Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN kinh nghiệm rèn học sinh viết đúng chính tả (nghe viết) lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.5 KB, 30 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Kinh nghiệm rèn học sinh viết đúng chính tả (nghe-viết) lớp 4.
Tên tác giả: Nguyễn Thi Thu Lê và Lê Văn Hoàn.
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thị Trấn A.
1. Lý do chọn đề tài:
- Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và theo chuẩn kiến thức
kỹ năng các môn học lớp 4. Yêu cầu của chương trình sách giáo khoa lớp 4.
- Thực trạng học sinh viết sai, viết chưa đúng chính tả trong phân môn
Chính tả ở trường Tiểu học nói chung và học sinh khối 4 nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Học sinh biết viết đúng chính tả một bài văn, bài thơ.
- Học sinh nắm được các quy tắc khi viết chính tả.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp dạy học phân môn chính tả lớp 4 và những kinh nghiệm rèn
kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học phân môn chính tả (nghe-viết) lớp 4.
- Học sinh lớp 4 Trường tiểu học Thị Trấn A huyện Dương Minh Châu tỉnh
Tây Ninh năm học 2014-2015.
5. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
a. Đối với giáo viên:
- Chuẩn bị kỹ nội dung bài trước khi đến lớp.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy.


- Lựa chọn những phương pháp tối ưu nhằm giúp học sinh tiếp thu bài
nhanh và hiệu quả.
- Tổ chức tiết học cho sinh động, tích cực, nhẹ nhàng đảm bảo mọi học sinh
đều dễ dàng phát huy năng lực tư duy.
- Chuẩn bị giải quyết những tình huống mà học sinh có thể đưa ra trong quá
trình học tập.


b. Đối với học sinh:
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Viết chính tả ít sai lỗi và nắm được quy tắc khi viết chính tả.
6. Hiệu quả áp dụng:
- Học sinh có sự chuyển biến tốt.
- Các em có kỹ năng nghe viết tốt hơn.
- Học sinh yêu thích và chăm học phân môn chính tả hơn.
Nhóm thực hiện
1. Nguyễn Thị Thu Lê
2. Lê Văn Hoàn
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Lý do chọn đề tài:
- Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người, giáo
dục là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp con người phát triển một
cách toàn diện. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là bậc học
nền tảng, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ
và thể chất của trẻ em. Nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn
diện nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Có thể nói giáo dục là
một quá trình hoạt động dạy và học phong phú và sôi nổi giữa thầy và trò; làm

2


cho các em gắn bó chặt chẽ với hoạt động học tập, lao động và đời sống xã hội.
Trong Tiếng việt “nói sao ghi vậy”. Bởi thế việc rèn luyện cho các em viết đúng
chính tả là một việc làm lâu dài và bền bỉ, là một yếu tố vô cùng quan trọng để
góp phần giáo dục các em phát triển toàn diện.
- Các môn học ở Tiểu học đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và chúng
hỗ trợ cho nhau. Trong các môn học thì môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng

và chiếm thời lượng học nhiều nhất vì thông qua môn tiếng Việt hình thành và
phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học
tập và giao tiếp. Giúp học sinh phát huy ưu thế của việc học tiếng mẹ đẻ, đồng
thời phát huy tư duy nhận thức và bồi dưỡng ngôn ngữ hoàn chỉnh. Bên cạnh đó,
học sinh hiểu được việc viết đúng chính tả, viết đẹp, viết rõ ràng một bài viết là
những biểu hiện của thái độ đúng đắn, một hành động tích cực góp phần hình
thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình
thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
- Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực
hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện
trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Trong đó kỹ năng nghe và viết được hình thành chủ yếu ở phân môn Chính tả.
Như vậy chính tả cũng có vai trò rất quan trọng. Hơn nữa, trong nhà trường chỉ
với cấp Tiểu học, chính tả mới được dạy và học với tư cách là một phân môn. Vì
thế nếu ở Tiểu học, học sinh đã mắc lỗi chính tả thì sau này rất khó sửa chữa.
- Qua nhiều năm trực tiếp chỉ đạo và giảng dạy, chúng tôi luôn bắt gặp
nhiều lỗi sai trong bài viết chính tả của học sinh. Điều làm chúng tôi băn khoăn,
lo lắng khi thấy học sinh còn viết sai nhiều lỗi chính tả. Ngoài việc sai lỗi ở tính
cẩu thả, viết tùy tiện không suy nghĩ, các em còn viết sai do không nắm quy tắc
chính tả, quy tắc viết hoa, không hiểu nghĩa của từ và cách phát âm theo ngôn
ngữ địa phương. Làm thế nào để học sinh viết bài chính tả tốt hơn, ít sai lỗi hơn?

3


Trước tình hình thực tế như vậy là người quản lý, người giáo viên cần phải có
những biện pháp nào để rèn học sinh viết chính tả được tốt hơn, viết đúng chính
tả? Đó là việc làm hết sức quan trọng đối với người giáo viên tiểu học hiện nay.
Từ những suy nghĩ trên và kinh nghiệm rút ra trong công tác chỉ đạo, trong
giảng dạy trực tiếp chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: Kinh nghiệm rèn học

sinh viết đúng chính tả (nghe-viết) lớp 4 Trường tiểu học Thị Trấn A, năm học
2014-2015.
2. Mục đích nghiên cứu:
Rèn cho học sinh viết đúng chính tả nhất là học sinh tiểu học là một trong
những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người giáo viên, bởi vì thông qua việc
rèn viết đúng chính tả giúp các em mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người
góp phần hình thành nhân cách con người mới. Bồi dưỡng cho học sinh một số
đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, chính xác, óc thẩm
mỹ, kiên nhẫn,…mà đó là những đức tính cần thiết của mỗi học sinh cần phải
rèn luyện đồng thời nó cũng là nền móng cho những môn học khác. Thông qua
việc rèn học sinh viết đúng chính tả thì giáo viên giáo dục học sinh ngày càng
hoàn thiện nhân cách của mình hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp dạy học phân môn Chính tả lớp 4 và những kinh nghiệm rèn
kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học phân môn Chính tả (nghe-viết) lớp 4.
- Học sinh khối 4 Trường tiểu học Thị Trấn A huyện Dương Minh Châu
tỉnh Tây Ninh năm học 2014-2015.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Nghiên cứu tài liệu:

4


Là phương pháp tìm tòi, lựa chọn và đọc những tài liệu có liên quan đến
những vấn đề mình đang nghiên cứu. Nghiên cứu tài liệu là phương pháp không
thể thiếu và cũng là phương pháp đầu tiên mà người nghiên cứu cần sử dụng.
Nhờ có phương pháp này giúp chúng tôi có cơ sở lý luận để phân tích tài liệu,
những dữ kiện có liên quan đến đề tài. Kết quả của quá trình nghiên cứu giúp

chúng tôi trình bày một cách có lập luận, có hệ thống và khoa học, với đề tài này
chúng tôi đã đọc các loại sách: Tài liệu tâm lý giáo dục; Chuẩn kiến thức kỹ
năng; Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Sách giáo khoa-Sách giáo viên lớp 4
tập 1- 2; Tài liệu hướng dẫn giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4; Tài liệu bồi dưỡng
phương pháp dạy học cho giáo viên tiểu học.
5.2. Điều tra thực trạng:
Tìm hiểu phương pháp dạy và học các bài chính tả và tình hình dạy phân
môn Chính tả ở các lớp thuộc đơn vị Trường tiểu học Thị Trấn A. Đồng thời
điều tra thực trạng viết chính tả của học sinh qua hình thức kiểm tra để giáo viên
thấy được sự sai sót của học sinh để có hướng khắc phục.
5.3. Thực nghiệm:
Nhằm kiểm chứng khả năng ứng dụng của đề tài vào thực tiễn và tính khả
thi của sáng kiến kinh nghiệm.
5.4. Đàm thoại:
Thông qua đàm thoại trực tiếp giữa học sinh và giáo viên nhằm thu thập
thông tin từ học sinh qua cách hiểu, cách đọc bài để có cách điều chỉnh kịp thời
trong từng tiết giảng.
5.5. Tổng hợp, đối chiếu, so sánh:
Sau khi thực hiện những nội dung của đề tài so sánh đối chiếu kết quả theo
từng giai đoạn của năm học, nhằm thống kê những ưu, khuyết điểm trong quá

5


trình tiếp nhận kiến thức của học sinh và làm cơ sở cho việc khắc phục các thiếu
sót và nghiên cứu tiếp nội dung đề tài.
6. Giả thuyết khoa học:
Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan trọng trong việc học tập ở bậc tiểu
học, vì học sinh phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Hơn nữa bậc Tiểu
học là nền tảng, là căn bản cho học sinh học tiếp lên các cấp tiếp theo. Nếu học

sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng và đảm bảo được tốc độ viết của học sinh ghi chép
bài đầy đủ, đúng thì học tập sẽ đạt kết quả tốt hơn, ngược lại nếu học sinh viết
sai chính tả sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập trong môn Tiếng Việt
mà còn ảnh hưởng đến các môn học khác.

6


II. NỘI DUNG:

1. Cơ sở lý luận:
- Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Đại hội Đảng, những văn kiện
của Nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh: cần đổi mới
phương pháp giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước để đào tạo ra
những con người năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề…đồng thời
cần phải phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Chính vì thế, Bộ Giáo
dục và Đào tạo có những công văn hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo
khoa và chỉ đạo dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh như:
+ Quyết định số 16/2006/BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng
các môn học ở Tiểu học.
+ Công văn 9832/BGD&ĐT ngày 01 tháng 9 năm 2006 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5.
+ Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục
phổ thông.
+ Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh Tiểu học.
- Định hướng cơ bản trong dạy học ở nhà trường tiểu học là dạy học theo
định hướng giao tiếp. Chữ viết là một trong những phương tiện giao tiếp. Để

đảm bảo cho người phát và người nhận đều hiểu rõ nội dung văn bản một cách
thống nhất, người ta đã đưa ra hệ thống quy tắc về cách viết cho các từ của một
ngôn ngữ. Như vậy, chính tả là một phân môn có tính thực hành thông qua luyện
tập thực hành để rèn luyện cho học sinh năng lực và thói quen viết đúng chính tả

7


mà còn giúp các em vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, còn rất cần thiết để học
các môn học khác, góp phần hình thành cho các em thành một người toàn diện
về phẩm chất đạo đức, xây dựng con người mới yêu quê hương đất nước, bồi
dưỡng tình yêu tiếng Việt, ý thức xây dựng đất nước ngày càng đẹp hơn. Vì vậy,
vấn đề rèn luyện để nâng cao chất lượng viết đúng chính tả là việc làm hết sức
cần thiết và cấp bách.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Viết đúng chính tả có ý nghĩa rất to lớn đối với học sinh, đặc biệt là học
sinh tiểu học. Viết đúng chính tả giúp các em chiếm lĩnh và sử dụng ngôn ngữ
tiếng Việt thành thạo và chính xác. Đó cũng là một khả năng không thể thiếu
của con người Việt Nam trong thời đại văn minh. Nếu học sinh viết sai chính tả
thì người đọc sẽ không hiểu và hiểu sai ý muốn diễn đạt.
- Nhưng thực tế trong công tác quản lý và dạy Chính tả (nghe-viết) chúng
tôi nhận thấy rằng việc viết chính tả còn mắc nhiều lỗi ở học sinh là do việc vận
dụng các hình thức, nội dung dạy và học của thầy và trò còn nhiều hạn chế.
2.1. Đối với học sinh:
Học sinh chưa hiểu nghĩa của từ, nắm chưa rõ luật chính tả, dùng tiếng địa
phương.
Học sinh ít đọc bài, ít xem sách báo.
Do thói quen “đọc sao viết vậy”; viết tự nhiên, thoải mái theo cách hiểu của
mình.
Học sinh còn nhầm lẫn giữa thanh hỏi và thanh ngã, còn viết sai âm đầu:

“ch/tr; v/d/gi; x/s; ng/ngh; g/gh; c/k”, âm cuối: “t/c; n/ng”. Chưa nắm được cách
viết hoa.
Ví dụ: Học sinh thường viết sai các lỗi:
. Mải mải, rực rở, phoẻ phắn, mào trắng, iu tin.
. Chai cháng, troáng mắt, tre trở.
. Dui dẻ, dó thổi, diếng nước, tháng diêng.

8


. Nghào ngạt, ngi ngờ, gế gỗ, củ ngệ.
. Thân thiếc, lước thước, phiêng tòa, thắng biểng.
Chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả. Vì vậy
chưa có ý thức tự học tự rèn luyện ở nhà.
2.2. Đối với giáo viên:
Khi dạy Chính tả (nghe-viết), giáo viên chưa chú trọng khâu phân tích từ,
chưa gắn việc phân tích, lưu ý từ khó vào việc hiểu nghĩa của từ trong văn cảnh.
Giáo viên còn lúng túng khi chọn lựa phương pháp giảng dạy.
Tuy bám sát chuyên đề đổi mới phương pháp dạy Chính tả nhưng khi thực
hiện còn mang tính áp đặt.
Giáo viên chưa kiên trì luyện đọc cho học sinh những từ phát âm sai do
tiếng địa phương; chưa hướng dẫn các em phát âm chuẩn những tiếng có âm,
vần khó, học sinh đọc sai dẫn đến viết sai.
Giáo viên chưa chú ý nhiều đến học sinh yếu vì sợ mất thời gian.
Chưa phát huy khả năng phát hiện lỗi sai của học sinh và khả năng tự sửa
lỗi sai của các em.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2014-2015 như sau:
Tổng số học sinh khối 4 là 135 em.
TSHS


Mức độ
Số lượng
Tỷ lệ
Sai cách viết hoa
22
16,3
Sai thanh hỏi/ngã
27
20,0
135
Sai phụ âm đầu
25
18,5
Sai âm cuối
28
20,7
Viết đúng
33
24,5
Như số liệu trên cho thấy số học sinh viết đúng chính tả còn thấp.
Thực tế ở một số giờ dạy chính tả, thời gian giáo viên dành cho học sinh
phân tích từ, giải nghĩa từ khó còn quá ít, giáo viên còn áp đặt cho các em. Bản
thân học sinh cho rằng mình viết đúng chính tả rồi nên không chú tâm đến việc

9


phân tích và hiểu nghĩa của từ khó. Giáo viên ít tổ chức, ít gợi ý để học sinh
khám phá tìm hiểu cách đọc, cách viết để giờ chính tả đạt hiệu quả cao hơn.
Qua thực trạng trên, là người quản lý, người giáo viên cần phải có biện

pháp để dạy cho học sinh viết đúng chính tả đạt hiệu quả cao thì giáo viên phải
là người có vai trò mang tính quyết định chất lượng học sinh. Giáo viên phải là
người tận tụy với nghề, có lòng yêu nghề mến trẻ “tất cả vì học sinh thân yêu”,
có tinh thần hết sức to lớn, phải đi sát với thực tế trình độ học tập của từng đối
tượng học sinh. Từ đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp phù hợp để “rèn học
sinh viết đúng chính tả (nghe-viết) lớp 4”.
3. Nội dung vấn đề:
3.1. Vấn đề đặt ra:
- Khi dạy phân môn Chính tả người giáo viên cần chú ý coi trọng quan
điểm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Để có một
tiết dạy phân môn Chính tả tốt, đạt hiệu quả cao, giáo viên cần coi trọng quan
điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
- Qua thực tế tìm hiểu, tiếp xúc với nhiều học sinh chúng tôi nhận thấy
muốn rèn cho học sinh “viết đúng chính tả” trước hết trong mọi giờ học giáo
viên cần rèn cho học sinh thói quen đọc đúng, nói đúng, hiểu nghĩa của từ, cụm
từ, câu trong bài đọc. Nếu không hiểu cái đang đọc thì không thể viết đúng
được. Ngoài ra giáo viên phải hiểu và dự đoán trước các từ ngữ mà học sinh có
thể viết sai trong quá trình viết. Từ đó chọn để học sinh luyện viết từ khó viết,
giúp học sinh tránh được sai lầm khi viết. Nắm được những đặc trưng của môn
học, đây là khâu quan trọng nhất để đạt hiệu quả cao. Do đó chúng tôi đã đề ra
một số biện pháp sau:
3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh:
3.2.1. Đối với cán bộ quản lý:

10


- Để nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh toàn trường nói
chung và học sinh lớp 4 nói riêng. Trong những năm qua, việc học sinh viết
đúng chính tả của nhà trường chưa thật sự tốt, học sinh còn viết sai nhiều lỗi

chính tả thông thường khó hiểu. Vì thế, là một cán bộ quản lý cần quan tâm và
có hướng chỉ đạo cho giáo viên phải sâu sát trong việc viết đúng chính tả. Muốn
thực hiện được điều này bản thân giáo viên phải nghiên cứu thêm tài liệu tiếng
việt ở tất cả các miền, nắm vững nghĩa của từ, Luật chính tả. Phần bài tập của
chính tả giáo viên cần phân tích sâu để học sinh nắm vững nghĩa của từ để
không viết sai, đặc biệt là các lỗi thông thường. Muốn thực hiện tốt điều này thì
cán bộ quản lý, giáo viên phải có mục tiêu, phương hướng cụ thể để giúp học
sinh viết đúng chính tả ở trường tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn nghiên cứu nắm chắc chương trình môn Tiếng
Việt (Chính tả nghe-viết). Tổ chức các tiết thao giảng, mở chuyên đề, hội thảo
về phương pháp dạy và học phân môn Chính tả để giáo viên có điều kiện trao
đổi tìm ra những biện pháp tối ưu nhất giúp học sinh viết đúng chính tả.
- Nhắc nhở tổ chuyên môn sinh hoạt nội dung họp tổ phải có chất lượng đối
với môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng, nhằm phát huy
tính sáng tạo của mỗi giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra và
chữa bài, đặc biệt là Chính tả. Sau đó ghi kết quả của từng học sinh vào sổ theo
dõi và hướng dẫn cho học sinh kịp thời sửa chữa, khắc phục sai sót, đồng thời
động viên, khích lệ tinh thần học tập của học sinh.
- Thường xuyên dự giờ thăm lớp để nắm bắt tình hình dạy và học của giáo
viên, học sinh để rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời.
- Động viên, khuyến khích giáo viên luôn có tinh thần đổi mới phương
pháp dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào tiết dạy chính tả.
3.2.2. Đối với giáo viên:

11


Để rèn học sinh kỹ năng viết đúng chính tả thì giáo viên cần phải hướng
dẫn các em qua các bước:

3.2.2.1. Luyện phát âm cho học sinh:
Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho
học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ
là chữ ghi âm-âm thế nào, chữ ghi lại như thế ấy. Qua việc luyện phát âm giúp
học sinh phân biệt được sự sai lệch của hệ thống âm của địa phương với âm
chuẩn. Đồng thời thường xuyên uốn nắn cách phát âm của học sinh bằng việc
miêu tả các cặp âm thanh dễ nhầm lẫn.
Ví dụ: Phân biệt trăng/chăng.
- Muốn học sinh phát âm đúng tiếng “trăng” giáo viên hướng dẫn học sinh
đặt vị trí đầu lưỡi (như phát âm chữ “t”) rồi giữ nguyên phần mặt lưỡi nhích dần
mặt lưỡi vào phía trong ngạc cứng bật hơi mạnh để phát âm “tr” sau đó đưa vào
các âm tiết “trăng”.
- Muốn học sinh phát âm đúng tiếng “chăng” giáo viên hướng dẫn học sinh
đưa lưỡi trước chạm lợi rồi bật nhẹ hơi không có tiếng thanh để phát âm chữ
“ch” sau đó đưa các âm tiết “chăng”.
- Sau khi học sinh đã phát âm đúng các tiếng “trăng/chăng” giáo viên
hướng dẫn các viết cụ thể của hai tiếng: trăng viết bắt đằu là ‘tr”, chăng bắt đầu
là “ch” để học sinh nhớ.
Bên cạnh đó với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích
cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ nhầm lẫn, nhấn mạnh những điểm
khác nhau để học sinh ghi nhớ.
Ví dụ: phân biệt tiếng vui/dui.
Vui = v + ui + thanh ngang.
Dui = d + ui + thanh ngang.

12


Học sinh so sánh hai tiếng để thấy sự khác nhau tiếng “vui” có âm đầu là
“v”, tiếng “dui” có âm đầu là “d” học sinh ghi nhớ điều này, khi viết các em sẽ

không viết sai.
Ví dụ: phân biệt muốn/muống.
Muốn = m + uôn + thanh sắc.
Muống = m + uống + thanh sắc.
Học sinh so sánh để thấy sự khác nhau: tiếng “muốn” có âm cuối là “n”,
tiếng “muống” có âm cuối là “ng”.
Cần cho học sinh so sánh để thấy được sự khác nhau trong từng cặp từ vừa
phân tích để học sinh ghi nhớ. Với cặp từ dễ lẫn lộn giáo viên có thể yêu cầu học
sinh tìm thêm từ có âm, vần, thanh dễ lẫn vừa phân tích để các em sẽ ghi nhớ và
viết sẽ không bị sai. Hoặc giáo viên thu thập những từ ngữ có âm cuối mà học
sinh hay viết lẫn lộn, nói cách khác là tiến hành khảo sát, thống kê lỗi chính tả
này của học sinh.
Ví dụ: Học sinh thường viết sai:
Gậc gù, hạc lúa, hạc mưa, tác nước, tấc bậc,…
Biếng mất, châng trời, vang nài, làn xóm,…
Trên cơ sở đó giáo viên soạn một hệ thống so sánh phân biệt các cặp phụ
âm cuối t/c; n/ng, tiến tới hình thành cho học sinh ý thức và thói quen viết đúng,
biết phân biệt các cặp từ ngữ có hai phụ âm cuối này.
Trong giờ tập đọc, khi luyện đọc từ khó, giáo viên nên chọn những từ khó
phát âm vì đó cũng là những từ mà học sinh dễ viết sai lỗi chính tả, giáo viên
hướng dẫn các em phát âm thật chuẩn xác và đưa nó vào trong văn cảnh của bài
học để giải thích. Khi học sinh luyện phát âm, giáo viên chú ý theo dõi, uốn nắn
kịp thời.
+ Học sinh thường đọc sai phụ âm đầu.
Ví dụ: phỏe phắn, cá gô.
Hướng dẫn các em đọc đúng: khỏe khoắn, cá rô.

13



+ Học sinh đọc sai các âm chính.
Ví dụ: iu tin, mua rịu, múi ớt.
Hướng dẫn các em đọc đúng: ưu tiên, mua riệu, muối ớt.
+ Đọc sai âm cuối.
Ví dụ: luông luông, ngào ngạc, đao tai.
Hướng dẫn các em đọc đúng: luôn luôn, ngào ngạt, đau tay.
Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong giờ Tập đọc mà được
thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như: Chính tả,
Luyện từ và câu, Tập làm văn…
Ví dụ: Trong bài tập làm văn của học sinh, ngoài việc kiểm tra bài về lỗi
diễn đạt của học sinh, giáo viên cũng cần chú trọng về chính tả, thường là các
em viết theo cách phát âm của mình. Khi trả bài viết phần chữa lỗi chính tả, giáo
viên phát âm đúng những lỗi học sinh viết sai phổ biến để học sinh so sánh và
nhớ lâu hơn.
Với những học sinh có vấn đề về mặt phát âm (nói ngọng, nói lắp) giáo
viên cần lưu ý học sinh chú ý nghe giáo viên phát âm để viết cho đúng. Vì vậy,
giáo viên phải phát âm rõ ràng, chính xác, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học
sinh viết đúng.
3.2.2.2. Khắc phục lỗi về dấu thanh:
Tiếng Việt có 6 thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì đa số học sinh
thường không phân biệt được thanh hỏi và thanh ngã. Số lượng tiếng mang 2
thanh này không ít và rất phổ biến-kể cả khi nói và viết.
Ví dụ: sữa xe, hướng dẩn, giử gìn, lẩn lộn…
Do đó giáo viên hướng dẫn cho các em nắm được Luật bổng- trầm: Quy
luật về dấu hỏi, ngã trong các từ láy (mát mẻ, vui vẻ, sạch sẽ…). Trong các từ
láy điệp âm đầu, thanh (hay dấu) của hai yếu tố cùng một hệ bổng (ngang, sắc,
hỏi) hoặc trầm (huyền, ngã, nặng). Để nhớ được hai nhóm này, giáo viên cần
dạy cho học sinh thuộc nguyên tắc: Ngang-sắc = hỏi/Huyền-nặng = ngã.

14



Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền,
nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước mang
thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại).
Ví dụ: Ngang + hỏi: nho nhỏ, vui vẻ, trong trẻo,…
Sắc + hỏi: mát mẻ, sắc sảo, vắng vẻ,…
Hỏi + hỏi: thỏ thẻ, hổn hển, rủ rỉ,…
Huyền + ngã: sẵn sàng, lững lờ, vồn vã,…
Nặng + ngã: nhẹ nhõm, mạnh mẽ, đẹp đẽ,…
Ngã + ngã: dễ dãi, nhõng nhẽo, nghễnh ngãng,...
* Ngoài ra giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh phân biệt thanh hỏi và
thanh ngã như sau:
Áp dụng quy tắc “Mình nên nhớ là viết dấu ngã”.
Những từ Hán Việt bắt đầu bằng “d, v, n, m , l” thì viết với dấu ngã (kể cả
“nh, ng, ngh”).
Ví dụ: D: dã man, dũng sĩ, anh dũng, bồi dưỡng, diễn đạt,…
V: vĩ đạt, hùng vĩ, vũ khí, dĩ vãng, vũ lực, vũ trang,…
N: nỗ lực, phụ nữ, tầm nã, truy nã, trí não, nhẫn nại,…
M: mã số, mã lực, mãnh liệt, mẫn cảm, mỹ mãn,…
L: lãnh đạo, lãng mạn, nghi lễ, lĩnh vực, chiếm lĩnh,…
Những từ Hán Việt còn lại được bắt đầu bằng các phụ âm khác thì viết với
dấu hỏi.
Trừ các trường hợp ngoại lệ sau đây: bãi khóa, hoài bão, cưỡng bức, linh
cữu, chiêu đãi, quang đãng,…
3.2.2.3. Khắc phục lỗi về phụ âm đầu:
Trong phương ngữ Bắc và Nam có sự nhầm lẫn giữa các chữ ghi âm đầu
ch/tr, d/v/gi, s/x. Mặt khác, trong khi một số vùng miền Bắc thường nhầm lẫn âm
đầu l/n thì người miền Nam thường nhầm lẫn v/d, r/g. Ngoài ra, trong quy ước về
chữ Quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 dạng (ví dụ: âm “ngờ” ghi bằng ng/ ngh, âm


15


“gờ” ghi bằng g/gh, âm cờ ghi bằng c/k,…), dù có những quy định riêng cho mỗi
dạng khi ghép chữ nhưng đối với học sinh tiểu học thì rất dễ lẫn lộn.
Do đó, giáo viên dùng mẹo để học sinh nắm rõ quy tắc chính tả. Dùng mẹo
giúp học sinh nhớ cách viết một cách có hệ thống. Chẳng hạn:
a. Đối với âm đầu “ch/tr”:
Giáo viên cho học sinh tìm các tiêng chỉ đồ vật trong nhà có tên bắt đầu
bằng âm “ch”.
Ví dụ: Chăn, chiếu, chổi, chai, chén, chum, chuông, chiêng, chày,…
Giáo viên cho học sinh tìm tên các con vật có tên bắt đầu bằng âm
“ch”.
Ví dụ: Chồn, chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, chèo bẻo, chào mào,…
Giáo viên cho học sinh nêu tên các tiếng chỉ quan hệ của những
người trong gia đình, họ hàng bắt đầu bằng âm “ch”.
Ví dụ: Cha, chú, cháu, chắt, chồng, chị,…
Sau khi học sinh đã tìm được các từ bắt đầu bằng “ch”, giáo viên hướng
dẫn để học sinh nhận xét và ghi nhớ đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà, tên con
vật và chỉ mối quan hệ họ hàng đều bắt đầu bằng “ch”.
Ngoài ra giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm âm đầu “ch” đứng trước
các vần bắt đầu là: oa, oe, uê,… còn “tr” thì không đứng trước các vần trên nên
khi viết gặp những vần này thì viết “ch”.
Ví dụ: choàng khăn, choáng mắt, chích chòe,…
b. Đối với âm đầu “v/d/gi”:
Phần lớn từ diễn tả sự vật sang trạng thái mềm thường khởi đầu bằng “d”.
Ví dụ: dẻo dai, dịu dàng, da thịt, dụ dỗ, dùng dằng, dòng nước,…
Những từ tượng thanh chỉ khởi đầu bằng “v”.
Ví dụ: ve ve, vo vo, vù vù, vèo vèo, véo von, vun vút, vi vu,…


16


Cả 3 âm v/d/gi không láy với nhau chỉ láy như: “d” láy với “d”, “v” láy với
“v”, “gi” láy với “gi”.
Ví dụ: Dại dột, da dẻ, dịu dàng,…
Vui vẻ, vi vu, vù vù,...
Giẫy giụa, giặt giũ, giặc giã,...
c. Đối với âm đầu “s/x”:
- Viết “s” trong một số trường hợp sau:
Đa số những từ chỉ trạng thái tốt được viết với âm đầu là “s”.
Ví dụ: Sáng suốt, suôn sẻ, sạch sẽ, sung sướng,...
Đa số những từ chỉ tên con vật, tên cây cối, hiện tượng tự nhiên được viết
với âm đầu là “s”.
Ví dụ: Sếu, sáo, sâu, sên, sò, sóc, sói, sư tử, sứa,…
Sả, si, sứ, su su, sim, sầu đâu, sầu riêng, sung,…
Sông, suối, sấm, sương,...
- Viết “x” trong một số trường hợp sau:
Đa số các từ chỉ tên thức ăn được viết với âm đầu là “x”:
Ví dụ: xôi, xúc xích, xá xíu,...
Đa số các từ chỉ sự nhỏ đi, sút đi hoặc teo đi được viết với âm đầu “x”:
Ví dụ: xì, xẹp, nhỏ xíu,...
“S chỉ láy với “s”, “x” chỉ láy với “x”.
Ví dụ: Sạch sẽ, sáng suốt,…
Xinh xắn, xui xẻo, xó xỉnh,…
d. Đối với âm đầu “l/n”:
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết âm “l” đứng trước các âm đệm
nhưng âm “n” lại không đứng trước âm đệm, nó chỉ điệp âm đầu mà thôi.
Ví dụ: những từ điệp âm đầu “n”: no nê, nao núng, náo nức, nỗi niềm,

nông nổi,…
Còn âm “l” láy với nhiều âm đầu như:

17


L láy với c (k): lò cò, là cà, lịch kịch,…
L láy với b: lõm bõm, lệt bệt, lềnh bềnh,…
L láy với d: lở dở, lim dim,…
L láy với đ: lờ đờ, lộp độp,…
L láy với h: loay hoay, lúi húi,…
L láy với m: lơ mơ, liên miên,…
L láy với ch: lách chách, loắt choắt,…
L láy với x: lao xao, lăng xăng,…
L láy với t: lăn tăn, lon ton,…
e. Đối với âm đầu “ng/ngh”, “g/gh”, “c/k”.
+ Đối với âm đầu “ng/ngh”.
Viết “ng” khi đứng trước các nguyên âm: u, ư, a, ă, â, o, ô, ơ.
Ví dụ: ngân nga, ngúng nguẩy, ngỡ ngàng, ngọ nguậy,…
Viết “ngh” khi đứng trước các nguyên âm i, ê, e.
Ví dụ: nghi ngờ, nghe ngóng, nghề nghiệp,…
+ Đối với âm đầu “g/gh”.
Viết “g” khi đứng trước các nguyên âm: u, ư, a, ă, â, o, ô, ơ.
Ví dụ: gò má, lưng gù, con gà,…
Viết “gh” khi đứng trước các nguyên âm: i, e, ê.
Ví dụ: ghi nhớ, bàn ghế, thuyền ghe,…
+ Đối với âm đầu “c/ k”.
Viết “c” khi đứng trước các nguyên âm: u, ư, a, ă, â, o, ô, ơ.
Ví dụ: cô giáo, con cá, cái cân, củ tỏi,…
Viết “k” khi đứng trước các nguyên âm: i, e, ê.

Ví dụ: thước kẻ, kể chuyện, kỹ lưỡng,...
Như vậy:
- Khi đứng trước các nguyên âm o, ô, u, uô, a, ă, â, ơ, ư, ươ,…thì:
+ Phụ âm đầu “cờ” được viết bằng con chữ ‘c”;

18


+ Phụ âm đầu “gờ” được viết bằng con chữ “g”;
+ Phụ âm đầu “ngờ” được viết bằng con chữ “ng”.
- Khi đứng trước các nguyên âm i, ê, iê, e,…thì:
+ Phụ âm đầu “cờ” được viết bằng con chữ “k”;
+ Phụ âm đầu “gờ” được viết bằng con chữ “gh”;
+ Phụ âm đầu “ngờ” được viết bằng con chữ “ngh”.
3.2.2.4. Khắc phục lỗi về vần và âm cuối:
Đa số học sinh lớp 4 là người miền Nam, mà người miền Nam hoàn toàn
không phân biệt các vần ắt/ắc; ăn/ăng và các vần có âm cuối n/ng/nh và t/c/ch.
Mà số từ mang các vần này không nhỏ. Mặt khác hai bán âm cuối i/u lại được
ghi bằng bốn con chữ i/y (trong lai/lây), u/o (trong sau/sao).
Để khắc phục tình trạng học sinh viết sai về vần và âm cuối chúng tôi đã
hướng dẫn học sinh:
* Hướng dẫn cho các em nắm mẹo viết vần ăt/ăc, ăn/ăng.
Các từ có vần “ăt” thường có nghĩa là cắt nhỏ, tách rời hoặc túm giữ một
vật gì đó.
Ví dụ: cắt, chặt, thắt, tắt, ngắt,…
Các từ có vần “ăc” thường có nghĩa chỉ sự lung lay, dao động.
Ví dụ: lúc lắc, ngắt ngứ, cà nhắc,…
Các từ có vần “ăng” thường có nghĩa thẳng ra.
Ví dụ: căng, thẳng, phẳng,…
Các từ có vần “ăn” thường chỉ sự cuộn tròn không thẳng.

Ví dụ: quằn, xoăn, nhăn, ngoằn ngoèo,…
* Hướng dẫn cho các em phân biệt t/c/ch; ng/nh.
Phân biệt về “t/c/ch”:
Mẹo về “t” cuối: các từ có nghĩa cắt đứt, kết thúc hoặc nhanh chóng
thường tận cùng bằng “t”
Ví dụ: cắt, hết, gặt, vút, vụt,...

19


Một số từ điệp âm đầu diễn tả trạng thái ở mức độ cao. Tiếng đứng sau tận
cùng bằng “t”.
Ví dụ: chi chít, khắng khít, sợ sệt,...
Một số từ đứng sau tính từ nó biểu thị mức độ cao của tính từ đó có tận
cùng bằng “t”.
Ví dụ: trắng toát, nhọn hoắt, trong vắt, lạnh ngắt,...
Mẹo về “c” cuối: Các từ biểu thị trạng thái cản trở hay dồn nén thường tận
cùng bằng “c”.
Ví dụ: bác bỏ, gác lại, bế tắc, nhức nhối,..
Mẹo về “ch”: Các từ có vần ich thường là từ tượng thanh.
Ví dụ: lịch kịch, lịch bịch,...
Phân biệt “ng/nh”.
Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là “ng” hoặc “nh”.
Ví dụ: Oang oang, loảng xoảng, đùng đùng, leng keng,...
Thình thịch, rập rình, xập xình,...
Lưu ý học sinh vần “uyu” chỉ xuất hiện trong các từ khuỷu tay, khúc
khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu chân.
Vần “oeo” chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo, khoèo chân.
Phân biệt “i/y”:
Viết “y” trong trường hợp đi sau âm đệm “u”.

Ví dụ: nội quy, quy cách,...
Viết “i” trong các trường hợp còn lại.
Như vậy, căn cứ vào luật chính tả, chỉ những âm “i” nào đứng sau âm đệm
“u” (âm đệm “u” đi sau “q” và trước “ê, y, ơ, â”) mới viết “y”, còn không thì
đều viết thành “i”.
3.2.2.5. Hướng dẫn giải nghĩa từ:
Để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giải nghĩa từ. Việc giải nghĩa từ
thường được thực hiện trong các tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm văn,…

20


nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả, khi mà học sinh
không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng.
Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh:
+ Giáo viên cho học sinh đọc chú giải ở sách giáo khoa.
Ví dụ: Nghe-viết: Thợ rèn.
. Quai (búa): vung búa lên cao rồi giáng mạnh xuống.
. Tu: uống nhiều và liền một mạch bằng cách ngậm vào miệng chai
hay vòi ấm.
+ Giáo viên cho học sinh đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học
sinh đã hiểu nghĩa từ).
Ví dụ: Phân biệt rối/dối.
Giáo viên cho học sinh phân biệt rối/ dối bằng cách đặt câu.
Em thích xem múa rối.
Cô dạy em không được nói dối.
Học sinh đặt đúng câu có hai tiếng trên có nghĩa là học sinh đã phân biệt
được “rối” và “dối”. “Rối” là một trò chơi còn “dối” là nói không đúng sự thật.
Vì vậy khi viết các em chắc chắn khi nào thì viết “rối” còn khi nào thì viết
“dối”.

Ví dụ: Phân biệt rao/giao/dao.
Giáo viên cho học sinh phân biệt rao/giao/dao bằng cách đặt câu.
Người bán hàng rao ngoài đường.
Cô giao bài tập cho em làm.
Em không được nghịch dao.
Học sinh đặt câu đúng, có nghĩa là các em đã hiểu nghĩa của “rao/ giao/
dao”. “Rao” là một hoạt động bằng lời, “giao” là nhiệm vụ phải làm còn “dao”
là đồ vật để cắt đứt một vật.
+ Giáo viên cho học sinh tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa.
Ví dụ: Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ “trung thực”.

21


Từ cùng nghĩa với “trung thực” là: thật thà, ngay thẳng, thành thật,

Từ trái nghĩa với “trung thực” là: gian dối, xảo trá, giả dối,…
+ Giáo viên cho học sinh miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô tả,
tranh ảnh,..giúp học sinh hiểu nghĩa của từ cần viết để phân biệt với từ dễ lẫn.
Ví dụ: Phân biệt chiên/chiêng.
Giải nghĩa từ (chiên) giáo viên có thể cho học sinh đặt câu hỏi với từ chiên
hoặc miêu tả đặc điểm (chiên) là làm chín thức ăn bằng cách cho thức ăn vào
chảo dầu, mỡ đun trực tiếp trên bếp lửa.
Giải nghĩa từ (chiêng) giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh ảnh cái
chiêng hoặc miêu tả đặc điểm (chiêng) là nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh
bằng dùi âm thanh vang dội.
Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để
giải nghĩa từ.
3.2.2.6. Hướng dẫn cách viết hoa:
Khi viết chính tả các bài có danh từ riêng (tên người, tên địa lý) học sinh

thường viết sai do các em không nắm được quy tắc viết hoa. Vì vậy, giáo viên
hướng dẫn học sinh cách viết như sau:
Đối với tên người, tên địa lý Việt Nam:
Hướng dẫn học sinh khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam, cần viết hoa
chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
Ví dụ: Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.
Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây, Tây Ninh.
Đối với tên người, tên địa lý nước ngoài:
Hướng dẫn học sinh khi viết tên người, tên địa lý nước ngoài, ta phải viết
hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, nếu bộ phận tạo thành tên đó
gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gạch nối.
Ví dụ: Tên người: Lép Tôn-xtôi.

22


Hướng dẫn học sinh tên người Lép Tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: bộ phận thứ 1
là lép, bộ phận thứ 2 là tônxtôi ta phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo
thành tên đó. Bộ phận thứ 2 gồm hai tiếng tôn/xtôi thì giữa hai tiếng này có dấu
gạch nối.
Ví dụ: Tên địa lý: Hi-ma-lay-a.
Hướng dẫn học sinh tên địa lý Hi-ma-lay-a gồm 1 bộ phận ta phải viết
hoa chữ cái đầu bộ phận tạo thành tên đó và có 4 tiếng giữa 4 tiếng này có
dấu gạch nối.
Có một số tên người, tên địa lý nước ngoài viết giống như cách viết tên
riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.
Ví dụ: Tên người: Thích Ca Mâu, Khổng Tử, Bạch Cư Dị.
Tên địa lý: Hi Mã Lạp Sơn, Luân Đôn, Bắc Kinh, Thụy Điển.
Đối với tên các tổ chức, tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng:
Khi viết tên các tổ chức, tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng phải

viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
Ví dụ: Cụm từ “trường cao đẳng mĩ thuật” gồm có 3 bộ phận trường/cao
đẳng/mĩ thuật, ta phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó:
Trường/Cao đẳng/Mĩ thuật.
Cụm từ “anh hùng lao động” gồm 2 bộ phận: anh hùng/lao động, ta phải
viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó: Anh hùng/Lao động.
3.2.2.7. Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi:
- Song song với việc giúp học sinh nắm vững các quy tắc và mẹo chính tả,
việc hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài viết cũng rất quan
trọng. Đây là một thói quen mà giáo viên phải rèn cho học sinh, không chỉ ở
phân môn Chính tả mà ở tất cả các môn học khác.
- Đối với các bài viết chính tả, sau khi học sinh viết xong, tổ chức cho học
sinh đổi vở và rà soát lỗi lẫn nhau. Quy định lỗi cụ thể, yêu cầu các em soát lỗi

23


bài viết của bạn, dùng bút chì gạch dưới những chữ viết sai, tổng hợp số lỗi rồi
trả vở cho bạn tự sửa (ghi những từ sai rồi sửa lại cho đúng chính tả).
- Sau khi học sinh soát lỗi xong, giáo viên mới đi kiểm tra bài của các em.
Trong giờ chính tả, giáo viên chỉ kiểm tra nhanh khoảng 1/3 lớp. Nhưng giờ ra
chơi giáo viên thu vở và cố gắng kiểm tra hết, kiểm tra bài thật kỹ và ghi nhận
xét cụ thể, khen những em có tiến bộ. Khi kiểm tra bài xong, giáo viên khen
những em đã soát lỗi bài viết của bạn chính xác.
- Đối với các tiết học khác, giáo viên cũng luôn nhắc nhở học sinh viết
đúng chính tả. Khi kiểm tra bài viết đoạn văn hay bài tập làm văn của học sinh,
giáo viên kiểm tra kỹ càng và chỉ rõ những lỗi chính tả mà học sinh viết chưa
đúng, khi trả bài hướng dẫn học sinh sửa lỗi viết sai.
3.2.2.8. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Phần bài tập trong viết chính tả cũng rất quan trọng vì thông qua các bài tập

chính tả khác nhau như: Bài tập điền âm, vần, tìm từ,… để giúp học sinh vận
dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể.
Sau mỗi lần làm bài tập giáo viên giúp học sinh rút ra quy tắc chính tả để các em
ghi nhớ.
Ví dụ: Nghe-viết: Sầu riêng.
Điền vào chỗ trống: ut hay uc:
Con đò lá tr … qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa.
B… nghiêng lất phất hạt mưa.
B… chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Theo Hồ Chí Minh
Ví dụ: Nghe-viết: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
Điền vào chỗ trống: tr hay ch
…uyền …ong vòm lá.
…im có gì vui

24


Mà nghe ríu rít
Như …ẻ reo cười.
Ví dụ: Nghe-viết: Chiếc áo búp bê.
Thi tìm tính từ: chứa bắt đầu bằng “s” hoặc “x”.
Mẫu: sung sướng, xấu
Để làm tốt phần bài tập chính tả, giáo viên cần sử dụng những phương pháp
dạy học thích hợp gây hứng thú học tập cho học sinh. Tùy theo nội dung phần
bài tập, giáo viên có thể cho học sinh làm việc cá nhân, theo nhóm, thi đua hoặc
ai đúng ai nhanh,… nhằm tránh sự nhàm chán cho học sinh khi học phân môn
chính tả, tạo sự hứng thú học tập, giúp học sinh ham thích học chính tả.
Ví dụ: Nghe-viết: Người tìm đường lên các vì sao.

Tìm các từ:
- Có hai tiếng bắt đầu bằng “l”.
Mẫu: lỏng lẻo
- Có hai tiếng bắt đầu bằng “n”.
Mẫu: nóng nảy
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức ai nhanh ai đúng.
Trước tiên hướng dẫn cho học sinh nắm yêu cầu bài tập sau đó chia lớp thành 3
tổ, chia bảng thành 3 cột rồi mời 3 tổ thi đua tìm từ đúng. Mỗi em tìm 1 từ rồi
chuyền phấn cho bạn. Hết thời gian quy định các nhóm ngừng viết. Cả lớp cùng
nhận xét, tuyên dương tổ làm đúng và nhanh.
3.2.2.9. Tuyên dương, khen thưởng học sinh có tiến bộ trong học tập:
- Học sinh tiểu học rất thích được khen thưởng, tuyên dương. Các em rất
thích được thầy cô kiểm tra nhận xét bài, rất thích được cô ghi những lời khen
vào vở để về nhà khoe với cha mẹ. Có thể có những em chưa ý thức được việc
học nhưng các em rất thích được thầy cô, cha mẹ khen. Nhờ những lời khen đó
mà các em vui sướng và thích đến trường; các em tích cực, cố gắng, tự giác hơn
trong học tập. Hiểu được tâm lý của các em như vậy nên giáo viên luôn động

25


×