Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Việt Nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.97 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Cổ phần Việt Nhật là công ty chuyên về sản xuất và phân phối đồ uống
không cồn, nước khoáng với đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo an toàn để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Công ty đã khá thành công trong hoạt động kinh doanh
thương mại của mình, song cũng phải chịu sự tác động của rất nhiều văn bản quy
phạm pháp luật. Để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân về thực tiễn thực hiện pháp
luật em đã xin được thực tập tại công ty. Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã có
cơ hội được tiếp cận về các văn bản pháp luật tác động trực tiếp đến hoạt động của
công ty và có cơ hội được nhận xét đánh giá về việc thực hiện pháp luật của công ty.
Trên nền tảng những kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường cùng với sự
giúp đỡ của các anh chị trong công ty và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, bản
báo cáo thực tập này đã nêu ra được một số vấn đề như sau:
- Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Việt Nhật.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của
công ty.
- Thực trạng thực hiện các quy định của hệ thống quy phạm pháp luật thương
mại đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
- Đánh giá chung về thực trạng thực hiện và những tác động của hệ thống các
văn bản pháp luật đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Đề xuất đềtài khóa luận.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
các anh chị trong Công ty Cổ phần Việt Nhật đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập
tại công ty và Th.s Phạm Minh Quốc là giảng viên trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành
bài báo cáo này. Nhờ có sự giúp đỡ và hướng dẫn đó, em đã có thêm nhiều hiểu biết
về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ảnh hưởng tới hoạt động của công ty cũng
như việc áp dụng những quy định đó trong thực tiễn.
Do một số hạn chế trong quá trình làm bài và kiến thức chưa đủ sâu rộng nên
bài báo cáo khó tránh khỏi nhiều thiếu sót, kính mong các thầy cô chỉ bảo và góp ý
chỉnh sửa để bài được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!




DANH MỤC VIẾT TẮT
CTCP – Công ty cổ phần
TNHH – Trách nhiệm hữu hạn
VBQPPL – Văn bản quy phạm pháp luật
BLDS – Bộ luật dân sự
LTM – Luật thương mại
LSHTT – Luật sở hữu trí tuệ
BLLĐ – Bộ luật lao động
LTTTM – Luật trọng tài thương mại
BLTTDS – Bộ luật tố tụng dân sự
TNDN – Thu nhập doanh nghiệp
GTGT – Giá trị gia tăng
NĐ – Nghị định


I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
1.1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần Việt Nhật:
Tên công ty: Công ty Cổ phần Việt Nhật (Sau đây gọi tắt là CTCP Việt Nhật)
Tên giao dịch: Công ty Việt Nhật
Địa chỉ: Tổ 9c, Khu 3, Phường Hùng Thắng, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 0333849188
Mã số thuế: 5700477189 (Đăng ký và quản lý bởi Chi cục Thuế Thành phố Hạ Long)
Giấy phép kinh doanh số: 5700477189 – Ngày cấp: 16/10/2003
Ngày bắt đầu hoạt động: 01/01/2004
Vốn điều lệ: 14.000.000.000 VNĐ (mười bốn tỷ đồng)
Giám đốc (Người đại diện theo pháp luật): Đoàn Khắc Thuận
Một số thông tin chung trên đây được tham khảo từ Điều lệ CTCP Việt Nhật và Giấy
Chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.

1.2. Chức năng:
CTCP Việt Nhật có chức năng:
- Hoạt động sản xuất, phân phối đúng theo ngành nghề đã đăng ký với cơ quan chức
năng của Nhà nước; đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
- Tìm kiếm, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế với đối tác.
Thông qua đó, đảm bảo việc tăng doanh thu, thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tăng mức
đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
1.3. Nhiệm vụ:
Công ty đặt ra các nhiệm vụ:
- Tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Không ngừng chăm lo để cải thiện trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên để
giúp công ty ngày càng phát triển mở rộng và vững mạnh.
- Thực hiện các chế độ Báo cáo kế toán tài chính theo đúng quy định hiện hành của
Nhà nước, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các Báo cáo tài chính đó.
1.4. Ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề kinh doanh chủ đạo của CTCP Việt Nhật là sản xuất các loại đồ
uống không cồn, nước khoáng (Mã ngành 1104).
Sản phẩm chủ đạo của công ty là loại nước khoáng mang nhãn hiệu “Life”. Bên
cạnh đó còn có nhãn hiệu “Hòn Gai” là đồ uống được sử dụng để cung cấp cho các
công ty, tổ chức kinh tế khác, ví dụ như Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp than –
khoáng sản Việt Nam - Trung tâm cấp cứu mỏ - VINACOMIN.
Chất lượng hàng hóa được đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn cho phép theo TCVN
1626/1997 Số ĐKCL 74/2008 YTQN – CNTC.
1.5. Cơ cấu tổ chức của CTCP Việt Nhật
1.5.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty khá gọn nhẹ và đơn giản, bao gồm Hội
đồng quản trị, Giám đốc, Phòng kế toán, Phòng kinh doanh, công nhân xưởng sản
xuất. Trong đó, Giám đốc công ty trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ
hoạt động của tổ chức, đưa ra những chính sách, biện pháp kịp thời giúp đảm bảo hoạt
động của công ty được liên tục, hiệu quả. Đại Hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định

cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không
thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng cổ đông. Hiện tại, CTCP Việt Nhật có 3 cổ đông


với tỷ lệ vốn góp như sau: Ông Đoàn Khắc Thuận (50%), Ông Trần Văn Hùng
(28,6%) và Bà Nguyễn Thị Trâm (21,4%).
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Việt Nhật: xem phụ lục 1.
1.5.2. Cơ cấu mạng lưới hoạt động kinh doanh và lực lượng lao động trong công ty
*Mạng lưới hoạt động kinh doanh:
Hiện nay, CTCP Việt Nhật có mạng lưới hoạt động kinh doanh trên địa bàn
Tỉnh Quảng Ninh, và tập trung chủ yếu ở Thành Phố Hạ Long (thuộc Tỉnh Quảng
Ninh). Công ty hiện chưa có chi nhánh nhưng đang dự định mở thêm chi nhánh để
phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm tìm kiếm lợi nhuận
và tạo vị thế trên thương trường trong năm tới.
Sản phẩm đầu ra được đưa đến các đại lý lớn phân phối sản phẩm nước khoáng
và các cơ quan tổ chức kinh tế khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Còn đầu vào bao
gồm nguồn nước ngầm quốc gia và bao bì đựng nước uống đóng chai. Về nguồn nước
ngầm thì công ty có đóng thuế tài nguyên hàng năm cho việc khai thác của mình. Bao
bì gồm bình nhựa cổ nhỏ dung tích 19 lít (5 galons), chai nhựa 500ml, tem nhãn, màng
co sản phẩm và hộp carton đựng 24 chai nước 500ml. Trong đó, bình và chai nhựa
được cung cấp bởi Công ty TNHH Song Long (Địa chỉ: Km 20+700 Quốc Lộ 5 Giai
Phạm - Yên Mỹ - Hưng Yên); tem nhãn được cung cấp bởi CTCP Thương mại Tân
Việt Hưng (Địa chỉ: Số 6 Nam Cầu Bính - Sở Dầu - Hồng Bàng – TP.Hải Phòng);
màng co được cung cấp bởi Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Mạnh Quân (Địa
chỉ: 180/30 Lạc Long Quân - Phường 10 - Quận 11 – TP.Hồ Chí Minh); hộp carton
được cung cấp bởi CTCP Bao bì và In Nông nghiệp (Địa chỉ: Số 72 Trường Chinh Phương Mai - Đống Đa – TP.Hà Nội).
*Lực lượng lao động trong công ty:
Hiện tại, CTCP Việt Nhật có tổng số nhân viên là 20 người, trong đó có 14
nhân viên là lao động dài hạn và 6 nhân viên là lao động thời vụ. Phân bổ nhân viên ở

các phòng cụ thể như sau:
Phòng ban
Số lượng nhân
viên
Phòng tài chính - kế toán
2
Phòng kinh doanh
2
Phòng quản lý – sản xuất
13
Tài xế lái xe
3
1.5.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Với ngành nghề kinh doanh là sản xuất các loại đồ uống không cồn, nước
khoáng, CTCP Việt Nhật chủ yếu trang bị các thiết bị sản xuất và trang thiết bị liên
quan, bao gồm:
- Hệ thống dây chuyền sản xuất là thiết bị theo công nghệ Mỹ, tiệt trùng bằng
ozon và tia UV: khu sục rửa bình, hệ thống lọc nước, chiết nước, máy chuyên dùng để
co màng, máy màng co cầm tay dùng cho bình 19 lít, hệ thống máy màng co cho chai
500ml,…
- Mỗi phòng ban có máy tính để bàn có kết nối Internet để phục vụ nhu cầu làm
việc của nhân viên và có trang bị kèm máy in.
- Có điện thoại để bàn của công ty.
- 03 xe tải vận chuyển sản phẩm của công ty tới các đối tác và đại lý.


- Công ty có tổng diện tích kho bãi và văn phòng trên 500m2.
II. HỆ THỐNG VBQPPL ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CTCP VIỆT NHẬT
CTCP Việt Nhật là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối

đồ uống không cồn, nước khoáng dưới sự quản lý của Nhà nước với các quy định của
hệ thống VBQPPL. Theo đó, công ty sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp,
LTM, LSHTT, BLLĐ, Luật Cạnh tranh, LTTTM, BLTTDS và các quy định chung của
BLDS. Đồng thời, công ty cũng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Nhà nước trong các Luật Thuế TNDN, Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tài nguyên và
các văn bản pháp luật về thuế môn bài. Bên cạnh đó, công ty còn chịu tác động của các
văn bản dưới luật liên quan trong hoạt động của mình.
2.1. Hệ thống VBQPPL liên quan đến thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty
CTCP Việt Nhật được thành lập vào năm 2003 cho nên vấn đề thành lập của
công ty chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp năm 1999. Công ty có giấy phép
kinh doanh theo quy định của pháp luật số 5700477189 với số vốn điều lệ là 14 tỷ; trụ
sở tại Tổ 9c, Khu 3, Phường Hùng Thắng, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
Công ty được thành lập nhằm thực hiện hoạt động sản xuất, phân phối đồ uống không
cồn, nước khoáng. Tại thời điểm thành lập, công ty đã thực hiện quy trình thủ tục
thành lập theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 1999.
Đối với các vấn đề về tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên
quan của CTCP Việt Nhật hiện nay sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2014
vì đến nay Luật này đã có hiệu lực. Bên cạnh đó, các hoạt động hiện tại của công ty
còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật:
- NĐ 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết một số điều
của luật doanh nghiệp 2014 thay thế Nghị định 102/2010/NĐ-CP.
- NĐ 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 về đăng ký doanh nghiệp
- Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký
doanh nghiệp.
2.2. Hệ thống VBQPPL liên quan đến nghiệp vụ thương mại, hoạt động kinh
doanh của công ty
*Bộ luật dân sự:
BLDS là bộ luật chung “…quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho
cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể
về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,

thương mại, lao động…” (Theo Điều 1 BLDS 2005).
Các nghiệp vụ thương mại, hoạt động kinh doanh của CTCP Việt Nhật được
điều chỉnh bởi những quy định chung trong BLDS 2005 kết hợp với các luật chuyên
ngành. Khi không có các quy định của luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động của
công ty thì BLDS sẽ được áp dụng để điều chỉnh. Hay trong trường hợp có tranh chấp
xảy ra giữa các bên trong hoạt động thương mại mà các bên muốn áp dụng BLDS thì
BLDS sẽ được áp dụng.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của công ty còn chịu sự ảnh hưởng của các
văn bản dưới luật ví dụ như:
- Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của
BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
*Luật thương mại:


CTCP Việt Nhật hoạt động sản xuất, phân phối đồ uống không cồn, nước
khoáng nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh thuộc lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho nên chịu sự điều chỉnh của LTM 2005.
Theo đó, các hoạt động ký kết hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, các
quan hệ mua bán,…của công ty được điều chỉnh trực tiếp bởi LTM 2005 và một số
văn bản dưới luật như:
- NĐ 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ
cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
- NĐ 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương
mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
* Luật sở hữu trí tuệ:
Căn cứ theo Điều 1 LSHTT 2005 SĐ, BS năm 2009 thì: “Luật này quy định về
quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền
đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.”
CTCP Việt Nhật hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề sản xuất đồ uống không
cồn, nước khoáng với những sản phẩm có nhãn hiệu riêng của mình, cho nên sẽ chịu

sự điều chỉnh bởi các quy định của LSHTT 2005.
Ngoài ra, còn có các văn bản dưới luật điều chỉnh vấn đề này ví dụ như:
- NĐ 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
LSHTT về sở hữu công nghiệp.
*Luật Cạnh tranh:
Theo Điều 1 Luật Cạnh tranh 2004 về phạm vi điều chỉnh thì: “Luật này quy
định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ
tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.”
Theo đó, các hoạt động của CTCP Việt Nhật sẽ được điều chỉnh bởi Luật Cạnh
tranh về các hành vi cạnh tranh, việc giải quyết và xử lý khi có các vụ việc cạnh tranh
xảy ra. Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào đều có thể xảy ra các hành vi cạnh tranh, khi
hiểu biết về Luật cạnh tranh sẽ giúp công ty không có những hành vi vi phạm và tránh
được việc xử lý vi phạm theo quy định của Luật này.
Đồng thời, còn có các văn bản dưới luật điều chỉnh vấn đề cạnh tranh của công
ty ví dụ như:
- NĐ 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh
tranh.
2.3. Hệ thống VBQPPL liên quan đến vấn đề lao động và an sinh xã hội của công
ty
CTCP Việt Nhật là một loại hình doanh nghiệp cho nên là người sử dụng lao
động. Theo đó, các hoạt động tuyển dụng, ký kết hợp đồng với người lao động và áp
dụng các chế độ ưu đãi, lương thưởng cho người lao động của công ty được thực hiện
theo quy định của BLLĐ 2012. Bên cạnh đó cũng có sự điều chỉnh của một số văn bản
dưới luật khác như:
- NĐ 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về hợp
đồng lao động.
- NĐ 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- NĐ 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về tiền lương.



- NĐ 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao
động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân
và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
Còn vấn đề về an sinh xã hội của công ty sẽ được điều chỉnh bởi Luật Bảo hiểm
xã hội 2014. Theo đó, khi thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, quyền lợi của cả
người lao động và người sử dụng đều sẽ được đảm bảo với các chế độ ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Bên cạnh đó, vấn đề này cũng
được điều chỉnh bởi một số văn bản dưới luật liên quan như:
- NĐ 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội
về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Nghị quyết 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã
hội một lần đối với người lao động.
2.4. Hệ thống VBQPPL liên quan đến các nghĩa vụ tài chính của công ty
CTCP Việt Nhật hàng năm vẫn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ theo quy
định của nhà nước gồm: thuế TNDN, thuế GTGT, thuế tài nguyên và thuế môn bài. Do
đó, các hoạt động của công ty sẽ chịu sự điều chỉnh của các luật thuế này.
*Luật Thuế TNDN 2008 SĐ, BS năm 2013:
Theo Điều 1 Luật này về phạm vi điều chỉnh thì: “Luật này quy định về người
nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp
tính thuế và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.” Bên cạnh đó, theo quy định tại
Khoản 1 Điều 2 Luật này về người nộp thuế thì CTCP Việt Nhật thuộc trường hợp là
“Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam”, có “tổ chức
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế”. Do đó,
CTCP Việt Nhật là người phải nộp thuế TNDN và chịu sự điều chỉnh của Luật này.
*Luật Thuế GTGT 2008 SĐ, BS năm 2013:
Theo quy định tại Điều 3 Luật này: “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng
quy định tại Điều 5 của Luật này.” Như vậy, đồ uống do CTCP Việt Nhật sản xuất,
kinh doanh chính là đối tượng chịu thuế GTGT và chịu sự điều chỉnh của Luật này.

*Luật Thuế tài nguyên 2009:
Theo Khoản 7 Điều 2 Luật này quy định về đối tượng chịu thuế gồm: “Nước
thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.” CTCP Việt Nhật khai thác và sử
dụng nguồn nước ngầm quốc gia để sản xuất đồ uống, đây là loại nước dưới lòng đất
cho nên công ty phải nộp thuế tài nguyên và chịu sự điều chỉnh của Luật này.
Bên cạnh đó có một số văn bản dưới luật về thuế điều chỉnh hoạt động của công
ty như sau:
- NĐ 218/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế
TNDN.
- NĐ 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật
thuế GTGT.
- Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên.
- Nghị quyết 712/2013/UBTVQH13 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế
tài nguyên.
- NĐ 50/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên.
*Thuế môn bài:


Thuế môn bài là một khoản thu có tính chất lệ phí thu hàng năm vào các cơ sở
hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế . Tất cả tổ chức, cá nhân
hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả các chi nhánh , cửa hàng , nhà máy, phân
xưởng…. trực thuộc đơn vị chính) đều thuộc đối tượng nộp thuế môn bài. Đây là một
sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài)
của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Vì thế, CTCP Việt Nhật cũng phải nộp thuế
môn bài hàng năm theo quy định của Nhà nước.
Hiện nay còn 1 Nghị định và 2 Thông tư quy định về thuế môn bài là còn hiệu
lực:
- NĐ 75/2002/NĐ-CP về điều chỉnh mức thuế môn bài.
- Thông tư 96/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện NĐ 75/2002/NĐ-CP về điều

chỉnh mức thuế môn bài.
- Thông tư 42/2003/TT-BTC hướng dẫn bổ sung, sửa đổi thông tư số
96/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện NĐ 75/2002/NĐ-CP về điều chỉnh mức thuế
môn bài.
2.5. Hệ thống VBQPPL liên quan đến giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
thương mại của công ty
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, CTCP Việt Nhật sẽ khó tránh
khỏi việc gặp phải những tranh chấp với đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh hay
chính người lao động của công ty. Khi có các tranh chấp trong kinh doanh thương mại
xảy ra thì công ty sẽ cần đến các quy định của LTTTM 2010 và BLTTDS 2004 SĐ,
BS năm 2011 để diều chỉnh xử lý, giải quyết đúng theo quy định của pháp luật. Đồng
thời, vấn đề này còn được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật liên quan ví dụ như:
- NĐ 63/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật trọng tài thương mại.
- Nghị quyết 32/2004/NQ-QH11 về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự.


III. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG QUY
PHẠM PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CTCP VIỆT NHẬT
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, CTCP Việt Nhật đã không
ngừng phát triển và hoàn thiện cả về quy mô, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, vật chất
kỹ thuật cũng như hệ thống pháp luật được áp dụng trong các hoạt động của công ty.
Mặc dù CTCP Việt Nhật chưa có phòng pháp chế riêng nhưng công ty vẫn cố
gắng tìm hiểu và áp dụng những quy định của hệ thống VBQPPL điều chỉnh hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình một cách kịp thời nhất, đầy đủ nhất. Tuy nhiên, công ty
cũng không thể tránh khỏi một số thiếu sót trong quá trình cập nhật và áp dụng các
quy định của pháp luật.
3.1. Thực trạng thực hiện các quy định của hệ thống văn bản pháp luật liên quan
đến thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty

CTCP Việt Nhật được thành lập vào năm 2003, do đó luật điều chỉnh quá trình
thành lập của công ty là Luật Doanh nghiệp 1999. Công ty được cấp Giấy phép kinh
doanh số 5700477189 vào 16/10/2003 với trụ sở công ty tại đại chỉ Tổ 9c, Khu 3,
Phường Hùng Thắng, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, có vốn điều lệ là 14 tỷ
và có con dấu riêng và người đại diện pháp luật là ông Đoàn Khắc Thuận. Công ty đáp
ứng đầy đủ điều kiện thành lập về tên doanh nghiệp, trụ sở, vốn điều lệ, người đại diện
theo quy định của Luật này.
Hiện tại, các vấn đề khác về tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và các hoạt
động có liên quan của CTCP Việt Nhật áp dụng theo Luật Doanh nghiệp 2005 SĐ, BS
2013. Loại hình CTCP được quy định cụ thể tại Chương IV của Luật này. Công ty có
cơ cấu tổ chức quản lý đúng theo quy định của Luật là gồm: Đại Hội đồng cổ đông,
Hội đồng quản trị, Giám đốc; công ty không có Ban kiểm soát vì chỉ có 3 cổ đông.
Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2014 đến nay đã có hiệu lực nhưng công ty vẫn chỉ đang
điều chỉnh dần dần để phù hợp với các quy định của luật mới này.
3.2. Thực trạng thực hiện các quy định của hệ thống văn bản pháp luật liên quan
đến nghiệp vụ thương mại, hoạt động kinh doanh của công ty
*Việc thực hiện các quy định của Bộ luật dân sự và Luật thương mại:
CTCP Việt Nhật đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tư cách pháp nhân của mình
theo quy định tại Điều 84 BLDS 2005. Đó là được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản đó, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Đồng
thời, công ty cũng đã đáp ứng đầy đủ các quy định về pháp nhân tại Mục 1 Chương IV
BLDS 2005 về vấn đề thành lập, năng lực pháp luật dân sự, tên gọi của pháp nhân,
điều lệ của pháp nhân, cơ quan điều hành, trụ sở, đại diện, trách nhiệm dân sự của
pháp nhân.
CTCP Việt Nhật đã không kinh doanh các hàng hóa nằm trong danh sách hàng
hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh quy định trong Nghị định số
59/2006/NĐ-CP.
Hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty cũng đã áp dụng các quy định của
LTM 2005 và BLDS 2005, thường lập thành văn bản để làm cơ sở pháp lý vững chắc

nếu có tranh chấp xảy ra. Nguồn luật áp dụng của hợp đồng được thỏa thuận là BLDS
2005 và Luật thương mại 2005. Đại diện ký kết hợp đồng của hai bên là người đại diện


theo pháp luật của của công ty có đủ năng lực giao kết hợp đồng theo quy định của
BLDS 2005.
Nội dung hợp đồng bao gồm các điều khoản trong hợp đồng thường bao gồm:
số lượng hàng hóa và hình thức tùy theo nhu cầu thực tế; chất lượng hàng hóa; phương
thức giao nhận, giao trả vỏ bình nước; quyền và nghĩa vụ của hai bên; giá cả và
phương thức thanh toán. Đó là những thông tin cần thiết về mua bán hàng hóa trong
hợp đồng.
Ngoài ra, hợp đồng còn có phần cam kết chung về việc giải quyết tranh chấp,
khi không thương lượng được sẽ chọn Tòa án kinh tế tỉnh Quảng Ninh để phân xử.
Phần này cũng quy định cụ thể về hiệu lực hợp đồng và việc thanh lý hợp đồng.
Như vậy, mẫu hợp đồng kinh tế này của công ty đã đáp ứng đúng theo điều
kiện tại Điều 402 BLDS 2005. Tuy nhiên, hợp đồng này mới chỉ có yêu cầu bồi
thường khi có sự hư hỏng, thiếu hụt về vỏ bình chứ chưa có các điều khoản quy định
về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của cả hai bên, gồm cả bồi thường thiệt hại và
phạt vi phạm theo quy định tại các Điều 300, 301, 302 LTM 2005; và các quy định
miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 294 và 295 LTM 2005.
Đây cũng là những quy định rất quan trọng cần có trong hợp đồng mà công ty cần bổ
sung để bảo vệ lợi ích của mình và giữ vững quan hệ làm ăn bền vững, lâu dài với đối
tác của mình.
*Việc thực hiện các quy định của Luật Cạnh tranh:
Áp dụng các quy định của Luật Cạnh tranh, CTCP Việt Nhật xác định được thị
phần của mình trên thị trường liên quan. Theo số liệu từ phòng kinh doanh, công ty có
thị phần trên thị trường liên quan là khoảng 5%. Đó là do CTCP Việt Nhật chỉ sản xuất
loại nước khoáng không có ga, còn các công ty khác (như CTCP Nước khoáng Quảng
Ninh, Công ty Cocacola,…) thì lại sản xuất, phân phối nhiều loại nước khác nhau
trong cùng lĩnh vực đồ uống không cồn, nước khoáng cho nên thị phần trên thị trường

liên quan của các công ty này rất lớn. Từ đó, công ty có những chiến lược riêng cho
mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với quy định của Luật
Cạnh tranh 2004. Công ty luôn tuân thủ theo các quy định của Luật Cạnh tranh và các
văn bản dưới luật liên quan để cạnh tranh lành mạnh với các công ty cùng lĩnh vực sản
xuất trên cùng địa bàn.
Trong suốt quá trình thành lập và hoạt động cho đến nay, CTCP Việt Nhật vẫn
luôn tuân thủ đúng theo các quy định của Luật Cạnh tranh. Do đó, công ty chưa từng
bị vướng mắc vào các vụ việc cạnh tranh hay bị xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
*Việc thực hiện các quy định của Luật sở hữu trí tuệ:
CTCP Việt Nhật sản xuất nước khoáng với nhãn hiệu “Life” và “Hòn Gai”
ngay từ những ngày đầu thành lập. Mặc dù đã sản xuất đồ uống với hai nhãn hiệu này
đã khá lâu nhưng công ty vẫn chưa đăng ký bảo hộ cho chúng. Điều này sẽ có thể gây
ra bất lợi khi có một doanh nghiệp khác đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu giống với nhãn
hiệu của CTCP Việt Nhật. Khi đó, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty mà còn làm công ty mất lợi thế trên thị trường và cả vấn đề liên
quan đến pháp luật. Công ty có thể sẽ bị phạt hành chính và nếu bị kiện sẽ không được
kinh doanh đồ uống với nhãn hiệu này nữa. Như vậy, việc tìm hiểu luật sở hữu trí tuệ
và từ đó đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của công ty mình là rất cần thiết, công ty nên
xem xét thực hiện.


3.3. Thực trạng thực hiện các quy định của hệ thống văn bản pháp luật liên quan
đến lao động và an sinh xã hội của công ty
Hoạt động tuyển dụng và sử dụng lao động của công ty luôn được chú trọng và
đảm bảo tuân thủ pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như lợi
ích của công ty. Hợp đồng lao động ký kết với nhân viên quy định đầy đủ các vấn đề
đúng theo các quy định trong BLLĐ 2012 và theo mẫu của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội được ban hành kèm theo Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH. Các chế
độ bảo hiểm của người lao động cũng được quy định khá đầy đủ trong hợp đồng lao
động.

Ngoài các thông tin chung của hai bên ký kết, trong hợp đồng còn có điều
khoản ghi rõ loại hợp đồng, thời hạn, địa điểm làm việc, chức vụ, công việc phải làm,
một số nghĩa vụ của người lao động và trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất:
người lao động phải bồi thường 100% giá trị thiệt hại mà cá nhân gây ra.
Về thời gian làm việc, công ty cũng thực hiện theo quy định của pháp luật là
người lao động phải đi làm 08 giờ mỗi ngày, cụ thể sáng: 8h - 12h, chiều: 13h - 17h.
Khi phải làm việc thêm giờ thì công ty cũng có những chế độ áp dụng phù hợp với quy
định của pháp luật để đảm bảo lợi ích cho người lao động.
Công ty cũng có một số chế độ nghỉ đối với người lao động như chế độ nghỉ
phép, nghỉ hưởng nguyên lương, nghỉ không hưởng lương theo quy định tại Điều 116
Bộ luật lao động 2012.
Về tiền lương, nhân viên được trả tiền lương đầy đủ, đúng hạn là mồng 5 hàng
tháng bằng tiền mặt theo như trong hợp đồng. Tiền lương được tính căn cứ theo khoán
sản phẩm và quy định về mức lương cơ bản của pháp luật. Bên cạnh đó, nhân viên còn
có tiền phụ cấp, tiền thưởng theo kết quả kinh doanh của công ty.
Đối với vấn đề về an sinh xã hội, CTCP Việt Nhật cũng đảm bảo áp dụng cho
người lao động một số chế độ bảo hiểm như chế độ thăm hỏi khi ốm đau, gặp rủi ro
với người lao động. Công ty trả gộp vào tiền lương và bản thân các nhân viên sẽ tự
mua bảo hiểm xã hội cho mình. Theo quy định của pháp luật về an sinh xã hội, công ty
vẫn còn bỏ sót khá nhiều quy định về một số chế độ khác như chế độ thai sản, hưu trí,
tử tuất.
3.4. Thực trạng thực hiện các quy định của hệ thống văn bản pháp luật liên quan
đến nghĩa vụ tài chính của công ty
Hàng năm, CTCP Việt Nhật vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình
bao gồm bốn loại: Thuế TNDN, thuế GTGT, thuế tài nguyên và thuế môn bài. Công ty
chấp hành nghiêm túc theo quy định của Nhà nước về thuế suất, thời hạn nộp thuế, số
tiền phải nộp,…
Trong năm 2014, Công ty phải nộp các khoản thuế như sau:
-Thuế TNDN: Theo quy định tại Khoản 1Điều 10 Luật Thuế TNDN 2008 SĐ,
BS năm 2013, năm 2014 công ty phải nộp với thuế suất 20%, do tổng doanh thu năm

của công ty dưới hai mươi tỷ đồng. Số tiền thuế công ty phải nộp là 17.356.873 đồng.
-Thuế GTGT: Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT
2008 SĐ, BS năm 2013 về thuế suất thì công ty phải nộp thuế GTGT với thuế suất là
5%. Số tiền thuế công ty phải nộp là 31.180.956 đồng
-Thuế tài nguyên: Theo quy định của Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 thì
đối với nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp như của Công ty Cổ phần Việt
Nhật sẽ áp dụng mức thuế suất là 8%. Số tiền công ty phải nộp là 15.021.957 đồng.


-Thuế môn bài: Theo quy định của Thông tư số 42/2003/TT-BTC thì Công ty
Cổ phần Việt Nhật có số vốn đăng ký trên 10 tỷ cho nên áp dụng mữa thuế môn bài cả
năm là 3.000.000 đồng. Vậy, năm 2014 công ty nộp 3.000.000 đồng tiền thuế môn bài.
3.5. Thực trạng thực hiện các quy định của hệ thống văn bản pháp luật liên quan
đến giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại của công ty
Cho đến nay, CTCP Việt Nhật vẫn chưa để xảy ra bất kỳ tranh chấp nào giữa
mình với đối tác, đối thủ cạnh tranh hay người lao động. Để chuẩn bị cho trường hợp
có tranh chấp xảy ra, công ty đã đề cập trong hợp đồng kinh tế của mình nguyên tắc
giai quyết tranh chấp là thương lượng, nếu không dàn xếp được sẽ chọn Tòa án Kinh
tế tỉnh Quảng Ninh để phân xử. Còn hợp đồng lao động thì chưa có thỏa thuận về giải
quyết tranh chấp. Điều này có thể gây khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp sau
này khi nó xảy ra.


IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VÀ NHỮNG TÁC
ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CÁC VBQPPL ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY
4.1. Một số đánh giá về thực trạng thực hiện hệ thống các VBQPPL có ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh thương mại của công ty
4.1.1. Những kết quả mà công ty đạt được khi thực hiện hệ thống các VBQPPL có
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh thương mại của mình

Nhờ có hệ thống pháp luật đầy đủ và chặt chẽ như đã phân tích ở trên mà các
hoạt động kinh doanh thương mại của CTCP Việt Nhật luôn đi vào trật tự, quy củ. Từ
mảng thành lập, tổ chức hoạt động; phân phối đầu vào, đầu ra; hoạt động ký kết hợp
đồng kinh tế, hợp đồng lao động cho đến cạnh tranh cũng như phương thức giải quyết
tranh chấp, công ty đều đạt được những thành công nhất định.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, công ty không để phát sinh bất kỳ tranh chấp
nào làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tăng thêm uy tín cho
bản thân công ty. Với thời gian hoạt động trên 10 năm thì đây là một sự thành công
khá lớn của công ty so với một số đối thủ cạnh tranh khác.
Bên cạnh đó, công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước mà
không để xảy ra sự chậm trễ, sai sót nào. Điều này cũng tạo cho công ty uy tín không
chỉ với Nhà nước mà còn với các đối tác khách hàng của mình.
Đến nay, công ty đã tạo được một hệ thống lực lượng lao động không nhiều (20
nhân viên) nhưng gắn bó khá lâu dài, điều này sẽ tạo sự ổn định trong quá trình hoạt
động của công ty, không phải mất thêm nhiều khoản chi phí đào tạo nhân viên mới.
Từ đó, doanh số cũng như lợi nhuận của công ty được ổn định hơn. Mỗi năm,
công ty ngoài duy trì các hợp đồng đã ký kết với khách hàng thì các nhân viên phòng
kinh doanh vẫn luôn tìm kiếm thêm các khách hàng mới để tăng hiệu quả trong hoạt
động kinh doanh cho công ty.
4.1.2. Ưu điểm
Nhìn chung, CTCP Việt Nhật đã tuân thủ và chấp hành nghiêm túc các quy
định của hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt hộng sản xuất kinh doanh của công ty.
Dù chưa có phòng pháp chế riêng nhưng công ty vẫn luôn cố gắng tìm hiểu, cập
nhật những quy định mới và phổ biến cho các nhân viên một cách đầy đủ nhất. Công
ty chủ động sử dụng và vận dụng pháp luật để đạt hiệu quả cao trong công việc đồng
thời tránh những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Công ty cũng đảm bảo bảo tự chủ về tài
chính, kết quả kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về quản lý giám sát hoạt động tài
chính và thực hiện tốt các nghĩa vụ, cam kết của mình.
Trải qua trên mười năm thành lập và hoạt động, cấu trúc tổ chức của CTCP
Việt Nhật vẫn đầy đủ và phù hợp với các quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Chính

vì thế, công ty nên phát huy và duy trì để không vi phạm Luật này.
Trong hoạt động thương mại, Công ty cũng áp dụng đầy đủ các quy định của
BLDS 2005 và LTM 2005 vào các hợp đồng kinh tế của công ty. Mẫu hợp đồng kinh
tế này của công ty đã đáp ứng đúng điều kiện theo quy định chung trong Bộ luật dân
sự 2005. Công ty cũng không kinh doanh các mặt hàng bị cấm hay hạn chế kinh
doanh, các hoạt động ký kết hợp đồng được thực hiện theo đúng thẩm quyền.
Công ty cũng đã thực thi rất nghiêm chỉnh, đúng theo các quy định của pháp
luật cạnh tranh. Cho đến nay, công ty vẫn hoạt động phù hợp với quy định của Luật
Cạnh tranh cũng như các văn bản pháp luật liên quan. Do đó, công ty không để xảy ra


bất kỳ vụ tranh chấp nào xảy ra gây ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của
mình.
Về việc thực thi BLLĐ, CTCP Việt Nhật cũng đã áp dụng được các quy định cơ
bản vào quá trình giao kết cũng như lập văn bản hợp đồng lao động. Công ty quản lý
và sử dụng lao động hợp lý theo luật định. Do đó, thành công đã mang lại cho công ty
đó là đào tạo được những nhân viên có kỹ năng, trình độ chuyên môn và hiểu biết về
lĩnh vực kinh doanh của công ty. Những nhân viên đó đã trở thành lao động dài hạn,
gắn bó lâu dài với công ty.
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, CTCP Việt Nhật vẫn luôn
thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ nộp thuế hàng năm cho Nhà nước, gồm 4 loại
thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên và thuế môn
bài. Công ty không để chậm trễ khi thực hiện nghĩa vụ tài chính làm ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của mình.
Dù còn là một công ty nhỏ nhưng trong quá trình xây dựng và phát triển của
mình, CTCP Việt Nhật luôn cố gắng tìm hiểu đầy đủ pháp luật và không để xảy ra bất
kỳ một vụ việc vi phạm pháp luật đáng tiếc nào.
4.1.3. Hạn chế
Bên cạnh những thành công trong việc thực thi pháp luật, CTCP Việt Nhật cũng
khó tránh khỏi những hạn chế, những điều chưa làm được.

Một vấn đề khá lớn trong quá trình thực thi pháp luật của công ty đó là công ty
chưa có phòng pháp chế riêng hay một nhân viên chuyên tư vẫn về pháp luật cho
doanh nghiệp. Cho nên khi muốn cập nhật những điểm mới của pháp luật hay những
văn bản pháp luật được sửa đổi bổ sung hay mới ban hành, công ty cũng sẽ gặp không
ít khó khăn. Việc cập nhật và phổ biến pháp luật trong công ty đôi khi không được kịp
thời. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Đặc biệt là khi có ý định mở thêm chi nhánh, mở rộng kinh doanh hơn nữa thì công
ty càng nên lưu ý vấn đề lập ra một phòng pháp chế riêng.
Cũng vì chưa có phòng pháp chế riêng hay một nhân viên chuyên tư vấn pháp
luật cho công ty mà gặp phải một số vấn đề trong các hợp đồng lao động cũng như hợp
đồng kinh tế. Các hợp đồng này của công ty nhìn chung đã đúng với quy định của
pháp luật nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc thiếu sót trong quy định các điều khoản
mà có thể gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cả hai bên trong hợp đồng.
Trong hợp đồng kinh tế của công ty, để đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích của cả
hai bên thì công ty còn chưa có quy định trong hợp đồng về trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng của cả hai bên, gồm cả bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm theo quy định
tại các Điều 300, 301, 302 Luật thương mại 2005; và các quy định miễn trách nhiệm
đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 294 và 295 Luật thương mại 2005.
Còn trong hợp đồng lao động, CTCP Việt Nhật dùng mẫu hợp đồng của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, với đa phần số nhân viên là nữ thì mẫu hợp
đồng này còn chưa có những quy định cần thiết khác, ví dụ như chế độ làm việc cho
lao động nữ có thai, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, chế độ nghỉ thai sản. Với lĩnh
vực hoạt động là sản xuất thì cũng sẽ có những trường hợp nhân viên phải làm thêm
giờ để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng trong hợp đồng, công ty
cũng chưa lưu ý đến vấn đề này. Hay như khi công ty chậm trả lương sẽ xử lý như thế
nào để đảm bảo quyền lợi của nhân viên. Vì thế, công ty cần bổ sung các quy định của
Bộ luật lao động 2012 để lập cho mình một hợp đồng lao động đầy đủ, tránh trường


hợp tranh chấp sau này vừa khó giải quyết gây bất đồng trong công ty lại vừa có thể

gây bất lợi với chính bản thân công ty. Dù chưa có tranh chấp xảy ra nhưng công ty
nên xem xét vấn đề này nhất là khi đang chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh.
Mạng lưới hoạt động kinh doanh của công ty còn nhỏ hẹp, mới chỉ trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh. Trong khi việc mở rộng giao lưu với các đối tác ngoài địa bàn lại là
xu hướng tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hiện nay. Đây cũng là một vấn đề mà
công ty nên xem xét khi có ý định mở chi nhánh trong năm tới. Tuy nhiên, công ty có
thể sẽ phải nhờ đến tư vấn của luật sư bên ngoài khi chưa có phòng pháp chế hay nhân
viên chuyên tư vấn pháp luật trong công ty.
4.2. Một số đánh giá về những tác động và ảnh hưởng của hệ thống các VBQPPL
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
4.2.1. Một số tác động tích cực của hệ thống VBQPPL hiện hành đối với hoạt động
của công ty
Hệ thống các VBQPPL thương mại điều chỉnh hoạt động của CTCP Việt Nhật
đã quy định tương đối đầy đủ các nội dung liên quan đến hoạt động kinh doanh của
công ty. Nhờ có hệ thống VBQPPL mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
diễn ra đúng theo khuôn khổ mà pháp luật cho phép.
Hệ thống VBQPPL liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty
quy định khá đầy đủ và hợp lý về các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cả phía công ty
và các đối tác kinh doanh.
Ngoài ra, pháp luật về cạnh tranh cũng tạo nên những quy tắc nhất định để việc
cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường được lành mạnh và công bằng.
Nếu có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng đã có biện pháp xử lý nghiêm
ngặt.
BLLĐ cũng như các văn bản dưới luật có liên quan quy định kỹ càng hơn về
quyền và nghĩa vụ giữa người sử dụng lao động và người lao động giúp hoạt động
kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất có thể.
Các hệ thống VBQPPL về công tác thuế là cơ sở để dựa vào đó công ty thực
hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
4.2.2. Một số hạn chế còn tồn tại của hệ thống VBQPPL hiện hành đối với hoạt
động của công ty

Hệ thống VBQPPL đã quy định khá đầy đủ nhưng cũng không tránh khỏi việc
có những mâu thuẫn giữa các quy định của luật chung và luật chuyên ngành, khiến cho
các bên khó khăn hơn trong việc phân biệt và nên lựa chọn quy định nào để áp dụng.
Ví dụ như mâu thuẫn giữa bộ luật chung là BLDS 2005 và luật chuyên ngành là
LTM 2005 về chế định phạt vi phạm hợp đồng:
Khoản 2 Điều 422 BLDS 2005 quy định: “Mức phạt vi phạm hợp đồng do các
bên tự thỏa thuận”. Ở đây có nghĩa là các bên được phép tự do ấn định mức phạt mà
không bị ràng buộc bởi các quy định của pháp luật, điều này thể hiện nguyên tắc tự do
thỏa thuận đã được quy định trong pháp luật dân sự. Tuy nhiên, theo Điều 301 LTM
2005 lại quy định: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt
đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá
trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm...”.
Theo đó sẽ dẫn đến sự khác biệt trong việc quy định mối quan hệ giữa phạt vi
phạm và bồi thường thiệt hại khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng. Khoản 3 Điều 422
BLDS 2005 quy định trong trường hợp các bên thỏa thuận phạt vi phạm mà “…không


có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt
vi phạm.”. Trong khi đó, khoản 2 Điều 307 LTM 2005 lại quy định: “Trong trường
hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế
tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.”.
Sự khác nhau giữa các VBQPPL như trên sẽ gây khó khăn khi các bên buộc
phải lựa chọn một quy định để điều chỉnh. Nhất là khi CTCP Việt Nhật đang cần bổ
sung chế tài này vào hợp đồng kinh tế của mình thì sẽ phải xem xét thật kỹ càng.


V. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Trong việc thực thi pháp luật của mình, công ty trước tiên nên lập ra phòng
pháp chế riêng hoặc bổ sung một nhân viên chuyên tư vấn pháp luật cho các hoạt động
của công ty. Có như vậy, công ty mới thực hiện chặt ché hơn và đúng theo các quy

định của pháp luật về tổ chức, hoạt độngcũng như ký kết các loại hợp đồng khác nhau
trong khi làm việc với đối tác. Điều này cũng rất cần thiết khi công ty có các kế hoạch
tăng thêm nhân sự, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và mở thêm chi nhánh.
Đồng thời, việc này còn giúp các nhân viên trong công ty nâng cao hiểu biết, được phổ
biến và trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật. Từ đó người lao động đảm bảo được các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngay cả bênphía công ty cũng sẽ hạn chế các bất
lợi có thể khi có tranh chấp xảy ra.
Bên cạnh đó, CTCP Việt Nhật còn cần phải chú ý hơn nữa về mảng pháp luật
thương mại và luật lao động, bổ sung các quy định còn thiếu sót trong các hợp đồng
kinh tế của mình với đối tác và hợp đồng lao động với người lao động. Điều này
không chỉ đảm bảo lợi ích của cả hai bên trong hợp đồng mà còn tránh việc đối thủ
cạnh tranh lợi dụng sơ hở để làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công
ty.Làm được như vậy, công ty sẽ có cơ sở vững chắc hơn về mặt pháp luật giúp hoạt
động sản xuất kinh doanh luôn được thuận lợi.
Công ty cũng nên chuẩn bị đăng ký bảo hộ cho các nhãn hiệu của mình theo
quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Làm được như vậy là công ty vừa thực hiện quyền
của mình lại vừa tránh bị đối thủ cạnh tranh đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trước. Điều này
không chỉ giúp công ty bảo vệ được thành quả trong quá trình gây dựng và phát triển
thương hiệu của riêng mình mà còn tránh được những thiệt hại không đáng có sau này.


VI. ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Đề tài 1: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty
Cổ phần Việt Nhật.
Dự kiến bộ môn hướng dẫn: Bộ môn Luật căn bản.
Đề tài 2: Pháp luật về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần
Việt Nhật.
Dự kiến bộ môn hướng dẫn: Bộ môn Luật căn bản.



KẾT LUẬN
Đối với mỗi doanh nghiệp, việc tạo uy tín, nâng cao vị thế tạo chỗ đứng vững
chắc trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay cũng như việc mở rộng sản xuất
là hết sức quan trọng. Nhưng bên cạnh đó bản thân công ty cũng cần chú ý tìm hiểu,
nắm rõ các quy định của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh thương
mại của mình. Từ đó công ty mới có thể đưa vào áp dụng, tuân thủ và chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định đó. CTCP Việt Nhật cũng đã đạt được nhiều thành tựu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thông qua việc thực hiện tốt các quy
định của pháp luật và đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh
những ưu điểm thì vẫn có những hạn chế, những điều chưa làm được cần phải giải
quyết của cả phía công ty và hệ thống pháp luật như bài báo cáo đã phân tích ở trên.
Giải quyết tốt các vấn đề đó sẽ là nền tảng giúp công ty hoạt động kinh doanh thương
mại có hiệu quả và bền vững hơn.


Phụ lục 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của CTCP Việt Nhật

Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phòng tài
chính - kế
toán

Phòng kinh
doanh

Phòng quản
lý- sản xuất


Các tổ sản
xuất


Phụ lục 2: Hợp đồng kinh tế của CTCP Việt Nhật
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số: /HĐKT
Căn cứ Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 và Luật thương mại số
36/2005/QH11 đã được Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa
XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006.
Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.
Hôm nay, ngày 02 tháng 01 năm 2014 tại Công ty Cổ phần Việt Nhật chúng tôi gồm
có:
Bên A: CHI NHÁNH TẬP ĐOÀN CN THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM –
TRUNG TÂM CẤP CỨU MỎ - VINACOMIN
Địa chỉ: Phường Hà Tu – TP Hạ Long – Quảng Ninh
Điện thoại: 033 3836165
Fax: 033 3836346
Số tài khoản: 102010000671800 Tại Ngân hàng Công thương Quảng Ninh.
Mã số thuế: 5700100256004
Do Ông: Phạm Văn Huyên
Chức vụ: Giám Đốc làm đại diện.
Bên B: CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NHẬT
Địa chỉ: Tổ 9C – Khu 3 – P.Hùng Thắng – TP.Hạ Long – Quảng Ninh
Điện thoại: 0333.849.188
Số tài khoản: 0141000057679 Tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Quảng
Ninh, chi nhánh Hạ Long
Mã số thuế: 5700477189

Do Ông: Đoàn Khắc Thuận
Chức vụ: Giám Đốc làm đại diện.
Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng với các nội dung sau:
Điều 1: Nội dung hợp đồng.
Bên A đồng ý mua của bên B nước uống thiên nhiên tinh khiết mang thương
hiệu Hòn Gai với số lượng theo nhu cầu thực tế mà bên A cần dùng.
Chất lượng hàng hóa đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn cho phép TCVN 1626/1997 Số
ĐKCL 74/2008 YTQN-CNTC.
Quy cách hàng hóa được đóng vào bình nhựa tiêu chuẩn bình 5 galons (19 lít), chai
500ml*24 chai/hộp. Hàng hóa có đầy đủ tem nahnx, mác có niêm phong của Công ty
Cổ phần Việt Nhật.
Điều 2: Phương thức giao nhận
Bên B giao hàng cho bên A tại:
- Trung tâm cấp cứu mỏ Hà Tu – Hạ Long – Quảng Ninh
- Trạm cấp cứu mỏ Uông Bí (Phường Thanh Sơn – Uông Bí)
- Trạm cấp cứu mỏ Cẩm Phả (Phường Cẩm Phú – Cẩm Phả)
Bên B giao hàng cho bên A khi bên A yêu cầu về thời gian và số lượng, hai bên
phải ký xác nhận rõ việc giao, nhận hàng, việc thanh toán tiền hàng, việc giao và trả vỏ
bình cho mỗi lần giao hàng vào sổ giao nhận hàng cho mỗi bên (Mỗi bên giữ 01 sổ do
bên B cấp) để theo dõi, đối chiếu việc thanh toán của hai bên khi cần thiết.


Điều 3: Quy định trách nhiệm
Bên A:
Bên A thanh toán đủ, kịp thời tiền hàng, vỏ bình theo hợp đồng, không nhận hãng
nước khác để tiêu dùng khi hợp đồng này còn hiệ lực.
Bên A phải bảo quản vỏ bình tốt không để rơi đổ bẹp thủng, nơi có nhiệt độ cao
hơn 40 độ. Không dùng vỏ bình để đựng xăng dầu, rượu bia, hóa chất…
Bên B:
Phải đảm bảo đầy đủ hàng hóa cho bên A theo nhu cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho

bên A nhận hàng đầy đủ và kịp thời.
Bên B chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thủ tục pháp lý của hàng hóa, các quy
định theo Luật thương mại khi bên A yêu cầu.
Bên B có quyền ngừng cấp hàng hóa cho bên A nếu bên A không thực hiện đầy đủ
những quy định và thỏa thuận trong hợp đồng.
Bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm bảo hành về chât lượng hàng hóa và đầy đủ
nguyên vẹn niêm phong.
Điều 4: Giá cả và phương thức thanh toán
Bình 19 lít giá: 29.000 đồng/bình (không bao gồm vỏ bình)
Chai 500ml: Hộp 24 chai giá 75.000 đồng/hộp (bao gồm cả vỏ chai)
(Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT)
Đơn giá trên được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng, khi giá có biến động
hai bên ký kết bổ sung phụ lục hợp đồng làm cơ sở để thanh toán.
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc tiền mặt.
Phương thức thanh toán: Kết thúc mỗi tháng thanh toán một lần bằng tiền mặt hoặc
chuyển khoản theo số lượng hàng bên A đã nhận đủ trong tháng đó.
Bên B cho bên A mượn tối đa 30 vỏ bình, nếu thiếu hụt hoặc làm hỏng bên A
phải bồi thường cho bên B là 50.000 đồng/vỏ.
Điều 5: Cam kết chung
Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ký.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng có gì vướng mắc hai bên phải báo cho nhau
bằng văn bản trước 3 ngày để cùng phối hợp giải quyết. Mọi tranh chấp hợp đồng
trước hết phải được hai bên bàn bạc giải quyết bằng thương lượng, nếu không dàn xếp
được sẽ chọn Tòa án Kinh tế Tỉnh Quảng Ninh để phân xử. Phán quyết của Tòa là
quyết định cuối cùng giải quyết tranh chấp hai bên đều phải tôn trọng thực hiện.
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết hiệu lực hợp đồng nếu hai bên không có
vướng mắc gì thì coi như hợp đồng đã được thanh lý.
Hợp đồng được lập thành 06 bản có giá trị như nhau mỗi bên giữ 03 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN B


ĐẠI DIỆN BÊN A



×