Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.66 KB, 33 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2
Họ và tên người thực hiện: Lê Thị Ngọc Diễm, Cao Thị Hồng Diễm.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ninh Hưng.
1. Lý do chọn đề tài:
Thực trạng học sinh lớp 2A, 2B Trường Tiểu học Ninh Hưng chưa viết đúng
chính tả dẫn đến chất lượng của phân môn Chính tả đầu năm chưa cao, ảnh
hưởng đến môn Tiếng Việt. Do chữ viết đóng vai trò quan trọng trong việc lĩnh
hội tri thức nên chúng ta phải đọc đúng, viết đúng để trang bị vốn kiến thức cần
thiết cho bản thân. Chính vì thế chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Kinh
nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2”
2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp học sinh viết đúng chính tả nhằm nâng cao chất lượng phân môn Chính
tả.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2.
4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp đọc tài liệu.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu.
5. Đề tài đưa ra giải pháp:
Giúp học sinh biết phân biệt và viết đúng chữ ghi âm đầu và cuối trong các
vần, giải nghĩa từ; vận dụng kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt và phân loại
chính tả.
6. Hiệu quả áp dụng:
- Học sinh rèn được kỹ năng nghe đúng, viết đúng, viết rõ nét, viết bảo đảm
tốc độ.
- Rèn thói quen cẩn thận, trình bày bài viết sạch đẹp.
1



7. Phạm vi áp dụng:
Đề tài áp dụng cho khối 2 ở trường Tiểu học Ninh Hưng năm học 2014 - 2015
và một số trường Tiểu học lân cận trong huyện.
Dương Minh Châu, ngày 13 tháng 03 năm 2015
Nhóm thực hiện
Lê Thị Ngọc Diễm
Cao Thị Hồng Diễm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Môn Tiếng Việt là môn học quan trọng ở bậc Tiểu học, nó góp phần hình
thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt nhằm giúp học
sinh học tập và giao tiếp. Bởi giao tiếp là hoạt động quan trọng để phát triển xã
hội. Có nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau, nhưng ngôn ngữ vẫn là phương
tiện giao tiếp nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết, cộng tác giữa các thành viên
trong xã hội. Trong ngôn ngữ mỗi hành vi đều có thể thực hiện 2 hình thức cơ
bản nhất, vì nó là hoạt động tâm tư tình cảm khẩu ngữ (nghe, đọc) và bút ngữ
(nói, viết). Chính vì thế mà trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học giáo viên là người
giúp học sinh có kỹ năng đọc đúng và viết đúng chính tả. Mà kỹ năng nghe, viết
của học sinh là một vấn đề luôn được mọi người quan tâm. Cho nên chúng tôi
nhận thấy rằng chữ viết đóng vai trò rất quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức.

2


Vào đầu năm học, qua khảo sát chất lượng đầu năm phần đông các em sai
rất nhiều lỗi chính tả, mà nguyên nhân chính là do cách phát âm tiếng địa
phương; do không hiểu đầy đủ về các quy tắc chính tả và nội dung ngữ nghĩa
của các từ. Môn Tiếng Việt bắt đầu dạy cho học sinh nhận biết những tri thức cơ
bản cần thiết bao gồm những ngữ âm, chữ viết, ngữ nghĩa, ngữ pháp. Trên cơ sở

đó rèn luyện các kỹ năng “nghe, nói, đọc, viết” nhằm giúp học sinh sử dụng
Tiếng Việt có hiệu quả trong suy nghĩ và giao tiếp.
Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy còn nhiều em viết sai chính
tả, mà nguyên nhân là do cách phát âm sai nên khi viết các em thường mắc phải
các lỗi về dấu thanh, về phụ âm đầu, phần vần. Vì vậy để khắc phục những lỗi
do phương ngữ tạo ra trên cơ sở nắm vững về chính tả và ngữ nghĩa thì trước hết
là phải học luật chính tả nhằm giúp các em có kiến thức cơ bản, chắc chắn, để có
những kỹ năng viết thành thạo, không sai lỗi chính tả đó là vấn đề rất cần thiết.
Phân môn Chính tả rèn cho học sinh nắm quy tắc và có thói quen đọc đúng,
phát âm đúng chuẩn, còn viết thì viết đúng. Chính tả sắp xếp dạy sau môn Tập
đọc. Cùng với Tập viết, Tập đọc, Chính tả giúp người học chiếm lĩnh được
Tiếng Việt văn hóa giúp cho học sinh có công cụ để giao tiếp, tư duy học tập.
Viết đúng chính tả giúp học sinh sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao. Vì lý do
trên chúng tôi chọn đề tài:“Kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho
học sinh lớp 2”, nhằm nâng cao kỹ năng viết đúng chính tả của học sinh nói
riêng và nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung, đồng thời tạo điều kiện
phát huy kỹ năng nói và viết một cách chính xác tiếng mẹ đẻ.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm thực hiện tinh thần đổi mới phương pháp
giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, học sinh sẽ có ý thức viết
đúng chính tả và nắm được luật viết chính tả, hiểu được nghĩa của từ và làm bài
tập chính xác. Từ đó các em viết chữ không sai lỗi chính tả.
3. Đối tượng nghiên cứu
Kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2.
4. Phạm vi nghiên cứu
3


Thực hiện cho học sinh khối lớp 2 (2A, 2B) Trường Tiểu học Ninh Hưng
năm học 2014 - 2015.

Trong chương trình chính tả lớp 2 gồm có hai dạng bài chính tả đó là:
Chính tả (tập chép) và Chính tả (nghe viết), nhưng chúng tôi chỉ đi sâu nghiên
cứu về chính tả (nghe viết).
5. Các phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
sau:
a. Phương pháp đọc tài liệu:
Khi thực hiện bất cứ đề tài nào, việc đầu tiên là sưu tầm thật nhiều tài liệu
có liên quan đến đề tài, đọc tất cả và chọn những vấn đề cần thiết phục vụ cho
việc viết đề tài.
Các tài liệu như:
- Tham khảo các loại sách hướng dẫn Tiếng Việt dành cho giáo viên và
học sinh lớp 2.
- Từ điển Tiếng Việt, từ điển dành cho học sinh.
- Luật chính tả: c/k, l/n,…
- Chuẩn kiến thức và kĩ năng, ngữ âm Tiếng Việt, mẫu chữ viết thường
trong trường Tiểu học, sách giáo viên Tiếng Việt.
- Một số tài liệu khác có liên quan.
b. Phương pháp điều tra:
Là phương pháp thu thập thông tin, trực tiếp điều tra đối tượng nghiên cứu.
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh viết sai chính tả, khả năng nhận thức,
hoàn cảnh gia đình học sinh như thế nào?
Phải thống kê đồ dùng học tập của học sinh, từ đó tìm ra phương pháp dạy
học thích hợp. Theo dõi nhận xét để biết được kỹ năng viết chính tả của các em.
c. Phương pháp so sánh, đối chiếu:
Thống kê so sánh số liệu cụ thể, đối chiếu từng thời điểm như chưa áp
dụng đề tài và sau khi áp dụng đề tài.
6. Giả thuyết khoa học:
4



- Trong quá trình giảng dạy phân môn Chính tả, phải cung cấp cho học sinh
về quy tắc chính tả, rèn luyện cách phát âm, giúp học sinh hiểu được nghĩa của
từ, tiếng, trau dồi ngữ pháp góp phần cảm nhận và phát triển tư duy, học sinh
biết nhận xét, so sánh và ghi nhớ những kiến thức đã học. Từ đó các em lĩnh hội
những hiểu biết để bồi dưỡng cho bản thân học tốt phân môn Chính tả, hình
thành cho các em kỹ năng viết đúng, cẩn thận có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và
có tinh thần trách nhiệm trong học tập.
- Do đó để đạt được chất lượng phân môn Chính tả thì người giáo viên phải
đầu tư và chuẩn bị kỹ càng về mục tiêu bài dạy, xác định phương pháp và hình
thức tổ chức tiết dạy phù hợp để giúp các em chiếm lĩnh tri thức mới và áp dụng
tri thức đã học vào thực tế.
- Nếu giáo viên biết áp dụng các biện pháp và phương pháp hợp lý trong
quá trình dạy phân môn Chính tả thì chắc chắn sẽ giúp học sinh viết đúng chính
tả, đạt hiệu quả tốt hơn.

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Thực hiện Công văn số 9832/BGD-ĐT-GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2006
về việc thực hiện hướng dẫn chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5. Để giáo
viên thực hiện tốt kế hoạch đồng thời có phương pháp dạy học thích hợp với nội
dung nhằm phát triển năng lực của học sinh phù hợp với từng loại văn bản.
Thực hiện Quyết định số 16/2006 QĐ-BGD-ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006
về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.
Chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 2 năm 2009.
Quyết định số 14/2007 QĐ-BGD-ĐT ngày 05 tháng 4 năm 2007 quy định
về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
Công văn số 5842/BGD-ĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc Hướng
dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.
5



Thông tư 30/2014/TT-BGD-ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 về việc Ban
hành đánh giá học sinh Tiểu học.
Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
* Các quan niệm khác về giáo dục:
Theo quan niệm của các bậc phụ huynh cho rằng: môn Toán, Tiếng Anh là
những môn học quan trọng cần được quan tâm và đầu tư đúng mức. Mọi người
chưa nghĩ rằng phân môn Chính tả là phân môn có tầm quan trọng rất lớn, vì
nếu viết sai chính tả sẽ ảnh hưởng nhiều đến các môn học khác. Vì vậy, dạy
phân môn Chính tả trong trường Tiểu học với mục đích là giúp học sinh hình
thành năng lực và thói quen viết thành thạo, viết đúng Tiếng Việt, phát âm phải
chuẩn, còn viết thì viết đúng. Do đó, viết đúng chính tả là việc rất cần thiết trong
hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, việc hình thành cho các em kỹ năng viết
đúng chính tả là một vấn đề rất khó khăn. Nhưng sự lĩnh hội của các em còn quá
non nớt, ít chú ý, không cẩn thận, thiếu tập trung suy nghĩ, thế là các em viết sai
chính tả rất nhiều. Chính vì tâm lý của các em như vậy mà qua nhiều năm giảng
dạy chúng tôi đã tìm ra được nguyên nhân vì sao mà các em thường viết sai
nhiều lỗi chính tả? Và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân giúp chúng tôi hiểu
được điều đó là: Giáo viên phải có biện pháp phù hợp để giúp học sinh viết đúng
chính tả.
2. Cơ sở thực tiễn:
a) Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy thực hiện ở lớp 2A, 2B về chất lượng viết đúng
chính tả các em đạt ở mức độ rất thấp, điển hình bằng những khuyết điểm
thường gặp sau đây:
- Chữ viết chưa đúng mẫu, còn sai nhiều lỗi chính tả ít nhất một hoặc hai,
ba chữ trong đoạn viết chính tả, có một số lỗi đã sửa ở tiết trước nhưng đến tiết
học sau các em vẫn còn sai lại lỗi đó. Các em đọc chưa rõ ràng, phát âm chưa
chính xác.

- Thường sai những chữ viết có âm đầu viết: tr/ch ví dụ: kiểm cha, cá chê,
chứng gà.. v/gi/d: dui dẻ, cá gô, đi dề, những chữ có vần ui/uôi, ăt/ăc, ví dụ: buổi
6


chìu, chặc chẽ…Ngoài ra học sinh còn mắc lỗi về dấu thanh như: thanh hỏi,
thanh ngã ví dụ: suy nghỉ, nghỉ ngợi, sửa chửa…
- Từ đó các em sẽ viết sai và các chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng, các em
vẫn không viết hoa.
Trong khối 2 của trường chúng tôi, lớp 2A có 35 học sinh (trong đó viết
đúng hoàn toàn là 20 em, viết sai phụ âm đầu 5 em, viết sai vần 4 em, viết sai
dấu thanh 6 em), lớp 2B có 35 học sinh (trong đó viết đúng hoàn toàn là 18 em,
viết sai phụ âm đầu 7 em, viết sai vần 5 em, viết sai dấu thanh 5 em). Mỗi học
sinh đều có sự nhận thức khác nhau là do trí thông minh hoặc cần cù, chịu khó,
siêng năng trong học tập. Các em có ý thức được việc học của mình. Hơn nữa
ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta có nhiều nghĩa, nhiều cách phát âm nên các
em dễ nhầm lẫn. Vì vậy viết đúng chính tả ở học sinh Tiểu học nói chung và học
sinh lớp 2 nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn cho nên phần lớn các em viết sai
chính tả rất nhiều.
Viết sai lỗi chính tả rất nhiều sẽ làm sai lệch ý nghĩa của từ hoặc câu đó. Tư
thế ngồi và cách cầm bút chưa đúng, từ đó dẫn đến các em viết chữ xấu không
thẳng hàng, trình bày bài viết chưa đúng, chưa đẹp. Vì vậy đầu năm trong quá
trình giảng dạy còn gặp rất nhiều khó khăn.
Để học sinh viết đúng chính tả theo yêu cầu của lớp 2 là phải đọc đúng,
phát âm chính xác, biết phân biệt lỗi chính tả, biết trình bày bài viết, rèn tư thế
ngồi, viết nắn nót từng nét chữ.
b) Sự cần thiết của đề tài:
* Trong quá trình dạy học sinh rèn kỹ năng nghe, viết, đọc. Người giáo viên
còn bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho học sinh, hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt. Do đó rèn học sinh viết đúng chính tả là cần

thiết trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết.
* Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy còn nhiều em mắc lỗi
chính tả rất nhiều, cho nên chúng tôi rất quan tâm về chất lượng dạy - học. Để
nâng cao chất lượng giảng dạy của mình nên chúng tôi muốn tìm ra những
nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn
7


Chính tả đó là “Kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả ở lớp 2A, 2B”.
Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi hy vọng rằng sẽ giúp cho học sinh khối
lớp 2 của trường chúng tôi nói riêng và học sinh lớp 2 trong cụm nói chung sẽ
không còn học sinh viết sai lỗi chính tả.
3. Nội dung vấn đề:
a) Vấn đề đặt ra:
- Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển
những nhân cách ban đầu, quan trọng nhất là nhân cách và phẩm chất của người
Việt Nam. Vì vậy kiến thức kỹ năng ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong cuộc
sống. Chúng rất cần thiết cho quan hệ giao tiếp.
- Qua phân môn Chính tả giúp chúng em đi sâu vào môn Tiếng Việt đồng
thời hình thành kỹ năng nghe và viết các từ, tiếng một cách chính xác, hạn chế
sai lỗi chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong một bài viết, nắm vững quy tắc chính
tả.
- Cùng với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và qua thực tế giảng
dạy, chúng tôi đúc kết được cho bản thân kinh nghiệm khi dạy phân môn Chính
tả để khắc phục tình trạng viết chính tả sai. Để đạt hiệu quả khi giảng dạy phân
môn Chính tả, trước tiên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia
đình, đặc biệt là giáo viên chúng tôi phải đưa ra cho mình phương pháp hữu hiệu
nhất nhằm giúp học sinh phân biệt nghĩa của các từ, nắm quy tắc chính tả, phân
biệt so sánh và rèn học sinh cả về tốc độ viết một bài chính tả đúng yêu cầu.
* Đối với giáo viên: Để thực hiện tốt việc giảng dạy cho học sinh viết đúng

chính tả, người giáo viên cần:
+ Xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với trình độ của học sinh, tình
hình học tập của lớp.
+ Giáo viên tăng cường tham khảo tài liệu, sách báo, từ điển Tiếng Việt,
chuẩn bị thật kỹ bài dạy để thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh viết đúng
chính tả.

8


+ Thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức dạy học cho phong phú như tổ
chức trò chơi, thi đua tiếp sức, thảo luận nhóm, … nhằm gây hứng thú học tập
cho học sinh và phát huy tính tích cực của các em.
+ Giáo viên viết chữ trên bảng lớp phải viết chữ đẹp, cẩn thận, rõ ràng và
đúng mẫu.
+ Khi lên lớp giáo viên thường xuyên kiểm tra tập vở của các em, nhắc
nhở tư thế ngồi, cách viết, trình bày tập vở, phát hiện những cái sai để uốn nắn
và sửa chữa kịp thời.
+ Khi sửa lỗi, giáo viên nên cho học sinh tự sửa lỗi của mình, để các em
ghi nhớ lâu dài.
+ Bản thân giáo viên phải đọc chuẩn, phát âm đúng theo phương ngữ từng
địa phương.
+ Trong giờ Chính tả khi viết từ khó, giáo viên cần theo dõi và giúp đỡ
học sinh chậm các kỹ năng ở lớp.
+ Xây dựng tập thể lớp đoàn kết và biết giúp đỡ nhau trong học tập.
+ Sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy phải phù hợp với từng hoạt
động và minh họa khi giải nghĩa từ khó.
* Đối với học sinh:
+ Giáo viên rèn cho các em cầm viết đúng quy định, ngồi viết đúng tư thế,
nắm được độ cao, khoảng cách các con chữ, bỏ dấu thanh chính xác và luôn có ý

thức tự giác hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo viên giao.
+ Rèn học sinh có thói quen khi chuẩn bị bài, các em phải tự tìm những từ
khó mà các em hay nhầm lẫn.
+ Hướng dẫn các em biết cách cầm bút và nắm vững quy tắc chính tả.
+ Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập bằng nhiều hình
thức khác nhau như: đôi bạn cùng tiến, học tổ, học nhóm, thảo luận nhóm, rèn
cho học sinh kỹ năng phát âm thật chuẩn, chính xác và biết tập trung nghe giảng
bài trên lớp, nắm được nghĩa của các từ, tự kiểm tra lại các từ khi viết. Ngoài ra,
các em còn phải có ý thức tự học, tự rèn ở nhà.

9


+ Hình thành cho học sinh kỹ năng viết đúng chính tả trên cơ sở nắm luật
viết chính tả về viết hoa danh từ riêng, phân tích mở rộng, so sánh từ…
+ Hiểu được ích lợi của việc viết đúng chính tả, để từ đó các em sẽ tích
cực tham gia các hoạt động học tập.
* Đối với phụ huynh học sinh:
+ Phụ huynh nên quan tâm nhắc nhở thường xuyên các em chuẩn bị bài,
dụng cụ học tập đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em có thời gian học tập.
+ Luôn thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, phản hồi về tình
hình học tập của con em mình.
b) Giải pháp chứng minh vấn đề được giải quyết:
Để giải quyết những vấn đề nêu trên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau
đây:
* Đối với giáo viên:
- Trước hết cần phân loại theo từng nhóm đối tượng học sinh: nhóm viết
đúng hoàn toàn thường các em đọc và phát âm đúng, viết đúng chính tả thì giáo
viên cần phát huy nhiều khả năng tích cực ở các em.

+ Ví dụ: Trong học tập, cho các em thi đua để giải quyết các câu hỏi khó
hoặc bài tập nâng cao có trong bài chính tả.
- Nhóm học sinh viết chưa đúng như các em thường viết sai phụ âm đầu, sai
vần, sai dấu thanh thì trong giờ học giáo viên cần quan tâm giúp đỡ nhiều đối
với học sinh chậm kỹ năng viết chính tả, thường xuyên gọi các em đọc bài để
giúp đỡ, sửa sai cách phát âm. Hằng ngày, trong quá trình giảng dạy giáo viên
nên chú ý sửa chữa uốn nắn kịp thời, động viên trước những tiến bộ của các em
dù đó là sự tiến bộ rất nhỏ mà bản thân các em đã cố gắng đạt được.
- Ở nhà, giáo viên thường xuyên tham khảo sách báo, từ điển Tiếng Việt,
chuẩn bị thật kỹ bài dạy để thuận lợi trong việc hướng dẫn học sinh viết đúng
chính tả.
- Xây dựng kế hoạch dạy học phải phù hợp với trình độ của học sinh, tình
hình học tập của các em.
10


- Trong tiết dạy, giáo viên phải thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức
dạy học phong phú như: thi đua tiếp sức, thảo luận nhóm, trò chơi học tập để
hướng dẫn các em nhằm giúp học sinh có hứng thú trong giờ học. Đối với học
sinh thường viết sai lỗi chính tả thì giáo viên nên cho học sinh viết lại nhiều lần
từ đó sau bài chính tả để các em khắc sâu hơn, từ đó không mắc lỗi nữa.
- Sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy phải phù hợp với từng hoạt động
và minh họa khi giải nghĩa từ khó.
- Giáo viên viết chữ trên bảng lớp phải viết đúng mẫu, đẹp, rõ ràng; thường
xuyên kiểm tra tập vở của học sinh, cách cầm bút, phát hiện những sai sót của
học sinh để uốn nắn và sửa chữa kịp thời. Trong giờ học chính tả khi luyện viết
từ khó giáo viên nên quan tâm nhiều đến những học sinh viết chậm kỹ năng viết.
Khi sửa lỗi giáo viên nên để học sinh tự phát hiện lỗi sai của mình, để các em
ghi nhớ và sửa lại cho đúng.
- Xây dựng tập thể lớp có ý thức, biết đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học

tập.
- Giáo viên phải tự rèn cho mình thói quen phát âm chuẩn.
- Trong giờ chính tả giáo viên hướng dẫn cho các em biết cách sử dụng
sách giáo khoa trong suốt giờ học, cho học sinh tự tìm ra những từ khó trong bài
viết, đoạn viết và cho các em viết vào bảng con các từ khó; hướng dẫn cho các
em phát âm đúng các từ khó và biết phân biệt nghĩa của từ, tùy theo tiết học mà

11


giáo viên cho học sinh chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn văn, bài thơ.
* Đối với học sinh:
- Có ý thức tinh thần trong học tập và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo
viên giao.
- Ngồi viết đúng tư thế, biết cách cầm bút và nắm vững quy tắc chính tả.
Tích cực tham gia các hoạt động học tập của lớp bằng nhiều hình thức khác
nhau: cá nhân, nhóm, tổ,…
- Trong giờ Chính tả, giáo viên cần đề cập những vần khó, những cụm từ và
ý nghĩa của bài, đồng thời hướng dẫn cho các em những lỗi thường mắc phải để
biết phân biệt những từ do địa phương phát âm sai: xinh xinh đọc là sinh sinh,
vui vẻ đọc là dui dẻ, căn nhà đọc là căng nhà,…
- Thường xuyên nhắc nhở những học sinh hay viết hoa tùy tiện.
+ Viết hoa tên riêng của người, tên địa danh hoặc tên riêng của các tổ chức,
các cơ quan đoàn thể: viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
+ Đối với các bài thơ: viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
+ Câu văn: viết hoa chữ cái đầu câu văn.
- Học sinh có thói quen tự soát lỗi của mình và sửa lỗi sai (nếu có).
- Trong giờ học, giáo viên cần thay đổi bầu không khí, không nên giảng bài
một cách rập khuôn máy móc mà cần phải liên hệ thực tế vào bài dạy để gây
hứng thú cho học sinh. Hướng dẫn kỹ lại cách viết hoa những chữ cái đối với

những em viết còn sai chính tả, cho các em viết lại nhiều lần trong những tiết
tăng hay lúc truy bài đầu giờ. Cần cư xử thật tế nhị, nhẹ nhàng khi các em mắc
lỗi.
+ Ví dụ: khi chúng tôi phát hiện học sinh viết không đúng chính tả thì
chúng tôi không tỏ thái độ nóng nảy mà ân cần hỏi thăm để tìm hiểu lý do, sau
đó tìm hướng để khắc phục. Xây dựng kế hoạch và lập ra danh sách học sinh
chậm kỹ năng viết qua khảo sát chất lượng đầu năm để theo dõi và phụ đạo học
sinh kịp thời.
- Để viết đúng chính tả học sinh cần nắm vững một số quy tắc chính tả sau
đây:
12


a) ng và ngh:
+ Viết ngh khi đứng trước các nguyên âm e, ê, i.
Ví dụ: nghỉ hè, nghề nghiệp, nghe nhạc,…
+ Viết ng khi đứng trước các nguyên âm khác:
Ví dụ: ngỡ ngàng, ngơ ngác, ngân nga,…
b) g/gh:
+ Viết gh khi đứng trước các nguyên âm e, ê, i.
Ví dụ: ghi nhớ, bàn ghế, chèo ghe, con ghẹ,…
+ Viết g khi đứng trước các nguyên âm khác:
Ví dụ: nhà ga, con gà, …
c) k/c/q:
+ Viết k khi đứng trước các nguyên âm: e, ê, i, ia, iê,…
Ví dụ: kín đáo, kế hoạch, kén chọn, kia, kiến thức,…
+ Viết c khi đứng trước các nguyên âm khác:
Ví dụ: cần câu, cây cỏ, cầm đồ, cơ cấu,…
+ Viết q khi nguyên âm có thêm âm đệm:
Ví dụ: quy tắc, quyền lực, quý báu, cơ quan,…

- Trong giảng dạy chúng tôi nhận thấy đa số các em phát âm theo địa
phương không phân biệt được âm đầu như: v/d, d/gi, tr/ch,…Vần như: ưu/ươu,
ươn/ương,… do vậy khi viết các em thường viết sai nên giáo viên cần chú ý và
hướng dẫn cho các em phát âm đúng và viết đúng.
Ví dụ: Vội vàng đọc thành dội dàng
Con hươu đọc thành con hưu
Cái giếng đọc thành cái diếng
Con vượn đọc thành con dượng
Cây tre đọc thành cây che
- Ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức về những quy luật chính tả cụ
thể trên giáo viên cần kết hợp với các môn học khác để hỗ trợ các em viết đúng
chính tả.

13


- Xây dựng cho học sinh thói quen viết cẩn thận, khi viết xong phải rà soát
lại để bổ sung sửa chữa những sai sót kịp thời.
- Củng cố rèn luyện các kiến thức cơ bản, rèn luyện tư duy, giáo dục tư
tưởng, tình cảm, sửa chữa cho các em tạo môi trường an toàn, phong phú và hấp
dẫn trong quá trình dạy học để từ đó các em biết được những lỗi sai của mình đã
mắc phải để học sinh tự phát hiện lỗi sai, tự sửa lỗi và ghi nhớ để viết đúng.
- Ngoài ra trong quá trình viết chính tả học sinh còn thường mắc phải
những lỗi như: nhầm lẫn phụ âm đầu, phần vần hay âm cuối, giáo viên cũng có
thể cung cấp cho học sinh một số mẹo chính tả trong quá trình sửa lỗi để giúp
các em ghi nhớ và khắc sâu hơn.
a) Mẹo viết dấu hỏi, dấu ngã:
- Nếu các tiếng bắt đầu bằng những phụ âm m, n, nh, l, v, d, ng, ngh.
Ví dụ:
+ Với m: mĩ mãn, mẫu tử, mẫn cảm,…

+ Với n: nỗ lực, nữ công, nõn nà,…
+ Với l: lễ phép, lão làng,…
+ Với v: vững bền, vĩ đại,…
+ Với d: dũng cảm, kiều diễm,…
+ Ngang hỏi: run rẩy, vui vẻ, nho nhỏ, trong trẻo,…
+ Sắc hỏi: mát mẻ, nhí nhảnh, lúc lỉu,…
+ Huyền ngã: thẫn thờ, rõ ràng, ầm ĩ, dễ dàng, sẵn sàng,…
+ Nặng ngã: rực rỡ, nũng nịu, lặng lẽ, vội vã,…
+ Hỏi hỏi: lỏng lẻo, thủ thỉ,…
+ Ngã ngã: mãi mãi, dễ dãi,…
b) Mẹo viết ch/tr:
- Viết ch trong những trường hợp:
+ Từ chỉ quan hệ họ hàng, gia đình.
Ví dụ: cha, chú, chồng, chị, cháu,…
+ Từ chỉ đồ dùng thường gặp trong gia đình.
Ví dụ: chai, chảo, chậu, chén, chổi,…
14


- Viết tr trong những trường hợp sau:
+ Từ chỉ ý không có sự che đậy.
Ví dụ: trần trụi, trống trãi, trơ trọi,…
+ Từ chỉ tính chất xấu.
Ví dụ: tráo trở, trơ trơ, trâng tráo,…
c) Mẹo viết phụ âm đầu s/x:
- Viết s trong các trường hợp sau:
+ Từ chỉ trạng thái tốt.
Ví dụ: sáng suốt, sạch sẽ, sung sướng.
+ Từ chỉ người, động vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng, thiên nhiên.
Ví dụ: sứ thần, chim sáo, con sò, ngôi sao, dòng suối,…

- Viết x trong các trường hợp sau:
+ Từ chỉ tên thức ăn.
Ví dụ: xôi gấc, xúc xích, xá xị, lạp xưởng,…
+ Từ chỉ sự nhỏ đi.
Ví dụ: xì, xẹp, xốp,…
d) Mẹo viết vần ăc/ăt:
+ Từ có vần ăc thường có nghĩa chỉ sự lung lay, dao động.
Ví dụ: lúc lắc, ngắc ngư,…
+ Từ có vần ăt thường có nghĩa là tách rời hay túm lại một vật.
Ví dụ: chặt, nhặt, cắt cỏ, bắt,…
e) Mẹo viết vần ai/ay:
+ Từ có vần ai thường có nghĩa chỉ đặc điểm của con người.
Ví dụ: mái tóc, lỗ tai, …
+ Từ có vần ay thường chỉ hoạt động của các sự vật.
Ví dụ: máy cày, máy bay, máy quạt,…
- Biện pháp tiếp theo để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giải nghĩa
từ. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và
câu,…nhưng nó cũng rất cần thiết trong tiết Chính tả, khi mà học sinh không thể
phân biệt từ khó dựa vào cách phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Có nhiều
15


cách để giải nghĩa từ cho học sinh như: đọc chú giải, tìm từ đồng nghĩa, trái
nghĩa, miêu tả đặc điểm, tranh ảnh,…Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải
đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.
Ví dụ: Muốn phân biệt ch/tr, khi nào viết tiếng “truyện” và khi nào viết
tiếng “chuyện” người viết phải phân biệt sự khác nhau về nghĩa của hai từ này
để từ đó rút ra cách viết đúng chính tả.
Viết là “truyện” khi muốn chỉ tác phẩm văn học được in (truyện ngắn,
truyện cười,…). Viết là “chuyện” khi muốn chỉ sự việc được kể lại (câu chuyện,

kể chuyện,… hay là một công việc cụ thể như: chưa làm nên chuyện).
Ví dụ:
Kể chuyện phải trung thành với truyện, phải kể đúng các tình tiết của câu
chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc
truyện.
- Ngoài ra giáo viên cần phải rèn cho học sinh có thói quen viết đúng, sử
dụng đúng phương ngữ.
- Học sinh thuộc phương ngữ Bắc Bộ có ưu điểm là ít viết sai thanh điệu và

16


vần, nhưng lại thường hay viết lẫn lộn một số chữ phụ âm đầu như: “ch/tr”,
“s/x”, “r/d/gi”, “l/n”,…
Ví dụ: ch/tr
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Đỗ Trung Quân
Ví dụ: s/x
Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
Tục ngữ
Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.
Ví dụ: r/d/gi
Hòa dỗ em đội mũ để đi ăn giỗ ông ngoại.
Chúng tôi lênh đênh trên dòng sông ròng rã ba ngày.
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hòa tiếng chim.

Vòm cây xanh, đố bé tìm
Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung.
Định Hải
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà giời
Lạy cậu, lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Đồng dao
Ví dụ: l/n
Năm gian lều cỏ thấp le te
17


Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Nguyễn Khuyến
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
Tục ngữ
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
Nguyễn Du
- Học sinh thuộc phương ngữ Nam Bộ hay viết lẫn lộn thanh hỏi, thanh
ngã, các phụ âm cuối như “t/c”,… Bên cạnh đó học sinh còn viết sai các tiếng có
vần khó như: uyu, uêch, uyt, oăc, oay, oong,… và những tiếng có vần dễ lẫn
như: iê/yê/ya, ươn/ương, ao/au, ân/âng, en/eng, uôn/uông, i/iê, ưt/ưc, g/gh, …
Ví dụ: iê/ yê/ya

Đêm đã khuya. Bốn bề yên tĩnh. Ve đã lặng yên vì mệt và gió cũng thôi trò
chuyện cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng võng kẽo kẹt, tiếng
mẹ ru con.
Ví dụ: Thanh hỏi/ thanh ngã
Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng
Trên bờ, vải, nhãn, hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
Ca dao
Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu, bừa kĩ, phân gio cho nhiều
Tục ngữ
Kiến cánh vỡ tổ bay ra
Bão táp mưa sa gần tới.
Vẳng từ vườn xa
18


Chim cành thỏ thẻ
Ríu rít đầu nhà
Tiếng bầy se sẻ.
Em đứng ngẩn ngơ
Nghe bầy chim hót.
Bầu trời cao vút
Trong lời chim ca
Thanh Quế
Ví dụ: ươn/ương
- Thương người như thể thương thân.
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư.

Tục ngữ
Ví dụ: uôn/uông
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
- Không phải bò
Không phải trâu
Uống nước ao sâu
Lên cày ruộng cạn.
Câu đố
- Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt.
- Nước từ trên nguồn đổ xuống, chảy cuồn cuộn.
Ví dụ: ân/âng
Tôi viết những vần thơ về vầng trăng quê hương.
Dân làng dâng lên nhà vua nhiều của ngon vật lạ.
Ví dụ: en/eng
Đêm hội, ngoài đường người và xe chen chúc. Chuông xe xích lô leng
keng, còi ô tô inh ỏi. Vì sợ lỡ hẹn với bạn, Hùng cố len qua dòng người đang đổ
về sân vận động.
Ví dụ: i/iê
19


Cây bàng lá nõn xanh ngời
Ngày ngày chim đến tìm mồi chíp chiu
Đường xa gánh nặng sớm chiều
Kê cái đòn gánh bao nhiêu người ngồi.
Trần Đăng Khoa
Ví dụ: ao/au
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
- Trèo cao ngã đau.
Ví dụ: ưt/ưc

Mới vừa nắng quái
Sân hãy rực vàng
Bỗng chiều sẫm lại
Mờ mịt sương giăng.
Cây cối trong vườn
Rủ nhau thức dậy
Đêm như loãng ra
Trong mùi hoa ấy.
Quang Huy
Ví dụ: g/gh
- Lên thác xuống ghềnh.
- Con gà cục tác lá chanh.
- Gạo trắng nước trong.
- Ghi lòng tạc dạ.
Để khắc phục được những tình trạng này chúng tôi áp dụng theo nguyên
tắc kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của chúng biểu hiện.
Muốn vậy cần đặt từ đó trong ngữ cảnh để học sinh dễ hiểu.
Ngoài ra chúng tôi còn thường xuyên cho các em luyện tập qua các dạng
bài tập như: điền vào chỗ trống trong câu, chọn những chữ viết đúng trong

20


ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn,… điều này có tác dụng rất lớn trong việc rèn
kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh.
Ví dụ: Điền vào chỗ trống c hay k ?
Con cá, con kiến, cây cầu, dòng kênh
Ví dụ: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?
(ngờ, nghiêng): nghiêng ngả, nghi ngờ.
(ngon, nghe): nghe ngóng, ngon ngọt

(chở, trò): trò chuyện, che chở
(trắng, chăm): trắng tinh, chăm chỉ
(gổ, gỗ): cây gỗ, gây gổ
(mỡ, mở): màu mỡ, cửa mở
Ví dụ: Điền vào chỗ trống:
(sa, xa): xa xôi, sa suống
(sá, xá): phố xá, đường sá
(ngả, ngã): ngã ba đường, ba ngả đường
(vẻ,vẽ): vẽ tranh, có vẻ
Ví dụ: Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống:
(giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn)
Con mèo, con mèo
Đuổi theo con chuột
Giơ vuốt, nhe nanh
Con chuột chạy quanh
Luồn hang luồn hốc
Đồng dao
Ví dụ: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?
(sương, xương): sương mù, cây xương rồng
(sa, xa): đất phù sa, đường xa
(sót, xót): xót xa, thiếu sót
(chiết, chiếc): chiết cành, chiếc lá
(tiết, tiếc): nhớ tiếc, tiết kiệm
21


(biết, biếc): hiểu biết, xanh biếc
- Khi tổ chức dạy bài Chính tả (tập chép) giáo viên cần lưu ý chép văn bản
thật cẩn thận, chính xác. Ở phần này giáo viên nên gợi ý, hướng dẫn, nhắc nhở
để học sinh viết đúng, viết đẹp, viết bảo đảm tốc độ đã được quy định.

- Khi dạy bài Chính tả (nghe viết): đây là kiểu bài chính tả thể hiện đặc
trưng của phân môn Chính tả. Kiểu bài này yêu cầu học sinh nghe từng từ, cụm
từ, câu do giáo viên đọc. Học sinh muốn viết đúng chính tả phải gắn với việc
hiểu nội dung của từ, cụm từ, câu. Trước khi học sinh viết, giáo viên đọc thong
thả và diễn cảm đoạn viết nhằm giúp học sinh có cái nhìn bao quát hơn về đoạn
viết. Như vậy học sinh sẽ viết đúng chính tả trên cơ sở hiểu nội dung văn bản và
tránh được các lỗi do không hiểu những gì mình viết.
- Yêu cầu quan trọng của việc dạy Chính tả là giáo viên phải kiểm tra nhận
xét và sửa bài cho học sinh thật tỉ mỉ và chu đáo. Đối tượng được nhận xét và
sửa bài là học sinh cả lớp song cần chú ý đến những học sinh viết chậm hay mắc
lỗi thường xuyên. Qua đánh giá giáo viên có điều kiện rút ra nhận xét kịp thời
tuyên dương những học sinh có tiến bộ, phát hiện những lỗi học sinh thường
mắc để các em chú ý sửa chữa.
- Việc đánh giá đòi hỏi giáo viên đầu tư nhiều thời gian tránh nhận xét
chung chung không cụ thể. Cần động viên khen ngợi kịp thời những em có tiến
bộ dù rất nhỏ của học sinh, có biện pháp giúp đỡ kịp thời đối với học sinh chậm
kỹ năng viết để các em theo kịp các bạn, không chán nản. Việc soát lỗi chính tả,
giáo viên cần đọc từng câu cho học sinh soát lỗi, kết hợp chỉ dẫn các chữ viết sai
lên bảng.
* Về phía phụ huynh học sinh:
- Tăng cường công tác kết hợp giữa nhà trường, gia đình, giáo viên và phụ
huynh học sinh trong việc học tập của các em.
- Giáo viên liên hệ thường xuyên với phụ huynh hay ngược lại để cùng
phối hợp nhắc nhở các em tích cực trong học tập.
- Phụ huynh cần trang bị cho các em góc học tập riêng ở nhà.
- Phụ huynh phải thường xuyên kiểm tra kết quả học tập của con em mình.
22


- Động viên nhắc nhở các em đọc thêm sách báo, truyện thiếu nhi để bồi


23


dưỡng thêm kiến thức để từ đó học sinh sẽ đọc đúng và viết đúng chính tả hơn.
* Vận dụng đổi mới trong dạy học
- Để đổi mới phương pháp dạy học khi dạy chính tả, ngay từ đầu năm học,
chúng tôi đã nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học mới trong tiết dạy.
- Nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đẹp và viết đúng, chính xác ngay là
điều khó có thể thực hiện được. Do vậy, ngay từ đầu năm học riêng với phân
môn Chính tả chúng tôi đã yêu cầu học sinh mỗi em có hai quyển vở, một quyển
để viết bài ở lớp, một quyển dành rèn viết vào buổi chiều. Chúng tôi giao việc
cho học sinh mỗi tuần rèn một bài trong sách giáo khoa và làm bài tập còn lại
của bài chính tả trong tuần đó, ví dụ như: nghe viết bài “Sự tích cây vú sữa”,
làm tại lớp bài tập 2, 3a; bài 3b làm buổi chiều để rèn chữ viết và trau dồi kiến
thức về vốn từ cho các em. Giáo viên nhận xét cụ thể, rõ ràng. Từ đó giáo viên
phát hiện ra nguyên nhân học sinh viết chưa đúng. Bên cạnh đó giáo viên cần
nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết và cách cầm bút.
- Giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu muốn viết đúng và đẹp thì phải
rèn luyện và nắm vững nghĩa của từ cũng như các luật chính tả.
- Dạy phân môn Chính tả việc hướng dẫn học sinh là cần thiết, vì đây là
môn học rèn kỹ năng. Muốn vậy giáo viên phải nắm vững khả năng chữ viết của
từng em. Đặc biệt là những em hay viết sai, viết chậm của tất cả các môn học và
có hướng dẫn cụ thể với từng em đó.
- Đối với chính tả “nghe - viết” tại lớp. Yêu cầu học sinh nghe từng từ,
từng cụm, câu do giáo viên đọc, vừa nghe vừa tái hiện lại hình thức chữ viết của
từ, cụm từ và câu.
- Khi viết giáo viên nhắc nhở học sinh viết đủ số lượng tiếng đã nghe, viết
đúng và theo tốc độ quy định. Do đó, giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết về
các quy tắc Chính tả, học sinh còn phải hiểu nghĩa của từ. Khi dạy kiểu bài này,

việc đọc mẫu của giáo viên phải chính xác, đúng với âm, giáo viên đọc thong
thả, rõ ràng ngắt nghỉ hợp lý. Tốc độ đọc phù hợp với tốc độ viết của học sinh.
+ Để viết đúng Chính tả việc đọc của giáo viên lớp 2 cũng rất quan trọng.
Vì vậy khi đọc cho học sinh viết bài giáo viên cần thức hiện các bước sau:
24


- Đọc lần 1: Giáo viên đọc đúng ngữ điệu, phát âm đúng chuẩn, nhấn giọng
các từ khó trong bài.
- Đọc lần 2: Giáo viên đọc từng cụm từ và nhấn mạnh các từ khó trong bài
để các em viết vào tập.
- Đọc lần 3: Giáo viên đọc cho học sinh rà soát lại, bổ sung thêm.
- Giáo viên nhận xét hướng dẫn sửa sai. Giáo viên tuyên dương những học
sinh viết đúng chính tả, trình bày đẹp.
Từ những kinh nghiệm trên mà chúng tôi áp dụng trong các môn học và
nhất là phân môn Chính tả một cách nhẹ nhàng, giúp cho các em say mê học tập
rèn luyện chữ viết, chữ viết đúng chính tả, đẹp, đúng mẫu, tốc độ viết ngày càng
nhanh theo đúng quy định.
4. Kết quả đề tài:
- Từ kết quả thực tiễn ở đầu năm học, chúng tôi đã nghiên cứu mục tiêu,
phương pháp dạy chính tả mới, vận dụng trong giờ dạy sao cho phù hợp với
từng đối tượng học sinh lớp mình. Kết quả khảo sát cho thấy sau khi áp dụng đề
tài kỹ năng viết chính tả của các em đã có nhiều tiến bộ, các em viết đúng hơn,
trình bày sạch đẹp hơn và hiệu quả cao hơn so với khi chưa áp dụng đề tài.
- Trong năm học này, nhờ kiên trì thực hiện các giải pháp rèn chính tả nêu
trên mà chất lượng viết của học sinh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Chúng tôi
đã tiến hành khảo sát và có số liệu như sau:
BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ QUA CÁC THỜI ĐIỂM
Thời
điểm


Lớp

TS

Đúng hoàn

Sai phụ

HS

toàn
SL
TL

âm đầu
SL
TL

Sai vần
SL

TL

Sai dấu
thanh
SL
TL

Chưa áp

dụng đề

2A

35

20 57,1%

5

14,3%

4

11,5%

6

17,1%

35

18 51,4%

7

20%

5


14,3%

5

14,3%

tài
2B
25


×