Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

SKKN vận dụng kĩ thuật bản đồ tư duy trong dạy học di truyền và biến dị góp phần làm tăng kết quả học tập môn sinh học của học sinh lớp 9a4 trường THCS lộc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.21 KB, 52 trang )

MỤC LỤC
I. TÓM TẮT.....................................................................................................2
II. GIỚI THIỆU:
1. Hiện trạng..............................................................................................3
2. Nguyên nhân..........................................................................................3
3. Giải pháp thiết kế...................................................................................3,4
III. PHƯƠNG PHÁP:
1. Khách thể nghiên cứu............................................................................4
2. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................4
3. Quy trình nghiên cứu
…………………………………………………….5,6,7
4. Đo lường và thu thập dữ liệu ................................................................7,8
IV. PHÂN TÍCH DỰ LIỆU VÀ BÀN LUẬN:
1. Phân tích dữ liệu....................................................................................9
2. Bàn
luận……………………………………………………………………9,10
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết luận..................................................................................................11
2. Khuyến nghị...........................................................................................11
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................12
VII. PHỤ
LỤC.......................................................................................................13-32

1


I. TÓM TẮT:
“Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” là định hướng đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay, là nhiệm vụ trọng tâm cần phấn đấu đến năm
2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. Đổi mới phương
pháp là một yêu cầu tất yếu, đột phá và đóng vai trò quan trọng trong việc quyết


định chất lượng bài học. Để đáp ứng yêu cầu trên, giáo viên không chỉ là người
mang kiến thức đến cho học sinh mà còn phải sử dụng sao cho có hiệu quả
phương pháp dạy học, cùng với việc kết hợp với các kĩ thuật dạy học, đặc biệt
là kĩ thuật bản đồ tư duy về Di truyền và Biến dị môn Sinh học lớp 9. Phương
pháp dạy học này nhằm kích thích hứng thú học tập, sáng tạo của học sinh, giúp
mở rộng một ý tưởng, đào sâu kiến thức, tóm tắt những ý chính của một nội
dung, hệ thống hóa một chủ đề, giúp ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức,
trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của mình. Điều đó tạo cho
giờ học thực sự sinh động cuốn hút. Học sinh vừa hứng thú học tập, vừa có điều
kiện phát triển nhận thức, kỹ năng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bộ
môn Sinh học 9.
Thực tế ở lớp 9A 4 Trường THCS Lộc Ninh hiện nay, số lượng học sinh
yếu chiếm khoảng ¼. Trong giờ học, các em chưa tích cực trong học tập, kỹ
năng thực hành còn yếu, vẫn chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động, khả
năng sáng tạo của học sinh. Với kinh nghiệm vận dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy
trong dạy học còn hạn chế, tôi thật sự băn khoăn với vai trò là người cố vấn,
hướng dẫn học sinh chủ động nắm kiến thức bộ môn, nâng cao kỹ năng thực
hành, sáng tạo của học sinh cũng như chất lượng dạy học trong nhà trường.
Để khắc phục tình trạng trên, góp phần nâng cao kết quả học tập môn Sinh
học cho học sinh lớp 9A4 Trường THCS Lộc Ninh, tôi đã nghiên cứu khoa học
sư phạm ứng dụng: Vận dụng kĩ thuật bản đồ tư duy trong dạy học Di truyền
và Biến dị góp phần làm tăng kết quả học tập môn Sinh học của học sinh lớp
9A4 trường THCS Lộc Ninh. Nghiên cứu này nhằm rút ra những kinh nghiệm
quý báu, tìm cho mình phương pháp giảng dạy khoa học hơn, giúp học sinh say
mê học tập phát huy được tính tích cực vì luôn có niềm vui trước “sản phẩn kiến

2


thức hội họa” do tự mình làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sự hợp tác của

tập thể. Từ đó sẽ phát triển tư duy để học tập dễ thuộc, ghi nhớ và lĩnh hội kiến
thức bền vững có hệ thống và nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 9 trường
THCS Lộc Ninh. Lớp 9A4 là lớp thực nghiệm và lớp 9A3 là lớp đối chứng.
Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài ở các
tiết 09, 17, 31.
Kết quả cho thấy, tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của
học sinh, lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài
kiểm tra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8.16, điểm bài kiểm tra của
lớp đối chứng là 6,48. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0,0005 < 0,05,
nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng. Điều đó chứng minh được giải pháp: Vận dụng kĩ thuật bản đồ tư
duy trong dạy học Di truyền và Biến dị đã góp phần nâng cao kết quả học tập
môn Sinh học lớp 9A4 Trường THCS Lộc Ninh.

II. GIỚI THIỆU:
1. Hiện trạng:
Đã qua nhiều năm giảng dạy, mặc dù giáo viên rất quan tâm đến việc đổi
mới phương pháp, đảm bảo trọng tâm theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng kết
quả học tập vẫn chưa đạt như ý, vẫn còn một số học sinh chưa tích cực, chưa
tập trung vào bài học, việc chuẩn bị bài tự học ở nhà chưa tốt. Vì thế kết quả bài
kiểm tra học kì I còn nhiều điểm thấp.
2. Nguyên nhân:
- Phần lớn học sinh chưa thích học tập môn Sinh vì luôn xem là môn học
phụ.

3


- Việc đầu tư cho học tập chưa cao vì hoàn cảnh khó khăn nên rất hạn chế

về tài liệu tham khảo để học tốt bộ môn.
- Kiến thức vể Di truyền và Biến dị trừu tượng và khó vì là bước đầu để
học sinh làm quen với lượng kiến thức mới.
- Đồ dùng hiện có của trường chưa đáp ứng đủ phục vụ giảng dạy.
- Giáo viên chưa tổ chức được buổi tham quan thiên nhiên cho học sinh ở
các bài cuối học kì vì điều kiện khó khăn.
- Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thật sự lôi cuốn, hứng thú học
tập của học sinh.
- Khả năng tư duy để dễ nhớ bài, học bài dễ thuộc và hệ thống hóa kiến
thức của học sinh còn hạn chế .
Để khắc phục thực trạng và giúp các em học sinh phát triển tư duy để học
bài dễ thuộc, dễ nhớ và lĩnh hội lượng kiến thức mới có hệ thống, tôi chọn
nguyên nhân “khả năng tư duy để dễ nhớ bài, học bài dễ thuộc và hệ thống hóa
kiến thức của học sinh còn hạn chế” để tìm giải pháp khắc phục thực trạng hiện
nay.
3. Giải pháp thay thế:
Nâng cao chất lượng môn Sinh học thông qua việc vận dụng kĩ thuật bản
đồ tư duy trong dạy học Di truyền và Biến dị góp phần làm tăng kết quả học tập
môn Sinh học của học sinh lớp 9A4 trường THCS Lộc Ninh.
Mô tả giải pháp: Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy hay lược đồ tư
duy, là phương pháp dạy học chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách
tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề
hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh,
đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Bản đồ tư duy kế thừa, mở
rộng và ở mức độ cao hơn của việc lập bảng biểu, sơ đồ. Học sinh tự ghi chép
kiến thức trên bản đồ tư duy bằng từ khóa và ý chính, cụm từ viết tắt và các
đường nét liên kết, ghi chú,...bằng các màu sắc, hình ảnh và chữ viết. Khi tự ghi
theo cách hiểu của mình, học sinh sẽ chủ động hơn, tích cực học tập và ghi nhớ
bền vững hơn, dễ mở rộng, đào sâu ý tưởng. Mỗi người ghi theo một cách khác


4


nhau, không rập khuôn, máy móc, dễ phát triển ý tưởng bằng cách vẽ thêm
nhánh, phát huy được sáng tạo. Người học luôn có được niềm vui trước “sản
phẩm kiến thức hội họa” do mình làm ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sự
hợp tác của tập thể và trình bày trên giấy, trên bảng, máy tính. Từ đó có thể vận
dụng đổi mới phương pháp, củng cố kiến thức, ôn tập hệ thống hóa kiến thức.
Vấn đề nghiên cứu: Sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn
Sinh học có góp phần làm tăng kết quả học tập môn Sinh học cho học sinh lớp
9A4 không?
Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy có góp phần làm
tăng kết quả học tập môn Sinh học cho học sinh lớp 9A 4 trường THCS Lộc
Ninh.
Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài:
Gần đây đã có nhiều bài viết đề cập đến việc vấn đề đổi mới kĩ thuật dạy
học trong đó có sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy trong dạy học như sau:
- Một số chuyên đề nói về việc vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học hiệu
quà của các thầy cô giáo giảng viên trường đại học trên internet.
- Bài viết “Giảng dạy và học tập với bản đồ tư duy” của Thạc sĩ Trương
Tinh Hà giới thiệu về Bản đồ Tư duy, ứng dụng của loại bản đồ này trong dạy
học.
- Phim tài liệu khoa học giáo dục “Bản đồ tư duy - hành trình kết nối” do
TS Trần Đình Châu và Nhà giáo Ưu tú và TS Đặng Thị Thu Thủy nói về hiệu
ứng tích cực của Phương pháp dạy học bằng Bản đồ tư duy.
- Chương trình Giao lưu với chủ đề "Vui học với bản đồ tư duy" vào lúc
10:00 - 12:00 ngày 20/10/ 2013, tại sảnh thông tầng - Trung tâm thương mại
Savico Mega Mall (Địa chỉ: 07 – 09 Nguyễn Văn Linh, Q. Long Biên, Hà Nội).
Các vấn đề trên đều đề cập đến việc vận dụng kĩ thuật dạy học bằng bản đồ
tư duy. Riêng bản thân tôi đã nghiên cứu để tìm ra một giải pháp cụ thể hơn

nhằm đánh giá hiệu quả việc đổi mới kĩ thuật dạy học thông qua việc sử dụng kĩ
thuật bản đồ tư duy trong dạy môn Sinh học. Qua đó, giờ học sẽ sinh động hơn
góp phần nâng cao kết quả học tập bộ môn.

5


6


III. PHƯƠNG PHÁP:
1. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh lớp 9A 4 và học sinh lớp 9A3. Hai lớp được chọn tham gia
nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng, cụ thể như sau:
Bảng 1: Tổng số học sinh, giới tính, địa bàn cư trú.
Số học sinh các nhóm
TS
Nam
Nữ

Lộc

Địa bàn cư trú
Bến Củi Phước

Truông

Ninh
Minh
Mít

Lớp 9A4
33
16
17
24
3
5
1
Lớp 9A3
37
21
16
30
2
5
0
Về ý thức học tập: Tất cả học sinh ở hai lớp này đều tích cực, chủ động,
sáng tạo. Bên cạnh đó ở cả 2 lớp vẫn còn một số học sinh năng lực tư duy còn
hạn chế, ít tham gia hoạt đông chung của lớp.
Về thành tích học tập: ở năm học trước hai lớp có sự tương đương về điểm
số của các môn học, điểm thi và trung bình môn Sinh học ở cuối lớp 8 cũng có
sự tương đương.
Bảng 2: Học lực hai nhóm tương đương của năm học trước: 2013 –
2014.
Lớp
Lớp 8A4
Lớp 8A3

TSHS
33

37

Giỏi
11
13

Khá
5
11

Học lực
TB
17
13

Yếu
0
0

2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 9A4 là nhóm thực nghiệm và lớp 9A3 là
nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra đầu năm làm bài kiểm tra trước tác động
(sau khi học xong bài 5). Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự
khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test độc lập để kiểm chứng sự
chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động, kết quả như
sau:
Bảng 3: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương.

7



Đối chứng
5,64

Thực nghiệm
6,3

Gíá trị trung bình
P
0,18
P= 0,18>0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.
Sử dụng thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối
với các nhóm tương đương.
Bảng 4: Thiết kế nghiên cứu.
Nhóm (lớp)

Kiểm tra

Tác động

Kiểm tra

Nhóm thực

trước tác động
Kiểm tra kiến thức Dạy học có sử

sau tác động

Kiểm tra kiến thức

nghiệm

ở đầu năm.

Di truyền và Biến dị.

(9A4)
Nhóm đối

đồ tư duy.
GTTB = 6,3
Kiểm tra kiến thức Dạy học không sử

GTTB = 8,16
Kiểm tra kiến thức

chứng (9A3)

ở đầu năm.

dụng kĩ thuật bản

Di truyền và Biến dị.

GTTB = 5,64

đồ tư duy.


GTTB = 6,48

dụng kĩ thuật bản

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T- test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
3.1. Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Lớp đối chứng thiết kế bài học bình thường không sử dụng kĩ thuật bản đồ
tư duy.
- Lớp thực nghiệm thiết kế bài học có sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy.
- Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh minh họa, thiết kế bài giảng phù hợp nội
dung bài học, phấn màu, các thiết bị hỗ trợ như: máy chiếu, máy tính cài phần
mềm imind map 5 hoặc imind map 6…, giấy A0, bút màu, đồng thời giáo viên
cần nắm vững bảy bước để tạo nên một bản đồ tư duy sau đây:
+ Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm của một tờ giấy trắng và kéo sang mộ bên.

8


+ Bước 2: Dùng một hình ảnh hay bức tranh cho ý tưởng trung tâm. Một
hình ảnh trung tâm thú vị hơn, giúp ta tập trung vào những điểm quan trọng và
làm bộ não của ta phấn chấn hơn.
+ Bước 3: Luôn sử dụng màu sắc, vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích
não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho bản đồ tư duy những rung động cộng
hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng
thật vui mắt.
+ Bước 4: Nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm, và nối các nhánh
cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai…sẽ giúp hiểu và nhớ nhiều nội
dung dễ dàng hơn. Sự kết nối các nhánh chính cũng tạo nên hay thiết lập cấu
trúc nền tảng cho những suy nghĩ.

+ Bước 5: Vẽ nhiều nhánh cong sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của
mắt hơn đường thẳng.
+ Bước 6: Sử dụng một từ khóa trong mỗi dòng, như vậy sẽ mang lại cho
sơ đồ tư duy nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình
ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và
liên kết của nó diện mạo đặc biệt, như vậy có khả năng khơi dậy các ý tưởng
mới, các suy nghĩ mới.
+ Bước 7: Dùng những hình ảnh xuyên suốt, mỗi hình ảnh cũng có giá trị
của một ngàn từ của những lời chú thích.
Lưu ý: Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ cùng một màu sắc.
3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan, cụ thể như sau:
Bảng 5: Thời gian thực nghiệm.
Tuần

Phân môn/lớp

Tiết PPCT

Tuần 5

Sinh/ 9A3, 9A4.

09

Tuần 9

Sinh/ 9A3, 9A4.


17

Tuần 16

Sinh/ 9A3, 9A4.

31

Tên bài dạy
Bài 9: Nguyên phân.
Bài 17: Mối quan hệ giữa gen
và ARN.
Bài 30: Di truyền học với con

9


người.
Thực nghiệm sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy:
- Thực nghiệm bài 9: Nguyên phân, để củng cố hệ thống hóa kiến thức bài
vừa học, giáo viên gọi hai em học sinh vẽ bản đồ tư duy trên bảng, (các em còn
lại vẽ vào giấy A4), sau đó thuyết trình lại nội dung qua sơ đồ tư duy để cả lớp
quan sát nhận xét dễ nhớ bài. Giáo viên chốt lại, đánh giá (cho điểm)
Giáo viên chọn 2 mẫu bản đồ tư duy hoàn chỉnh nhất treo bảng, giới thiệu
tuyên dương về “sản phẩm kiến thức hội họa” nhằm khuyến khích tạo động lực
học tốt hơn.
+ Cho học sinh quan sát bản đồ tư duy mẫu để tham khảo nhằm phát triển
kĩ năng hội họa và khả năng tư duy để dễ nhớ bài, học bài dễ thuộc và hệ thống
hóa kiến thức nhanh hiệu quả
- Thực nghiệm bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN, để hệ thống hóa kiến

thức vừa học, giáo viên yêu cầu thực hành 4 nhóm: Vẽ bản đồ tư duy hệ thống
lại kiến thức bài Mối quan hệ giữa gen và ARN.
+ Học sinh đã chuẩn bị sẵn giấy A0, bút màu, hình ảnh hoặc bức tranh
liên quan nội dung như giáo viên đã dặn chuẩn bị ở tiết học trước. Bốn nhóm
thực hành trỗ tài hội họa để thiết kế theo yêu cầu của giáo viên vẽ bản đồ tư duy.
+ Đại diện nhóm treo bản đồ tư duy vừa hoàn thành và thuyết trình.
+ Giáo viên gọi nhóm khác nhận xét
+ Giáo viên chốt lại, đánh giá, tuyên dương nhóm làm tốt.
- Thực nghiệm bài 31: Di truyền học với con người.
+ Để đánh giá mức độ tiến bộ sau khi tiến hành thực nghiệm sử dụng kĩ
thuật bản đồ tư duy ở hai bài 9 và 17, phần củng cố giáo viên yêu cầu 4 nhóm
thể hiện tài hội họa của mình bằng cách vẽ bản đồ tư duy hệ thống lại nội dung
bài học.
+ Giáo viên gợi ý để 4 nhóm thảo luận thống nhất ý kiến, sau đó thực
hành vẽ.

+ Chỉ định đại diện thuyết trình “sản phẩm hội

họa”do nhóm mình vừa thiết kế. + Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.

10


+ Cho học sinh quan sát mẫu bản đồ tư duy tham khảo để phát triển kĩ
năng hội họa và khả năng tư duy để dễ nhớ bài, học bài dễ thuộc và hệ
thống hóa kiến thức nhanh hiệu quả.
* Một số ưu điểm được phát hiện sau khi thực nghiệm về việc vận dụng
kĩ thuật bản đồ tư duy như sau:
- Kích thích hứng thú học tập, sáng tạo, ghi nhớ bài hiệu quả và nhanh hơn.
- Qua “sản phẩm kiến thức hội họa” nhiều màu sắc của các nhánh, kích

thích sự vui mắt nhìn thấy được tổng thể“bức tranh” có tư duy sáng tạo.
- Sử dụng hình ảnh mở rộng ý tưởng hệ thống một chủ đề dễ nhìn, dễ hiểu,
dễ nhớ.
- Là điều kiện tốt nhất để học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng
tạo.
Tóm lại: Sau khi thực nghiệm sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy trong giảng
dạy thì tiết học trở nên sinh động, các em thích học hơn, có tư duy và sáng tạo
mở rộng ý tưởng, hệ thống hóa kiến thức dễ nhớ bài góp làm tăng kết quả học
tập bộ môn.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
- Để kiểm chứng độ tin cậy đề kiểm tra, tôi dùng phương pháp kiểm tra
nhiều lần, kết hợp tổ bộ môn duyệt đề kiểm tra, thẩm định độ tin cậy, sau đó sử
dụng công thức của Spearman-Brown để kiểm chứng độ tin cậy. Kết quả như
sau:
+ Đề kiểm tra trước tác động đối với lớp thực nghiệm có chỉ số r SB=
0.75>0.7
+ Đề kiểm tra sau tác động đối với lớp thực nghiệm có chỉ số r SB=0.86>
0.7
+ Đề kiểm tra trước tác động đối với lớp đối chứng có chỉ số r SB=
0.73>0.7
+ Đề kiểm tra sau tác động đối với lớp đối chứng có chỉ số rSB= 0.83>0.7
- Như vậy, sau khi sử dụng phương pháp chia đôi dữ liệu của SpearmanBrown để kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng

11


đều thu được kết quả rSB> 0.7. Điều này có nghĩa đề kiểm tra đã đạt được mức
độ tin cậy.
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1tiết sau bài học xong bài 5
(Lai hai cặp tính trạng - tiếp theo), bài kiểm tra bao gồm 4 câu tự luận (10 điểm).

- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 1 tiết sau bài học xong phần Di
truyền và Biến dị (Bài 30: Di truyền học với con người), bài kiểm tra bao gồm 4
câu tự luận (10 điểm).
Tiến hành chấm bài kiểm tra:
- Sau khi cho học sinh làm bài kiểm tra trước tác động, tôi tiến hành chấm
bài theo đáp án đã xây dựng.
- Sau khi thực hiện các bài học có sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy, tôi cho
học sinh làm bài kiểm tra sau tác động. Sau đó, tôi tiến hành chấm bài theo đáp
án đã xây dựng.

12


IV.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN:
1. Phân tích dữ liệu:
Bảng 6: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động.
ĐTB
Độ lệch chuẩn
Giá trị p của T- test
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)

Đối chứng
6,48
1,85

Thực nghiệm
8,16
2,18
0,0005
0,91


13


Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-test cho kết quả
p=0,0005, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn
ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (8,16 – 6,48)/1,85 = 0,91. Điều
đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy
đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Vận dụng kĩ thuật bản đồ tư duy trong dạy học Di
truyền và Biến dị góp phần làm tăng kết quả học tập môn Sinh học cho học
sinh” đã được kiểm chứng.

8,16
5,64

6,3

6,48

Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng.
2. Bàn luận :
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 8,16 kết
quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6,48. Độ chênh lệch điểm
số giữa hai nhóm là 1,68 điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực
nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối

chứng.

14


Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,91.
Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p = 0,0005< 0,05. Kết
quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của 2 nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà
là do có tác động.
Với kết quả nghiên cứu của đề tài p = 0,0005<0,05, SMD = 0,91 cho thấy
sự tác động của giải pháp có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng lớn. Vì vậy, tôi mong
rằng sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy không chỉ áp dụng cho việc dạy học bộ môn
Sinh học ở trường THCS Lộc Ninh, mà còn có thể nhân rộng cho tất cả các bộ
môn ở các trường THCS trong huyện, trong tỉnh nhằm nâng cao kết quả học tập,
phát huy tính tích cực và hình thành cho các em khả năng tự học, tư duy và lĩnh
hội thông tin khoa học mới. Từ đó có niềm vui, hứng thú, yêu thích học môn
Sinh học.

15


V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Vận dụng kĩ thuật bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Sinh học lớp 9 là rất
cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nó không chỉ tác động đến thái độ học
tập của học sinh với môn Sinh học mà còn góp phần đáng kể vào việc thay đổi
thái độ của các em. Qua kết quả nghiên cứu và vận dụng, tôi nhận thấy việc vận
dụng kĩ thuật bản đồ tư duy nêu trên không chỉ phát huy tính tích cực, sáng tạo


16


của học sinh, mà còn giúp các em tích cực tham gia vào quá trình nhận thức, chủ
động thực hiện hoạt động học tập dưới sự trợ giúp của người thầy.
Muốn vận dụng tốt kĩ thuật bản đồ tư duy, mỗi giáo viên cần nắm vững đặc
điểm của kĩ thuật này, tích cực hơn trong việc học tập, ứng dụng công nghệ
thông tin; không ngừng tìm tòi, khám phá kiến thức cũng như hiểu được cái hay,
cái đẹp của môn học vì đó là chìa khóa cho việc tiếp thu những môn học khác.
Mỗi giáo viên hãy luôn là một "nhà giáo dục", phát hiện và chủ động hơn
trong việc vận dụng kĩ thuật bản đồ tư duy, có như thế mới đáp ứng được nhu
cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Chúng ta phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt các
phương pháp dạy học tích cực, trong đó có kĩ thuật bản đồ tư duy vào từng dạng
bài. Có như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy
học bộ môn Sinh học nói riêng trong nhà trường hiện nay.
2. Khuyến nghị:
2.1. Đối với các cấp lãnh đạo:
Cần quan tâm về cơ sở vật chất như máy vi tính, máy chiếu cần được trang
bị ở mỗi phòng học để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc sử dụng
các phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật bản đồ tư duy nhằm tạo sự hứng thú
cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Tổ chức các buổi hội thảo theo chuyên đề: Sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy
nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.
2.2. Đối với giáo viên:
Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để có kinh
nghiệm hơn trong việc phối kết hợp các phương pháp dạy học tích cực một cách
tối ưu và hiệu quả. Giáo viên cần nắm vững đặc trưng các phương pháp dạy học
tích cực ở bộ môn Sinh học. Khi đứng lớp, giáo viên phải bình tĩnh, tự tin, ngôn
ngữ chuẩn mực; phải thân thiện với học sinh, xây dựng nề nếp học tập tốt, tạo cơ
hội cho học sinh tham gia tích cực vào quá trình khám phá, lĩnh hội kiến thức,

có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn
một cách sáng tạo.

17


Với kết quả nghiên cứu của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng
nghiệp, các bạn giáo viên dạy bộ môn Sinh học cấp THCS quan tâm, chia sẽ để
đề tài này được áp dụng rộng rãi trong ngành giáo dục tại địa phương, qua đó
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học./.
Dương Minh Châu, ngày 10 tháng 03 năm 2015
Người thực hiện

Trần Thị Tuyết Mai
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tài liệu tập huấn “Nghiên cứu khoa học khoa học sư phạm ứng dụng” Bộ
GD – ĐT cục nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục. Nhà xuất bản Đại học
Quốc Gia Hà Nội
2/ Những vấn đề chung về kĩ thuật dạy học tích cực - Nhà xuất bản Giáo
dục.
3/ Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học Cơ sở môn Sinh học
- Nhà xuất bản Giáo dục.
4/ Sách giáo khoa Sinh học 9. Tác giả: Nguyễn Quang Vinh,Vũ Đức Lưu,
Nguyễn Minh Công, Mai Sỹ Tuấn. Nhà xuất bản giáo dục
5/ Sách giáo viên Sinh học 9. Nhà xuất bản giáo dục
6/ Sách thiết kế bài giảng Sinh học 9. Tác giả: Nguyễn Khánh Phương.
Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
7/ Một số chuyên đề vận dụng kĩ thuật bản đồ tư duy trong dạy học trên
internet.
8/ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học THCS. Tác

giả: Ngô Văn Hưng, Nguyễn Hải Châu, Đỗ Thị Hà, Dương Thu Hương, Phan
Hồng The. Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam.

18


.

VII. PHỤ LỤC:
Phụ lục 1: Bảng điểm – thống kê:

19


* Bảng điểm:
LỚP 9A4 - LỚP THỰC NGHIỆM
Điểm KT trước
STT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên
Trần Tuấn Anh
Nguyễn Thị Hồng Ánh
Võ Thái Bình
Đỗ Văn Cường

Phan Thị Cẩm Dung
Võ Văn Đạt
Nguyễn Lê Huỳnh


1
6
8
8
6
4

7
8
9
10
11
12
13
14
15

Giao
Giang Thị Kim Hạnh
Trần Thị Kim Hân
Nguyễn Chí Hiếu
Ngô Công Khánh
Dương Nhật Khoa
Trần Quốc Khương
Bùi Thị Ngọc Lan

Nguyễn Đ Ngọc Liễu
Nguyễn Thị Huyền

3
7
3.5
7.5
5
5.5
4.5
6
9

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

33

Linh
Nguyễn Thị Thùy Linh
Đặng Bảo Lý
Đinh Minh Lý
Trần Thị Kim Ngân
Đặng Hoài Nhân
Phạm Kiều Phương
Phạm Khắc Quy
Lâm Thị Ngọc Quyên
Nguyễn Thị Thu Quyên
Phan Văn Tân
Nguyễn Thị Như Thể
Huỳnh Công Thiện
Lê Phước Thọ
Biện Nhược Thùy
Sứ Trần Huyền Trân
Nguyễn Thị Trinh
Phan Văn Xâm

9
5
5
8
5
3
8
9
9

9
8
8
7
6
1
8
6
6

Điểm KT sau TĐ
2
7.5
8
8.5
10
10
9
7.5
9.8
7
8
10
9
2
7.5
8.5
8.5
9.8
9.3

7.5
10
9.3
9
9
9.8
10
9
7.5
8
2
10
8
8.5

20


* Thống kê nhóm thực nghiệm:
- Trướcc tác động:
Mốt
Trung vị
G.trị T.bình
Độ lệnh

2
2
1.57

3

2
2.1

2
2
1.59

1
1
1.03

8.0
6.0
6.31034

chuẩn
Tương quan

0.53
0.60562634

0.93

1.01

0.63

2.16

chẵn lẻ


8
0.75438018

Độ tin cậy
TTest độc lập

2
0.18207990

> 0,7

TIN CẬY
Nhóm TTĐ

2

>0,05

tương ương

P
- Sau tác động:
Mốt
Trung vị
G.trị T.bình
Độ lệnh chuẩn
Tương quan chẵn lẻ

2

2
1.72
0.60
0.76

3
3
2.5
0.71

3
3
2.36
0.75

2
2
1.63
0.64

10.0
8.5
8.16
2.18

Tin
Độ tin cậy
TTest độc lập P
Độ chênh lệch giá trị TB
chuẩn SDM


0.86

> 0,7

cậy


0.0005 < 0,05
0.91

nghĩa

Lớn

* Bảng điểm:
LỚP 9A3- LỚP ĐỐI CHỨNG
Điểm KT trước
STT
1
2
3

Họ và tên
Phạm Thị Lan anh
Lê Sơn Tuấn Anh
Hoàng Ngọc Bích


5.5

4
7.5

Điểm KT sau TĐ
6.5
3
7

21


4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

Nguyễn Thị Kim Chi
Nguyễn Tấn Cường
Nguyễn Nhật Hào
Võ Phúc Hậu
Lâm Thị Kim Hoàng
Vũ Thị Thu Hương
Nguyễn Văn Hữu
Lê Thị Thu Lan
Lê Văn Lực
Võ Hoàng Mền
Phan Thị Kim Nguyên
Hồ Thiện Nhân
Phạm Quỳnh Tuyết Nhi
Trần Thị Cẩm Nhung

Nguyễn Hùng Phi
Huỳnh Ngọc Phi
Nguyễn Thái Phong
Nguyễn Minh Quốc
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Nguyễn Phương Quỳnh
Hoàng Duy Tài
Trần Thanh Tâm
Phạm Thị Tâm
Lê Thị Phương Thảo
Lâm minh Thắng
Nguyễn Hữu Thịnh
Nguyễn Minh Thuận
Nguyễn Trung Tín
Nguyện Thị Diễm Trinh
Mang Thành Trung
Nguyễn Thành Trung
Nguyễn Nhật trường
Phan Phi trường
Phạm Tấn vĩ

9.8
7.5
7.5
5
7
5.5
9.5
6
4.5

6
9.8
7
10
3
5
5
5.3
7
5
4.5
5.5
8
4
5
9
6
6.5
9.5
7
6
7.5
7.5
5
7

5
3
5.5
8

5
7
8
4.5
5.5
4.5
7
6
3.5
7
3
6.5
6.5
4
6
7
8
4
3
7
7
5
6
7
6
5
5
4
3
3


* Thống kê nhóm đối chứng:
- Trướcc tác động:
Mốt
Trung vị
G.trị T.bình

1
1.5
1.47

1
1.5
1.55

2
2
1.64

1
1
1.09

7.0
5.5
5.64

22



Độ lệnh chuẩn
Tương quan

0.50

chẵn lẻ
Độ tin cậy

0.63

0.79

0.60

0.58109
0.73505

> 0,7

TIN CẬY

1.59

- Sau tác động:
Mốt
Trung vị
G.trị T.bình
Độ lệnh chuẩn
Tương quan chẵn lẻ
Độ tin cậy


1
1
1.24
0.68
0.71
0.83

2
2
1.97
0.80
> 0,7

2
2
1.97
0.69

2
1.5
1.45
0.59

7.0
6.5
6.48
1.85

Tin cậy


Phụ lục 2: KẾ HOẠCH BÀI HỌC.
1. KẾ HOẠCH BÀI HỌC: Bài 09.
Bài 9 - Tiết 9
Tuần 5, ngày dạy: 17/ 9 /2014

NGUYÊN PHÂN
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết:

23


+ Nêu được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự duy trì bộ NST trong sự
sinh trưởng của cơ thể
- HS hiểu:
+ Trình bày được sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào
+ Trình bày được ý nghĩa sự thay đổi trạng thái (đơn, kép), biến đổi số
lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của NST qua các kì của
nguyên phân
1.2. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
2. TRỌNG TÂM:
- Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào
- Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân
- Ý nghĩa của nguyên phân
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: - Tranh vẽ H9.1 H9.2 SGK trang27

- Bảng phụ ghi nội dung của bảng 9.2
3.2. Học sinh: - Chuẩn bị bài ở nhà
- Kẻ bảng 9.2 SGK trang 29
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:
CÂU HỎI
Câu 1: Cấu trúc điển

TRẢ LỜI
- Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc

hình của nhiễm sắc thể thể biểu hiện rõ nhất ở kì giữa
biểu hiện rõ nhất ở kì
nào của quá trình phân

ĐIỂM
1

- Mô tả cấu trúc
+ Cấu trúc điển hình của nhiễm

chia tế bào? Mô tả cấu sắc thể được biểu hiện rõ nhất ở kì
trúc đó? (7 điểm)

giữa

24



+ Hình dạng: hình hạt, hình que
hoặc hình chữ V
+ Dài: 0,5 50 µm
+ Đường kính: 0,2  2 µm
+ Cấu trúc : Ở ki giữa nhiễm sắc
thể gồm 2 crômatit (nhiễm sắc tử chị
em) gắn với nhau ở trên tâm động.

6

Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN và
Prôtêin loại histon
Câu 2: Nêu vai trò của

1

nhiễm sắc thể đối với di - Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang
truyền các tính trạng.

gen có bản chất là ADN

(2 điểm)

- Chính nhờ sự tự sao của ADN đưa
đến sự tự nhân đôi của NST các

1

gen quy định tính trạng được di
truyền qua các thế hệ tế bào và cơ

Câu

3:

Quá

trình thể.

1

nguyên phân gồm có
những kì nào? (1 điểm)

- Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

4.3. Bài mới:

25


×