Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án minh họa Dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột lớp 5 bài CÂY CON mọc lên từ hạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.05 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
Môn : Khoa học Lớp 5 – Tiết 53
Bài : CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học
I. Mục tiêu : HS biết:
- Quan sát mô tả cấu tạo của hạt.
- Nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt và điều kiện hạt nảy mầm
* GD học sinh biết yêu quý những hạt giống, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị :
- Ươm một số hạt trước 3, 4 ngày.
- Hình ảnh minh hoạ và phim nói về sự phát triển thành cây của hạt.
III. Các hoạt động :
1- Ổn định : (1 phút )
2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
Sự sinh sản của thực vật có hoa.
3- Bài mới : ( 27 phút )
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15p
1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát một số loài cây và đặt câu hỏi
Động não: Các em cho biết cây có thể mọc lên từ đâu?
-Cây có thể mọc lên từ hạt, từ lá, gốc
của cây mẹ.
- Dẫn dắt vào bài và ghi đề trên bảng
2. Các hoạt động
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo của hạt . ( Sử dụng PP
* Hoạt động nhóm
bàn tay nặn bột)
- MT : HS quan sát và mô tả cấu tạo của hạt


- TH :
* Cho HS quan sát hạt đậu
Bước 1: Nêu tình huống có vấn đề
- Đây là cây gì ?
- HS nêu : Cây đậu phộng .
- Cây đậu phộng mọc lên từ đâu ?
- HS nêu : . . . từ hạt
- Trong hạt đậu có gì mà nó có thể mọc thành cây ?
Bước 2: Biểu tượng ban đầu
- Vẽ cấu tạo của hạt đậu theo sự hiểu biết của mình vào vở - HS nêu ý kiến cá nhân
- Thảo luận nhóm 4 và trình bày vào bảng nhóm
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
Bước 3: Câu hỏi gợi mở
- Cho HS đặt câu hỏi hoặc đưa ra ý kiến
+ HS làm việc theo nhóm 4 : tổng hợp
- GV viết các câu hỏi ( hoặc chuyển những ý kiến của HS các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo
nhóm về cấu tạo của hạt đậu .
thành câu hỏi) ghi trên bảng.
+ Đại diện các nhóm nêu đề xuất câu
hỏi về cấu tạo của hạt .
Dự kiến :
- Trong hạt có nước hay không ?
- Trong hạt có nhiều rễ không ?
- Có phải trong hạt có nhiều lá không ?


- Trong hạt có cây con không ?

6p


Bước 4: Tìm tòi nghiên cứu (Thực hành trên hạt đậu)
- Hướng dẫn HS tách hạt đã ươm làm đôi, quan sát mô tả - HS tách và chỉ từng bộ phận của hạt :
cấu tạo của hạt ( vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dụ trữ) rồi vẽ mô tả và vẽ lại.
- Đại diện một số nhóm trình bày
lại cấu tạo của hạt đậu vào bảng nhóm
Bước 5: Kết luận
- GV cho HS xem hình minh hoạ và kết luận
Hạt gồm: Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Hoạt động 2: Nêu được quá trình phát triển thành cây
của hạt.
MT: HS nêu được quá trình phát triển cây thành hạt.
TH:
+ GV cho HS làm việc theo nhóm 4

+ GV tuyên dương nhóm có nhiều HS gieo hạt thành công

6p

- Cho HS quan sát quá trình phát triển của cây thành hạt
trên màn hình.
- Y/c hs đọc thông tin đặt trong khung chữ để nối với hình
cho phù hợp
- HS trình bày vào bảng nhóm
GV chốt ý đúng 1- b ; 2 – a ; 3 - e ; 4 - c ; 5 - d
- KL: Đây là quá trình phát triển thành cây của hạt.
Đầu tiên khi gieo hạt, hạt phình lên vì hút nước. Vỏ
hạt nứt để rễ mầm nhú ra cắm xuống đất, xung quanh
rễ mầm mọc ra nhiều rễ con... Cây con bắt đầu đâm
chồi, rễ mọc nhiều hơn.

* Cho HS xem phim cây con mọc lên từ hạt
Hoạt động 3: Trò chơi
MT: HS mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi
gieo hạt cho đến khi ra hoa kết quả.
TH:
- Y/c hs quan sát hình 7/109 và mô tả quá trình phát triển
của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa kết quả.
- Hình a: Hạt mướp khi bắt đầu gieo hạt.
- Hình b: Sau vài ngày, rễ mầm đã mọc nhiều, thân mầm
chui lên khỏi mặt đất với hai lá mầm.
- Hình c: Hai lá mầm rụng, cây đã bắt đầu đâm chồi,
mọc thêm nhiều lá mới.
- Hình d: Cây mướp bắt đầu ra hoa và kết quả.
- Hình e: Cây mướp phát triển mạnh, quả lớn dần.

+ HS làm việc theo nhóm 4 : Từng HS
giới thiệu kết quả gieo hạt của mình ,
nêu điều kiện để hạt nảy mầm ; chọn ra
những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu
trước lớp .
+ Đại diện nhóm trình bày
- HS quan sát
- HS đọc các thông tin để làm bài tập.
- Hs thảo luận và trình bày

* HĐ nhóm 4

- HS thảo luận theo nhóm.
- Một số nhóm đại diện trình bày
- Các nhóm khác bổ sung.



- Hình g: Quả mướp già không thể ăn được. Bổ dọc quả
mướp ta thấy trong ruột có rất nhiều hạt.
- Hình h: Hạt mướp có màu nâu đen, có thể đem gieo
trồng.
* Để hạt nảy mầm được cần điều kiện gì?
- GV chốt ý
-Đại diện nhóm trả lời.
KL: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và có nhiệt
độ thích hợp ( không quá nóng và không quá lạnh).
Cần chọn những hạt giống tốt để gieo...
* GD học sinh biết yêu quý những hạt giống và bảo
vệ môi trường nơi mình đang ở.

3- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Gieo vài hạt đậu hoặc ngô, mướp... vào chỗ đất xốp, ẩm theo dõi thường xuyên cho đến khi mọc
thành cây con.
- Chuẩn bị bài sau: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.



×