Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

SKKN hướng dẫn học sinh cách xây dựng đoạn văn nhằm nâng cao chất lượng nhóm học sinh yếu lớp 9 trường THCS lộc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.87 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
.......................................................................................................................................
2
II. GIỚI THIỆU
.......................................................................................................................................
2
1. Hiện trạng.........................................................................................................2
2. Nguyên nhân....................................................................................................3
3. Giải pháp thay thế
.......................................................................................................................................
.3
4. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
.......................................................................................................................................
.4
5. Vấn đề nghiên cứu
.......................................................................................................................................
.4
6. Giả thuyết nghiên cứu
.......................................................................................................................................
.4
III. PHƯƠNG PHÁP
.......................................................................................................................................
4
1. Khách thể nghiên cứu......................................................................................4
2. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................4
3. Quy trình nghiên cứu.......................................................................................5
4. Đo lường và thu thập dữ liệu...........................................................................8
....................................................................................................................................
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN
.......................................................................................................................................


8
1. Phân tích dữ liệu..............................................................................................8
2. Bàn luận...........................................................................................................9
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
.......................................................................................................................................
9
1. Kết luận
.......................................................................................................................................
.9
2. Khuyến nghị…………………………………………………………………10
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
......................................................................................................................................
11
VII. PHỤ LỤC……..…………………………………………………………12


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đều biết: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh
là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản. Để rèn
luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn, giáo viên phải hướng dẫn cho các
em cách thức viết đoạn văn, cách sử dụng vốn từ ngữ, diễn đạt câu trong
đoạn văn, bố cục đoạn văn trong một văn bản, cách sử dụng các phương tiện
liên kết trong đoạn văn. Tuỳ theo từng phương thức diễn đạt khác nhau mà
viết theo lối qui nạp, diễn dịch, song hành hay móc xích. Để viết được đoạn
văn phải có nhiều câu kết hợp tạo thành, cũng như vậy để tạo thành văn bản
yêu cầu phải có các đoạn văn liên kết với nhau mà thành (khi đã dùng các
phương tiện liên kết trong văn bản). Tập làm văn là môn học thực hành tổng
hợp ở trình độ cao của môn Văn – Tiếng Việt, môn Tập làm văn được xem
như vị trí cốt lõi trong mối tương quan chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt. Như
vậy, chúng ta dạy Tập làm văn cho học sinh là dạy cho các em nắm vững



văn bản, biết xây dựng các đoạn văn thông thường. Rèn luyện cho học sinh
là rèn luyện cho các em các thao tác, những cách thức, những bước đi trong
quá trình tạo lập văn bản. Vì thế, cách xây dựng đoạn văn trong phân môn
tập làm văn được coi như vị trí hàng đầu.
Để nâng cao hiệu quả xây dựng đoạn văn tạo lập văn bản của nhóm học
sinh yếu lớp 92 THCS Lộc Ninh, chúng tôi lựa chọn giải pháp hướng dẫn
học sinh xây đoạn văn để giúp các em viết đoạn văn tốt hơn.
Nghiên cứu sẽ được tiến hành trên một nhóm duy nhất là lớp 9 2 trường
THCS Lộc Ninh.
Kết quả cho thấy, tác động đã ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học
sinh, kết quả bài kiểm tra sau tác động cao hơn kết quả bài kiểm tra trước tác
động. Điểm bài kiểm tra sau tác động có giá trị trung bình là 6,53; điểm bài
kiểm tra trước tác động có giá trị trung bình là 6,08. Kết quả kiểm chứng ttest cho thấy p = 0,002 < 0,05 nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung
bình trước tác động và điểm trung bình sau tác động và kết quả xác định hệ
số tương quan r = 0,91. Điều đó, chứng minh rằng việc hướng dẫn học sinh
xây dựng đoạn văn nâng cao hiệu quả làm bài của học sinh lớp 92.
II. GIỚI THIỆU:
Trong hệ thống ngôn ngữ, đoạn văn là một đơn vị có ý nghĩa rất quan
trọng. Chính vì thế để góp phần nâng cao chất lượng của việc sử dụng ngôn
ngữ trong học tập và giao tiếp hàng ngày của học sinh thì mỗi giáo viên
trong quá trình giảng dạy cần có ý thức rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn
văn, liên kết đoạn văn. Thực ra không phải đến lớp 9 các em mới học cách
viết đoạn văn. Ngay ở lớp 6, 7 và 8, giáo viên đã dạy các em cách viết đoạn
văn trong các kiểu văn bản: đoạn văn tự sự, đoạn văn miêu tả, đoạn văn nghị
luận. Bởi vậy khi hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn giáo viên cần tận


dụng những hiểu biết và khả năng trên của các em để phát huy năng lực tư

duy, kĩ năng xây dựng đoạn văn, tạo lập văn bản.
1. Hiện trạng:
Vào giữa học kì 1 của năm học, nhà trường bao giờ cũng khảo sát chất
luợng học sinh để phân loại học sinh và có kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá
giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Kết hợp với kết quả khảo sát chất luợng,
trong các giờ học phụ đạo đầu năm học, tôi thường kiểm tra kĩ năng viết
đoạn của học sinh qua các bài tập nhỏ sau các tiết văn học bằng cách cho
học sinh viết đoạn văn nêu cảm nhận về tác phẩm, nhân vật, chi tiết trong tác
phẩm.
Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy số học sinh không có kĩ năng viết
đoạn còn nhiều, số học sinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo còn ít. Trên bài
làm của hầu hết các em thể hiện việc nắm khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ
đề, câu chủ đề trong đoạn văn, cách trình bày đoạn văn còn lơ mơ.
Các em không biết trình bày đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về
nội dung cũng như hình thức. Nhiều bài viết lủng củng sơ sài, lập luận
không mạch lạc chặt chẽ. Các ý lộn xộn, không có lớp có lang, ý lớn ý nhỏ
không theo trình tự hợp lí. Đầu đoạn văn không viết hoa lùi đầu dòng, các
dòng khác thò ra thụt vào tuỳ tiện.
Có thể nói kĩ năng làm văn, đặc biệt là kĩ năng viết đoạn của học sinh
còn nhiều hạn chế. Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất
lượng dạy và học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí.
2. Nguyên nhân:
Theo đánh giá của bản thân tôi cũng như những giáo viên khác, bộ môn
Ngữ văn là bộ môn khó. Đặc biệt yêu cầu kĩ năng lại càng khó hơn. Việc
tạo lập văn bản là rất quan trọng nhưng giáo viên vẫn chưa thật sự chú ý đến
việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh, đặc biệt là ở những kĩ năng xây


dựng đoạn văn. Mặt khác, hệ thống bài tập trong sách giáo khoa và sách bài
tập chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực sự của giờ học làm văn.

Hơn thế nữa, phần lớn các em có khuynh hướng không thích học phân
môn Tập làm văn vì thế nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu, vận
dụng sáng tạo, kĩ năng viết đoạn văn của các em.
Bên cạnh đó thường thì thời lượng quá ngắn mà kiến thức nhiều, nên
học sinh không thể tìm hiểu kĩ các đoạn văn mẫu. Phần lớn học sinh hiểu sơ
sài về mặt lí thuyết, vì thế xác định đề bài, chủ đề và bố cục đoạn văn càng
bối rối. Cho nên, có nhiều trường hợp viết thừa hoặc thiếu chưa xác định cụ
thể đề tài, chủ đề của đoạn văn. Quá trình lập luận, trình bày chưa chặt chẽ,
lô gíc và sinh động. Chưa biết vận dụng nhiều phương pháp liên kết trong
một đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn. Vì thế các đoạn văn thường hay đơn
thuần, nhàm chán.
3. Giải pháp thay thế:
Để thay đổi hiện trạng trên, năm học này tôi đã xây dựng giải pháp:
Hướng dẫn học sinh cách xây dựng đoạn văn nhằm nâng cao chất lượng
nhóm học sinh yếu lớp 92 trường THCS Lộc Ninh.
* Mô tả giải pháp
Như chúng ta đã biết, bài viết được cấu thành bởi các đoạn văn (văn
bản) theo những phương thức và bằng những phương tiện khác nhau. Dựng
đoạn được triển khai từ ý trong dàn bài. Có thể đoạn văn là một ý hoặc nhiều
ý và cũng có thể một ý có nhiều đoạn. Trong đoạn văn thường có bố cục ba
phần: mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. ở góc độ đặc điểm cấu trúc thì
các đoạn văn có thể là đoạn diễn dịch, qui nạp, tổng – phân – hợp, …Để rèn
luyện được kĩ năng viết đoạn văn, giáo viên kết hợp ôn lại các kiến thức lí
thuyết về những khái niệm về từng thể loại văn, làm quen với những đề văn
mẫu, những bài văn mẫu và tìm hiểu cụ thể từng bài qua các tiết học: Lí


thuyết về đoạn văn, cách xây dựng đoạn văn, bố cục đoạn văn, các câu chốt
(câu chủ đề) trong đoạn văn, viết theo các cách diễn dịch, qui nạp, song
hành, tổng- phân - hợp …Từ đó, giáo viên giúp học sinh vận dụng lí thuyết

đã học một cách triệt để.
4. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài:
Những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài : Đoạn văn là đơn vị cơ
bản trong hệ thống ngôn ngữ và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giao
tiếp và tạo lập văn bản. Chính vì vậy, nó trở thành đối tượng nghiên cứu của
nhiều nhà ngôn ngữ học, nhà sư phạm… Tác giả Nguyễn Quang Ninh trong
cuốn 150 bài tập rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn đã đề cập đến những vấn
đề lý thuyết về đoạn văn, trong đó tác giả quan tâm nhất là khái niệm đoạn
văn “Nên coi đoạn văn vừa là sự phân đoạn nội dung vừa là sự phân đoạn
hình thức. Đoạn văn vừa là kết quả của sự phân đoạn văn bản, vừa là kết quả
của sự phân đoạn văn bản về mặt lôgic - ngữ nghĩa, ngữ pháp, vừa là kết quả
của việc thể hiện biểu cảm, thẩm mỹ”.
Với mục đích rèn kỹ năng viết đoạn văn nói chung và kỹ năng dựng
đoạn

văn

nói

riêng, GS. Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Muốn viết được bài văn hay đã
đề cập đến vấn đề Luyện viết đoạn văn. Trong phần này tác giả đã đề cập
khái niệm và cấu tạo đoạn văn, tác giả cho rằng : đoạn văn phải đảm bảo hai
tiêu chí. Thứ nhất, nằm giữa hai chỗ xuống dòng, thụt đầu dòng, viết hoa khi
mở đầu, chấm xuống dòng khi kết thúc. Thứ hai, chứa một ý tương đối hoàn
chỉnh - một chủ đề nhỏ. Trong phần cấu tạo đoạn văn tác giả dựa trên tiêu
chí về cách lập luận để phân chia thành những mô hình đoạn văn khác nhau.
Theo tác giả mô hình cơ bản của đoạn văn là diễn dịch và các biến thể khác
như quy nạp, hỗn hợp, nhân quả…



Căn cứ vào những công trình đã nghiên cứu và đặc biệt là thông qua
thực tế giảng dạy và khả năng nhận thức của học sinh đề tài xin đề xuất một
số những cách thức rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn ở lớp 9 2 trường
THCS Lộc Ninh.
5. Vấn đề nghiên cứu: Rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn có làm nâng cao
chất lượng nhóm học sinh yếu lớp 92 trường THCS Lộc Ninh không?
6. Giả thuyết nghiên cứu: Có, Rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn có làm
tăng hiệu quả tạo lập văn bản góp phần nâng cao chất lượng nhóm học sinh
yếu lớp 92 trường THCS Lộc Ninh.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu: Tôi chọn học sinh lớp 9 2 là đối tượng nghiên
cứu.
Bảng 1: Tổng số học sinh, giới tính, địa bàn cư trú.
Số học sinh cùng một

Lớp 9

TS
36

2

nhóm
Nam
19

Nữ
17

Địa bàn cư trú

Lộc Hiệp
20

Lộc Trung
16

- Về ý thức học tập: Đa số các em học sinh ở lớp này đều ngoan, có thái
độ học tập đúng đắn nhưng chất lượng học tập không đồng đều.
- Kết quả khảo sát đầu năm:
Tổng số học sinh
36

Kém
0

Yếu
12

T.bình
14

Khá
7

Giỏi
3


2. Thiết kế nghiên cứu:
Bản thân tôi năm học 2014 – 2015 được phân công dạy 2 lớp 9 2 và

82. Nhưng lớp tôi chọn để thiết kế nghiên cứu đó là lớp 9 2, nhằm nâng cao
chất lượng học sinh yếu, giúp các em đạt hiệu quả trong kì thi tuyển vào lớp
10. Thiết kế tôi sử dụng trong nghiên cứu này là thiết kế 1: Kiểm tra trước
tác động và sau tác động với nhóm duy nhất.
Tôi căn cứ vào kết quả kiểm tra 1 tiết (giáo viên tự ra đề) làm bài kiểm
tra trước tác động. Qua tác động giải pháp thay thế tôi tiếp tục ra đề cho học
sinh kiểm tra 1tiết lần 2 và lấy bài kiểm tra này làm bài kiểm tra sau tác
động làm cơ sở để đánh giá. Kết quả cho thấy điểm trung bình hai lần kiểm
tra có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test phụ thuộc để
phân tích dữ liệu.
Bảng 2. Kiểm chứng bài kiểm tra trước tác động và sau tác động:

Giá trị trung bình
Giá trị p

Trước tác động
6,08

Sau tác động
6,53
0,002

Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu.
Nhóm
Lớp 9

2

Kiểm tra


Tác động

Kiểm tra

trước tác động
Bài kiểm tra Dạy học có sử

sau tác động
Bài kiểm tra 1tiết.

1tiết. Học sinh dụng phương

Học

viết đoạn văn nêu pháp hướng dẫn

văn nêu cảm nhận về

cảm nhận về tác học sinh xây

tác phẩm, nhân vật,

phẩm, nhân vật, dựng đoạn văn.

chi

chi tiết trong tác

phẩm (ở phần thơ,


sinh viết đoạn

tiết

trong

tác


phẩm

(ở

phần

truyện hiện đại)

truyện Trung đại)
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T- test phụ thuộc.
3. Qui trình nghiên cứu
* Chuẩn bị của giáo viên:
Vào đầu năm học ở tuần 6 tôi tiến hành cho học sinh khảo sát và ghi
chép kết quả bài làm của học sinh để sàn lọc đối tượng học sinh yếu và xác
định điểm yếu của học sinh. Sau đó tôi thực hiện giải pháp tác động vào các
giờ dạy phụ đạo theo thời khóa biểu của nhà trường vào ngày thứ tư hàng
tuần, mỗi buổi 3 tiết (từ tuần 8 đến tuần 11) và cho học sinh làm bài kiểm tra
sau tác động.
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm.
Tuần - ngày
dạy

8

Tiết theo
Môn/Lớp

TKB phụ
đạo

Ngữ văn 92 1,2,3

Củng cố kiến thức lí thuyết về các cách
trình bày nội dung đoạn văn.

(8/10/2014)
9

Nội dung thực nghiệm

Ngữ văn 92 4,5,6

Các bước xây dựng đoạn văn

Ngữ văn 92 7,8,9

Thực hành dạng bài tập nhận biết về

(15/10/2014)
10

đoạn văn


22/10/2014
11

Ngữ văn 92 10,11,12

29/10/2014

Thực hành dạng bài tập vận dụng về
đoạn văn.

* Thực hành trải nghiệm sử dụng phương pháp hướng dẫn học
sinh xây dựng đoạn văn:


+ Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh:
- Khái niệm về đoạn văn
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi
đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý
tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các
từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ,
đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang
nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng
ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và
làm sáng tỏ chủ đề của đoạn.
(SGK Ngữ văn 8 tập I, trang 36).
- Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn:
• Cách diễn dịch
• Cách qui nạp

• Cách tổng phân hợp
Đó là những kiến thức cơ bản học sinh đã học từ lớp 8. Tôi đã củng cố
ngay cho học sinh sau khi vào đầu năm học lớp 9 qua các buổi học phụ đạo
buổi chiều. Với học sinh yếu, cách lập luận chủ yếu cần nhận diện là 3 cách
diễn dịch, qui nạp, tổng phân hợp còn các cách lập luận khác chủ yếu mở
rộng dành cho học sinh khá giỏi.
+ Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn:
Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề: Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác
định rõ nội dung cần trình bày trong đoạn là gì? (Nội dung đó sẽ được “gói”
trong câu chủ đề. Và cũng là định hướng để viết các câu còn lại). Nội dung


đó được trình bày theo cách nào, có yêu cầu nào khác về hình thức, ngữ
pháp.
Đề
a. Chép thuộc bốn câu đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
b. Bằng một đoạn văn quy nạp từ 9 đến 12 câu nêu cảm nhận của em về
cái hay của bốn câu thơ vừa chép.
Đây là dạng đề thường gặp khi thi tuyển môn Ngữ văn 9 vào lớp 10.
* Yêu cầu cần đạt:
a. Chép chính xác 4 câu thơ đầu như trong SGK.
b. Viết đoạn văn.
- Nội dung: cảm nhận của em về cái hay của bốn câu thơ
- Hình thức: Đoạn quy nạp, độ dài từ 9 đến 12 câu.
Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn:
Câu chủ đề là câu nêu ý của cả đoạn văn, vì vậy đó là câu đặc biệt quan
trọng. Khi viết đoạn cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác
định câu chủ đề.
Có những đề không cho sẵn câu chủ đề, có đề cho sẵn câu chủ đề, có

những đề yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm câu
chủ đề, có đề lại có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ
đề.
Ví dụ 1: Đề 1 trên là đề không cho câu chủ đề. Để viết được câu chủ
đề, ta phải nắm vững nội dung của đoạn trích đề cho, từ đó xác định câu chủ
đề.
- Nội dung đoạn trích: bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh thiên nhiên
mùa xuân. =>

Câu chủ đề có thể viết: “Bốn câu thơ là bức họa tuyệt

đẹp về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân”


Ví dụ 2: Đề có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ
đề.
Đề: Trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn
Dữ đã sáng tạo chi tiết cái bóng trên tường rất đặc sắc. Hãy viết đoạn văn
khoảng 10 câu theo lối diễn dịch trình bày cảm nhận của em về chi tiết đó.
- Với đề trên: dựa vào phần dẫn ý của đề, ta có thể viết câu chủ đề:
“Trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã sáng
tạo chi tiết cái bóng trên tường rất đặc sắc”.
Bước 3: Tìm ý cho đoạn (Triển khai ý):
Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến
thức đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết.
Nếu bỏ qua thao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, quẩn ý.
Ví dụ: Với đề bài: Viết đoạn văn diễn dịch từ 8 đến 10 câu, phân tích 6
câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
Cần xác định các ý:
- Sáu câu thơ cuối miêu tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.

- Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân: nắng nhạt,
khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang.
- Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước
chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.
=> Một bức tranh thật đẹp, thanh khiết.
Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn:
Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về
kiểu diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn.
Ngoài ra còn đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp (nếu có).
+ Giải pháp 3: Rèn kĩ năng dựng đoạn cho học sinh bằng các dạng
bài tập


• Dạng bài tập nhận biết:
Mục đích của bài tập là cung cấp cho học sinh các dạng đoạn văn cụ thể,
trên cơ sơ đó các em nhận biết được mô hình cấu trúc đoạn, từ ngữ chủ đề,
câu chủ đề. Và cao hơn là cách trình bày các luận cứ để dẫn đến luận điểm.
Tuỳ từng đối tượng học sinh mà ra bài tập với những yêu cầu nhận biết các
đoạn văn trình bày theo cách phổ biến thông dụng.
Dạng 1: Xác định câu chủ đề, các từ ngữ chủ đề của đoạn văn
Dạng 2: Nhận diện cách trình bày đoạn văn.
Dạng 3: Cách lập luận của đoạn văn
• Dạng bài tập vận dụng:
Khi xây dựng đoạn văn, câu chủ đề là câu đặc biệt quan trọng. Khi phân
tích đoạn trích hay tác phẩm, câu chủ đề phải nêu được nội dung chính cần
phân tích. Viết được câu chủ đề có thể coi là có được chìa khoá để mở vấn
đề. Vì vậy, đây là dạng đề theo tôi không kém phần quan trọng trong việc
rèn kĩ năng viết đoạn cho học sinh.Với bài tập vận dụng ta có thể đưa ra các
dạng vận dụng như sau:
- Dạng 1: Bài tập viết đoạn văn triển khai câu chủ đề đã cho

- Dạng 2: Viết đoạn văn không cho sẵn câu chủ đề.
Với dạng bài tập này yêu cầu học sinh có kĩ năng tổng hợp hơn. Không
chỉ biết xác định câu chủ đề mà còn biết trình bày đoạn văn theo cách lập
luận mà đề yêu cầu.
- Dạng 3: Bài tập luyện dựng đoạn văn không có câu chủ đề: (Đoạn
song hành)
- Dạng 4: Bài tập chuyển đổi đoạn văn: Từ đoạn văn không có câu chủ
đề hãy viết thành một đoạn văn có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn hoặc cuối
đoạn.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:


- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết lần 1 vào tuần 6. Bài
kiểm tra gồm 3 câu hỏi tự luận (10 điểm). Bài kiểm tra sau tác động là bài
kiểm 1 tiết tuần 14 (Giáo viên tự ra đề) khi đã sử dụng phương pháp rèn kĩ
năng xây dựng đoạn văn cho học sinh. (Xem phần phụ lục)
Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra:
Ra đề kiểm tra: Giáo viên ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến
đóng góp của các giáo viên trong tổ Văn để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.
Tiến hành chấm bài kiểm tra:
Sau khi cho học sinh làm bài kiểm tra trước tác động, để đảm bảo tính
khách quan tôi cùng với giáo viên trong tổ Văn tiến hành chấm bài theo đáp
án đã xây dựng.
Sau khi thực hiện bài học có sử dụng phương pháp hướng dẫn học sinh
cách xây dựng đoạn văn , tôi cho học sinh làm bài kiểm tra sau tác động. Sau
đó, tôi cùng giáo viên trong tổ bộ môn Ngữ văn tiến hành chấm bài theo đáp
án đã xây dựng. (Nội dung bài kiểm tra và đáp án trình bày ở phần phụ lục).
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN
1. Phân tích dữ liệu
Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước và sau tác động

Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Lệch giá trị trung bình
Giá trị p
Hệ số r

Trước tác động
6,08
1,99

Sau tác động
6,53
1,52
0,44
0,002
0,91

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước và sau tác động của nhóm duy
nhất


2. Bàn luận
- Ưu điểm:
Qua bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra trước và sau tác động,
ta thấy:
+ Giá trị trung bình của bài kiểm tra trước tác động = 6,08, giá trị trung
bình của bài kiểm tra sau tác động = 6,53 (độ lệch giá trị trung bình 0,44).
Cho thấy sau tác động đã có chênh lệch với trước tác động.
+ Giá trị p = 0,002 < 0,05 cho thấy độ chênh lệch điểm trung bình trước
và sau tác động là có ý nghĩa. Điều này chứng minh được điểm trung bình

sau tác động cao hơn điểm trung bình trước tác động không phải do ngẫu
nhiên mà là do kết quả của sự tác động.
+ Từ kết quả xác định hệ số tương quan r = 0,91, nên độ tin cậy của tác
động mà tôi đưa ra trong giải pháp nghiên cứu là rất lớn nên có tính thực tiễn
không phải là ngẫu nhiên.
Nghiên cứu này là một giải pháp rất tốt, sau một thời gian áp dụng tôi
thấy được thông qua việc hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn nâng cao
hiệu quả làm bài viết của học sinh lớp 92.
- Hạn chế: Tuy nhiên khi áp dụng giải pháp này cũng còn những mặt hạn
chế:
Vì đây là một tiết khó của môn học, nếu không tổ chức các buổi ôn tập
một cách bài bản, khoa học đúng theo phương pháp đổi mới thì sẽ không tạo
cho các em sự hứng thú, say mê, tích cực trong giờ làm văn dẫn đến bài viết
của các em không cao.
Hạn chế nữa là trong chương trình SGK Ngữ Văn THCS về tiết học
viết đoạn văn còn quá ít, học sinh không được học các nội dung trình bày
trong đoạn văn theo các đặc điểm, cấu trúc diễn dich, qui nạp, song hành,


móc xích. Do đó, khi xây dựng đoạn văn, học sinh rất lúng túng trong việc
đặt vị trí câu chủ đề trong đoạn.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Đề tài được rút từ thực tế giảng dạy, qua quá trình hướng dẫn học sinh
kĩ năng xây dựng đoạn văn. Những giải pháp thực hiện đã giúp học sinh nhất
là đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống có kĩ năng viết đoạn văn. Như
chúng ta đã biết, trên thực tế, đoạn văn là một phần của văn bản. Khi các em
có kĩ năng viết đoạn thành thạo đoạn thì cũng nâng cao kĩ năng viết bài tập
làm văn.
Việc hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn mang tính thiết thực và

hiệu quả cao đối với lớp 92 trường THCS Lộc Ninh trong việc nâng cao hiệu
quả làm bài viết của học sinh. Như trên đã chứng minh sau tác động kiểm
chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test phụ thuộc cho thấy kết quả p
= 0,002 < 0,05, cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình trước và sau tác
động có ý nghĩa, tức chênh lệch kết quả trung bình của sau tác động cao hơn
so với trước tác động. Kết quả xác định hệ số tương quan r = 0,91, qua đó
cho thấy mức độ tin cậy của việc hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn
đến việc làm bài viết của học sinh là rất lớn.
Như vậy giả thuyết tôi đưa ra: “Hướng dẫn học sinh cách xây dựng
đoạn văn nhằm nâng cao chất lượng nhóm học sinh yếu lớp 9 2 trường THCS
Lộc Ninh” đã được kiểm chứng.
Những giải pháp tôi đưa ra trong đề tài hoàn toàn có thể áp dụng được ở
tổ chuyên môn đối với học sinh lớp 7, 8, 9, giúp các em học tốt và càng yêu
thích môn học hơn, góp phần nâng cao dạy học ở tổ chuyên môn cũng như
ở trường.


Trong thời gian tới tôi có những định hướng cụ thể để đề tài này được
phổ biến rộng rãi một số trường trong huyện. Kết hợp với tổ chuyên môn,
ban giám hiệu lấy ý kiến, thực nghiệm, nghiên cứu tiếp, bổ sung điều chỉnh
và áp dụng rộng rãi đề tài vào thực tiễn trong năm học sau.
2. Khuyến nghị:
+ Đối với cấp lãnh đạo:
- Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm, khuyến khích tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên học hỏi và sử dụng một số phương pháp dạy học phù
hợp để tạo sự hứng thú và góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh.
+ Đối với giáo viên:
- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết nắm bắt các phương
pháp dạy học tích cực, tích cực suy nghĩ và sáng tạo vận dụng phương pháp
dạy học phù hợp sao cho đạt hiệu quả.

- Giáo viên cần cho học sinh nắm vững kiến thức về đoạn văn: Khái
niệm, cách trình bày nội dung trong đoạn văn
- Giáo viên phải có điều tra khảo sát thực tế, và tuỳ theo đối tượng học
sinh khá, giỏi hay trung bình, yếu mà vận dụng lựa chọn các dạng bài tập
phù hợp. Qua đó mà củng cố hoặc nâng cao kiến thức về đoạn văn, rèn luyện
kĩ năng dựng đoạn văn cho học sinh.
- Đặc biệt là phải cho học sinh nắm vững kiến thức về các tác phẩm văn
học (qua các giờ học phân môn Văn) để có nội dung thực hành khi viết
đoạn..
Tóm lại không có một kinh nghiệm nào là duy nhất có thể chung cho
mọi người. Không có một phép lạ dễ dàng nào để đi đến sự thành công. Trên
đây là những kinh nghiệm của tôi qua việc thực hiện đề tài ở trường THCS
Lộc Ninh. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ quan của bản


thân chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong những ý
kiến đóng góp, những lời chỉ bảo của thầy cô, bạn bè, của đồng nghiệp để đề
tài hoàn chỉnh hơn. Xin cảm ơn./.
Lộc Ninh, ngày 12 tháng
3 năm 2015
Người thực hiện

Trần Thị Dân

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 8, 9- NXB GD năm 2008.


2. Muốn viết được bài văn hay - Nguyễn Đăng Mạnh(chủ biên), Đỗ
Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh- NXB GD năm 2000.

3. Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận - Bảo Quyến – NXB GD năm
2001.
4. 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn - Nguyễn Quang Ninh –
NXB GD năm 1998.
5. Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn – của các tác giả: Nguyễn Thị
Nương – Chu Thị Lý .
6. Ôn tập kiến thức thi vào lớp 10 Ngữ Văn – của các tác giả: Nguyễn
Thị Thuận – Nguyễn Lương Hùng – Đoàn Thị Thanh Hương –
Nguyễn Ngọc Anh.
7. Luyện tập cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ
thông của các tác giả: Nguyễn Quang Ninh – Nguyễn Thị Ban- Trần
Hữu Phong.


VII. PHỤ LỤC:
Phụ lục 1: Bảng điểm
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

HỌ VÀ TÊN

Nguyễn Thị Thùy Dương
Nguyễn Tấn Đạt
Nguyễn Hoài Đức
Lâm Thị Thúy Hằng
Võ Thị Thúy Hằng
Phan Chí Hiền
Phan Minh Hiếu
Trần Ngọc Trung Hiếu
Trần Anh Kiệt
Trần Văn Lai

ĐIỂM TRƯỚC TĐ
4
7
9
4
9
6
4
7
8
7

ĐIỂM SAU TĐ
5
6
9
4
8
7

5
8
9
8


11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

35
36

Nguyễn Thị Kiều Linh
4
Nguyễn Hữu Luân
8
Mai Thị Ngọc Mỹ
4
Nguyễn Thị Huỳnh Nhi
3
Lê Thị Hồng Nhung
9
Nguyễn Hữu Như
9
Hồ Thị Quỳnh Như
8
Nguyễn Thành Phát
4
Võ Thị Hồng Phấn
5
Võ Tấn Phú
9
Nguyễn Văn Phúc
4
Nguyễn Hoài Sang
5
Ngô Văn Tâm
8
Trần Quốc Thắng

9
Võ Nguyễn Duy Thiện
4
Nguyễn Minh Tiến
4
Nguyễn Thị Xuân Trang
5
Nguyễn Thị Anh Trí
7
Bùi Xuân Trí
3
Phạm Nhật Trường
4
Nguyễn Anh Tú
5
Nguyễn Thị Cẩm Tú
7
Phan Thị Mỹ Uyên
7
Đào Thị Thu Vân
6
Nguyễn Thị Kim Xuyến
7
Hồ Thị Như Ý
6
Điểm trung bình
6.08
Độ lệch giá trị trung bình
Giá trị P
Độ lệch chuẩn

1.99
Hệ số r
Phụ lục 2: Thiết kế bài dạy

Tuần dạy: 8
Ngày dạy: 8/10/2014

5
7
4
4
8
8
7
5
5
8
6
6
8
9
5
5
6
8
5
5
6
7
8

7
7
7
6.53
0.44
0.002
1.52
0.91


(Thiết kế bài dạy cho buổi phụ đạo)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về đoạn văn theo các
cách diễn dịch, quy nạp ,móc xích , song hành.
1.2. Kĩ năng:
- Bồi dưõng khả năng biết được yêu cầu của một đoạn văn theo
cách trình bày trên.
- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành,
tổng hợp.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục các em tính ý thức, tự giác, cẩn thận trong quá trình học
tập.
2. TRỌNG TÂM
- Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề
- Cách xây dựng đoạn văn
3. CHUẨN BỊ
- GV : Giáo án, bảng phụ.
- HS : Ôn lại các cách trình bày nội dung đã học.
4. TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng
- Giáo viên kiểm tra kiến thức cũ lồng vào nội dung bài học
4.3. Bài mới


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS.
* Hoạt động 1: Vào bài.

NỘI DUNG BÀI HỌC.

GV: Ơ lớp 6, 7, 8 các em đã học cách viết
đoạn văn trong các kiểu văn bản: Đoạn văn tự
sự, đoạn văn miêu tả, đoạn văn nghị luận.
Hôm nay chúng ta sẽ củng cố kiến thức về
cách xây dựng đoạn văn trong văn bản.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập

I. THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN?

khái niệm về đoạn văn
- GV: Thế nào là đoạn văn ? ? Nêu các cách
trình bàynội dung đoạn văn ?
( diễn dịch, quy nạp, móc xích , song hành )

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn
bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng,
kết thúc bằng dáu chấm xuống dòng và
thường biểu đạt một ý tương đối hoàn
chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo

thành.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập các
cách trình bày đoạn văn

II. Cách trình bày nội dung đoạn văn:
1. Đoạn diễn dịch:
* Ví dụ:

- GV sử dụng bảng phụ chép ví dụ và cho học
sinh quan sát, đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
? Đoạn văn có bao nhiêu câu ?
- HS: 3 câu
? Tìn câu chủ đề của đoạn văn ?
- HS: câu 1
? Các câu còn lại làm nhiệm vụ gì ?
- HS: làm rõ nghĩa cho câu chủ đề
- GV: Đây là cách trình bày nội dung theo

Thạch Lam thuộc trong số những nhà
văn có nhiều cảm hứng trước thiên nhiên
. Đối với ông, cảnh vật bên ngoài chỉ là
cái cớ để khêu gợi thế giới bên trong, thế
giới nội tâm , thế giới cảm giác của con
người. Nhân vật Thạch Lam thường có
xu hướng chiếm lĩnh và đồng hoá thiên
nhiên trong cảm giác , trong thế giới nội
tâm vừa phong phú, vừa tinh tế của



cách diễn dịch. Vậy thế nào là cách trình bày

mình.

diễn dịch ?

Ghi nhớ : là cách trình bày ý đi từ khái
quát đến cụ thể. Câu chủ đề mang ý
nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu
còn lại triển khai những nội dung chi tiết

- GV hướng dẫn học sinh vẽ lược cách trình

cụ thể ý tưởng của chủ đề đó.

bày cách diễn dịch của đoạn văn trên

Lược đồ cho đoạn văn trên:

- GV yêu cầu HS làm bài tập: Viết đoạn văn

(1) Câu chốt

từ 3 đến 5 câu trình bày nội dung theo cách
diễn dịch (chủ đề tự chọn).và vẽ lược đồ .
- Thời gian thực hiện 10 phút
- HS trình bày đoạn văn.

(2)


(3)

- Cả lớo theo dõi nhận xét.

* GV hướng dẫn học sinh ôn tập cách trình
bày đoạn văn theo lối qui nạp.

2. Đoạn văn qui nạp

- GV chép ngữ liệu vào bảg phụ

VD :Nó kết tinh cái đẹp. Nó làm bừng

-Gọi HS đọc đoạn văn văn và trả lời câu hỏi .

nở những cảm xúc. Nó toả hương thu hút

Đoạn văn có bao nhiêu câu ? ( 4 câu )

mọi người đến với nó như ong tìm hoa ,

? ? Tìn câu chủ đề của đoạn văn ?( câu 4 )

như tất cả đám đông đang đứng thành

? Vị trí của câu chủ đề ?( cuối đoạn )

hình vòng cung ở dưới phố kia vây lấy

? Các câu đứng trước câu chủ đề làm nhiệm vụ người ca sĩ . Tiếng đàn ,tiếng tiếng hát ấy

gì ? ( trình bày các ý chi tiết , cụ thểrồi rút ra
ý chung -> câu chủ đề ) Cách trình bày này là
quy nạp.

thật kỳ diệu làm sao !


?Vậy thế nào là cách trình bày quy nạp? vẽ

Ghi nhớ : Quy nạp là cách trình bày đi

lược đồ cho trình bày đoạn văn qui nạp.

từ các ý chi tiết , cụ thể rồi rút ta ý
chung, khái quát . Câu mang ý chung ,
khái quát đứng sau các câu kia với tư
cách là câu chủ đề của đoạn văn đó

- GV yêu cầu học sinh làm bài tập: Viết đoạn
văn từ 3 đến 5 câu trình bày nội dung theo
cách quy nạp.và vẽ lược đồ .

Lược đồ cách trình bày quy nạp :
(1)

(2)

(3)

- HS thực hiện, trình bày, lớp theo dõi nhận

xét.

(4)
- GV hướng dẫn hs ôn lại đoạn văn song

2. Đoạn văn song hành

hành

VD: Mọi tiếng động trong môi trường

- HS đọc ví dụ

đã im bặt từ lâu . (2) Nhữngquả đổi trọc
nằm gối đầu vào nhau ngủ im lìm. (3)Chỉ

? Trong đoạn văn có câu nào mang ý chung , có gió và bóng tối vẫn thì thào đi lại (4).
khái quát không ? ( không)

Hơi lạnh trên khắp mọi nẻo căm căm.

? Có chi tiết nào được lặp lại trong các câu của
đoạn văn không ? ( không )
? Vậy các ý ( của các câu ) trong đoạn văn này
ntn ? ( cùng đu song song với nhau , không có
ý chính,ý phụ, các ý móc xích vào nhau )
Đó chính là cách trình bày theo cách song

Ghi nhớ :
Song hành là cách sắp xếp các ý


hành .

ngang nhau , không có hiện tượng ý này

+Thế nào là trình bày theo cách song hành ?

bao quát ý kia hoặc ý này móc nối ý kia .


×