Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Giới thiệu về tác giả và tác phẩm Bài thơ bếp lửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.24 KB, 2 trang )

Nhà thơ Bằng Việt
- Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng. Sinh năm 1941 tại Huế. Quê gốc: Thạch
Thất, Hà Tây.
- Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
- Thơ Bằng Việt có cảm xúc tinh tế, giọng điệu tâm tình, trầm lắng giàu suy tư
triết lí.
- Hiện nay ông là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
II. Bài thơ « Bếp lửa »:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở
nước ngoài.
- Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng
Việt và Lưu Quang Vũ.
2. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật, chủ đề.
* Nội dung: qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài
thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu,
đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà
cũng là đối với gia đình quê hương đất nước.
* Nghệ thuật:


- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa độc đáo vừa mang nghĩa tả thực, tượng trưng. Bếp
lửa là điểm tựa khơi gợi kỷ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
- Thể thơ 8 chữ, giọng điệu tâm tình sâu lắng phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy
ngẫm.
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, nghị luận giúp cho khả năng
diễn đạt linh hoạt, kí ức hiện lên chân thực, sống động.
* Chủ đề - Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa, triết lý thầm kín: những gì thân
thiết của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành
trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu


hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước.
3. Mạch cảm xúc : Bài thơ là lời tâm sự của người cháu hiếu thảo ở phương xa gửi
về người bà.
Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ
sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo toan, vât
vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu. Từ những kỷ niệm, đứa cháu
nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà
cao quý của bà. Cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm mong nhớ về với bà. Mạch
cảm xúc bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm.



×