Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

tiểu luận : chính sách đối ngoại của mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.63 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................................................................4
Chương 1: Khái quát về Mỹ và chính sách đối ngoại của Mỹ..............................................................4
1.1.Khái quát về đặc điểm tự nhiên và xã hội của Mỹ........................................................................4
1.1.1.Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................................................4
1.1.2.Đặc điểm xã hội.........................................................................................................................4
1.2.Khái quát về chính sách đối ngoại của Mỹ....................................................................................6
Chương 2: Những thay đổi chính sách an ninh, quốc phòng trong ngoại giao Mỹ sau 11/09/2001...7
2.1. Sự kiện 11/09 và những hậu quả của nó.....................................................................................7
2.2. “Ngoại giao quân sự” của Mỹ trước khi sự kiện 11/09 xảy ra.....................................................9
2.3. Sự thay đổi chính sách an ninh, quốc phòng dưới thời tổng thống Bush sau 11/09.................12
2.3.1. Thực tế “Chiến dịch đất nước Iraq tự do” do Mỹ phát động năm 2003.................................14
2.3.2. Phát động cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan..........................................................20
2.3.3. Đối với Asean..........................................................................................................................23
2.4. Chính sách “ngoại giao thông minh” của tổng thống Barack Obama........................................25
2.4.1. Giảm vai trò của “sức mạnh quân sự” và đề cao “quyền lực mềm”.......................................26
2.4.2. Những thay đổi đối với cuộc chiến tranh tại Iraq...................................................................27
2.4.3. Sự chuyển hướng mặt trận trung tâm trong cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan....28
2.4.4. Quá trình hòa bình ở Trung Đông...........................................................................................28
2.4.5. Những thay đổi trong quan hệ về quân sự đối với nước Nga.................................................29
2.4.6. Sự gia tăng hợp tác quân sự đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương...............................32
2.4.7. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với ASEAN............................................................................33
Chương III: Thách thức đối với sự điều chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ.......................................36


3.1.Đánh giá môi trường an ninh toàn cầu.......................................................................................36
3.2.Điều chỉnh chiến lược quân sự: “Duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ: những ưu tiên cho quốc
phòng thế kỉ 21” và những thách thức đặt ra...................................................................................37
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................40


TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................41


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sau khi dành độc lập vào năm 1776, với quá trình phát triển đất nước chỉ
trong vòng 236 năm, trong nhiều năm qua Mỹ đã trở thành cường quốc số một
trên thế giới, đóng vai trò chủ đạo trong các vấn đề quan hệ quốc tế. Sau khi
Chiến tranh lạnh và trật tự thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ tiếp tục nâng cao tham
vọng trở thành siêu cường quốc số một thế giới. Để thực hiện được mục tiêu
đó, Mỹ đã ra sức đẩy mạnh quá trình điều chỉnh chính sách toàn cầu.
Tuy nhiên, sau ảnh hưởng của tình hình quốc tế và đặc biệt là sự kiện ngày
11/09/2001, Hoa Kỳ đã phải thay đổi các chính sách an ninh, kinh tế, đối nội
cũng như đối ngoại của mình nhằm thích hợp với tình hình hiện tại.
Sự kiện 11/09 đã đi vào lịch sử của nước Mỹ với những thiệt hại nặng nề.
Chỉ trong vòng hơn 1 giờ đồng hồ đã có gần 3 000 người chết, hơn 6 000
người bị thương và ước tính thiệt hại kinh tế lên đến hơn 100 tỉ USD. Ngay
sau khi sự kiện này xảy ra, tổng thống đương nhiệm lúc đó là George.W. Bush
đã thay đổi một số các chính sách đối nội cũng như đối ngoại và đặc biệt là
đối với chính sách an ninh quốc phòng.
Đã 11 năm sau khi sự kiện khủng bố 11/09 xảy ra nhưng những ký ức về
nó vẫn còn đó. Nước Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách an ninh nhằm
ngăn chặn và hòng tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố. Việc thay đổi các chính sách
đặc biệt là chính sách đối ngoại dã có tác động và ảnh hưởng to lớn đối với
tình hình trong nước Mỹ cũng như đối với các quốc gia khác trên thế giới.
Chính vì thế, tác giả xin mạnh dạn được chọn đề tài về “Sự thay đổi chính
sách quân sự trong ngoại giao của Mỹ sau sự kiện 11/09” từ khoảng thời gian
1



2001 cho đến thời điểm hiện nay. Trong khuôn khổ của 1 tiểu luận, tác giả sẽ
đề cập tới những chính sách quân sự của Mỹ sau 11/09
Do hiểu biết và trình độ có hạn nên tiểu luận khó tránh khỏi khiếm khuyết,
tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô giáo. Tác
giả xin chân thành cảm ơn.
2. Tình hình nghiên cứu
Mỹ là một siêu cường trên thế giới, chính vì vậy những chính sách đối
ngoại của nước này có tác động mạnh mẽ và sâu rộng tới rất nhiều quốc gia
khác. Việc điều chỉnh một số chính sách đối ngoại của Mỹ sau sự kiện 11/09
được rất nhiều quốc gia quan tâm. Việc nghiên cứu về vấn đề này tập trung
chủ yếu vào sự thay đổi cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong
khoảng 10 năm trở lại đây.
3. Mục đích, nhiệm vụ
3.1.

Mục đích

Với đề tài này, tác giả muốn đưa ra những nguyên nhân với những tác
động cụ thể tạo nên sự điều chỉnh chính sách ngoại giao quân sự của Mỹ sau
sự kiện 11/09 và đưa ra cái nhìn khái quát nhất về những chính sách đó.
3.2.

Nhiệm vụ

Để thực hiện được mục đích đề ra, công tác nghiên cứu cần làm tốt những
nhiệm vụ:
- Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Mỹ trước khi sự kiện 11/09 xảy ra
- Những tác động và ảnh hưởng của sự kiện 11/09 tới Mỹ

2



- Sự thay đổi trong chính sách ngoại giao quân sự của Mỹ sau 11/09/2001
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là chính sách đối ngoại của
Mỹ sau năm 2001 cho tới nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu lý luận và thực tiễn được tổng hợp,
tra cứu, tìm kiếm từ các nguồn tài liệu: giáo trình, sách, báo, mạng internet.

3


NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về Mỹ và chính sách đối ngoại của Mỹ
1.1.

Khái quát về đặc điểm tự nhiên và xã hội của Mỹ

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nằm ở tây bán cầu, phía bắc giáp Canada, phía
nam giáp Mexico và vịnh Mexico, phía đông giáp Đại Tây Dương, phía tây
giáp Thái Bình Dương, tiểu bang Alaska nằm phía tây bắc Canada, quần đảo
Hawai ở Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ gồm 50 tiểu bang và 1 quận liên bang có diện tích 9 629 091
triệu km2, đứng thứ tư trên thế giới sau Liên bang Nga, Canada, Trung Quốc,
chiếm 6,2% diện tích toàn cầu. Phần lục địa chính từ bắc xuống nam rộng 2
500 km, từ đông sang tây rộng 4 500 kim, trải dài trên bốn múi giờ.
Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ
gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí

hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nửa
khô hạn trong Đại Bình nguyên phía tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang
mạc ở Tây nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở
Đại Bồn địa.
1.1.2. Đặc điểm xã hội
Dân số: theo điều tra vào năm 2010, dân số Mỹ được tính là 308 745
538 người.
Theo thống kê năm 2005 người da trắng chiếm 73,9%, người Mỹ gốc
Phi chiếm 12,4%, người Mỹ gốc Á 4,4%, còn lại là người người bản thổ Mỹ
và các chủng tộc khác.

4


Báo cáo về giáo dục năm 2011 được Tổ chức Vì hợp tác và phát triển
kinh tế (OECD) công bố thì Mỹ đứng thứ 4 trong số 10 quốc gia có trình độ
học vấn cao nhất thế giới với 41% người dân có trình độ đại học và cao đẳng
Kinh tế: Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, mặc gù dấn số
chưa tới 5% nhưng Hoa Kỳ lại chiếm tới hơn 30% sản lượng kinh tế thế giới.
Theo công bố của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF vào năm 2010 thì Mỹ có tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) đứng đầu thế giới là 15,16 nghìn tỷ USD..
Thể chế chính trị: Hoa Kỳ là một nước Cộng hòa Liên bang, theo chế
độ tam quyền phân lập. Quyền lực tối cao của đất nước được phân làm: quyền
lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Các nhánh quyền lực của Liên
bang hoạt động trên nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp Liêng bang là
“kiểm soát và cân bằng”.
Người đứng đầu chính quyền Liên bang là Tổng thống được bầu với
nhiệm kỳ 4 năm và kể từ năm 1951, mỗi tổng thống chỉ được cầm quyền tối
đa 2 nhiệm kỳ. Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ là G.Washington và cho đến
nay Mỹ đã có 44 vị tổng thống. Tổng thống hiện tại là Barack Obama, nhậm

chức ngày 20/01/2009.
Hoa Kỳ theo chế độ đa đảng, hiện nay có 2 đảng chính trị chính thay
nhau cầm quyền là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

5


1.2.

Khái quát về chính sách đối ngoại của Mỹ

Quá trình hình thành và phát triển chính sách đối ngoại của Mỹ cũng
đồng thời với lịch sử từ khi giành độc lập từ năm 1776 cho đến nay. Đánh giá
một cách tổng thể, trên cơ sở xu hướng chủ đạo trong quan hệ đối ngoại của
Mỹ trong quan hệ quốc tế có thể chia quá trình phát triển chính sách đối ngoại
làm 2 giai đoạn:
-

Giai đoạn thứ nhất: từ khi thành lập nước năm 1776 đến hết

Chiến tranh thế giới lần thứ II năm 1945. Đây là gia đoạn Mỹ củng cố nền độc
lập và chuẩn bị vươn lên làm siêu cường thế giới. Trong giai đoạn này xu
hướng theo “chủ nghĩa biệt lâp” là xu hướng chủ đạo. Mỹ đang trong vị thế
của một quốc gia đang vươn lên thành siêu cường thế giới.
-

Giai đoạn thứ hai từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II năm 1945

cho đến nay là giai đoạn Hoa Kỳ thực hiện chính sách bá chủ toàn cầu. Trong
giai đoạn này xu hướng theo “chỉ nghĩa quốc tế” là xu hướng chủ đạo. Mỹ đã

trở thành một siêu cường thế giới và đang tìm cách duy trì, củng cố, mở rộng
vị thế của mình.

6


Chương 2: Những thay đổi chính sách an ninh, quốc phòng trong ngoại
giao Mỹ sau 11/09/2001
2.1. Sự kiện 11/09 và những hậu quả của nó
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, một nhóm không tặc gần như cùng một lúc
cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong
nước Mỹ. Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của
Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, Thành phố New York – mỗi
chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút.
Trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp bị sụp đổ. Một nhóm không tặc
khác lái chiếc phi cơ thứ ba đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa
Kỳ tại Ngũ Giác Đài ở Quận Arlington, Virginia. Chiếc máy bay thứ tư rơi
xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc Quận Somerset, Pennsylvania,
cách Pittsburgh 129 km (80 dặm) về phía Đông, sau khi hành khách trên máy
bay chống cự lại nhóm không tặc này.

Tòa tháp đôi sau khi bị tấn công

Theo phúc trình của Ủy ban Quốc gia về vụ khủng bố tại Hoa Kỳ (Ủy ban
11/09), tất cả 19 không tặc tiến hành cuộc tấn công đều là những tay khủng bố
liên quan đến tổ chức Hồi giáo Al – Qaeda. Bản phúc trình cho rằng Osama
7


bin Laden, người Saudi, thủ lĩnh của Al – Qaeda, là người chịu trách nhiệm về

vụ tấn công. Trong khi Khalid Shaikh Mohammed là người trực tiếp đặt kế
hoạch cho cuộc tấn công. Chính phủ của nhiều nước khác, cũng như nhiều
nguồn tin tức, đã đi đến hoặc phát biểu kết luận tương tự. Osama bin Laden
quyết liệt bác bỏ mọi liên quan đến vụ tấn công trong hai lời tuyên bố vào năm
2001 nhưng về sau, trong một lời tuyên bố bằng video năm 2004, Bin Laden
thừa nhận là có liên quan trực tiếp đến những cuộc khủng bố.
Thiệt hai của vụ khủng bố này tính về con số thương vong lên đến 2 975
người, trong đó có 19 không tặc, 246 người trên 4 chiếc máy bay (không ai
sống sót), 2 603 người thiệt mạng tại Thành phố New York, trong tòa tháp đôi
cũng như trên mặt đất, và 125 người trong Ngũ Giác Đài. Thêm vào danh sách
nạn nhân là 24 người bị liệt kê mất tích. Ngoại trừ 55 người thuộc các lực
lượng vũ trang, tất cả đều là dân thường. Hơn 90 quốc gia có công dân thiệt
mạng trong vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới.

Một tòa nhà bị sụp đổ tại Lầu Năm Góc

Tòa Tháp đôi cao 110 tầng của Trung tâm Thương mại Thế giới, cùng với
năm tòa nhà khác thuộc khu vực Washington City, gồm có tòa nhà số 7 của
Washington City, tòa nhà chọc trời khung bằng thép cao 48 tầng cách đó một
khu phố, các tòa nhà số 6, 5, 4, 3 của Washington City, phức hợp Trung tâm
Tài chính Thế giới, và Nhà thờ Chính Thống giáo St Nicholas, cùng bốn trạm
8


tàu điện ngầm hoặc bị sụp đổ hoàn toàn hoặc bị thiệt hại nặng nề. Tính tổng
cộng, trên Đảo Manhattan, có 45 tòa nhà bị thiệt hại. Các thiết bị truyền thông
như tháp truyền hình, truyền thanh, hai chiều bị phá hủy nhưng các trạm
truyền thông đã nhanh chóng phục hồi tín hiệu và phát sóng lại. Tại Arlington,
một phần của tòa nhà Lầu Năm Góc bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn, một
phần khác bị sụp đổ. Theo phúc trình của Ủy ban 11/9, các không tặc đã biến

những chiếc máy bay thành những quả bom tự sát lớn nhất trong lịch sử. Vụ
khủng bố ngày 11 tháng 9 là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý
nhất trong thế kỷ 21, và là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều
nhất về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự của lịch sử
Hoa Kỳ cũng như những nơi khác trên thế giới.
2.2. “Ngoại giao quân sự” của Mỹ trước khi sự kiện 11/09 xảy ra
Năm 1997, Clinton đã đưa ra Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ 21
của Mỹ. Trong Bản báo cáo chiến lược an ninh quốc gia này, Mỹ đã khẳng
định: lợi ích quốc gia và nguồn lực hạn chế của Mỹ cho thấy sự cần thiết sử
dụng vũ lực một cách lựa chọn. Mục tiêu trước hết của các lực lượng Mỹ là
răn đe và đánh bại đe dọa sử dụng vũ khí có tổ chức chống lại Mỹ "Quyết định
có hay không và khi nào sử dụng vũ lực phải chỉ đạo trước hết bởi lợi ích quốc
gia Mỹ đang bị đe dọa - dù là lợi ích sống còn, lợi ích quan trọng hay nhân
đạo về thực chất - và bởi liệu cái giá và mạo hiểm của việc Mỹ can thiệp có
tương xứng với những lợi ích đó hay không. Khi những lợi ích bị đe dọa có
tính chất sống còn, Mỹ sẽ làm bất cứ điều gì để bảo vệ những lợi ích này, kể
cả đơn phương sử dụng vũ lực khi cần thiết. Theo bản báo cáo, những lợi ích
quốc gia sống còn của Mỹ bao gồm :

9


1. Bảo về chủ quyền, lãnh thổ, và nhân dân Mỹ;
2. Ngăn chặn sự nổi lên của các liên minh thù địch hay bá quyền khu vực;
3. Bảo đảm tiếp cận không hạn chế đối với những thị trường chủ chốt, nguồn
cung cấp năng lượng và các nguồn lực chiến lược;
4. Răn đe và đánh bại khi cần thiết các cuộc xâm lược chống đồng minh và
bạn bè của Mỹ;
5. Đảm bảo tự do hàng hải, đường sắt và vũ trụ và những đường giao thông
huyết mạch.

Để đạt được mục tiêu chiến lược bao trùm của Mỹ là thiết lập vai trò
lãnh đạo thế giới, Mỹ chủ trương cải tổ các liên minh an ninh song phương
cho phù hợp với tình hình mới. Từ thời Nixon, Mỹ đã chú trọng hơn đến việc
hợp tác với đồng minh và chia sẻ trách nhiệm. Tuy nhiên, Bush và Clinton đã
đi tiếp một bước, coi sự ủng hộ và đóng góp của đồng minh là một trong
những nhân tố quan trọng quyết định sự can thiệp của Mỹ vào một cuộc xung
đột. Một mặt ý thức được khả năng không cho phép, mặt khác hợp tác và chia
sẻ trách nhiệm nhằm xoa dịu dư luận Mỹ đặc biệt trường phái chủ trương biệt
lập luôn chỉ trích việc Mỹ phải gánh vác trách nhiệm bảo vệ an ninh cho
những nước là đồng minh quân sự nhưng lại là những đối thủ cạnh tranh quyết
liệt về kinh tế như Nhật Bản và Tây Âu. Vì vậy, một trong những trọng tâm
chính sách của Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh là chủ trương duy trì và thậm chí
tăng cường các liên minh an ninh song phương với Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan,
úc và Philippines ở châu á và NATO ở châu Âu để đối phó với những thách
thức mới. Hơn nữa, trong bối cảnh những bất đồng ngày càng sâu sắc giữa Mỹ
một bên, Nga và Trung Quốc 1 bên, khả năng sử dụng cơ chế Liên Hợp Quốc
để đảm bảo tính hợp pháp quốc tế cho các hoạt động can thiệp của Mỹ trở nên
10


rất hạn chế. Việc Nga và Trung Quốc và ngay cả Pháp phản đối Mỹ tấn công
Iraq tháng 12/1998 là bằng chứng rõ rệt đối với Mỹ về hiệu quả của cơ chế
này. Vì vậy, xu hướng Mỹ duy trì và nâng cấp các dàn xếp an ninh song
phương và đa phương nằm trong ý đồ lâu dài của Mỹ thực hiện tham vọng
lãnh đạo thế giới với sự hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần của các đồng minh
phương Tây của Mỹ.
Như vậy có thể thấy được, Mỹ đã tuyên bố có thể sử dụng bất cứ các
biện pháp nào kể cả các biện pháp vũ lực, quân sự để đảm bảo được các lợi
ích quốc gia hàng đầu của mình.
Trước ngày 11-9, chính quyền Bush tập trung chính sách đối ngoại của

mình vào Trung Quốc và Nga; vào việc quyết định liệu việc giải quyết vấn đề
hòa bình ở Trung Đông có thể thực hiện được; hay tập trung vào hệ thống
phòng thủ tên lửa đạn đạo; và xem xét cách thức quan hệ với các quốc gia
“cứng đầu” như Iran, Iraq, Libya và Triều Tiên. Trong nhiều cuộc họp của Hội
đồng Bảo an LHQ, các quan chức đã tranh cãi về cái thuận và không thuận khi
áp đặt lệnh cấm vận mới lên chính quyền “độc tài” Saddam Hussein ở
Baghdad; đồng thời thảo luận về những vấn đề tiếp theo nếu máy bay Mỹ thực
hiện vùng cấm bay trên vùng trời Iraq. Tuy nhiên số ít những vấn đề đó nhận
được sự ủng hộ.
Các quan chức cấp cao không coi chủ nghĩa khủng bố hay chủ nghĩa
Hồi giáo cực đoan là ưu tiên hàng đầu. Richard Clarke, trưởng nhóm chuyên
gia chống khủng bố của Hội đồng Bảo an đã lên tiếng mạnh mẽ trước mối
nguy cơ này, Giám đốc CIA Director George Tenet cũng đã nâng mức báo
động đỏ. Tuy nhiên Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, Bộ trưởng Quốc phòng
Donald Rumsfeld và Cố vấn an ninh quốc gia Condoleezza Rice đã không
thực sự quan tâm. Và ngay cả Tổng thống Mỹ Bush cũng vậy. Vào tháng 811


2001, ông Bush về nghỉ mát ở trang trại. Osama Bin laden chẳng phải là mối
bận tâm lớn của Bush. Bush, Cheney và Rumsfeld thì cũng không tự nghĩ ra
được cuộc chiến phủ đầu và đánh chặn, bởi chính sách đối ngoại của Mỹ được
hình thành trong một thời gian dài lịch sử.
Các chuyên gia cố vấn chính sách đối ngoại và quốc phòng của Bush đã
cố xác định một khuôn khổ chiến lược và buộc quân đội Mỹ phải thích ứng
vào cái gọi là “cách mạng” trong lĩnh vực quân đội. Tổng thống Mỹ lúc đó
cũng nói nhiều về vấn đề tự do hóa thương mại và tái cơ cấu viện trợ nước
ngoài của Mỹ. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Bush nói về một chính
sách đối ngoại không nổi trội và việc thiết lập một hệ thống quốc phòng hùng
mạnh, thậm chí cả cách thức mà ông dự tính hài hòa các mục tiêu vẫn còn
không rõ ràng.

2.3. Sự thay đổi chính sách an ninh, quốc phòng dưới thời tổng thống
Bush sau 11/09
Sau khi sự kiện khủng bố 11/09 xảy ra, chính quyền Bush đã tiến hành
ngay một “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố”. Cuộc chiến không chỉ nhắm
đến lực lượng Al Qaeda mà còn tập trung vào nguy cơ khủng bố toàn cầu nói
chung. Cuộc chiến không chỉ hướng mục tiêu đến các chủ thể phi quốc gia
nguy hiểm mà còn là các chế độ có ý định nuôi dưỡng hoặc viện trợ cho
chúng. Để lấy được những thông tin có thể làm bằng chứng, Mỹ đã tìm cách
giam cầm, buộc đầu hàng và trong một số trường hợp đã tra tấn tù binh.
Chính quyền Bush đã loan tin về việc áp dụng một chính sách dự liệu tự
phòng vệ - nói cách khác, đó là chiến tranh đánh đòn phủ đầu. Bush đã tuyên
bố rằng ông ta sẽ thực hiện hành động cần thiết nhằm ngăn chặn không chỉ các
nguy cơ sắp xảy đến mà còn tập hợp các nguy cơ đó, và sẽ hành động một
mình nếu thấy cần thiết. Bush đã nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ hóa và việc
12


ghi nhận một nền hòa bình dân chủ. Những hành động này đã trở thành những
thành tố cơ bản trong học thuyết Bush, đặc biệt sau khi Mỹ không thể tìm thấy
vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq. Bush nói rằng “Các sự kiện và nhận thức
chung đã đưa chúng ta đến kết luận cuối cùng”, và “Sự tồn tại của tự do ở Mỹ
phụ thuộc vào thành tựu tự do ở các vùng đất khác”. Ba năm sau đó, khi chuẩn
bị rời nhiệm sở, bà Rice đã giới thiệu vị trí của mình thông qua việc phát biểu
rằng bà ta và đồng nghiệp đã nhận ra “việc xây dựng các quốc gia dân chủ là
một trong những yếu tố cấp bách hợp thành lợi ích của Mỹ”.
Sau ngày 11-9, Mỹ đã gia tăng xây dựng lực lượng quân sự và tình báo.
Chi phí quốc phòng của nước này đã tăng một cách chóng mặt, các sáng kiến
phản kích ngày càng mở rộng, các căn cứ mới được xây dựng từ Trung Á đến
Tây Nam Á, thiết lập chỉ huy quân sự mới ở châu Phi. Cuộc chiến chống
khủng bố trở thành mối bận tâm trong chính sách an ninh quốc gia của chính

quyền Bush.
Và cuộc chiến này được đặt ưu tiên cao nhất trong đẩy mạnh quá trình
điều chỉnh chiến lược cho thế kỷ 21 của Mỹ sau sự kiện 11/09. Dùng lý do
chống khủng bố, Mỹ thực hiện biện pháp quân sự đánh phủ đầu Afghanistan
và Irắc. Năm 2002, Chính quyền Bush đưa ra Chiến lược an ninh quốc gia với
các nội dung chủ yếu:
1. Coi chủ nghĩa khủng bố quốc tế, những quốc gia thù địch bất kham,
những nước ủng hộ và che giấu khủng bố, tìm kiếm và sử dụng vũ khí giết
người hàng loạt là kẻ thù nguy hiểm nhất của Mỹ ; nêu cao khả năng sử dụng
vũ lực đơn phương, đưa ra học thuyết "đánh đòn phủ đầu" để hợp lý hoá việc
sử dụng quân sự.

13


2. Tập hợp lực lượng toàn thế giới chống khủng bố, coi chống khủng bố là
ưu tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ và thành chuẩn mực trong
quan hệ của Mỹ với các nước (phân chia 2 loại nước đi với Mỹ chống khủng
bố hay đi với khủng bố quốc tế)
3. Trong quan hệ các nước lớn, Mỹ theo đuổi chính sách "cân bằng quyền
lực", tìm kiếm quan hệ xây dựng với Trung Quốc nhưng cảnh giác trước việc
nước này tăng cường tiềm lực quân sự, xây dựng quan hệ chiến lược mới với
Nga, tăng cường quan hệ với Ấn Độ, củng cố, mở rộng và cải tổ NATO, củng
cố đồng minh truyền thống. Tuy nhiên, do bị sa lầy tại Iraq nên từ nhiệm kỳ II
của Tổng thống Bush, Mỹ tiến điều chỉnh chiến lược theo hướng tranh thủ
đồng minh, bạn bè, bớt đơn phương hơn, nhấn mạnh các thể chế đa phương
trong quan hệ quốc tế.
2.3.1. Thực tế “Chiến dịch đất nước Iraq tự do” do Mỹ phát động năm
2003
Chiến tranh Iraq bắt đầu từ ngày 20/03/2003, chính quyền Mỹ gọi đây

là Chiến dịch đất nước Iraq tự do, là một cuộc chiến tranh tại Iraq giữa một
bên là Lực lượng Đa Quốc gia do Hoa Kỳ dẫn đầu với một bên là chính quyền
Saddam Hussein (ban đầu) và các lực lượng nổi dậy (về sau).
Chính phủ Mỹ có lý của họ khi họ liên tục cáo buộc phía Iraq theo đuổi
các chương trình vũ khí huỷ diệt, vũ khí sinh - hoá học. Với việc chấp nhận
phán quyết của Hội đồng Bảo an dựa trên các báo cáo của phái đoàn thanh sát
vũ khí LHQ, chính phủ Mỹ chứng tỏ họ tự tin vào cái lý của mình.
Nguyên nhân và mục đích của cuộc chiến đó là việc chính quyền
Saddam Hussein đã từng sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến với Iran, sử
dụng vũ khí hóa học để đàn áp người Kurd làm hàng nghìn người chết. Người

14


Mỹ và Tây Âu cũng đã từng trợ giúp Iraq trong cuộc chiến với Iran, giúp Iraq
đào tạo 1 đội ngũ các nhà khoa học trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân; ông
Kessinger đã thừa nhận: “Chắc chắn (Saddam Hussein) là kẻ độc tài nhưng
hắn là kẻ độc tài của chung ta ”. Vì vậy hơn ai hết Mỹ và Tây Âu phải hiểu
được tiềm năng về vũ khí huỷ diệt của Iraq và đối thủ của họ
Như vậy, cuộc chiến của Mỹ nhằm vào Iraq là dựa trên những mối lo
ngại có cơ sở. Đó cũng là mối lo ngại của cộng đồng quốc tế, khi chứng kiến
hàng loạt nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về vấn đề thanh sát vũ khí và
giải giáp Iraq.
Từ cuối tháng 12/2001, Nhà Trắng đã lập kế hoạch đánh Iraq, bắt đầu từ
các cuộc gặp liên tục giữa Bush và tướng Tommy R. Franks. Kế hoạch càng
mở rộng trong suốt năm 2002 khi CIA kết luận rằng, Saddam Hussein không
thể lật đổ nếu không bằng biện pháp nắm đấm quân sự. Trước đó, ngày
21/11/2001 (72 ngày sau vụ khủng bố 11/9), ông Bush đã yêu cầu Bộ trưởng
quốc phòng Donald Rumsfeld lập kịch bản đánh Iraq. Ngày 16/2/2002, ông
Bush ký lệnh yêu cầu CIA trợ giúp Lầu Năm Góc. Vài tháng sau, tháng

7/2002, một nhóm CIA đã vào Bắc Iraq, tổ chức công tác do thám đồng thời
huấn luyện 87 người Iraq (mật danh ROCKSTARS – những ngôi sao rock)
với nhiệm vụ cung cấp toàn bộ thông tin liên quan tình báo, quốc phòng Iraq,
trong đó có một CD-ROM chứa hồ sơ cá nhân thành viên Tổ chức An ninh
Iraq (SSO).
Cuộc tấn công vào Iraq năm 2003 bắt đầu từ ngày 20 tháng 3, chủ yếu
bởi quân đội Hoa Kỳ và Vương quốc Anh; 98% của quân lực đến từ hai nước
này, tuy nhiều quốc gia khác cũng tham gia. Cuộc xâm lược Iraq trở thành giai
đoạn đầu của sự kiện thường được gọi là Chiến tranh Iraq.

15


Các cuộc hành quân của Hoa Kỳ được chỉ huy dưới tên mã Chiến dịch
Giải phóng Iraq. Cuộc hành quân của Vương quốc Anh được gọi Hành quân
Telic, và hành quân Úc được gọi Chiến dịch Falconer. Vào khoảng 100.000
quân lính và hải quân Mỹ, 26.000 quân lính và hải quyên Anh, và quân lực
nhỏ hơn của thêm quốc gia, được gọi chung là "Liên minh Quyết tâm", được
dàn trận trước khi xâm lược phần nhiều đến vài khu vực tấn công ở Kuwait.
(Khi tính vào các nhân viên hải quân, hậu cần, tình báo, và không quân, tổng
số tới 214.000 lính Mỹ, 45.000 lính Anh, 2.000 lính Úc, và 2.400 Ba Lan.)
Những kế hoạch mở lên mặt trận thứ hai vào miền bắc bị hủy bỏ khi Thổ Nhĩ
Kỳ từ chối chính thức việc sử dụng đất nước của họ để tấn công. Các quân lực
cũng hỗ trợ dân quân Kurd, có ước lượng hơn 50.000 người. Bất chấp sự từ
chối của Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ tiến hành một số hành quân nhảy dù vào miền
bắc và thả xuống Lữ đoàn 173 Máy bay, bằng cách đó làm không cần Thổ Nhĩ
Kỳ tán thành.
Theo lịch sử, đây có thể được gọi chính xác hơn là "Chiến tranh vùng
Vịnh lần 3", tính từ sau chiến tranh 8 năm giữa Iraq và Iran vào thập niên
1980. Lần này, Quân đội Iraq đã bại trận hoàn toàn, và thành phố Bagdad bị

chiếm đóng ngày 9 tháng 4 năm 2003. Ngày 1 tháng 5 năm 2003, Tổng thống
Hoa Kỳ George W. Bush tuyên bố là các chiến dịch quan trọng đã kết thúc,
tức là giai đoạn cầm quyền của đảng Ba'ath và nhiệm kỳ của Tổng thống Iraq
Saddam Hussein đã kết thúc. Quân lực Liên hiệp cuối cùng đã bắt được
Saddam Hussein ngày 13 tháng 12 năm 2003. Sao đó, thời kỳ quá độ bắt đầu,
trong lúc đó tại Iraq bạo lực lan tràn do các lực lượng nổi dậy phần nhiều là
người Sunni theo Hồi giáo, và cũng có cả các tay súng của mạng lưới khủng
bố Al-Qaeda.

16


Liên minh mau chóng đánh bại quân đội Iraq. Tuy nhiên, sau khi Tổng
thống Bush tuyên bố chấm dứt các chiến dịch quân sự vào ngày 1 tháng
5 năm 2003, những cuộc nổi loạn gây ra nhiều khó khăn hơn dự tưởng vì sự
sai lầm trong việc giải tán "ngay lập tức" quân đội Iraq sau chiến thắng quân
sự của Hoa Kỳ và Liên Minh, toàn thể quân nhân Iraq bỗng nhiên thất nghiệp,
không có tiền nuôi gia đình, sẵn vũ khí và dễ nghe lời các giáo sĩ Hồi giáo cực
đoan. Từ sự sai lầm chiến thuật đó, sự ủng hộ của công chúng Mỹ bắt đầu sút
giảm trong khi các tổ chức nổi loạn vũ trang ngày càng được tổ chức nhiều
hơn. Mặt khác, một cuộc điều tra tình báo tiến hành bởi một Ủy ban lưỡng
đảng không tìm thấy chứng cứ Saddam Hussein tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng
loạt, dù bản tường trình xác định rằng chính quyền Hussein cố gắng sở hữu kỹ
thuật hầu cho Iraq có thể chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt ngay sau khi Liên
hợp quốc bãi bỏ lệnh cấm vận. Bản tường trình cũng không tìm thấy mối quan
hệ hợp tác nào giữa Hussein và Al-Qaeda. Ông Bush vẫn cương quyết bảo vệ
quyết định của mình, cho rằng “Thế giới ngày nay trở nên an toàn hơn (khi
không còn Saddam Hussein).
Ngày 10/1/2007, Tổng thống G.Bush đã công bố chiến lược mới của
chính quyền Mỹ ở Iraq, trong đó có các biện pháp tăng quân, tăng ngân sách

chiến tranh cho Iraq. Tổng thống Bush đã thừa nhận những sai lầm của mình,
nhận toàn bộ trách nhiệm và đưa ra chiến lược mới:
Với chiến lược mới này ít nhất Mỹ theo đuổi hai phương án:
-

Phương án thứ nhất là Mỹ quyết định đạt được một số mục tiêu thực

tế nào đó ở Iraq và lùi quyết định rút quân khỏi Iraq đến một thời hạn xa hơn,
có nghĩa là đi theo hướng mở rộng sự có mặt của mình. Với mục đích ổn định
tình hình chính trị trong nước và thiết lập một chế độ, chưa chắc là dân chủ,
nhưng có quan hệ gần gũi với Mỹ và có thể chấp nhận được với người Mỹ.
17


Với chế độ đó, bảo đảm giữ Iraq trong khu vực ảnh hưởng chính trị của Mỹ ở
Trung Đông. Như vậy Mỹ trước mắt phải từ bỏ kế hoạch lâu dài là biến Iraq
thành một quốc gia dân chủ theo kiểu Mỹ, tôn trọng những giá trị Mỹ. Việc
tăng cường quân Mỹ và tiến hành những chiến dịch quân sự lớn hơn sẽ để lại
những hậu quả như thế nào.
Việc tăng cường quân Mỹ chỉ khơi ngòi cho sự giao tranh quyết liệt hơn
giữa người Iraq dòng Hồi giáo Sunni và dòng Shiite, nhất là dòng Hồi giáo
Sunni sẽ kiên quyết trả thù cho việc người đồng hương và thủ lĩnh của họ
trước đây là cựu Tổng thống Saddam Hussein, giữa người Kurd và những
người Iraq. Ở Iraq, người Hồi giáo dòng Shiite chiếm khoảng 60%, người
Sunni 20%, khoảng chừng đó nữa là người Kurd. Những người Arab Sunni
luôn chiếm vị trí lãnh đạo chính trị đất nước, đó là sự chuyên chính của thiểu
số, còn người Shiite chưa khi nào được bén mảng đến chính quyền. Nhưng giờ
đây người Shiite lại chiếm đa số trong chính quyền và giữa họ đang diễn ra
cuộc đấu tranh khốc liệt. Người Sunni muốn giành lại quyền kiểm soát đất
nước, người Shiite muốn duy trì và tăng cường sức mạnh, còn người Kurd thì

muốn tự trị và nhanh chóng rút ra một bên.
-

Phương án thứ hai là trước khi rút quân khỏi Iraq, Mỹ quyết định tăng

cường các biện pháp quân sự và bảo vệ các cơ quan bảo vệ pháp luật, "giáng"
cho lực lượng đối lập ở Iraq những đòn chí mạng rồi sau đó rút đi. Mỹ đã từng
sử dụng chiến thuật đó khi rút khỏi Việt Nam năm 1971 - 1972. Cần nhớ rằng,
khi đó trong khi rút khỏi cuộc chiến tranh không có ánh sáng cuối đường hầm
và nặng nề ở Việt Nam, Mỹ lúc đầu đã mở rộng chiến tranh sang Campuchia
và Lào, sau đó rút khỏi Việt Nam, đành chịu thất bại và sụp đổ của chế độ bù
nhìn ở miền nam Việt Nam.

18


Tuy nhiên chính quyền của ông George W. Bush không thể lựa chọn
phương án này, mặc dù quyết định của ông Bush trái ngược với kiến nghị của
Nhóm cố vấn cao cấp do Ngoại trưởng Mỹ thời Bush cha, James Paker đệ
trình Quốc hội trước đó. Chính trị Mỹ luôn được chi phối bởi phái diều hâu và
phái hòa bình, với những quan điểm luôn trái ngược nhau.
Nếu người Mỹ rút đi ngay lập tức, Iraq sẽ rơi ngay vào vòng xoáy nội
chiến, và sẽ có ít nhất hai quốc gia nữa là Iran và Thổ Nhĩ Kỳ bị lôi kéo vào
đây. Iran là quốc gia duy nhất trên thế giới có đông nhất người dòng Shiite, sẽ
ủng hộ người Shiite và can dự toàn diện vào cuộc nội chiến này. Thổ Nhĩ Kỳ
lo sợ sự tự trị của người Kurd và đã tuyên bố rằng, nếu như người Kurd bắt
đầu tự trị, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa quân vào khu vực Kurdistan của Iraq và không
cho phép "sờ" đến lãnh thổ của mình. Điều đó đe dọa mất ổn định ở một trong
những khu vực chiến lược quan trọng nhất của thế giới.
Nỗ lực đặt cược nhiều hơn vào Chính phủ Iraq và buộc họ có trách

nhiệm nhiều hơn đối với việc bảo đảm an ninh, nhiều khả năng không hiện
thực, bởi vì Chính phủ Iraq không có khả năng làm được điều đó. Họ không
nhận được sự ủng hộ của dân chúng, không được sự tin tưởng cần thiết. Cũng
như vậy, sau một thời gian nữa, chính quyền sẽ gặp phải thách thức mới,
nhưng trong tình hình còn tồi tệ hơn.
Người Mỹ cuối cùng sẽ phải ra đi, để lại đất nước này cho chính phủ
hợp pháp, nhưng vấn đề Iraq vẫn chưa được giải quyết, các hành động bạo lực
không chấm dứt, sự kháng cự không bị dập tắt, thì tất yếu chính phủ này sẽ
sụp đổ ngay, Iraq sẽ rơi vào nội chiến triền miên.
Tổng thống Bush đã chọn tăng quân và mở rộng chiến dịch. Cùng với
quân đội và cảnh sát Iraq, binh sĩ Mỹ được giao nhiệm vụ bình định Baghdad.
19


Có điều mọi nỗ lực ngăn chặn chiến tranh phe phái ở Baghdad đều thất bại.
Tổng thống Bush hy vọng Chính phủ của Thủ tướng Nouri al-Maliki hứa hẹn
sẽ ngăn chặn mọi sự can thiệp chính trị và giáo phái, hy vọng quân đội Mỹ
không phải gánh chịu thương vong nặng nề. Tuy nhiên, nếu như thực hiện
được kế hoạch đó, chiến thắng cũng chỉ mang tính tạm thời. Quân đội Mỹ
không thể duy trì "hoà bình" lâu dài, và Baghdad không thể được "bình định"
thực sự nếu như người Iraq không thể tự mang lại hoà bình cho chính mình.
Đó là điều không tưởng.
2.3.2. Phát động cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan
Sau sự kiện 11/09, sự kiện được ví như “Trân Châu cảng” của thế kỷ
XXI làm rung chuyển nước Mỹ, một cuộc họp khẩn cấp của Thượng Nghị
viện Mỹ diễn ra 3 ngày sau đó, đã thông qua nghị quyết cho phép sử dụng vũ
lực để trừng phạt những kẻ gây ra vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương
mại thế giới ở New York và Lầu Năm Góc tại Washington.
Vào lúc 0 giờ ngày 8/10/2001 Mỹ với sự hỗ trợ của quân Anh, chính
thức phát động tấn công Afghanistan, với mục tiêu lật đổ chính quyền Taliban.

Theo lời của bộ trưởng quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ là ông H. Rumsfeld “Mỹ
cùng đồng minh sẽ tiếp tục các cuộc không kích Afghanistan cho tới khi
những kẻ khủng bố ở đây cùng chính quyền Taliban sụp đổ hoàn toàn.”. Đến
ngày 9/10/ 2004 Afghanistan tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên thời
hậu Taliban. Ông Hamid Karzai giành thắng lợi với 55% số phiếu bầu.
Trước khi chiến tranh nổ ra, quân đội Mỹ cho rằng có thể tốc chiến tốc
thắng trên chiến trường Afghanistan như Mỹ đã giành được thắng lợi trong
cuộc chiến tranh Vùng Vịnh (từ ngày 17/01 đến ngày 29/2/1991). Sau hơn hai
tháng, Tổng thống Mỹ tuyên bố: Taliban và Al Qaeda ở Afghanistan "đã bị
đập tan", "bị bẻ gãy mọi nanh vuốt". Tuy nhiên trong thực tế, từ khi bắt đầu
20


cuộc chiến tại Afghanistan cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ của tổng thống W.
Bush , diễn biến trên chiến trường vô cùng phức tạp.
Hơn 70 nghìn binh sĩ nước ngoài hoạt động tại Afghanistan tham gia
cuộc chiến chống khủng bố. Trong đó có 37 nghìn binh sĩ Mỹ (15 nghìn thuộc
ISAF và 25 nghìn mới điều động từ Iraq đến) hoạt động trong lực lượng quốc
tế (IF) của liên minh chống khủng bố, huấn luyện cho lực lượng an ninh
Afghanistan và các hoạt động giam giữ tù binh. ISAF có 47 nghìn quân góp từ
40 nước (chủ yếu là NATO và Mỹ), hoạt động theo sứ mạng của LHQ về
nguyên tắc bảo đảm an ninh, ổn định tại các vùng lãnh thổ do Chính quyền
Kabul kiểm soát, giúp tái thiết đất nước.
Trong khi đó, nhiệm vụ của IF do Mỹ đứng đầu là giải phóng các vùng
lãnh thổ, tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các tay súng Al Qaeda và Taliban. Mỹ mở
chiến tranh Afghanistan để tiêu diệt Al Qaeda, chủ mưu vụ tiến công 11-9 và
Taliban ủng hộ Al Qaeda.
Sau chiến tranh Balkan năm 1999 với các vụ ném bom tàn bạo 11 tuần
của NATO xuống lãnh thổ LB Nam Tư, NATO có thêm một nhiệm vụ mới:
Ngăn chặn các hoạt động của lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Afghanistan.

Theo kịch bản từ Washington, cuộc chiến tại Afghanistan NATO phải tập hợp
được các nỗ lực về đạo đức, chính trị, ngoại giao và quân sự của NATO.
Ðể bào chữa cho chiến dịch quân sự ngoài địa bàn của NATO, Mỹ gắn
thêm cho khối này sứ mạng, trách nhiệm đối với mọi khu vực khác trên thế
giới, biến NATO thành sen đầm quốc tế, giúp Washington áp đặt đạo luật và
quy chế của Mỹ trên hành tinh này.
Tại Afghanistan, cuộc chiến đang diễn ra giữa một bên có 140 nghìn
binh sĩ (gồm 70 nghìn binh sĩ ISAF, IF và 70 nghìn binh sĩ chính phủ Kabul 21


ANA) với bên kia khoảng 20 nghìn tay súng Taliban. Bên đông quân vẫn
thiếu người, phải dùng chiến thuật "tiết kiệm nhân lực" bị sa lầy, bị động.
Giới phân tích quân sự cho rằng, phải có 400 nghìn binh sĩ mới kiểm
soát tình hình. Tuy bị mất nhiều chỉ huy cao cấp và các tay súng, nhưng từ
năm 2006 Taliban hoạt động mạnh, gây thiệt hại lớn cho đối phương, số lượng
mìn do Taliban gài trên đường tăng năm lần so với năm 2004, số vụ tiến công
của Taliban tăng mười lần.
Từ đầu năm 2008, số vụ tiến công Kabul tăng gấp đôi. Taliban kiểm soát một
phần ba lãnh thổ Afghanistan, trong đó có 20 quận ở các tỉnh Kandahar,
Helmand và Uruzgan. Taliban điểm đúng hai huyệt yếu của ISAF và IF là
thiệt hại về sinh mạng và cuộc chiến kéo dài.
Tránh tổn thất về người, ISAF và IF tăng cường dùng tên lửa và không
quân (trong đó sử dụng máy bay không người lái vũ trang) trên chiến trường,
làm "các vụ bắn nhầm dân thường" xảy ra thường xuyên.
Tám tháng đầu năm 2008, 1.450 thường dân chết trong các vụ đụng độ
ở Afghanistan, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong vụ đánh bom ngày
22-8, đã giết hại 90 dân thường chủ yếu là trẻ em và phụ nữ tại tỉnh Herat. Các
vụ "bắn nhầm" làm xói mòn lòng tin của dân chúng vào binh sĩ nước ngoài,
chiến dịch "thu phục trái tim khối óc" của người dân Afghanistan thất bại.
Tên lửa và không quân nhiều lần đánh vào lãnh thổ Pakistan làm nhiều

dân thường chết. Ðụng độ trên biên giới, dân thường bị giết hại, bất đồng về
cuộc chiến chống khủng bố do không có kết quả đã nảy sinh mâu thuẫn trong
"bộ ba" chống khủng bố: Afghanistan - Pakistan - Mỹ.

22


Mỹ tố Pakistan "giở trò hai mặt", cho dù đã nhận được 20 tỷ USD viện
trợ. Pakistan phản đối Mỹ xâm phạm chủ quyền giết hại dân thường và âm
mưu đẩy cuộc chiến sang lãnh thổ Pakistan, mở rộng chiến tranh "qua tay
người khác" ở vùng Nam Á và Tây Nam Á, vụ đánh bom tệ hại vào khách sạn
Marriott ở Thủ đô Islamabad và hàng loạt các vụ khủng bố khác, giao tranh ở
vùng biên giới biến Pakistan thành chiến trường. Pakistan đã bắn rơi máy bay
Mỹ và nhiền lần bắn vào binh sĩ Mỹ.
Tranh chấp, đụng độ biên giới Afghanistan - Pakistan (do người Anh
vạch ra vào năm 1893) làm hai nước nghi kỵ. Ranh giới này đi qua vùng các
bộ tộc ít người của Afghanistan và Pakistan sinh sống. Các vùng đất này gần
như độc lập, được quản lý theo phong tục tập quán. Thể chế và luật pháp của
Afghanistan và Pakistan không có giá trị với họ. Cũng chính tại vùng biên giới
này từng là hậu cứ của Al Qaeda, Taliban được Mỹ và Pakistan nuôi dưỡng để
chống lại "các kẻ thù ở Kabul" thời chiến tranh lạnh tiếp tục đến ngày nay.
Cuộc chiến Afghanistan đang gia tăng cường độ. Gần đây, số binh sĩ
nước ngoài thương vong nhiều hơn ở Iraq. Từ đầu năm 2008 đến nay, 178
binh sĩ ISAF chết (có 96 binh sĩ Mỹ) so với 222 chết năm 2007. Các sự kiện
của cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan làm dấy lên câu hỏi về tính
hiệu quả, khả năng chiến đấu sức chịu đựng của NATO, ISAF, IF tại
Afghanistan và kết cục của cuộc chiến.
2.3.3. Đối với Asean
Có thể nói sự kiện 11/09 đã tạo ra một bước ngoặt mới trong sự điều
chỉnh chính sách của chính quyền tổng thống G. Bush đối với khu vực Đông

Nam Á so với chính quyền tiền nhiệm. Đó là ngoài việc tăng cường các mối
quan hệ với Asean thông qua việc đưa ra sáng kiến doanh nghiệp cho Asean
(EAI) với mục đích mở ra khả năng ký kết các hiệp định tự do thương mại ở
23


×