 Trường Trung học cơ sở Suối Đá, huyện Dương Minh
Châu, tỉnh Tây Ninh.
- Nhóm thực nghiệm: Lớp 8A1 gồm 29 học sinh Trường Trung học cơ sở
Suối Đá
- Nhóm đối chứng: Lớp 8A4 gồm 33 học sinh Trường Trung học cơ sở
Suối
Đá
- Khách thể nghiên cứu phải thường xuyên tham gia tập luyện trong giờ
nội khóa, cơ thể phát triển bình thường, không dị tật.
Bảng 1: Sĩ số hai nhóm học sinh.
Nhóm
Số
học sinh
học sinh
Lớp 8A1 (thực
nghiệm)
Lớp 8A4 (đối chứng)
Nữ
Dân tộc
Độ tuổi
kinh
14
29
15
29
29
33
15
33
33
- Ý thức học tập: hai nhóm đều tích cực chủ động trong quá trình tập
luyện.
- Về hình thức học tập: Nhóm Thực nghiệm học theo phân phối chương
trình và kết hợp một số bài tập bổ trợ do tôi biên soạn trong thời gian 8 tuần
(mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 2 tiết).
* Giáo viên: Đặng Minh Đạo dạy thể dục khối 6, khối 8 Trường Trung học cơ
sở Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
- Được sự phân công chuyên môn của trường và cũng được Ban giám
hiệu tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng.
Trang 8
- Lập kế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
một cách cụ thể và khoa học.
3.2. Thiết kế nghiên cứu:
- Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương
đương
Trang 9
Bảng 2: Lựa chọn thiết kế
Nhóm
Kiểm tra trước
tác động
Thực nghiệm
55,2%
Đối chứng
54,5%
Tác động
Các bài tập đã
được lựa chọn
Các bài tập theo
PPCT
Kiểm tra sau
tác động
100%
66,7%
3.3. Quy trình nghiên cứu:
- Để có cơ sở khoa học cho việc xác định các bài tập cụ thể nhằm mục
đích phát triển sức mạnh để nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh Trường
Trung học cơ sở Suối Đá, tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn để lấy ý kiến của
các chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên Thể dục Thể thao đã từng giảng dạy
và huấn luyện bộ môn này, để xác định các bài tập nào có khả năng ảnh hưởng
cao đến thành tích nhảy xa.
- Trên cơ sở những bài tập đã được tổng hợp mang tính chủ quan, tôi đưa
chúng vào phiếu phỏng vấn, một lần nữa lấy ý kiến của giáo viên thể dục ở các
trường là những người có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy môn nhảy xa để
xem xét đánh giá mức độ quan trọng của các bài tập nói trên, xác định các bài
tập bổ trợ thường được sử dụng trong phát triển các tố chất thể lực, sức mạnh
chi dưới nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh Trường Trung học cơ
sở Suối Đá.
- Tôi tiến hành thăm dò trên 20 giáo viên Thể dục thể thao có giảng dạy
môn nhảy xa ở các trường phổ thông trong tỉnh Tây Ninh.
Phỏng vấn tập trung các vấn đề sau:
+ Vai trò của các tố chất thể lực với việc phát triển thành tích nhảy
xa.
Trang 10
+ Từ cơ sở các tố chất thể lực, xác định các bài tập thường được sử
dụng trong phát triển sức mạnh chi dưới nhằm nâng cao thành tích nhảy xa.
Được đánh giá theo hai mức sau:
- Đồng ý sử dụng.
- Không đồng ý sử dụng.
Bảng 3: Các bài tập được tổng hợp để lấy ý kiến
Số phiếu
SỐ
TÊN BÀI TẬP
TT
Không
Đồng
Phá
Thu
ý sử
t ra
vào
dụng
Tỷ lệ
đồng ý
sử
Tỷ lệ
dụng
01
Chạy 30 m tốc độ cao
20
20
20
100%
0
0%
02
Bật cao tại chỗ
20
20
15
75%
5
25%
03
Nhảy lò cò từng chân
20
20
14
70%
6
30%
20
20
15
75%
5
25%
04
Bật đổi chân liên tục trên
bục
05
Nhảy dây cá nhân
20
20
18
90%
2
10%
06
Bật cóc bằng 2 chân
20
20
18
90%
2
10%
07
Bật xa tại chỗ
20
20
19
95%
1
5%
20
20
18
90%
2
10%
08
Chạy đà 3 bước giậm nhảy
bước bộ trên không.
09
Chạy lên xuống cầu thang
20
20
15
75%
5
25%
10
Chạy đạp sau
20
20
18
90%
2
10%
11
Bật xa 3 bước có đà
20
20
13
65%
7
35%
12
Chạy nâng cao đùi
20
20
15
75%
5
25%
13
Chạy đà tự do nhảy xa
20
20
20
100%
0
0%
- Sau khi đã lựa chọn được các bài tập, tôi đưa vào thực nghiệm giảng dạy.
Trước khi tiến hành vào thực nghiệm tôi tiến hành chia làm 2 nhóm một cách
Trang 11
ngẫu nhiên. Lớp 8A1 là nhóm thực nghiệm, lớp 8A4 là nhóm đối chứng. Tôi đã
tiến hành áp dụng 7 bài tập với nội dung và công việc cụ thể như sau:
Trang 12
* Tiến hành thực nghiệm
Bảng 4: Các bài tập được sự đồng ý với tỉ lệ 80% trở lên được đưa vào
chương trình thực nghiệm
LƯỢNG VẬN ĐỘNG
STT
1
TÊN BÀI TẬP
Chạy 30 m tốc độ
cao
Khối lượng
Quãng
MỤC
nghỉ
CẦU
1-2lần/HS
2’-3’
2
Nhảy dây cá nhân
1-2 lần/HS
30”
3
Bật cóc bằng 2 chân
1-2 lần/HS
2’-3’
4
Bật xa tại chỗ
1-3 lần/ 2 tổ
1’-3’
nhảy bước bộ trên 2-3 lần/ HS
2’-3’
Chạy đà 3 bước
5
không
6
7
Chạy đạp sau
Chạy đà tự do nhảy
xa
2-3 lần/HS
2’-3’
2-3 lần/HS
2’-3’
ĐÍCH
YÊU
Chạy tốc độ nhanh
Nhảy dây liên tục 1
phút
Lấy thời gian ngắn
nhất
Bật xa
Hình thành tư thế trên
không
Luyện tập sức mạnh
chân
Lấy thành tích
- Nhóm thực nghiệm: Tôi chọn ngẫu nhiên lớp 8A1 thời gian tập luyện
mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 2 tiết nội dung tập luyện do chúng tôi đưa ra theo các
bài tập đã xác định.
- Nhóm đối chứng: Tôi chọn ngẫu nhiên lớp 8A4 thời gian tập luyện
giống như nhóm trên mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 2 tiết nội dung tập luyện theo
Trang 13
chương trình hiện hành của nhà trường (Chương trình tập luyện theo phân phối
chương trình do Bộ Giáo dục ban hành)
- Thời gian tổ chức thực hiện: Bắt đầu từ tuần chuyên môn thứ nhất học kì
II đến tuần chuyên muôn thứ 8 của học kì II.
- Địa điểm thực hiện và kiểm tra tại trường.
- Dụng cụ kiểm tra :
+ Thước dây chia đến milimét :
Là loại thước dây bằng vải thông thường dài 3000 mm dùng để đo chiều
dài quãng đường chạy, nhảy, bật xa ….
+ Đồng hồ bấm giây điện tử :
Với tốc độ chính xác 1/100 giây dùng để xác định thành tích chạy 30m, nhảy
lò cò...
+ Hố nhảy, đường chạy, ván giậm nhảy:
Tất cả phải đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình tập luyện và
kiểm tra đánh giá.
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
- Để đánh giá hiệu quả các bài tập áp dụng thực nghiệm, tôi tiến hành
kiểm tra thành tích nhảy xa trước và sau thực nghiệm của 2 nhóm.
- Mỗi học sinh thực hiện đươc thực hiện 3 lượt nhảy để lấy thành tích
nhảy cao nhất. Thành tích được đánh giá theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể do
Bộ Giáo Dục qui định. Thành tích nhảy xa của nam: ≥ 2m60, nữ:≥ 2m20. Xếp
loại :Đạt. Thành tích của nam: < 2m60, nữ < 2m20. Xếp loại : Chưa đạt.
Trang 14
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
4.1. So sánh và đánh giá thành tích nhảy xa “kiểu ngồi” giữa 2 nhóm: thực
nghiệm và đối chứng trước khi tác động.
- Để chứng minh cho việc chọn ngẫu nhiên, tôi tiến hành kiểm tra lấy
thành tích để xác định sự ngang bằng về thành tích nhảy xa của hai nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng trước khi bước vào thực nghiệm.
Bảng 5: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
Nhóm
học sinh
Lớp 8A4
(Đối chứng)
Lớp 8A1
(Thực nghiệm)
Đạt
Chưa đạt
Tổng cộng
18
15
33
16
13
29
P= 0,964329
BẢNG KIỂM CHỨNG TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Trang 15
- Kiểm tra sự tương quan giữa các thành phần nhóm và kết quả p=0,964329>
0,001 tương quan không có ý nghĩa (các dữ liệu có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)
Điều này chứng tỏ rằng sự khác biệt về thành tích và trình độ nhảy xa của
hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước khi thực nghiệm là tương đương bằng
nhau.
4.2. So sánh thành tích nhảy xa “kiểu ngồi” của hai nhóm thực nghiệm và
đối chứng trước và sau khi tác động.
Bảng 6: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
Trước tác động
NHÓM
Sau tác động
TSHS
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đối chứng
33
18
15
22
11
Thực nghiệm
29
16
13
29
0
P= 0,964329
P= 0.000607
BẢNG KIỂM CHỨNG SAU TÁC ĐỘNG
Qua
bảng
6
ta
thấy:
Kết
quả sau tác
động
cho
thấy sự tương
quan
các
giữa
thành
Trang 16
phần nhóm và kết quả p=0.000607< 0,001 tương quan có ý nghĩa (các dữ liệu
không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)
So sánh thành tích giữa hai lần kiểm tra (trước và sau tác động, ta thấy có
nhịp tăng trưởng ở ngưỡng xác suất p=0.000607<0,001. Điều này cho thấy sự
khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa với xác suất p < 0,001. Hay nói cách khác,
sau 8 tuần tập luyện bình thường với chương trình giáo dục thể chất do Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định, nhóm đối chứng cũng có sự phát triển, nhóm thực
nghiệm thực hiện với các bài tập được lựa chọn thì phát triển rõ rệt hơn và cao
hơn.
BIỂU ĐỒ : So sánh thành tích nhảy xa của hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng sau tác động
Trang 17
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết Luận:
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu thông qua quá trình thực nghiệm
cho tôi rút ra những kết luận sau:
Qua quá trình nghiên cứu tôi đã xác định được một số bài tập phát triển
thể lực có ảnh hưởng đến thành tích nhảy xa “kiểu ngồi” cho học sinh lớp 8A1
Trường Trung học cơ sở Suối Đá bao gồm những bài tập :
- Chạy 30m tốc độ cao
- Nhảy dây cá nhân
- Bật cóc bằng 2 chân
- Bật xa tại chỗ
- Chạy đà 3 bước nhảy bước bộ trên không
- Chạy đạp sau
- Chạy đà tự do nhảy xa
Khuyến nghị:
Từ kết quả nghiên cứu đề tài tôi có một số kiến nghị sau đây:
- Các trường Trung học cơ sở cần quan tâm bổ sung thêm trang thiết bị,
sân bãi, dụng cụ, tài liệu và các điều kiện cho việc giảng dạy Thể dục thể thao
trong chương trình chính khóa và ngoại khóa cho học sinh.
- Đối với học sinh lớp 8A1 Trường Trung học cơ sở, các giáo viên và huấn
luyện viên cần quan tâm đến các biện pháp nhằm phát triển thể lực chuyên môn
cho các em, trong đó đặc biệt chú ý tới phát triển sức mạnh của chi dưới trong
môn nhảy xa.
- Do chương trình ở bậc trung học cơ sở chỉ 2 tiết/tuần vì vậy giáo viên
Thể dục cần dành thời gian để tập luyện ngoại khóa cho học sinh, góp phần nâng
cao sức khoẻ.
Trang 18
- Với kết quả nghiên cứu trên tôi đề nghị các giáo viên thể dục ở trường,
các trường trong huyện và các huyện trong tỉnh Tây Ninh tiếp tục vận dụng các
bài tập của tôi đã xác định trong giảng dạy môn nhảy xa để khẳng định thêm
tính hiệu quả của các bài tập.
Suối Đá, ngày 9 tháng 03 năm 2015
Giáo viên thực hiện
Đặng Minh Đạo
Trang 19
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo viên môn Thể dục 8. Nhà xuất bản giáo dục năm 2004.
- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục Trung học cơ
sở. Nhà xuất bản giáo dục năm 2008.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Thể dục Trung học
cơ sở. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2009.
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Nhà xuất bản Đại học quốc gia
Hà Nội năm 2011.
- Website: />
Trang 20
7. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chương trình thực nghiệm.
Phụ lục 2: Phép kiểm chứng khi bình phương (kết quả trước thực nghiệm
và sau thực nghiệm).
Phụ lục 3: Giáo án minh họa (tiết dạy có ứng dụng bài tập phát triển sức
nhanh và tiết kiểm tra).
Phụ lục 4: Danh sách thành tích và xếp loại học sinh của nhóm đối
chứng, nhóm thực nghiệm trước tác động và sau tác động.
Trang 21
Phụ lục 1: Chương trình ứng dụng thực nghiệm
TIẾT
PPCT
NÔI DUNG PPCT
BÀI TẬP ỨNG DỤNG
LƯỢNG
VẬN ĐỘNG
- Ôn một số động tác bổ
trợ nhảy xa đã học ở lớp
6,7
- Bật cao tại chỗ
- Trò chơi “Lò cò tiếp - Nhảy lò cò từng chân
37+38 sức”. Giới thiệu kĩ thuật - Chạy đạp sau
chạy đà, tập chạy đà - Giới thiệu giai đoạn chạy
(cách đo và điều chỉnh đà
2’-3’
2-3L/hs
2-3L/hs
2’
đà, chạy đà 3-5 bước
giậm nhảy).
- Ôn một số động tác bổ
trợ
- Bật xa tại chỗ
- Trò chơi, giới thiệu kĩ - Bật cóc bằng hai chân
39+40 thuật giậm nhảy (đi hoặc - Chạy đạp sau
chạy đà 3-5-7 bước giậm - Giới thiệu kĩ thuật giậm
nhảy,
bước
bộ
trên nhảy
2-3L/hs
2-3L/hs
2-3L/hs
2’
không).
- Ôn một số động tác bổ
trợ
41+42
- Trò chơi “ Lò cò tiếp - Nhảy dây cá nhân
1’-2’
sức”, chạy đà 5-7 bước - Chạy đạp sau
2-3L/hs
giậm nhảy, bước bộ trên - Chạy đà 3 bước giậm
2-3L/hs
không. Học kĩ thuật trên nhảy bước bộ trên không
không, tiếp đất
- Học kĩ thuật trên không,
2’
(hố cát hoặc nệm). Hoàn tiếp đất
thiện kĩ thuật nhảy xa
“kiểu ngồi”.
Trang 22
- Ôn một số động tác bổ
trợ
43+44
- Trò chơi và một số - Chạy nâng cao đùi
2-3L/hs
động tác bổ trợ (kĩ thuật - Chạy 30m tốc độ cao
1-2L/hs
chạy đà – giậm nhảy. - Chạy đà tự do nhảy xa
2-3L/hs
Hoàn thiện các giai đoạn - Hoàn thiện kĩ thuật
3L/hs
kĩ thuật nhảy xa “kiểu
ngồi”.
- Luyện tập chạy đà - Chạy nâng cao đùi
giậm nhảy đầu chạm vật - Chạy 30m tốc độ cao
45+46 trên cao, chạy đà - giậm - Chạy đà tự do nhảy xa
nhảy vượt chướng ngại - Hoàn thiện kĩ thuật nhảy
vật.
xa
Trò chơi phát triển sức - Bật xa tại chỗ
47+48
49+50
51
52
2-3L/hs
2L/hs
2L/hs
3L/hs
2L/hs
mạnh của chân, hoàn - Chạy nâng cao đùi
2Lhs
thiện kĩ thuật nhảy xa - Chạy đà tự do nhảy xa
3L/hs
“kiểu ngồi”.
- Hoàn thiện kĩ thuật
Trò chơi phát triển sức - Chạy nâng cao đùi
3L/hs
2L/hs
mạnh của chân, hoàn - Chạy 30m tốc độ cao
2L/hs
thiện kĩ thuật nhảy xa - Chạy đà tự do nhảy xa
3L/hs
“kiểu ngồi”.
- Hoàn thiện kĩ thuật
Trò chơi phát triển sức
- Chạy 30m tốc độ cao
mạnh của chân, hoàn
- Chạy đà tự do nhảy xa
thiện kĩ thuật nhảy xa
- Hoàn thiện kĩ thuật
“kiểu ngồi”.
Nhảy xa: Kiểm tra kết
3L/hs
2L/hs
2 L/hs
3L/hs
thúc môn
Phụ lục 2: Phép kiểm chứng khi bình phương
Trước tác động :
Trang 23
Sau tác động:
/>
Trang 24
Phụ lục 3A: KẾ HOẠCH BÀI HỌC LỚP ĐỐI CHỨNG
MÔN : Nhảy xa –Tự chọn – Chạy bền.
Tiết CT :
37+38
Thời gian dạy : 29/12/2014
I . NHIỆM VỤ:
1.Nhảy xa : Ôn một số động tác bổ trợ nhảy xa.
Trò chơi: Lò cò tiếp sức. Giới thiệu kĩ thuật chạy đà.
(Cách đo đà, điều chỉnh đà, chạy đà 3-5 bước vào giâm nhảy ).
2.Tự chọn: Bóng chuyền.
- Trò chơi và một số bài tập bổ trợ, phát triển thể lực.
- Đi bước thường, bước trượt, chạy.
3.Chạy bền: Luyện tập chạy bền trên địa hinh tự nhiên
II.YÊU CẦU:
NHẢY XA
- Kiến thức: Biết cách thực hiện một số động tác bổ trợ, trò chơi, kĩ
thuật chạy đà, cách chạy đà
- Kỹ năng: thực hiện cơ bản đúng một số động tác bổ trợ, trò chơi,
kĩ
thuật chạy đà, cách chạy đà
BÓNG CHUYỀN
- Kiến thức: Biết cách thực hiện một số động tác bổ trợ, trò chơi,
bài
tập phát triển thể lực, các bước di chuyển
- Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng một số động tác bổ trợ, trò chơi,
bài tập phát triển thể lực, các bước di chuyển
CHẠY BỀN
- Kiến thức: Biết cách thực hiện chạy trên địa hình tự nhiên
Trang 25