Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tiểu luận Đánh giá chiến dịch truyền thông của nhật bản nhằm thu hút khách du lịch sau thảm họa động đất sóng thần (3 2011) và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.11 KB, 11 trang )

ĐÁNH GIÁ CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG CỦA NHẬT BẢN NHẰM
THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SAU THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT SÓNG
THẦN (3-2011) VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 11-3-2011, thảm họa kép tại Nhật Bản trận động đất mạnh 8,9 độ
richter đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người. Ngay sau đó là thảm
họa nổ nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima làm rò rỉ phóng xạ, gây nhiễm
phóng xạ tại những vùng lân cận đặc biệt là khu vực trong vòng bán kính 30km
xung quanh nhà máy điện hạt nhân. Trong báo cáo công bố ngày 25-5-2011,
chính phủ Nhật Bản ước tính thiệt hại sau thảm họa động đất và sóng thần hôm
11-3 vào khoảng 16.900 tỷ yen, tương đương với gần 210 tỷ USD, chưa bao
gồm thiệt hại do sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.
Chỉ trong vài phút, thảm họa kép đã cướp đi 3,5 GDP của Nhật Bản. Tuy
nhiên, đó mới chỉ là những thiệt hại trước mắt, hậu quả của thảm họa kép này
còn ảnh hưởng lâu dài đối với nền kinh tế nói chung và nhiều ngành kinh tế mũi
nhọn của Nhật Bản nói riêng. Một trong những ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng
nề do thảm họa động đất sóng thần và nổ nhà máy điện hạt nhân đó là ngành du
lịch Nhật Bản.
Sau khi xảy ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, các hãng
thông tấn, báo chí trên thế giới đồng loạt đưa tin, bám sát diễn biến của sự kiện.
Những thông tin về rò rỉ phóng xạ, tình trạng nhiễm phóng xạ tại một số khu
vực hay phát hiện thực phẩm xuất xứ từ Nhật Bản bị nhiễm phóng xạ xuất hiện
dồn dập trên mặt báo. Tại thời điểm đó, báo chí còn liệt kê một loạt những danh
sách các loại thực phẩm của Nhật Bản bị nhiễm phóng xạ. Điều này đã làm dấy
lên những lo ngại và sự hoang mang của cả người dân Nhật Bản và người nước

1


ngoài về nguy cơ bị nhiễm phóng xạ. Và hệ quả là lượng khách du lịch đặc biệt


là khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản giảm xuống mức kỷ lục.
Trước thực trạng nói trên, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chiến dịch
truyền thông rầm rộ thông qua một loạt hoạt động thiết thực nhằm giúp người
dân trong và ngoài nước hiểu rõ tình hình tại Nhật Bản qua đó thu hút khách du
lịch quay trở lại đất nước mặt trời mọc. Thông qua các hoạt động cụ thể, chính
phủ Nhật Bản đã đạt được những thành công bước đầu trong nỗ lực thu hút
khách du lịch trở lại.
Với Việt Nam, du lịch hiện nay đã được xác định là ngành kinh tế mũi
nhọn trong quá trình phát triển của nước ta. Hoạt động du lịch có mức tăng
trưởng khá cao và ngày một đóng góp nhiều hơn trong nền kinh tế quốc dân với
số lượng khách du lịch quốc tế, thu nhập du lịch không ngừng gia tăng. Trên đà
phát triển, các hoạt động du lịch Việt Nam đang dần đi vào các hoạt động bài
bản. Việc nghiên cứu các giải pháp quảng bá du lịch Việt Nam đến bạn bè quốc
tế là hết sức cần thiết nhằm đạt được tính chuyên nghiệp và hiệu quả kinh tế cao.
Nhất là do đặc thù của ngành kinh tế du lịch với những đặc thù của sản phẩm du
lịch vừa mang tính hữu hình vừa mang tính vô hình, việc cung cấp các thông tin,
tạo dựng hình ảnh về sản phẩm và kéo du khách đến với điểm du lịch là việc
làm hết sức cần thiết. Xét về công tác truyền thông, quảng bá du lịch của Việt
Nam từ trước tới nay đã được tiến hành và được đẩy mạnh trong những năm gần
đây. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam vẫn chưa thực
sự mang tính chuyên nghiệp cao, chưa đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa
chính phủ, các ban ngành địa phương, các công ty, doanh nghiệp và ngay cả mỗi
người dân. Do đó, Việt Nam vẫn chưa khai thác được tối đa tiềm năng du lịch
vốn có.
Tác giả muốn tìm hiểu các hoạt động trong chiến dịch truyền thông nhằm
thu hút khách du lịch của Nhật Bản sau thảm họa kép. Từ đó, phân tích nhận
định những ưu điểm và hạn chế của chiến dịch và rút ra bài học kinh nghiệm
2



cho hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam đối với khách du lịch, đặc biệt là
khách du lịch quốc tế. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá chiến dịch
truyền thông của Nhật Bản nhằm thu hút khách du lịch sau thảm họa động đất
sóng thần (3-2011) và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thảm họa động đất sóng thần tại Nhật Bản xảy ra chưa đầy một năm, vì
vậy chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về chiến dịch truyền thông
của Nhật Bản nhằm thu hút khách du lịch trở lại sau thảm họa kép. Nhiều tờ báo
có đề cập đến một số hoạt động đơn lẻ nằm trong chiến dịch truyền thông của
Nhật Bản hoặc phản ánh tình hình Nhật Bản sau thảm họa. Tuy nhiên, chỉ dừng
lại ở mức độ thông tin, chưa có nhiều phân tích đánh giá chuyên sâu.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu chiến dịch truyền thông thu hút khách du lịch
của Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần thông qua các hoạt động quảng
bá cụ thể của chính phủ Nhật Bản nói chung và các công ty lữ hành trong và
ngoài nước nói riêng nhằm thu hút khách du lịch trở lại Nhật Bản. Ngoài ra tác
giả cũng tiến hành nghiên cứu tình hình quảng bá du lịch của Việt Nam.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Thông qua việc nghiên cứu chiến dịch truyền thông của chính phủ
Nhật Bản nhằm thu hút khách du lịch quay trở lại sau thảm họa động đất sóng
thần, tác giả muốn đưa ra một số giải pháp, định hướng trong công tác tuyên
truyền, quảng bá cho du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, sau khi hoàn thành, đề tài
có thể làm cơ sở nghiên cứu điển hình về công tác khôi phục hình ảnh và thương
hiệu quốc gia nhằm thu hút khách quốc tế quay trở lại sau thảm họa, thiên tai.
Nhiệm vụ: - Làm rõ lý thuyết cơ bản về truyền thông, chiến dịch truyền thông,
cách thức lập và thực hiện một chiến dịch truyền thông.

3



- Chỉ rõ đường lối chính sách phát triển du lịch của Nhật Bản, đặc
biệt là những thay đổi, bổ sung sau khi xảy ra thảm họa động đất
sóng thần.
- Phân tích thực trạng ngành du lịch Nhật Bản sau thảm họa
- Nghiên cứu chiến dịch truyền thông tổng thể của Nhật Bản nhằm
thu hút khách du lịch quốc tế trở lại sau thảm họa
- Rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nhằm quảng bá
du lịch Việt Nam xuất phát từ thực trạng hoạt động quảng bá và
nhu cầu thực tế.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chiến dịch truyền thông của Nhật Bản nhằm
thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại Nhật Bản từ sau khi xảy ra thảm họa
động đất sóng thần cho tới nay.
Khi đánh giá và đề ra giải pháp cho công tác tuyên truyền quảng bá du
lịch Việt Nam, tác giả cũng hướng đến việc quảng bá nhằm thu hút nhóm đối
tượng là khách quốc tế và đánh giá hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt
Nam từ năm 2000 trở lại đây.
6. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận, thực tiễn
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở lý thuyết về quan hệ công chúng nói
chung, về lập và thực hiện chiến dịch truyền thông nói riêng. Cơ sở lý thuyết,
nghiên cứu đánh giá liên quan đến lĩnh vực du lịch; đường lối chính sách phát
triển du lịch của Nhật Bản và Việt Nam; các hoạt động quảng bá du lịch trong
thực tiễn của Nhật Bản và Việt Nam.

4


6.2. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu được áp dụng phương pháp duy vật biện chứng và

phương pháp duy vật lịch sử. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp lịch
sử, logic, phân tích, so sánh, tổng hợp những tài liệu thu thập được để có thể
đánh giá được chính xác hiệu quả của chiến dịch truyền thông của Nhật Bản
nhằm thu hút khách du lịch quay trở lại sau thảm họa động đất sóng thần.
7. Những đóng góp mới và ý nghĩa về khoa học, thực tiễn
Đóng góp mới: Đề tài góp phần làm sáng tỏ vai trò quan trọng của hoạt động
truyền thông trong việc quảng bá du lịch đặc biệt là sau thảm họa thiên tai. Đưa
ra một cái nhìn tổng thể trong đó đánh giá những ưu điểm và hạn chế về chiến
dịch truyền thông của Nhật Bản nhằm thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại
sau thảm họa động đất sóng thần.
Ý nghĩa về khoa học và thực tiễn: Đề tài sẽ là cơ sở nghiên cứu, tài liệu tham
khảo và học tập về công tác truyền thông quảng bá du lịch sau thảm họa động
đất sóng thần nói riêng của Nhật Bản và công tác quảng bá du lịch nói chung.
Thông qua việc phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của chiến dịch
truyền thông của Nhật Bản nhằm thu hút khác du lịch tác giả sẽ rút ra bài học
kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tuyên truyền,
quảng bá du lịch Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
8. Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm có 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công tác truyền thông nhằm quảng bá
du lịch
1.1.

Một số khái niệm

1.2.

Vai trò của truyền thông trong công tác quảng bá du lịch

5



Chương 2: Công tác truyền thông của Nhật Bản nhằm thu hút khách du
lịch sau thảm họa động đất sóng thần
2.1. Tổng quan về ngành du lịch Nhật Bản
2.2. Thực trạng ngành du lịch Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần tháng
3-2011
2.3. Chiến dịch truyền thông nhằm thu hút khách du lịch quay trở lại Nhật Bản
sau thảm họa động đất sóng thần
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên
truyền quảng bá du lịch Việt Nam đến bạn bè quốc tế
3.1. Đường lối, chính sách quang trọng nhằm thúc đẩy hoạt động quảng bá du
lịch của nước ta từ năm 2005
3.2. Thực trạng hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam đối với
khách quốc tế
3.3. Một số giải pháp giúp thúc đẩy hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch
Việt Nam đạt hiệu quả cao

6


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ VỀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG
NHẰM QUẢNG BÁ DU LỊCH
1.1.

Một số khái niệm
Trong phần này, tác giả sẽ tiến hành viện dẫn và đúc kết một số khái niệm

như: khái niệm truyền thông, quảng bá, chiến dịch truyền thông, thảm họa (các
loại thảm họa: thiên tai, do con người)…

1.2.

Vai trò của truyền thông trong công tác quảng bá du lịch

1.2.1. Vai trò của truyền thông trong công tác quảng bá du lịch nói chung
Đánh giá vai trò của truyền thông trong công tác quảng bá du lịch thông qua
việc: nêu bật sự song hành của truyền thông cùng với ngành du lịch, truyền thông là
hoạt động không thể thiếu trong công tác quảng bá của ngành du lịch, muốn khách du
lịch đến với các danh lam thắng cảnh, đến khám phá đất nước, con người và nền văn
hóa, lịch sử dân tộc của mỗi quốc gia không còn cách nào khác là phải tìm cách giúp
họ biết đến, thấy hứng thú, tò mò và mong muốn khám phá. Truyền thông là yếu tố
quyết định giúp mỗi quốc gia đạt được điều nói trên.
Ngoài ra, có thể khẳng định vai trò của truyền thông trong công tác quảng bá du
lịch thông qua việc viện dẫn những thành tựu mà một số quốc gia đã đạt được nhờ làm
truyền thông tốt.
1.2.2. Vai trò của truyền thông trong công tác quảng bá du lịch sau thảm họa
Truyền thông quảng bá du lịch trong điều kiện hoàn cảnh bình thường đã cần
thiết, truyền thông quảng bá du lịch sau thảm họa lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Khi đó, ngành du lịch của các quốc gia không chỉ chịu thiệt hại về vật chất, mà quan
trọng là thảm họa gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cho khách du lịch.
Trong phần này, tác giả sẽ nêu bật vai trò của truyền thông trong công tác
quảng bá du lịch sau thảm họa.
7


Chương 2: CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CỦA NHẬT BẢN NHẰM THU
HÚT KHÁCH DU LỊCH SAU THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT SÓNG THẦN
2.1. Tổng quan về ngành du lịch Nhật Bản
2.1.1. Đường lối, chính sách phát triển ngành du lịch của chính phủ Nhật Bản
trong những năm gần đây

Giới thiệu sơ qua về đường lối chính sách phát triển ngành du lịch của
Nhật Bản trong những năm gần đây. Đánh giá của chính phủ Nhật Bản về vai
trò, vị trí của ngành du lịch đối với nền kinh tế nước này.
2.1.2. Đôi nét về sự phát triển ngành du lịch Nhật Bản
Giới thiệu về sự phát triển của ngành du lịch Nhật Bản, những đóng góp
của ngành du lịch Nhật Bản vào nền kinh tế Nhật Bản.
Nêu rõ tình hình ngành du lịch Nhật Bản trước khi xảy ra thảm họa động
đất sóng thần.
2.2. Thực trạng ngành du lịch Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần
tháng 3-2011
2.2.1. Thảm họa động đất sóng thần tháng 3-2011
Trình bày về thảm họa động đất sóng thần tại Nhật Bản xảy ra vào ngày
11-3-2011, sau đó là sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Nêu những
thiệt hại sơ bộ về người và của do thảm họa.
2.2.2. Ảnh hưởng thảm họa động đất sóng thần đối với ngành du lịch Nhật Bản
Nêu thiệt hại bước đầu của thảm họa động đất sóng thần đối với ngành du
lịch Nhật Bản. Báo chí đồng loạt đăng tải nguy cơ rò rỉ phóng xạ, các loại thực
phẩm của Nhật Bản bị nhiễm phóng xạ… Lượng khách du lịch giảm 70%...
8


2.3. Chiến dịch truyền thông nhằm thu hút khách du lịch quay trở lại Nhật
Bản sau thảm họa động đất sóng thần
2.3.1. Chính sách nhằm thu hút khách du lịch quay trở lại của chính phủ Nhật
Bản sau thảm họa động đất sóng thần
Những điều chỉnh trong chính sách của chính phủ Nhật Bản nhằm thu hút
khách du lịch quay trở lại so với thời điểm trước khi xảy ra động đất sóng thần.
2.3.2. Một số hoạt động cụ thể trong chiến dịch truyền thông của Nhật Bản
nhằm thu hút khách du lịch sau thảm họa động đất sóng thần
Trong phần này, tác giả sẽ trình bày cụ thể một số hoạt động cụ thể của

chính phủ Nhật Bản, của các công ty lữ hành trong và ngoài nước.
Một số hoạt động cụ thể như:
- Mời các phóng viên nhà báo từ các nước trên thế giới đến Nhật Bản
tham quan và viết bài phản ánh về thực tế Nhật Bản sau động đất sóng
thần không đến mức đáng lo ngại như nhiều người vẫn nghĩ.
- Tổ chức chuyến du lịch tham quan cho các đại sứ nước ngoài tại Nhật
Bản cũng như người thân của họ đến các địa điểm, danh thắng nổi tiếng
của Nhật Bản. Thông qua đó, có cái nhìn đúng về thực tế tại Nhật Bản, trở
thành kênh truyền thông quan trọng đến với nhân dân các nước.
- Chọn một ban nhạc nổi tiếng tại Nhật làm đại sứ du lịch…
- Tổ chức hội chợ du lịch
2.3.3. Đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông của chính phủ Nhật Bản
nhằm thu hút khách du lịch sau thảm họa động đất sóng thần

9


Đánh giá thông qua chất lượng và số lượng các bài báo viết về du lịch Nhật
Bản sau động đất sóng thần. Đánh giá thông qua số lượng khách du lịch đến Nhật
Bản, số nước dỡ bỏ lệnh cấm, khuyến cáo người dân không đến Nhật Bản.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN BẠN
BÈ QUỐC TẾ
3.1. Đường lối, chính sách quang trọng nhằm thúc đẩy hoạt động quảng bá
du lịch của nước ta từ năm 2005
Nêu bật những chỉ đạo, thay đổi cơ bản trong công tác tuyên truyền quảng
bá du lịch Việt Nam. Ví dụ như các lần lựa chọn, đổi tên khẩu hiệu cho du lịch
Việt Nam
3.2. Thực trạng hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam đối với
khách quốc tế

Điểm và đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt
Nam đến với khách du lịch quốc tế. Rút ra những thành tựu và hạn chế còn tồn
tại trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam từ nă 2005 trở lại
đây.
3.3. Một số giải pháp giúp thúc đẩy hoạt động tuyên truyền quảng bá du
lịch Việt Nam đạt hiệu quả cao
Từ việc đánh giá các hoạt đồng truyền thông của Nhật Bản, thực trạng
công tác tuyên truyền quảng bá du lịch của nước ta hiện nay đề xuất một số giải
pháp phù hợp với đất nước con người Việpt Nam.

10


KẾT LUẬN
Tổng hợp, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra trước
đó, nêu ra phương hướng duy trì các thành tựu đạt được và hạn chế thiệt hại
xuống mức tối thiểu.

11



×