Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN một số biện pháp giúp trẻ khám phá khoa học về thế giới thực vật cho trẻ 5 6 tuổi trường mầm non phước minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.15 KB, 30 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ khám phá khoa học về Thế giới
thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Phước Minh.
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên, Phạm Thị Lệ.
Nơi công tác: Trường Mầm non Phước Minh.
1 . Lý do chọn đề tài:
Tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi tham gia vào hoạt động khám phá khoa học qua
các đề tài của chủ đề Thế giới thực vật giúp cho trẻ được trải nghiệm, khám phá
rất nhiều các sự vật, hiện tượng như: tìm hiểu về sự phát triển của cây, gọi tên
được các bộ phận, môi trường sống của cây, ích lợi của chúng, đặc điểm của một
số loài thực vật: cây xanh, hoa, quả, biết ích lợi của thực vật… Ngoài ra, trẻ còn
được tham gia lao động qua các hoạt động ở góc thiên nhiên, thử nghiệm và theo
dõi quá trình phát triển của cây, chăm sóc cây trồng, nhận biết được một số loại
cây. Qua đó hình thành và phát triển thẩm mỹ ở trẻ sự cảm thụ cái đẹp của thiên
nhiên, lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, trong thực tế khi tiến hành tổ chức các hoạt động khám phá
khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi, đa số giáo viên chỉ truyền đạt đến trẻ những kiến
thức suông qua việc cho trẻ xem tranh ảnh, qua việc trao đổi với giáo viên. Giáo
viên ít tạo điều kiện cho trẻ được trực tiếp tham gia vào hoạt động khám phá vì
thế trẻ chưa có nhiều cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu trên các đồ vật hoặc các sự vật
hiện tượng dẫn đến trẻ chưa được mở rộng hơn về nhận thức, chưa làm giàu
được vốn kiến thức, kỹ năng và ngôn ngữ của trẻ.
2. Đối tượng, phương pháp:
- Đối tượng: Một số biện pháp giúp trẻ khám phá khoa học về Thế giới thực
vật cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Phước Minh
- Lớp Lá 3 trường Mầm non Phước Minh năm học 2014-2015.
- Phương pháp trò chuyện, phương pháp thực hành, phương pháp đọc tài
liệu.
3. Đề tài đưa ra kinh nghiệm mới:

1




- Giúp giáo viên nắm vững hơn về phương pháp giảng dạy, có sáng tạo
trong tổ chức theo hình thức đổi mới.
- Trẻ yêu thích và hứng thú tham gia vào hoạt động, thích được khám phá
các sự vật gần gũi của trẻ hằng ngày.
- Đa số phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc hoạt động khám
phá khoa học về thế giới thực vật.
4. Hiệu quả áp dụng:
- Được chọn làm lớp điểm phát triền nhận thức trong khối và thường xuyên
xây dựng tiết tốt, chuyên đề cho các bạn đồng nghiệp dự và học hỏi.
- Phụ huynh tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp tổ chức
thể hiện qua việc họp và đóng góp ý kiến, thường xuyên trao đổi với giáo viên
tình hình trẻ trong giờ đón trả trẻ.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động khác, không còn trẻ
rụt rè, e ngại.
5. Phạm vi áp dụng: Đề tài có thể triển khai cho các trường Mầm non có cùng
điều kiện.
Huyện Dương Minh Châu, ngày 14 tháng 3
năm 2015
Người viết

I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Hoạt động khám phá khoa học đối với trẻ mầm non là một hoạt động gây
nhiều sự lôi cuốn, tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia tìm hiểu vào hoạt động.
Khi tham gia vào hoạt động này trẻ còn được phát triển cao về khả năng quan

2



sát, phát triển các quá trình tâm lý như: phân tích, so sánh, khái quát. Từ đó, trẻ
có thể rút ra được các kết luận cho các hoạt động thử nghiệm của mình.
Cũng như các hoạt động khác, khám phá khoa học cũng được thực hiện
theo các chủ đề nhằm giúp việc truyền đạt các tri thức đến với trẻ đảm bảo được
về tính khoa học và có lôgic hơn. Vấn đề này giúp sự tiếp thu kiến thức của trẻ
được tiến hành tuần tự, thể hiện qua từng giai đoạn, xuyên suốt sâu trong một
chủ đề giúp trẻ nắm bắt được các kiến thức dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.
Khả năng nhận thức của trẻ được phát triển qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các
hoạt động tìm hiểu cây, hoa, quả ...
Thế giới xung quanh trẻ muôn màu muôn vẻ, việc cho trẻ được tìm hiểu
khám phá chúng đã được phân ra theo nhiều chủ đề, mỗi chủ đề đều mang một
nội dung rõ ràng, giúp trẻ được phát triển về nhận thức cũng như qua các mặt
khác nhằm giúp trẻ được phát triển toàn diện.
Thế giới thực vật là một trong những chủ đề mang đến cho trẻ những cảm
nhận mới lạ về hiện tượng thiên nhiên. Đây là một chủ đề phát triển cao về nhận
thức cho trẻ, hình thành ở trẻ lòng yêu thiên nhiên, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi
trường, biết bảo vệ và chăm sóc cây trồng.
Quá trình trẻ tham gia vào hoạt động khám phá khoa học qua các đề tài
của chủ đề Thế giới thực vật giúp cho trẻ được trải nghiệm, khám phá rất nhiều
các sự vật, hiện tượng như: tìm hiểu về sự phát triển của cây, gọi tên được các
bộ phận, môi trường sống của cây, ích lợi của chúng, đặc điểm của một số loài
thực vật: cây xanh, hoa, quả, biết ích lợi của thực vật… Ngoài ra, trẻ còn được
tham gia lao động qua các hoạt động ở góc thiên nhiên, thử nghiệm và theo dõi
quá trình phát triển của cây, chăm sóc cây trồng, nhận biết được một số loại cây.
Qua đó hình thành và phát triển thẩm mỹ ở trẻ sự cảm thụ cái đẹp của thiên
nhiên, lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
Đồng thời qua đó hình thành ở trẻ bài học giáo dục về đạo đức, giáo dục
trẻ lòng biết ơn người lao động, yêu thiên nhiên và cuộc sống xung quanh trẻ.
Tuy nhiên, trong thực tế khi tiến hành tổ chức các hoạt động khám phá

khoa học cho trẻ, đa số giáo viên chỉ truyền đạt đến trẻ những kiến thức suông
3


qua việc cho trẻ xem tranh ảnh, qua việc trao đổi với giáo viên. Giáo viên ít tạo
điều kiện cho trẻ được trực tiếp tham gia vào hoạt động khám phá vì thế trẻ chưa
có nhiều cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu trên các đồ vật hoặc các sự vật hiện tượng
dẫn đến trẻ chưa được mở rộng hơn về nhận thức, chưa làm giàu được vốn kiến
thức, kỹ năng và ngôn ngữ của trẻ.
Chính vì nguyên nhân trên, đa số trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt
động khám phá khoa học và gây ảnh hưởng đến sự phát triển về nhiều mặt của
trẻ. Đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ khám phá khoa học về Thế giới thực vật
cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Phước Minh” là đề tài mà chúng tôi chọn
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đề tài tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động khám phá
khoa học về thế giới thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi, đem lại hiệu quả thiết thực khi tổ
chức các hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Phước Minh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng: Một số biện pháp giúp trẻ khám phá khoa học về Thế giới thực
vật cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Phước Minh.
- Lãnh vực hoạt động: nội dung, hình thức tổ chức khám phá khoa học về
thế giới thực vật.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Lớp Lá 3 trường Mầm non Phước Minh năm học 2014-2015.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu
sau:
* Phương pháp trò chuyện:
Giáo viên dùng phương pháp trò chuyện để trao đổi với các bạn đồng

nghiệp, với trẻ trong quá trình thực hiện hoạt động khám phá khoa học .
Dùng phương pháp này để giải thích, để giúp trẻ nhận biết rõ hơn về hoạt
động của mình và giúp trẻ nhận thức sâu hơn qua các đề tài.
* Phương pháp thực hành:
4


Thường xuyên tổ chức các hoạt động thực hành, trực tiếp trải nghiệm trên
các loại cây, hoa, quả nhằm giúp trẻ hiểu sâu hơn về các loại cây, hoa, quả đáp
ứng được nhu cầu học hỏi và vui chơi của trẻ.
Thực hành là hoạt động rèn luyện và củng cố khả năng nhận thức của trẻ,
hình thành ở trẻ sự mạnh dạn tự tin, hứng thú và năng động trong việc tìm hiểu
khám phá khoa học.
* Phương pháp đọc tài liệu:
Qua việc nghiên cứu thêm các thông tin, các tài liệu người nghiên cứu có
thể nắm vững hơn một số kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc tổ chức các
hoạt động khám phá khoa học cho trẻ.
6. Giả thuyết khoa học:
Hoạt động phát triển nhận thức về môi trường xung quanh là môn học
nhằm giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức gần gũi xung quanh trẻ, giúp trẻ
phát triển tốt về lĩnh vực nhận thức và phát triển toàn diện. Vì thế, nếu trẻ được
hướng dẫn tốt về kiến thức môi trường xung quanh về thế giới thực vật thì trẻ có
vốn kiến thức trong cuộc sống xung quanh để hình thành nhân cách và đức tính
tốt cho trẻ sau này.

II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Khám phá khoa học là một trong những hoạt động tạo ra nhiều cơ hội để
rèn luyện và hình thành kỹ năng nhận thức cho trẻ. Thông qua các bài học đơn
giản, giáo viên không những cung cấp cho trẻ vốn tri thức, mà còn giúp chúng

hình thành các năng lực tư duy, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề, nuôi
dưỡng lòng say mê khám phá... những tiền đề cần thiết cho trẻ trong suốt cuộc
đời.
5


Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc nuôi dưỡng mà trẻ còn
được làm quen và phát triển với nhiều hoạt động khác nhau. Trong đó hoạt động
Khám phá khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho
trẻ. Khả năng nhận thức của trẻ được phát triển qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các
đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu cây cối, con
vật, các hiện tượng tự nhiên và khám phá xã hội…
Việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ còn gò bó, rập
khuôn, chưa phát huy cao được tính sáng tạo của trẻ, gây nhiều ảnh hường đến
việc mở rộng nhận thức và phát triển toàn diện ở trẻ.
Kiến thức khoa học của mỗi đứa trẻ cần được xây dựng đa dạng dựa trên
nền tảng của hoạt động vui chơi và mối quan hệ thực giữa việc học và cuộc sống
thông qua các hoạt động hàng ngày, sự hứng thú và những hoài nghi của chúng.
Thế giới thực vật vẽ ra trước mắt trẻ những điều kỳ diệu, mới lạ từ thiên
nhiên rộng lớn. Với sự tổ chức và giúp đỡ của giáo viên trẻ sẽ được trực tiếp trải
nghiêm và khám phá về thế giới thực vật qua các hoạt động đa dạng và phong
phú hơn: trò chuyện, quan sát, làm một số thí nghiệm đơn giản, tham gia lao
động vườn trường, …
Ở các đề tài khám phá về khoa học nói chung, khám phá về thế giới thực
vật nói riêng, trẻ đều được cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết để tìm
hiểu, khám phá về các đề tài đó, để có thể nhận thức sâu hơn, tích lũy được
nhiều kinh nghiệm hơn về thế giới thiên nhiên.
Tùy theo tình hình lớp, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ làm quen, nhận
biết và quan sát, một số loại cây, hoa, rau, củ quả …có ở địa phương. Ngoài ra,
còn cho trẻ được làm quen với nhiều loại thực vật khác nhằm làm phong phú

thêm vốn kiến thức của trẻ qua phim, tranh ảnh, sách báo…
Để khơi dậy ở trẻ tính tò mò tự nhiên và tạo cơ hội cho trẻ khám phá về
đặc điểm, nổi bật cùng ích lợi của thực vật, điều kiện sống của thực vật và một
vài mối liên hệ đơn giản giữa thực vật với môi trường sống, cách chăm sóc và
bảo vệ chúng, đồng thời trau dồi óc quan sát, so sánh, nhận xét và phán đoán của
trẻ. Hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ đúng đắn đối với cây cỏ, hoa lá…
6


Nói chung, giúp trẻ khám phá tốt về thế giới thực vật là nhiệm vụ góp
phần phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là phát triển cao về nhận thức.

2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Đặc điểm tình hình
Thuận lợi:
- Được sự quan tâm Phòng Giáo dục và Đào tạo luôn tạo điều kiện cho
tham dự các chuyên đề trong năm và sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường
về chuyên môn cũng như việc chỉ đạo sâu sát các mặt hoạt động của lớp.
- Được sự quan tâm của phụ huynh học sinh.
- Bản thân có trình độ chuyên môn, luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình
trong công tác.
- Trẻ hồn nhiên, hiếu động, thích khám phá, tìm tòi và thích đi học.
Khó khăn:
- Chưa kết hợp chặt chẽ với nhà trường và phụ huynh.
- Tổ chức các hoạt động khám phá khoa học vể thế giới thực vật cho trẻ
còn hạn chế.
- Vốn kiến thức của trẻ chưa phong phú.
- Bản thân giáo viên chưa tổ chức sinh động hoạt động khám phá khoa
học cho trẻ.
2.2 Sự cần thiết của đề tài:

- Khám phá khoa học là một hoạt động rèn cho trẻ phát triển ngôn ngữ và
nhận thức của trẻ nhằm giúp cho trẻ thêm vốn từ về thế giới xung xung quanh
của trẻ. Qua hoạt động cung cấp những kiến thức cho trẻ trải nghiệm mang lại
cho trẻ cảm xúc dồi dào để xây dựng kiến thức khoa học cho trẻ. Các quá trình
khám phá khoa học giúp trẻ trau dồi, thăm dò khi khám phá thế giới xung quanh
như: quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, thử nghiệm, dự đoán, suy luận….tạo
7


cơ hội cho trẻ hình thành các kỹ năng này với những tình huống hoạt động cụ
thể của trẻ. Vì vậy, tìm hiểu các biện pháp cho trẻ khám phá khoa học là rất cần
thiết cho đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp giúp trẻ khám phá khoa học về
Thế giới thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Phước Minh.”
3. Nội dung vấn đề:
3.1 .Vấn đề đặt ra:
- Ngoài ra bản thân chúng tôi luôn dựa vào tình hình thực tế của lớp để
đưa ra các biện pháp thích hợp áp dụng trên lớp.
- Giúp trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động
- Nhận biết các chức năng của từng sự vật
- Tổ chức các hoạt động học theo hình thức “Học mà chơi,chơi mà học”.
- Tổ chức trồng vườn rau ở góc thiên nhiên và phía sau vườn.
- Kết hợp chặt chẽ với nhà trường và phụ huynh.
- Lồng ghép vào một số môn học khác.
- Cho trẻ khám phá về thới giới thực vật ở mọi lúc mọi nơi.
- Tạo các tình huống có vấn đề giúp trẻ phải tư duy, suy nghĩ để giải quyết
các tình huống.
3.2. Giải pháp:
Để giải quyết các vấn đề trên chúng tôi áp dụng các biện pháp sau:
3.2.1. Nghiên cứu sâu về hình thức giúp trẻ khám phá Thế giới thực
vật:

Chủ đề Thế giới thực vật trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi rất đa dạng và phong phú. Trẻ được tìm hiểu và khám phá qua việc:
* Quan sát vườn cây, vườn hoa, vườn rau trong sân trường:
Ví dụ: Chúng tôi tổ chức cho trẻ dạo chơi, tham quan vườn trường: quan
sát cây xanh, các loại hoa kiểng, vườn rau dinh dưỡng. Khi tổ chức cho trẻ quan
sát, chúng tôi gợi ý trẻ qua việc trò chuyện, hướng sự chú ý của trẻ vào đối
tượng quan sát.
- Tìm cho cô rau nào có lá tròn? Rau này là rau gì?
- Các con thấy nó như thế nào? Màu sắc, thân, lá, rễ…
8


- Tìm cho cô lá cây bàng, cây xà cừ?
- Hai lá này có gì khác? Vì sao con biết?
- Lợi ích của các loại cây xanh?....
* Nhận biết, gọi tên, so sánh, nhận xét và thảo luận sự giống nhau và khác
nhau rõ nét ở một số loại cây.
Để có thể giúp trẻ mạnh dạn nêu lên sự nhận xét, so sánh của một số loại
thực vật, chúng tôi cần tổ chức tốt hoạt động quan sát cho trẻ, giúp trẻ biết gọi
tên, nêu ý nghĩ về một số đặc điểm của chúng như: màu sắc, hình dạng, kích
thước.
Ví dụ: Cho trẻ quan sát luống rau sau vườn.
- Trong vườn rau có những loại rau nào? Ngoài ra con còn biết những loại
rau nào nữa?
- Ngoài rau dền ra, trong các luống rau này còn rau nào có dạng lá tròn
nữa? (rau mồng tơi)
- Con thấy rau mồng tơi có hình dáng như thế nào?...
- Ngoài việc chúng đều có lá hình tròn giống nhau, rau mồng tơi và rau
dền còn có những điểm nào giống nhau nữa? Chúng khác nhau như thế nào?
- Người ta thường dùng các loại rau này để chế biến những món ăn gì ?

- Các con kể các món ăn được chế biến từ rau?
* Chơi một số trò chơi nhận biết về thực vật.
- Có thể tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như: đoán cây qua lá, tìm rau,
đoán quả qua hạt, kể tên nhóm rau ăn củ, ăn quả, ăn lá, làm album về thực vật,
tìm bóng cho cây…
Ví dụ: Có thể cho trẻ phân loại các loại cây như: cây cho bóng mát, cây ăn
quả, cây kiểng; hoa cánh trò, hoa cánh dài; lá hình tròn, hoa trang trí, hoa kết
trái; lá dạng hình dài, lá màu đỏ, màu xanh…
* Quan sát, theo dõi sự lớn lên của cây.
Ví dụ: Chúng tôi tổ chức cho mỗi trẻ được gieo hạt vào một đồ dùng riêng
của trẻ như: lon sữa bò, bầu làm bằng lá dừa, chén nhựa hư… có đục lỗ thoát
nước và có làm ký hiệu riêng biệt.
9


* Tiến hành hoạt động thử nghiệm.
Để giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động khám phá khoa học,
không phải giáo viên chỉ sử dụng nhiều phương tiện trực quan trong giảng dạy
như tranh ảnh, đồ chơi, vật thật… kết hợp với lời giảng giải, giải thích là đã
cung cấp được kiến thức cho trẻ dễ dàng. Các phương pháp này chỉ giúp trẻ có
thể nhận biết đồ vật hay các sự vật, hiện tượng qua hình dáng và một số đặc
điểm chung nhưng chưa giúp trẻ khám phá được mối liên hệ giữa các sự vật,
hiện tượng hay giải thích các hiện tượng khoa học một cách dễ dàng.
Chúng tôi có thể cho trẻ xem cách gieo hạt, sau đó cho trẻ tự gieo hạt của
mình.
Mỗi ngày khi ra chơi trẻ đều tưới chúng và quan sát theo dõi sự phát
triển, nảy mầm và lớn lên.
Rút kinh nghiệm về kết quả thử nghiệm của trẻ.
Ví dụ: Cho trẻ nêu kết quả về vật thử nghiệm của mình và gợi ý cho trẻ
hiểu vì sao có một số hạt không nảy mầm lên cây được, có thể vì hạt được tưới

quá nhiều nước, hoặc bị kiến ăn …
* Cùng cô và các bạn lao động vườn trường:
Ví dụ: Cho trẻ tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu, nhặt lá ở góc thiên nhiên, vườn
rau dinh dưỡng.
Kết quả:
- Chúng tôi giúp trẻ được hứng thú tham gia tích cực hơn vào các hoạt
động.
- Trẻ được tham gia vào hoạt động khám phá khoa học một cách thoải
mái, tự tin.
- Hình thành ở trẻ sự yêu thích lao động.
3.2.2. Chuẩn bị cho hoạt động khám phá:
Ở trẻ 5 – 6 tuổi tư duy của trẻ chủ yếu trực quan hình tượng mạnh, đó là
điều kiện thuận lợi để giúp trẻ tìm hiểu để khám phá thế giới thực vật, dựa trên
điều kiện này chùng tôi luôn tạo điều kiện cho các cháu được quan sát trực tiếp
với thiên nhiên cây cối ở xung quang trẻ.
10


Quan sát trực tiếp: các cây trồng, các loài hoa quả, về rau củ quả…
Quan sát bằng hình ảnh trên máy vi tính
Đây là hoạt động chủ yếu giúp trẻ được giải đáp những thắc mắc về các
sự vật, hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên, trong cuộc sống. Vì thế, chúng tôi
cần chuẩn bị tốt các mặt sau:
- Đồ dùng đồ chơi:
Trẻ chỉ được trải nghiệm tốt khi trực tiếp thao tác trên các đồ vật, đồ dùng
đồ chơi. Chúng tôi cần trang bị và làm các đồ dùng đồ chơi phong phú nhằm
giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động khám phá hơn.
Ví dụ:
+ Sưu tầm các vỏ chai sữa bằng nhựa, cắt lấy phần đáy, đục lỗ bên dưới
để cho trẻ gieo hạt. Cho trẻ kết các lá dừa lại và kẹp lại bằng kẹp giấy làm bầu

gieo hạt, không sử dụng tăm nhọn vì sợ đâm phải tay trẻ.
+ Gọt mút carem tạo các loại rau, củ, quả với các bộ phân tách rời, sau đó
yêu cầu trẻ lắp gép thành các loại sản phẩm rau, củ, quả mà trẻ vừa được khám
phá.
+ Tận dụng các chai xà bông gội đầu, chai sữa tắm, rổ nhựa hư làm thành
các loại bình tưới cây đẹp mắt, đa dạng cho trẻ tưới cây và chăm sóc cây.
+ Sưu tầm một số nguyên vật liệu cho trẻ tự làm các loại rau, củ quả :
giấy, vải, các loại hộp, bao bì, cỏ khô, hoa khô, rơm…
- Chuẩn bị nội dung quan sát:
Khi tổ chức cho trẻ quan sát đối tượng, chúng tôi cần chú ý về đối tượng
được quan sát. Nếu sử dụng hình ảnh thì hình ảnh phải rõ, đảm bảo kích thước
vừa đủ cho trẻ dễ quan sát. Sử dụng vật thật đối với các đối tượng quen thuộc,
có ở địa phương.
Ví dụ: Một số loại rau, chúng tôi có thể cho trẻ quan sát trực tiếp các lọai
rau như: rau muống, rau dền, mồng tơi, cà chua, cải rốt…
Có thể cho trẻ quan sát thêm các đối tượng khác qua hình ảnh trên màn
hình ti vi và máy vi tính bằng cách chụp ảnh, chép vào USB, chép vào máy. Để
cung cấp cho trẻ nhiều đối tượng quan sát phong phú, giáo viên có thể sưu tầm
11


thêm một số hình ảnh các lọai thực vật trên sách báo, tranh ảnh, trên mạng
internet.
Để trẻ có điều kiện quan sát tốt, chúng tôi cần phối hợp với nhà trường
trong việc trồng và chăm sóc các loại cây xanh, hoa kiểng và vườn rau dinh
dưỡng. Trường cần xây dựng được môi trường xanh - sạch - đẹp để có nơi giúp
trẻ dạo chơi, quan sát và khám phá khoa học.
- Chuẩn bị nội dung trò chuyện :
Khi tổ chức cho trẻ quan sát, cần kết hợp phương pháp dùng lời để trò
chuyện với trẻ nhằm mục đích mở rộng hơn về nhận thức cho trẻ, hướng trẻ tập

trung sự chú ý và phát triển khả năng ghi nhớ.
Nội dung trò chuyện cần giúp trẻ được nhận thức rõ hơn về đối tượng cần
tìm hiểu. Vì thế, chúng tôi cần chuẩn bị tốt về nội dung trò chuyện để có thể
giúp trẻ nhận thức rõ hơn về đối tượng.
Ví dụ: Trẻ quan sát các loài hoa.
Chúng tôi có thể đố trẻ:
Hoa gì năm cánh vàng tươi
Mùa xuân khoe sắc, khoe duyên cùng đào? (hoa mai )
Sau đó cho trẻ xem hoa mai kết hợp trò chuyện:
- Cánh hoa mai như thế nào? Màu gì?
- Ở giữa những cánh hoa có gì? Nụ hoa thế nào?
- Thân cây như thế nào? Lá cây có dạng hình gì?
- Hoa mai thường nở vào mùa nào?
- Ngoài hoa mai, các cháu còn biết các loại hoa nào nữa?..
Tiến hành cho trẻ so sánh, nhận xét đặc điểm của đối tượng:
Kết quả:
Nhờ có sự chuẩn bị, đầu tư trước nên việc tổ chức hoạt động khám phá
khoa học cho trẻ mang lại nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.

12


3.2.3. Tổ chức hoạt động khám phá về thế giới thực vật cho trẻ:
Sau khi trẻ được quan sát về đề tài và được trao đổi, trò chuyện với chúng
tôi để mở rộng nhận thức. Tùy theo đề tài chúng tôi có thể tổ chức cho trẻ tiến
hành làm các hoạt động khám phá.
* Khám phá qua đặc điểm: hình dáng, màu sắc, kích thước … của một
số loại thực vật:
Chúng tôi có thể dùng phương pháp quan sát và trò chuyện để giúp trẻ
được tìm hiểu và khám phá chúng.

Ví dụ 1: Trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa rau muống và rau
dền
Chúng tôi gợi ý cho trẻ quan sát từng phần của rau: thân, lá, rễ…
+ Lá rau muống dài.
+ Lá rau dền có dạng hình tròn.
+ Rễ cây rau dền mọc thành chùm nằm dưới mặt đất.
+ Rể rau muống mọc trên thân rau, rau muống có thể sống trên mặt đất
hoặc ở dưới nước.
Chúng tôi gợi ý cho trẻ bẻ đôi thân rau ra và quan sát:
+ Thân rau dền đặc, có dây sơ.
+ Thân rau muống rỗng.
Ví dụ 2: Chủ đề Thế giới thực vật, đề tài “Quan sát, so sánh một số loại
cây”, giáo viên chuẩn bị:
- Chuẩn bị trước bằng việc cho trẻ chăm sóc một số loại cây ở góc thiên
nhiên, cây trong sân trường….
- Cho trẻ xem hình ảnh trên màn hình một số loại cây: cây cho bóng mát,
cây ăn quả, cây trang trí …
- Một số lá, hoa, quả…
- Một khúc gỗ cưa ngang.
* Nội dung đàm thoại:
- Đây là cây gì? Cây có những bộ phận nào?
- Thân, lá, hoa như thế nào?
13


- Người ta trồng cây để làm gì?
- Hãy nêu một số loại cây ăn quả, cây cho bóng mát…
- So sánh sự giống và khác nhau giữa một số loại cây.
- Người ta trồng cây như thế nào?
- Trồng cây có lợi ích gì?

- Cây sống nhờ những yếu tố nào?
- Vì sao các con phải bảo vệ và chăm sóc cây trồng?
- Nếu không có cây xanh khí hậu sẽ như thế nào?
* Chúng tôi tổ chức cho trẻ quan sát khám phá:
- Cho trẻ sờ vào thân cây, lá cây và nêu nhận xét.
- Cho trẻ quan sát khúc gỗ bị cưa ngang, đặt câu hỏi hướng sự chú ý của
trẻ vào mặt gỗ, các đường vân, màu sắc…
Ví dụ 3: Chủ đề thế giới thực vật: đề tài “Cho trẻ khám phá sự phát triển
của cây đậu”
- Cô cho trẻ quan sát cây đậu mà cô và trẻ đã gieo từ hôm trước.
- Chúng mình có biết cây lớn lên như thế nào không?
Cho trẻ xem phim và đàm thoại về sự phát triển của cây đậu từ hạt:
- Sau khi gieo xong, ta thấy điều gì xảy ra?
- Sau khi hat nảy mầm cây sẽ như thế nào?
- Các con làm gì để cây ra hoa kết quả?
- Cây đậu phát triển được nhờ vào các yếu tố nào?
- Cô khái quát lại quá trình về sự phát triển của cây đậu xanh.
- Lợi ích của cây đậu? Kể các món ăn từ hạt đậu?....
* Khám phá sự phát triển của một số thực vật:
Sử dụng phương pháp thử nghiệm như: gieo hạt, tưới cây, chăm sóc cây,
theo dõi quá trình phát triển của cây, cây thiếu ánh sáng, nước thì điều gì sẽ xảy
ra…..
Ví dụ: Khám phá sự phát triển của cây lúa.

14


Đề tài trẻ làm quen với cây lúa, chúng tôi cho trẻ chuẩn bị trước gieo các
hạt lúa vào một cái rổ nhựa hư ở góc thiên nhiên. Chúng tôi và trẻ thường xuyên
theo dõi quá trình phát triển của cây lúa.

Qua đó trẻ biết được cách gieo hạt, biết cây lúa lúc còn non gọi là mạ, biết
hình dáng, màu sắc, thân, lá, rễ, bông của cây lúa…
Ngoài ra chúng tôi còn có thể cho trẻ quan sát hạt lúa, chúng tôi giã tróc
vỏ lúa cho trẻ quan sát hạt gạo, trò chuyện giúp trẻ biết từ hạt lúa chúng ta mới
có hạt cơm để ăn hoặc một số loại bánh làm từ gạo.
Có thể cho trẻ tiến hành thử nghiệm qua việc gieo một số loại hạt khác
như: bầu, bí, mướp, các loại đậu…
Tổ chức cho trẻ biết cách chăm sóc, bón phân, nhổ cỏ, tưới cây để có điều
kiện theo dõi sự phát triển của cây.
* Khám phá thực vật qua các trò chơi:
Ngoài ra còn có thể tổ chức cho trẻ được khám phá thông qua các trò chơi
nhằm tạo thêm hứng thú cho trẻ, góp phần giúp trẻ được mở rộng hơn nhận thức
của mình.
Ví dụ 1: Trò chơi Cây nào, quả ấy hoặc Cây nào lá ấy…
- Yêu cầu:
Trẻ biết phân loại một số thực vật theo nhận thức của mình.
Biết gọi tên và nhận xét các đặc điểm.
- Cách chơi:
Cô chuẩn bị sẵn một số hình ảnh về cây hoặc lá hay quả thật, trẻ chọn
theo suy nghĩ và hiểu biết của mình rồi đặt quả hoặc dán lá vào cây đó.
- Luật chơi:
Trẻ chọn đúng và biết gọi tên.
Ví dụ 2: Trò chơi Đố bé Hạt của quả nào?
- Yêu cầu:
Trẻ biết hạt của các loại quả.
Trẻ chọn hạt và gọi tên các loại quả.
- Cách chơi:
15



Cô chuẩn bị sẵn một số hạt được phơi khô: hạt đu đủ, hạt me, hạt bưởi,
hạt mẳng cầu, hạt dưa hấu… và một số quả thật.
Chúng tôi đặt câu đố về các loại quả cho trẻ đoán. Nếu trẻ đoán đúng,
chúng tôi hỏi:
- Đố bé hạt nào là của quả này?
Cho trẻ chọn hạt của quả.
- Luật chơi:
Trẻ đoán được câu đố của chúng tôi và chọn đúng hạt của quả đó.
Ví dụ 3: Phân loại rau
- Yêu cầu:
Trẻ nhận biết, gọi tên được các loại rau.
Biết phân loại theo nhóm rau ăn củ, quả, lá.
- Cách chơi:
Chuẩn bị một số rau thật hoặc tranh ảnh.
Trẻ biết phân loại các nhóm rau, củ, quả.
Sau đó trẻ gọi tên và mô tả hình dáng chúng, nêu được tên một số món ăn
có sử dụng các loại rau, củ, quả này.
- Luật chơi:
Phân loại đúng theo nhóm, biết gọi tên và mô tả các đặc điểm.
Ví dụ 4: Trò chơi tìm lá cho cây.
- Yêu cầu:
Trẻ nhận biết các loại lá cho từng cây.
Biết phân loại từng lá cây khác nhau.
- Cách chơi:
Bức tranh có cây hoa, quả nhưng chưa có lá, các bạn thi nhau chạy tiếp
sức lên tìm và nối những chiếc lá cho đúng với cây.
- Luật chơi:
Trẻ thực hiện đúng tìm lá cho cây.
Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi nhằm phát huy tính tích chực cho trẻ


16


- Trò chơi hoc tập: Đến đúng các loại cây, hoa, rau, quả…ghép hình các
loại cây (hoa, rau, quả)
- Trò chơi sáng tạo: Thường sử dụng trong hoạt động góc (chơi bán hàng
trái cây, bán rau, của, quả, cửa hàng ăn uống, gia đình…)
- Trò chơi xây dựng: Xây vườn hoa, xây vườn cây ăn quả, xây vườn rau
nhà bé, lắp ghép tạo các luống rau, củ, quả từ các nguyên vật liệu mở mà cô đã
chuẩn bị sẵn…các bé xây,lắp ghép, biết chọn các loại cây, hoa, rau, quả để đặt
vào vườn và gọi tên đúng tên khu vườn mình vừa được xây dựng…
- Trò chơi vận động: Nhằm củng cố sự hiểu biết của trẻ về các nhóm thực
vật, tên các loại cây, hoa, rau, quả….rèn tính nhanh nhẹn, khả năng phân loại…
* Xây dựng góc bé yêu khoa học:
Nhằm giúp trẻ có điều kiện thực hiện các hoạt động khám phá, ở lớp
chúng tôi xây dựng cho trẻ góc Bé yêu khoa học. Đây là góc chơi giúp trẻ có
điều kiện trực tiếp trải nghiệm và khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh
trẻ ở lớp. Vì thế, chúng tôi nhận thấy cần phải tạo nguồn nguyên vật liệu phong
phú cho góc “Bé yêu khoa học” Ngoài việc vận động từ cha mẹ học sinh một số
sách báo về các hoạt động khoa học dành cho trẻ nhỏ, một số đồ dùng, đồ
chơi…, chúng tôi còn tự sưu tầm, tìm kiếm thêm các nguyên vật liệu và phế liệu
khác để phục vụ cho các chủ đề khác nhau.
Để trẻ có điều kiện tìm hiểu và khám phá các sự vật, hiện tượng xung
quanh trẻ, chúngntôi lập góc “Bé yêu khoa học” ở lớp. Trẻ chỉ được mở rộng
nhận thức qua việc trực tiếp tiếp xúc, thao tác trên các đồ dùng thí nghiệm....
Tùy theo các chủ điểm, chúng tôi sưu tầm và tìm kiếm các nguyên vật liệu
phục vụ cho trẻ.
Ví dụ: Tranh ảnh, sách báo, một số loại hạt, rơm, cỏ, hoa, lá phơi khô, nam
châm từ các ruột quạt trần hư, cân, thước dây, thước cây, gỗ vụn, vải vụn, nilông…, một số lọ đựng các loại hạt, nước, đất, bình tưới, một số đồ dùng làm
vườn bằng nhựa.

Ngoài ra, cần chuẩn bị các nguồn nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi phù
hợp theo chủ đề nhằm có thể giúp trẻ được mở rộng nhận thức một cách có hệ
17


thống và đảm bảo tính khoa học hơn.
Ở góc Bé yêu khoa học, chúng tôi có thể tổ chức cho trẻ thực hành các
kiến thức và kỹ năng đã được làm quen.
Ví dụ 1:
Chủ đề: Thế giới thực vật, chúng tôi trang bị và tổ chức cho trẻ tự làm ở
góc Bé yêu khoa học các tranh ảnh, các loại thực vật được cắt bằng bìa, một số
hoa, lá, quả… (có thể cho trẻ cắt dán hình các loại cây và tìm các loại lá, hoa,
quả cho đúng với các loại cây dán vào tập tranh)
Để góc Bé yêu khoa học ngày càng thu hút sự chú ý tập trung thực hành
của trẻ hơn, chúng tôi học tập thêm kinh nghiệm từ việc quan sát giờ trẻ hoạt
động khám phá khoa học ở các lớp bạn, quan sát việc trang trí và sử dụng các
nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi, theo dõi các tình huống xảy ra trong quá trình
hoạt động của trẻ để có thể tích lũy và vận dụng được các kinh nghiệm cho bản
thân mình.
Qua đó, chúng tôi hướng dẫn trẻ nhận biết và thực hiện đúng hơn.
Cần tạo cho trẻ có nề nếp sắp xếp ngăn nắp các loại rau, củ, quả mô
phỏng, các nguyên vật liệu và biết giữ gìn, bảo quản chúng, biết thu dọn ngăn
nắp sau khi chơi.
Kết quả:
Qua việc cho trẻ được thao tác, thực hành trên các đồ vật, làm các thi
nghiệm trên các tình huống do cô yêu cầu trẻ rất yêu thích và hứng thú tham gia
vào các hoạt động khám phá.
Chúng tôi tạo điều kiện giúp trẻ có cơ hội khám phá và phát triển tốt hơn.
4. Kết quả:
Sau thời gian thực hiện các biện pháp của đề tài cho lớp Lá 3 trường Mầm

non Phước Minh đã có những kết quả tích cực như sau:
Về giáo viên:
- Đến nay, bản thân chúng tôi đã nắm vững hơn về phương pháp giảng
dạy, có sáng tạo trong tổ chức theo hình thức đổi mới. Có những biện pháp, trò
chơi sáng tạo giúp trẻ hứng thú, tích cực hoạt động hơn. Các tiết môi trường xung
18


quanh khám phá khoa học tiến hành một cách tự nhiên, dẫn dắt nhẹ nhàng vào
hoạt động.
- Được chọn làm lớp điểm phát triền nhận thức trong khối và thường
xuyên xây dựng tiết tốt, chuyên đề cho các bạn đồng nghiệp dự và học hỏi.
- Xây dựng được góc bé yêu khoa học và vườn rau ở trường để trẻ được
trải nghiệm tốt hơn.
Về phụ huynh:
- Đa số phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc hoạt động
khám phá khoa học về thế giới thực vật.
- Phụ huynh tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp tổ chức
thể hiện qua việc họp và đóng góp ý kiến, thường xuyên trao đổi với giáo viên
tình hình trẻ trong giờ đón trả trẻ.
- Đa số phụ huynh học sinh quan tâm hơn đến việc rèn luyện cho trẻ
thêm ở nhà bằng nhiều cách: đặt những câu hỏi về những gì xung quanh trẻ.
Điều này đáp ứng được mục tiêu giáo dục cho trẻ.
- Tích cực tham gia đóng góp về vật chất cũng như về tinh thần khi được
yêu cầu.
Về trẻ:
- Trẻ yêu thích và hứng thú tham gia vào hoạt động, thích được khám
phá các sự vật gần gũi của trẻ hằng ngày.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động khác, không còn
trẻ rụt rè, e ngại.

* Kết quả cụ thể:
Nội dung

Thời gian
Học kỳ I
32/44

Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt

Đầu năm học
17/44

động khám phá khoa học.
Trẻ phát triển tốt về nhận thức

38,63%
13/44

72,72%
30/44

100%
42/44

Trẻ năng động thích được trực

29,54%
20/44

68,18%

28/44

95,45%
41/44

19

Học kỳ II
44/44


tiếp tham gia trải nghiệm trên

45,45%

63,63%

93,18%

các đồ vật, sự vật, hiện tượng
Trẻ mạnh dạn, tự tin

15/44

34/44

44/44

34,09%


77,27%

100%

5. Phạm vi áp dụng:
Đề tài được chúng tôi áp dụng ở lớp đã đạt được kết quả cao, ngoài ra đề
tài có thể được phổ biến áp dụng đến các lớp khác trong nhà trường và một số
trường bạn có cùng điều kiện.

III. KẾT LUẬN:
Hoạt động khám phá khoa học nói chung, khám phá về thế giới thực vật
nói riêng là một hoạt động rất quan trọng trong việc góp phần phát triển nhận
thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành nhân cách cho trẻ. Vì thế, nếu trẻ không
được trực tiếp thao tác, thí nghiệm trên các đồ vật thì việc tìm hiểu và khám phá
về thế giới xung quanh của trẻ sẽ gặp rất nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến sự
phát triển toàn diện của trẻ.
Hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ được trải nghiệm được hình thành
các kỹ năng, sự hiểu biết của trẻ thông qua trò chơi, thí nghiệm khoa học từ đó
trẻ sẽ lĩnh hội được vốn kiến thức, kỹ năng mới cho bản thân mình. Không chỉ
có vậy, thông qua các giờ trải nghiệm khám phá khoa học tư duy của trẻ sẽ được
kích thích nhiều hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn thông qua đó giúp trẻ phát
triển trí tuệ của mình.
Qua hoạt động khám phá khoa học, giáo viên mầm non sẽ thường xuyên
cho trẻ chơi những trò chơi, thực hiện những thí nghiệm khoa học đơn giản để
các em khám phá thế giới xung quanh, những biến đổi của sự vật khi có sự tác
động của con người. Những hoạt động thử nghiệm - khám phá nhằm nuôi dưỡng
tính tò mò, ham hiểu biết, kích thích sự đam mê, khám phá khoa học cho trẻ.
20



Vì thế, chúng tôi cần có sự nghiên cứu và chuẩn bị tốt khi tổ chức cho trẻ
tham gia vào hoạt động khám phá khoa học, nhằm giúp trẻ có sự hứng thú tích
cực tham gia vào hoạt động và được phát triển về mọi mặt.
1. Bài học kinh nghiệm:
Để có thể giúp trẻ hứng thú tham gia và hoạt động có hiệu quả tốt hoạt
động khám phá khoa học, giáo viên cần:
- Nghiên cứu kỹ các đề tài trước khi cho trẻ thực hiện
- Chuẩn bị tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học và nội dung cần đàm
thoại làm rõ ý với trẻ.
- Cần hình thành cho trẻ một số kỹ năng, thao tác thử nghiệm đơn giản.
- Gần gũi và tạo điều kiện luôn quan tâm, động viên trẻ thực hiện nhằm
giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn khi tham gia vào hoạt động.
- Cần xây dựng và tổ chức cho trẻ thực hiện tốt ở các góc thiên nhiên, góc
Bé yêu khoa học để trẻ có điều kiện trực tiếp thao tác, thử nghiệm khi tham gia
vào các hoạt động khám phá khoa học.
- Bản thân chúng tôi phải thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động của
trẻ để có thể hướng dẫn, gợi ý trẻ thực hiện tốt và rút ra được kết luận chính xác
hơn.
- Ngoài ra chúng tôi cũng cần học hỏi kinh nghiệm từ các bạn đồng
nghiệp, tham khảo thêm qua các thông tin, tài liệu để tích lũy cho mình nhiều
kinh nghiệm giảng dạy.
- Có sự phối hợp tốt với các bậc cha mẹ học sinh, giúp các bậc cha mẹ có
nhận thức sâu hơn về sự phát triển toàn diện của trẻ thông qua các hoạt động
nhằm thực hiện tốt việc vận động sự hỗ trợ, đóng góp của phụ huynh về nhiều
mặt góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín và tiềm năng đối với phụ
huynh và đối với trẻ.
- Dạy trẻ bằng tình yêu thương và lòng nhiệt huyết.
2. Hướng phổ biến đề tài:
21



- Qua một năm học chúng tôi tổng kết lại quá trình học tập của trẻ ở lớp lá
3 đạt được. Chúng tôi cảm thấy phấn khởi, khi biện pháp mà chúng tôi nghiên
cứu đã làm cho trẻ tích cực hoạt động, hứng thú tham gia vào hoạt động khám
phá khoa học về thế giới thực vật một cách tự tin. Đồng thời biện pháp này được
nhân diện tại khối lá, khối chồi của trường và có thể phổ biến cho đơn vị bạn.
3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài:
- Qua kết quả đạt được của đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ khám phá
khoa học về Thế giới thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Phước Minh”
năm 2014 - 2015. Chúng tôi cố gắng tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, chúng tôi sẽ
nghiên cứu sâu hơn về đề tài này đối với trẻ cá biệt.
Phước Minh, ngày 14 tháng 03 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
Lệ

22

Phạm Thị


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tài liệu hướng dẫn đổi mới hình thức tổ chức giáo dục cho trẻ từ 5 - 6 tuổi.
(Bộ GD –ĐT _ 2003)
- Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo lớn 5 -6 t̉i TS. Lê Thu Hương, PGS.TS. Lê Thị Ánh Tút. (2007)
- Hướng dẫn tở chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (Mẫu giáo lớn 56 t̉i) - TS. Trần Thị Ngọc Trâm, TS. Lê Thu Hương, PGS.TS. Lê Thị Ánh
Tút. (2010)

- Mợt sớ thơng tin trên mạng, trên các chương trình Em u khoa học, trên tạp
chí Giáo dục mầm non.

23


MỤC LỤC

A * MỞ ĐẦU: ………………………………………….  1 _ 2
24


1 - Lý do chọn đề tài
2 - Đối tượng nghiên cứu
3 - Phạm vi nghiên cứu
4 - Phương pháp nghiên cứu
B * NỘI DUNG: ……………………………………….  3 _ 12
1 - Cơ sở lý luận
2 - Cơ sở thực tiễn
3 - Giải pháp:
1. Nghiên cứu sâu về hình thức giúp trẻ khám phá Thế giới
thực vật:
2. Chuẩn bị cho hoạt động khám phá của trẻ
3. Tổ chức hoạt động khám phá về thế giới thực vật c ho trẻ:
4. Kết quả
C * KẾT LUẬN : ……………………………………  13 -14
1- Bài học kinh nghiệm .
2- Hướng phổ biến áp dụng đề tài
3- Hướng nghiên cứu tiếp đề tài.


25


×