Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận dược liệu menthol và menthon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.14 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
Bộ môn Dược liệu

TIỂU LUẬN DƯỢC LIỆU
MENTHOL VÀ MENTHON

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
Bộ môn Dược liệu

1


Mục lục
I/ Đặt vấn đề
II/ Tổng quan về hợp chất hóa học
1. Tính chất vật lý..............................
2. Định tính.......................................
3. định lượng.....................................
III/Dược liệu chứa menthol
1. Bạc hà...........................................
2. Rau má lông..................................
3. Vương tùng...................................
IV/ Tác dụng dược lý, công dụng
V/ Kết luận
I/ Đặt vấn đề
trong xã hội hiện đại việc sử dụng các cây cỏ có nguồn gốc dược liệu đang là một
xu hướng toàn cầu. Con người đang quay trở lại với thiên nhiên, phát huy hết tiềm
năng của thiên nhiên để phục vụ nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con
người.

2




menthol là hoạt chất có trong tinh dầu bạc hà, vương tùng, rau má lông...Menthol
có trong thành phần của nhiều thuốc trên thị trường như cao sao vàng,...Trong tiểu
luận này, xin được trình bày tổng quan về menthol, menthon và nguồn dược liệu
chứa tinh dầu này.
II/ Tổng quan về hợp chất hóa học

MENTHOL

Mentholum

3


P.t.l: 156,3
1. Tính chất vật lý
Menthol tự nhiên thường ở dạng tả tuyền. Menthol tổng hợp ở dạng tả tuyền hoặc
racemic. Menthol racemic là hỗn hợp đồng lượng của (1R,2S,5R)-2-isopropyl-5methylcyclohexanol và của (1R,2S,5S)-2-isopropyl-5-methylcyclohexanol.
Tính chất
4


Bột tinh thể hoặc tinh thể hình lăng trụ hay hình kim, không màu, sáng, có mùi
mạnh của bạc hà, bay hơi ở nhiệt độ bình thường. Thực tế không tan trong nước,
rất
dễ tan trong ethanol 96%, ether và ether dầu hỏa, dễ tan trong dầu béo và parafin
lỏng, rất khó tan trong glycerin.
Dạng racemic chảy ở khoảng 34 oC. Dạng tả tuyền chảy ở khoảng 43 oC.


2. Định tính
Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:
Nhóm I: A, C.
Nhóm II: B, D.
A. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử góc quay cực riêng.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G (TT).
Dung môi khai triển: Ethyl acetat - toluen (5: 95).
Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 5
ml với cùng dung môi.
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25 mg menthol chuẩn (ĐC) trong methanol (TT) và
pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 ml mỗi dung dịch trên và triển
khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Để bản mỏng ngoài không khí đến
khi dung môi bay hết và phun dung dịch anisaldehyd (TT). Sấy ở 100 đến 105 oC
5


trong 5 đến 10 phút. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp về vị
trí, màu sắc và kích thước của vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
C. Trong mục thử tạp chất liên quan: pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung
dịch thử (2) phải có cùng thời gian lưu với thời gian lưu của pic chính thu được
trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).
D. Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong 0,5 ml pyridin khan (TT), thêm 3 ml dung dịch
dinitrobenzoyl clorid 15% trong pyridin khan (TT). Đun nóng trên cách thuỷ 10

phút. Vừa khuấy vừa thêm từng lượng nhỏ 7,0 ml nước và để trong nước đá 30
phút. Tủa được tạo thành. Để lắng và gạn lấy tủa. Rửa tủa hai lần, mỗi lần 5 ml
nước đã được làm lạnh trước trong nước đá. Kết tinh lại trong 10 ml aceton (TT)


rửa với aceton đã được làm lạnh trong nước đá, sấy khô ở 75 oC và ở áp suất
không
được quá 2,7 kPa trong 30 phút. Tinh thể có điểm chảy ở 130 đến 131 oC với dạng
racemic và ở 154 đến 157 oC với dạng tả tuyền (Phụ lục 6.7).
Độ trong và màu sắc của dung dịch
Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96% (TT) và pha loãng
thành 25,0 ml bằng cùng dung môi.
Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).
Giới hạn acid - kiềm
Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong ethanol 96% (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng
cùng dung môi. Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị. Dung dịch
6


phải không màu và phải chuyển sang màu đỏ khi thêm không quá 0,5 ml dung dịch
natri hydroxyd 0,01 N (CĐ).
Góc quay cực riêng
Từ -45o đến -51o (menthol tả tuyền) và từ -2,0o đến +2,0o (menthol racemic) (Phụ
lục 6.4).
Xác định trên dung dịch S.
Tạp chất liên quan
Xác định bằng phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong methylen clorid (TT) và pha
loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.
Dung dịch thử (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 10,0 ml bằng
methylen
clorid (TT).
Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 40,0 mg chế phẩm và 40,0 mg isomenthol (TT)
trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 0,10 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng
methylen clorid (TT).
Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 40,0 mg menthol chuẩn (ĐC) trong methylen
clorid (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng cùng dung môi.
Điều kiện sắc ký:
Cột thuỷ tinh (2,0 m x 2 mm) được nhồi diatomaceous earth dùng cho sắc ký khí

7


được tẩm với 15% (kl/kl) macrogol 1500 (TT).
Khí mang là nitrogen dùng cho sắc ký khí, lưu lượng 30 ml/phút.
Detector ion hoá ngọn lửa.
Nhiệt độ cột ở 120 oC, buồng tiêm ở 150 oC và detector ở 200 oC.
Thể tích tiêm: 1 µl
Cách tiến hành:
Tiêm riêng biệt của mỗi dung dịch trên, ghi sắc ký đồ với thời gian gấp đôi thời
gian lưu của pic menthol. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), tổng diện tích các
pic phụ trừ pic chính không được lớn hơn 1,0% diện tích pic chính. Bỏ qua bất kỳ
các pic của dung môi và các pic phụ có diện tích nhỏ hơn 0,05% của diện tích pic

chính. Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), hệ số
phân giải giữa các pic tương ứng với menthol và isomenthol không được nhỏ hơn
1,4 và tỷ số giữa tín hiệu và nhiễu trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) không
được nhỏ hơn 5.
Cắn sau khi bay hơi
Không được quá 0,05%.
Bốc hơi 2,00 g chế phẩm trên cách thuỷ cho đến khi bay hơi hết và sấy cắn ở 100
đến 105 oC trong 1 giờ. Cắn còn lại không được quá 1,0 mg.
Bảo quản

Trong lọ kín, ở chỗ mát.
Tương kỵ
8


Cloral hydrat, phenol, long não, resorcin, thymol.

III/ Dược liệu chứa menthol và menthon
1. Bạc hà

Bạc hà hay Bạc hà nam - Mentha arvensis L., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả: Cây thường tạo thành đám gồm nhiều chồi ngắn hoặc dài mọc ngầm và khí
sinh cùng với những thân vuông cao 0,30-0,70m, thường phân nhánh. Lá thuôn
hoặc hình ngọn giáo, dài 4-6cm, rộng 1,5-2,5cm, màu lục tới lục hồng, mép có
răng. Hoa nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, tập hợp thành một loại bông dày
đặc thường bị gián đoạn. Toàn thân có lông và có mùi thơm.

Mùa hoa tháng 6-9.

9


Bộ phận dùng: Lá - Folium Menthae, và phần cây trên mặt đất - Herba Menthae
Arvensis, thường gọi là Bạc hà.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Âu, á ôn đới. Ở nước ta có những cây mọc
hoang ở vùng núi cao và những chủng nhập trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng thân
ngầm hoặc bằng thân cây trên mặt đất cắt đoạn dài 15-30cm. Cây ưa đất xốp, giàu
mùn, ẩm ướt, thoát nước nhưng đủ độ ẩm. Có thể trồng quanh năm. Thu hái khi

cây bắt đầu phân nhánh hoặc ra hoa, đem sấy khô ở nhiệt độ 30-400C cho đến khô,
hoặc phơi trong râm. Khi đã cắt cây sát gốc, thì bón phân để cây phát triển lại và
sống lâu.

Thành phần hoá học: Cây có chứa tinh dầu 0,5-1,5%, trong đó có L-menthol 6585%, menthyl acetat, L-menthon, L-pinen, L-limonen và flavonoid.

Tính vị, tác dụng: Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ
hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa. Tinh dầu có tác dụng sát
10


trùng, gây tê tại chỗ, có thể gây ức chế làm ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn.
Nú kớch thích sự tiết dịch tiêu hoá, đặc biệt là mật, chống sự co thắt của các cơ
quan tiêu hoá và ngực. Còn có tác dụng tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi,
sốt, đau họng, viêm hầu, ho; 2. Giai đoạn đầu của bệnh sởi; 3. Chứng khó tiêu, đầy
bụng, đau bụng; 4. Ngứa da. Mỗi lần dùng 2-6g phối hợp với các vị thuốc khác sắc
uống.

Cũng thường dùng thuốc hãm để kích thích tiêu hoá, chữa trướng bụng, đau bụng.
Nước xông Bạc hà (có thể phối hợp với các cây có tinh dầu khác) rất hiệu quả đối
với cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng. Cũng dùng làm thuốc sát trùng và xoa
bóp nơi sưng đau. Nước cất Bạc hà (sau khi gạn tinh dầu) đã bão hoà tinh dầu nên
rất thơm (hoặc 1-2ml tinh dầu trong 1 lít nước đã đun sôi để nguội) dùng để pha
thuốc súc miệng, làm thuốc đánh răng cho thơm và sát trùng răng miệng, họng. Có
thể uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê để giúp tiêu hoá. Ðau bụng, ỉa
chảy, uống mỗi lần 4-6 thìa cà phê vào lúc đau. Còn dùng dưới dạng cồn Bạc hà (lá
Bạc hà 50g, tinh dầu Bạc hà 50g, rượu vừa đủ 1 lít) ngày dùng nhiều lần, mỗi lần
5-10 giọt cho vào nước chín mà uống.


Ðơn thuốc:

1. Cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, dùng Bạc hà 5g, hạt Quan âm, Cúc hoa vàng mỗi vị
đều 10g. Kinh giới 7g, Kim ngân hoa 15g, sắc uống.

2. Ðau họng: Dùng Bạc hà 5g, Ngưu bàng, Huyền sâm, Cát cánh, Cam thảo mỗi vị
10g sắc uống.

11


Ghi chú: Phụ nữ cho con bú không nên dùng nhiều, vì nó giảm sự tiết sữa. Húng
cây - Mentha arvensis L.var, javanica (Blume) Hook, là một thứ của Bạc hà thường
trồng vì lá thơm, cũng dùng làm thuốc. Nó có vị cay tính ấm, có tác dụng thông
phế khí, giải ban, tán hàn, giải biểu, thông thần kinh.
2. Rau má lông

Rau má lông

Rau má lông, Liên tiền thảo - Glechoma longituba (Nakai) Kupr (G. brevituba
Kupr) thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, có thân bò dài đến 0,5m và cho thân đứng ở lông
dày hay hầu như không lông. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến hình thận hay hình
tim, rộng 1,5-4cm, mép có răng to. Chùm hoa ở nách lá, đài cao 5,5-8mm có răng
nhọn, cao bằng 1/2 ống, tràng màu lam tía, môi trên có 2 răng nhỏ, môi dưới có
thuỳ giữa dài. Quả bế to, cứng, màu nâu đen.

12



Hoa tháng 3-5, quả tháng 4-6.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Glechomae, thường gọi là Liên tiền thảo.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc, Triều Tiên và Bắc Việt Nam. Ở nước
ta, cây mọc ở Cao Lộc (Lạng Sơn) và được trồng ở vùng rừng núi. Trồng bằng
thân ngầm có rễ vào mùa xuân. Thu hái cây quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa
hạ, rửa sạch dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học: Cây chứa tinh dầu dễ bay hơi (0,03-0,06% cây khô) với các
vết của aldechyl và ceton như pinocamphone, menthon, isomenthon, pulegone;
2,6% tanin, một chất đắng tương đồng với marrubiiit, một chất nhựa một chất sáp,
một chất béo, 3% đường và còn có cholin. Cây giàu muối kali. Hạt cũng chứa đầu.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, hơi đắng, tính hàn; có tác dụng lợi niệu thông lâm, thanh
nhiệt giải độc, tán ứ tiêu thũng. Còn có thể khư phong trừ thấp, hoạt huyết tán hàn.

13


Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị: 1. Sỏi niệu đạo, sỏi bàng
quang; 2. Thấp nhiệt hoàng đản, sỏi mật; 3. Cảm cúm, ho do phong hàn; 4. Phong
thấp đau nhức khớp, đau răng sưng mặt; 5. Kinh nguyệt không đều, thống kinh; 6.
Băng lậu, bạch đới. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị viêm tuyến
mang tai, mụn nhọt, đòn ngã tổn thương gẫy xương, giã cây tươi đắp tại chỗ.
3. Vương Tùng
Vương tùng


Vương tùng, Bách tán - Araucaria columnaris (G. Forst.) Hook. (A. cookii R. Br.),
thuộc họ Bách tán - Araucariaceae.

Mô tả: Cây gỗ cao đến 25m, hoặc hơn, có dạng cột, mang nhiều vòng 6 nhánh mọc
ngang. Lá có khi hình tam giác hay ngọn giáo có khi hình trứng, áp sát nhiều hay ít
14


lên các nhánh, dài cỡ 1cm. Chùy cái dài 10-15cm, có vẩy tận cùng bởi một mũi
nhọn hình tam giác, hạt có cánh.

Bộ phận dùng: Nhựa cây - Resina Arancariae Columnaris.

Nơi sống và thu hái: Loài nhập của Tân đảo (Nouvelle Calédonie) và các đảo lân
cận; ở đây cây mọc tự nhiên ở rừng, có cây cao tới 60m. Ta nhập hạt về trồng. Nay
có thể chiết để gây giống trồng ở Lâm Ðồng, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng; có tác dụng làm mềm dịu, lợi tiêu hóa và bổ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng chữa sưng tấy, se ruột và trị
mụn nhọt (viện dược liệu).

Ghi chú: Cồn chiết xuất nhựa cây Vương tùng Cunningham - Araucaria
cunninghamia Arton ex D. Don, được dùng ở Vân Nam (Trung Quốc) trị bệnh dị
ứng ngoài da.

IV/ tác dụng dược lí, công dụng
1. Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối với virus ECHO

và Salmonella Typhoit (Trung Dược Học).
+ Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế trên ruột thỏ,
Menthone có tác dụng mạnh hơn (Trung Dược Học).

15


+ Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê
tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh (Tài Nguyên Cây Thuốc
ViệtNam).
+ Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da,
bệnh về tai, mũi, họng (Tài Nguyên Cây Thuốc ViệtNam).
+ Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi
vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim
ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1
giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì
vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít
tuổi, nhất là trẻ mới đẻ (Tài Nguyên Cây Thuốc ViệtNam).
+ Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với
liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ
cơ thể hạ thấp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Liều lớn có tác dụng kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên
men bình thường trong ruột (Tài Nguyên Cây Thuốc ViệtNam).
+ Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối với các chủng
vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa (Tài
Nguyên Cây Thuốc ViệtNam).
+ Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu
của Menthol (Tài Nguyên Cây Thuốc ViệtNam).
+ Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất
Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác

dụng làm gĩan mao mạch (Tài Nguyên Cây Thuốc ViệtNam).
2. Công dụng:
- Chữa cảm cúm,nhức đầu,ngạt mũi,viêm họng,kích thích tiêu hóa,chữa đau
bụng,đầy bụng.

16


- Cất tinh dầu bạc hà và chế menthol dùng để sản xuất dầu cao sao vàng,làm chất
thơm cho các sản phẩm thực phẩm như bánh kẹo,thuốc đánh răng và trong 1 số
ngành kỹ nghệ khác.

V/ Kết luận
Có thể nói, menthol là dược chất có tác dụng rất tốt. Nhưng nếu không biết sử
dụng đúng cách có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
Vì vậy đẻ phát huy hết công dụng và đánh giá đúng chất lượng của menthol, ta nên
tìm hiểu kĩ và xây dựng tiêu chuẩn cho dược chất này. Từ đó có thể đảm bảo an
toàn và hiệu quả khi sử dụng menthol giúp xác định đúng, phát hiện giả mạo và
thuận lợi trong kiểm soát chất lượng sản phẩm.

17



×