Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

CÔNG NGHỆ PHÁT THANH HIỆN đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.65 KB, 14 trang )

1. Những đổi mới trong kỹ thuật phát thanh Việt Nam
Phát sóng phát thanh là công đoạn quan trọng trong dây truyền sản
xuất chương trình phát thanh. Tại thời điểm này có thể chia máy phát sóng
phát thanh làm 3 thế hệ: Thế hệ thiết bị Analog dùng mạch điện tử , các
máy phát sóng thuộc thế hệ này dùng cho sóng trung MW, sóng ngắn SW
có công xuất vài chục oát(W) đến vài trăm KW.Máy có các linh kiện điên
tử với các linh kiện phụ trợ như biến áp, hệ thống làm mát máy mát đèn công
xuất , máy rất cồng kềnh tiêu hao điện năng rất lớn, chất lượng không cao, hiệu
xuất thấp.Hệ thống khống chế điều khiển phần lớn là cơ khí phức tạp.
Ưu điểm để cải tiến thay thế thiết bị tương đương vì dễ sửa chữa.
Ngay từ ngày đầu thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam ta mới có máy phát
sóng phát thanh công suất 300W, 500W, 1KW bắng điện tử rồi cải tiến để
phát sóng ngắn cho đi xa với bước sóng 19m ,25m, 31m, 41m ,49m.Ta có
nhiều đài phát công xuất thấp ở các vùng Bắc Trung Nam. Đến những năm
50-60 ta có các loại máy công xuất lớn hơn:10KW, 15KW, 50KW.Ngày
6/9/1958 khánh thành nhà máy phát sóng trung 150KW do Liên Xô giúp
đỡ với 2 tháp anten tự đứng cao hơn 100m tại đài phát sóng phát thanh Mễ
Trì, máy này được phát trên bước sóng 297m, tần số 1010KHz sóng đi rất
khỏe chất lượng tốt phục vụ thính giả trong nước 14 năm liền. Với vị trí đặt
máy, tần số lựa chọn tối ưu, sóng trung đặt ở vùng đồng bằng, chất đát tốt
không gian mở rộng chưa có nhiều nhà cao tầng và cơ sở hạ tầng viễn
thông, điện lực nhiều như bây giờ do vậy phát sóng trung rất hiệu quả, diện
phủ sóng rộng, cường độ trường ổn định suốt ngày. Đêm 18 rạng 19/12/72
và sáng ngày 22/12 máy bay B52 dội bom xuống Mễ Trì. Nhưng do ta đã
co phương án chuẩn bị, làn sóng của Đài Tiếng nói VN vẫn truyền đi khắp
trong nước và thế giới bằng cả sóng trung MW và sóng ngắn SW. Từ năm
1973-1978 ta khánh thanh nhiều nhà máy phát mới sóng trung vào sóng
1


ngắn công suất lớn do Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ. Năm 1980 khánh


thành đài phát sóng VN1 với tổng công suất 1200KW lớn nhất Đông Nam
Á lúc bấy giờ(2 máy 500 KW sóng trung, 2 máy 100 KW sóng ngắn với hệ
thống thiết bị đồng bộ từ viba đến máy phát điện, anten…thời kì này ở các
vùng miền, đều có máy phát sóng trung và sóng ngắn thế hệ dùng mạch
điện tử và bán dẫn hóa một phần với tổng công suất hơn 2000KW, phát
nhiều giờ trong một ngày.
Thế hệ thứ 2 máy phát dung mạch bán dẫn, có modul công suất hoặc
máy nữa bán dẫn,tầng công suất dùng đèn điện tử. các loại máy này dùng
kỹ thuật điện chế xung(PCM) các thiết bị phụ trợ máy biến áp ,hệ thống
làm mát, xử lý tín hiệu, điều khiển dùng vi mạch số. Máy đạt hiệu suất cao,
đồng bộ, ít sự cố, tăng giảm công suất, đổi tần số dễ dàng linh hoạt như đài
VN2, VN3, Đồng Hới với tổng công suất gần 5000KW đã đưa vào hoạt
động từ năm 1997 thực hiện quy hoạch –truyền dẫn phát sóng phát thanh,
giao đoạn 1995-2000.
Cũng thời gian này và đến nay nhiều máy phát thanh FM ở trung
ương và địa phương đã được lăp đặt hoàn thành. Mang phát thanh FM toàn
quốc ở Trung ương công suất từ 5KW đến 20KW tần số trên 100MHZ
thường đặt ở vị trí đắc địa có độ cao và địa điểm thuận lợi để phát huy hiệu
quả phủ sóng FM và chương trình ca nhạc phát chế stereo, thời sự tin tức
phát mono.Ở địa phương từ tỉnh đến xã cung dùng FM nhưng công suất
dưới 10KW đến vài chục W, tần số dưới 100MHz thường đặt ở trung tâm
tỉnh, huyện, xã tiếp sóng Trung ương và sóng địa phương .Với băng tần của
sóng FM rất hẹp từ 87-108 MHz sự nhiễu sóng cũng dễ sảy ra. Cục quản lý
tần số thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông có chưc năng quản lý nhà nước về
lĩnh vực này cung đã có những quy định về công suất cho Trung ương và
Địa phương. Đài Tiếng nói Việt Nam có đè tài nghiên cứu phát song FM
2


một tần số dọc tuyến Bắc Nam để tiết kiệm phổ tần số nếu thực hiện được

đòi kinh phí khổng lồ, thời gian thực hiện lâu, không khả thi. Hiện nay đã
hạn chế dùng nhiều tần số mới, cố gắng dùng lặp lại tần số ở nhưng điểm
cho phép, một số tần số 100, 101,102,103, 104, 105MHz được phổ biến.
kết quả phủ sóng FM rộng, chất lượng cao, tiêu hao điện năng ít, thinh giả
dễ nhớ sóng.
Phát thanh ở các nước trên thế giới cung dùng nhiều phương thức
sóng trung MW, song ngắn SW, sóng FM có đài phát hàng trăm sóng. Đài
tiêng nói Việt Nam có 70 sóng các loại với tổng công suất gần 9000KW đã
đưa diện phủ sóng trong dân cư đạt 95% gấp 4 lần những năm 70. Sóng
ngắn chủ yếu phát đối ngoại, ngoài ra Đài tiêng nói Việt Nam còn thuê một
số nước phát chuyển tiếp sóng sang Châu Âu, châu Phi, châu Mĩ.
Thế hệ thứ 3 máy phát thanh công nghệ số, phát thanh trên Internet:
nhu cầu thưởng thức của bạn nghe đài ngày càng cao không chỉ nghe rõ
thông tin mà chất lượng nội dung, âm thanh phải đạt chất lượng tiêu chuẩn
có thể sánh vơi đĩa CD, MP3, MP4…Đồng thời một máy phát sóng phát
thanh phát được nhiều kênh (nhiều tần số ) với kỹ thuật nén dải nhằm mục
đích tiết kiệm phổ tần số, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí đầu tư. Máy
phát thanh công nghệ số đã sẳn sàng đáp ứng với yêu cầu này, hiện nay
nhiều nước trên thế giới đã và đang phát sóng thử. Tại Anh phát thanh công
nghệ số đã sản xuất DAB đầu tiên với chức năng chạy laị (Rewind), dừng
và thu. Với công nghệ mới, sản phẩm mới này sẽ thu hút thính giả trẻ hơn.
Máy có thể chứa các tệp MP3, thu sang CD card hoặc máy thu Mini Disc.
Máy còn có đồng hồ báo thức, hẹn giờ, giá bán hơn 200 Euro, có hãng còn
sản xuất máy thu thanh số đặt phòng ăn, phòng bếp với giá rẽ hơn 100
Euro. Sharp tuyên bố sẽ ra đời sản phẩm DAB đầu tiên: FV-DBE có cả FM
đồng hồ báo thức, máy chạy dùng nguồn điện và pin, cài đặt sẵn 20 đài
3


phát thanh. Công ty Blaupeinkt đã công bố sẽ cho ra đời máy thu thanh

DAB trong ôtô wood stock DAB 54. Máy thu này sử dụng công nghệ
Bulebooth để nối Radio vô tuyến trong ô tô vào PDA. Máy thu thanh này
có thể chia CD, MP3, và SD số và MMC cart. Tại thị trường Đức có sản
phẩm DAB MAN1 máy sách tay có DAB và FM, anten ngay trong tai
nghe. Sử dụng cả Band III và L-band giá bán gần 200 euro.
Sản phẩm mới của hệ thống Skywave 2000 được thiết kế để đưa phát
thanh AM vào kỷ nguyên số và sử dụng tiêu chuẩn DRM (Digital Radio
Mondid) đang nổi lên phổ biến ở các đài ở châu Âu, dự kiến tháng 7/2005
Việt Nam sẽ phát thử nghiệm trên máy 200KW sóng trung. Đây là tiêu
chuẩn số sử dụng cho cả sóng ngắn (SW0, sóng trung (MW) và sóng dài
(LW) với chất lương âm thanh tương đương FM, CD. Đầu thu tự động dò
tần số của đài phát mong muốn và luôn chọn đài phát có chất lượng tốt
nhất. Đài tiếng nói Việt Nam hiện có 6 đài phát sóng ngắn (SW), 5 máy
phát sóng trung công suất lớn 200-350KW thế hệ mới sẳn sàng chuyển đổi
sử dung tiêu chuẩn DRM. Công nghệ DRM đem lại lơi ích rõ rệt cho nền
kinh tế phát nhiều kênh, chương trinh trên một máy cả tin tức, ca nhạc, các
dịch vụ thính giả được thưởng thức âm thanh chất lượng cao, không bị ngắt
quãng không bị tạp âm rú rít. Hiện nay đã có 60 đài phát thanh trên thế giới
có trang bị DRM như Đức (DW) ;Pháp (công ty thales) , Quãng ChâuTrung Quốc, Công ty phát thanh Merlia (Anh), sử dụng sóng ngắn công
nghệ DRM 500KW phát sóng từ năm 2003; Thái lan, Newdilan đã thử
nghiệm trên sóng trung. Liên đoàn viễn thông quốc tế (ITU) đã khuyến cáo
toàn bộ 192 thanh viên sử dụng tiêu chuẩn này vê phát thanh số. Hiện nay
đài phát thanh Thụy Điển (SR) đang tiến hành một chiến dịch trên làn sóng
và Internet choc ac kênh số vào tháng 5/2005 “Festival radio ” được tổ
chức tại stockhom với chủ đề là phát thanh số DAB.
4


Tại Anh đã bán hơn nữa triệu máy thu thanh số, kết quả của một
cuộc khảo sát do công ty Centinenal Research cho thấy: trong những gia

đình có phát thanh số tại Anh, 69% nghe đài phát thanh qua DAB, nghe 29
giờ/tuần. 68% nói rằng họ nghe đài phát thanh nhiều hơn khi có phát thanh
số. Phát thanh số sử dụng chuẩn E147-tiêu chuẩn của các nước châu Âu
đưa ra và nhiều nước hiện nay trên thê giới sử dụng, trong đó có nhiều
nước trong khu vực châu Á. Đây là tiêu chuẩn phát thanh số hoàn chỉnh
đầu tiên,sử dụng băng III VHF(hiện nay đang sử dụng cho tivi) và băng L.
Một kênh phát sóng có thể phát đi tới 16 kênh truyền hình phát thanh mono
với chất lượng cao hoặc nhiều hơn 6 kênh Stereo chất lương gần như CD.
Tiêu chuẩn IBOC tên thương mại HD radio đây là công nghệ do người Mĩ
đưa ra. Phát thanh số sử dụng băng tần dùng cho FM và AM, MW analog.
Theo tiêu chuẩn này trong thời kì quá độ, một kênh chương trình phát
thanh có thể phát đồng thời analog và digital chủ yếu áp dụng ở Mỹ. Tiêu
chuẩn world space- phát thanh số qua vệ tinh, sử dung băng L. Ba vệ tinh
của hê thống số phục vụ cho khu vực châu Phi,châu Á, châu Đại Dương và
khu vực Nam Mỹ. Hiện nay đã có 2 vệ tinh Afi star và Asia star hoạt động,
Việt Nam nằm trong vùng phủ song của Afi star đã có trên 30 kênh phát
thanh trên vệ tinh Afi star.
Phát thanh trên Internet đã được phát triển nhanh chóng , hầu hết các
đài phát thanh trên thế giới đã đưa chữ viết, hình ảnh, âm thanh lên Internet
bằng nhiều thứ ngôn ngữ ra nước ngoài. Internet tăng cường cho kênh
thông tin đối ngoại ngoài sóng ngắn, sóng qua vệ tinh. Các chương trình
phát thanh được phát trên mạng Internet theo kiểu online và offline. Phát
online có ưu điểm người nghe có thể chọn thời gian nghe thích hợp mà
không bị phụ thuộc vào giờ phát sóng, có thể chọn những thông tin cần
thiết để nghe thay vì phải nghe toàn bộ chương trình. Hiện nay có thể nói
Internet toàn cầu.Tuy nhiên số lượng người nghe bị hạn chế bởi tốc độ
5


cổng Internet đương truyền và khả ngăng kết nối của thiết bị. Với người

nghèo hoặc cùng vùng sâu xa ít có điều kiện sử dụng. Với chất lượng công
nghê thông tin- Chính phủ điện tử, giờ đây Việt Nam là một trong số các
nước khu vực Đông Nam Á phát triển mạng dịch vụ Internet. Đài tiếng nói
Việt Nam đã triển khai phát thanh trên mạng Internet từ 3/2/1999, hàng
ngày đưa âm thanh hình ảnh, chữ viết với một số giờ phát thanh, âm nhạc,
hàng trăm bài hát hay phục vụ thính giả trong và ngoài nước.Năm 2005đã
phát trực tuyến hệ phát thanh VOV1, từ 4h55- 24h hàng ngày trong nước
và quốc tế. Số lương thính giả truy câp vào trang wedcasting của Đài Tiếng
nói Viêt Nam ngày càng đông ( gần 400.000 lượt người/ngày trong đó 2/3
là ở nước ngoài) Trong thời gian tới Đài tiếng nói việt Nam tiếp tục đưa về
hệ phát thanh đói ngoại VOV5, VOV6 lên Internet, nâng cấp đương truyền,
đổi mới thiết bị để phục vụ đông đảo thính giả trong và ngoài nước.
2. Xu hướng phát thanh thời công nghệ số
Chúng ta bươc sang kỉ nguyên dich vụ phát thanh truyền hình kỉ
thuật số đa phương tiện. Ngày nay kỉ thuật nano phát triển với sự hội tụ của
Phát thanh- Truyền hình và viễn thông, khoảng cách giữa các ngành này
hầu như không có danh giới. Kỉ thuật không giây xuất hiện nhằm giải quyết
những khó khăn mà con người đang gặp phải như đầu tư cở sở hạ tầng,
nguyên vật liệu, mĩ quan, khả năng xử dụng, khả năng kết nối đặc biệt tiện
ích cho nhưng người sử dụng. Công nghệ sản xuất công trình phát thanh
không dùng giấy bút sẽ được áp dụng phổ biến trên thế giới. Kĩ thuật phát
thanh truyền hình đa phương tiện không dây, Internet không dây, truyền
thanh không giây…đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trên thế giới. Ở
Hàn Quốc hãng phát thanh truyền hình KBS đã thử nghiêm và đưa vào sử
dụng phát thanh truyền hình đa phương tiện (Digital Multi media
Broadcasting- DMB) từ cuối năm 2004. Có thể nói đây là bước đột phá về
6


công nghệ DMBcho phép con người co thể vừa di chuyển vừa thưởng thức

hình ảnh video, thưởng thức âm thanh trung thực và những thông tin được
nhân từ các thiết bị cầm tay: điện thoại, di động đàm thoại,thiết bi nghe 2
chiều như gắn trong ô tô. Các loại dịch vu DMB vệ tinh hay DMB trạm
mặt đất đã được thử nghiệm tại Hàn Quốc- Kỹ thuật DMB mặt đất sẽ sử
dụng bằng tần số cao hoăc kênh VHF miễn phí cho thính giả. Kinh phí phát
DMB hoàn toàn dựa vào khoản thu từ dịch vụ quảng cáo thương mại. Dự
kiến đến năm 2010 sẽ có 13 triệu khách hàng thuê dịch vụ DMB mặt đất
của Hàn Quốc và với 6 triệu khách hàng với DMB vệ tinh.
Về lộ trình phát triển phát thanh số ở nhiều nước đã có kế hoạch đến
năm 2015 sẽ ngưng phát sóng analog. Các Hiệp hội phát thanh quốc tế như
EBU, EBU khuyến khích các quốc gia đưa ra thời hạn ngưng phát thanh
analog. Tại Nhật Bản đang đẩy nhanh tốc độ phát thanh truyền hình số,
truyền hinh độ phân dải cao HDTV, phát thanh thử nghiệm phát thanh số
qua vệ tinh VHF.
Tại Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam đã được chính phủ phê duyệt
chiến lược phát triển Đài tiếng nói Viêt Nam đến năm 2010 và những năm
tiếp theo trong đó có việc nghiên cứu chọn chuẩn thử nghiêm phát thanh
số, dự kiến đến năm 2015 sẽ thử nghiệm phát thanh công nghệ số DRM
trên máy 200KW sóng trung tẩn số 729KHz và đẩy mạnh phát thanh trên
Internet; nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại trên thế giới phù hợp với
hoàn cảnh của Việt Nam và hội nhập quốc tế chắc chắn tỷ lệ phủ sóng sẽ
đạt cao, chất lượng.
60 năm phát thanh của Việt Nam đã đi lên cùng đất nước phát triển
manh mẽ toàn diện với 6 Hệ chương trình phát thanh chất lương cao; thời
lượng 191 giờ/ngày, 420 chương trình đối nội, 8 thứ tiêng dân tộc, 11 ngữ
phát thanh đối ngoại phát 50 giờ/ngày với 3 phương tiện truyền tải phát
7


thanh: Sóng phát thanh, Báo điện tử VOV News, Báo Tiếng nói Việt Nam.

Nếu so sánh với thời kỳ mới thành lập Đài 1945 thì 60 năm sau: tỷ lệ phủ
sóng về dân số tăng 90 lần, thời lượng phát sóng trong ngày tăng 190 lần,
công suất tăng 9000 lần. Đài Tiếng nói Việt Nam là một trong nhưng đài
mạnh trong khu vực ngang tầm với một số nước trên thế giới, đủ mạnh để
chèn chặn 40 đài tiếng Việt và Internet hàng ngày phát sóng vào Việt Nam
với nội dung thiếu lành mạnh.
Đã trên 100 năm kể từ ngày ra đời, trong suốt chặng đường tồn tại và
phát triển của mình,phát thanh luôn gắn liền với lịch sử phát triển của lĩnh
vực điện tử -viễn thông và tin học. Do vậy cùng với sự phát triển nhanh
chóng của các lĩnh vực này, các phương tiện thông tin đại chúng trong đó
có phát thanh đang chuyển dần sang một giai đoạn mới – giai đoạn của
công nghệ kỹ thuật số.
Khác với phát thanh truyền thống, phát thanh số cung cấp các dịch
vụ đa dạng hơn: ngoài các chương trình phát thanh là văn bản dữ liệu hay
thậm chí là tín hiệu video. Máy thu thanh số sẽ trở thành một kho thông tin
đa phương tiện có nhiều chức năng trong đó có màn hình LCD hiển thị các
thông tin như tên ca sỹ bài hát, tin giao thông, thời tiết.v.v.
Hiện nay còn tồn tai một số xu hướng khác nhau trong công nghệ
phát thanh số: Xu hướng thứ nhất, do các nước châu Âu khởi xướng, họ đã
nghiên cứu hoàn thiện thành tiêu chuẩn E147 và dược công nhận thành tiêu
chuẩn quốc tế (bao gồm cả về phần phát và phần thu).
Xu hướng thứ 2 là sử dụng lại băng thông của phát thanh analog và
tận dụng tối đa khả năng tái sử dụng các cơ sở hạ tầng hiện có. Xu hướng
này hiện có: IBOC-HD Radio của Mĩ. Mĩ chủ trương sử dung băng tần số
do song AM MW và FM đã có sẵn để phát số. Công nghệ IBOC được Uỷ
8


ban hệ thống radio quốc gia của Mĩ (National Radio Systems Committee –
NRSC) tiêu chuẩn hóa tháng 9.2005 DRM (Digital Radio Mondia)

Hiện nay DRM đã được đưa vào khai thác chính thức.Với trên 1500
đài phát song ngắn hoạt động, do vậy DRM sẽ là một trong những hướng
rất đáng quan tâm.
Hướng thứ 3 là phát thanh số qua vệ tinh. tiêu chuẩn World Spase đã
được tiêu chuẩn hóa và đưa vào hiện thực cuối nhưng năm 90. Hiện nay
WorldSpase đã thiết lập mạng phát lại trên mặt đất đẻ phủ song cho các
khu vực bị che chắn.
Hướng thứ 4 là tiêu chuẩn của Nhật Bản ISDB-T (Integrated
Servises Digital Broadcasting ). ISDB-T có thể truyền đi các dịch vụ
multimedia như HDTV, SDTV, DSB và Mobile-multimedia.
Dù có rất nhiều ưu điểm nhưng phát thanh số vẫn là phương tiên
truyền thanh một chiều .Hiện nay phat thanh số đang thử nghiệm khả năng
kết hợp một số công nghệ viễn thông khác như 3G hay GPRS đẻ tạo ra mọt
kênh phản hồi.Việc kết hợp này đưa ra nhiều khả năng phúc vụ mới ngoài
các chương trình phát thanh do vậy xu hướng phát thanh truyền hình đa
phương tiện hiện nay đang rất được quan tâm:
Tiêu chuẩn truyền hình số cho các thiết bị cầm tay – DVB - H. Tiêu
chuẩn này hiện đang phát triển tại châu Âu và nhận được sự hỗ trợ mạnh
mẽ của nokia.
Tiêu chuẩn đa phương tiện số DMB (digital multimedia broadcasting
) phát triển trên nền tiêu chuẩn phát thanh số DAB E147 thêm các dữ liệu
hình ảnh động và dữ liệu khác. DMB được phát triển vì 2 lí do chính: thứ
nhất là xu hướng hội nhập giữa các phương tiện truyền thông và nhu cầu
9


hàng ngày tăng của người sử dụng về các nội dung đa phương tiện: thứ 2 là
sự cần thiết phải có mọt tiêu chuẩn chung cho cả phát thanh và truyền hình
trong đó đặc biệt chú ý đến khả năng thu lưu động chất lượng cao. DMB
được chia thành 2 tiêu chuẩn chính: DMB qua vệ tinh (Satelite DMB –SDMB )và DMB mặt đất (Terestial DMB-T-DMB )

Hiện nay S-DMB đã được công ty TU Media (một công ty cổ phần
liên doanh giưa các hãng viễn thông SK Telecom – hàn quốc, MBCO-Nhật
Bản các hãng điện tử Samsung, LG, các hãng phát thanh truyền hình v.v.)
triển khai phát triển trên phạm vi toàn Hàn quốc (phủ song gần 80% Hàn
quốc, 97%Seoul) và một phần Nhật bản) S-DNB là các chương trình thu
phí thuê bao và truy cập hệ thông truy cập bao gồm các vệ tinh các trạm
phát thu sóng (uplink và dơn –link); hơn 500-trạm thu lại và phủ sóng cho
các vùng bị che phủ-Gap pilter; hệ thống điều khiển, kiểm tra nhận và phát
các chương trình.v.v.các chương trình hiện nay đang phát trên 14 kêng
video, 22 kênh âm thanh và dịch vụ dữ liệu .Đây là các chương trình truyền
hình và phát thanh thông thường của cac hãng phát thanh truyền hỉnh Hàn
quốc như KBS, MBC, SBS v.v.Tất cả các đài hiện nay đêu chưa có chương
trình và thiết bị dành riêng của sản xuất chương trình DMB. Các máy thu
cho S-DMB hiện đã có trên thị trường, chủ yếu các máy thu kết hoop với
điên thoại di động một số máy thu trên ôtô đói tương phục vụ chính của SDMB hướng tới là lứa tuổi từ 20-30 số thuê bao dự kiến đến năm 2010 là
6,6 triệu người. S-DMB là dịch vụ trả tiền thêu bao.Hiện nay chỉ co TU
Media được cung cấp dich vu S-DMB.
Bên cạnh S-DMB, chính phủ Hàn quốc chủ trương phát triển TDMB cho truyền hình miễn phí và phát thanh truyền hình sẽ đóng vai trò
chủ yếu từ sản xuất chương trình phát sóng đến khan thính giả. Hiện nay co
6 hãng lớn trong đó có KBS, SBS, MBC đang triển khai các dự án T-DMB.
10


Đối với MBC, dự án trang bị đang được triển khai với phòng sản xuất
chương trình cho DMB hệ thông hoá mã va multiplexer của Factum và
máy phát 2kW của Haris.T-DMB sử dụng công nghệ MPEG-4 AVC với
công nghệ BSAC (do Samsung phát triển là một phần của chuẩn MPEG 4)
thay cho MPEG-4AAC được dùng ở các nước châu Âu. Các máy thu T –
DMB cũng đã được các hãng như Perstel, FreeSat, Samsung và TBK
Electronic sản xuất và đang thử nghiệm. Kế hoạch năm 2006 sẽ phủ song

toàn lãnh thổ Hàn quốc.
Hiện nay DMB được Ủy ban kỉ thuật EN đưa ra như dự thảo
DTS/JTC-DAB-39 – TS 102 428 với tên: Digital Audio Broadcasting
(DAB) ;Digital Multimedia Broadcasting (DMB) video service.
Như vậy việc triển khai DMB được thực hiện rất nhanh và đong thời
với sự chỉ đạo tập trung của chính phủ Sự tham gia tích cực của các hãng
điện tử lớn và các hãng sản xuất máy thu đang góp phần giải quyết sự chậm
trễ trong phát triển phát thanh số hiện nay.
Bên cạnh phương thức phát sóng phát thanh truyền hình truyền
thống thì phát thanh trên Internet cũng đang được nhiều nước quan tâm. Do
chất lượng âm thanh chưa tốt và tính ổn định chưa cao vì tình trạng nhiễm
mạng thường xuyên là nhược điểm chính của việc đưa phát thanh lên mạng
hiện nay.Dù sao các nhà cung cấp dịch vụ phát thanh vẫn coi Internet là
môt phương tiện bổ trợ hữu hiệu để phát lại chương trình của mình hướng
tới những đối tượng và tim kiếm nhũng nguồn thu quảng cáo mới. Bên
cạnh đó đay cũng được coi là một phương thức phủ sóng hướng tới những
vùng chưa phủ sóng được.
Phát thanh bằng thị giác (Visual Radio) cũng là một phương thức
phát thanh mới đang được các nhà sản xuất điện thoại di động quan tâm.
11


Trong thời gian vài năm gần đây, số điện thoại di động có tích hợp vời máy
thu thanh FM tăng lên đáng kể, Visual Radio cho phép các đài phát thanh
đưa các chương trình của mình đến với những người dùng điện thoại di
động.Không như phát thanh số, người dùng phải trả tiền cho dịch vụ này.
Một hướng mới trong phát triển phát thanh là công nghệ
“Podcasting” Podcasting là một cách mới để chuyển tới cho người
nghe/xem các file âm thanh hoặc hình ảnh như các chương trình phát
thanh, các bài hát, phim…tới một thiết bị có thể sách tay lưu động được

(thường là iPod). Người dùng có thể nghe hoặc xem lại bất cứ chương trình
nào mà mình yêu thích vào bất cứ khi nào và bât cứ ở đâu. Việc tải các
chương trình này về phải qua sự kết nối của Internet lấy về từ các Wedside
của các đài phát thanh. Hiện nay một số nước đã áp dụng công nghệ này
như: BBC của Anh, ABC của Australia, Singapore…hiện tại dung lượng
của các loại IPod đã lên tới 60GB.Giá của loại iPod 30GB khoảng vài triệu
đồng.Loại dịch vụ này rất thích hợp với các đối tượng trẻ.
Phát thanh đang chuyển mình mạnh mẽ trong thập kỉ vừa qua.Theo
điều tra của Nokia đối với model điện thoại đầu tiên có kèm theo thu FM,
chức năng nghe FM là chức năng được ưa thích thứ 2 và có tới 80% người
dùng nghe FM ít nhất một tuần một lần.Theo điều tra của The Yankee
group, tốc độ sử dụng điên thoại di động sẽ đạt tới 27,4% dân số thế giới
trong năm 2007 trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình dương là cao nhất
với 13,6%. Nhiều người tiâyn rằng, trong vài năm tới, thính giarnghe phát
thanh qua điện thoại di động sẽ nhiều hơn là sử dụng các máy thu thanh.
Xu hướng sắp tới của công nghệ không dây và các dịch vụ giải trí di
động chắc chắn phải đáp ứng yêu cầu tốc độ bit cao chất lượng thu di động
ổn định, bên cạnh giá thành hợp lý.Hiện nay khó có một thiết bị di động có
khả năng cung cấp tất cả các dịch vụ khác nhau mà chỉ một công nghệ duy
12


nhất.Đối với liên lạc dạng điểm tới điểm mang điện thoại di động là sự lưa
chọn tốt hơn. Nhưng đối với những dạng truyền từ một điểm tới nhiều
điểm, phát thanh vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất.
Phát thanh đã vượt qua thử nghiệm của thời gian khi truyền hình
phát triển mạnh mẽ vào nhưng năm 70 của thế kỉ XX. Nó vẩn còn hấp
dẫn đối với các nhà quảng cáo vì phát thanh vẫn có lợi thế mà các
phương tiện truyền thông khác không thể so sánh được. Không còn ngi
ngờ gì khi khẳng định rằng trong thế kỉ 21 phát thanh sẽ tiếp tục tồn tại

trong cuộc chiến với các công nghệ không dây tiên tiến khác. Phát
thanh số sẽ tiếp tục phục vụ người nghe vời chất lượng âm thanh
cao,cũng như cung cấp một môi trường không dây để truyền các ứng
dụng đa phương tiện một các hiệu quả nhât khi nói đến truyền thông từ
một điểm tới nhiều điểm-một người nói triệu triệu người nghe.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo phát thanh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền
2. Tạp chí Nghiệp vụ phát thanh - Đài Tiếng nói Việt Nam

MỤC LỤC

14



×