Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thực trạng quy hoạch đô thị và đô thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.25 KB, 13 trang )

ĐỀ TÀI: THỰC

TRẠNG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ
ĐÔ THỊ HÓA

I.Khái niệm
1. Quy hoạch là gì? Quy hoạch, cũng gọi là quy hoạch đô thị hay quy hoạch thành
phố và vùng, là một lĩnh vực chuyên môn luôn biến đổi và có tính mục đích nhằm nâng
cao chất lượng sống và hạnh phúc của con người và các cộng đồng bằng việc tạo ra
không gian sống thuận tiện, bình đẳng, tốt cho sức khỏe, hiệu quả và hấp dẫn cho các thế
hệ hôm nay và mai sau.
Quy hoạch là công cụ giúp các nhà lãnh đạo trong xã hội, các doanh nhân và công dân
đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống của con người.
Quy hoạch tốt giúp tạo ra những cộng đồng vĩ đại trong đó mọi người có nhiều lựa chọn
tốt về cách và nơi họ muốn sống
Quy hoạch giúp các thành viên của mỗi cộng đồng tham gia vào việc định hướng phát
triển của cộng đồng đó và giúp họ tìm thấy sự cân bằng giữa sự phát triển (đô thị) với
việc cung cấp các dịch vụ cơ bản, bảo vệ môi trường và những biến đổi trong khoa học
và công nghệ”.

.

Những hoạt động cụ thể liên quan đến ngành quy hoạch đô thị là:










Đầu tư và phát triển bất động sản: Ở đây việc đầu tư và phát triển bất động sản
phải tuân theo quy luật phát triển chung của xã hội-kinh tế riêng từng khu vực cụ thể.
Văn hóa, lối sống cộng đồng
Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng, mỗi khu vực
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật
Phát triển và bảo tồn các di sản kiến trúc và thiên nhiên
Phát triển bền vững của nhân loại.

2. Đô thị hóa: là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay
diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể


tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn
được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.
Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số,
mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,...
Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mĩ hay Úc) thường có mức độ đô thị hóa cao (trên
80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam hay Trung Quốc)
(khoảng ~30%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa
thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển.
Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước
(về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ
đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm
hay 5 năm).

II. Thực trạng quy hoạch đô thị và thực trạng đô thị hóa ở Việt
Nam
Những vấn đề đặt ra trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam:

- Dân số và lao động đô thị tăng nhanh
Dân số, lao động tăng nhanh chóng ở các đô thị chủ yếu do hai dòng di cư vào đô
thị:
(1) Lao động từ các nông thôn đổ về các đô thị để tìm việc làm. Trong điều kiện
Việt Nam là nước nông nghiệp, kinh tế chưa phát triển, tài nguyên không dồi dào, diện
tích đất canh tác bình quân đầu người quá thấp, lao động dư thừa thì lao động từ các nông
thôn sẽ đổ về các đô thị để tìm việc làm. Đồng thời người nông dân xem đô thị như là
miền đất đầy hứa hẹn. Cùng với thực tế tăng trưởng kinh tế ở đô thị đã tạo ra dòng di cư
vào thành phố và làm tăng trưởng dân số đô thị nhanh chóng. Dòng di cư đó đã, đang và
sẽ tiếp tục diễn ra và đã cung cấp cho các đô thị nguồn lao động phổ thông dồi dào và nó
cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông thôn, góp phần phát triển kinh tế ở cả đô
thị và nông thôn.


(2) Sinh viên các trường đại học, cao đẳng sau khi học xong ở lại đô thị hoặc đến
các đô thị khác kiếm việc làm. Sinh viên ra trường không thể tìm việc ở nông thôn, vậy
các thành phố lại được thêm một nguồn lao động đầy tiềm năng. Nguồn lao động này tạo
ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường lao động.
Hai dòng di cư được đề cập ở đây là lao động, nhưng sau khi tìm được việc làm là
sự hình thành các gia đình mới của các lao động này tạo ra sự tăng dân số của đô thị
Dân số, lao động tăng nhanh chóng ở các đô thị là quy luật tất yếu và có ý nghĩa
to lớn trong quá trình đô thị hóa. Nhưng việc tăng dân số đô thị quá tải về nhiều mặt, gây
áp lực cho đời sống kinh tế xã hội. Biểu hiện của sự quá tải đó là sự mất cân bằng giữa
cung và cầu các dịch vụ đô thị, các chi phí xã hội đô thị tăng: chi phí quản lý giao thông,
môi trường, an ninh xã hội tăng, ngân sách của các chính quyền đô thị thiếu hụt. Hiện
tượng lấn chiếm vỉa hè buôn bán trên xe thồ, hình thành các xóm liều, gây ô nhiễm môi
trường, thất nghiệp đô thị cũng gia tăng.
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ cao
Trong quá trình đô thị hóa, kinh tế đô thị tăng trưởng với tốc độ cao vì mức độ tập
trung lực lượng sản xuất cao, cách tổ chức lao động hiện đại, tạo ra năng suất lao động

cao, vai trò hạt nhân trong phát triển kinh tế càng thể hiện rõ. Đô thị là nơi tập trung các
trường đại học, các nhà khoa học, đồng thời có sức hấp dẫn lớn với các nguồn lao động
có kỹ thuật và đây chính là lợi thế đặc biệt của đô thị trong việc phát triển kinh tế.
Quy mô việc làm ở đô thị tăng là do sự hình thành mới các khu công nghiệp, mở
rộng quy mô sản xuất các doanh nghiệp hiện có. Quá trình đó vừa làm tăng tổng việc làm
vừa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong kinh tế đô thị. Đồng thời, việc chuyển dịch cơ
cấu các ngành kinh tế đô thị còn làm tăng trưởng kinh tế đô thị theo chiều sâu, tăng năng
suất lao động xã hội, tăng GDP bình quân đầu người ở đô thị và trong cả nước.
Để đạt được sự tăng trưởng cao, các ngành không ngừng nâng cao trình độ công
nghệ, áp dụng kỹ thuật mới trong kinh tế đô thị, làm nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhà
nước đã áp dụng các chính sách kinh tế nhằm phát huy hết năng lực sẵn có và mở rộng
quy mô kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội.


Một ví dụ điển hình là Thủ đô Hà Nội: giai đoạn 2000-2005 GDP Hà Nội tăng
trưởng trung bình 11,3%/năm, trong khi đó cả nước là 7,1%. Cơ cấu kinh tế của Hà Nội
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng
ngành nông nghiệp và thủy sản. Năm 1995, GDP ngành nông nghiệp chiếm 5,4% đến
năm 2000 chiếm 3%, đến năm 2005 chỉ chiếm 1,7%.
Cùng với những mặt tích cực của quá trình tăng trưởng kinh tế là tăng thu nhập
của người lao động, tăng tích lũy của doanh nghiệp, nâng cao đời sống cư dân đô thị thì
tăng trưởng kinh tế đô thị cũng để lại những hậu quả phức tạp như vấn đề an ninh lương
thực, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, phân hóa giàu nghèo trong xã hội, mất
công bằng trong thu nhập, khoảng cách thành thị và nông thôn.
- Giao thông đô thị được đặt ra như một bài toán khó với các thành phố
Giao thông đô thị như một bài toán khó đặt ra với hầu hết các đô thị lớn trên thế giới. Đối
với Việt Nam, do tốc độ tăng dân số, lao động đô thị và tăng trưởng kinh tế nhanh, nhu
cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa cũng tăng tương ứng, trong khi đó cơ sở hạ tầng đường
sá không đáp ứng kịp, phương tiện giao thông hỗn hợp trong đó chủ yếu là xe hai bánh và
do mật độ quá cao về xe máy, xe đạp vấn đề giao thông ở các thành phố đang và sẽ là vấn

đề lan giải cho các đô thị Việt Nam. Tắc nghẽn giao thông thường xảy ra ở các thành phố
lớn không chỉ trong giờ cao điểm. Tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Độ
an toàn của người tham gia giao thông ngày càng thấp. Chi phí về thời gian đi lại ngày
càng cao chính là sự lãng phí lớn
-Chưa kết hợp quy hoạch KCN, KCX và quy hoạch đô thị
Tình trạng các KCN đã được xây dựng hoặc là ở trong lòng thành phố gây rất nhiều khó
khăn cho công tác bảo vệ môi trường gây ách tắc giao thông, cung cấp nhà ở, dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ, trường học cho người lao động và con em họ, hoặc được bố trí quá xa
khu dân cư và các nguồn cung cấp dịch vụ nên khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu
tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Với các nền kinh tế trong giai đoạn chuyển mình, quá trình mở rộng và tăng tốc phát triển
luôn đi kèm với những vấn đề phát sinh từ sự vận động quá nhanh đó. Việc xác định
những vấn đề cần giải quyết, song song vừa phát triển vừa giải quyết các vấn đề đó một


cách hiệu quả sẽ có thể đảm bảo một nhịp độ tăng trưởng bền vững, tránh được những hệ
quả đáng tiếc sau tăng trưởng.
- Mất cân đối cung - cầu nhà ở và các dịch vụ đô thị
Nhà ở được đặt ra với tất cả các đô thị trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhu
cầu nhà ở của dân cư đô thị ngày càng cao. Thông thường nhà của một gia đình là tài sản
có giá trị lớn nhất đối với họ. Giá thuê nhà ở đô thị luôn được người tiêu dùng coi là đắt
nhất. Sự đắt đỏ khan hiếm của thứ hàng hóa này là do: đất đô thị khan hiếm và đắt đỏ, chi
phí xây dựng nhà ở cao. Nhà ở đô thị được hình thành theo 2 hệ thống: xây dựng theo
đúng quy tắc (chính quy) và bất quy tắc (không chính quy).
Các dịch vụ ở đô thị như nước sạch, trường học, bệnh viện cũng luôn luôn trong
tình trạng cung không đủ cầu. Vì hệ thống sơ sở hạ tầng này được xây dựng không tính
đến sự phục vụ với dân cư được coi là tạm trú ở đô thị. Cùng với các dòng di cư ồ ạt vào
đô thị dẫn đến sự hình thành khu vực nhà ở bất quy tắc (không theo quy hoạch), khu vực
này có thể chưa xây dựng cơ sở hạ tầng.
Năm 2009 có thể được xem là mốc chốt chặn ấn tượng đối với trào lưu phát triển

sân golf vô tội vạ từ nhiều năm trước. Cho đến thời điểm đó, số dự án đã được cấp phép
và đang xin cấp phép, đã hoàn công lẫn số còn đang nguyên đất ruộng vọt lên đến 150160, gấp 4 lần so với toàn bộ sân golf của nước Pháp, trong khi thu nhập bình quân đầu
người của Việt Nam chỉ bằng 1/50-1/40 khối các quốc gia phát triển trên thế giới. Chỉ có
khoảng 65% diện tích đất dự án được dùng làm sân golf, còn 35% còn lại để xây khách
sạn, nhà nghỉ, biệt thự - đó là chiến thuật mà chủ đầu tư dùng để lách trong việc kinh
doanh. Đó cũng là một sự thật hiển nhiên mà Bộ KH&ĐT không thể không biết. Song,
hai năm từ khi Thủ tướng phê duyệt quy hoạch sân golf đến năm 2020, lại có hàng loạt
dự án mới phát sinh, tạo nên hiệu ứng "quy hoạch phá vỡ quy hoạch".
- Quản lý đô thị chậm đổi mới trong quá trình đô thị hóa
Bộ máy quản lý các đô thị được hình thành từ cơ chế bao cấp của những năm
1980. Cơ chế thị trường được hình thành từ những năm 1990. Trong vòng một hai chục
năm bộ máy quản lý còn mang nhiều đặc điểm cũ, nó không còn phù hợp với cơ chế thị


trường nhưng chưa thể vứt bỏ ngay được. Mối quan hệ giữa khối tư nhân và khối nhà
nước chưa có biện pháp điều tiết.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đô thị nhỏ không còn phù hợp với đô thị lớn,
trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý được nâng cao một cách rõ rệt.
- Các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp
Đô thị là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đô thị hóa góp phần
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, hình thành lối sống công nghiệp,
xây dựng xã hội mới. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa qui mô dân số của thành phố
tăng, kinh tế phát triển, và thu nhập của dân cư tăng, các vấn đề về công bằng xã hội
được đặt ra: có bao nhiêu việc làm mới do tăng trưởng kinh tế tạo ra dành cho người mới
đến và bao nhiêu dành cho dân cư gốc của thành phố. Đặc biệt là giải quyết vấn đề lao
động trước đó không có việc làm nay có việc làm.
Vấn đề văn hóa: Sự thay đổi tập quán lối sống, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra
nhanh chóng, nhu cầu giáo dục, y tế tăng, tệ nạn xã hội trở thành vấn đề lớn, vấn đề
nghèo đói, thất nghiệp được đặt ra.
Sự khác biệt về giàu nghèo giữa các đô thị, trong từng đô thị, và giữa nông thôn

và thành thị ngày càng trở nên sâu sắc hơn.
- Những nguy cơ về xuống cấp môi trường đô thị ngày càng tăng
Từ sau năm 1990 kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân có nhiều
cải thiện. Cả nước tập trung làm kinh tế, sản xuất phát triển nhưng vấn đề bảo vệ môi
trường không được quan tâm đúng mức. Luật Bảo vệ môi trường chưa thực sự đi vào đời
sống sản xuất. Cái giá phải trả cho sự phát triển trở nên quá đắt và khó có thể tính được
với những thiệt hại môi trường.
Môi trường tự nhiện tại các đô thị đang ngày càng xấu đi do quy mô dân số, quy
mô sản xuất và cung cấp các dịch vụ của đô thị. Ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước
mặt ở các dòng sông như sông Lô, sông Thao, sông Hồng khu vực thành phố Việt Trì;
sông Đồng Nai - Thành phố Hồ Chí Minh, sông Nhuệ, sông Tô Lịch - thành phố Hà Nội.


Ô nhiễm không khí đã đến mức báo động tại các đô thị lớn. Chất lượng sống người dân
đô thị mới chỉ được đảm bảo về mặt vật chất.
Môi trường cảnh quan không được quản lý chặt chẽ, sự phát triển mạnh mẽ của
các ngành bưu điện, truyền hình, quảng cáo đã làm xấu đi cảnh quan của các đường phố,
các chung cư. Nhiều gia đình mới chỉ lo cho cái đẹp bên trong nhà mình mà chưa lo đến
cái đẹp chung của xung quanh.

III. Một số giải pháp cho vấn đề quy hoạch và đô thị hóa ở Việt
Nam
- Xác định quy mô đô thị hợp lý
Quy mô đô thị hợp lý là quy mô đô thị mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất
và phù hợp với trình độ quản lý của bộ máy quản lý đô thị hiện hành. Cần xem xét quy
mô đô thị trên 3 góc độ: quy mô dân số, quy mô đất đai, quy mô phát triển kinh tế. Trong
quá trình phát triển, quy mô đo thị luôn có xu hướng tăng lên và biểu hiện cụ thể của nó
là tăng dân số đô thị, tăng quy mô sản xuất, mở rộng ranh giới. Song, các nguồn lực trong
một đô thị thường bị giới hạn, như vấn đề đất đai, nhà ở, môi trường, và các dịch vụ xã
hội khác. Trên góc độ kinh tế, một đô thị hoạt động có hiệu quả khi kết quả kinh tế - xã

hội mà nó đạt được phải tương xứng với những chi phí mà nó phải chi ra.
Tính hợp lý của quy mô đô thị biểu hiện ở chỗ: sự phát triển của các ngành dịch
vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của dân số, sự phát triển kinh tế có hiệu quả cao
đáp ứng đủ công ăn việc làm cho lao động, môi trường ngày càng được cải thiện, mức
sống dân cư ngày cào cao. Việc lựa chọn quy mô, địa điểm hợp lý của các doanh nghiệp,
các ngành tạo ra quy mô hợp lý về kinh tế của đô thị nhằm khai thác hết các lợi thế của
đô thị. Chính sách hạn chế tăng cơ học dân số đô thị có thể thực hiện: 1) hạn chế nhập cư
vào đô thị 2) duy trì sự ổn định dân cư ở nông thôn, tạo việc làm và đẩy mạnh công
nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn.
Việc tìm quy mô tối ưu cho một đô thị cần dựa trên cơ sở so sánh chi phí và lợi
ích tương ứng với từng quy mô đô thị cần dựa trên cơ sở so sánh chi phí và lợi ích tương
ứng với từng quy mô đô thị


- Định hướng cho quá trình đô thị hóa.
Đô thị hóa vừa là quy luật tất yếu vừa là sự cần thiết khách quan để xây dựng
nước ta trở thành một quốc gia văn minh. Tỷ lệ đô thị hóa cao hơn nữa sẽ góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế. Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị nước ta thuộc loại thấp trên thế giới:
năm 1995 khoảng 20,75% năm 2005 khoảng 34,3%, Philipin 58,6%, Hàn Quốc 86,2%.
Nếu chúng ta không có các chính sách gì mạnh mẽ để phát triển đô thị thì đến năm 2020
tỷ lệ dân số đô thị của chúng ta mới có thể bằng Trung Quốc hiện nay. Như vậy để phát
triển đô thị với tốc độ cao hơn so với thời gian qua cần có những biện pháp mạnh mẽ
hơn, chính sách thông thoáng hơn. Theo chúng tôi nên phát triển các đô thị theo hướng
sau:
1) Ưu tiên hình thành các đô thị mới hiện đại, đồng bộ về cơ sở hạ tầng.
2) Đối với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh không nên quá tập trung vào nâng
cấp, cải tạo vì giải phóng mặt bằng đã làm cho chi phí các dự án tăng quá cao. nên phát
triển các đô thị vệ tinh xung quanh Hà Nội, hay xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh
nhằm giảm áp lực cho các thành phố này.
3) Trọng tâm của quá trình đô thị hóa là phát triển cơ sở hạ tâng và phát triển các

ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất.
4) Coi vấn đề đô thị hóa nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn là một nội dung
quan trọng trong quá trình đô thị hóa.
- Lập và thực hiện quy hoạch đồng bộ
Các thành phố cần có quy hoạch đồng bộ bao gồm: Quy hoạch tổng thể kinh tế xã
hội, quy hoạch các ngành, các cấp (từ thành phố đến quận, huyện) quy hoạch xây dựng
(quy hoạch chung và chi tiết). Chất lượng quy hoạch cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Các quy hoạch phải được thực hiện nghiêm túc: Về mặt pháp luật, quy hoạch đô
thị được thực hiện thông qua các quy định của nhà nước đối với các hoạt động xây dựng
và các hoạt động khác của mọi chủ thể có liên quan đến việc sử dụng không gian, kết cấu
hạ tầng đô thị và tài nguyên khác (đất đai, khoáng sản, nguồn nước, du lịch, văn hóa...) đã


được xác định. Trên thực tế, tính khả thi của các quy hoạch chưa cao, các quy định pháp
luật bị buông lỏng, một số quy hoạch không được thực hiện hoặc không thể thực hiện.
Để phát triển đô thị bền vững cần thực hiện quy hoạch một cách đồng bộ, không
nên cho rằng quy hoạch xây dựng là duy nhất đối với đô thị.
- Hoàn thiện Bộ máy quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý
Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lý trong nền kinh tế thị trường,
từ đó tổ chức bộ máy, đổi mới cơ cấu bộ máy chính quyền đô thị là một biện pháp quan
trọng để quản lý đô thị. Chức năng bộ máy quản lý đô thị hiện này phải tạo ra một hành
lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân hoạt động theo pháp luật. Để thực hiện được các
chức năng, nhiệm vụ chính trị cũng như các kế hoạch kinh tế xã hội, bộ máy quản lý đô
thị cần có đủ quyền và lực, nghĩa là Nhà nước giao quyền, phân bố hợp lý các nguồn tài
chính, còn chính quyền đô thị phải đủ mạnh để nắm quyền và sử dụng có hiệu quả các
nguồn tài chính để thực hiện các chức năng của mình và thực hiện chiến lược phát triển
của đô thị. Trong nội dung đó, xác định đúng nội dung công tác quản lý, phân công đúng
người đúng việc, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ là những nội dung cụ thể và
quan trọng.
- Tăng cường công tác quản lý kinh tế

Phát triển kinh tế luôn là nền tảng của mọi hoạt động xã hội. Để phát triển đô thị
không thể xem nhẹ vấn đề phát triển kinh tế. Nhưng không thể phát triển kinh tế bằng
mọi giá. Công tác quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và quy hoạch các ngành là vấn đề
cần thiết và cấp bách đối với các đô thị. Mỗi đô thị cần xác định cho mình phương
hướng, tốc độ và các ngành kinh tế chủ lực nhằm khai thác có hiệu quả cao đối với thế
mạnh và các nguồn lực của đô thị. Tăng cường công tác quản lý kinh tế cần bắt đầu từ
việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện tốt việc lập và thực thi quy hoạch. Tiếp theo là thiết
lập một hành lang pháp lý về quản lý kinh tế của đô thị mình phù hợp với cơ chế thị
trường hiện nay của Việt Nam. Điều tiết hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp
thông qua hành lang pháp lý và các chính sách đất đai, chính sách đầu tư, ưu đãi về
thuế...


- Quản lý đất đai và nhà ở cần nhanh chóng đi vào thế ổn định
Hiện nay các đô thị của chúng ta đang còn nhiều vướng mắc trọng việc quản lý
đất đai và nhà ở do quá khứ để lại, do chuyển đổi cơ chế, do chính sách chưa nhất quán...
công tác quản lý đất đai và nhà ở đô thị cần nhanh chóng đi vào thế ổn định. Trước mắt
cần nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho
những các nhân, gia đình đang sử dụng đất hợp pháp. Nhà quản lý cần thay đổi tư duy về
vấn đề này, cần xác định quan điểm rằng cấp sổ đỏ cho họ là để quản lý đất đai mà họ
dang sử dụng chứ không phải là ban cho họ bổng lộc gì.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường đất và nhà là một biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng đất. theo quy luật thị trường đất đai được chuyển nhượng cho những
người đặt giá cao hơn có nghĩa là người đó sử dụng đất có hiệu quả hơn. Phát triển thị
trường nhà, đất còn ảnh hưởng hỗ trợ cho vấn đề giao thông nhằm tạo điều kiện cho các
cá nhân tối ưu hóa việc đi lại của gia đình họ. Nếu việc di chuyển chỗ ở, dễ dàng và hợp
lý, các hộ gia đình sẽ chuyển đến gần nơi làm việc, học tập, sao cho chi phí đi lại trong
gia đình là nhỏ nhất.
Hoàn thiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng là một nội dung của quản lý
đất đai là cơ sở để giảm chi phí cho các dự án nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Tiến

độ giải phóng mặt bằng có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ cảu dự án, nếu giải phóng mặt
bằng chậm có thể gây thiệt hại lớn về tài chính cho dự án
- Giải quyết đồng bộ vấn đề giao thông đô thị
Để giải quyết vấn đề giao thông trước hết cần tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch giao thông. Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch này phải được ưu tiên
thực hiện hàng đầu trong các dự án của thành phố. Cụ thể như: Hệ thống đường nội đô và
điểm đỗ xe, vấn đề vận tải công cộng ở các đô thị: hệ thống xe buýt, xe điện,...
Kết hợp quy hoạch giao thông và quy hoạch các ngành điện lực, bưu chính viễn
thông để tính đến khả năng đào đường lắp đặt các thiết bị...
Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống đường nội đô và hệ thống bãi đỗ xe trong
thành phố và tại các công sở, siêu thị, trung tâm thương mại.


Tổ chức tốt công tác phân luồng, phân tuyến, khai thác có hiệu quả cao nhất
những cơ sở hạ tầng hiện có, nhanh chóng tiếp cận tin học hiện đại trong quản lý giao
thông...
Sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông, xử
phạt nghiêm minh, đúng người - đúng tội.
Kiên quyết xóa bỏ các hình thức buôn bán vỉa hè, các loại xe thồ cồng kềnh gây
ách tắc giao thông.
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến luật giao thông đường bộ trong nhân
dân.
Tăng cường đô thị hóa ngoại vi, di chuyển một số cơ quan ra ngoại vi thành phố
đặc biệt là các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Sớm hình thành làng các trường
đại học ở ngoại vi thành phố.
- Các giải pháp bảo vệ môi trường
Luật bảo vệ môi trường cần được tôn trọng nghiêm túc: Bảo vệ môi trường đô thị
đang là vấn đề cấp bách ở Việt Nam. Để giải quyết vấn đề môi trường đô thị, yêu cầu số
một là luật bảo vệ môi trường cần được tôn trọng nghiêm túc. Các cơ quan quản lý môi
trường các cấp cần nghiên cứu và giải quyết các câu hỏi vì sao, ở đâu, khi nào luật Bảo

vệ môi trường không được tôn trọng một cách nghiêm túc. Chắc chắn các vấn đề cơ chế,
chính sách phối hợp giữa các cơ quan sẽ được đặt ra.
Tăng cường đầu tư toàn diện cho các cơ quan quản lý môi trường: đầu tư quan
trọng nhất phải kể đến là đầu tư, trang bị cho con người về trình độ quản lý, sau đó là
những trang thiết bị, máy móc cần thiết để các cơ quan quản lý có thể kiểm soát, thu thập
các bằng chứng có căn cứ khoa học để “bắt người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm về
hành vi gây ô nhiễm của mình”.
Sự quan tâm của Chính phủ và chính quyền các thành phố là rất cần thiết: Chính
phủ và các chính quyền đô thị cần có những biện pháp mang tính vĩ mô, liên kết các Bộ,


ngành như công nghiệp - tài chính - tài nguyên môi trường tạo cơ chế phối hợp để buộc
người gây ô nhiễm phải trả tiền cho việc xử lý ô nhiễm. Cơ quan môi trường phải là cầu
nối giữa các cơ quan trong vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường.
Tăng cường công tác giáo dục: là biện pháp lâu dài, để công tác bảo vệ môi
trường trở thành nhiệm vụ của mọi người, được mọi người quan tâm.


Mục Lục
I.Khái niệm......................................................................................................1
II. Thực trạng quy hoạch đô thị và thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam............2
Những vấn đề đặt ra trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam:.....................................2
- Dân số và lao động đô thị tăng nhanh.......................................................................2
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ cao.......................................3
- Giao thông đô thị được đặt ra như một bài toán khó với các thành phố...................4
- Mất cân đối cung - cầu nhà ở và các dịch vụ đô thị..................................................5
- Quản lý đô thị chậm đổi mới trong quá trình đô thị hóa...........................................5
- Các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp......................................................................6
- Những nguy cơ về xuống cấp môi trường đô thị ngày càng tăng..............................6
III. Một số giải pháp cho vấn đề quy hoạch và đô thị hóa ở Việt Nam......................7

- Xác định quy mô đô thị hợp lý..................................................................................7
- Định hướng cho quá trình đô thị hóa.........................................................................8
- Lập và thực hiện quy hoạch đồng bộ.........................................................................8
- Hoàn thiện Bộ máy quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý.......................................9
- Tăng cường công tác quản lý kinh tế.........................................................................9
- Quản lý đất đai và nhà ở cần nhanh chóng đi vào thế ổn định................................10
- Giải quyết đồng bộ vấn đề giao thông đô thị...........................................................10
- Các giải pháp bảo vệ môi trường.............................................................................11



×