Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5b trường tiểu học phước ninh a học tốt phân môn tập làm văn thể loại văn miêu tả thông qua việc hướng dẫn tìm ý và lập dàn ý chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.77 KB, 29 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5B trường Tiểu học Phước
Ninh A học tốt phân môn Tập làm văn thể loại văn miêu tả thông qua việc
hướng dẫn tìm ý và lập dàn ý chi tiết”.
Tác giả: Nguyễn Thanh Dũng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phước Ninh A - xã Phước Ninh huyện Dương Minh Châu - tỉnh Tây Ninh.
1. Lý do chọn đề tài:
Làm văn, viết văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc học tập Tiếng
Việt ở Tiểu học. Môn tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn
kỹ năng nghe, nói, viết. Nhưng học sinh còn lúng túng không biết lắng nghe gì?
Nói gì? viết gì? Vì vậy, dạy học cho học sinh biết quan sát tìm ý để hình thành
thói quen chuẩn bị làm tốt là một yêu cầu quan trọng khi làm văn. Trong thực tế
giảng dạy, bên cạnh các em học sinh làm bài tốt vẫn còn một số em khi làm bài
còn ảnh hưởng bệnh công thức, khuôn sáo, thiếu tính chân thực trong dạy - học
văn miêu tả. Muốn quan sát tốt, học sinh cần nắm được cách quan sát và những
yêu cầu quan sát để làm văn. Đối với cả giáo viên và học sinh đều chưa nhận
thức được hết tầm quan trọng của giờ hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý nên
chất lượng tìm ý và lập dàn ý chi tiết thể loại văn miêu tả còn hạn chế. Vì thế
cần tìm ra giải pháp tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy
sử dụng tốt hơn, giúp học sinh tìm ý và lập dàn ý chi tiết thể loại văn miêu tả.
2. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp giúp học sinh tỉm ý và lập dàn ý chi
tiết thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 5B trường Tiểu học
Phước Ninh A.
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu,
phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, phương pháp tổng kết kinh
nghiệm giáo dục.
3. Đề tài đưa ra các giải pháp:
1



- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu đề văn miêu tả.
- Hướng dẫn cho học sinh kĩ năng tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn ý
cho bài văn miêu tả.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để lập dàn ý.
4. Hiệu quả áp dụng:
Sau khi được trải nghiệm, đề tài đã giúp giáo viên và học sinh có nhiều
định hướng mới mẽ hơn trong dạy và học tìm ý và lập dàn ý chi tiết thể loại văn
miêu tả. Kết quả bài kiểm tra thường xuyên, định kì tăng dần. Các em mạnh dạn,
tự tin hơn trong học tập, nắm chắc kiến thức hơn, miêu tả đối tượng trọng tâm
hơn, mạnh dạn nêu được ý nghĩ của mình trong bài viết.
.5. Phạm vi áp dụng:
Đề tài được áp dụng trong phạm vi tập thể lớp 5B, cũng như nhân rộng ra
toàn khối 4, khối 5 trường Tiểu học Phước Ninh A, năm học 2015-2016 và có
thể áp dụng với các đơn vị trường bạn có cùng điều kiện trong huyện và trong
tỉnh.
Phước Ninh, ngày 10 tháng 03 năm
2015.
Người thực hiện

Nguyễn Thanh Dũng
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiểu học giữ vai trò nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu
Giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng toàn diện. Mỗi môn học ở tiểu học đều
góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và cung cấp cho trẻ những
tri thức cần thiết. Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học
2



sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt như "nghe, nói, đọc, viết" để học tập và giao
tiếp, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Trong chương trình tiểu học mới,
môn Tiếng Việt được chia thành nhiều phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ
rèn cho học sinh một số kĩ năng nhất định.
Tập làm văn là phân môn có vị trí quan trọng trong quá trình luyện tập cho
học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, văn hóa làm công cụ giao tiếp và tư
duy. Tập làm văn nối tiếp một cách tự nhiên những bài học khác trong môn
Tiếng Việt, là sự thể hiện các kĩ năng sản sinh văn hóa (nói, viết) và củng cố các
kĩ năng tiếp nhận văn bản (nghe, đọc) cho học sinh. Môn Tập làm văn ở tiểu học
có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng nghe, nói, viết. Nhưng trong thự tế
học sinh còn lúng túng không biết nghe gì? Nói gì? Viết gì? trong tiết học phân
môn Tập làm văn phần quan sát và tìm ý. Vì vậy, dạy cho học sinh biết quan sát
tìm ý để hình thành thói quen chuẩn bị làm bài tốt là một yêu cầu quan trọng đòi
hỏi giáo viên phải quan tâm. Muốn quan sát tốt, học sinh cần nắm được cách
quan sát và những yêu cầu quan sát để lựa chọn những chi tiết sắp xếp thành ý
khi làm văn. Hơn nữa, đối với cả giáo viên và học sinh đều chưa nhận thức được
hết tầm quan trọng của giờ hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, viết đoạn văn
nên chất lượng tìm ý và lập dàn ý chi tiết thể loại văn miêu tả còn hạn chế.
Vì thế, khi trình bày bài văn miệng và làm bài viết, các em không có ý để
viết câu văn, viết đoạn văn hay hoặc chọn ý không hợp lý, nội dung không chặt
chẽ, bài làm không đạt yêu cầu. Ngoài ra các em còn tả không đúng theo trình tự
không gian, thời gian. Chính vì vậy, tôi thường suy nghĩ: Làm thế nào để giúp
học sinh lớp mình phụ trách biết tìm ý, có nhiều ý hay, đặc sắc trong các bài làm
văn miêu tả ở lớp 5?
Với mong muốn đóng góp một phần kinh nghiệm của mình trong việc giáo
dục học sinh nhằm nâng cao chất lượng học sinh, đồng thời nâng cao năng lực
sư phạm cho bản thân, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu về: “Kinh nghiệm
giúp học sinh lớp 5B trường Tiểu học Phước Ninh A học tốt phân môn Tập

3



làm văn thể loại văn miêu tả thông qua việc hướng dẫn tìm ý và lập dàn ý chi
tiết” để nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2014 - 2015.
2. Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích: Giúp bản thân nói riêng và bạn
đồng nghiệp nói chung có phương pháp giảng dạy tốt phân môn Tập làm văn,
đồng thời giúp học sinh có kỹ năng quan sát, tìm ý cũng như lập dàn ý chi tiết để
viết thành đoạn văn miêu tả hay và sinh động góp phần nâng cao chất lượng dạy
học phân môn Tập làm văn nói riêng và chất lượng môn Tiếng Việt nói chung.

3. Đối tượng nghiên cứu
- Các giải pháp giúp học sinh tìm ý và lập dàn ý chi tiết thể loại văn miêu
tả.
- Học sinh lớp 5B Trường Tiểu học Phước Ninh A.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Học sinh lớp 5B trường Tiểu học Phước Ninh A.
- Thời gian: Năm học 2014 - 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Qua đọc và nghiên cứu tài liệu, tôi
đã chọn lọc và thu thập được một số nội dung có liên quan đến đề tài nghiên
cứu.(Bao gồm một số tài liệu như: Sách giáo khoa - Sách giáo viên Tiếng Việt 5,
Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1-2, Chuyên đề-Tạp chí Giáo dục
Tiểu học,...)
* Phương pháp điều tra (dự giờ, đàm thoại, kiểm tra, đối chiếu…):
- Thông qua các tiết dự giờ và trao đổi với bạn đồng nghiệp cũng như việc
theo dõi học sinh lớp 5B, tôi đã nắm bắt được tình hình học Phân môn Tập làm
văn của học sinh và hiểu được nguyên nhân các em học chưa tốt phần tìm ý và

4



lập dàn ý. Từ đó, tôi có cơ sở để nghiên cứu, tìm ra các giải pháp phù hợp giúp
các em học tập tốt hơn.
- Sau mỗi lần áp dụng một giải pháp mới trên lớp, tôi thường đối chiếu kết
quả học sinh đạt được ở hiện tại với kết quả lúc trước. Sau đó, tôi tiến hành chọn
lọc và phối hợp những ưu điểm giữa hai biện pháp mới và cũ để rút ra kinh
nghiệm tốt trong dạy học tìm ý và lập dàn ý chi tiết thể loại văn miêu tả.
5.3. Phương pháp quan sát: Trong quá trình dạy học, tôi đã không ngừng
quan sát trực tiếp thái độ và hứng thú học tập làm văn của các em học sinh;
thường xuyên theo dõi sự chuyển biến kết quả học tập của các em. Từ đó, tôi có
cơ sở để tiếp tục phát huy những giải pháp có hiệu quả.
5.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi luôn tổng kết lại những
kinh nghiệm có hiệu quả trong việc giúp học sinh thực hiện tốt việc tìm ý và lập
dàn ý chi tiết thể loại văn miêu tả. Phương pháp này đã giúp tôi tìm hiểu được
bản chất, nguyên nhân và cách giải quyết trong quá trình nghiên cứu, tổng kết
được những kinh nghiệm, nguyên nhân thất bại hay thành công, từ đó có định
hướng cụ thể cho những lần áp dụng tiếp theo.
6. Giả thuyết khoa học:
Với những kinh nghiệm nghiên cứu được trong đề tài, tôi hy vọng sẽ đem
lại kết quả tốt, giúp các em tìm được các ý cần thiết, hay và sinh động khi làm
văn. Các em sẽ cảm thấy tự tin hơn, nhanh nhẹn hơn, thậm chí có thể yêu thích,
hứng thú và háo hức chờ đến giờ tập làm văn để tự mình thể hiện kĩ năng quan
sát, ghi nhận những điều quan sát được trên thực tế để từ đó mới tìm được ý cho
bài văn.

5



II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
- Hiện nay, để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, Ngành giáo dục đang thực hiện theo
tài liệu như: Giáo dục bảo vệ môi trường (tài liệu bồi dưỡng giáo viên) theo Chỉ
thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 31 tháng 01 năm
2005; Công văn 896/BGD&ĐT ngày 13/02/2006 về Hướng dẫn điều chỉnh nội
dung dạy và học”; Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học
ở tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006; tài liệu Hướng dẫn thực hiện
điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp Tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào
tạo tổ chức biên soạn theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm
2011; Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 Ban hành
Quy định dánh giá học sinh tiểu học. Áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực đã
được tập huấn nghiệp vụ hè cùng một số tài liệu khác giúp cho giáo viên định
hướng tốt hơn, có thêm nhiều kiến thức, chủ động hơn trong việc vận dụng nội
dung, phương pháp giảng dạy, phấn đấu đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
- Các vấn đề liên quan đến phân môn Tập làm văn:
Miêu tả là thể loại văn dùng ngôn ngữ diễn đạt nội dung có hình ảnh và
cảm xúc làm cho người đọc, người nghe hình dung một cách rõ nét, cụ thể
người, vật, cảnh vật, sự việc… như nó vốn có trong cuộc sống. Văn miêu tả phải
nêu được những nét đặc sắc về hình dáng bên ngoài cũng như tính tình được bộc
lộ qua lời nói, cử chỉ, việc làm của một người thế nào, màu sắc, đường nét, âm
thanh về hoạt động của nhiều người trong cùng một thời gian và địa điểm nào
đó.
Miêu tả là “lấy nét vẽ hay câu văn để biểu hiện các chân tướng của sự vật”.
Văn miêu tả giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của sự vật
thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc
6



thẩm mỹ của người viết. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ, chứa đựng
tình cảm của người viết, sinh động và tạo ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh.
Ở lớp 5, các loại bài tập làm văn đều gắn với các chủ điểm, văn miêu tả
cũng nằm trong cấu trúc đó. Quá trình thực hiện các kỹ năng tìm hiểu đề, quan
sát, tìm ý, viết đoạn là những cơ hội để huy động vốn từ, phong phú hoá vốn từ,
tích cực hoá vốn từ để vẽ lại được cảnh vật, con vật, đồ vật… đồng thời giúp trẻ
hiểu biết được về cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Việc phân tích đề, phân
tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn văn miêu tả góp phần phát triển khả năng phân
tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn
luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa …. khi miêu tả.
Ngoài việc giáo dục cho học sinh có tri thức về lí thuyết văn miêu tả, kỹ
năng làm văn miêu tả, giáo viên cần quan tâm đến việc giáo dục thẫm mỹ, giáo
dục thể chất, trí tuệ, tình cảm và đạo đức cho học sinh, dần hình thành cho học
sinh nhân cách của con người Việt Nam mới.
Tất cả các môn học trong chương trình tiểu học nói chung và lớp 5 nói
riêng đều có quan hệ mật thiết, hỗ trợ cho nhau trong việc giúp học sinh thực
hiện tốt mục tiêu phân môn Tập làm văn. Mặt khác, phân môn Tập làm văn cũng
có tác động trở lại rất tích cực, làm cơ sở cho các em học các môn học khác. Do
đó, chúng ta không được coi nhẹ môn học nào mà phải giúp học sinh học tốt tất
cả các môn học.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng:
Trong chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5, hai kiểu bài “Tả cảnh
sinh hoạt” và “Tả người” được dạy từ tuần 1 đến tuần 20, sang tuần 21 trả bài
văn tả người. Trong đó chỉ có tuần 1, tiết đầu tiên về tả cảnh sinh hoạt là: Cấu
tạo của bài văn tả cảnh; tìm hiểu đề bài, làm dàn ý. Các tiết sau tiếp theo là tiết
viết đoạn văn, rồi đến tiết làm bài viết, tiết trả bài viết.

7



Qua thực tiễn điều tra, dự giờ, trao đổi trực tiếp cũng như gián tiếp với giáo
viên và học sinh về việc dạy và học văn miêu tả trong năm học trước, tôi nhận
thấy: thể loại mới nên các em tìm ý rất chậm gây khó khăn cho các em vì không
tìm được ý để lập dàn bài chi tiết hoặc lập dàn bài sơ xài, chỉ có vài ý, quá ngắn,
đặt câu chưa rõ ý, câu không đủ ý. Phần học sinh cũng lúng túng vì các em phải
vừa quan sát, vừa tìm ý, học sinh ngại nói, ít phát biểu vì các em chưa có đủ văn
liệu và vốn sống để trình bày. Điều đó dẫn đến tiết học không sinh động và bài
làm của các em không đạt yêu cầu vì chưa có ý đặc sắc, chưa xoáy vào trọng
tâm. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy, có sự chuẩn
bị, đầu tư cho các tiết học Tập đọc, Kể chuyện và môn Tự nhiên – xã hội để nhờ
đó hỗ trợ cho các em vốn từ và ngữ cảnh có liên quan đến các kiểu bài văn miêu
tả. Song song đó, giáo viên phải tập cho các em có thói quen biết chuẩn bị bài,
biết quan sát, biết tìm ý trước khi ghi vào vở nháp, sử dụng biện pháp so sánh,
nhân hóa vào trong văn miêu tả và sắp xếp các ý vào dàn ý chi tiết hợp lí vì có
một dàn ý tốt sẽ đảm bảo cho việc hoàn thành một bài văn viết có chất lượng.
Nhưng vào đầu năm học các em chưa có thói quen và các kỹ năng đó khi làm
bài tập làm văn. Chính vì vậy khảo sát chất lượng của 33 học sinh lớp 5B đầu
năm học 2014-2015 thu được kết quả như sau:
Bảng khảo sát kết quả của học sinh đầu năm

Lớp

5B

TSHS

33


Học sinh tìm

Học sinh tìm ý,

Học sinh chưa tìm

ý, lập được

lập được dàn ý

được ý, lập dàn ý

dàn ý tốt

hoàn chỉnh

chưa hoàn chỉnh

TS

TL%

TS

TL%

TS

TL%


3

9,1

18

54,5

12

36,4

Như vậy, tỷ lệ học sinh chưa tìm được ý, chưa lập được dàn ý vẫn còn khá
cao.
2.2. Nguyên nhân của những tồn tại:

8


- Giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo khi hướng dẫn học sinh làm bài tập:
không chịu khó nghiên cứu, tìm tòi thêm ở những tài liệu khác ngoài sách giáo
khoa.
- Một số giáo viên vốn từ còn hạn chế.
- Học sinh nhận xét về đoạn văn không đầy đủ
- Học sinh quan sát đối tượng định tả còn đại khái, lướt qua nên không
tìm được ý, ý nghèo nàn, bài văn không có sáng tạo.
- Học sinh không biết ghi chép những gì mà mình quan sát được một
cách rõ ràng. Khi viết các em thường lặp lại ý câu trước,…
- Học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả, vốn
ngôn ngữ còn quá ít ỏi.

Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ dạy,
không gây hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì vậy tôi đã sử dụng một số
biện pháp giúp các em biết cách quan sát, tìm ý và lập dàn ý chi tiết cho bài văn
miêu tả, tìm ra giải pháp mới để việc dạy và học tập làm văn có hiệu quả hơn,
nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt.
3. Nội dung vấn đề
3.1. Vấn đề đặt ra
Từ những thực trạng nêu trên, tôi cần tìm ra giải pháp giúp giáo viên vận
dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong văn miêu tả sao cho phù
hợp, giúp cho các em học sinh có được một “phương pháp” riêng cho mình khi
học văn miêu tả, mạnh dạn, tự tin hơn khi làm bài viết, nêu bật được cảm nhận,
suy nghĩ của mình về đối tượng miêu tả và học văn miêu tả ngày một tốt hơn. Vì
vậy, để giúp học sinh có thể làm được bài văn có đủ ý, sâu sắc, tôi đã tiến hành
các công việc sau:
- Luôn nhắc nhở học sinh quan tâm tới cuộc sống xung quanh mình: ở
trường, ở lớp, ở gia đình và xã hội.
9


- Tập thói quen quan sát và ghi nhận: Mỗi em có một cuốn sổ tay văn học
để ghi chép những điều mới lạ mà em thấy được về người, về cảnh …hoặc sưu
tầm, ghi từ, ý hay có liên quan đến thể loại văn, kiểu bài đang học để có thêm
nhiều vốn sống thực tế và vốn từ, ý.
- Nắm tình hình bao quát và thực lực riêng của từng học sinh. Sau đó sắp
xếp chia tổ học tập vừa có học sinh học tốt, vừa có học sinh còn chậm để các em
giúp đỡ nhau tiến bộ.
3.2. Một số giải pháp cụ thể
3.2.1. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để
giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy, tức là lấy câu văn

để biểu hiện các đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người đọc như được nhìn tận
mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, tôi cần chú ý
hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý.
a. Tả theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ
ngoài vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại). Ở lớp 4, lớp 5 trình tự này
được vận dụng khi miêu tả loài vật, đồ vật, cảnh vật,...
Ví dụ:
Tả từ ngoài vào trong: “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa
Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm
nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ
vàng Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”
b. Tả theo trình tự thời gian:
Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau)
thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu
tả cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt của người.
10


Ví dụ:
“Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương
thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả
gieo trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa,
từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ
vậy.”
c. Tả theo trình tự tâm lí:
Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây
cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả
sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ
nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau

của đối tượng.
Ví dụ:
“Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai,
xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay,
bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.
Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ
tôi dễ dàng và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà
mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả,...” (Bài Bà
Tôi - Tiếng Việt 5- Tập 1, trang 122).
Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến ánh mắt. Mái
tóc “dày kì lạ”.
Ngoài các trình tự miêu tả trên, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho
học sinh kĩ năng sử dụng các giác quan như: thính giác, thị giác, xúc giác, vị
giác,... để quan sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả.
Ví dụ:
Phân tích bài “Mưa rào” (Tiếng Việt 5- Tập 1- Trang 33) ta thấy tác giả đã
quan sát bằng các giác quan như sau:
11


- Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa rơi.
- Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh, nhuốm hơi nước.
- Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận
mưa đầu mùa.
- Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng hót
của chào mào.
3.2.2. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả:
Ở Tiểu học, học sinh được học tập làm văn miêu tả theo những đề bài cho
trước với những yêu cầu nhất định. Tìm hiểu đề là kĩ năng đầu tiên mà học sinh
phải tiến hành trong quá trình làm bài. Ở đây tôi đã giúp học sinh biết cách xác

định yêu cầu của đề, tránh được sự lúng túng trong quá trình triển khai bài viết,
dẫn đến viết xa đề, lạc đề.
Việc rèn luyện tốt kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả cho học sinh sẽ có ảnh
hưởng đến kết quả của các kĩ năng tiếp theo. Để giúp học sinh thực sự thuần
thục kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả, tôi chú ý hướng dẫn các em một số thao
tác sau đây khi tìm hiểu đề:
- Đọc kĩ đề bài, bước đầu nhận thức sơ bộ về nội dung, yêu cầu miêu tả;
- Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
(Kết quả thu được sau khi thực hiện hai thao tác này giúp người viết bước
đầu nắm bao quát về đề bài, nhận biết yêu cầu có tính bắt buộc hay chỉ có tính
gợi ý - chỉ dẫn, yêu cầu nào cần tự xác nhận cho bài viết,...)
- Trả lời các câu hỏi để xác định yêu cầu của đề như: Đề bài yêu cầu viết
theo kiểu bài văn miêu tả nào? Đối tượng miêu tả của bài viết là gì? Mục đích
viết bài văn miêu tả để làm gì? Bài viết sẽ tập trung miêu tả những đặc điểm chủ
yếu nào của đối tượng? Vì sao lại tập trung tả những đối tượng đó? Bài viết
hướng tới người đọc là ai? Từ ngữ xưng hô sẽ được sử dụng trong bài viết là gì?
Cần lưu ý điểm gì khi sử dụng ngôn ngữ trong bài văn miêu tả?
12


Việc thực hiện các thao tác trên trong quá trình tìm hiểu đề sẽ giúp học
sinh có hiểu biết đầy đủ về đề văn miêu tả, từ đó các em có hứng thú hơn khi
viết bài văn và phát huy cao nhất khả năng sáng tạo trong bài văn.
3.2.3. Hướng dẫn học sinh tìm ý, lựa chọn ý và lập dàn ý cho bài văn
miêu tả:
Tìm ý và lập dàn ý trong làm văn nói chung và trong văn miêu tả nói
riêng là một thao tác, một bước chuẩn bị không thể thiếu, có thể nói nó có vai trò
rất quan trọng đối với học sinh đặc biệt là học sinh Tiểu học. Vì vậy, đối với học
sinh lớp 5 thì dàn ý không có gì xa lạ nhưng để lập được một dàn ý chi tiết, đủ ý
và theo đúng bố cục của một bài văn miêu tả để học sinh có thể dựa vào đó viết

thành một đoạn văn hay một bài văn hay thì quả thật là rất khó.
Mọi người ai cũng hiểu rằng khi viết văn nếu bỏ đi công đoạn tìm ý và
lập dàn ý thì bài làm của các em sẽ không đi đúng theo yêu cầu khi viết bài,
kiểm tra bài văn của các em sẽ thiếu đi tính hệ thống, tính lôgic. Điều này làm
cho bài văn không đạt được như mục tiêu đã đề ra.
Đối với kiểu bài miêu tả, quan sát là cơ sở chủ yếu để tìm ý. Việc quan
sát có thể tiến hành ngay trên lớp hoặc tiến hành ngoài lớp trước tiết học. Muốn
bảo đảm các yêu cầu trên, các đề bài ra cho học sinh phải tính đến khả năng
quan sát của các em. Không nên ra các đề miêu tả mà học sinh không thể quan
sát trực tiếp.
Khi hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả, quan trọng
nhất là biết cách đặt câu hỏi kết hợp với hướng dẫn học sinh quan sát. Câu hỏi
loại này cần chỉ rõ sử dụng giác quan nào, quan sát bộ phận nào của đối tượng
miêu tả. Thông thường học sinh chỉ quen sử dụng mắt để quan sát và nhận xét, ít
biết cách dùng các giác quan khác. Đề tài miêu tả phong phú, tôi chú ý đặt câu
hỏi yêu cầu học sinh tập sử dụng mắt, mũi, tai, tay, da,…để thu thập nhiều nhận
xét khác nhau giúp cho việc miêu tả sinh động, mới mẻ.
Sau khi học sinh đã quan sát đối tượng miêu tả ở nhà, công việc của giáo
viên là đặt câu hỏi gợi ý để học sinh hồi tưởng lại những gì đã quan sát được.
13


Khi học sinh đã quan sát và tìm đủ ý rồi, giáo viên hướng dẫn các em lập
dàn ý bài văn. Dàn ý phải đủ 3 phần:
+ Phần mở bài: Giới thiệu bao quát về vấn đề định tả.
+ Phần thân bài:
. Tả bao quát
. Tả chi tiết.
. Đôi nét tiêu biểu, nổi bật.
+ Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.

Chú ý: Khi lập dàn ý cần cân đối câu từ. Câu không quá dài hay quá
ngắn, mỗi câu cần làm nổi rõ một trọng tâm của bài. Các ý cần chặt chẽ, lôgíc
với nhau...
Ví dụ: Khi dạy tiết 1 về “Tả cảnh sinh hoạt”. Tiết đầu tiên cũng là tìm hiểu
đề, lập dàn ý của bài văn tả cảnh sinh hoạt.
Đề bài: Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi.
Để chuẩn bị cho tiết này, trước đó, giáo viên đã hướng dẫn cho các em cách
quan sát và ghi nhận ý vào vở nháp. Các em quan sát theo thời gian như:
+ Cảnh sân trường trước giờ ra chơi (ngồi trong lớp nghe, cảm nhận);
+ Cảnh sân trường bắt đầu có tiếng trống và khi học sinh đã ùa ra sân (chọn
vị trí quan sát ở ngoài sân);
+ Cảnh các hoạt động vui chơi diễn ra: Khung cảnh nhộn nhịp chung, hoạt
động sôi nổi của từng nhóm, hoạt động riêng lẻ của vài cá nhân;
+ Cảnh sân trường khi có tiếng trống báo hiệu hết giờ;
Giờ học chính thức, giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu đề, xác định thể
loại, kiểu bài, nội dung và trọng tâm của đề. Sau đó, các nhóm, cá nhân sẽ nêu
lên các ý đã quan sát ghi được, tập thể lớp nhận xét, góp ý bổ sung và các em sẽ
lập dàn bài chi tiết dựa vào dàn bài chung về tả cảnh sinh hoạt.
14


DÀN BÀI CHUNG
I . MỞ BÀI

DÀN BÀI CHI TIẾT
(Học sinh có thể ghi ý hoặc viết
thành câu)

- Giới thiệu cảnh vật.


- Giờ ra chơi.

• Ở đâu?

• Diễn ra ở sân trường em.

• Lúc nào?

• Vào lúc (tám giờ rưỡi sáng, ba

II. THÂN BÀI
a) Tả cảnh bao quát
- Sân trường trước giờ học
- Khi có tiếng trống
- Khi học sinh ùa ra cửa lớp,
ra sân.

giờ chiều, sau hai tiết học).
(Học sinh chọn ý để ghi)
- Bầu trời, cây lá.
- Vắng lặng chỉ có tiếng giảng bài.
- Tiếng ồn nổi lên từ các lớp.
- Vui mừng ùa ra như (đàn chim sổ
lồng, bầy ong vỡ tổ…)

- Cảnh tập thể dục giữa giờ.

- Hàng hàng thẳng tắp, nghe theo
hiệu lệnh của còi của giáo viên Thể


b) Quang cảnh giờ chơi dục.
(trọng tâm)
- Sân trường ồn ào náo nhiệt.
- Các hoạt động vui chơi diễn
- Số đông học sinh ùa xuống căn tin
ra.
mua quà bánh.
+ Từng nhóm chơi
- Nhóm các bạn nam (đá cầu, rượt
Chú ý tìm từ nêu bật được đuổi, chọi nai, bắn bi).
các nét về hình dáng, cử chỉ hoạt
động của các bạn khi chơi, từ gợi
tả hình ảnh màu sắc, âm thanh…
xen tả cảnh để làm nền).

- Nhóm các bạn nữ (nhảy dây, chơi
u, cò cò…)
- Nhóm các em lớp một, hai (xếp

15


hàng rồng rắn, trốn tìm, rượt bắt…)
- Một số bạn ngồi ở băng ghế đá trò
+ Vài cá nhân tiêu biểu.

chuyện, bàn tán rôm rả.
- Vài bạn gái ngắm các bồn hoa vừa
trò chuyện râm ran.
- Có bạn xem sách hoặc viết bài ở

lớp.
- Nghe tiếng trống, học sinh chạy về

c) Cảnh kết thúc giờ chơi.

lớp.
- Sân trường yên ắng.
- Ánh nắng, cành lá cây, gió…..

III. KẾT LUẬN. Cảm nghĩ.
- Ích lợi giờ chơi.

- Giúp vui chơi thoải mái, tiếp thu
bài tốt.

- Tình cảm.
- Giờ chơi mang lại tinh thần sảng
khoái sau 2 tiết học, giúp em hết mệt
mỏi bắt đầu tiết học mới.
- Những trò chơi thời thơ ấu sẽ mãi
là những kĩ niệm khó quên.
Tuy nhiên, sau tiết học này thì học sinh phải viết đoạn văn nên các em diễn
đạt ý chưa suôn sẻ, chưa dùng được nhiều từ gợi tả, gợi cảm. Vì thế, những tiết
luyện tập tả cảnh và viết đoạn văn ở các đề bài sau và trong các giờ bồi dưỡng
(buổi chiều) giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm thêm như:
- Cho học sinh liên hệ đến các bài tập đọc “Quang cảnh làng mạc ngày
mùa”, “Kì diệu rừng xanh”, “Đất Cà Mau”, “Mùa thảo quả”, “Trồng rừng ngập
mặn”. Qua đó, tôi phân tích giới thiệu cho các em thấy được cách sử dụng từ

16



ngữ, gợi tả, gợi cảm, các biện pháp nghệ thuật như: nhân hóa, so sánh, điệp từ
(điệp ngữ) hoặc đảo ngữ để làm nổi bật cảnh và hoạt động của người.
* Đến tuần 12, tiết 23 bắt đầu qua tả người: tìm hiểu đề - lập dàn ý của bài
văn tả người, tôi hướng dẫn cụ thể từng bước sau khi đã giảng cho học sinh biết
được nét đặc trưng của kiểu văn tả người.
- Tìm hiểu đề: (theo cách hướng dẫn ở sách giáo viên).
- Hướng dẫn làm dàn bài chi tiết dựa vào dàn bài chung.
Ví dụ: Đề bài “Tả hình dáng và tính tình cô giáo (thầy giáo) đã dạy em
trong những năm học trước mà em nhớ nhất”.
Để học sinh chuẩn bị được tốt, lập được nhiều ý, tôi phân công và giao việc
cụ thể cho từng nhóm. Sau đó, tôi hướng dẫn cách làm việc, nắm được đề bài,
quan sát tìm ý ghi nhận. Khi giáo viên hướng dẫn để các em nêu ý lên, các bạn
sẽ nhận xét rồi sắp xếp ý đưa vào dàn bài chi tiết theo bảng sau (có thể ghi bằng
từ ngữ ngắn gọn hoặc bằng câu văn cụ thể).
DÀN BÀI CHUNG

DÀN BÀI CHI TIẾT

I. MỞ BÀI: Giới thiệu
- Cô giáo cũ (thầy giáo cũ) em nhớ nhất là - Cô (thầy)…..
ai?
- Đã dạy em năm lớp mấy?

- Dạy em năm lớp …, năm

II. THÂN BÀI:

học….


1. Hình dáng:
a/ Tả bao quát
- Tuổi tác.
- Tầm vóc.

- Khoảng (độ) chừng ….tuổi

- Dáng điệu.

- Cân đối, thon thả, mảnh mai,

- Cách ăn mặc (có liên quan, phù hợp cao cao.
17


với nghề nghiệp).

- Khoan thai (duyên dáng, chững

b/ Tả chi tiết (Chỉ chọn những nét đặc chạc, nghiêm nghị)
sắc, đáng chú ý để phân biệt rõ người - Trang phục áo dài (thướt tha…)
được tả).
- Khuôn mặt.

hoặc quần tây, áo sơ mi (chỉnh
tề).
(Học sinh nêu sau khi đã quan

- Mái tóc.


sát nhớ lại và chọn từ thích hợp
để ghi, giáo viên sẽ bổ sung từ
cho các em).
- Trái xoan (tròn, vuông, chữ

- Mắt, mũi, miệng:

điền, khả ái, hồng hào, đầy
đặn…)
- Mượt mà (đen mượt xõa xuống
ngang vai, kẹp gọn gàng, uốn
ngắn, hớt ngắn…)
- Mắt đen láy (long lanh, sáng
tinh anh, dịu hiền…)

- Thân hình – tay chân.

- Mũi cao (thấp, to, dọc dừa…)
- Miệng nhỏ (rộng, xinh xinh,

- Răng.

đôi môi hồng tươi…)
- Tròn, (mập mạp, gầy gầy, đầy

2. Tính tình (được thể hiện cụ thể qua lời đặn, nở nang, mỏng manh…)
nói,cử chỉ, thói quen, việc làm).

- Đều đặn (trắng …)

- Hiền (trung thực, nghiêm
nghị…)
- Hiền dịu (thể hiện qua lời nói
nhỏ nhẹ, không bao giờ lớn
18


tiếng…) hoặc nghiêm khắc (ít
cười, lời nói dứt khoác…)
- Tận tụy, siêng năng, hết lòng vì
học sinh (thể hiện qua việc làm
giảng dạy nhiệt tình, quan tâm
III. KẾT LUẬN: cảm nghĩ về người được tới từng đối tượng học sinh, luôn
tả (cần tả được 2 ý)
nhắc nhở uốn nắn, động viên tinh
- Tình cảm.

thần học tập, góp ý sửa bài …)

- Hành động.

- Yêu quý (biết ơn, kính trọng…)
- Cố gắng học (nhớ lời dạy, thực
hiện tốt) để đền đáp công ơn.
Qua những đề bài như: tả bạn, tả bà, tả em bé,... các em đã biết cách làm
như thế và hướng dẫn các em vào đầu giờ (hoặc giờ chơi) thảo luận, trao đổi ý
rồi mỗi em sẽ tự lập dàn bài chi tiết của mình vào vở chuẩn bị.
- Trong thời gian này, giáo viên cũng cần theo dõi sự làm việc của các
nhóm, xem qua sự chuẩn bị của một số em, bổ sung, sửa chữa. Giờ dạy bồi
dưỡng giáo viên sẽ cho các em liên hệ đến một số bài tập đọc tả người như:

“Những người bạn tốt”, “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”, “Thầy thuốc như mẹ
hiền”,“Ngu Công xã Trịnh Tường”, làm một số bài tập để mở rộng vốn từ, biết
diễn đạt ý bằng câu văn có hình ảnh bằng cách làm quen với một số biện pháp tu
từ như: so sánh, nhân hóa có liên quan tới tả người.
Để các em học sinh có thể vận dụng được cách viết hay có sử dụng được
các biện pháp trên, tôi cho các em tập làm các dạng bài tập nhỏ (viết đoạn văn).
- Tập viết câu văn gợi tả, gợi cảm.
- Tập viết câu có sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa.
19


- Tập diễn đạt ý gọn, chính xác, sinh động.
- Tập phân tích thành dàn bài chi tiết.
3.2.4. Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để lập dàn ý:
* Sơ đồ tư duy là một phương tiện trực quan có ưu điểm trong việc sản
sinh, hình dung cũng như cấu trúc và phân loại các ý tưởng. Trong dạy học, nó
giúp học sinh liên kết và gợi nhớ lại những kinh nghiệm đã có, làm cho ý tưởng
của các em thêm phần phong phú, sáng tạo.
* Cách vẽ sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả:
a) Chuẩn bị:
- Vật dụng: Tờ giấy trắng kích thước phù hợp (có thể chọn giấy A4)
- Xác định yêu cầu của đề, các từ chìa khóa để làm chủ đề cho sơ đồ.
- Tập hợp ý, tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
b) Tiến hành:
- Mô tả chủ đề của sơ đồ bằng một từ, một cụm từ ngắn gọn hoặc có thể mô
tả chủ đề bằng hình ảnh và đặt ảnh ở vị trí phù hợp sao cho nổi bật về màu sắc,
kích thước, ...
- Đặt và trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề. Giáo viên có thể hỗ trợ cho
học sinh bước này bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi gợi ý, tránh tình trạng
học sinh nêu các ý chung chung, không nổi bật đặc trưng đối tượng miêu tả.

- Từ chủ đề, vẽ nhánh chính và gắn từ, cụm từ khóa lên nhánh.
- Từ nhánh chính, mở ra các nhánh phụ với kích thước nhỏ hơn. Gắn kết
các ý bằng cách đánh dấu mũi tên hoặc đánh số thứ tự trước sau. Chú ý, những
nhánh chính và nhánh phụ nên vẽ thành các đường cong để tạo sự "mềm mại"
cho sơ đồ đường cong.
c) Hoàn thiện:
- Bổ sung hình ảnh, màu sắc cần thiết.
20


- Kiểm tra lại những từ khóa.
- Kiểm tra lại tổng thể sơ đồ xem có cân đối và hợp lý chưa.
d) Thể hiện: Từ Sơ đồ tư duy đã hoàn thành, học sinh phải:
- Diễn đạt ý bằng lời nói.
- Diễn đạt ý bằng cách viết câu, đoạn, bài.
* Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy:
- Để đảm bảo yêu cầu trọng tâm miêu tả, màu sắc và kích thước của các
nhánh phải thể hiện được điểm nhấn các trọng tâm miêu tả, thể hiện được sự liên
kết giữa các ý.
- Để kích thích những liên tưởng thú vị, giáo viên cần xây dựng hệ thống
câu hỏi nhằm khắc phục rào cản tư duy. Hướng dẫn học sinh dùng biện pháp so
sánh, nhân hóa trong quá trình liên tưởng, diễn đạt.
Ví dụ: Dùng sơ đồ tư duy để lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng
trên cánh đồng.
Học sinh cụ thể hóa bằng các từ chìa khóa (tùy thuộc vào cách miêu tả các
em chọn mà có thể có các từ chìa khóa theo trình tự thời gian hay từng phần của
cảnh).

Giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi ý như:


+ Em định miêu tả cảnh gì? Vào thời điểm nào?
+ Em chọn cách miêu tả theo trình tự thời gian hay từng phần của cảnh?
+ Em dùng những giác quan nào để quan sát cảnh được tả? Em chọn lọc
những hình ảnh, chi tiết nào?
+ Mỗi hình ảnh, chi tiết mà em quan sát được có thể miêu tả bằng những
từ ngữ nào?
+ Những hình ảnh, chi tiết của cảnh gợi cho em những liên tưởng, tưởng
tượng gì?

21


22


Hình 1: Ứng dụng Sơ đồ tư duy lập dàn ý cho bài văn miêu tả cánh
đồng vào buổi sáng
4. Tự đánh giá kết quả thực hiện đề tài
Qua áp dụng đề tài, tôi nhận thấy giáo viên tích cực hơn trong công tác
giảng dạy, đầu tư có trọng tâm các nội dung kiến thức, kỹ năng cần rèn luyện
cho học sinh khi học văn miêu tả; linh động vận dụng được nhiều phương pháp,
hình thức tổ chức học tập phát huy được vốn kiến thức hiện có của học sinh, bồi
dưỡng giúp các em nắm chắc trình tự miêu tả, biết cách tìm ý, chọn lọc ý cho bài
văn của mình. Các em mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập, nắm chắc kiến thức
hơn, miêu tả đối tượng trọng tâm hơn, mạnh dạn nêu được ý nghĩ của mình
trong bài viết.
Tôi đã ghi nhận lại kết quả các kỹ năng đạt được của học sinh trong từng
giai đoạn theo bảng thống kê như sau:
Học sinh tìm
Lớp


TSH

Thời

ý, lập được

S

điểm

dàn ý tốt

Học sinh tìm

Học sinh chưa

ý, lập được

tìm được ý, lập

dàn ý hoàn

dàn ý chưa

chỉnh

hoàn chỉnh

TS


TL%

TS

TL%

TS

TL%

5B

33

Đầu năm

3

9,1

18

54,5

12

36,4

5B


33

CHKI

6

18,2

23

69,7

4

12,1

Kết quả ở bảng thống kê cho thấy đề tài tôi nghiên cứu đã có được kết quả
tương đối khả quan. Tôi tin rằng nếu tiếp tục áp dụng giải pháp đã đề ra thì chất
lượng phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung của học
sinh lớp 5B ở cuối năm sẽ cao hơn nữa.
5. Phạm vi áp dụng
Đề tài được áp dụng trong phạm vi tập thể lớp 5B, cũng như nhân rộng ra
toàn khối 4, khối 5 trường Tiểu học Phước Ninh A, năm học 2015-2016 và có
23


thể áp dụng với các đơn vị trường bạn có cùng điều kiện trong huyện và trong
tỉnh.


24


III. KẾT LUẬN
Sau thời gian thực hiện, giúp đỡ học sinh, tôi nhận được kết quả như sau:
Đối với phân môn Tập làm văn, học sinh có nhiều tiến bộ, vận dụng nhiều từ gợi
tả miêu tả phù hợp, bài văn thêm sinh động hơn. Các em biết sử dụng những
hình ảnh để so sánh, nhân hóa, dùng từ phù hợp với ngữ cảnh để diễn đạt bài
văn, ý tả cũng được mở rộng, đặt câu trọn ý.
1. Bài học kinh nghiệm
Để dạy và học tìm ý là lập dàn ý chi tiết thể loại văn miêu tả được tốt hơn,
sau khi nghiên cứu đề tài này tôi đúc kết được một số bài học như sau:
- Giáo viên cần có đầu tư cho công tác soạn giảng, thiết kế kế hoạch dạy
học phù hợp với mục tiêu, chuẩn Kiến thức - Kỹ năng và thực tế tình hình lớp.
- Cần giúp cho học sinh nắm thật chắc các dạng bài miêu tả, rèn cho học
sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài, nội dung trọng tâm và mục đích miêu tả; biết
cách tìm ý, sắp xếp ý, phát triển ý theo kết quả mình quan sát được.
- Giáo viên phải nắm vững được nét đặc trưng của từng kiểu bài.
- Giáo viên phải mở rộng vốn sống và vốn từ cho học sinh để các em có đủ
văn liệu sử dụng.
- Giáo dục học sinh biết quan tâm hơn đối với cuộc sống và sự vật diễn ra
xung quanh, biết quan sát để từ đó phát hiện được nhiều cái mới, bài làm có ý
phong phú hơn.
- Hình thành cho học sinh được thói quen tốt, biết chuẩn bị bài tốt, biết
cách dùng từ và viết câu có hình ảnh hơn, sinh động hơn.
Tuy nhiên, phạm vi đề tài cũng còn trải rộng vì trong văn miêu tả thật là đa
dạng. Điều này đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn, nghiên cứu nhiều hơn.
Mặt khác, người giáo viên phải có sự say mê văn học, chịu khó đọc nhiều tài
liệu, tìm tòi, học hỏi, tìm hiểu để có thể nắm bắt kịp thời, dự trù các tình huống


25


×